Các nội dung chủ yếu của một bản đề xuất dự án kinh doanh (business case)

Tài liệu Các nội dung chủ yếu của một bản đề xuất dự án kinh doanh (business case): 1 CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MỘT BẢN ĐỀ XUẤT DỰ ÁN KINH DOANH (BUSINESS CASE) 1. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN: Phần khái quát sẽ mô tả mục tiêu của dự án, thực trạng của vấn đề hay của cơ hội mà dự án nhằm nắm bắt. phần này cũng khái quát phạm vi của dự án và mô tả những gì mà đối thủ cạnh tranh hoặc các tổ chức khác thực hiện trong tình huống tương tự. Phần khái quát này cũn mô tả ngắn gọn các tác động mà dự án mang lại đối với chiến lược chung của doanh nghiệp và các rủi ro có thể có. Kết luận của phần này có thể nêu ra một số đề xuất và tác động tài chính của dự án. Phần khái quát thường được viết sau cùng, khi tất cả các phần khác của bản đè xuất đã được hoàn tất. 2. CÁC CƠ SỞ, TIỀN ĐỀ CỦA DỰ ÁN: Phần này nhằm cung cấp cho người đọc một phần giới thiệu tổng quát về chủ đề chung của bản đề xuất, đồng thời mô tả các thông tin quá khứ, hiện tại của tình hình kinh doanh dẫn đến vấn đề hoặc cơ hội kinh doanh. Vấn đề/ Cơ hội Mô tả khái quát cơ hội hoặc vấn đề mà dự án hướng đến giải quy...

docx12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nội dung chủ yếu của một bản đề xuất dự án kinh doanh (business case), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MỘT BẢN ĐỀ XUẤT DỰ ÁN KINH DOANH (BUSINESS CASE) 1. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN: Phần khái quát sẽ mô tả mục tiêu của dự án, thực trạng của vấn đề hay của cơ hội mà dự án nhằm nắm bắt. phần này cũng khái quát phạm vi của dự án và mô tả những gì mà đối thủ cạnh tranh hoặc các tổ chức khác thực hiện trong tình huống tương tự. Phần khái quát này cũn mô tả ngắn gọn các tác động mà dự án mang lại đối với chiến lược chung của doanh nghiệp và các rủi ro có thể có. Kết luận của phần này có thể nêu ra một số đề xuất và tác động tài chính của dự án. Phần khái quát thường được viết sau cùng, khi tất cả các phần khác của bản đè xuất đã được hoàn tất. 2. CÁC CƠ SỞ, TIỀN ĐỀ CỦA DỰ ÁN: Phần này nhằm cung cấp cho người đọc một phần giới thiệu tổng quát về chủ đề chung của bản đề xuất, đồng thời mô tả các thông tin quá khứ, hiện tại của tình hình kinh doanh dẫn đến vấn đề hoặc cơ hội kinh doanh. Vấn đề/ Cơ hội Mô tả khái quát cơ hội hoặc vấn đề mà dự án hướng đến giải quyết. Ví dụ: • Không đáp ứng được mức dịch vụ kỳ vọng • Chi phí dịch vụ tăng cao • Thay đổi các yêu cầu từ kinh doanh • Thay đổi các điều kiện pháp lý Tình hình hiện tại Mô tả tình hình thực tế đang diễn ra tại doanh nghiệp, hoặc những gì dẫn đến tình trạng hiện tại, hoặc những gì có thể xảy ra nếu tình hình hiện tại không biến chuyển. Tình hình hiện tại có thể được mô tả theo các phương diện các yêu cầu pháp lý cần thiết, cấu trúc tổ chức, trách nhiệm, nguồn nhân lực, các tiến trình, và công nghệ. Câu hỏi kiểm tra: 1. Liệu vấn đề hay cơ hội của doanh nghiệp có được xác định rõ ràng? 2. Các yếu tố quan trọng đã được xác định sao cho người đọc hiểu rõ về tình hình quá khứ và hiện tại và vấn đề hay cơ hội phát sinh từ đó?? 3. Phân tích tình hình hiện tại có bao gồm các thông tin thống kê cần thiết? Nếu dự án làm nhằm khai thác cơ hội về một sản phNm nào đó thì việc phân tích cơ hội có thể bao gồm các phần sau: Phân tích thị trường: Liệu có một thị trường cho sản phNm hay dịch vụ đang xét hay không? Có nhu cầu đối với sản phNm hay dịch vụ đó không? Tham gia vào thị trường này có góp phần gia tăng uy tín của doanh nghiệp? Hay đóng góp vào các mục tiêu chiến lược khác của doanh nghiepẹ không? Phân tích tình hình thực tế Quy mô của thị trường (số lượng và doanh thu) Tình trạng thị trường (suy thoái, tăng trưởng, cạnh tranh gia tăng v.v.)? Cấu trúc thị trường? Đặc điểm người mua (khu vực địa lý, các đặc điểm nhân khNu học và tâm lý học)? Phân tích cạnh tranh Các đối thủ cạnh tranh chính? 2 Quy mô của đối thủ cạnh tranh, mục tiêu, thị phần, chất lượng sản phNm và các đặc tính khác để hiểu được ý định và hành vi của đối thủ? Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực định cung ứng? Phân tích môi trường: Các xu hướng chung về môi trường có tác động đến sản phNmhay dịch vụ định cung ứng (các xu hướng nhân khNu học, kinh tế, kỹ thuật, chính trị/pháp luật, văn hóa/xã hội)? Phân tích kết quả Đánh giá chung rằng thị trường có hấp dẫn hay không. N ếu có, thì nên hướng đến phân đoạn nào và sản phNm nên được định vị như thế nào trong phân đoạn đó. 3. MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN: Phần này nhằm giúp cho người đọc thấy rõ được một định nghĩa rõ ràng về những gì mà dự án nhằm đạt được (mục tiêu), những gì mà dự án sẽ bao gồm hoặc không bao gồm (phạm vi), các kết quả kỳ vọng và các nhóm hữu quan chủ chốt Mô tả dự án N hằm giải thích rõ dự án sẽ giải quyết các vấn đề/ hay nắm bắt các cơ hội đã được xác định trong phần 2 như thế nào Các mục tiêu Vạch ra những gì dự án sẽ hoàn thành một cách rõ ràng, cụ thể, có thể đo lường được và gắn với một khuôn khổ thời gian xác định. Các mục tiêu này sẽ được sử dụng trong phần đánh giá sau khi thực hiện dự án để nhằm đánh giá thành công của dự án. Mục tiêu phải được xây dựng đủ mức khái quát sao cho không loại trừ các phương án thay thế có ý nghĩa song đồng thời cũng đủ chi tiết để chỉ xem xét các phương án phù hợp và từ đó hình thành nên chi phí và lợi ích. Mục tiêu nên tập trung vào các đích đến không phải là các hoạt động, không phải là kết quả, cũng không phải quá trình sản xuất Ví dụ • Giảm thời gian xử lý đơn hàng từ 1h xuống còn 30 phút trước tháng 3 năm 2009 • Giảm chi phí quản lý từ 500 triệu xuống 300 triệu cho năm 2009 Phạm vi Phần này xác định các tham số chính cho dự án, cụ thể là khuôn khổ thời gian, phòng ban, chức năng, công nghệ. Khuôn khổ thời gian: chi tiết cụ thể về thời điểm mà dự án bắt đầu và kết thúc Phòng/ban: chỉ rõ vị trí cụ thể và phòng, ban sẽ tham gia vào dự án. Chức năng: mô tả các chức năng của các phòng/ban có liên quan tới dự án. Công nghệ: xác định các ranh giới của dự án như việc sử dụng các hệ thống hiện có, tuân thủ theo các tiêu chuNn đã được thiết lập. N goài phạm vi: Phần này sẽ liệt kê các phần việc (bộ phận) không nằm trong dự án Các kết quả dự tính Phần này mô tả các kết quả cụ thể, có thể đo lường được của dự án. Mỗi kết quả phải gắn với khuôn khổ thời gian sẽ được hoàn thành (tính từ khi dự án bắt đầu). Kết quả Hoàn thành dự kiến Tài liệu về các yêu cầu kinh doanh 3 tuần Tài liệu thiết kế dự án 6 tuần Các nhóm hữu quan 3 Liệt kê các nhóm đối tượng có thể bị dự án tác động (một cách tích cực hoặc tiêu cực). Có thể phân loại các nhóm theo đối tượng bên ngoài và bên trong tổ chức, hoặc đối tượng hữu quan chính (chịu tác động trực tiếp và có tham gia vào dự án) hoặc phụ (chịu tác động song không trực tiếp tham gia vào dự án). Đối với từng nhóm, nên mô tả yêu cầu chung của họ về dự án. N hóm hữu quan Yêu cầu kinh doanh Chính– Bên trong N hóm hữu quan 1 Yêu cầu 1 Yêu cầu 2 N hóm hữu quan 2 Chính – Bên ngoài N hóm hữu quan 1 Phụ - Bên trong N hóm hữu quan 1 N hóm hữu quan 2 Phụ- Bên ngoài N hóm hữu quan 1 N hóm hữu quan 2 Câu hỏi kiểm tra: 1. Các mục tiêu cảu dự án có rõ ràng không? 2. Các yêu tố bao gồm trong dự án và nằm ngoài dự án có được xác định rõ? 3. Liệu người đọc có nắm được tất cả các nhóm chịu tác động bởi dự án? 4. Các yêu cầu chung của từng nhóm hữu quan có được trình bày rõ ràng? 5. Khuôn khổ thời gian có được hoạch định rõ? 6. Đề xuất có đề cập đến trường hợp cần xin ý kiến các nhóm hữu quan? 4. MỤC ĐÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA DỰ ÁN: Phần này nhằm giúp người đọc hiểu được dự án phù hợp với kế hoạch chiến lược chung của doanh nhgiệp và cách thức mà dự án có thể tác động đến các phương án khác. Phần này xem xét lại kế hoạch và định hướng của tất cả các nhóm hữu quan và xác định các mục tiêu cụ thể mà dự án giúp đạt được; đồng thời xác định mức độ tác động của dự án đối với các mục đích của kế hoạch kinh doanh bằng cách cho điểm tác động cao, trung bình, thấp như sau: Cao: dự án rất quan trọng đối với việc đạt được mục tiêu Trung bình: dự án tác động trực tiếp đến mục tiêu song không có ảnh hưởng quan trọng đến việc đạt được mục tiêu đó Thấp: dự án rất chỉ có tác động gián tiếp đến việc đạt được mục tiêu Mục tiêu của doanh nghiệp Mức độ tác động Giải thích (nếu cần thiết) Câu hỏi kiểm tra 7. Đối với các mục tiêu mà dự án có mức độ tác động cao, liệu dự án có thực sự quan trong đối với việc đạt được mục tiêu đó? 8. Các giải thích có giúp cho công tác đánh giá cách thức dự án tác động đến mục tiêu? 9. Liệu dự án có phù hợp với chiến lược kinh doanh? Có sự hỗ trợ nào cho dự án 4 5. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG: Chúng ta phải phân tích môi trường để thấy được các tổ chức khác (bên trọng và bên ngoài dự án) đã làm gì hay sẽ làm gì để giải quyết vấn đề tương tự. N gười đọc có thể căn cứ vào phần này để so sánh đề xuất với dự án của các tổ chức khác và khuynh hướng chung của ngành. Phần phân tích môi trường phải mô tả được khuynh hướng chung về thực trạng đang diễn ra trong các tổ chức khác, các yếu tố về môi trường pháp luật, nhu cầu thị trường v.v.v đặc biệt là các yếu tố liên quan trực tiếp đến phạm vi của dự án với các thông tin như: • Quy mô các dự án của họ • Các kết quả cụ thể của các dự án này • Các yếu tố thành công then chốt • Chi phí của dự án • Các lợi ích đạt được • N hững gì mà các tổ chức, các doanh nghiệp này đã có thể làm khác • Bài học rút ra Phần này cũng có thể trình bày kết quả có từ các nghiên cứu khoa học xác định các xu hướng chung của ngành hoặc là các thực tiễn đang được ứng dụng nhiều nhất Câu hỏi kiểm tra: 1. Các tổ chức, hay doanh nghiệp được giới thiệu trong phần này có tiêu biểu và tương đương với tình huống của công ty haykhông, đặc biệt về quy mô và mức độ phức tạp? 2. Các nguồn thông tin có đáng tin cậy và dữ liệu đã được kiểm chứng chưa? 3. Thời gian thực hiện các nghiên cứu này liệu có còn phù hợp với tình hìnhthực tế? Có kết luận nào được rút ra từ các nghiên cứu này? 4. N ghiên cứu được tích hợp hay xem xét như thế nào trong bản đề xuất dự án này? 6. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC: Mục đích: N hằm giúp cho người đọc có được cái nhìn chung về các giải pháp khác cũng có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề hay nắm bắt cơ hội được nêu ra ở phần 2. Phần này nhằm cung cấp các cơ sơ lý giải vì sao một số các phương án đó đã bị loại trừ, từ đó mô tả chi tiết về các phương án lựa chọn sẽ nhằm giải quyết vấn đề đã được nêu ra Trước tiên chúng ta sẽ liệt kê ra tất cả các giải pháp có thể giải quyết vấn đề hoặc cơ hội của doanh nghiệp. Căn cứ trên một phân tích thực tiễn, chúng ta sẽ thu hẹp danh sách này xuống chỉ còn một vài giải pháp cơ bản và nêu rõ lý do loại trừ. Lưu ý rằng các phương án phù hợp không nên bị loại trừ chỉ vì lý do tài chính. Và chỉ các phương án khả thi mới được giải thích rõ chi tiết và phát triển hơn nữa ở các phần sau của bản đề xuất. Từng phương án khả thi sẽ được trình bày với các yếu tố then chốt gồm có con người, tiến trình và hệ thống. N goài ra, cần phải giải thích rõ cách thức mà từng phương án hướng đến giải quyết vấn đề nêu ra và cách thức mà phương án nhằm đạt tới các mục tiêu của dự án trong khuôn khổ phạm vi đã được xác định Từng phương án phải được xác định ở mức đủ chi tiết để có thể từ đó làm rõ các tác động cụ thể (phần 7), các rủi ro của dự án (phần 8) và các chi phí/lợi ích (phần 9). Câu hỏi kiểm tra 1. Liệu tất cả các phương án có thể đã được xác định? 2. Tất cả các phương án khả thi đã được xác định? Có lý do xác đáng cho việc loại trừ các phương án hay không? 3. Các phương án có thực sự khác biệt nhau? 4. Các phương án khả thi có được xác định ở mức độ đủ chi tiết để từ đó tính chi phí và lợi ích? 5 5. Khi có thể có, các phương án này có tính đến việc tận dụng cơ hội hợp tác, chia xẻ, dùng chung các dịch vụ? 6. Các yếu tố thành công then chốt có được nhấn mạnh cho từng phương án? 7. Có xác định tất cả các ràng buộc cho từng phương án đã được xác định? 7. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÁC NGHIỆP: N hằm giúp người đọc thấy rõ các tác động về kinh doanh và tác nghiệp mà dự án có thể mang lại cho từng đối tượng hữu quan. Các tác động này sẽ được mô tả và phân tích đối với từng phương án. Đối với từng nhóm hữu quan đã được xác định ở phần 3, chúng ta phải xác định tất cả các tác động về mặt kinh doanh (mang tính chiến lược, định hướng lâu dài) và các tác động mang tính tác nghiệp (thủ tục, chi tiết) có thể nảy sinh từ dự án. Ví dụ về các tác động kinh doanh như: Thay đổi trong sản phNm/dịch vụ cung ứng, thay đổi trong định hướng của doanh nghiệp Ví dụ về các tác động tác nghiệp: Yêu cầu về đào tạo nhân sự, giảm bớt nguồn nhân sự Đối với từng tác động, người đề xuất phải xác định mức độ của tác động (cao, trung bình, thấp, không ảnh hưởng) cho từng phươgn án căn cứ trên hướng dẫn sau: Cao: Tác động là rất lớn và sự hỗ trợ của nhóm hữu quan cũng như sự chuNn bị chu đáo đóng vai trò then chốt cho sự thành công của phương án Trung bình: Tác động vừa phải đối với nhóm hữu quan Thấp: Tác động yếu Không tác động N ếu cần thiết, phải chỉ rõ các cơ sở để đưa ra đánh giá đó Tác động & Mô tả Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Nhóm hữu quan 1: Tác động 1 – mô tả Cao Trung bình Trung bình Tác động 2 – mô tả Trung bình Cao Cao … Nhóm hữu quan 2: … … Câu hỏi kiểm tra 1. Đối với từng nhóm hữu quan, liệu tất cả các tác động đã được xác định? 2. Mức độ của tác động có được đánh giá chính xác không? 3. Tất cả các nhóm hữu quan đã được xem xét đến chưa? Các rủi ro gắn với từng phương án có được trình bày 8. ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA DỰ ÁN Mục đích của phần này là xác định các rủi ro có thể xảy ra đối với từng phương án và cách thức mà chúng ta quản lý các rủi ro đó. Đánh giá và quản trị rủi ro bao gồm hoạt động xác định, giảm sát và hạn chế các yếu tố có thể làm giảm đi sự thành công của dự án. Rủi ro có thể dẫn đến các hậu quả như sau: • Giảm lợi nhuận, hoặc lợi nhuận bị trì hoãn • Khuôn khổ thời gian bị kéo dài • Giảm chất lượng kết quả hoặc gia tăng chi phí • Uy tín của doanhnghiệp bị tổn hại v.v. 6 Các rủi ro có thể là • Thiếu sự ủng hộ của nhà quản trị cấp cao • Các yếu tố pháp lý thay đổi • Đào tạo không phù hợp (không đủ mức) • Truyền thông chưa hợp lý • Mâu thuẫn về mức độ ưu tiên • Không thể có được các nguồn lực quan trọng Rủi ro có thể được phân tích và đánh giá theo khả năng có thể xảy ra ( Cao, Trung bình, Thấp) và mức độ tác động có thể có (Cao, Trung bình, Thấp, Không ảnh hưởng) như sau: Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Xác suất Tác động Xác suất Tác động Xác suất Tác động Rủi ro 1: Cao Trung bình Thấp Thấp Trung bình Thấp Phương án hạn chế rủi ro 1 Chiến lược cụ thể Chiến lược cụ thể Chiến lược cụ thể Rủi ro 2: Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Trung bình Phương án hạn chế rủi ro 2 Chiến lược cụ thể Chiến lược cụ thể Chiến lược cụ thể … N gười làm dự án cũng có thể trình bày rủi ro gắn với tình huống không có phương án nào được thực hiện như sau: Đánh giá rủi ro dự án Tình trạng hiện tại Xác suất Tác động Rủi ro 1: Cao Trung bình Chiến lược hạn chế rủi ro 1 Chiến lược cụ thể … Rủi ro 2 Cao Trung bình Chiến lược hạn chế rủi ro 2 Chiến lược cụ thể Câu hỏi kiểm tra: 1. Liệu đã xác định tất cả các rủi ro chung của dự án? 2. Tất cả các rủi ro đặc thù cho từng phương án đã được xác định? 3. Đối với từng rủi ro, tính đặc thù của từng phương án có được cân nhắc khi đánh giá xác suất và tác động? 4. Khi mức rủi ro cao, có dự phòng một chiến lược hận chế rủi ro hay không? 5. Các rủi ro gắn với tình thế hiện tại đã được xác định chưa? 9. PHÂN TÍCH CHI PHÍ/LỢI ÍCH: Phân tích định lượng- các chi phí và lợi ích tài chính Phân tích chi phí toàn bộ Khi có thể được, cần phải phân tích toàn bộ các chi phí và lợi ích kỳ vọng có được từ phương án (bao gồm cả chi phí và lợi ích của phương án không thực hiện gì). Phương pháp này cho sẽ giúp cho người đọc có được cái nhìn toàn cảnh vè chi phí. Trong một vài tình huống, cách phân tích này cung cấp nhiều thông tin hơn cách tiếp cận biên. (nếu có các tính toán, phân tích cụ thể thì cần được đính kèm trong phần phụ lục) 7 Phân tích biên (chi phí tăng thêm) N ếu không thể tính được phân tích toàn bộ chi phí hoặc các chi phí tăng thêm là khá nhỏ so với toàn bộ chi phí thì có thể cách tiếp cận tăng thêm. Cách này xác định các thay đổi hay các khác biệt giữa các phương án, lấy cơ sở là chi phí/lợi ích dự tính của phương án hiện tại (không thực hiện dự án). Thời gian: Xác định khuôn khổ thời gian phù hợp để phân tích chi phí và lợi ích. Khuôn khổ thời gian này phải tương thích với vòng đời kỳ vọng của dự án, từ khi phát sinh chi phí cho đến khi đạt được lợi ích kỳ vọng. Chi phí: Xác định tất cả các chi phí phù hợp có thể phát sinh trong khuôn khổ thời gian gồm: • Chi phí trực tiếp • Chi phí gián tiếp • Chi phí ban đầu • Chi phí vận hành • Chi phí vốn N goài ra còn phải cân nhắc đến các yếu tố: • Thời điểm phát sinh chi phí • Bộ phận phát sinh chi phi • Mức độ rủi ro (bất định) của chi phí Lợi ích: Xác định tất cả các lợi ích có thể lượng hóa liên quan đến tất cả các nhóm hữu quan trong khuôn khổ thời gian xác định với các yếu tố cần cân nhắc: • Thời điểm có được lợi ích • N gười thụ hưởng • Mức độ chắc chắn Chi phí và lợi ích có thể được tổng kết trong bảng sau đây Tóm tắt các lợi ích/chi phí định lượng Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Giá trị hiện tại của tổng lợi ích: $ $ $ Giá trị hiện tại của tổng chi phí: $ $ $ Giá trị hiện tại ròng $ $ $ Chi phí của từng phương án có thể được cụ thể hóa như trong ví dụ sau Phân tích định lượng- Phương án 1 Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Lợi ích: Doanh thu $ $ $ $ $ $ Chi phí: 8 Phân tích $ $ $ $ $ $ Thiết kế $ $ $ $ $ $ Triển khai thực hiện $ $ $ $ $ $ Chi phí vận hành thường xuyên: N hân sự $ $ $ $ $ $ Quản lý $ $ $ $ $ $ Lợi ích ròng của phương án 1 $ $ $ $ $ $ Giá trị hiện tại của phương án (x% chiết khấu) $ Phân tích: Chúng ta tính Giá trị hiện tại ròng để nhằm cân nhắc đến giá trị thời gian của tiền tệ. N ếu có giả định có tác động lớn đến chi phí và lợi ích thì cần phải phân tích độ nhạy hoặc phân tích bối cảnh (scenario). N goài ra, có thể phải cân nhắc một khoản dự phòng hoặc một tỷ suất phụ trội để tính đến mức độ rủi ro này. Phân tích rủi ro/chi phí nên được xem xét để đánh giá mức độ phù hợp thông qua các phương pháp định chuNn, hoặc sử dụng thông tin lịch sử, dữ liệu ngày v.v.v.. Phân tích định tính – Các chi phí và lợi ích phi tài chính: Một số chi phí và lợi ích không thể định lượng được như: gia tăng sự hài lòng của khách hàng hay tinh thần làm việc của nhân viên được cải thiện. Các chi phí không thể định lượng có thể là: hình ảnh của công ty giảm sút, nhận thức tiêu cực của công chúng về công ty. N ếu được thì nên lượng hóa các tiêu chí này thành các tiêu chí định lượng. Ví dụ như tinh thần làm việc của nhân viên được gia tăng sẽ làm tăng năng suất, từ đó giảm mức độ làm thêm giờ. Đối với các lợi ích/chi phí không thể lượng hóa thì có thể trình bày tóm tắt trong như sau: Phương án 1 Tóm tắt Mô tả Nhóm hữu quan chịu tác động Lợi ích: Lợi ích 1 Mô tả về lợi ích 1 Lợi ích 2 Mô tả về lợi ích 2 Chi phí: Chi phí 1 Mô tả về chi phí 1 Chi phí 2 Mô tả về chi phí 2 Giả định Cần mô tả rõ các giả định được sử dụng để xác định các chi phí, lợi ích định lượng cũng như phi định lượng. Giả định có thể là giả định chung hoặc giả định cụ thể cho từng phương án. Câu hỏi kiểm tra 1. Liệu đã xác định tất cả các chi phí và lợi ích định lượng chưa? 2. Liệu đã xác định tất cả các chi phí và lợi ích định tính chưa? 3. Khuôn khổ thời gian có phù hợp với vòng đời của dự án không? 4. Các yếu tố phi tài chính có thể được chuyển thành các yếu tố tài chính? 5. Tất cả các giả định đã được xác định rõ ràng chưa? 6. Các giả định chung có được áp dụng nhấtt quán cho từng tình huống không? 7. Các giả định có được xem xét để đánh giá độ nhạy của các ước lượng đối với kết quả? 8. các định chuNn, kinh nghiệm của tổ chức hay dữ liệu ngành có được sử dụng để đánh giá mức độ xác đáng của các chi phí và lợi ích không? 9 10. KẾT LUẬN/ĐỀ XUẤT: Kết luận Phần này tóm tắt lại các pưhơng án căn cứ trên các tác động, đánh giá rủi ro và phân tích Lợi ích/chi phí. Sau đó sẽ đưa ra quyết định lựa chọn phương án nào. Phương án Các tác động đối với chiến lược và hoạt động tác nghiệp Đánh giá rủi ro dự án Phân tích Chi phí/Lợi ích Phương án 1 Đánh giá chung Đánh giá chung Đánh giá chung Phương án 2 Đánh giá chung Đánh giá chung Đánh giá chung Phương án 3 Đánh giá chung Đánh giá chung Đánh giá chung Phương án được lựa chọn sẽ là phương án tối đa hóa hiệu quả và hiệu lực, đồng thời tối thiểu hóa chi phí và rủi ro. Đề xuất: Phần này sẽ đưa ra các đề xuất cụ thể để thực hiện dự án. Đề xuất có thể đi từ đề xuất thông qua để triển khai thực hiện dự án hoặc đề xuất một phân tích chi tiết hơn để làm rõ một số phần của bản đề xuất dự án. Trách nhiệm thực hiện dự án: Đề xuất ai sẽ là nhà quản trị dự án và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Trách nhiệm giải trình: Đề xuất ai sẽ là N gười bảo trợ và chịu trách nhiệm giải trình chung để đảm bảo dự án được hoàn tất 11. CHIẾN LƯỢC TRIỂN KHAI: Vạch ra kế hoạch triển khai dự kiến cho giai đoạn kế tiếp (ở mức khái quát). Tuy nhiên thông tin cung cấp phải đủ chi tiết những người thông qua đề án hiểu được các nguồn lực mà họ phải phân bổ cho dự án (con người, ngân schs, thời gian) để hoàn thành giai đoạn tiếp theo của dự án. Phần này gồm có: • Các giai đoạn chính của dự án • Kế hoạch làm việc khái quát, các kết quả và thời gian mục tiêu để hoàn thành • Chi phí cần thiết để thực hiện kế hoạch triển khai • N hân sự cần thiết (phòng ban nào? vai trò gì?) • Cấu trúc tổ chức dự án dự kiến • Phân công trách nhiệm cho việc triển khai và giám sát kế hoạch hạn chế rủi ro (phần 8) 12. TIẾN TRÌNH ĐÁNH GIÁ/THÔNG QUA Phần này giúp cho người đọc hiểu rõ thành phần tham giâ và cách thức mà bản đề xuất được đánh giá và thông qua. Phần này cũng đề cập đến kết quả cuối cùng của bản đề xuất. N ếu bản đề xuất được thông qua, cần đính kèm các văn bản, hay tài liệu minh chứng vào phần này. N ếu đề án không được thông qua thì quyết định hủy bỏ hay trì hoãn dự án cũng cần được chỉ rõ Tiến trình đánh giá: thành phần nào sẽ tham gia vào tiến trình đánh giá Tiến trình thông qua: thành phần và tiến trình thông qua đề xuất Ký thông qua đề xuất: Bản đề xuất cần được ký tên và ghi rõ ngày tháng bởi người chịu trách nhiệm, trong đó chỉ rõ dự án có được thông qua hay không. N ếu được nên xác định rõ điều kiện thông qua. N ếu dự án bị bác bỏ, cần nêu rõ lý do.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxquan tri du an.docx