Tài liệu Các tổ chức xã hội ở Việt Nam: 10 Xã hội học số 2 (90), 2005
các tổ chức xã hội ở việt nam∗
Bùi Thế C−ờng
1. Khái niệm "tổ chức xã hội"
Khu vực xã hội (dân sự) là nơi diễn ra những nỗ lực tập thể, phong trào xã
hội, hoạt động của các tổ chức xã hội, các mạng l−ới xã hội. Đây cũng là nơi diễn
ra những hoạt động phi lợi nhuận, vận động và tác động chính sách, phúc lợi và
từ thiện, v.v. Khu vực xã hội có thể nhằm vào những hoạt động kinh tế, giáo dục,
y tế, phúc lợi, thể dục thể thao, ... Khu vực này là một thể tập hợp các nỗ lực tập
thể, tổ chức, phong trào, nhóm, mạng l−ới. Nó là một bộ phận hợp thành hệ thống
xã hội nói chung.
Ch−a có số liệu thống kê đầy đủ, song −ớc tính hiện nay số l−ợng hiệp hội và
tổ chức xã hội (đăng ký chính thức) ở Việt Nam lên đến hàng ngàn. Năm 2001, cuộc
khảo sát COHH xây dựng đ−ợc một danh sách hơn 700 tổ chức xã hội chính thức (có
đăng ký) ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (COHH: "Tổ chức xã hội ở Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh". Xem: Bùi thế C−ờng và cộng...
13 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tổ chức xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Xã hội học số 2 (90), 2005
các tổ chức xã hội ở việt nam∗
Bùi Thế C−ờng
1. Khái niệm "tổ chức xã hội"
Khu vực xã hội (dân sự) là nơi diễn ra những nỗ lực tập thể, phong trào xã
hội, hoạt động của các tổ chức xã hội, các mạng l−ới xã hội. Đây cũng là nơi diễn
ra những hoạt động phi lợi nhuận, vận động và tác động chính sách, phúc lợi và
từ thiện, v.v. Khu vực xã hội có thể nhằm vào những hoạt động kinh tế, giáo dục,
y tế, phúc lợi, thể dục thể thao, ... Khu vực này là một thể tập hợp các nỗ lực tập
thể, tổ chức, phong trào, nhóm, mạng l−ới. Nó là một bộ phận hợp thành hệ thống
xã hội nói chung.
Ch−a có số liệu thống kê đầy đủ, song −ớc tính hiện nay số l−ợng hiệp hội và
tổ chức xã hội (đăng ký chính thức) ở Việt Nam lên đến hàng ngàn. Năm 2001, cuộc
khảo sát COHH xây dựng đ−ợc một danh sách hơn 700 tổ chức xã hội chính thức (có
đăng ký) ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (COHH: "Tổ chức xã hội ở Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh". Xem: Bùi thế C−ờng và cộng sự, 2001. Wischermann và
cộng sự, 2002).
Thuật ngữ tổ chức xã hội (civic organization) chúng tôi tạm dùng ở đây để nói
đến một tập hợp không đồng nhất (theo nghĩa rộng) những tổ chức xã hội không phải
là Nhà n−ớc, tự nguyện và không định h−ớng vào lợi nhuận. Ng−ời ta còn gọi chúng
là tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức phi lợi nhuận (NPO), v.v...
2. Sơ l−ợc một cái nhìn toàn cầu và khu vực
Có một l−ợng tài liệu khổng lồ xung quanh chùm vấn đề liên quan với nhau:
xã hội dân sự (hay công dân), khu vực xã hội, khu vực thứ ba, tổ chức xã hội, NGO,
NPO, (Anheier, 2000. Alexander, 2001. Cohen and Arato, 2001. Zimmer, 2000 và
2001. Gosewinkel, 2003 và 2004). Trong mọi tr−ờng hợp, các nhà nghiên cứu đều
đồng ý rằng các tổ chức xã hội chính thức hay không chính thức (có đăng ký hoặc
không đăng ký) có vai trò trung tâm trong chùm vấn đề này.
∗ Bài viết dựa trên kết quả hai Đề tài tiềm lực cấp Viện Xã hội học năm 2002 và 2003 về chủ đề "Nỗ lực tập
thể và phong trào xã hội trong thời kỳ Đổi Mới". Bài viết cũng sử dụng một số kết quả nghiên cứu của Đề
tài KX.02.10 "Các vấn đề xã hội và môi tr−ờng của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa theo định
h−ớng xã hội chủ nghĩa" (2001-2004), và một số dự án khác mà tác giả có tham gia.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Bùi Thế C−ờng 11
Đã có nhiều nghiên cứu về các tổ chức xã hội ở khu vực Đông Nam á trong
hơn 15 năm qua. Chẳng hạn, phân tích của M.A.S Hikam năm 1995 về "Nhà n−ớc,
chính trị cơ sở và xã hội văn minh: Một nghiên cứu về các phong trào xã hội trong
thể chế mới ở Indonesia (1985-1994)". Tornquist (1998) nghiên cứu chủ đề "Dân chủ
hóa: từ xã hội công dân và vốn xã hội đến liên kết chính trị và sự chính trị hóa", sử
dụng ph−ơng pháp nghiên cứu tr−ờng hợp ở Indonesia, Philipines và Kerala.
Năm 1998, Rueland đ−a ra một tổng quan đ−ợc đánh giá cao, trong đó ông xem
xét các tổ chức xã hội với tính cách là hạt nhân của cấu trúc xã hội công dân. Ông phân
tích sự phát triển của các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các ph−ơng tiện truyền
thông đại chúng và mối quan hệ của chúng với cơ quan chính phủ ở Đông Nam á.
Năm 2000 có tuyển tập "Mối quan hệ nhà n−ớc-xã hội ở Singapore" của Koh
và Ling. Năm 2003, Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc công bố cuốn "Chính
sách xã hội ở Trung Quốc" do Yang Tuan chủ biên, trong đó có một số bài nghiên cứu
về tổ chức phi lợi nhuận trong phúc lợi.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra những −u điểm và thành công nổi bật
của các tổ chức xã hội so với những kiểu tổ chức khác. Thành công và những lợi thế
của các NGO là ở khả năng gần gũi với ng−ời nghèo và mức độ tham gia cao của
ng−ời dân. Các NGO th−ờng tỏ ra linh hoạt, thích ứng và tích cực biến đổi. Chúng có
động lực tìm kiếm những h−ớng tiếp cận mới. Các tổ chức xã hội cũng có vai trò quan
trọng trong phát huy dân chủ (Laothamatas, 1997).
Nghiên cứu trên thế giới đã đúc rút những lý do tạo nên mặt tích cực của các
tổ chức xã hội nh− sau (Wischermann et al, 2002).
ắ Trong khi các cơ quan chính phủ và cứu trợ chính thức th−ờng phải trải
rộng trên nhiều đối t−ợng và nhóm mục tiêu, thì một tổ chức phi chính phủ có
khả năng chỉ tập trung vào vài hoạt động. Vì thế, nó có thể làm việc một cách
tập trung, do đó có hiệu quả. Tổ chức phi chính phủ cũng th−ờng làm việc dài
hạn ở vùng sâu vùng xa nơi cán bộ nhà n−ớc ít khi có mặt lâu dài.
ắ Các tổ chức xã hội th−ờng đề cao triết lý "tham gia" trong làm dự án,
khiến cho dự án có tính hiện thực và ng−ời dân thấy mình đ−ợc làm chủ.
ắ Các tổ chức xã hội có khả năng tiếp cận và chấp nhận "tri thức bản địa",
khiến chúng có thể hiểu biết thực sự về ng−ời bị thiệt thòi và về những ảnh
h−ởng đến họ do tác động của chính sách và ch−ơng trình vĩ mô.
ắ Các tổ chức xã hội cũng có thể đóng vai trò xúc tác làm cho ng−ời ra quyết
định có thể nắm bắt đ−ợc những quan tâm của ng−ời nghèo. Các tổ chức này
đóng vai trò những kênh thúc đẩy dân chủ cơ sở.
ắ Các tổ chức xã hội ít bị ràng buộc quá chặt vào những giáo điều phát triển
nh− các tổ chức tài trợ chính thức và cơ quan chính phủ. Nhân viên của họ
th−ờng năng động hơn với những thử nghiệm, tỏ ra thích nghi và sẵn sàng với
những tiếp cận mới. Họ th−ờng đóng vai trò xúc tác hoặc đi tiên phong.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các tổ chức xã hội ở Việt Nam 12
Nh−ng nhiều nghiên cứu khác cũng nêu lên những nh−ợc điểm, thể hiện hoài
nghi về khả năng của các tổ chức xã hội có thể thực sự với tới ng−ời nghèo, khả năng
đóng góp của chúng vào việc phát huy dân chủ và về mức độ dân chủ trong quá trình
ra quyết định nội bộ tổ chức. Có nhiều bằng chứng thực nghiệm không ủng hộ nhận
định rằng các NGO làm việc có hiệu quả ở cấp địa ph−ơng và có lợi cho những ng−ời
nghèo nhất. Trong khi hầu hết ng−ời h−ởng lợi "đúng là ng−ời nghèo, song khó mà là
những ng−ời nghèo nhất". Một số tác giả cho rằng nếu nh− các NGO với tới đ−ợc
những ng−ời nghèo nhất, thì thực ra cũng chỉ tiếp cận kiểu nhỏ giọt từ trên xuống
(trick down), hệt nh− cái thực tế mà chính các NGO đã phản đối.
Rueland và Ladavalay trong một nghiên cứu về hiệp hội địa ph−ơng ở Thái
Lan (1993) chỉ ra rằng ảnh h−ởng của những tổ chức này ở địa ph−ơng rất hạn chế, ít
hơn nhiều những gì ng−ời ta mong đợi ban đầu khi xem xét sự mở rộng và phát triển
thành viên nhanh chóng của chúng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra không phải mọi
NGO đều thực sự là NGO. Thực tế ở Philipines, nhiều tổ chức trong làn sóng thành
lập đầu thập niên 1990 chỉ là "NGO dỏm". Chúng đ−ợc lập ra cốt để kiếm tài trợ và
gây ảnh h−ởng trong chính trị. Điều này cũng đã từng đ−ợc quan sát thấy ở miền
Nam Việt Nam tr−ớc năm 1975 (Nguyễn Thị Oanh, 1978).
3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Một cái nhìn sơ l−ợc về nghiên cứu tổ chức xã hội trên cấp độ toàn cầu và khu
vực Đông Nam á chỉ ra rằng đây là một lĩnh vực quan trọng, có những tác động theo
nhiều chiều đối với xã hội. Điều đó gợi ý các nhà nghiên cứu xã hội ở Việt Nam cần
sớm quan tâm hơn đến lĩnh vực này. Hiện một số ng−ời còn cho rằng đây là lĩnh vực
ít, thậm chí hầu nh− ch−a đ−ợc nghiên cứu ở Việt Nam. Thực ra, lĩnh vực này đúng
là ch−a đ−ợc nghiên cứu nhiều song cũng không thể nói là hoàn toàn hoang sơ.
Tr−ớc hết, chúng ta điểm qua tình hình ở thập niên 1990. Tạp chí Xã hội học
số 1/1993 là một chuyên đề về công tác xã hội, trong đó một số bài đề cập đến tổ chức
xã hội. Nguyễn Văn Thanh đã công bố một số công trình về NGO quốc tế, trong đó có
bàn về hoạt động của các tổ chức này ở Việt Nam (Văn Thanh, 1993. Nguyễn Văn
Thanh, 1998). Khoảng giữa những năm 1990 còn phải chú ý đến hai công trình đáng
kể. Xuất bản vào năm 1994, cuốn sách "Các đoàn thể nhân dân trong kinh tế thị
tr−ờng" (Chủ biên: Nguyễn Viết V−ợng) trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài
KX.05.10 "Vị trí và tính chất hoạt động của Mặt trận các đoàn thể, các tổ chức xã hội
trong hệ thống chính trị". Năm 1996, Nguyễn Khắc Mai công bố cuốn sách "Vị trí,
vai trò các hiệp hội quần chúng ở n−ớc ta". Nếu nh− cuốn đầu đề cập đến các tổ chức
chính trị - xã hội thì cuốn sau thảo luận cả về các hiệp hội quần chúng rộng rãi.
Nhiều tác giả n−ớc ngoài cũng quan tâm đến chủ đề này khi họ nghiên cứu
Việt Nam. Năm 1994, C. Beaulieu viết về sự xuất hiện các tổ chức xã hội mới đầu
thập niên 1990, nguồn gốc xã hội những ng−ời sáng lập và lý do thúc đẩy họ thành
lập tổ chức. Năm 1995, M. Sidel trình bày một phân loại về các tổ chức xã hội. Năm
1997, M. Gray phân tích "sự xuất hiện của các NGO ở Việt Nam". Gray quan niệm
"NGO" là các tổ chức có thành viên (theo nghĩa rộng nhất), dân lập, phi lợi nhuận và
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Bùi Thế C−ờng 13
định h−ớng phát triển. Trong các học giả n−ớc ngoài nghiên cứu về Việt Nam cũng có
nhận định khác nhau về lĩnh vực này.
B−ớc sang thiên niên kỷ sau, ng−ời ta chứng kiến những nghiên cứu mới. Năm
2001, Bach Tan Sinh có một tham luận nhan đề "Xã hội dân sự và các NGO ở Việt
Nam", trong đó tác giả điểm qua những phát triển và trở ngại trong lĩnh vực này. Năm
2002, Thang Văn Phúc chủ biên cuốn sách "Vai trò của các hội trong Đổi Mới và phát
triển đất n−ớc". Cuốn sách là một tổng quan khá rộng lớn về những vấn đề lý luận của
tổ chức xã hội, về bức tranh của các hội quần chúng Việt Nam cũng nh− các NGO quốc
tế hoạt động ở Việt Nam. Có lẽ đ−ợc công bố vào 2003, Lê Bạch D−ơng và cộng sự có
bài viết "Xã hội dân sự ở Việt Nam", trong đó nhóm tác giả mô tả đặc điểm các kiểu tổ
chức xã hội và một số nghiên cứu tr−ờng hợp về các tổ chức xã hội.
Trong những năm 2000, Viện Xã hội học cũng có một số công trình liên quan
đến chủ đề đang bàn ở đây. Cuộc khảo sát "Hệ thống chính trị cơ sở nhìn từ phía
ng−ời dân" (2001) thu thập số liệu về hiểu biết và ý kiến của ng−ời dân nông thôn đối
với hệ thống chính trị ở xã thôn, trong đó có các tổ chức chính trị - xã hội (Trịnh Duy
Luân, 2002). Khởi sự năm 1999 và kết thúc năm 2002, một nhóm nghiên cứu trong
đề tài hợp tác với Đại học Freiburg và Đại học Tự Do Berlin đã tiến hành khảo sát
định l−ợng và phỏng vấn sâu đại diện các tổ chức xã hội ở Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh (Dự án COHH). Nếu nh− phần lớn các nghiên cứu đề cập ở trên chủ yếu sử
dụng ph−ơng pháp phân tích văn bản, phân tích tài liệu cấp hai, nghiên cứu tr−ờng
hợp bằng kỹ thuật thu thập dữ liệu định tính, thì COHH có lẽ là công trình duy nhất
cho đến nay dùng ph−ơng pháp khảo sát định l−ợng (social survey) đối với các tổ
chức xã hội (Bùi Thế C−ờng và cộng sự, 2001. Wischermann và cộng sự, 2002). Năm
2002-2003, Viện Xã hội học thực hiện hai đề tài về nỗ lực tập thể và phong trào xã
hội, trong đó tiến hành nghiên cứu một loạt tổ chức chính trị-xã hội, các hiệp hội và
trung tâm phi chính phủ (Bùi Thế C−ờng và nhóm nghiên cứu, 2002 và 2003a).
4. Kiểu xã hội và tổ chức xã hội
Kiểu xã hội quyết định sự hình thành và tính chất của các tổ chức xã hội. Sơ đồ
1 phác hoạ những kiểu tổ chức xã hội khác nhau với những đặc điểm nhất định liên
quan đến 3 kiểu xã hội ở n−ớc ta. Trong thời kỳ kế hoạch hóa bao cấp và chiến tranh
(1960-1970), nh− sơ đồ lý thuyết cho thấy, Nhà n−ớc đóng vai trò then chốt và toàn
diện trong phúc lợi xã hội. Trong sơ đồ này, vai trò phúc lợi của các đơn vị kinh tế,
tr−ớc hết là quốc doanh và hợp tác xã, cũng đ−ợc dành cho một vị trí đáng kể. Nhà
n−ớc chỉ thành lập một cách chọn lọc các tổ chức xã hội, song những tổ chức đó chủ yếu
tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực chính trị, hơn là trong phúc lợi xã hội. Một đặc
điểm của Đổi Mới là nhiều tổ chức xã hội vốn tr−ớc kia chủ yếu tiến hành những hoạt
động mang tính chính trị thì trong thời kỳ Đổi Mới cũng v−ơn mạnh sang lĩnh vực
phúc lợi xã hội. Một ví dụ rõ rệt cho điều này là sự chuyển mình khá thành công của
Hội phụ nữ với hàng loạt ch−ơng trình giúp đỡ xã hội cho phụ nữ trong thập niên
1990. Một đặc tr−ng khác nữa là sự dân chủ hóa và đa dạng hóa lĩnh vực chính trị-xã
hội, trong đó có việc mở rộng sự ra đời của nhiều loại hình tổ chức xã hội.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các tổ chức xã hội ở Việt Nam 14
Sơ đồ 1. Những loại hình tổ chức xã hội trong các kiểu xã hội
Kiểu xã hội Các kiểu tổ chức xã hội Đặc điểm
Xã hội cổ truyền Tôn giáo
Ph−ờng hội
Các mạng l−ới xã hội
Tổ chức mang tính đẳng cấp cao
Các mạng l−ới xã hội mềm dẻo
Xã hội dựa trên nền kinh tế
kế hoạch hóa xã hội chủ
nghĩa (từ cuối những năm
1950 ở miền Bắc, từ cuối
những năm 1970 trên cả
n−ớc đến cuối những năm
1980)
Đoàn thể quần chúng
Hội nghề nghiệp
Hiệp hội tôn giáo
Nguyên tắc tổ chức tập trung dân
chủ, nhấn mạnh nhiều hơn đến
tập trung
Cho phép tồn tại một số l−ợng
chọn lọc các loại hiệp hội
Chú trọng chức năng chính trị-xã
hội
Xã hội dựa trên nền kinh tế
thị tr−ờng định h−ớng xã hội
chủ nghĩa
(từ cuối những năm 1980
đến nay)
Đoàn thể quần chúng
Hội nghề nghiệp
Tổ chức bán chính phủ
Tổ chức NGO
Tổ chức phi lợi nhuận
Hiệp hội tôn giáo
Hiệp hội doanh nghiệp
Các tổ chức phi chính thức
Nguyên tắc tổ chức tập trung dân
chủ, có tính đến việc mở rộng sự
tham gia từ d−ới lên
Đa dạng hóa các loại hình tổ
chức
Đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt
động, chú trọng đến lĩnh vực phát
triển và nhân đạo (từ thiện)
5. Biến đổi xã hội, chính sách, và các tổ chức xã hội mới
Sự hình thành và phát triển các tổ chức xã hội ở Việt Nam gắn chặt với quá
trình biến đổi cấu trúc xã hội cơ bản kể từ giữa thập niên 1980. Quá trình biến đổi xã
hội gắn với các quá trình khác biệt hóa xã hội và bản thân nó trở thành những biến
đổi văn hóa-xã hội. Sự đa dạng hóa xã hội nảy sinh những nhu cầu xã hội mới,
những vấn đề xã hội mới. Điều này dẫn đến đòi hỏi các loại hình tổ chức xã hội mới,
trong khi các tổ chức xã hội cũ phải chuyển mình để đáp ứng đòi hỏi mới. Đồng thời
mối quan hệ của nhà n−ớc và xã hội cũng thay đổi, tạo ra khoảng không gian rộng
hơn cho các tổ chức xã hội. Trên cơ sở đó, Nhà n−ớc hình thành khung chính sách cho
hoạt động của tổ chức xã hội (Sơ đồ 2).
Hội Luật gia là một ví dụ thể hiện rõ sự chuyển đổi. Tr−ớc Đổi Mới, Hội Luật
gia là một bộ phận đ−ợc tổ chức bên cạnh Bộ Ngoại giao, vì nó đ−ợc lập ra chủ yếu làm
công tác đối ngoại (Nguyễn Khắc Mai, 1996). Sự phát triển nền kinh tế thị tr−ờng và
Nhà n−ớc pháp quyền đã đặt ra hàng loạt nhu cầu mới bên trong xã hội đối với loại tổ
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Bùi Thế C−ờng 15
chức này. Kết quả là ngày nay, Hội Luật gia đã phát triển ở hầu hết tỉnh thành.
Sơ đồ 2. Một mẫu về khung chính sách liên quan đến tổ chức xã hội ở Việt Nam
Thời gian Số hiệu văn bản Nội dung
5/1/1989 CT 01/CT Quản lý tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng.
7/7/1990 40/LCT-HĐNN8 Công bố Luật Công đoàn.
28/1/1992 NĐ 35-HĐBT Tổ chức, quản lý, phát triển các hoạt động khoa học và công nghệ
24/5/1996 QĐ 340/TTg Ban hành Quy chế về hoạt động của các tổ chức NGO n−ớc
ngoài tại Việt Nam.
21/8/1997 NQ 90/CP Ph−ơng h−ớng và chủ tr−ơng xã hội hóa các hoạt động giáo
dục, y tế, văn hóa.
11/5/1998 29/1998/NĐ-CP Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
8/9/1998 71/1998/NĐ-CP Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
13/2/1999 07/1999/NĐ-CP Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà n−ớc.
26/6/1999 05/L-CTN Công bố Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
19/8/1999 73/1999/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
9/6/2000 21/2000/QH10 Luật khoa học và công nghệ.
29/1/2003 21/2003/QĐ-TTg Về việc Ngân sách Nhà n−ớc hỗ trợ cho các tổ chức chính trị-xã
hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp đối
với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà n−ớc.
7/3/2003 19/2003/NĐ-CP Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà n−ớc các
cấp trong việc đảm bảo cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam tham gia quản lý Nhà n−ớc.
7/7/2003 79/2003/NĐ-CP Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
30/7/2003 88/2003/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.
Nh− nghiên cứu đã chỉ ra, một bộ phận quan trọng các tổ chức xã hội có mục
tiêu phúc lợi xã hội, hoặc cho các thành viên trong tổ chức của mình hoặc nhằm vào
phúc lợi của các nhóm mục tiêu. Đối với những tổ chức không trực tiếp hoạt động
trong lĩnh vực phúc lợi xã hội, thì cho dù mục tiêu và tính chất của tổ chức xã hội
nh− thế nào, phần lớn các tổ chức đó đều ít nhiều có những hoạt động phúc lợi xã hội.
Chẳng hạn, Hội Luật gia không phải là tổ chức nhằm trực tiếp vào phúc lợi. Song,
các chi hội của nó đã có những hoạt động trợ giúp pháp lý cho ng−ời nghèo, hoặc
nhấn mạnh vào các hoạt động biện hộ cho những ng−ời yếu thế ít có khả năng tự bảo
vệ tr−ớc những xung đột và tranh chấp.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các tổ chức xã hội ở Việt Nam 16
6. Những phân loại tổ chức xã hội
Trong khi sự đa dạng ngày càng tăng lên, thì một nhu cầu quan trọng đối với
nghiên cứu và làm chính sách là đ−a ra đ−ợc những cách phân loại, trên cơ sở đó có
thể hiểu và quản lý đ−ợc hiện thực (Tầm quan trọng của phân loại và cách phân loại
trong nghiên cứu xã hội, xin xem: Bernard, 1995 và Babbie, 2004). Trong bài viết
này, chúng tôi đề cập đến một số phân loại liên quan đến các tổ chức xã hội ở Việt
Nam. Phân loại của các tác giả khác nhau liên quan đến mục tiêu và phạm vi của
công trình nghiên cứu riêng của họ. Ngoài ra, mỗi tác giả cũng th−ờng sử dụng
những thuật ngữ khác nhau hoặc trùng nhau cho cùng một nội dung hoặc những nội
dung khác nhau.
Phân loại của Nguyễn Khắc Mai
Nguyễn Khắc Mai (1996) phân biệt hai loại hình cơ bản của các đoàn thể
nhân dân trong bối cảnh Việt Nam. Đó là, các đoàn thể nhân dân (tổ chức chặt
chẽ, gần Đảng, có tính chất chính trị-xã hội) và các hội quần chúng. Trong loại
hình thứ hai, ông lại chia thành 7 loại hội: các Hội khoa học kỹ thuật, các Hội văn
học - nghệ thuật, các Hội nhân đạo và từ thiện, các Hội thể thao, các Hội văn hóa
và nghề nghiệp khác, các Hội hoà bình và hữu nghị, các Hội tôn giáo. Ngoài ra,
không xếp vào khung phân loại trên, song tác giả còn đề cập đến các Hội quần
chúng phi chính thức. Có thể xem đây là một loại hình bổ sung vào khung phân
chia trên.
Tiếp theo, ông xác định 4 yếu tố quyết định tính chất của hội quần chúng,
bao gồm: yếu tố nhân khẩu xã hội, yếu tố vai trò, vị trí xã hội, yếu tố chức năng,
yếu tố pháp lý. Năm yếu tố này đã quyết định đến 4 tính chất của các Hội quần
chúng: tính xã hội dân sự phi chính phủ, tính chính trị, tính ái hữu-cộng đồng, tính
nghiệp đoàn. Nguyễn Khắc Mai cho rằng các hội quần chúng có 4 vai trò chung: vai
trò tham gia bảo vệ và phát triển xã hội, vai trò tự chăm lo lợi ích, vai trò tự giáo
dục, vai trò điều tiết xã hội (giám định và kiểm sát xã hội, t− vấn và phản biện xã
hội, thoả thuận xã hội).
Phân loại của M. Sidel
Sidel đ−a ra một phân loại bao gồm chín loại hình. Thứ nhất, các nhóm
nghiên cứu và triển khai (chẳng hạn, tổ chức CRES, CGFED). Thứ hai, các nhóm
công tác xã hội ở phía Nam (ví dụ SDRC). Thứ ba, các định chế giáo dục dân lập và
bán công. Thứ t−, các nhóm dịch vụ xã hội do những ng−ời có vị thế xã hội tiến hành.
Thứ năm, hiệp hội nghề nghiệp và kinh doanh. Thứ sáu, các nhóm nông dân (hợp tác
xã chính thức và tự phát). Thứ bảy, các nhóm tôn giáo. Thứ tám, các đoàn thể chính
thức. Thứ chín, các nhóm tích cực chính trị (Sidel, 1995).
Phân loại của Dự án COHH
Nhóm nghiên cứu Dự án COHH (1999) đặt mục tiêu khảo sát các tổ chức
xã hội chính thức (có pháp nhân) ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát
từ mục tiêu đó, Dự án phân chia ba loại hình tổ chức xã hội: đoàn thể quần chúng
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Bùi Thế C−ờng 17
(tổ chức chính trị-xã hội), hội nghề nghiệp, và các tổ chức định h−ớng lĩnh vực (tác
giả bài viết này muốn gọi là các "trung tâm nhỏ"). Sự phân loại trên dựa vào một
số tiêu chí liên quan đến những đặc điểm, nh−: quy chế chính trị-xã hội, tính chất
của tổ chức, nguồn tài trợ, cơ quan chủ quản và sự khác biệt trong quản lý nhà
n−ớc, v.v...
Phân loại của Thang Văn Phúc và cộng sự
Công trình của Thang Văn Phúc và cộng sự (2002) tập trung vào các hội quần
chúng. Tuy không trình bày rõ về một kiểu phân loại nào, song trong một đoạn viết
(Thang Văn Phúc, 2002, trang 47-51), ng−ời đọc nhận thấy nhóm tác giả đề cập đến
ba loại hình hội quần chúng hình thành theo thời gian. Thứ nhất, các đoàn thể chính
trị do Đảng chủ động lập ra để tập hợp quần chúng (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Công đoàn, Hội Nông dân Việt Nam,...). Thứ hai, các hội chính trị-xã hội (chẳng hạn,
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật). Thứ
ba, các hội ra đời trong thời kỳ Đổi Mới, do sáng kiến của nhiều ng−ời. Nhóm tác giả
dành nhiều nỗ lực cho việc xác định các tính chất, chức năng, vị trí của hội trong hệ
thống chính trị, vai trò của hội đối với phát triển xã hội.
Phân loại của Lê Bạch D−ơng và cộng sự
Trong bài viết "Xã hội dân sự ở Việt Nam", Lê Bạch D−ơng và cộng sự phân
loại các tổ chức trung giới (mediating organizations) thành 5 loại. Thứ nhất, các đoàn
thể quần chúng nh− Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân. Thứ hai, các hội
nghề nghiệp nh− Hội Vật lý, Hội Hóa học. Thứ ba, các tổ chức cộng đồng (CBO) và
các tổ chức cung cấp dịch vụ (Nhóm sử dụng n−ớc, Nhóm tín dụng và tiết kiệm). Thứ
t−, các Quỹ từ thiện thành lập theo Nghị định 177/NĐ-CP (1999) và các Trung tâm
hỗ trợ hoạt động d−ới quy chế của Nghị định 25/NĐ-CP (2001). Thứ năm, các tổ chức
khác không thuộc bốn loại trên, phần lớn là không chính thức, không có đăng ký (câu
lạc bộ, hội phụ huynh, hội cờ t−ớng, ...).
Phân loại của Bùi Thế C−ờng dựa trên ba loại hình phong trào xã hội
Trong bài "Nỗ lực tập thể và phong trào xã hội trong thời kỳ công nghiệp
hóa và hiện đại hóa: một khởi thảo nghiên cứu" (Tạp chí Xã hội học, Số 1 năm
2003), tác giả bài viết này trình bày một sơ đồ về những đặc điểm của ba loại hình
nỗ lực tập thể/ phong trào xã hội, trong đó có đặc điểm về cấu trúc, tính tổ chức và
kiểu tổ chức. Trong mỗi kiểu phong trào xã hội sẽ tạo ra những điều kiện và yêu
cầu để hình thành những kiểu tổ chức xã hội nhất định (Bùi Thế C−ờng, 2003b.
Bảng 2).
Phân loại dựa trên lĩnh vực hoạt động hoặc cơ quan chủ quản
Trong bài viết này, chúng tôi nêu thêm sơ đồ 3 mô tả một danh mục các loại
tổ chức xã hội gắn với những đặc điểm của chúng. Khối đầu tiên trong Sơ đồ cho thấy
một tính đa dạng cao các loại hình nếu ta xét theo tên gọi, xuất xứ và tính chất của
chúng. Chúng có thể phân biệt theo lĩnh vực hoạt động và cơ quan chủ quản.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các tổ chức xã hội ở Việt Nam 18
Sơ đồ 3. Những đặc điểm của các tổ chức xã hội ở Việt Nam
Phân loại Mô tả
Loại hình
theo tên
gọi phản
ánh tính
chất của
tổ chức
Đại học dân lập, phổ thông dân lập, nhà trẻ mẫu giáo dân lập.
Tổ chức chính trị-xã hội, bán chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội mang tính
nghề nghiệp (Nhà n−ớc tài trợ toàn bộ hoặc một phần).
Hội, liên hiệp hội, liên đoàn (Nhà n−ớc tài trợ toàn bộ, một phần hoặc hoàn toàn không).
Viện/trung tâm trong các Bộ, đại học công lập, tổ chức chính trị-xã hội (tài trợ
toàn bộ, một phần hoặc hoàn toàn không).
Viện/trung tâm trong các Hội (trung −ơng hay địa ph−ơng).
Viện/trung tâm thành lập theo giấy phép/quyết định của Bộ/Sở Khoa học, Công
nghệ và Môi tr−ờng.
Công ty t− vấn.
Uỷ ban, Hội đồng (Nhà n−ớc, bán nhà n−ớc, phi chính phủ, thuộc các hội).
Quỹ (Nhà n−ớc, bán nhà n−ớc, phi chính phủ, thuộc các hội).
Câu lạc bộ.
Ch−ơng trình/dự án.
Nhóm phi chính thức (đồng h−ơng, đồng học, đồng ngũ, ...).
Lĩnh vực
hoạt động
Kinh doanh, công nghiệp, du lịch.
Luật.
Chuyển giao công nghệ.
Phát triển nông thôn, lâm nghiệp.
Giáo dục, đào tạo.
Sức khỏe, thể thao, d−ợc, y học, HIV/AIDs.
Dân tộc ít ng−ời, phụ nữ, trẻ em, ng−ời già, khuyết tật, ...
Môi tr−ờng.
Tín ng−ỡng.
Cơ quan
chủ quản
Chính quyền (trung −ơng/địa ph−ơng).
Tổ chức chính trị-xã hội.
Hội.
Công ty.
Không đăng ký.
Đặc điểm
của ng−ời
thành lập
Ng−ời có địa vị xã hội.
Doanh nhân.
Quan chức, trí thức (về h−u hoặc ch−a về h−u).
Khác.
Nguồn tài
trợ
Nhà n−ớc.
Dự án do nhà n−ớc hay quốc tế tài trợ.
Phí dịch vụ.
Đóng góp của ng−ời sáng lập, hội viên, ng−ời làm việc trong tổ chức.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Bùi Thế C−ờng 19
7. Một nghiên cứu tr−ờng hợp: Hội ng−ời cao tuổi
Với sự tài trợ của UNFPA, năm 2000-2001 một nhóm nghiên cứu của Viện Xã
hội học đã tiến hành cuộc khảo sát định tính về ng−ời cao tuổi tại 12 địa bàn thuộc 9
tỉnh trên cả n−ớc (Dự án VEQR). Cơ sở dữ liệu cho phép hiểu rõ vì sao một tổ chức xã
hội đã lớn mạnh nhanh chóng (Bùi Thế C−ờng, 2005).
Nhanh chóng tăng tr−ởng
Trên cơ sở một phong trào sâu rộng nổi lên từ đầu những năm 1980 thế kỷ tr−ớc
d−ới hình thái những Hội Bảo thọ, năm 1995 Hội Ng−ời cao tuổi Việt Nam đ−ợc thành
lập. Ngày nay, Hội thu hút hơn 6,4 triệu hội viên, có tổ chức sâu rộng từ Trung −ơng đến
thôn làng và khu dân c−. Đã có 10.257 trên tổng số 10.592 đơn vị hành chính cơ sở (xã,
ph−ờng, thị trấn) có Hội Ng−ời cao tuổi cơ sở, gần 90.000 điểm cơ sở (thôn làng, khu phố,
cụm dân c−) có chi hội (Báo Thanh niên, 2005). "Khi Hội ra đời thì các cụ phấn khởi lắm,
5 năm đầu phát triển Hội rất là nhanh, không có đoàn thể nào phát triển nhanh nh−
vậy hết" (Một cán bộ phụ trách Hội Ng−ời cao tuổi thị xã, Bình Thuận).
Vì sao Hội phát triển nhanh chóng và tạo ra đ−ợc sự gắn bó với hội viên nh−
vậy? Những đoạn trích dẫn phỏng vấn d−ới đây của nghiên cứu VEQR cho thấy tr−ớc
hết vì Hội Ng−ời cao tuổi đã đáp ứng trúng nhu cầu cơ bản của ng−ời già. Đó là nhận
diện bản sắc nhóm: thông qua Hội của mình ng−ời cao tuổi thấy bản thân là thành
viên của một nhóm có tổ chức, có tính đoàn kết nhóm, tổ chức Hội góp phần nâng cao
vị thế và vai trò của nhóm trong cộng đồng và xã hội, các hoạt động và sinh hoạt Hội
là nơi giao tiếp nhóm.
Cảm xúc thuộc về một nhóm
"Đúng hạn tổ chức lại mời đến để chúc thọ. Rồi cũng có quà tặng. Tuy nó
không có bao nhiêu nh−ng mà mình thấy rất xúc động. Tôi đ−ợc đến dự, đ−ợc tặng
quà, đ−ợc ăn cháo. Mà tôi ăn cháo thấy nó ngon thật. Tôi thấy nó thấm thía nữa.
Mình thấy nó làm sao đó. Mình ăn vừa ngon mà cái tình nó cũng nhiều quá. Mình ăn
rồi lại nhận quà, một khúc vải chớ không có gì nhiều. Nếu mình mua thì mình hổng
có mua khúc vải đó. Nh−ng mà mình đ−ợc quà thì sao mình thích quá. Về cái là kêu
con nó may liền. May xong thì điện thoại, khoe với mấy chị phụ trách, nói cái áo chúc
thọ may rồi. Mình thấy nó là cái tình, đ−ợc chăm sóc. Những lúc rảnh mình hay nghĩ
những cái đó, thấy nó thấu vô trong tim, trong gan" (KThHL, 65, nữ, thị xã).
Có một vị thế xã hội
"Thì mình cũng cần những cái hội để nhận diện lẫn nhau. Rồi khi bệnh hoạn
thì ng−ời ta đến thăm viếng. Giả dụ mình nằm bệnh viện thì có những cái ng−ời ta,
bệnh viện ng−ời ta nói à ông này có những ng−ời này, ng−ời kia tới thăm viếng. Thì
mình cũng thấy đó là niềm an ủi" (LVT, 66, nam, nông thôn).
"Ví dụ nh− đám trong Hội chết, mình cũng tới mình đi đ−a tiễn. Rồi mấy ổng
cũng kể lên nói, nhiều khi mình cũng xúc động, cũng chảy n−ớc mắt" (BTD, 75, nữ,
nông thôn).
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các tổ chức xã hội ở Việt Nam 20
Bình đẳng và liên kết
"Có sự phân hóa giữa ng−ời cao tuổi với nhau, ng−ời nào có điều kiện thì
giàu sang hơn, ng−ời không có điều kiện thì bây giờ rất là buồn. Mà cũng chính vì
vậy, trong thời gian qua Hội ra đời là nó bắt gặp nhu cầu bức xúc của ng−ời cao
tuổi, vì họ thấy thiết thực. Có thể cùng nhau trao đổi các vấn đề đất n−ớc, xã hội,
xóm làng. Đồng thời cũng là để giúp nhau trong cuộc sống, động viên nhau những
chuyện gia đình, chuyện này chuyện khác, giúp đỡ lẫn nhau" (Một cán bộ Mặt trận
Tổ quốc tỉnh).
Tài liệu tham khảo
1. Ala-Rantala, Anu. 2002. Master's Thesis: International NGOs in Vietnam - Promoters of Democracy?.
Ha Noi: NGO Resource Center.
2. Alexander, Jeffrey C. 2001. The Binary Discourse of Civil Society. In: Seidman, Steven and Jeffrey C.
Alexander (Eds.). 2001. The New Social Theory Reader. Contemporary Debates. London and New
York: Routledge.
3. Anheier, Helmut K. and Friedrich Schneider. 2000. Social Economy, Third Sector, Undeclared Work,
and the Informal Economy. In: Federal Ministry of Education and Research. 2000. Informal Sector,
Shadow Economy and Civic Society as a Challenge for the European Sciences. Bonn: bmb+f.
4. Bach Tan Sinh. 2001. Civil Society and NGOs in Vietnam: Some Initial Thoughts on Developments and
Obstacles. Ha Noi: NISTPASS.
5. Beaulieu, C. 1994. Is it an NGO? Is It a Civil Society? Is It Pluralism Wriggling Along? Report CB-26
to the Institute of Current World Affairs.
6. Bùi Thế C−ờng, 2001. Chính sách xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90. Hà Nội: Nhà xuất
bản Khoa học xã hội.
7. Bùi Thế C−ờng, Nguyễn Quang Vinh, và Joerg Wischermann. 2001. Các tổ chức xã hội Việt Nam: Một
nghiên cứu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội: Viện Xã hội học.
8. Bùi Thế C−ờng và nhóm nghiên cứu. 2002. Phong trào xã hội trong thời kỳ Đổi Mới: một nghiên cứu
b−ớc đầu. Đề tài tiềm lực Viện Xã hội học năm 2002. Hà Nội: Viện Xã hội học.
9. Bùi Thế C−ờng và nhóm nghiên cứu. 2003a. Phong trào xã hội: từ nỗ lực tập thể đến tổ chức xã hội. Đề
tài tiềm lực Viện Xã hội học năm 2003. Hà Nội: Viện Xã hội học.
10. Bùi Thế C−ờng. 2003b. Nỗ lực tập thể và phong trào xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại
hóa: một khởi thảo nghiên cứu. Tạp chí Xã hội học. Số 1.2003.
11. Bùi Thế C−ờng. 2005. Trong miền an sinh xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia - 2005.
12. Cohen, Jean L. and Andrew Arato. 2001. The Utopia of Civil Society. In: Seidman, Steven and Jeffrey
C. Alexander (Eds.). 2001. The New Social Theory Reader. Contemporary Debates. London and New
York: Routledge.
13. Farrington, J./Lewis, D. J. (Eds.). 1993. Non-Governmental Organizations and the State in Asia.
Rethinking Roles in Agricultural Development, London/New York.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Bùi Thế C−ờng 21
14. Gosewinkel, Dieter. 2003. Zivilgesellschaft - eine Erschliessung des Themas von seinen Grenzen her.
Discussion Paper Nr. SP IV 2003-505. ISSN 1612-1643. Berlin: Wissenschaftszentrum Berlin fuer
Sozialforschung GmbH.
15. Gosewinkel, Dieter, Dieter Rucht, Wolfgang van den Daele und Juergen Kocka. 2004. Einleitung:
Zivilgesellschaft - national und transnational. Berlin. Tham luận hội thảo ch−a xuất bản.
16. Gutschmidt, Britta. 2003. Vietnams Bauern unter Doi Moi - Akteure und Opfer der Transformation.
Diplomarbeit. Bonn: Rheinische Friedrich-Wilhelms-Universitaet.
17. Heyzer, N./Riker, J. V./Quizon, A. B. (Eds.). 1995. Government-NGO Relations in Asia. Prospects and
Challenges for People-Centred Development, London/New York.
18. Kerkvliet, B.J.T./Porter, D.G. (Eds.), 1995. Vietnam's Rural Transformation, Boulder (CO).
19. Koh, G./Ling, O.G. (Eds.). 2000. State-Society Relations in Singapore, New York/Singapore.
20. Laothamatas, A. Business and Politics in Thailand. New Patterns of Influence. In: Asian Survey, Vol.
28, 1988, 451-469.
21. Laothamatas, A. Business Associations and the New Political Economy of Thailand. From Bureaucratic
Polity to Liberal Corporatism, Boulder (CO) 1991.
22. Laothamatas, A. (Ed.). 1997. Democratization in Southeast and East Asia. Singapore.
23. Le Bach Duong, Khuat Thu Hong, Bach Tan Sinh, and Nguyen Thanh Tung. Civil Society in Vietnam.
Ha Noi: Center for Social Development Studies. (Bài viết không ghi năm).
24. Mulla, Z./Boothroyd P. 1994. Development-Oriented NGOs of Vietnam, Centre for Human
Settlements, University of British Columbia and National Center for Social Sciences and Humanities.
25. Nguyễn Khắc Mai. 1996. Vị trí, vai trò các hiệp hội quần chúng ở n−ớc ta. Hà Nội: Nhà xuất bản
Lao động.
26. Nguyễn Thị Oanh. 1978. Công tác xã hội ở miền Nam Việt Nam tr−ớc năm 1975. Thành phố Hồ Chí
Minh: Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Nguyễn Văn Thanh. 1998. Nhìn nhận lại vai trò của các tổ chức phi chính phủ n−ớc ngoài ở Việt Nam.
Tạp Chí Cộng Sản, số 17 (9-1998).
28. Nguyễn Viết V−ợng. 1994. Các đoàn thể nhân dân trong kinh tế thị tr−ờng. Hà Nội: Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia.
29. Phan Xuân Sơn. 2003. Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay. Hà Nội: Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia.
30. Rodan, G. 1995. Theoretical Issues and Oppositional Politics in East and Southeast Asia, Murdoch
University Western Australia, December 1995 (Working Paper No. 60, Asia Research Centre on Social,
Political and Economic Change).
31. Rueland, J./Ladavalya, M.L.B. 1993. Local Associations and Municipal Government in Thailand,
Freiburg (Arnold Bergstroesser Institut; Freiburger Beitraege zu Entwicklung und Politik 14).
32. Serrano, I. (Ed.). 1994. Civil Society in the Asia-Pacific Region. Washington D.C.: CIVICUS.
33. Sheridan, K. (Ed.). 1998. Emerging Economic Systems in Asia. A Political and Economic Survey. St
Leonards.
34. Sidel, Mark. 1995. The Emergence of a Nonprofit Sector and Philantrophy in the Socialist Republic of
Vietnam. Trong: Yamamoto 1995, 293-304.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các tổ chức xã hội ở Việt Nam 22
35. Thang Văn Phúc (Chủ biên). 2002. Vai trò của các hội trong Đổi Mới và phát triển đất n−ớc. Hà Nội:
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
36. (Báo) Thanh Niên. 2005. Lớp ng−ời cao tuổi là nguồn lực nội sinh của khối đại đoàn kết dân tộc. Ngày
11/5/2005.
37. Trần Minh Vỹ (S−u tầm tuyển chọn). 2002. Một số quy định pháp luật về quản lý, tổ chức, hoạt động
của các hội, đoàn thể xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.
38. Trịnh Duy Luân. 2002. Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn qua ý kiến ng−ời dân (Một số vấn đề thực
tiễn và giả thuyết nghiên cứu). Tạp chí Xã hội học. Số 1.2002.
39. Văn Thanh. 1993. NGO trong thập kỷ 90: Những dự báo đối với Việt Nam. Tạp chí Xã hội học.
Số 1.1993.
40. Viện Xã hội học. Tạp chí Xã hội học. Số 1.1993. Chuyên đề về Công tác xã hội.
41. Vu Duy Tu/Will, G. (Eds.). 1998. Vietnams neue Position in Asien. Hamburg (Institut fuer
Asienkunde).
42. Wischermann, Joerg. 2002. Die Entstehung, Entwicklung und Struktur von Civic Organizations und
deren Verhaeltnis zu Governmental Organizations in Vietnam. Asien. Deutsche Zeitschrift fuer Politik,
Wirschaft und Kultur. Oktober 2002. Nr. 85. S. 61-83.
43. Wischermann, Joerg, Bùi Thế C−ờng, Nguyễn Quang Vinh. 2002. Quan hệ giữa các tổ chức xã hội và
cơ quan nhà n−ớc ở Việt Nam - Những kết quả chọn lọc của một cuộc khảo sát thực nghiệm ở Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội: Viện Xã hội học.
44. Yang Tuan (Ed.). 2003. Social Policy in China. Social Policy Research Centre. Institute of Sociology.
Chinese Academy of Social Sciences.
45. Yamamoto, T. (Ed.). 1995. Emerging Civil Society in the Asia Pacific Community. Singapore/Tokyo.
46. Zimmer, Annette (Ed.). 2000. The Third Sector in Germany. Muenster: Westfaelische Wilhems-
Universitaet Muenster.
47. Zimmer, Annette (Ed.). 2001. Nonprofit Sector in Turbulent Environments. In: German Policy Studies -
Politikfeldanalyse. Vol. One, No. Two. Januar 2001. Muenster: University of Muenster.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so2_2005_buithecuong_0238.pdf