Tài liệu Các phương pháp đánh giá độ lọc cầu thận: Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 8
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỌC CẦU THẬN
Trần Thái Thanh Tâm*, Hoàng Khắc Chuẩn**
MỞ ĐẦU
Lịch sử nghiên cứu siêu lọc cầu thận bắt đầu
khi Aristotle (384-322 tr.C.N) phỏng đoán trong
“thịt thận” có một chất lỏng được tách ra từ máu.
Đến năm 1666, lần đầu tiên Marcello Malpighi
mô tả cấu trúc cầu thận dưới kính hiển vi. Hai
thế kỷ sau đó, sau nhiều cố gắng của các nhà
khoa học, năm 1842, William Bowman đã thiết
lập nên mối liên hệ về mặt giải phẫu giữa cầu
thận và ống thận, chứng minh một cách thuyết
phục với giả thiết cầu thận là nơi “bài tiết nước”.
Một năm sau, Ludwig là người đầu tiên đề xuất
xem cầu thận như một cái lọc đơn giản, trong đó
nước và các tinh thể sẽ được tách khỏi thành
phần protein nhờ vào áp lực trong mao mạch
cầu thận. Đến năm 1917, Cushny đã tổng hợp và
đưa ra các khái niệm về hiện tượng “siêu lọc” tại
cầu thận, cũng như sự tái hấp thu và bài t...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các phương pháp đánh giá độ lọc cầu thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 8
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỌC CẦU THẬN
Trần Thái Thanh Tâm*, Hoàng Khắc Chuẩn**
MỞ ĐẦU
Lịch sử nghiên cứu siêu lọc cầu thận bắt đầu
khi Aristotle (384-322 tr.C.N) phỏng đoán trong
“thịt thận” có một chất lỏng được tách ra từ máu.
Đến năm 1666, lần đầu tiên Marcello Malpighi
mô tả cấu trúc cầu thận dưới kính hiển vi. Hai
thế kỷ sau đó, sau nhiều cố gắng của các nhà
khoa học, năm 1842, William Bowman đã thiết
lập nên mối liên hệ về mặt giải phẫu giữa cầu
thận và ống thận, chứng minh một cách thuyết
phục với giả thiết cầu thận là nơi “bài tiết nước”.
Một năm sau, Ludwig là người đầu tiên đề xuất
xem cầu thận như một cái lọc đơn giản, trong đó
nước và các tinh thể sẽ được tách khỏi thành
phần protein nhờ vào áp lực trong mao mạch
cầu thận. Đến năm 1917, Cushny đã tổng hợp và
đưa ra các khái niệm về hiện tượng “siêu lọc” tại
cầu thận, cũng như sự tái hấp thu và bài tiết tại
ống thận, từ đó đã mở đường cho các nghiên
cứu sâu hơn về chức năng lọc của cầu thận sau
này. Cho đến nay, vẫn chưa đo được độ lọc cầu
thận một cách trực tiếp mà qua phương pháp đo
độ thanh thải của một chất bằng phương pháp
sinh hóa hoặc dược chất phóng xạ để gián tiếp
đánh giá độ lọc cầu thận (Van Slyke). Với sự
phát triển của ngành toán thống kê sinh học, sự
ra đời của các công thức ước đoán độ lọc cầu
thận ngày càng tiện lợi và chính xác giúp ích cho
việc ứng dụng lâm sàng dễ dàng hơn(1,2,16,21).
ĐỊNH NGHĨA HỆ SỐ THANH LỌC CỦA
THẬN VÀ ĐỘ LỌC CẦU THẬN
Độ thanh lọc một chất của thận
Là khả năng loại bỏ chất đó ra khỏi huyết
tương trong một đơn vị thời gian, bao gồm lọc
qua màng lọc cầu thận, tái hấp thu, bài tiết hoặc
chuyển hóa tại ống thận.
Tổng quát ta có công thức: C = U * V / P
Cx = Ux (mg/mL) x V (mL/phút)/(Px mg/mL)
= mL/phút
Px: nồng độ chất x trong huyết tương
(mg/mL)
Ux: nồng độ chất x trong nước tiểu
(mg/mL)
V: thể tích nước tiểu (mL/phút)
Độ lọc cầu thận
Là thể tích dịch được lọc từ các mao mạch
cầu thận qua bao Bowman trong một đơn vị thời
gian(5,7,10,20). Do đó, độ lọc cầu thận chỉ đánh giá
khả năng lọc máu của thận chứ không xét đến
vai trò của ống thận.
Như vậy, một chất nào đó được lọc hoàn
toàn qua tiểu cầu thận, mà không được tái hấp
thu hay bài tiết bởi ống thận, thì độ thanh thải
huyết tương của nó đúng bằng độ lọc cầu thận;
còn chất nào đó được tái hấp thu, độ thanh thải
của nó sẽ nhỏ hơn độ lọc tiểu cầu; và chất nào đó
được bài tiết thêm, độ thanh thải của nó sẽ lớn
hơn độ lọc tiểu cầu. Do creatinin được bài tiết
một phần ở ống thận nên khái niệm độ lọc cầu
thận khác với khái niệm độ thanh lọc creatinin.
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ LỌC
CẦU THẬN
Độ lọc cầu thận là một chỉ số đại diện cho
chức năng chung của thận. Thực tế, trong thực
hành lâm sàng, để đánh giá mức độ suy giảm
chức năng thận và phân loại giai đoạn bệnh thận
mạn phải dựa vào độ lọc cầu thận. Các phương
pháp xác định độ lọc cầu thận bao gồm phương
* Bộ Môn Sinh lý, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ ** Khoa Ngoại Niệu, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: Ths. BS. Trần Thái Thanh Tâm ĐT: 0908500526 Email: ttttam_ctc@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Tổng Quan
Chuyên Đề Nội Khoa 9
pháp sinh hóa và dược chất phóng xạ.
Các phương pháp sinh hóa
Những chất dùng để đánh giá độ lọc cầu thận
GFR
Inulin
Là một polymer của đường fructose, với
trọng lượng phân tử khoảng 5.200 dalton, là
một chất thích hợp với các tiêu chuẩn của một
chất đánh giá độ lọc cầu thận nên độ thanh lọc
inulin được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh
giá độ lọc cầu thận(10).
Creatinin và độ thanh lọc creatinin nội sinh
Creatinin là một chất nội sinh có sẵn trong cơ
thể, có tiền chất là creatin do cơ sản xuất, cũng
được dùng để đánh giá độ lọc cầu thận. Tuy
nhiên, đây là một chất chịu ảnh hưởng của khối
lượng cơ, giới tính, tuổi Giữa nồng độ Scr và
độ lọc cầu thận là mối liên quan lũy thừa, không
phải là mối liên quan tuyến tính. Các nghiên cứu
nhận thấy rằng, khi độ lọc cầu thận giảm đi một
nửa thì nồng độ Scr mới bắt đầu tăng, nên Scr
không nhạy trong phát hiện sớm tình trạng suy
giảm chức năng thận, đồng thời cũng không nên
dựa vào Scr để phân chia mức độ suy thận. Ví
dụ, một bệnh nhân có khối lượng cơ giảm, nồng
độ Scr thấp, nhưng về mặt chức năng ta không
thể kết luận chắc chắn rằng độ lọc cầu thận
không suy giảm trong trường hợp này(19).
Bên cạnh đó, creatinin có nhược điểm là lại
được bài tiết một ít bởi ống thận, nên làm cho
lượng creatinin bài xuất qua nước tiểu (Ucr) lên
tăng lên. Mặt khác, sự xác định nồng độ Scr
thường không được chính xác do kỹ thuật đo
nồng độ Scr thực hiện theo phương pháp Jaffe
tạo ra phức hợp picrat kiềm có màu vàng, dùng
phương pháp so màu để biết nồng độ creatinin.
Tuy nhiên, huyết tương cũng có màu vàng, nên
khi so màu sẽ cộng cả màu vàng của huyết
tương (do một lượng nhỏ các cấu tạo huyết
tương khác, các chromogen không đặc hiệu) làm
cho nồng độ creatinin tăng hơn nồng độ thực
một chút. Do đó, làm cho nồng độ Scr cũng tăng
lên, nên sai số hướng tới bị triệt tiêu. Vì vậy, giá
trị độ thanh thải huyết tương của creatinin nội
sinh đo ở bệnh nhân thường phù hợp với độ lọc
tiểu cầu khi đo bằng inulin. Nhưng khi cần đo
chính xác độ lọc cầu thận thì ta không nên chọn
phương pháp này.
Do vậy, trong thực tế, khi đo độ lọc cầu thận
cho bệnh nhân, để tránh phiền phức là phải
truyền inulin tĩnh mạch chậm, người ta dùng
phương pháp creatinin nội sinh, còn khi nghiên
cứu thực nghiệm cần đo chính xác, người ta
dùng inulin.
Cystatin C
Là một chất có trọng lượng phân tử thấp,
được thận lọc sạch và được chuyển hóa tại ống
thận gần, và do đó, khi chức năng thận và độ lọc
cầu thận giảm sẽ làm nồng độ cystatin C trong
máu tăng lên. ScysC đánh giá chức năng thận
chính xác hơn Scr, điều này được chứng minh
qua nhiều công trình nghiên cứu, chủ yếu trong
các nghiên cứu cắt ngang, còn các nghiên cứu
dọc ít hơn, một số nghiên cứu cho các kết quả
hứa hẹn. So với Scr, ScysC ít phụ thuộc vào tuổi,
giới, chủng tộc và khối lượng cơ(24). Các nhà
nghiên cứu cho rằng đây là chất có khả năng tiên
đoán nguy cơ mắc các bệnh lý thận mạn tính và
có thể phát hiện suy giảm chức năng thận giai
đoạn tiền lâm sàng.
NGAL (Neutrophil gelatinase associated lipocalin)
Là protein hiện diện trong các tế bào bạch
cầu được hoạt hóa, các cơ quan biểu mô ống
thận, được xem là dấu ấn sinh học mới trong
chẩn đoán tổn thương thận cấp (Acute Kidney
Disease - AKI), tăng nhanh trong nước tiểu và
máu hơn so với creatinin. Nhiều nghiên cứu
lâm sàng cho thấy hiệu quả của NGAL giúp
phát hiện sớm AKI ở các trường hợp: can
thiệp động mạch vành qua da, bệnh thận mạn
tính, trẻ em và người lớn sau phẫu thuật có hỗ
trợ tuần hoàn ngoài cơ thể, ghép thận, bệnh
suy tim, nhiễm trùng(4).
Ngoài ra, các dấu ấn sinh học khác đánh giá
chức năng thận bao gồm Beta 2 Microglobulin
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 10
(B2M), Interleukin-18 (lL-18), Kidney Injury
Molecule-1 (KIM-1)(26).
Độ thanh lọc creatinin ước đoán dựa vào
công thức của Cockroft-Gault
Năm 1976, Cockcroft và Gault(3) nghiên
cứu 249 người trưởng thành đã thiết lập
công thức ước đoán độ thanh lọc (ĐTL)
creatinin dựa vào Scr, tuổi, giới tính.
ĐTL creatinin ước đoán (mL/ph) =
(140 - tuổi) x cân nặng cơ thể (kg)
72 x Scr (mg/dl)
(Nữ: x 0,85)
Tuy nhiên, phương pháp này không chính
xác bằng phương pháp thu thập nước tiểu 24h.
- Hệ số thanh lọc creatinin nội sinh ước đoán
cho kết quả cao hơn hệ số thanh lọc creatinin nội
sinh thực ở bệnh nhân suy thận. Suy thận càng
nặng thì độ chênh lệch càng lớn, vì sự bài tiết
creatinin ở ống thận tăng và mất creatinin qua
ruột. Hơn nữa, từ tuổi 40 trở lên thì độ lọc cầu
thận giảm dần cho đến ngoài độ tuổi 50 thì số
lượng nephron giảm từ 1-30%. Trong khi đó, ở
trẻ em thì nồng độ creatinin tăng dần do khối
lượng cơ tăng theo tuổi. Do vậy, sử dụng công
thức trên sẽ có thể dẫn đến đánh giá sai độ lọc
cầu thận.(3)
Cho nên, phương pháp này chỉ làm cho
những trường hợp đặc biệt (không thể thu được
nước tiểu trong 24h) và kết quả của nó về độ lọc
cầu thận không thể là cơ sở chính để chẩn đoán
và chỉ định điều trị (lọc máu hay ghép thận).
Công thức ước đoán độ lọc cầu thận dựa vào
creatinine và cystatin C huyết thanh
Lịch sử phát triển, ưu và khuyết điểm của công
thức MDRD và CKD-EPI
Công thức MDRD (Modification of Diet in
Renal Disease): Dựa trên nghiên cứu MDRD
thiết lập năm 1999 trên 1628 bệnh nhân bệnh
thận mạn, Levey và cộng sự đã đưa ra công thức
MDRD, được xem là công thức đầu tiên được
ứng dụng rộng rãi do có hiệu chỉnh xét nghiệm
(đến năm 2006 công thức này được điều chỉnh
theo IDMS traceable creatinine), được NKF-
KDOQI 2002 đề nghị sử dụng(13,14,15). Đây là công
thức đơn giản và hiệu quả giúp phát hiện bệnh
thận mạn đối với các đối tượng có nguy cơ cao
(đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,
gia đình có tiền sử bệnh thận) cũng như theo dõi
các bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh thận
mạn. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng công thức này
trên các đối tượng có độ tuổi từ 18-70, có chức
năng thận ổn định với eGFR < 60 mL/phút/1,73
m2. Không nên áp dụng công thức này trên các
đối tượng có ảnh hưởng đến khối lượng cơ quá
mức hoặc ăn kiêng (người cụt chi, liệt chi, thể
hình, hoặc béo phì; bệnh nhân mắc bệnh giảm
khối lượng cơ, hoặc rối loạn thần kinh cơ, hoặc
dinh dưỡng kém, chế độ ăn ít thịt)
Công thức MDRD
GFR (mL/phút/1,73 m2) = 175 × (Scr)-1,154 ×
(Tuổi)-0,203 × (0,742 nếu là nữ) × (1,212 nếu là
Mỹ da đen)(14)
Công thức CKD-EPI: bao gồm CKD-EPI
creatinine, CKD-EPI cystatin C và CKD-EPI
creatinine- cystatin C
Năm 2008, Stevens và cộng sự nghiên cứu
trên 3418 đối tượng bệnh thận mạn, đã thiết lập
nên 2 công thức ước đoán CKD-EPI cystatin C
2008 và CKD-EPI creatinine-cystatin C 2008 và
nhận thấy rằng công thức phối hợp CKD-EPI
creatinine-cystatin C 2008 đánh giá độ lọc cầu
thận tốt hơn so với các công thức ước đoán đơn
thuần chỉ dựa vào creatinine hoặc cystatin C(25).
Công thức này được Inker và cộng sự hiệu chỉnh
theo xét nghiệm (Re-expressed for use with
IFCC-traceable cystatin C assay in 2011), và do
đó ra đời công thức ước đoán CKD-EPI cystatin
C 2011 và CKD-EPI creatinine-cystatin C 2011(11) .
Đến năm 2009, chính nhóm nghiên cứu do
Levey và cộng sự thực hiện trên 12150 đối tượng
trong dân số rộng rãi đã khắc phục nhược điểm
của công thức MDRD, có thể đánh giá trên các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Tổng Quan
Chuyên Đề Nội Khoa 11
đối tượng có độ lọc cầu thận > 60 mL/phút/1,73
m2. Công thức này được KDIGO 2013 đề nghị sử
dụng(15).
Năm 2012, Inker và cộng sự nghiên cứu trên
6471 đối tượng trong rộng rãi dân số, đã cải tiến
công thức ước đoán CKD-EPI cystatin C 2011 và
CKD-EPI creatinine-cystatin C 2011 thành công
thức ước đoán ước đoán CKD-EPI cystatin C
2012 và CKD-EPI creatinine-cystatin C 2012 có
thể ứng dụng tốt trên cả độ lọc cầu thận lớn hơn
và nhỏ hơn 60 mL/phút/1,73 m2, được KDIGO
2013 đề nghị sử dụng(12).
Bảng 1: Công thức CKD-EPI creatinin 2009, CKD-EPI cystatin C 2012, CKD-EPIcreatinin-cystatin C
2012(12,15).
Tên công thức và
giới tính
Scr
(mg/dL)
Scys C
(mg/L)
Công thức ước đoán ĐLCT
CKD-EPI creatinin 2009
Nữ ≤ 0,7 GFR = 144 × (Scr/0,7)-0.329× 0,993tuổi [x1,159 nếu da đen]
Nữ > 0,7 GFR = 144 × (Scr/0,7)-1,209× 0,993 tuổi [x1,159 nếu da đen]
Nam ≤ 0,9 GFR = 141 × (Scr/0,9)-0.411× 0,993 tuổi [x1,159 nếu da đen]
Nam > 0,9 GFR = 141 × (Scr/0,9)-1,209× 0,993 tuổi [x1,159 nếu da đen]
CKD-EPI cystatin C 2012
Nữ hoặc nam ≤ 0,8 GFR = 133 × (Scys/0,8)-0.499× 0,996 tuổi [x 0,932 nếu là nữ]
Nữ hoặc nam > 0,8 GFR = 133 × (Scys/0,8)-1,328× 0,996 tuổi [x 0,932 nếu là nữ]
CKD-EPI creatinin-cystatin C 2012
Nữ ≤ 0,7 ≤ 0,8 GFR = 130× (Scr/0,7)-0,248x(Scys/0,8)-0.375× 0,995tuổi [x1,08 nếu da đen]
> 0,8 GFR = 130× (Scr/0,7)-0,248x(Scys/0,8)-0.711× 0,995 tuổi [x1,08 nếu da đen]
Nữ > 0,7 ≤ 0,8 GFR = 130× (Scr/0,7)-0,601x(Scys/0,8)-0.375× 0,995 tuổi [x1,08 nếu da đen]
> 0,8 GFR = 130× (Scr/0,7)-0,601x(Scys/0,8)-0.711× 0,995 tuổi [x1,08 nếu da đen]
Nam ≤ 0,9 ≤ 0,8 GFR = 135× (Scr/0,9)-0,207x(Scys/0,8)-0.375× 0,995 tuổi [x1,08 nếu da đen]
> 0,8 GFR = 135× (Scr/0,9)-0,207x(Scys/0,8)-0.711× 0,995 tuổi [x1,08 nếu da đen]
Nam > 0,9 ≤ 0,8 GFR = 135×(Scr/0,9)-0,601 x(Scys/0,8)-0.375× 0,995 tuổi [x1,08 nếu da đen]
> 0,8 GFR = 135× (Scr/0,9)-0,601x(Scys/0,8)-0.711× 0,995 tuổi [x1,08 nếu da đen]
Một nghiên cứu về các công thức ước đoán
độ lọc cầu thận trong kỷ nguyên chuẩn hóa về
creatinine bao gồm tập hợp 12 công trình trên
12898 đối tượng chủ yếu ở các nước Bắc Mỹ,
Châu Âu và Úc cho thấy cả công thức CKD-EPI
và MDRD đều không phải là tối ưu nhất áp
dụng cho tất cả các dân tộc và các giai đoạn của
độ lọc cầu thận. Khi sử dụng một công thức đơn
thuần đòi hỏi phải kết hợp cả giá trị giới hạn trên
và dưới. Trong thực hành, công thức CKD-EPI
được ưa chuộng hơn(5). Trong các nghiên cứu
đánh giá độ lọc cầu thận trên người hiến thận,
hay trên bệnh nhân sau ghép thận có tiểu đạm
tại bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho thấy kết quả
tương tự, công thức CKD-EPI creatinine-cystatin
C có giá trị hơn so với các công thức ước đoán
chỉ đơn thuần dựa vào creatinine hoặc cystatin C
huyết thanh.
Các công thức ước đoán độ lọc cầu thận khác dựa
vào Scr
Công thức Mayo Quadratic(22)
eGFR= exp(1,911+5,249/Scr –2,114/(Scr)2 –
0,00686 x tuổi –[0,205 nếu là nữ])
Công thức Schwartz dùng ước đoán độ lọc
cầu thận cho trẻ nhỏ < 18 tuổi(23):
eGFR = k x chiều cao/Scr
Với k thay đổi tùy thuộc:
+ Trong năm đầu tiên sau sinh, k = 0,33 nếu
trẻ đẻ non, k = 0,45 nếu trẻ sinh đủ tháng.
+ Đối với trẻ từ 1-12 tuổi, k = 0,55
Năm 2009, công thức này được điều chỉnh lại
với k= 0,43 với điều kiện Scr được hiệu chỉnh và
phối hợp với ScysC.
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 12
Bảng 2: Các công thức ước đoán độ lọc cầu thận khác dựa vào cystatin C huyết thanh
Tên công thức Công thức
Arnad Dade GFR = 74,835/(CysC
1,333
)
Filler and Lepage GFR = 91,62 x (1/CysC)
1,123
Grubb et al Eqn 1 = 99,19 x CysC
-1,713
(x 0,823 nếu là nữ)
Eqn 2 = 86,49 x CysC - 1,686 (x 0,948 nếu là nữ)
Hoek et al GFR = (80,35/CysC) – 4,32
Larsson et al GFR = 77,24 x CysC
-1,2623
(PENIA)
GFR = 99,43 x CysC
-1,5837
(PETIA)
Le Bricon et al GFR = [78 x (1/CysC)] + 4
Macisaas et al GFR = 84,6/CysC – 3,2
Orebro-cyst GFR = (100/CysC) – 14
Rule et al GFR = 76,6 x CysC
-1,16
Steven et al Eqn 1: GFR = 76,7 x CysC
-1,19
Eqn 2: GFR = 127,7 x CysC
-1,17
x tuổi
-0,13
x 0,91 (nếu là nữ) x 1,06 (nếu là da đen)
Phương pháp đo độ lọc cầu thận bằng dược chất
phóng xạ
Đây là phương pháp đưa các dược chất
phóng xạ (DCPX) vào cơ thể người để xạ hình
các cơ quan. Các DCPX phải được lựa chọn sao
cho khi vào cơ thể nó chỉ tập trung vào cơ quan
cần ghi hình, ít hoặc không tập trung phóng xạ ở
các tổ chức hay cơ quan khác và phải được lưu
giữ ở đó một thời gian đủ dài. Sự phân bố không
gian của DCPX này sẽ được ghi thành hình ảnh
thông qua các thiết bị thu nhận như máy
Gamma Camera, SPECT, SPECT/CT, PET và
PET/CT cho hình ảnh thu được có tính đặc hiệu
của cơ quan cần nghiên cứu(8,9).
Ghi hình chức năng thận bao gồm chụp
hình thận hàng loạt và lập thận đồ đồng vị. Xạ
hình thận chức năng giúp thăm dò chức năng
thận để góp phần nâng cao hiệu quả trong công
tác chẩn đoán các bệnh lý thận và đường tiết
niệu bao gồm: ghi hình chức năng (functional
agcut), ghi hình thái thận (morphologic agcut).
* Ghi hình chức năng
Những chất phóng xạ được dùng trong ghi
hình chức năng có tính chất hấp thu và thải trừ
nhanh gồm: 131I hippuran, Tc-99m DTPA
(technetium- 99m diethylene
triaminepentoacetic acid). Trước đây, hippuran
được dùng phổ biến trong kinh điển để thăm dò
chức năng thận, nhưng phải dùng với liều cao
nên có một lượng gamma quá lớn cho bệnh
nhân và ghi hình xạ chất lượng không cao. Ngày
nay, chất Tc-99m MAG 3 thay hippuran được
hấp thu rất nhanh vào hồng cầu và cho hình ảnh
rất rõ nên được dùng rộng rãi. Trong khi đó, Tc-
99m DTPA thoát ra khỏi huyết tương hầu như
duy nhất bằng một cách lọc qua cầu thận, do đó
đánh giá độ lọc cầu thận tốt nhất.
Chỉ định: xạ hình thận chủ yếu được ứng
dụng để xác định chức năng hơn là khảo sát
hình thể, bao gồm lưu lượng tưới máu và chức
năng thận, bệnh thận tắc nghẽn (test lasix), chức
năng thận ghép, chức năng của thận người cho,
tăng huyết áp do bệnh lý mạch máu thận (test
Captopril). Đối với thận sau ghép: đánh giá tình
trạng tưới máu của quả thận ghép và chức năng
ống thận (nhất là các trường hợp ghép thận từ
người cho chết não hoặc người cho tim ngừng
đập), có thể phát hiện các biến chứng ngoại khoa
sớm với các trường hợp ghép mạch máu thận
với các mạch máu chậu (tình trạng tưới máu của
tất cả các phần của quả thận được ghép, tình
trạng tắc mạch của quả thận được ghép, gây rò rỉ
làm cho chất phóng xạ thoát ra ngoài đường
niệu (bằng nước tiểu có chất đồng vị phóng xạ ra
chỗ rò...).
Dược chất phóng xạ sử dụng
Có nhiều loại dược chất được sử dụng, tùy
thuộc vào mục đích thực hiện xạ hình thận.
DCPX khu trú tại thận nhờ các cơ chế: lọc qua
cầu thận, bài tiết qua ống thận, dính kết tại tế bào
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Tổng Quan
Chuyên Đề Nội Khoa 13
ống thận, và có thể phối hợp nhiều cơ chế trên.
Các loại dược chất phóng xạ: Tc-99m DTPA,
I-131 (I-123) OIH, Tc-99m MAG3, Tc-99m
DMSA, Tc-99m GH(17,18).
TÓM LẠI
Trong thực hành Y khoa nói chung và trong
Thận học nói riêng, việc chẩn đoán bệnh lý là rất
quan trọng, đòi hỏi cần phải nắm rõ tình trạng
sức khỏe cũng như các trạng thái sinh lý của
bệnh nhân. Do bệnh thận mạn thường âm thầm
không triệu chứng nên việc xác định bệnh nên
thực hiện càng sớm càng tốt. Có nhiều phương
pháp thăm dò chức năng thận, tuy nhiên, vấn đề
là chọn lọc phương pháp nào thích hợp nhất,
không có một công thức nhất định. Tuỳ theo
bệnh cảnh lâm sàng, tùy tình hình thực tế, tuỳ
theo điều kiện hoàn cảnh mà áp dụng phương
pháp sao cho phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arendshorst WJ, Gottschalk CW (1985), “Glomerular
ultrafiltration dynamics: historical perspective”, Am J Physiol
248, pp 163-174.
2. Brenner BM, Hummes HD, (1977), “Mechanics of glomerular
ultrafiltration”, New England Journal of Medicine, 297, pp.
148-154. (Cô Hương -48)
3. Cockcroft DW, Gault MH (1976), “Prediction of creatinin
clearance from serum creatinin”, Nephron, 16(1), pp. 31 – 41.
4. Donadio C (2014), “Effect of glomerular filtration rate
impairment on diagnostic performance of neutrophil
gelatinase-associated lipocalin and B-type natriuretic peptide
as markers of acute cardiac and renal failure in chronic kidney
disease patients”, Crit Care, 18(1), p. R39.
5. Earley A, Miskulin D, Lamb EJ, Levey AS, Uhlig K (2012),
“Estimating Equations for Glomerular Filtration Rate in the
Era of Creatinine Standardization: A Systematic Review”, Ann
Intern Med, 156 (11): 785-795.
6. Eaton DC, Pooler JP (2009), “Chapter 1: Renal Function,
Anatomy and Basic Processes”, Vander’s Renal Physiology, 7th
ed., Mc Graw Hill & Lange, pp. 1-23.
7. Ganong WF (1989), “Renal function and Micturition”, Review
of Medical Physiology, 14th ed., Appleton & Lange, Ch.17, pp.
233-265.
8. Gates GF (1982), “Glomerular filtration rate: estimation from
fractional renal accumulation of 99m- Tc- DTPA”, American
Journal of Radiology, 138, pp. 565 - 570.
9. Gates GF (1983), “Split renal function testing using Tc-99m-
DTPA a rapid technique for determining differential
glomerular filtration”, Clinical Nuclear Medicine, 8: 400 - 407.
10. Guyton AC, (2006), “Urine formation by the kidney: Chapter
I. Glomerular filtration, Renal blood flow, and their control”,
Textbook of Medical Physiology, 11th ed., W.B. Saunders Co,
Philadelphia, pp. 307-326.
11. Inker LA, et al (2011), “Estimating GFR using the Chronic
Kidney Disease Epidemiology Collaboration (CKD-EPI)
creatinin equation: Better risk Predictors”, Am J Kidney Dis, 58,
pp. 682 - 684.
12. Inker LA, et al (2012), “Estimating glomerular filtration rate
from serum creatinin and cystatin C”, N Engl J Med, 367, pp.
20 -29.
13. Levey AS, et al (1999), “A more accurate method to estimate
glomerular filtration rate from serum creatinin: a new
prediction equation. Modification of Diet in Renal Disease
Study Group”, Ann Intern Med, 130, pp. 461 - 70.
14. Levey AS, et al (2006), “Using Standardized Serum Creatinin
Values in the Modification of Diet in Renal Disease Study
Equation for Estimating Glomerular Filtration Rate”, Ann
Intern Med, 145, pp. 247 - 254.
15. Levey AS, et al (2009), “A new equation to estimate
glomerular filtration rate”, Ann Intern Med, 150(9), pp. 604 - 12.
16. Maddox DA, Brenner BM, (2000), “Glomerular
ultrafiltration”, The Kidney, Vol.1, 6th ed., Saunders Co., Ch.8,
pp. 319-374.
17. Mai Trọng Khoa (2012), “Chẩn đoán bệnh lý thận và đường
tiết niệu”, Y học hạt nhân, Nhà xuất bản Y học, tr. 239-251.
18. Nguyễn Xuân Phách (2012), “Nghiên cứu về thận”, Y học hạt
nhân trong chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học, Nhà xuất
bản y học, tr. 216-229.
19. Perkins BA, et al (2005), “Detection of renal function decline in
patients with diabetes and normal or elevated GFR by serial
measurements of serum cystatin C concentration: results of a
4-year follow-up study”, J. Am. Soc. Nephrol., 16(5), pp. 1404 –
1412.
20. Phạm Đình Lựu (2009), “Sự lọc ở cầu thận”, Sinh lý học Y khoa,
Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, NXB Y học chi nhánh Tp Hồ
Chí Minh, Tập 1, Chương 5, tr. 241-249.
21. Pitts RF, (1963), “Element of renal function”, Physiology of
Kidney and Body Fluids, 1st ed., Year book medical publishers,
Ch.3, pp 42-51.
22. Rule AD, et al (2004), “Using serum creatinin to estimate
glomerular filtration rate: accuracy in good health and in
chronic kidney disease”, Annals of Internal Medicine, 141(12),
pp. 929 – 37.
23. Schwartz GJ, et al (2009), “New equations to estimate GFR in
children with CKD”, Journal of the American Society of
Nephrology, 20(3), pp. 629 – 637.
24. Shlipak MG (2007), “Cystatin C as a marker of glomerular
filtration rate in chronic kidney disease: influence of body
composition”, Nat Clin Pract Nephrol, 3(4), pp. 188 – 189.
25. Stevens LA, et al (2008), “Estimating GFR using serum
cystatin C alone and in combination with serum creatinin: a
pooled analysis of 3,418 individuals with CKD”, Am. J. Kidney
Dis, 51(3), pp. 395 – 406.
26. Wasunga ME, Chawlab LS, and Maderoa M (2015),
“Biomarkers of renal function, which and when?” Clinica
Chimica Acta, 438, pp. 350-357.
Ngày nhận bài báo: 20/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_phuong_phap_danh_gia_do_loc_cau_than.pdf