Tài liệu Các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) hướng đến hợp tác phát triển bền vững - Nguyễn Tú Trinh: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5(30) - Thaùng 7/2015
65
Các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS)
hướng đến hợp tác phát triển bền vững
The MeKong subregion countries of expansion (GMS) towards sustainable
development cooperation
ThS. Nguyễn Thị Tú Trinh
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
M.A. Nguyen Thi Tu Trinh
University of Social Sciences and Humanities – National University Ho Chi Minh City
Tóm Tắt
Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và là mục tiêu quan trọng ở
các quốc gia, khu vực. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc “Biến chiến lược phát
triển bền vững thành hiện thực trên trên phạm vi toàn cầu”, hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa
ra những chiến lược, những hành động cụ thể về phát triển bền vững. Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng
(GMS) cũng nằm trong xu thế này. Đặc biệt, các nước trong Tiểu vùng có chung dòng sông Mê Kông sẽ
mang lại nhi...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) hướng đến hợp tác phát triển bền vững - Nguyễn Tú Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5(30) - Thaùng 7/2015
65
Các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS)
hướng đến hợp tác phát triển bền vững
The MeKong subregion countries of expansion (GMS) towards sustainable
development cooperation
ThS. Nguyễn Thị Tú Trinh
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
M.A. Nguyen Thi Tu Trinh
University of Social Sciences and Humanities – National University Ho Chi Minh City
Tóm Tắt
Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và là mục tiêu quan trọng ở
các quốc gia, khu vực. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc “Biến chiến lược phát
triển bền vững thành hiện thực trên trên phạm vi toàn cầu”, hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa
ra những chiến lược, những hành động cụ thể về phát triển bền vững. Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng
(GMS) cũng nằm trong xu thế này. Đặc biệt, các nước trong Tiểu vùng có chung dòng sông Mê Kông sẽ
mang lại nhiều lợi ích về phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, thương mại, giao thông vận tải Do đó,
việc hợp tác khai thác dòng sông một cách hợp lý, lâu dài, hướng đến phát triển bền vững là vấn đề
quan trọng của các quốc gia.
Từ khóa: phát triển bền vững, Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, hợp tác, môi trường
Abstract
Sustainable development is one of the millennium goals of the world and is an important target in the
country and region. Responding to the call of the UN Secretary General “Turn sustainability strategy
into reality on on a global scale”, hundreds of countries and regions have launched the strategy, specific
actions about sustainable development. Mekong Sub-region (GMS) is also located in this trend. In
particular, countries in the sub-region that share the Mekong River will bring many benefits for
economic development, culture, tourism, trade, transport... So, the cooperative exploitation of river in
long-tern and in a reasonable manner, long-term, towards sustainable development is a matter of
national importance.
Keywords: sustainable development, Mekong Sub-region expansion, cooperation, environment
Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng
(Greater Mekong Subregion - GMS) được
thành lập vào năm 1992 theo đề xuất sáng
kiến của Ngân hàng phát triển Châu Á
(Asian Development Bank - ADB). Tiểu
vùng bao gồm các nước và vùng lãnh thổ:
Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanma và tỉnh Vân Nam Trung Quốc
(Trung Quốc tuy có một tỉnh thuộc không
gian của Tiểu vùng nhưng Trung Quốc
tham gia Tiểu vùng với tư cách một quốc
gia). Năm 2002, theo đề nghị của Trung
Quốc, tỉnh Quảng Tây được tham gia vào
các hoạt động của GMS. Mục đích hợp tác
66
phát triển của GMS nhằm chia sẻ hài hòa
lợi ích của mỗi nước mà không gây tổn hại
lẫn nhau, hướng đến một khu vực phát
triển bền vững. Hoạt động hợp tác của
GMS chủ yếu diễn ra trên các lĩnh vực:
Giao thông vận tải; Năng lượng; Thương
mại, đầu tư; Du lịch; Phát triển nguồn nhân
lực; Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Quản lý nguồn nước; Môi trường. Hiện nay
các nước trong GMS đang thay đổi chiến
lược hợp tác để khẳng định vai trò, vị trí
của mình và tăng cường hơn nữa các hoạt
động hợp tác tiểu vùng.
1. Khái niệm phát triển bền vững
và những hành động của thế giới về
phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất
hiện lần đầu tiên trong ấn phẩm Chiến lược
bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên Quốc tế - IUCN (International Union
for Conservation of Nature and Natural
Resources)) với nội dung rất đơn giản: "Sự
phát triển của nhân loại không thể chỉ chú
trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn
trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và
sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Sau đó đến năm 1987 khái niệm này
được sử dụng phổ biến rộng rãi trong Báo
cáo Brundtland khi cho rằng: “Phát triển
bền vững là sự phát triển đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn
hại đến khả năng của các thế hệ tương
lai”. Đây là “khái niệm khá linh hoạt,
không bị gò bó, không có tính cụ thể rõ rệt
nhưng có thể diễn giải, vận dụng theo
nhiều cách khác nhau trong những lĩnh vực
và điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Đây cũng là
một định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất
hiện nay” 2,57. Như vậy, báo cáo
Brundtland đã cảnh báo về mối hiểm họa
của môi trường trên thế giới và kêu gọi
toàn thế giới hãy hành động để bảo vệ môi
trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững
cho các thế hệ tương lai.
Xuất phát từ lời cảnh báo, năm 1992
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất của Liên
hợp quốc về Môi trường và Phát triển được
tổ chức ở Rio de Janeiro đề ra một Chương
trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI,
được gọi là Chương trình nghị sự 21 với
nội dung bảo vệ môi trường để phát triển
bền vững. Hội nghị đề ra 27 nguyên tắc về
phát triển bền vững của Thế giới, nhấn
mạnh quyền lợi và trách nhiệm của các
quốc gia đối với vấn đề môi trường, khẳng
định quan điểm phát triển theo phương
thức đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công
bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và bền vững về môi trường, coi
con người là trung tâm của những mối
quan hệ về sự phát triển lâu dài.
Mặc dù sự cố gắng của Liên hợp quốc
và hàng loạt các công ước quốc tế đã thông
qua nhưng dường như việc bảo vệ môi
trường để phát triển bền vững trên phạm vi
toàn cầu là hết sức khó khăn. Trong Hội
nghị toàn cầu cấp Bộ trưởng Môi trường
được triệu tập tại Malmo (Thụy Điển) vào
tháng 5 năm 2000, các đại biểu đã thẳng
thắn nêu ra những thách thức môi trường
mà thế giới đang phải đối mặt. Đó là thách
thức trong việc thực thi các cam kết và
hành động khi thực hiện phát triển bền
vững, là việc môi trường và tài nguyên trên
trái đất đang tiếp tục xấu đi đến mức báo
động. Do vậy, đến năm 2002, Hội nghị
Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền
vững được tổ chức tại Johannesburg, tư
tưởng phát triển bền vững được nhận thức
sâu hơn và nâng lên thành nhiều chủ
rương, biện pháp mới. Hội nghị này nhận
định rằng các vấn đề môi trường trên thế
67
giới là hậu quả của việc bùng nổ dân số
toàn cầu, của việc tiêu thụ ngày càng nhiều
tài nguyên, của các mục tiêu kinh tế ngắn
hạn, quá chú trọng lợi nhuận dẫn đến lãng
phí nghiêm trọng các nguồn lực thiên
nhiên. Đây là Hội nghị lần đầu tiên có sự
tham gia đông đảo của các quốc gia, các
nguyên thủ trên thế giới. Đặc biệt tại Hội
nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng
là “Tuyên bố chính trị” và “Kế hoạch thực
hiện” nhằm khẳng định lại những nguyên
tắc cơ bản về phát triển bền vững tại Hội
nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro (1992) và
sự cam kết của các nước đối với việc xây
dựng ba trụ cột của phát triển bền vững là
phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo
vệ môi trường. Theo nội dung của hai văn
kiện cho rằng:
- Phát triển bền vững về kinh tế là lấy
các chỉ số phát triển kinh tế làm thước đo:
bảo đảm tốc độ tăng trưởng ổn định trong
thời gian tương đối dài và không ngừng
nâng cao chất lượng tăng trưởng.
- Phát triển bền vững về xã hội là
hướng tới các các tiêu chí về mặt xã hội,
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa
đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh và phúc
lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
con người.
- Phát triển bền vững về môi trường là
sự phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với
việc bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên.
“Trong quá trình phát triển, con người phải
biết khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ, chăm sóc, tái tạo
tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giữ gìn
cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học, hạn
chế tối đa tình trạng tàn phá tự nhiên, gây ô
nhiễm môi trường”. 2,59
Trên đây là ba trụ cột cơ bản của vấn
đề phát triển bền vững. Giữa các bộ phận
này không tách rời, biệt lập mà có mối
quan hệ biện chứng, tác động, ràng buộc
lẫn nhau trong một thể thống nhất hữu cơ.
Bất cứ quan điểm phiến diện, cực đoan nào
quá đề cao, tuyệt đối hóa mặt này mà xem
nhẹ mặt khác sẽ dẫn tới sai lầm trong nhận
thức cũng như trong hành động về phát
triển bền vững.
Tóm lại, từ mục tiêu của việc bảo vệ
môi trường, phát triển bền vững đã trở
thành mục tiêu thiên niên kỷ của toàn cầu
và đang dần trở thành xu thế tất yếu trong
tiến trình phát triển của xã hội loài người.
Trong quá trình thực hiện phát triển bền
vững có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài
hòa tất cả các mặt của sự phát triển: kinh
tế, xã hội, môi trường nhằm đáp ứng nhu
cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho
việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai.
2. Các nước Tiểu vùng sông Mê Kông
mở rộng hướng đến hợp tác phát triển
bền vững
2.1 Khái quát Tiểu vùng sông Mê Kông
mở rộng (GMS)
Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng
(Greater Mekong Subregion – GMS) được
hình thành vào năm 1992 theo sáng kiến
của Ngân hàng phát triển châu Á (Asian
Development Bank - ADB). Nơi đây có
diện tích 2,6 triệu km2 và dân số khoảng
trên 325 triệu người, đa sắc tộc và có các
nền văn hóa rất phong phú. Ban đầu, GMS
bao gồm các nước nằm trong lưu vực sông
Mê Kông: Việt Nam, Lào, Campuchia,
Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam
(Trung Quốc), năm 2004 có thêm tỉnh
Quảng Tây (Trung Quốc) tham gia vào. Sở
dĩ GMS được thành lập vì giữa các nước có
chung dòng sông Mê Kông giàu tài nguyên
thiên nhiên, có điều kiện tự nhiên rất thuận
lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
Mục tiêu hoạt động của GMS là mong
68
muốn các nước trong GMS hợp tác trên tinh
thần xây dựng và cùng có lợi để phát triển
bền vững, sử dụng, bảo vệ và quản lý tài
nguyên nước và các tài nguyên liên quan
của Lưu vực sông Mê Kông. Từ mục tiêu
đó, các nước GMS đã thông qua những
nguyên tắc chung trong quan hệ hợp tác .
Đó là: hợp tác phải tạo điều kiện duy trì
tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống
của nhân dân trong Tiểu vùng; Các dự án
có thể thu hút một số quốc gia trong Tiểu
vùng và không nhất thiết phải bao gồm cả
6 nước; Khuyến khích tài trợ cho các dự án
Tiểu vùng từ nguồn vốn Chính phủ và Tư
nhân; Các dự án hợp tác sẽ không làm tổn
hại lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, bất kể
lợi ích hiện có hoặc sẽ có trong tương lai.
Với những mục tiêu và nguyên tắc đặt
ra, có thể thấy các nước trong GMS đã
không ngừng nỗ lực trong việc hướng tới
xây dựng một khu vực GMS ngày càng
phát triển bền vững.
2.2 Các nước GMS tăng cường
hợp tác phát triển bền vững
Bước sang đầu thế kỷ XXI, hợp tác
phát triển bền vững trong GMS ngày càng
có nhiều chuyển biến tích cực và đi vào
chiều sâu thực chất, hiệu quả hơn. Để đẩy
mạnh hợp tác phát triển bền vững, các
nước GMS đã tiến hành tổ chức nhiều Hội
nghị cấp cao. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất
Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS –
1) tổ chức tại Phnôm Pênh năm 2002 và
GMS – 2 tổ chức tại Côn Minh (Trung
Quốc) năm 2005 đã “nêu ra những nguyên
tắc hợp tác, đặt nền móng cho tầm nhìn về
một tiểu vùng hội nhập, hòa hợp và thịnh
vượng chung” 1,107.
Hội nghị cấp cao GMS – 3 tổ chức tại
Viên Chăn năm 2008 với chủ đề “Tăng
cường cạnh tranh thông qua kết nối sâu
rộng hơn”, trên cơ sở đánh giá những tiến
triển trong hợp tác đã vạch ra kế hoạch
hành động phát triển bền vững GMS giai
đoạn 2008 – 2012”. Hội nghị tập trung thảo
luận 6 nội dung chính: Tăng cường kết nối
giao thông; Thuận lợi hóa thương mại và
giao thông; Hợp tác giữa khu vực nhà nước
và khu vực tư nhân để tăng cường thương
mại và đầu tư GMS; Đào tạo nguồn nhân
lực để nâng cao khả năng cạnh tranh; Hợp
tác, phát triển GMS.
Gần đây nhất là Hội nghị Thượng đỉnh
các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng
(GMS – 4) tổ chức tại thủ đô Nay Pyi Taw,
Cộng hòa Liên bang Myanmar vào ngày
20/12/2011. Với chủ đề “Hướng tới một
thập kỷ mới về quan hệ đối tác GMS”, Hội
nghị đã kiểm điểm lại kết quả đạt được trong
hợp tác GMS thời gian qua và đề ra định
hướng cho hợp tác trong 10 năm tới. Các
nhà Lãnh đạo GMS đã bày tỏ hài lòng về
những kết quả đạt được trong việc triển khai
các hoạt động và chương trình hợp tác của
Khung Chiến lược hợp tác Tiểu vùng GMS
giai đoạn 2002 – 2012, nhất là trong các lĩnh
vực hợp tác về: Giao thông, năng lượng,
thông tin, thuận lợi hóa thương mại và đầu
tư, nông nghiệp, du lịch, môi trường
Đặc biệt, để quản lý nguồn nước sông
Mê Kông không bị ảnh hưởng từ những tác
động bên ngoài, các nước GMS đã thống
nhất đưa ra tuyên bố chung về các mục
tiêu, nguyên tắc sao cho phù hợp với mục
tiêu, nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp
quốc và luật pháp quốc tế. Cụ thể:
Về lĩnh vực hợp tác phát triển bền
vững: Các nước thống nhất hợp tác trong tất
cả các lĩnh vực phát triển bền vững, sử dụng,
quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và các tài
nguyên liên quan của lưu vực sông Mê
Kông, bao gồm các lĩnh vực chính như: thuỷ
điện, giao thông thuỷ, kiểm soát lũ, thuỷ sản
và du lịch, giảm tới mức thấp nhất các ảnh
69
hưởng có hại gây ra bởi các hiện tượng tự
nhiên và các hoạt động của con người.
Về vấn đề bảo vệ môi trường và cân
bằng sinh thái: Các nước GMS cam kết bảo
vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, điều
kiện và đời sống thuỷ sinh, cân bằng sinh
thái của lưu vực sông Mê Công khỏi bị ô
nhiễm hoặc bị ảnh hưởng có hại khác do các
kế hoạch phát triển và việc sử dụng nước,
tài nguyên liên quan trong lưu vực gây ra.
Về sử dụng công bằng và hợp lý: Các
nước cam kết sử dụng nước hệ thống sông
Mê Kông một cách công bằng, hợp lý trong
lãnh thổ của mình theo hoàn cảnh và điều
kiện liên quan, cần tuân thủ quy chế sử
dụng nước và chuyển nước ra ngoài lưu
vực trong mùa mưa và mùa khô. Uỷ ban
Liên hợp sẽ thông qua các hướng dẫn về vị
trí và mức lưu lượng, theo dõi và có hành
động cần thiết để duy trì mức lưu lượng
dòng chảy theo quy định.
Về việc ngăn ngừa và ngừng ảnh
hưởng có hại: Các nước cố gắng nỗ lực
tránh, giảm thiểu tới mức thấp nhất và giảm
nhẹ các ảnh hưởng có hại xảy ra đối với môi
trường, đặc biệt đối với chất lượng nước,
các hệ sinh thái thuỷ sinh và cân bằng sinh
thái của hệ thống song do việc phát triển và
sử dụng tài nguyên nước sông Mê Kông.
Khi một hoặc nhiều quốc gia được thông
báo với những bằng chứng rõ ràng về việc
đang gây ra các thiệt hại đối với sông Mê
Công thì quốc gia hoặc các quốc gia đó phải
ngừng ngay lập tức và tìm nguyên nhân gây
hại cho tới khi nguyên nhân gây hại đó
được xác định theo quy định.
Như vậy, có thể khẳng định thông qua
những cuộc gặp gỡ cấp cao và những tuyên
bố chung về quản lý nguồn nước sông Mê
Kông cho thấy việc hướng đến hợp tác phát
triển bền vững là việc làm hết sức cần thiết
đối với các nước GMS. Các nước đã nhận
ra rằng, không thể tiếp tục hờ hững với
tương lai của chính mình, mà buộc phải
chung tay hành động vì một môi trường hòa
bình, phát triển. “Nếu như Mê Công là dòng
sông chung và đem lại nguồn lợi chung thì
rõ ràng, các nước cần phải tích cực đóng
góp vào kế hoạch hành động chung để cùng
có cách ứng xử thích hợp với “khối tài sản
chung vĩ đại” này và chỉ như vậy, dòng Mê
Công mới có thể mãi xanh” 10.
2.3 Những kết quả đạt được trong
quan hệ hợp tác phát triển bền vững của
GMS
Với những nỗ lực trong quan hệ hợp
tác của GMS thời gian qua đã đem lại
nhiều kết quả quan trọng. Thông qua các
cơ chế hợp tác, nhiều kênh và diễn đàn mới
được hình thành giúp các nước trong lưu
vực tìm kiếm những biện pháp thúc đẩy
hợp tác kinh tế, giải quyết các vấn đề
chung của khu vực và sử dụng tối đa tài
nguyên trên cơ sở thảo luận, bình đẳng, tự
nguyện và cùng có lợi.
Bên cạnh đó, trên từng lĩnh vực hợp
tác phát triển, các nước GMS còn đạt được
những thành tựu tích cực, cụ thể như:
Giao thông vận tải: Đây là lĩnh vực
hợp tác phát triển mạnh nhất. Để phục vụ
cho công tác vận chuyển, trao đổi hành hóa
và rút ngắn thời gian di chuyển của người
dân trong và ngoài tiểu vùng, nhiều tuyến
hành lang giao thông huyết mạch nối liền
giữa các nước đã triển khai thực hiện. Bao
gồm: Hành lang Đông-Tây, Hành lang
Bắc-Nam từ Côn Minh (Trung Quốc) qua
Lào đến Băng Cốc (Thái Lan) và Hành
lang phía Nam nối TP. Hồ Chí Minh -
Phnôm Pênh (Campuchia) - Băng Cốc
(Thái Lan). Trong đó “Hành lang Kinh tế
Đông-Tây là một trong những chương trình
hợp tác quan trọng nhất trong khuôn khổ
GMS. Trên đoạn Hành lang đi qua Việt
70
Nam, một loạt dự án hạ tầng quan trọng đã
được triển khai cụ thể: dự án nâng cấp
Quốc lộ 9 có tổng chiều dài 83,5km với
tổng mức đầu tư 25 triệu USD sử dụng vốn
vay ADB; dự án xây dựng hầm đường bộ
Hải Vân sử dựng vốn vay JBIC khánh
thành tháng 6/2005; dự án xây dựng cảng
Tiên Sa - Đà Nẵng và cầu Tuyên Sơn hoàn
thành tháng 2/2004 với công suất giai đoạn
1 (1999-2004) là 2,5,triệu tấn/năm và giai
đoạn 2 (2004-2010) là 4 triệu tấn/năm” 9.
Một khi các tuyến hành lang này đi vào
hoạt động sẽ là động lực cho phát triển
kinh tế, trao đổi thương mại, rút ngắn thời
gian di chuyển giữa các nước trong GMS,
đặc biệt là phát triển du lịch.
Bảng dự án rút ngắn thời gian đi lại qua các đường bộ
Dự án
Khoảng cách
(km)
Thời gian trung bình
(giờ)
Trước khi dự án
thực hiện
Sau khi dự án
thực hiện
Dự án Hành lang kinh tế Đông-Tây
Từ Savannakhet đến Dansavanh 236 10-12 4
Từ Đông Hà đến Lao Bảo 83 4 2
Tổng 319 14-16 6
Đường Phnôm Pênh – TP. Hồ Chí Minh
Từ Phnôm Pênh đến Bavet 158 7 3
Từ Mộc Bài đến TP. Hồ Chí Minh 80 4 2
Tổng 238 11 5
Nguồn: Tư vấn của ADB phỏng vấn người sử dụng, năm 2008.
Về năng lượng: Trong vài thập kỷ qua,
do các nước GMS có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao đi liền với sự gia tăng nhu cầu
về điện. Chính vì vậy đã có nhiều nhà máy
thủy điện được xây dựng tại các nước
GMS, trong đó Trung Quốc là nước có nhà
máy thủy điện được xây dựng nhiều nhất
với “25 bậc thang trên dòng chính, có tổng
cộng suất lắp máy là 25.870 MW và 120
dự án thủy điện trên các dòng nhánh với
tổng công suất lắp máy là 2.600 MW. Trên
sông Lang Thương thuộc tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc dự kiến xây dựng 15 bậc thang
thủy điện với tổng công suất lắp máy lên
đến 22.860MW, tổng dung tích chứa 52,81
tỷ m3, dung tích hữu ích 29,3 tỷ m3”6.
Ngoài ra, trong một thời gian ngắn từ
tháng 3 đến tháng 10 năm 2007, Lào và
Campuchia đã ký 12 biên bản ghi nhớ
nghiên cứu chuẩn bị xây dựng hàng loạt
các công trình thủy điện trên dòng chính hạ
lưu sông Mê Công. Trong đó có 12 dự án
thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông
Mê Kông được xây dựng tại Lào và
Campuchia (có 10 dự án ở Lào và 2 dự án
ở Campuchia). Nếu các con đập được xây
dựng tại Trung Quốc, Lào và Campuchia
sẽ đáp ứng nhu cầu thủy điện cho người
71
dân sống trong tiểu vùng. Tuy nhiên, việc
xây dựng và vận hành các công trình thủy
điện trên dòng chính sông Mê Công cũng
cần phải cân nhắc giữa các nước vì nó có
thể gây ra những tác động tiêu cực đến chế
độ dòng chảy, chất lượng nước, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của hơn
20.000 người đang sinh sống tại lưu vực
con sông này. Do đó, trước khi quyết định
triển khai các dự án thủy điện trên dòng
chính sông Mê Công cần có sự tham vấn
rộng rãi, thông tin minh bạch, sự thống
nhất chung trong nhận thức và hành động
để không ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững của các nước GMS.
Môi trường: Chương trình Môi trường
trọng điểm và Sáng kiến hành lang đa dạng
sinh học giai đoạn 1: từ năm 2006-2011 đã
được Hội nghị Bộ trưởng Môi trường các
nước GMS thông qua năm 2005 với mục
tiêu thúc đẩy hợp tác môi trường giữa các
nước GMS và giải quyết các vấn đề môi
trường trong khu vực. Chương trình tập
trung giải quyết các vấn đề: sáng kiến hành
lang đa dạng sinh học; đánh giá môi trường
chiến lược; đánh giá hiệu quả hoạt động môi
trường; tăng cường năng lực; tài chính bền
vững cho bảo tồn đa dạng sinh học và biến
đổi khí hậu. “Tổng kinh phí cho Chương
trình ước tính khoảng 36 triệu USD do Ngân
hành Phát triển Châu Á và các nước GMS
tài trợ. Hiện tại các nước đang tiếp tục triển
khai giai đoạn 2 (2014 – 2015). Trong giai
đoạn này, Chương trình được tài trợ bởi
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với
tổng tài trợ là 29 triệu USD” 8.
Nông nghiệp: Hội nghị Bộ trưởng
Tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 16
diễn ra ngày 19 – 20/8/2010 tại Hà Nội đã
thông qua Chương trình hỗ trợ nông nghiệp
giai đoạn (2011 – 2015). Chương trình
cung cấp định hướng chiến lược giúp các
nước giải quyết các vấn đề đang nổi lên đối
với sự phát triển nông nghiệp trong khu
vực tiểu vùng, cụ thể là vấn đề thương mại
nông sản và đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp. Chương trình tập trung xây dựng
tính cạnh tranh của các nước GMS trên
trường quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực
phẩm; tiếp tục hiện đại hóa thương mại
nông sản; xây dựng ngành nông nghiệp và
mạng lưới cung cấp hàng xuyên biên giới
thân thiện với môi trường hơn
Phát triển nguồn nhân lực: Khung
chiến lược Phát triển nguồn nhân lực trong
khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng và
Kế hoạch hành động (2009 – 2012) đã
được phê duyệt tại Hội nghị Bộ trưởng
GMS 15 (diễn ra từ ngày 17-19/06/2009 tại
tỉnh Petchburi, Thái Lan) và hiện đang
được các nước GMS triển khai cùng với sự
hỗ trợ vốn, kỹ thuật của Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB) và các đối tác phát
triển. Dự án có trị giá 2.050.000 USD do
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) viện
trợ không hoàn lại. Kế hoạch hành động
này tập trung giải quyết các vấn đề đáng
quan tâm trong lĩnh vực đào tạo - phát triển
kỹ năng, lao động - nhập cư, y tế và phát
triển xã hội
Du lịch: Nhờ điều kiện địa lý thuận lợi
là có chung dòng sông Mê Kông nên vấn
đề hợp tác phát triển du lịch của GMS đạt
được nhiều kết quả tích cực. Mục tiêu hợp
tác du lịch của GMS là phát triển du lịch
bền vững phục vụ xóa đói giảm nghèo và
đưa tiểu vùng thành điểm đến chung với
những sản phẩm du lịch đa dạng, chất
lượng. Với mục tiêu đó, trong những năm
qua lượng khách du lịch đến lưu vực này
không ngừng được tăng lên. Theo số liệu
thống kê “năm 2012 lượng khách du lịch
quốc tế đến khu vực GMS đạt gần 44 triệu
lượt so với chỉ tiêu 50,2 triệu lượt khách
72
đến năm 2015. Đến nay, số lượt khách đến
các nước trong khu vực này tiếp tục được
tăng lên. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2013,
tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đón gần 5,9
triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng trung
bình 15%. Tương tự, Lào đón gần 2,8 triệu
lượt, tăng 15%, trong đó lượng khách từ
Việt Nam tăng trưởng trên 22%. Trong 10
tháng năm 2013, Myanmar và Thái Lan
đều có lượng khách quốc tế đến tăng trên
20%. Cụ thể, Myanmar đón trên 450.000
lượt khách, tăng 27%; Thái Lan đón gần 22
triệu lượt, tăng trên 22%. Số lượng khách
đến Campuchia cũng tăng ở tỷ lệ gần sát
Thái Lan là 18,2% nâng số lượng khách du
lịch quốc tế đến trong 10 tháng là 3,4 triệu
lượt. Việt Nam, 11 tháng năm 2013 có 6,85
triệu lượt khách du lịch quốc tế đến, tăng
11%”5.
Với những kết quả đạt được trong
quan hệ hợp tác của GMS thời gian qua
trên các lĩnh vực đã đóng góp tích cực thúc
đẩy xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng
cách phát triển và nâng cao đời sống nhân
dân các nước trong lưu vực sông Mê Kông.
Việc nâng cấp các tuyến đường bộ, cảng
biển, đặc biệt là các hành lang kinh tế, đã
tạo thuận lợi cho các tỉnh nâng cấp cơ sở
hạ tầng dựa vào trục giao thông chính, đẩy
nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang
công nghiệp, thương mại và dịch vụ, gắn
kết phát triển với các vùng, miền thông qua
liên kết giao thông, tạo thêm nhiều việc
làm cho người dân địa phương. Nhiều địa
phương nghèo đã tận dụng tốt cơ hội từ
hợp tác tiểu vùng để vươn lên mạnh mẽ,
rút ngắn khoảng cách phát triển với các
tỉnh thành khác. Hợp tác trong lĩnh vực
môi trường, phát triển nguồn nhân lực cũng
giúp các nước Mê Kông nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân và xây
dựng mô hình phát triển bền vững.
Không chỉ bó hẹp trong phạm vi hợp
tác giữa các nước trong tiểu vùng, với vị trí
địa - chính trị - kinh tế quan trọng, trong
quá trình triển khai hợp tác, GMS còn đẩy
mạnh quan hệ hợp tác với nhiều cường
quốc lớn trên thế giới. Hiện nay, GMS đã
“chứng tỏ là một mô hình hợp tác hiệu quả
giữa các nước ASEAN với các đối tác bên
ngoài, đưa Tiểu vùng Mê Công trở thành
chiếc cầu nối với hai nền kinh tế đang nổi
lên ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.
GMS thực sự là diễn đàn của tình hữu
nghị, sự hợp tác mang lại lợi ích cho tất cả
các bên tham gia” 1,107. Cụ thể, tiểu
vùng Mê Kông đã và đang thu hút được sự
quan tâm của cộng đồng quốc tế và các đối
tác phát triển, trong đó có các nước lớn như
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và
Hàn Quốc. Một loạt cơ chế hợp tác giữa
các nước tiểu vùng sông Mê Kông và các
nước đối tác đã hình thành như: Hợp tác
sông Mê Kông – sông Hằng, Hợp tác Mê
Kông – Nhật Bản, Hợp tác các nước hạ
nguồn sông Mê Kông – Mỹ, và gần đây
nhất là Hợp tác Mê Kông – Hàn Quốc
Đánh giá những thành tựu đã đạt được
trong quan hệ hợp tác của GMS thời gian
qua, Ông Stephen Groff, Phó Chủ tịch
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phụ
trách khu vực Đông Á, Đông Nam Á và
Thái Bình Dương nhận định: “Chương
trình GMS biến đổi một tiểu vùng từng bị
cô lập một thời thành một hình mẫu hội
nhập kinh tế. Nếu các quốc gia trong GMS
tiếp tục tăng cường hợp tác, thì tương lai
sẽ là một tiểu vùng hội nhập, thịnh vượng
và hài hòa tại tâm điểm của châu lục năng
động nhất thế giới” 11.
Trong hơn thập kỷ qua, hợp tác phát
triển bền vững giữa các nước trong tiểu
vùng Mê Kông đã có những đóng góp quan
73
trọng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã
hội của các nước, góp phần làm thay đổi
diện mạo của Tiểu vùng sông Mê Kông mở
rộng. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và
phát triển như hiện nay đòi hỏi các nước
cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác tiểu
vùng sông Mê Kông mở rộng tương xứng
với tiềm năng và lợi thế của khu vực.
Trong giai đoạn tới, các nước GMS cần
tiếp tục tăng cường phối hợp, thực hiện
nhiều chính sách ở tầm vĩ mô, tìm hướng
đi thích hợp cho các cơ chế và khuôn khổ
hợp tác. Về phần mình, Việt Nam luôn coi
trọng các cơ chế hợp tác khu vực Mê Kông
và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các
nước Mê Kông cũng như các đối tác phát
triển để có những đóng góp tích cực và cụ
thể hơn nữa, hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững, hòa bình, ổn định và thịnh
vượng của khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Hữu Cát,
Nguyễn Thị Quế (2008), Hợp tác liên kết
ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt
Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.107.
2. Phạm Thị Oanh (2013), Mối quan hệ con
người – tự nhiên và phát triển bền vững ở Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia –
Sự thật, Hà Nội. tr.57, 59.
3. Nguyễn Ngọc Trân (2011), Những hòn đá nhỏ
vì sự phát triển bền vững, Nxb Trẻ.
4.
Tan-Dung-du-Hoi-nghi-cap-cao-cac-nuoc-
Tieu-vung-Me-Cong-mo-rong-lan-thu-
4/122/7582484.epi
5.
du-lich-tieu-vung-Mekong/45/12709604.epi
6. file:///C:/Users/HP/Downloads/Thuy%20dien
%20song%20Me%20Kong%20_PA3_.pdf
7. https://cmsdata.iucn.org/downloads/tiep_can_
bao_ve_mt__04122012__final.pdf
8.
su-chinh-tri/2014-08-19/29-trieu-usd-tai-cho-
cho-chuong-trinh-moi-truong-trong-diem-
giai-doan-ii-12580.aspx
9.
du-bao/phat-trien-cac-hanh-lang-kinh-te-o-
viet-nam-trong-khuon-kho-tieu-vung-song-
mekong.nd5-dt.60886.113121.html
10.
ruong/40729/Hay-vi-loi-ich-chung-tu-dong-
Mekong
11. 20 năm hợp
tác phát triển tiểu vùng Mê – kông, truy cập
ngày 14/09/2012.
Ngày nhận bài: 04/6/2015 Biên tập xong: 15/7/2015 Duyệt đăng: 20/7/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 70_5644_2221560.pdf