Tài liệu Các thông số chất lượng của fucoidan và một số sản phẩm khác được phân lập từ rong mơ (sargassum) Thừa Thiên Huế - Trần Thị Văn Thi: TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74A, Số 5, (2012), 141-150
141
CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG CỦA FUCOIDAN VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM
KHÁC ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ RONG MƠ (SARGASSUM) THỪA THIÊN HUẾ
Trần Thị Văn Thi, Lê Trung Hiếu, Lê Thị Lành
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt. Trong bài báo này, fucoidan cùng với các sản phẩm khác như alginate, laminaran,
mannitol, các hợp chất màu chlorophyll, carotenoid đã được tách chiết từ rong mơ
(Sargassum) và cấu tạo của chúng đã được xác nhận bằng UV-Vis, IR, 13C-NMR. Các
thông số chất lượng của fucoidan được xác định bằng phương pháp phenol-axit sulfuric-
trắc quang, Kjeldahl, F-AAS, ICP-MS, tạo dẫn xuất-GC-MS đã cho thấy fucoidan đạt
yêu cầu của sản phẩm thương mại.
1. Đặt vấn đề
Rong mơ (Sargassum) là một loài rong thuộc ngành rong nâu (Phaeophyta),
sống tập trung ở vùng ven biển, tại các vùng có bãi đá ngầm. Thành phần chính của
rong mơ là các polysaccaride (cellulose, alginate, laminaran, fucoidan) [2], ngoài ra còn...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các thông số chất lượng của fucoidan và một số sản phẩm khác được phân lập từ rong mơ (sargassum) Thừa Thiên Huế - Trần Thị Văn Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74A, Số 5, (2012), 141-150
141
CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG CỦA FUCOIDAN VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM
KHÁC ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ RONG MƠ (SARGASSUM) THỪA THIÊN HUẾ
Trần Thị Văn Thi, Lê Trung Hiếu, Lê Thị Lành
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt. Trong bài báo này, fucoidan cùng với các sản phẩm khác như alginate, laminaran,
mannitol, các hợp chất màu chlorophyll, carotenoid đã được tách chiết từ rong mơ
(Sargassum) và cấu tạo của chúng đã được xác nhận bằng UV-Vis, IR, 13C-NMR. Các
thông số chất lượng của fucoidan được xác định bằng phương pháp phenol-axit sulfuric-
trắc quang, Kjeldahl, F-AAS, ICP-MS, tạo dẫn xuất-GC-MS đã cho thấy fucoidan đạt
yêu cầu của sản phẩm thương mại.
1. Đặt vấn đề
Rong mơ (Sargassum) là một loài rong thuộc ngành rong nâu (Phaeophyta),
sống tập trung ở vùng ven biển, tại các vùng có bãi đá ngầm. Thành phần chính của
rong mơ là các polysaccaride (cellulose, alginate, laminaran, fucoidan) [2], ngoài ra còn
có mannitol, gibberellin, cytokinin, và nhiều loại vitamin.
Việt Nam có bờ biển trải dài với nhiều bãi đá ngầm, thích hợp cho sự phát triển
của nhiều loài rong, trong đó có rong mơ với trữ lượng đáng kể (khoảng 35000 tấn/năm
[4]) và đa dạng về loài (khoảng 78 loài [4], [5]). Tuy nhiên, nguồn lợi này vẫn chưa
được chú ý khai thác ở nước ta. Tại Thừa Thiên Huế, vẫn chưa có số liệu cụ thể đánh
giá trữ lượng của rong mơ nhưng đã có một số tài liệu cho biết chúng tập trung nhiều tại
vùng biển Lăng Cô [5].
Nguồn lợi mà rong mơ đem lại cho thế giới rất lớn. Các sản phẩm truyền thống
của nó là mannitol (35000 tấn/năm), alginate (hàng triệu tấn/năm) [1]. Trong khoảng
chục năm gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện rong mơ có chứa một thành phần
quan trọng khác, đó chính là fucoidan với những hoạt tính sinh học quí giá như chống
đông cục máu, kháng khuẩn, kháng virut (kể cả virut HIV), chống nghẽn tĩnh mạch, chống
ung thư,... [6]. Fucoidan là một polysaccaride sulfat phân cực, có thành phần chính là -
L – fucose, thường chứa nhóm sulfat ở vị trí 2 hoặc 4. Ngoài ra, còn chứa một lượng
nhỏ các đường đơn như galactose, xylose, mannose,và axit guluconic.
Công trình được hoàn thành với sự tài trợ về kinh phí của Đề tài khoa học công nghệ trọng điểm của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
142 Các thông số chất lượng của fucoidan và một số sản phẩm khác
Hiện nay, trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu
tách chiết riêng lẻ alginate, fucoidan, mannitol. Tuy nhiên, chưa có công bố nào về việc
xây dựng qui trình tách chiết đồng thời các sản phẩm có giá trị trong rong mơ. Nghiên
cứu của chúng tôi hướng đến mục tiêu này.
2. Thực nghiệm
2.1. Thu và xử lý mẫu rong mơ
Bốn loài rong mơ được thu hái vào thời vụ đầu tháng 5/2006, tháng 5/2008 và
tháng 5/2009 ở vùng biển Lăng Cô – Thừa Thiên Huế. Mẫu rong sau khi thu hái về
được phân loại, rửa sạch bằng nước máy, đem phơi khô rồi sấy khô ở 600C trong 3 giờ,
giã vụn và bảo quản. Các mẫu rong được định danh tại Khoa Sinh học – Trường Đại
học Khoa học Huế, gồm 4 loài sau:
- Mẫu A: loài Sargassum henslowianum C. Ag. Ex J. Ag (Rong mơ Henslow)
- Mẫu B: loài Sargassum heterocystum Mont (Rong mơ dị nang)
- Mẫu C: loài Sargassum gracile J. Ag (Rong mơ mịn)
- Mẫu D: loài Sargassum polycystum C. Ag (Rong mơ nhiều phao)
Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu một mẫu hỗn hợp (không phân loài).
2.2. Tiến hành tách chiết và tinh chế các hợp chất có trong rong mơ
Qui trình tách chiết fucoidan và các hợp chất khác trong rong mơ được tiến hành
qua các giai đoạn sau:
2.2.1. Tách mannitol, chất màu chlorophyll, carotenoid và các chất ít phân cực
khác:
Dung môi được sử dụng cho giai đoạn này là cồn 960. Sau đó, tiến hành chưng
cất thu hồi cồn để tái sử dụng.
Tiến hành tách mannitol thô, tinh chế bằng cách kết tinh lại và kết tinh phân
đoạn nhiều lần để loại chất màu và muối ăn.
Tinh chế chất màu bằng ete petrol, sử dụng sắc ký cột dùng hệ dung môi
cloroform/metanol với các tỷ lệ khác nhau để phân lập thành hỗn hợp các chlorophyll
và hỗn hợp các carotenoid.
2.2.2. Chiết tổng fucoidan, laminaran và alginate theo thứ tự bằng các dung môi
phân cực khác nhau
- Dung dịch NaCl 0,05 M, nhiệt độ 80-85 0C
- Dung dịch HCl 0,01 M, nhiệt độ phòng
- Dung môi Na2CO3 3 %, nhiệt độ 70-75 0C
TRẦN THỊ VĂN THI, LÊ TRUNG HIẾU, LÊ THỊ LÀNH 143
2.2.3. Tách alginate ra khỏi dịch chiết chứa fucoidan, laminaran và thu hồi
alginate
- Đối với dịch chiết NaCl và HCl: dùng tác nhân là muối CaCl2 để tạo kết tủa
Ca-alginate
- Đối với dịch chiết Na2CO3: tách alginate ra khỏi dịch chiết dưới dạng kết tủa
axit alginic
- Chuyển aginate về dạng Na-alginate bằng tác nhân Na2CO3 2,1% và tinh chế
2.2.4. Kết tủa fucoidan và laminaran bằng C2H5OH 960: Sử dụng cồn 960 để kết
tủa laminaran và fucoidan từ dịch chiết, lọc lấy kết tủa, sau đó hòa tan kết tủa bằng
nước cất
2.2.5. Kết tủa fucoidan bằng CTAB 3%: Cho từ từ CTAB 3% và dịch chứa
laminaran và fucoidan để kết tủa fucoidan dưới dạng CTAB-fucoidan. Lọc lấy kết tủa
và thu dịch chứa laminaran
2.2.6. Thu hồi laminaran từ dịch chiết và tinh chế: Sử dụng C2H5OH 960 để kết
tủa laminaran rồi tinh chế bằng cách thẩm tách
2.2.7. Chuyển kết tủa CTAB-fucoidan sang Na-fucoidan và tinh chế sản phẩm:
Sử dụng dung dịch NaCl 3 M để chuyển fucoidan về dạng Na-fucoidan. Sau đó tinh chế
sản phẩm bằng cách thẩm tách.
2.3. Định tính các sản phẩm thu được bằng các phương pháp phổ
- Phổ UV-Vis được ghi trên máy UV-Vis (T800).
- Phổ IR được ghi trên máy Shimadzu FT-IR 8010 M
- Phổ 13C-NMR được ghi trên máy Bruker Advance 500-NMR ở 3430C, dung
môi là D2O
2.4. Xác định các chỉ tiêu đặc trưng cho thông số chất lượng của fucoidan
2.4.1. Xác định hàm lượng sulfate của fucoidan bằng phương pháp khối lượng:
Sử dụng tác nhân BaCl2 0,1 M để tạo kết tủa BaSO4 với sản phẩm đã thủy phân của
fucoidan. Sau đó định lượng BaSO4 rồi suy ra hàm lượng sulfate có trong mẫu
2.4.2. Xác định tổng carbohydrate trong fucoidan theo phương pháp phenol-
sulfuric [5]
2.4.2.1. Xây dựng đường chuẩn
- Cân chính xác 0,1000 gam D-Glucose cho vào bình định mức 100 ml rồi định
mức bằng nước cất, nồng độ D-Glucose là 1 mg/ml (1000 g/ml).
- Lấy 50 ml dung dịch trên pha thành 500 ml, nồng độ D-Glucose là 100 g/l.
- Lần lượt lấy 0; 25; 50; 75; 100 ml dung dịch Glucose trên pha thành 100 ml,
144 Các thông số chất lượng của fucoidan và một số sản phẩm khác
thu được dãy dung dịch D-Glucose có nồng độ là 0; 25; 50; 75; 100 g/ml.
- Mỗi mẫu lấy 1 ml cho vào ống nghiệm có nút đậy, thêm vào mỗi ống nghiệm 1
ml dung dịch phenol 5%, 5 ml H2SO4 đậm đặc, lắc đều các ống nghiệm.
- Đặt các ống nghiệm vào cốc nước sôi 2 phút rồi làm lạnh ở nhiệt độ phòng 30 phút.
- Đo độ hấp thụ quang của các dung dịch này ở bước sóng 490 nm, ta thu được
các giá trị A1, A2, A3, A4, A5.
- Từ kết quả thu được, ta xây dựng đường chuẩn.
2.4.2.2. Đo mẫu thực
- Cân chính xác 0,2500 gam fucoidan thành phẩm hòa tan và định mức thành 25
ml bằng nước cất, nồng độ fucoidan là 10 mg/ml (10000 g/ml).
- Lấy 0,75 ml dung dịch trên pha thành 100 ml, nồng độ 75 g/ml.
- Lấy 1 ml dung dịch trên cho vào ống nghiệm có nút đậy, thêm 1 ml dung dịch
phenol 5%, 5 ml H2SO4 đậm đặc, lắc đều ống nghiệm. Đặt ống nghiệm vào cốc nước sôi
2 phút rồi làm lạnh ở nhiệt độ phòng 30 phút.
- Đo mật độ quang của dung dịch này ở bước sóng 490 nm. Dựa vào phương
trình đường chuẩn, suy ra tổng carbohydrat có trong mỗi mẫu fucoidan hoặc alginate
hay laminaran.
2.4.3. Xác định hàm lượng protein trong sản phẩm fucoidan: Sử dụng phương
pháp Kjehdal để xác định hàm lượng nitơ, từ đó suy ra hàm lượng protein có trong mẫu
thông qua biểu thức liên hệ giữa hàm lượng nitơ và protein (% protein = % N x 6,25
[5]).
2.4.4. Xác định hàm lượng kim loại trong sản phẩm fucoidan
Xác định hàm lượng các kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ ngọn
lửa (F-AAS) và phương pháp khối phổ plasma cao tần cảm ứng (ICP-MS) tại phòng thí
nghiệm Vật liệu, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội và được
xác định đối chứng tại Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng 2, Đà Nẵng.
2.4.5. Xác định thành phần monosaccharide của fucoidan bằng phương pháp
tạo dẫn xuất và ghi GC-MS [9]
2.4.5.1. Nguyên tắc: Thủy phân fucoidan thành các monosaccharide, chuyển các
monosaccharide sang dẫn xuất alditol acetate, rồi định tính và định lượng bằng GC–MS.
2.4.5.2. Tiến hành
- Thủy phân fucoidan: Mẫu fucoidan khô (2 mg) cho vào ống nghiệm có nút vặn,
thêm vào 0,2 mg inositol, 3 ml acid trifloroacetic 2 M, tiến hành thủy phân trong 2 giờ ở
120oC. Cho bay hơi đến khô trong dòng khí nitơ ở nhiệt độ 40oC rồi thêm 5 ml MeOH
TRẦN THỊ VĂN THI, LÊ TRUNG HIẾU, LÊ THỊ LÀNH 145
cho bay hơi, lặp lại hai lần.
- Khử sản phẩm thủy phân của fucoidan: Cho vào ống nghiệm có chứa sản phẩm
fucoidan đã thủy phân, 3 ml NaBH4 0,25 M vừa pha trong NH4OH 1 M rồi để yên 30
phút ở 20oC. Thêm vào hỗn hợp phản ứng 5 ml acid acetic 10% trong MeOH, cho bay
hơi đến khô, lặp lại hai lần. Cho vào ống nghiệm 5 ml MeOH, bay hơi đến khô, lặp lại
hai lần.
- Acetyl hóa sản phẩm khử: Cho vào ống nghiệm trên 2 ml dung dịch anhydride
acetic:pyridin = 1:1 (v/v) ở 100oC trong 20 phút. Cho bay hơi hỗn hợp phản ứng, thêm
vào 5 ml toluene, cho bay hơi đến khô, lặp lại hai lần.
- Chiết sản phẩm đã acetyl hóa bằng etyl acetate.
- Xác định thành phần đường bằng GC–MS trên máy Gas Chromatograph Mass
Spectrometer Shimadzu GCMS–QP 2010 với cột DB-5 tại Trung tâm kiểm nghiệm
Thuốc-Thực phẩm-Mỹ phẩm Huế. Chương trình nhiệt độ là: 65oC, giữ 1 phút, tăng đến
250oC với tốc độ gia nhiệt là 8oC/phút, giữ 10 phút, tổng thời gian ghi là 34 phút/mẫu..
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Hàm lượng các hợp chất tách được từ các loài rong khác nhau
Hàm lượng các sản phẩm đã tách ra từ các loài rong được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Hàm lượng các hợp chất tách chiết được từ các loài rong mơ Thừa Thiên Huế
Các
mẫu
rong
Hàm lượng các hợp chất (%)
Chlorophyll Carotenoid Mannitol Laminaran Alginate Fucoidan
A - - 5,56 3,72-3,85 21,22-21,99 5,36-5,44
B - - 8,94 3,76-3,81 23,68-25,49 6,97-6,99
C - - 12,66 4,15-4,26 16,84-18,04 7,57-7,79
D - - 9,47 4,27-4,42 35,15-41,61 8,36-8,43
Hỗn
hợp
0,32 1,23 11,84 3,78-3,95 28,89-30,03 6,79-6,97
Ghi chú: (-): không khảo sát.
Hàm lượng mannitol trong các mẫu rong nghiên cứu tương đối cao so với các tài
liệu tham khảo, cao nhất là mẫu C (12,66%). Hàm lượng alginate dao động trong
khoảng 16,84-41,63% so với nguyên liệu khô, trong đó cao nhất là loài D (Sargassum
polycystum C. Ag.) (41,63%), cao hơn so với kết quả mà các tác giả khác đã công bố
trước đây [4]. Hàm lượng fucoidan trong các mẫu rong dao động trong khoảng 5,36-
8,43%, cao nhất cũng là mẫu D (8,43%). Hàm lượng laminaran thấp hơn so với các tài
liệu tham khảo (3,72-4,42%) [2].
146 Các thông số chất lượng của fucoidan và một số sản phẩm khác
3.2. Định tính các sản phẩm bằng các phương pháp phổ
3.2.1. Phổ tử ngoại - khả kiến (UV-Vis) của các phân đoạn chlorophyll và
carotenoid
- Phân đoạn có màu xanh lục đậm (chủ yếu là clorophyl), có phổ UV-Vis với các
đỉnh hấp thụ ở hai vùng 430 – 470 nm và 600-700 nm [2].
- Phân đoạn có màu vàng nâu (chủ yếu là các carotenoid), có phổ UV-Vis với
các cực đại hấp thụ đo được 420 – 480, 510 – 525 và 451 – 481 nm. Một số loại
carotenoid thường gặp trong rong mơ là: fucoxanthin (510 – 525 nm), -carotene (420 –
480 nm), xantophin (451 – 481 nm, trong đó fucoxanthin chiếm tỷ lệ lớn nhất (>10%)
và được chứng minh là hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh nhất trong nhóm carotenoid
[3].
3.2.2. Phổ IR của các sản phẩm mannitol, alginate, laminaran, fucoidan
Các số liệu phổ IR của các sản phẩm được trình bày ở bảng 2
Bảng 2. Các số liệu phổ IR của các sản phẩm
Dao động đặc
trưng (, cm-1)
OH CH2 δC-H C=O C-O C-C S=O
δC-O-S
(axial)
δ C-O-S
(equal)
Mannitol
Chất
chuẩn
3374,90 2931,80 1419,00 1095,40 1048,00 1001,60 - - -
Sản
phẩm
3428,99 3100,00 1636,53 1409,64 1177,22 1119,11 - - -
Alginat
Chất
chuẩn
3419,82 2927,70 1610,56 1415,76 1093,46 1032,71 - - -
Sản
phẩm
3437,55 2923,71 1632,99 1415,54 1131,47 1022,74 - - -
Laminaran
Sản
phẩm
3403,78 2926,81 1424,44 1628,04 - 1119,06
-
-
-
-
-
-
Fucoidan
Tài
liệu
[4]
3550 2932,70 1424,32 1647,18 - 1020 1284 845 824
Sản
phẩm
3434,73 2933,86 1424,41 1645,13 - 1031,78 1260 840 820
Các số liệu trong phổ hồng ngoại của các sản phẩm phù hợp với phổ của chất
chuẩn hoặc tài liệu tham khảo. Phổ IR của sản phẩm laminaran cho các peak phù hợp
với công thức cấu tạo.
TRẦN THỊ VĂN THI, LÊ TRUNG HIẾU, LÊ THỊ LÀNH 147
Phổ hồng ngoại của fucoidan cho các peak: 3200 - 3550 cm-1 (mạnh và nhọn)
đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm O-H, 1020-1080 cm-1 (trung bình và nhọn)
của liên kết C-O glycoside, 1240 -1260 cm-1 (trung bình) đặc trưng cho dao động của
liên kết S=O nhóm sulfate và đặc biệt là hai peak ở 820 và 840 cm-1 tương ứng với dao
động biến dạng của liên kết O-S este sulfate, trong đó các nhóm sulfate equatorial đặc
trưng bởi peak 820 cm-1 và các nhóm este axial được đặc trưng bởi peak 840 cm-1. Các
peak này đặc trưng cho fucoidan [2], [6].
3.2.3. Phổ 13C-NMR của sản phẩm fucoidan
Phổ 13C-NMR của fucoidan thu được có đặc điểm cấu trúc đặc trưng của
fucoidan. Các peak ở khoảng 96,5 - 97,3 ppm là các carbon anomeric (C-1) đặc trưng
cho mảnh liên kết 13 [2]. Peak ở 16,5-16,7 ppm đặc trưng cho nhóm metyl (C-6) của
vòng fucose [2]. Các peak ở 69,3-70,4; 71,2 – 77,0; 69,3 – 73,0 và 67,6 – 68,4 lần lượt
là C-2; C-3; C-4 và C-5.
3.3. Các chỉ tiêu đặc trưng cho thông số chất lượng của sản phẩm fucoidan
Chúng tôi đã xác định được độ ẩm trung bình của các mẫu sản phẩm fucoidan là
4,2% sau 6 tháng bảo quản. Ở điều kiện này, hàm lượng sulfate (bảng 3) của fucoidan
dao động trong khoảng 32-39%, lớn nhất là mẫu A (38,43%) và nhỏ nhất là mẫu B
(32,85%) so với hàm khô. Như vậy fucoidan từ các mẫu rong này đều có hàm lượng
sulfate khá cao so với fucoidan từ các loài rong mơ đã được công bố [3].
Bảng 3. Hàm lượng sulfate, carbohydrate và protein trong các mẫu sản phẩm fucoidan
Các mẫu
Thành
phần
A B C D Hỗn hợp
Sulfate (%) 37,89 - 38,43 32,85 - 33,16 36,59 - 36,89 38,46 - 39,58 37,29 - 37,86
Carbohydrate (%) 59,26 44,23 49,25 48,65 50,53
Protein (%) - - - - 1,86
Ghi chú: (-): không khảo sát.
Hàm lượng carbohydrate của sản phẩm fucoidan dao động từ 48,65-59,26%, cao
nhất là mẫu A (59,26%), tương đương với fucoidan của một số loài rong nâu trên thế
giới như loài Fucus evanescens ở Nga (32-60%) [1], [3] hay loài Saccharina longicruris
ở Canada (57,8-65,7%) [9] nhưng thấp hơn so với loài rong S. swartii ở Nha Trang
(68,3-87,3%) [8].
Bảng 4. Hàm lượng một số kim loại nặng trong sản phẩm fucoidan (từ mẫu hỗn hợp)
Kim Hàm lượng (ppm) trong các mẫu TCVN 2007
148 Các thông số chất lượng của fucoidan và một số sản phẩm khác
loại
Rong
nguyên
liệu
FNaCl
trước
thẩm
tách
FNaCl sau
thẩm
tách
FNaCl sau
xử lý lần
1
FNaCl
sau xử
lý lần 2
(ppm) [11]
Cd 0,86 0,19 0,23 0,21 0,28 0,30
Pb 7,73 3,86 7,26
Kph
(< 0,10)
Kph
(< 0,10)
10,00
Hg 0,77 7,63 3,50 1,73
Kph
(< 0,05)
0,50
As 146,46 206,49 249,92 0,31 0,28 5,00
Bảng 4 cho thấy, hàm lượng Cd (0,23 ppm) và Pb (7,26 ppm) trong sản phẩm
fucoidan thấp hơn trong rong nguyên liệu ban đầu và dưới giới hạn cho phép theo
TCVN [11]. Thế nhưng, hàm lượng Hg và As lại cao hơn trong rong nguyên liệu ban
đầu, vượt quá giới hạn cho phép rất nhiều. Điều đó không cho phép đưa sản phẩm vào
thị trường. Phương pháp thẩm tách không loại bớt được kim loại nặng. Để giải quyết
điều này, chúng tôi đã xử lý sản phẩm fucoidan 2 lần. Sau khi xử lý, hàm lượng của các
kim loại trong sản phẩm đều giảm và nhỏ hơn TCVN 2007.
Bảng 5. Thành phần monosaccharide trong sản phẩm fucoidan (mẫu D)
Monosa-
ccharide
L-Fucose
D-
Galactose
D-
Xylose
D-
Mannose
D-
Glucose
D-
Ribose
D-
Arabinose
Tỷ lệ mol 1 0,83 0,47 0,43 0,24 0,08 0,06
Kết quả ở bảng 5 thể hiện thành phần monosaccharide của sản phẩm fucoidan
bao gồm L-fucose, D-galactose, D-xylose, D-mannose, D-glucose với tỷ lệ 1 : 0,83 :
0,47 : 0,43 : 0,24 và một lượng nhỏ đường D-ribose (0,08) và D-arabinose (0,06). Từ
kết quả này cho thấy, thành phần monosaccharide chính của sản phẩm fucoidan là L-
fucose với hàm lượng 32%.
Các kết quả trên cho thấy sản phẩm fucoidan thu được có các giá trị thông số
chất lượng như sau:
- Độ ẩm trung bình sau 6 tháng bảo quản: 4,2% (yêu cầu: ≤ 5%)
- Hàm lượng L- Fucose: 32% (yêu cầu của fucoidan thương mại: ≥ 15%) [12]
- Hàm lượng carbohydrate: 48,65-59,26%,
- Hàm lượng sulfate: 32,85 – 38,43%
- Hàm lượng protein: 1,86%
- Hàm lượng các kim loại nặng (Cd, Pb, Hg, As) sau xử lý đều nhỏ hơn hàm
TRẦN THỊ VĂN THI, LÊ TRUNG HIẾU, LÊ THỊ LÀNH 149
lượng cho phép của TCVN (2007) đối với thực phẩm chức năng.
5. Kết luận
- Đã tách chiết và xác định hàm lượng của các hợp chất fucoidan, laminaran,
alginate, chất màu chlorophyll, chất màu carotenoid, mannitol trong một số loài rong
mơ tại Thừa Thiên Huế.
- Đã định tính các hợp chất trên bằng các phương pháp phổ cho các đặc trưng
phù hợp với công thức cấu tạo, với phổ chất chuẩn hoặc tài liệu tham khảo.
- Đã xác định một số chỉ tiêu chất lượng đặc trưng của fucoidan. Kết quả nhận
được cho thấy sản phẩm đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn thương mại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Văn Ân, Góp phần nghiên cứu chất lượng rong mơ (sargassum) và chiết alginat
từ rong mơ ở Hòn Chồng- Nha Trang, Luận án phó tiến sĩ khoa học Hóa dược, Học
viện quân y, Bộ quốc phòng, 2003.
[2]. Nguyễn Duy Nhứt, Bùi Minh Lý, Nguyễn Mạnh Cường, Trần Văn Sung, Fucoidan từ
Rong Nâu Sargassum Swartzii: phương pháp tách, hoạt tính gây độc tế bào ung thư và
nghiên cứu cấu trúc, Hội nghị Khoa học và công nghệ Hóa học Hữu cơ toàn quốc lần
thứ IV (2008), 470-475.
[3]. Camila F. Becker, Jorge A. Guimarães, Paulo A.S. Mourão, Hugo Verli, Conformation
of sulfated galactan and sulfated fucan in aqueous solutions Implications to their
anticoagulant activities, Journal of Molecular Graphics and Modelling R6 (2007), 391-
399.
[4]. Chandía N.P., Matsuhiro B., Characterization of fucoidan from Lessonia vadosa
(Phaeophyta) and its anticoagulant and elicitor properties, International Journal of
Biological Macromolecules, (2007), 1-6.
[5]. Hayato Maeda, Masashi Hosokawa, Tokutake Sashima, Katsura Funayama, Kazuo
Miyashita, Fucoxanthin from edible seaweed, Undaria pinnatifida, shows antiobesity
effect through UCP1 expression in white adipose tissues, Biochemical and Biophysical
Research Communications 332 (2005), 392-397.
[6]. Li Bo, Xinjun Wei., Junliang Sun, Shiying Xu, Structural investigation of a fucoidan
containing a fucose-free core from the brown seaweed, Hizikia fusiforme, Carbohydrate
Research 341 (2006), 1135-1146.
[7]. Li Bo, Fei Lu, Xinjun Wei and Ruixiang Zhao, Fucoidan: Structure and Bioactivity,
Molecules 13 (2008), 1671-1695.
150 Các thông số chất lượng của fucoidan và một số sản phẩm khác
[8]. Rioux L.-E., Turgeon S.L., Beaulieu M., Characterization of polysaccharides extracted
from brown seaweeds, Carbohydrate polymers 69, (2007), 719-730.
[9]. Valafar F., Arora I., Grouping of Partially Methylated Alditol Acetates from their GC-
EIMS spectra using Principal Component Analysis, non-parametric density estimation
and k-Nearest Neighbor Classification, Journal of Biologiacal Hemistry, (2006), 1-7.
[10]. Zvyagintseva T.N., Shevchenko N.M. et al, Water-soluble polysaccharides of some
brown algae of the Russian Far-East. Structure and bilogical action of low-molecular
mass polyuronans, Journal of Experimental Marine Biology and Ecology 320 (2005), 123-
131.
[11]. Bộ Y tế, TCVN, Hà Nội, 2007.
[12]. updated April 15th, 2011.
QUALITY PARAMETERS OF FUCOIDAN AND SOME OTHER PRODUCTS
ISOLATED FROM SARGASSUM OF THUA THIEN HUE
Tran Thi Van Thi, Le Trung Hieu, Le Thi Lanh
College of Sciences, Hue University
Abstract. In this paper, fucoidan and other products such as alginate, laminaran, mannitol,
chlorophylls, carotenoids were isolated from Sargassum collected from Lang Co beach,
Thua Thien Hue province and their structures were identified by UV-Vis, IR and 13C-NMR.
Quality parameters of fucoidan determined by methods such as phenol-sulfuric acid,
Kjeldahl, F-AAS, ICP-MS, GC-MS showed that fucoidan meets the requirement of trade
standards.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 134_8693_326_2118008.pdf