Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định hợp tác của doanh nghiệp với CSII trường đại học ngoại thương TP.HCM: 1
Mã số: 385
Ngày nhận: 14/5/2017
Ngày gửi phản biện lần 1: /2017
Ngày gửi phản biện lần 2:
Ngày hoàn thành biên tập:
Ngày duyệt đăng:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH HỢP TÁC CỦA DOANH
NGHIỆP VỚI CSII TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG TPHCM
Nguyễn Thị Huyền Trân1
Hà Hiền Minh2
Trần Hải Phú3
Tóm tắt: Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là xu hướng tất yếu giúp các
trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo, gắn lý thuyết với thực tiễn và đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp về nguồn nhân lực, nguồn tri thức và cải tiến công
nghệ. Hoạt động này đồng thời góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao năng và duy trì
lợi thế cạnh tranh nhờ tiếp cận được nguồn nhân lực, tiếp nhận và ứng dụng kết quả
nghiên cứu mới nhất vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên tại Cơ sở II hoạt
động này còn nhiều bất cập, mang tính manh mún, nhỏ lẻ. Nghiên cứu đã thực hiện
việc khảo sát doanh nghiệp và sinh viên nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới
hoạt động hợp t...
13 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định hợp tác của doanh nghiệp với CSII trường đại học ngoại thương TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Mã số: 385
Ngày nhận: 14/5/2017
Ngày gửi phản biện lần 1: /2017
Ngày gửi phản biện lần 2:
Ngày hoàn thành biên tập:
Ngày duyệt đăng:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUYẾT ĐỊNH HỢP TÁC CỦA DOANH
NGHIỆP VỚI CSII TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG TPHCM
Nguyễn Thị Huyền Trân1
Hà Hiền Minh2
Trần Hải Phú3
Tóm tắt: Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là xu hướng tất yếu giúp các
trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo, gắn lý thuyết với thực tiễn và đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp về nguồn nhân lực, nguồn tri thức và cải tiến công
nghệ. Hoạt động này đồng thời góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao năng và duy trì
lợi thế cạnh tranh nhờ tiếp cận được nguồn nhân lực, tiếp nhận và ứng dụng kết quả
nghiên cứu mới nhất vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên tại Cơ sở II hoạt
động này còn nhiều bất cập, mang tính manh mún, nhỏ lẻ. Nghiên cứu đã thực hiện
việc khảo sát doanh nghiệp và sinh viên nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng tới
hoạt động hợp tác giữa Cơ sở II với các doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số gợi ý
nhằm tăng cường hoạt động này trong tương lai. Bài báo sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính với phần mềm FsQCA 2.0 để làm rõ vai trò của các nhân tố từ
góc nhìn của doanh nghiệp.
Từ khóa: Hợp tác, Nhà trường, Doanh nghiệp
Abstract: The cooperation between universities and businesses is an
indispensable trend to improve the quality of training, combine theories to practice
and better adapt to the enterprises’ need of human resources, knowledge and
technology improvements. This activity also contributes to the enhancement and
maintenance of enterprises’ competitive advantages by accessing human resources,
1 Bộ môn Nghiệp vụ - Cơ sở II tại Tp.HCM, Email: nguyenthihuyentran.cs2@ftu.edu.vn
2 Bộ môn Nghiệp vụ - Cơ sở II tại Tp.HCM, Email: hahienminh.cs2@ftu.edu.vn
3 Ban CTCT&SV - Cơ sở II tại Tp.HCM, Email: tranhaiphu.cs2@ftu.edu.vn
2
receiving and applying the latest research results into production and business.
However, at Faculty II of Foreign Trade University, the cooperation are still
fragmented and small and faces many shortcomings. The study conducted a survey of
firms and students in order to identify the factors that influence the cooperation
between Faculty II and businesses, after that giving some suggestions for enhancing
this activity in the future. This article used qualitative analysis with FsQCA 2.0
software to clarify the role of factors from the enterprise perspective.
Keywords: cooperation, university, business
1. Đặt vấn đề
Việc hợp tác nhà trường - doanh nghiệp mang lại những lợi ích không nhỏ cho
các bên liên quan như doanh nghiệp - trường đại học và sinh viên bởi sinh viên sau
khi rời ghế nhà trường sẽ phục vụ cho các doanh nghiệp. Tăng cường mối quan hệ
hợp tác sẽ giúp duy trì các ngành nghề quan trọng có giá trị cao trong xã hội, tạo nên
những liên minh kinh tế bền vững, hình thành nên những khu vực kinh tế vững mạnh,
thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp trong xã hội, góp phần phát triển nền kinh tế chung
đồng thời phát triển một xã hội tri thức (Edmondson, Valigra, Kenward, Hudson, &
eld, 2012). Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào và nơi nào doanh nghiệp và
trường đại học cũng hợp tác với nhau, và nếu có thì không phải lúc nào mối quan hệ
này cũng lâu dài và bền vững. Theo nhóm tác giả mối quan hệ hợp tác này có khả
năng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó lợi ích hợp tác có được cho cả
hai phía có vai trò đặc biệt quan trọng. Hiểu được quan điểm của doanh nghiệp về
hoạt động hợp tác và những yếu tố nào chi phối hoạt động này sẽ giúp tìm ra giải
pháp đẩy mạnh hoạt động hợp tác để mang lại các lợi ích lâu dài, bền vững cho các
bên.
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TPHCM hiện đang đào tạo 4 chuyên
ngành: Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính Ngân hàng và Kế
toán kiểm toán với quy mô 3.600 sinh viên (Ban Quản lý Đào tạo, 2017). Thực hiện
chủ trương tăng cường phối hợp hợp tác giữa Cơ sở II và doanh nghiệp, trong những
năm qua Cơ sở II cũng triển khai các công tác này. Các hình thức hợp tác chủ yếu của
doanh nghiệp cho sinh viên Cơ sở II chủ yếu dưới các dạng như tài trợ học bổng, tài
trợ các hoạt động của sinh viên bao gồm các cuộc thi học thuật và ngày hội việc làm,
tham gia làm giám khảo các cuộc thi, báo cáo viên chuyên môn cho giảng viên, sinh
viên. Từ số liệu Bảng 1 có thể thấy, về quy mô hợp tác, việc hợp tác có sự tăng trưởng
cả về số lượng lẫn chiều sâu khi các doanh nghiệp mong muốn thiết lập mối quan hệ
lâu dài với Cơ sở II nhằm mang lại các lợi ích cho sinh viên và doanh nghiệp.
Bảng 1. Tổng kết hình thức hợp tác giữa Cơ sở II và doanh nghiệp
giai đoạn 2014-2016
STT Hình thức hợp tác ĐVT 2014 2015 2016
1
Đăng tin tuyển dụng, tổ chức
chương trình hướng nghiệp/cuộc
Lượt 40 47 21
3
thi cho sinh viên
2 Nhận sinh viên thực tập* DN 15 11 17
3
Trao học bổng cho sinh viên giỏi,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Triệu 112 241 122
4
Tài trợ các hoạt động của sinh
viên (bao gồm ngày hội việc làm)
Triệu 177 380 362
5
Tham gia làm báo cáo viên cho
sinh viên, giảng viên
Lượt-
người
28 55 60
6
Tổ chức cho sinh viên tham quan
doanh nghiệp
Lượt-
sinh viên
250 310 450
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Ban CTCTSV, Ban ĐTQT và các bộ môn
(*) Số lượng doanh nghiệp chính thức đề xuất tiếp nhận sinh viên thực tập thông
qua trường, không bao gồm các DN nhận sinh viên từ các mối quan hệ cá nhân.
Về hình thức hợp tác: hiện nay các hình thức chủ yếu vẫn chỉ là tài trợ học bổng,
tài trợ cho các hoạt động của sinh viên trong đó có hoạt động ngày hội việc làm để
sinh viên nghe giới thiệu về doanh nghiệp và tuyển dụng sinh viên, cung cấp thông tin
tuyển dụng để Cơ sở II truyền thông tới sinh viên, tổ chức các ngày hội định hướng
việc làm và tham gia báo cáo viên về chuyên môn cho các hoạt động học thuật của
sinh viên, giảng viên cũng như tiếp nhận sinh viên đến tham quan doanh nghiệp. Phổ
biến nhất hiện nay là hợp tác theo tình huống khi các doanh nghiệp có nhu cầu thì gửi
các thông tin đề xuất Cơ sở II hỗ trợ trong việc triển khai các hoạt động như đăng
thông tin tuyển dụng, tiếp nhận sinh viên thực tập hoặc trao học bổng cho sinh viên có
thành tích tốt trong học tập và hoàn cảnh khó khăn (Ban CTCT&SV, 2017). Ngược
lại, khi Cơ sở II có nhu cầu thì sẽ liên hệ các doanh nghiệp để nhờ hỗ trợ trong việc tổ
chức cho sinh viên tham quan doanh nghiệp, cử báo cáo viên đến báo cáo về chuyên
môn cho giảng viên và sinh viên. Nhiều báo cáo viên và giảng viên liên hệ với nhau
qua các kênh và mối quan hệ cá nhân mà không phải là hoạt động hợp tác trong
khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên. Căn cứ vào phân loại cấp độ hợp tác
của Sharifah Hapsah Shahabudin (2009) những hoạt động này tuy mang tính thường
niên nhưng không mang tính chiến lược và mới đang ở cấp độ hỗ trợ chưa đầy đủ bởi
các doanh nghiệp chưa thực sự tham gia vào hoạt động cùng xây dựng chương trình.
Do vậy, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn Cơ sở II để
hợp tác của các doanh nghiệp sẽ giúp nhóm tác giả đề xuất Nhà trường các giải pháp
nhằm tăng cường hoạt động hợp tác này trong giai đoạn tới.
2. Khung nghiên cứu
Hợp tác doanh nghiệp - Nhà trường đã và đang trở thành chủ đề quan trọng trong
các hội thảo cũng như được các nhà nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới phân tích
đánh giá. Hoạt động hợp tác này mang lại lợi ích cho các bên liên quan: nhà trường -
doanh nghiệp- sinh viên qua các hoạt động gắn kết lý thuyết và thực tiễn, chuyển giao
4
tri thức và công nghệ, các hoạt động tài trợ nghiên cứu, trao tặng học bổng cũng như
việc các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động đào tạo của Nhà trường.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, việc hợp tác có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận
những kết quả nghiên cứu hiện đại nhất, cập nhật nhất, hiện đại nhất một cách nhanh
nhất vì doanh nghiệp có thể đóng 1 vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu đó.
Mặt khác, một trong những ích lợi mà các doanh nghiệp có thể tận dụng được rất hiệu
quả là thông qua việc hợp tác này, doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều
sinh viên, có điều kiện để theo dõi, đánh giá tác phong làm việc cũng như kiến thức
và năng lực của sinh viên một cách chính xác nhất, để từ đó có hướng tuyển dụng
cũng như lựa chọn người phù hợp về làm việc cho doanh nghiệp một cách dễ dàng
nhất.
Đứng dưới góc độ nhà trường, việc hợp tác với doanh nghiệp mang lại lợi ích
quan trọng đầu tiên là nguồn tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhờ
việc mở rộng mối quan hệ với các đối tác có uy tín, bên cạnh đó các sản phẩm nghiên
cứu của cũng tìm được đầu ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó là việc nâng cao uy tín và
thương hiệu của trường, nâng cao chất lượng đầu ra, giúp sinh viên có thể tìm được
việc làm sau khi tốt nghiệp nhờ việc duy trì mối quan hệ đã thiết lập ngay từ khi còn
ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra việc hợp tác của nhà trường cũng mang lại rất
nhiều lợi ích cho sinh viên không chỉ sau khi tốt nghiệp mà ngay trong quá trình học
tập tại trường. Cụ thể, sinh viên có cơ hội tiếp cận với những vấn đề thực tiễn, giải
quyết chúng thông qua lý thuyết đã được học, tìm được các đề tài tốt nghiệp, phát
triển thêm kỹ năng mềm và đặc biệt là tăng thêm thu nhập cho bản thân.
Trong khi có nhiều bài nghiên cứu chỉ ra nhóm nhân tố lợi ích có vai trò đặc biệt
quan trọng thì trong bài báo cáo nghiên cứu về “Hợp tác giữa trường đại học và doanh
nghiệp ở Mỹ” các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hợp tác này chịu sự ảnh hưởng
của một số yếu tố như điều kiện hợp tác phù hợp với quan điểm và điều kiện của các
bên. Mối quan hệ doanh nghiệp-nhà trường có thể được tăng cường nhờ việc tập trung
vào các chiến lược, cấu trúc và phương pháp tiếp cận, cách thức tổ chức hoạt động và
các điều kiện thiết yếu một cách phù hợp trong đó sự tôn trọng lẫn nhau trong quá trình
hợp tác là một trong những điều kiện giúp cho việc hợp tác có được hiệu quả và tính
bền vững. Trong phát triển hợp tác với giữa nhà trường và doanh nghiệp cần quan tâm
đến đặc điểm của đối tác (trường đại học hoặc doanh nghiệp) và một yếu tố khá đặc
biệt là khoảng cách địa lý giữa hai bên. Khoảng cách địa lớn cũng dễ dẫn đến hạn chế
trong việc trao đổi thông tin, tạo nên sự gắn kết, hiểu biết và sự tin cậy, từ đó ảnh
hưởng đến cơ hội hợp tác hay nói cách khác là nhân tố hoàn cảnh.
Tùy thuộc vào các hình thức hợp tác, đặc điểm của từng ngành đào tạo, định
hướng của nhà trường và doanh nghiệp mà những nhân tố này sẽ có vai trò khác nhau
trong việc mang đến kết quả cũng như hiệu quả cho mối quan hệ hợp tác giữa nhà
trường và doanh nghiệp. Từ những phân tích ở trên nhóm tác giả đề xuất mô hình
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định hợp tác giữa Nhà trường và Doanh
nghiệp như Hình 1 dưới đây.
5
Hình 1. Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định hợp tác
với trƣờng đại học của các doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả, 2017
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa vào mô hình đề xuất, nhóm tác giả xây dựng bảng hỏi để khảo sát các nhân
tố ảnh hưởng tới quyết định hợp tác của doanh nghiệp (phụ lục 1) với thang likert từ
1->7 với 1 là rất không đồng ý và 7 là hoàn toàn đồng ý.
Số liệu khảo sát sẽ được xử lý bằng phương pháp FsQCA của các tác giả Ragin
(2008), Leischnig, Henneberg, và Thornton (2014) để làm rõ vai trò của các nhân tố
ảnh hưởng tới hợp tác giữa Cơ sở II và doanh nghiệp. Nhóm tác giả sử dụng lý thuyết
dựa trên bộ tập mờ (Fuzzy set) nhằm phân tích các mối quan hệ giữa các nhân tố và
thuật toán Truth Table để đánh giá sự tác động của các nhân tố đến hoạt động hợp tác
giữa Cơ sở II và doanh nghiệp. Phương pháp này cho phép phân tích chi tiết về các
điều kiện nguyên nhân dẫn đến kết quả cùng với các chỉ số về độ tin cậy, mức ý nghĩa
thực tiễn, tỷ lệ giải thích,...
Về thuật toán Truth Table, đây là một công cụ phân tích hữu hiệu của fsQCA để
đánh giá sự tác động của các nhân tố đến một kết quả/hiện tượng nghiên cứu. Sau khi
chuyển đổi bộ dữ liệu của thang đo ban đầu thành thang điểm quy ước của fsQCA
bằng hàm Calibrate, thuật toán Truth Table sẽ được chạy để lấy cơ sở cho những phân
tích cốt yếu của bài nghiên cứu. Truth Table là một ma trận dữ liệu bao gồm 2k hàng
với k là số nhân tố của mô hình. Mỗi hàng của Truth Table thể hiện một cách kết hợp
Cơ hội tuyển dụng
Quyết định hợp tác
Điều kiện hợp tác
Sự tôn trọng
Nhân tố hoàn cảnh
Tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao
Nhận tư vấn chuyên môn
Ứng dụng kết quả nghiên cứu
Dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp
Tiết kiệm thời gian, chi phí huấn luyện
6
khác nhau của các nhân tố. Để thực hiện phân tích tiếp theo, được gọi là phân tích tập
mờ, Truth Table cần được lọc lại thông qua 2 tiêu chí: tần suất (frequency) và hệ số
nhất quán (consistency) (Ragin, 2008). Tần suất biểu thị số lần xuất hiện của nhân tố
ở các hàng của Truth Table đối với bộ dữ liệu nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cho
rằng: với mẫu nghiên cứu cỡ nhỏ hay trung bình (n < 200), ngưỡng tần suất thích hợp
là 1 hoặc 2; với mẫu nghiên cứu cỡ lớn (n > 200), điều kiện này cần được đặt cao hơn
(Leischnig, Henneberg, và Thornton, 2014). Hệ số nhất quán biểu hiện mức độ phù
hợp của các phương án kết hợp mà thuật toán đưa ra đối với kết quả/hiện tượng cần
nghiên cứu (Ragin, 2008). Khi phân tích điều kiện xảy ra của một hiện tượng, ngưỡng
của hệ số nhất quán cần tối thiểu lớn hơn 0,8 và tốt nhất là lớn hơn 0,9 (Ragin, 2008;
Leischnig, Henneberg, và Thornton, 2014). Sau khi lọc Truth Table và chạy thuật
toán phân tích cơ bản, các phương án cho bài nghiên cứu sẽ được xuất ra. Mỗi
phương án là một cách kết hợp các nhân tố đầu vào để thỏa mãn kết quả đầu ra. Các
phương án được xuất ra kèm theo hệ số nhất quán và tỷ lệ giải thích hay độ phủ thuần
(raw coverage). Trong đó, độ phủ thuần (coverage) cho thấy mức độ giải thích của
phương án đối với kết quả/hiện tượng nghiên cứu, biểu thị tầm quan trọng thực tiễn
của mỗi phương án (Ragin, 2008). Hệ số tỷ lệ phải đạt mức tối thiểu là 0,4 thì các
phương án đưa ra mới có độ tin cậy và được chấp nhận (Emmenegger, 2011). Từ
những chỉ số này, các phân tích sẽ được tiến hành để đưa ra kết luận về tác động của
các nhân tố đến kết quả/hiện tượng nghiên cứu và đánh giá mức độ quan trọng của
từng nhân tố trong mô hình.
4. Kết quả nghiên cứu
Trong thời gian từ ngày 10 tháng 2 năm 2017 đến hết ngày 28 tháng 3 năm
2017 nhóm tác giả đã khảo sát các doanh nghiệp bằng hình thức gửi bảng khảo sát
qua googledocs, qua email và bưu điện. Phương pháp lựa chọn mẫu là phương pháp
thuận tiện. Kết quả thu được 62 phản hồi, trong đó có 23 phiếu khảo sát hợp lệ từ các
doanh nghiệp đã và đang hợp tác với Cơ sở 2, kết quả này hoàn toàn phù hợp với việc
sử dụng phần mềm phân tích FsQCA. Kết quả phân tích đánh giá của các doanh
nghiệp đã và đang hợp tác với Cơ sở II được thể trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2. Các nhân tố tác động đến việc hợp tác của các doanh nghiệp
với Cơ sở II theo quan điểm của các doanh nghiệp
Nhân tố Khả năng 1 Khả năng 2 Khả năng 3
Dễ dàng tuyển dụng O O X
Tiết kiệm thời gian, chi phí huấn luyện O X X
Ý tưởng mới, sáng tạo O O X
Vấn đề nguồn nhân lực X O X
Vấn đề tư vấn chuyên môn O O X
7
Ứng dụng kết quả nghiên cứu O O X
Dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp O O X
Điều kiện hợp tác X X X
Sự tôn trọng X X X
Nhân tố hoàn cảnh X X X
Độ phủ thuần 0.297 0,242 0,484
Độ phủ riêng 0,085 0,029 0,301
Hệ số nhất quán thuần 1,000 0,973 1,000
Độ phủ của giải pháp 0,637
Hệ số nhất quán của giải pháp 0,990
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả, 2017
X: cho biết có sự tồn tại của nhân tố
O: cho biết sự không tồn tại của nhân tố
Từ kết quả xử lý bằng phần mềm FsQCA cho thấy, trong tất cả các nhân tố:
nhóm nhân tố liên quan tới lợi ích cho doanh nghiệp (dễ dàng tuyển dụng; tiết kiệm
thời gian và chi phí huấn luyện; Ý tưởng mới sáng tạo; Vấn đề nguồn nhân lực; Vấn
đề tư vấn chuyên môn; Ứng dụng kết quả nghiên cứuvà Dịch vụ hỗ trợ cho doanh
nghiệp), điều kiện thuận lợi để hợp tác, sự tôn trọng lẫn nhau và nhân tố hoàn cảnh thì
các doanh nghiệp đã và đang hợp tác với Cơ sở II cho rằng lý do chính để họ hợp tác
với Cơ sở II là phải thoả mãn tất cả các yếu tố trên. Tuy nhiên, trong cả 3 khả năng
trên thì khả năng thứ nhất và thứ 2 không có ý nghĩa vì có độ bao phủ thuần rất nhỏ (<
0,4, tức khả năng kết hợp những nhân tố tồn tại trong khả năng này quyết định chưa
đến 40% lý do tại sao các doanh nghiệp hợp tác với Cơ sở II). Dó đó, chỉ có khả năng
thứ 3, với độ bao phủ 0,484 (48,4%) với độ nhất quán 100%, cho biết có đến 100%
các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng lý do làm cho các doanh nghiệp hợp tác với
Cơ sở II là bởi những yếu tố trong khả năng 3 này. Tuy nhiên, tỷ lệ 48,4% không phải
là một tỷ lệ cao, do đó, thực tế ngoài những nguyên nhân nói trên thì còn nhiều lý do
khác nữa ảnh hưởng đến khả năng hợp tác của doanh nghiệp và Cơ sở II.
Từ Bảng 2 có thể thấy, khả năng 3 cho thấy các doanh nghiệp nhận thức được
những lợi ích khi hợp tác với Cơ sở II, đó là hợp tác với Cơ sở II sẽ giúp các doanh
nghiệp dễ dàng tuyển dụng đuợc nhân viên ưu tú ngay khi còn ngồi trên ghế nhà
truờng; Tiết kiệm đuợc thời gian và chi phí huấn luyện, đào tạo nhân viên mới, dễ
dàng có được những ý tuởng mới, sáng tạo, táo bạo; Lợi ích về nguồn nhân lực; Vấn
đề về tư vấn chuyên môn; Vấn đề về ứng ứng dụng kết quả nghiên cứu và việc Cơ sở
II cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa bao giờ là vấn đề các doanh nghiệp
8
lưu tâm nhiều khi quyết định hợp tác. Tuy nhiên, trong các lợi ích trên thì lợi ích về
Tiết kiệm đuợc thời gian và chi phí huấn luyện, đào tạo nhân viên mới và Lợi ích về
nguồn nhân lực được quan tâm nhiều hơn các lợi ích khác (theo khả năng thứ nhất và
thứ hai). Và tầm quan trọng của các lợi ích này được thể hiện trong Bảng .
Bảng 3. Những lợi ích hợp tác đƣợc các doanh nghiệp quan tâm
Lợi ích
Điểm
trung bình
Mức độ
quan trọng
Vấn đề nguồn nhân lực 5.37 1
Tiết kiệm đuợc thời gian và chi phí huấn luyện,
đào tạo nhân viên mới
4.90 2
Ý tuởng mới, sáng tạo, táo bạo 4.77 3
Dễ dàng tuyển dụng đuợc nhân viên ưu tú ngay khi
còn ngồi trên ghế nhà truờng
4.70 4
Vấn đề về ứng ứng dụng kết quả nghiên cứu 3.80 5
Vấn đề về tư vấn chuyên môn 3.60 6
Cơ sở II cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp 3.53 7
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả, 2017
Đánh giá của các doanh nghiệp chƣa hợp tác với Cơ sở II
Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, có 39 Doanh nghiệp không hoặc
chưa từng hợp tác với Cơ sở II. Lý do các doanh nghiệp này chưa hoặc không hợp tác
với Cơ sở II được thể hiện trong Bảng 4.
Bảng 4. Lý do các doanh nghiệp chƣa hoặc không hợp tác với Cơ sở II
Yếu tố
Không
đồng ý
Không
ý kiến
Đồng ý
Doanh nghiệp cho rằng những nghiên cứu của Cơ
sở II quá thiên về lý thuyết, nặng về hình thức,
không phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp
58,33% 20,83% 20,83%
Doanh nghiệp không thấy được (cảm nhận được)
lợi ích khi hợp tác với Cơ sở II
45,83% 25,00% 29,17%
Doanh nghiệp chưa biết nhiều về các hoạt động
của Cơ sở II do thông tin về các hoạt động của Cơ
sở II không được quảng bá rộng rãi
33,33% 8,33% 58,33%
Doanh nghiệp cho rằng kiến thức của sinh viên
hay chương trình đào tạo của Cơ sở II là không
phù hợp với doanh nghiệp
66,67% 25,00% 8,33%
9
Doanh nghiệp cho rằng kiến thức của sinh viên
hay chương trình đào tạo của Cơ sở II là không
phù hợp với doanh nghiệp
66,67% 20,83% 12,50%
Doanh nghiệp và Cơ sở II không có kinh nghiệm,
không có người làm đầu mối đề xướng sự hợp tác
58,33% 20,83% 20,83%
Uy tín, danh tiếng của Cơ sở II trong việc hợp tác
với các doanh nghiệp chưa đủ mạnh
50,00% 29,17% 20,83%
Vị trí địa lý, văn hoá làm việc không thuận lợi để
hợp tác
66,67% 8,33% 25,00%
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả, 2017
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng có lý do chính mà các doanh nghiệp không
hoặc chưa hợp tác với Cơ sở II là vì Doanh nghiệp chưa biết nhiều về các hoạt động
của Cơ sở II do thông tin về các hoạt động của Cơ sở II không được quảng bá rộng
rãi. Bên cạnh đó, có đến 29,17% số doanh nghiệp chưa hợp tác hoặc không hợp tác
với Cơ sở II là vì doanh nghiệp không thấy được (cảm nhận được) lợi ích khi hợp tác
với Cơ sở II. Xét về mặt nguyên tắc thì doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động
kinh doanh cũng đều mong muốn làm tăng lợi ích cho doanh nghiệp mình, do đó, nếu
hợp tác với một đối tác mà đối tác ấy không làm cho doanh nghiệp cảm nhận được lợi
ích gì thì chắc chắn họ sẽ không muốn tốn thời gian và chi phí cho hoạt động này.
Điều này cho thấy, nếu Cơ sở II muốn ngày càng có nhiều doanh nghiệp đến liên kết,
hợp tác với Cơ sở II thì Cơ sở II phải làm cho doanh nghiệp thấy, tạo nên lợi ích thực
tế cho các doanh nghiệp một cách rõ ràng.
Tuy nhiên, xét tổng thể, tỷ lệ doanh nghiệp không hoặc chưa hợp tác với Cơ sở
II phản đối các lý do trong bảng 2 nói trên cũng đặt ra một số vấn đề cần suy nghĩ.
Thứ nhất, có đến 20,83% số doanh nghiệp chưa hoặc không hợp tác với Cơ sở II là vì
các doanh nghiệp này cho rằng những nghiên cứu của Cơ sở II quá thiên về lý thuyết,
nặng về hình thức, không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, tỷ lệ này không cao
nhưng rất đáng suy nghĩ vì có đến gần 1/5 số lượng doanh nghiệp không đánh giá cao
nội dung chương trình giảng dạy của Cơ sở II. Cũng với tỷ lệ này, 20,83% số doanh
nghiệp tham gia khảo sát uy tín, danh tiếng của Cơ sở II trong việc hợp tác với các
doanh nghiệp chưa đủ mạnh. Vì vậy, Cơ sở II cần phải nâng cao uy tín của mình hơn
nữa bằng cách cải cách chương trình đào tạo, tăng cường mở rộng hợp tác giao lưu
với các doanh nghiệp, duy trì kết nối thông qua nhiều nguồn khác nhau bằng nhiều
cách khác nhau.
Mặc dù chưa có mối quan hệ hợp tác với Cơ sở II nhưng các doanh nghiệp này
cũng cho biết về mối quan tâm của họ trong mối quan hệ hợp tác sau này (nếu có).
Mối quan tâm đó được thể hiện cụ thể trong
Bảng 5.
10
Bảng 5. Những lợi ích hợp tác đƣợc các doanh nghiệp quan tâm
Lợi ích
Điểm
trung bình
Mức độ
quan tâm
Vấn đề nguồn nhân lực 4,85 1
Tiết kiệm đuợc thời gian và chi phí huấn luyện, đào tạo
nhân viên mới 4,17 2
Ý tuởng mới, sáng tạo, táo bạo 4,10 3
Vấn đề về ứng ứng dụng kết quả nghiên cứu 4,04 4
Dễ dàng tuyển dụng đuợc nhân viên ưu tú ngay khi còn
ngồi trên ghế nhà truờng 4,01 5
Cơ sở II cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp 3,97 6
Vấn đề về tư vấn chuyên môn 3,94 7
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả, 2017
Qua bảng 5 có thể thấy được rằng tất cả những lợi ích trên chỉ đạt số điểm khá
thấp (từ 3,94/7 đến 4,85/7 điểm), các con số này phản ánh một thực tế là các doanh
nghiệp không mấy kỳ vọng cũng như không mấy quan tâm đến những lợi ích có thể
có khi hợp tác với Cơ sở II. Và, xét ở nhiều khía cạnh lợi ích từ việc hợp giữa nhà
trường và doanh nghiệp thì các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất ở yếu tố nhân sự
(4,85/7 điểm), tức là các doanh nghiệp nhận thấy việc có được đội ngũ lao động trẻ
tuổi, giàu nhiệt huyết và có thể nâng cao trình độ của lực lượng lao động thông qua
các khoá đào tạo có tầm quan trọng hàng đầu. Và hai vấn đề mà các doanh nghiệp ít
quan tâm nhất là dịch vụ hỗ trợ của Cơ sở II và vấn đề chuyên môn. Trong đó, vấn đề
chuyên môn có số điểm thấp nhất, điều này hoàn toàn phù hợp với tỷ lệ 20,83% các
doanh nghiệp cho rằng những nghiên cứu của Cơ sở II quá thiên về lý thuyết, nặng về
hình thức, không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong Bảng nêu trên.
Như vậy, quan điểm của các doanh nghiệp đã và đang hợp tác với Cơ sở II cũng
như các doanh nghiệp không hoặc chưa hợp tác đều có điểm tương đồng, đó là, các
doanh nghiệp này đều mong muốn tiết kiệm đuợc thời gian và chi phí huấn luyện, đào
tạo nhân viên mới và có những lợi ích liên quan tới nguồn nhân lực từ hoạt động hợp
tác. Tuy nhiên, lợi ích không phải là nhân tố duy nhất khiến doanh nghiệp hướng tới
việc hợp tác mà có các nhân tố khác như điều kiện hợp tác, sự tôn trọng và yếu tố
hoàn cảnh tác động tới quyết định này của doanh nghiệp.
11
Một số khuyến nghị nhằm tăng cường hợp tác giữa Cơ sở II và doanh nghiệp
Từ kết quả nghiên cứu ở trên có thể thấy, các doanh nghiệp đã hợp tác với Cơ sở II
đánh giá cao những lợi ích có thể mang lại trong khi các doanh nghiệp chưa từng hợp
tác lại chưa nhận thấy những lợi ích này. Bên cạnh đó, hầu như doanh nghiệp đã hợp
tác chỉ thấy được lợi ích từ việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực trong khi các lợi ích
như dịch vụ tư vấn của Cơ sở II hay ứng dụng kết quả nghiên cứu chưa được đánh giá
cao. Để hoạt động hợp tác giữa Cơ sở II và doanh nghiệp ngày càng phát triển, nhóm
tác giả có các gợi ý sau:
Thứ nhất, Cơ sở II cần chủ động nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp để quảng bá
năng lực của mình trong việc hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ về nguồn lực mà còn về
vấn đề chuyên môn, hợp tác trong nghiên cứu để giải quyết các vấn đề mang tính thực
tiễn cho doanh nghiệp. Với định hướng trở thành trường đại học định hướng nghiên
cứu, Trường ĐH Ngoại thương nói chung và Cơ sở II nói riêng ngày càng chú trọng
vào hoạt động nghiên cứu khoa học nên việc chủ động tạo cầu nối với doanh nghiệp
sẽ không chỉ giúp hoạt động nghiên cứu được phát triển mà giúp các doanh nghiệp
nhận được nhiều lợi ích hơn, đa dạng hơn khi hợp tác với Cơ sở II;
Thứ hai, với các doanh nghiệp chưa từng hợp tác với Cơ sở II thì cần tăng cường
các hoạt động hợp tác từ cấp độ thấp – tới cấp độ cao hơn. Ở cấp độ thấp, các hình
thức hợp tác phù hợp là mời báo cáo viên từ doanh nghiệp, chủ động liên hệ để doanh
nghiệp nhận sinh viên thực tập, tham quan. Dần dần hoạt động hợp tác sẽ nâng cấp đa
dạng hơn khi Cơ sở II tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chuyên
môn, góp ý chương trình giảng dạy, tham gia vào các hoạt động giảng dạy cũng như
hợp tác toàn diện trong tương lai;
Thứ ba, Cơ sở II cần chú trọng việc mang lại lợi ích mang tính chuyên môn cho
các doanh nghiệp bởi những lợi ích chuyên môn là thế mạnh và có tính đặc thù không
phải trường đại học nào cũng có được trong khi lợi thế về nguồn nhân lực sẽ mất dần
khi các mức độ cạnh tranh giữa các trường đại học thuộc khối kinh tế ngày càng gia
tăng kéo gần sự cách biệt giữa Cơ sở II với các trường cùng khối ngành. Để làm được
điều này thì Nhà trường cần đầu tư mạnh hơn cho hoạt động nghiên cứu, tạo điều kiện
để giảng viên nâng cao năng lực chuyên môn và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa
học có khả năng ứng dụng đối với doanh nghiệp.
5. Kết luận
Trường đại học là đơn vị cung ứng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Trong
điều kiện hội nhập, thực tiễn kinh doanh ngày càng thay đổi nhanh đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có nguồn nhân lực đủ sức thích ứng với những thay đổi và thách thức của
thị trường. Hợp tác với doanh nghiệp giúp cho các trường có thể đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp, ngược lại giúp doanh nghiệp có được
nguồn nhân lực chất lượng cao, hiểu và dễ dàng thích ứng, hòa nhập vào điều kiện
thực tiễn kinh doanh. Tuy nhiên, Cơ sở II cần phải chủ động tạo quảng bá để doanh
12
nghiệp có thể cảm nhận rõ hơn những lợi ích mà hoạt động hợp tác có thể mang lại, từ
đó tạo điều kiện để hoạt động hợp tác ngày càng mở rộng về quy mô và chiều sâu,
mang lại lợi ích cho các bên liên quan, trong đó có người học.
13
Phụ lục 1. Kết quả phân tích Fuzzy Truth Table các nhân tố tác động đến sự hợp
tác giữa doanh nghiệp và Cơ sở II
Chú thích:
Rex1: Dễ dàng tuyển dụng
Rex2: Tiết kiệm thời gian, chi phí huấn luyện
Rex3: Ý tưởng mới, sáng tạo
Rex4: Vấn đề nguồn nhân lực
Rex5: Vấn đề tư vấn chuyên môn
Rex6: Ứng dụng kết quả nghiên cứu
Rex7: Dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp
Rex8: Điều kiện hợp tác
Rex9: Sự tôn trọng
Rex10: Nhân tố hoàn cảnh
~: phủ định, không có sự tồn tại của nhân tố
Tài liệu tham khảo
1. Ban CTCT&SV (2017), Báo cáo tình hình hợp tác, Tp.HCM: Trường ĐH
Ngoại thương CS2.
2. Ban Quản lý Đào tạo (2017), Thống kê số lượng sinh viên, Tp.HCM: Trường
ĐH Ngoại thương Cơ sở 2.
3. Edmondson, G., Valigra, L., Kenward, M., Hudson, R. L., & eld, H. B. (2012),
Making industry-university partnerhips work: lession from successful
collaborations, Science|Business Innovati on Board AISBL.
4. Emmenegger, P. (2011), “Job Security Regulations in Western Democracies: A
Fuzzy Set Analysis”, European Journal of Political Research, 50(3), 336–364.
5. Leischnig, A., Henneberg, S. C., & Thornton, S. C. ( 2014), Performing
Configurational Analyses in Management Research: A Fuzzy Set Approach,
pp. 1-21, Bordeaux.
6. Ragin, C. C. (2008), Fuzzy-set social science, Chicago: Chicago: University of
Chicago Press.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_93_nam_2017_7_1568_2132896.pdf