Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi: 8 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019 Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Nguyễn Lê Nguyên Dung Nguyễn Thị Minh Hương Ngày nhận: 08/03/2019 Ngày nhận bản sửa: 24/04/2019 Ngày duyệt đăng: 26/042019 Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. Nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu gồm 281 nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, lĩnh vực khai thác dầu khí, lĩnh vực vận tải biển, lĩnh vực du lịch, lĩnh vực ngân hàng, quỹ hỗ trợ ngư dân, hợp tác xã dịch vụ và khai thác xa bờ tại tỉnh Quảng Ngãi. Ứng dụng phương pháp nhân tố khám phá kết hợp với hồi quy tuyến tính đa biến, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019 Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Nguyễn Lê Nguyên Dung Nguyễn Thị Minh Hương Ngày nhận: 08/03/2019 Ngày nhận bản sửa: 24/04/2019 Ngày duyệt đăng: 26/042019 Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. Nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu gồm 281 nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, lĩnh vực khai thác dầu khí, lĩnh vực vận tải biển, lĩnh vực du lịch, lĩnh vực ngân hàng, quỹ hỗ trợ ngư dân, hợp tác xã dịch vụ và khai thác xa bờ tại tỉnh Quảng Ngãi. Ứng dụng phương pháp nhân tố khám phá kết hợp với hồi quy tuyến tính đa biến, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 5 nhân tố tác động đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi gồm: nhân tố vĩ mô; nhân tố tự nhiên; nhân tố cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công; nhân tố từ phía chủ thể làm kinh tế biển; nhân tố từ phía người dân. Trong đó, nhân tố vĩ mô có tác động mạnh nhất đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi. Từ khóa: nhân tố; vốn đầu tư; kinh tế biển; Quảng Ngãi. 1. Giới thiệu heo Business Dictionary, vốn đầu tư là số tiền đầu tư vào một hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời và tạo thu nhập cho nhà đầu tư trong tương lai. Vốn đầu tư thường được hiểu theo nghĩa rộng hơn là vốn cho phát triển chứ không đơn thuần là vốn hoạt động. Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản và vốn bằng tiền mà mọi thành phần kinh tế đầu tư cho các ngành để phát triển kinh tế biển. Do đó, vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tác động đến sự tăng trưởng các ngành nghề như thủy sản, vận tải biển, du lịch biển... tạo nên sự phát triển đồng bộ trên các mặt khác nhau của kinh tế biển. Vì vậy, vốn đầu tư có vai trò to lớn đối với sự phát triển của kinh tế biển, tạo nền tảng cho kinh tế biển phát triển vững chắc. Tỉnh Quảng Ngãi có bờ biển dài 130km thuộc 5 huyện, với CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 9Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019 25 xã bãi ngang ven biển, 3 xã đảo, 4 cửa biển và có vùng biển trải rộng hơn 11.000km2. Quảng Ngãi không chỉ nổi tiếng với huyện đảo Lý Sơn mà dọc bờ biển còn có nhiều danh lam thắng cảnh; đồng thời biển cũng là nguồn sống của một bộ phận cư dân trong tỉnh. Biển, đảo có những tiềm năng to lớn, tạo ra nhiều cơ hội cho Quảng Ngãi phát triển kinh tế biển và vững bước đi lên trong quá trình đổi mới, hội nhập. Nhận thức được tiềm năng và tầm quan trọng của kinh tế biển trong sự phát triển kinh tế của địa phương. Trong những năm gần đây, chính quyền tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, đồng thời tăng cường các hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển; trong đó có các chính sách khuyến khích thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi hiện nay còn khiêm tốn và nhiều bất cập. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển kinh biển tỉnh Quảng Ngãi là yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay. Mục tiêu của bài viết là đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm thu hút vốn đầu tư hiệu quả, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế biển trong thời gian tới. 2. Các nghiên cứu liên quan Có khá nhiều các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, tuy nhiên chúng Bảng 1. Một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan Tác giả Phương pháp và mẫu nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng Buthe, Milner (2008) Phương pháp dữ liệu bảng và OLS để xác định các yếu tố tác động đến vốn đầu tư tại 122 nước đang phát triển từ 1970- 2000 Thị trường tiêu thụ, sự phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP đều có tác động tích cực đến dòng vốn đầu tưtại các nước đang phát triển. Demirhan và Masca(2008) Phương pháp dữ liệu chéo để xác định các yếu tố tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại 38 quốc gia đang phát triển từ năm 2000 – 2004 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI. Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI. Chi phí lao động và mức độ rủi ro không có ý nghĩa thống kê. Hà Nam, Khánh Giao & ctg (2013) Mô hình phân tích khám phá để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Trị (1) Quá trình ra quyết định liên quan đến thủ tục đầu tư; (2) Chính sách hỗ trợ từ Cơ quan quản lý liên quan đến nhà đầu tư; (3) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật; (4) Tài nguyên; (5) Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; (6) Cơ sở hạ tầng xã hội; (7) Tiềm năng thị trường; (8) Lợi thế chi phí đầu vào. Nguyễn Thị Thu Hà (2016) Dựa vào mô hình phân tích khám phá (EFA) để phân tích, nghiên cứu về sự hài lòng của nhà đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Chính sách đầu tư; (3) Môi trường sống; (4) Lợi thế đầu tư; (5) Chất lượng dịch vụ công; (6) Thương hiệu địa phương; (7) Nguồn nhân lực; và (8) Cạnh tranh chi phí đầu vào. Ngô Văn Thiện (2017) Mô hình hồi quy Binary Logicstic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội đảo Phú Quốc (1) Cơ sở hạ tầng và vị trí địa lý; (2) Chính sách đầu tư; (3) Chất lượng nguồn nhân lực; (4) Điều kiện môi trường sống; (5) Chất lượng dịch vụ công; (6) Xúc tiến thương mại và marketing địa phương. CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019 tôi không tìm thấy nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi. Do đó trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả tham khảo các nghiên cứu đi trước về các lĩnh vực liên quan để đề xuất mô hình nghiên cứu và củng cố cơ sở lý thuyết của đề tài. 3. Dữ liệu, phương pháp và mô hình nghiên cứu 3.1. Cơ sở dữ liệu Dữ liệu sử dụng được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát tại ngân hàng thương mại (NHTM), các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư cho kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thời gian thực hiện vào tháng 11/2018 đến tháng 01/2019. Bảng câu hỏi này sử dụng thang đo likert5 (từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). 3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính - Thảo luận, tham khảo ý kiến các chuyên gia, giám đốc, phó giám đốc, các cán bộ tín dụng tại các NHTM, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư vào kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và những nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực này để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi. - Sau đó, tiến hành khảo sát sơ bộ 20 phiếu, từ kết quả của cuộc khảo sát sơ bộ và lấy ý kiến từ các chuyên gia để điều chỉnh bổ sung thêm cũng như loại bỏ những yếu tố không phù hợp, đồng thời xây dựng thang đo cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. - Xác định được 5 yếu tố tác động có ảnh hưởng đến đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi và 24 biến quan sát để đo lường yếu tố trên. Cuối cùng là thiết kế và xây dựng lại mô hình và bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát và bắt đầu nghiên cứu định lượng. Phương pháp định lượng - Điều tra trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát tại các NHTM, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, quỹ hỗ trợ ngư dân, hợp tác xã dịch vụ và đánh bắt xa bờ, những tổ chức có vốn đầu tư vào kinh tế biển đang Hình 1.Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả từ phương pháp nghiên cứu định tính Môi trường kinh tế vĩ mô (VM): Thu nhập bình quân đầu người; Tỷ lệ lạm phát; Tốc độ tăng trưởng kinh tế; Công tác quản lý, thủ tục hành chính; Chính sách của Chính phủ; Chính sách tài chính tiền tệ Môi trường tự nhiên (TN): Vị trí địa lý; Điều kiện khí hậu; Tiềm năng biển Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công (CS): Cơ sở vật chất; Hệ thống đường xá; Hệ thống điện, nước; Các dịch vụ công Nhân tố từ phía chủ thể làm kinh tế biển (năng lực) (NL): Nguồn vốn; Chi phí sử dụng vốn; Đội ngũ nhân sự; Thiết bị, công nghệ; Quy định của chủ thể làm kinh tế biển Nhân tố từ phía người dân (ND): Độ tuổi; Kinh nghiệm sản xuất; Thời gian cư trú; Thu nhập; Tính ổn định của công việc; Thu nhập ròng Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 11Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019 hoạt động tại Quảng Ngãi. + Địa bàn khảo sát: Tỉnh Quảng Ngãi + Đối tượng khảo sát: Các cán bộ, nhân viên tại các NHTM và doanh nghiệp nêu trên. + Mẫu nghiên cứu: 300 nhân viên + Thời gian khảo sát: Tháng 11/2018 đến tháng 1/2019. - Kết quả thu về được đưa vào phần mềm SPSS 20 để xử lý (phân tích Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy) để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển tại Quảng Ngãi. 3.3. Mô hình nghiên cứu - Sau khi tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, nhóm tác giả đã điều chỉnh lại khung lý thuyết và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi, bao gồm các nhân tố thể hiện ở Hình 1. - Thiết lập các giả thuyết nghiên cứu: H1: Môi trường kinh tế vĩ mô có tác động thuận chiều đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi. H2: Môi trường tự nhiên có tác động thuận chiều đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi. H3: Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công có tác động thuận chiều đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi. H4: Nguồn vốn, thiết bị công nghệ của chủ thể làm kinh tế biển có tác động thuận chiều đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi. H5: Kinh nghiệm sản xuất, thu nhập của người dân có tác động thuận chiều đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi. + Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển được đo lường bằng qui mô vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển; số doanh nghiệp đầu tư cho kinh tế biển và tiềm năng kinh tế biển (bao gồm nguồn thủy hải sản; khoáng sản; dầu khí; tài nguyên du lịch biển). 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Sau khi đã gửi đi 300 bảng câu hỏi, thu về được 281 bảng câu hỏi kết quả trả lời hợp lệ. Trong số 281 nhân viên tham gia khảo sát: Về giới tính: có 103 nữ (37%), 178 nam (63%); về lĩnh vực đầu tư: có 61 nhân viên làm việc trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, 73 nhân viên trong lĩnh vực khai thác dầu khí, 24 nhân viên trong lĩnh vực vận tải biển, 7 nhân viên trong lĩnh vực du lịch, 46 nhân viên trong lĩnh vực ngân hàng, 5 nhân viên trong quỹ hỗ trợ ngư dân, 25 nhân viên trong hợp tác xã dịch vụ và khai thác xa bờ. Mẫu nghiên cứu này phù hợp cho việc đánh giá vốn đầu tư cho kinh tế biển Quảng Ngãi. 4.2. Đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho kinh tế biển Quảng Ngãi gồm 24 biến quan sát với 5 nhóm nhân tố: (1) Nhóm môi trường kinh tế vĩ mô; (2) Nhóm môi trường tự nhiên; (3) Nhóm cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công; (4) Nhóm nhân tố từ phía chủ thể làm kinh tế biển; (5) Nhóm nhân Bảng 2. Tóm tắt kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha STT Thang đo Số biến Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất 1 Nhóm môi trường kinh tế vĩ mô (VM) 6 0,890 0,648 2 Nhóm môi trường tự nhiên (TN) 3 0,773 0,585 3 Nhóm cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công (CS) 4 0,877 0,683 4 Nhóm nhân tố năng lực của chủ thể làm kinh tế biển (NL) 5 0,911 0,647 5 Nhóm nhân tố từ phía người dân (ND) 6 0,903 0,574 Nguồn: Kết quả sau khi xử lý số liệu qua phần mềm SPSS20 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019 tố từ phía người dân. Qua phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy các biến đo lường thuộc 5 nhân tố ảnh hưởng đều có hệ số tương quan biến tổng> 0,3; hệ số Cronbach’s Alpha> 0,6 (Bảng 2) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy (Nunnally và cộng sự, 1994). Vì vậy, 24 biến này đủ điều kiện để đưa vào phân tích EFA tiếp theo. Bảng 3. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho kinh tế biển Quảng Ngãi Biến quan sát Nhân tố 1 2 3 4 5 Vĩ mô (VM) Tự nhiên (TN) CSVC, CSHT, dịch vụ công (CS) Chủ thể làm kinh tế biển (CT) Người dân (ND) VM1: Thu nhập bình quân đầu người 0,825 VM2: Tỷ lệ lạm phát 0,771 VM3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 0,783 VM4: Công tác quản lý, thủ tục hành chính 0,729 VM5: Chính sách của Chính phủ 0,807 VM6: Chính sách tài chính tiền tệ 0,812 TN1: Vị trí địa lý 0,802 TN2: Điều kiện khí hậu 0,754 TN3: Tiềm năng biển 0,758 CS1: Cơ sở vật chất 0,812 CS2: Hệ thống đường xá 0,802 CS3: Hệ thống điện, nước 0,842 CS4: Các dịch vụ công 0,889 NL1: Nguồn vốn lớn 0,862 NL2: Chi phí sử dụng vốn thấp 0,857 NL3: Đội ngũ nhân viên có trình độ, công nghệ cao 0,841 NL4: Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ cao 0,706 NL5: Quy định của chủ thể làm kinh tế biển đơn giản, chặt chẽ, tiết kiệm thời gian 0,885 ND1: Độ tuổi 0,798 ND2: Kinh nghiệm sản xuất 0,783 ND3: Thời gian cư trú 0,784 ND4: Thu nhập 0,844 ND5: Tính ổn định của công việc 0,673 ND6: Thu nhập ròng 0,897 Eigenvalue 3,052 7,190 2,453 2,854 7,190 Phương sai trích (%) 42,676 29,959 10,222 54,568 29,959 Nguồn: Kết quả sau khi xử lý số liệu qua phần mềm SPSS20 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 13Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, nhóm tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương pháp trích rút được sử dụng là phân tích nhân tố chính (Principal components) với phép xoay varimax được thực hiện nhằm nhận diện các nhân tố cho các bước phân tích tiếp theo. Kết quả giá trị hệ số KMO= 0,877 (>0,5) và mức ý nghĩa sig.= 0,000<0,05 nên phân tích nhân tố là thích hợp (Hair và cộng sự, 2006). Từ 24 biến đo lường thuộc 5 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đã trích vào 5 nhân tố tại giá trị riêng (Eigen-value) = 1,295 (>1) và phương sai trích được là 70,186% (>50%), tất cả các biến đo lường đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 (Bảng 3) nên đạt yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Gerbing & Anderson, 1988). Do đó, các biến đo lường thuộc 5 nhân tố được tiếp tục đưa vào phân tích hồi quy bội. Cả 3 biến đo lường khả năng thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) bằng phương pháp Principal components và phép xoay varimax, kết quả KMO= 0,714 (>0,5) và mức ý nghĩa sig.= 0,000< 0,05 nên phân tích EFA là thích hợp. Từ 3 biến đo lường này đã trích vào 1 nhân tố tại giá trị riêng (Eigenvalue)= 2,173 (>1) và phương sai trích được là 72,420 (>50%) nên đạt yêu cầu của phân tích khám phá (Bảng 4). 4.4. Phân tích hồi quy Kết quả hồi quy theo phương pháp Enterđược trình bày ở Bảng 5. Mô hình trên cho thấy cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh = 60,6 % nghĩa là mô hình giải thích được 60,6% sự thay đổi của biến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi; mức ý nghĩa trong kiểm định Bảng 4. Kết quả EFA thang đo khả năng thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển STT Biến quan sát Nhân tố Tên biến Ký hiệu 1 TH1 0,853 Số vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển TH2 TH2 0,839 Số doanh nghiệp đầu tư cho kinh tế biển 3 TH3 0,861 Tiềm năng kinh tế biển Eigenvalue 2,173 Phương sai trích (%) 72,420 Nguồn: Kết quả sau khi xử lý số liệu qua phần mềm SPSS20 Bảng 5. Kết quả phân tích hồi quy Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Mức ý nghĩa (sig.) Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Chấp nhận VIF Hằng số -0,632 0,205 -3,078 0,002 VM1 0,409 0,047 0,385 8,677 0,000 0,716 1,396 TN6 0,213 0,051 0,172 4,206 0,000 0,841 1,190 CS2 0,230 0,045 0,208 5,089 0,000 0,846 1,182 NL3 0,216 0,047 0,193 4,625 0,000 0,805 1,242 ND4 0,214 0,043 0,207 4,961 0,000 0,807 1,239 R2 hiệu chỉnh = 0,606 D-W = 1,150 Sig. = 0,000 Nguồn: Kết quả sau khi xử lý số liệu qua phần mềm SPSS20 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019 F là 0,000< 0,05 nên mô hình hồi quy vừa xây dựng phù hợp. Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,150 (thỏa mãn >1 và <3) chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Như vậy, mô hình hồi quy không có vi phạm các giả thiết hồi quy bội. Giá trị trung bình Mean= -3,21E-17 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,991 gần bằng 1, như vậy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm (Hình 2). Như vậy, mô hình được xây dựng là phù hợp. Phương trình hồi quy đối với các biến đã chuẩn hóa có dạng như sau: TH = -0,632 + 0,409 VM + 0,213 TN+ 0,230 CS + 0,216 NL + 0,214 ND Kết quả tại hồi quy cho thấy có tất cả 5 nhân tố tác động đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi, đó là các nhân tố: (1) Vĩ mô; (2) Tự nhiên; (3) Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công; (4) Nhân tố năng lực của chủ thể làm kinh tế biển; (5) Nhân tố từ phía người dân. Các nhân tố này đều có ảnh hưởng tích cực đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi, phù hợp với giả thuyết đưa ra ban đầu. Trong đó, vĩ mô (VM) ảnh hưởng mạnh nhất đến vốn đầu tư cho kinh tế biển. 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu trong phần định lượng cho thấy có 5 nhân tố tác động thuận chiều đến thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi, đúng như giả thuyết nghiên cứu đặt ra. Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố VM, TN, CS, NL, ND đến TH chúng ta căn cứ vào hệ số β. Trị số tuyệt đối β của nhân tố nào càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến TH càng cao và ngược lại. Kết quả nghiên cứu định lượng phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính, được xếp theo thứ tự quan trọng từ 1 đến 5 gồm: - Nhân tố vĩ mô (VM): Đây là nhân tố tác động nhiều nhất đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi (β = 0,409). Trong phần nghiên cứu định tính, các doanh nghiệp đều cho rằng đây là vấn đề mang tính xã hội, thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân. Để thu hút nguồn vốn này, Nhà nước phải có những chính sách đồng bộ hỗ trợ về mặt pháp lý (thủ tục hành chính nhanh gọn; chính sách, chủ trương thông thoáng); nguồn vốn đầu tư (nguồn vốn dài hạn từ NSNN, khuyến khích các NHTM cho vay phát triển kinh tế biển); ổn định nền kinh tế vĩ mô (tăng trưởng GDP, kiểm soát Hình 2. Biểu đồ Histogram: Giả định phân phối chuẩn của phần dư Nguồn: Kết quả sau khi xử lý số liệu qua phần mềm SPSS20 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 15Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019 tỷ lệ lạm phát). Do vậy, nếu Chính phủ muốn tăng cường vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển thì Chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc mở rộng và phát triển nguồn vốn này. - Nhân tố cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công (CS): Đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng thứ hai đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển (β = 0,230). Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy giá trị β > 0, điều này có nghĩa là cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công tốt sẽ hỗ trợ tốt cho phát triển kinh tế biển, từ đó sẽ tác động tích cực đến thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính. - Nhân tố từ phía chủ thể làm kinh tế biển (NL): Giá trị β = 0,216 cho thấy đây là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tiếp theo sau nhân tố cơ sở vật chất, hạ tầng và dịch vụ công. Nghiên cứu định tính cho thấy các chủ thể có năng lực vốn mạnh; chi phí sử dụng vốn thấp; có cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ cao; lực lượng lao động có trình độ là những nhân tố ảnh hưởng tốt đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển; điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu định lượng. - Nhân tố từ phía người dân (ND): Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy đây là nhân tố ảnh hưởng quan trọng thứ tư đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển (β = 0,214), hệ số β > 0 cho thấy người dân càng có kinh nghiệm sản xuất, thu nhập ổn định, thời gian cư trú càng dài càng thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu sơ bộ khi doanh nghiệp cho rằng họ quan tâm đến khu vực người dân trong độ tuổi lao động, kinh nghiệm sản xuất, thu nhập cao - Nhân tố tự nhiên (TN): Tác động thuận chiều đến thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi (với hệ số β = 0,213 > 0), phù hợp với nghiên cứu định tính (tiềm năng biển phong phú, điều kiện khí hậu tốt là những nhân tố cơ bản tác động đến kết quả hoạt động của các ngành nghề kinh tế biển). Do hệ số β là nhỏ nhất so với hệ số β của các nhân tố khác nên đây là nhân tố có ảnh hưởng đến vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển nhưng ít được các nhà đầu tư quan tâm hơn so với các nhân tố vĩ mô; cơ sở vật chất, hạ tầng và dịch vụ công; nhân tố chủ thể làm kinh tế biển và người dân. Điều này cũng khá hợp lý do điều kiện tự nhiên là nhân tố khách quan, con người chỉ có thể dự báo và phòng chống thiên tai. 5. Một số khuyến nghị 5.1. Đối với hoàn thiện các yếu tố vĩ mô Để thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế biển nói riêng, Chính phủ cùng với Chính quyền địa phương, phối hợp với các ngành chức năng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, một số nội dung cần tập trung giải quyết bao gồm: - Ổn định kinh tế vĩ mô + Nhà nước cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nhằm mục tiêu tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Ngoài ra, Nhà nước cần tạo môi trường chính trị- xã hội ổn định tạo sự an tâm cho nhà đầu tư. + Chính phủ cần chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng các công cụ điều hành chính sách tài chính- tiền tệ nhằm ổn định tỷ giá, ổn định lãi suất, ổn định nền kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, trong thời gian tới, NHNN nên có những chính sách ưu tiên lãi suất cho vay riêng đối với các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư vào khu vực kinh tế biển, các chương trình hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản, đầu tư vào cảng biển, các khu du lịch biển, du lịch sinh thái + Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục chỉ đạo các ngành, các cấp đồng hành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để khai thác tốt nhất nội lực và thu hút tối đa ngoại lực cho đầu tư phát triển, xây dựng Quảng Ngãi trở thành điểm đến tin CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019 cậy, hấp dẫn của các nhà đầu tư. + Đối với lĩnh vực kinh tế biển, cần quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Quảng Ngãi cần tập trung đầu tư vào 4 trụ cột trong phát triển kinh tế biển đó là: Xây dựng, phát triển Khu kinh tế Dung Quất và các khu đô thị ven biển; phát triển mạnh nuôi trồng, chế biến sản phẩm từ biển; khai thác tài nguyên biển, vận tải biển; phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo, xây dựng Lý Sơn thành huyện đảo mạnh về kinh tế du lịch và thủy sản. Trước mắt, phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển đóng góp trên 75% GDP của tỉnh, nâng mức thu nhập bình quân đầu người khu vực này cao gấp đôi bình quân cả tỉnh nhằm tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. - Hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế biển Trong thời gian tới, Chính phủ cần ban hành các chính sách rõ ràng, minh bạch tránh sự chồng chéo, bất khả thi nhằm đưa các chính sách vào thực tiễn. Cụ thể bao gồm: + Hoàn thiện chính sách nguồn vốn và tín dụng ưu đãi, cần có kế hoạch bổ sung nguồn ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế biển. Đồng thời, Chính phủ cần có chỉ đạo đối với Bộ Tài chính, NHNN nhằm triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi đối với kinh tế biển. + Cần có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Tuy nhiên, các chính sách phải được cân nhắc kỹ càng. Bởi vì, các chính sách nếu quá chặt chẽ thì sẽ trở thành rào cản cho các nhà đầu tư, nhưng nếu quá lỏng lẻo sẽ gây ra nhiều tác hại không lường. + Các chính sách hỗ trợ các ngành nghề kinh tế biển như thủy sản, du lịch, vận tải biển, các chương trình hỗ trợ sau thiên tai, dịch bệnh cần phải được quy định rõ ràng và có văn bản hướng dẫn thực hiện như phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng, thời gian thực hiện + Xây dựng khung pháp lý nhằm hoàn thiện cơ chế hoạt động của hệ thống tài chính tín dụng phi ngân hàng như hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ hỗ trợ ngư dân Bên cạnh việc thực hiện chính sách chung của Nhà nước, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ngãi cần có các cơ chế riêng như: + Xây dựng cơ chế gọi vốn đầu tư, xây dựng các chính sách nhằm thu hút vốn cho các ngành kinh tế biển. Cần phải quy hoạch và thiết lập các dự án tiền khả thi và công bố rộng rãi trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng để kêu gọi đầu tư. + Triển khai kịp thời và tranh thủ sự hỗ trợ từ các bộ ngành trung ương những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, như chính sách hỗ trợ các ngành nghề, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nhằm đưa các chính sách vào thực tế. + Hàng năm, cần trích một tỷ lệ nhất định từ các khoản thu của tỉnh Quảng Ngãi như thu từ xổ số kiến thiết, các loại phí, lệ phí và phụ thu, nguồn thu bổ sung nhận từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ phát triển kinh tế biển. - Cải cách thủ tục hành chính + Cải cách thủ tục hành chính nhằm hướng tới mục tiêu công khai, minh bạch, thủ tục đơn giản, gọn nhẹ trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, thuế, Thường xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các hành vi tiêu cực, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. + Rà soát, hoàn thiện các quy trình, các thủ tục hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà. Bỏ những thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian cấp phép, giúp doanh nghiệp triển khai dự án nhanh chóng. 5.2. Đối với cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công - Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ngãi cần đầu tư phát triển hạ tầng cảng biển và tiếp tục đầu tư hiện đại hóa đội tàu biển Việt Nam, nhất là đội tàu công-ten-nơ, CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 17Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 205- Tháng 6. 2019 đồng thời xây dựng chiến lược cũng như khung chính sách phù hợp, tạo điều kiện để cho dịch vụ logistic phát triển một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác các tổ chức hàng hải và các nước nhằm tạo sự hỗ trợ về kỹ thuật, vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành kinh tế biển. - Cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cơ sở hạ tầng du lịch, tạo điều kiện giao thông thuận tiện và thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Tiếp tục hoàn thành các công trình xây dựng, nâng cấp mở rộng đường vào các huyện biển, đảo như các huyện Sa Huỳnh, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Bình Sơn đường vào các làng nghề truyền thống; làng cá; - Các đơn vị, cơ quan nhà nước phải tập trung đẩy mạnh đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, nhất là trong công việc giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực có liên quan đến người dân và doanh nghiệp. 5.3. Đối với các chủ thể làm kinh tế biển Trong thực tế, nhờ các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế biển, trong những năm qua số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế biển ở Quảng Ngãi không ngừng tăng lên. Đây là lực lượng chủ chốt, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển. Thời gian tới, để thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển Quảng Ngãi, một số giải pháp đặt ra đối với các chủ thể này bao gồm: - Các doanh nghiệp cần tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên, người lao động, đồng thời cần có chế độ đãi ngộ thu hút nhân tài về các ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế biển. - Bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong các ngành sản xuất, chế biến hoặc có thể triển khai các dịch vụ du lịch cao cấp đối với ngành du lịch. - Cần tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi từ Chính phủ và các NHTM nhằm giảm bớt chi phí về vốn, nâng cao lợi nhuận, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tạo sức cạnh tranh và danh tiếng cho doanh nghiệp. 5.4. Đối với người dân Quảng Ngãi có số lượng cư dân sinh sống ở khu vực ven biển khá đông, phần đông cư dân tham gia sản xuất hoặc lao động trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế biển. Để thu hút vốn cho phát triển kinh tế biển, người dân cần: - Chủ động học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm về các ngành nghề thuộc kinh tế biển như kỹ năng đánh bắt xa bờ, nuôi trồng công nghệ cao, chế biến thủy sản, đóng tàu, dịch vụ du lịch - Cập nhật kiến thức về chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Quảng Ngãi. - Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường biển, không xả rác ra vùng biển; khai thác có kế hoạch, có ý thức bảo vệ tài nguyên sinh vật biển nhằm bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển. 5.5. Đối với môi trường tự nhiên - Chính phủ cần đưa ra các chương trình phòng chống thiên tai bão lũ thích hợp, cần có các chương trình dự báo, cảnh báo sớm về tình hình thời tiết, thiên tai, nhằm giúp người dân chủ động phòng ngừa, tránh thiệt hại xảy ra. - Tăng cường hợp tác quốc tế, thông tin, truyền thông và nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của biển, đảo; ý thức bảo vệ và gìn giữ tài nguyên biển ■ Tài liệu tham khảo 1. Anderson J., and Gerbing, D. (1988), “Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach”, Psychological Bulletin, 103(3), 411-423. CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 18 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 205- Tháng 6. 2019 2. Demirhan and Masca (2008), “Determinants of Foreign Direct Investment Flows to Developing Countries: A cross-sectional Analysis”, Prague Economic Papers, No. 4, pp. 356–369. 3. Đoàn Vĩnh Tường (2014), “Một số khuyến nghị thúc đẩy tín dụng cho phát triển kinh tế biển khu vực Nam Trung Bộ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Học viện ngân hàng. 4. Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., and Black, W.C. (2006), Multivariate data analysis, Prentice-Hall, International, Inc. 5. Hà Nam Khánh Giao, Lê Quang Huy và Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2013), “Khảo sát các yếu tố thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Số 3 (tháng 6/2013, tr 19- 30). 6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê. 7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức. 8. Martin Smith (2011), “Marine resource economic”, Journal citation reports, Thomson Reuters. 9. Ngô Văn Thiện (2017), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội đảo Phú Quốc”, Tạp chí Công thương, Số 4 tháng 11/2017. 10. Nguyen Thi Thu Ha (2016), “Factors Affecting the satisfaction of Forein Investors - Quantititive Analysis and Policy Implications to strengthen the FDI Attraction in Bac Ninh Province of Vietnam”, Journal of Economic, Vol 4. No 6. 11. Nunnally, JC. And Bernstein, I.H. (1994), Psychometric Theory (3 nd), New york: Me Graw-Hill. 12. Tim Buthe and Helen V. Milner (2008), “The Politics of Foreign Direct Investment into Developing Countries: Increasing FDI through International Trade Agreements?”,American Journal of Political Science,Vol. 52, No. 4. 13. Tô Ngọc Hưng (2014), “Thực trạng và giải pháp về vốn đầu tư cho kinh tế biển khu vực Nam Trung Bộ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Học viện Ngân hàng. Thông tin tác giả Nguyễn Lê Nguyên Dung, Thạc sĩ Khoa Tài chính- Ngân hàng, Đại học Tài chính - Kế toán Email: nguyenlenguyendung@tckt.edu.vn Nguyễn Thị Minh Hương, Thạc sĩ Khoa Tài chính- Ngân hàng, Đại học Tài chính - Kế toán Email: nguyenthiminhhuong@tckt.edu.vn Summary Factors affecting investment capital for marine economic development in Quang Ngai province The objective of this study is to determine factors affecting capital for marine economic development in Quang Ngai province; from that, it proposes some solutions which are to attract capital for marine economic development. The study is conductedfrom a sample of 281 staff working in the field of seafood processing, oil and gas exploitation, shipping, tourism, banking and support funs, fishermen, service cooperative and offshore fishing in Quang Ngãi province. Applying the exploring factor analysis method combined with the multivariate linear regression, the results show that there are 5 factors affecting capital for marine economic development in Quang Ngai province: macro factor, natural factor, factors of infastructure and public services, factors from the subject of the maritime economy; factors from resident. In which, macro factor has the strongest affection to capital for marine economic development. Keywords: factors; investment capital; marine economics; Quang Ngai. Dung Le Nguyen Nguyen, M.Ec. Huong Thi Minh Nguyen, M.Ec. Organization of all: Banking and finance Department, University of Finance and Acountancy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_cua_ths_nguyen_le_nguyen_dung_nguyen_thi_minh_huong_0694_2152603.pdf