Tài liệu Các mô hình nhà nước liên bang trong lịch sử nước Đức trước thống nhất quốc gia năm 1871: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 61 (01/2019) No. 61 (01/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
94
CÁC MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC LIÊN BANG TRONG LỊCH SỬ
NƯỚC ĐỨC TRƯỚC THỐNG NHẤT QUỐC GIA NĂM 1871
The federal state models in German history prior to national unification of 1871
ThS.NCS. Nguyễn Mậu Hùng(1), TS. Phạm Xuân Vũ(2)
(1)Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
(2)Trường Đại học Sài Gòn
Tóm tắt
Lịch sử nước Đức thế kỷ XIX thực chất là lịch sử của các nỗ lực tìm kiếm một phương thức tổ chức
cộng đồng phù hợp cho các bên liên quan trên con đường tiến lên thống nhất của các nhóm cư dân nói
tiếng Đức ở Trung Âu. Trong tiến trình đó, nước Đức đã trải qua 4 hình thức thể chế liên bang khác
nhau trước khi thống nhất hoàn toàn vào năm 1871, gồm: Đế quốc Thần thánh La Mã (962-1806), Liên
bang sông Rhine (1806-1813), Liên bang Đức (1815-1866), và ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các mô hình nhà nước liên bang trong lịch sử nước Đức trước thống nhất quốc gia năm 1871, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 61 (01/2019) No. 61 (01/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
94
CÁC MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC LIÊN BANG TRONG LỊCH SỬ
NƯỚC ĐỨC TRƯỚC THỐNG NHẤT QUỐC GIA NĂM 1871
The federal state models in German history prior to national unification of 1871
ThS.NCS. Nguyễn Mậu Hùng(1), TS. Phạm Xuân Vũ(2)
(1)Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
(2)Trường Đại học Sài Gòn
Tóm tắt
Lịch sử nước Đức thế kỷ XIX thực chất là lịch sử của các nỗ lực tìm kiếm một phương thức tổ chức
cộng đồng phù hợp cho các bên liên quan trên con đường tiến lên thống nhất của các nhóm cư dân nói
tiếng Đức ở Trung Âu. Trong tiến trình đó, nước Đức đã trải qua 4 hình thức thể chế liên bang khác
nhau trước khi thống nhất hoàn toàn vào năm 1871, gồm: Đế quốc Thần thánh La Mã (962-1806), Liên
bang sông Rhine (1806-1813), Liên bang Đức (1815-1866), và Liên bang Bắc Đức (1866-1871). Cả 4
hình thức tổ chức nhà nước liên bang này đều có những đóng góp nhất định cho tiến trình thống nhất
nước Đức (1848 – 1871) nói riêng và việc giải quyết các vấn đề nước Đức thế kỷ XIX nói chung. Tuy
nhiên, chỉ có Đế quốc Thần thánh La Mã và Liên bang Đức mang tính quốc gia dân tộc cho toàn thể các
cư dân nói tiếng Đức, trong khi hai thể chế còn lại chỉ có tính khu vực.
Từ khoá: Đế quốc Thần thánh La Mã, Liên bang sông Rhine, Liên bang Đức, Liên bang Bắc Đức, quá
trình thống nhất nước Đức.
Abstract
The nineteenth-century German history is actually the history of efforts in search for a suitable form of
community organization for related parties on the road to unification of the German-speaking
communities in Central Europe. In that process, the Germans underwent four different forms of federal
constitution before being fully unified in 1871, including the Holy Roman Empire (962-1806), the
Confederation of the Rhine (1806-1813), the German Confederation (1815-1866), and the Nothern
German Confederation (1866-1871). All four forms of federal state organization mentioned above have
certainly contributed to the unification of Germany (1848-1849) in particular and the process of
resolving the problems of the nineteenth-century German in general. However, only the Holy Roman
Empire and the German Confederation were nationalized for all German-speaking residents, while the
two remaining institutions were only characterized by regional nature.
Keywords: Holy Roman Empire, The Confederation of the Rhine, The German Confederation, The
Northern German Confederation, the unificaiton of Germany.
Email: vuqub@yahoo.com.vn
NGUYỄN MẬU HÙNG - PHẠM XUÂN VŨ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
95
1. Đặt vấn đề
Quá trình thống nhất nước Đức giữa
thế kỷ XIX là sản phẩm của một loạt các
nhân tố chủ quan và khách quan khác
nhau. Quá trình này diễn ra từ các nhóm
cư dân nói tiếng Đức riêng rẽ thành một tổ
chức liên bang của các nhà nước tiểu bang
(Staatenbund) đã phát triển trong một thời
gian dài thông qua các liên minh cả chính
thức lẫn không chính thức giữa các nhà cai
trị hoàng tộc của các vương triều phong
kiến. Tuy nhiên, lợi ích cục khác nhau của
các bên tham gia đã cản trở quá trình
thống nhất nước Đức trong gần một thế kỷ
thử nghiệm mang tính độc đoán, bắt đầu từ
thời kỳ của các cuộc chiến tranh chống
Napoléon và kết thúc sau cuộc Chiến tranh
Pháp-Phổ (1870-1871). Trong quá trình
lịch sử đó, cộng đồng các cư dân nói tiếng
Đức đã trải qua bốn hình thức nhà nước
liên bang với các quy mô và mức độ khác
nhau. Cùng với sự tan rã của Đế quốc
Thần thánh La Mã (962-1806) là sự ra đời
của Liên bang sông Rhine (1806-1813).
Sau Hội nghị Viên năm 1815, Liên bang
Đức (1815-1866) do Áo đứng đầu được
thành lập đã cùng với các nước lớn đặt ra
mục tiêu duy trì hoà bình và ổn định ở
Trung Âu. Tuy nhiên, qua cuộc Chiến
tranh Áo-Phổ năm 1866 nó đã sụp đổ và
mở đường cho sự ra đời của Liên bang
Bắc Đức (1866-1871).
Có thể nói Đế chế Đức năm 1871
chính là sự kế thừa của tất cả các hình thức
thể chế liên bang tiền thân nói trên ở
những mức độ khác nhau. Tuy nhiên,
trong số bốn thể chế liên bang đó, Liên
bang sông Rhine (1806-1813) và Liên
bang Bắc Đức (1866-1971) là những giải
pháp mang tính tạm thời của một lực
lượng chính trị đơn phương, trong khi Đế
quốc Thần thánh Rome và Liên bang Đức
(1815-1866) không chỉ mang tính quốc gia
dân tộc mà còn là sản phẩm của một quá
trình phát triển lâu dài của các bên liên
quan. Trong khuôn khổ của bài viết này,
chúng tôi chỉ giới thiệu sứ mệnh lịch sử
của hai thể chế liên bang mang tính quốc
gia dân tộc trong quá trình giải quyết vấn
đề nước Đức thế kỷ XIX.
2. Các hình thức nhà nước liên bang
tiền thân của đế chế Đức năm 1871
2.1. Đế quốc Thần thánh La Mã
Lịch sử hiện đại của nước Đức bắt đầu
gắn với sự lụi tàn của Đế quốc Thần thánh
La Mã của dân tộc Đức năm 1806, sự ra
đời và phát triển của Liên bang Đức
(1815-1866) và cùng với đó là sự phát
triển liên tục của chủ nghĩa dân tộc Đức.
Mặc dù Đế quốc Thần thánh La Mã được
xem là đế chế đầu tiên trong lịch sử lập
quốc của người Đức, nhưng sự chia cắt
của các khu vực vì các yếu tố địa lý đã dẫn
đến một kết quả không thể khác được,
chính là sự phát triển của những yếu tố có
bản sắc khác biệt giữa các khu vực và
cộng đồng về tôn giáo, ngôn ngữ, giáo
dục, văn hoá trong một thời gian dài.
Trước năm 1806, các cộng đồng nói tiếng
Đức ở Trung Âu bao gồm hơn 300 thực
thể chính trị, hầu hết trong số họ đều là
thành viên của Đế quốc Thần thánh La Mã
hoặc ít nhất cũng là các vùng lãnh thổ rộng
lớn thuộc quyền thừa kế của nhà
Habsburg. Các thực thể chính trị này có
quy mô và tầm ảnh hưởng khác nhau từ
nhóm dân cư thuộc những vùng đất nhỏ và
phức tạp của các gia đình hoàng tộc thứ
yếu như Hohenlohe đến các nhóm dân cư,
vùng lãnh thổ được phân định rõ ràng, có
quy mô lớn như các Vương quốc Bavaria,
Vương quốc Phổ.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
96
Quyền kiểm soát các thực thể chính trị
này cũng rất khác nhau; chúng bao gồm
các thành phố tự do trực thuộc đế chế có
tầm ảnh hưởng khác nhau như thành phố
Augsburg hùng mạnh một bên và bên kia
là một Weil der Stadt nhỏ bé. Trong số các
thực thể chính trị nói tiếng Đức ở Trung
Âu đương thời còn có các lãnh thổ của
giáo hội như Tu viện giàu có của
Reichenau và Tổng giám mục quyền uy
của Cologne. Ngoài ra, còn có thể chế
mang tính vương triều như Vương quốc
Württemberg. Những vùng đất này hoặc
một phần của các vùng đất này1 đã tạo
thành lãnh thổ của Đế quốc Thần thánh La
Mã có những lúc bao gồm hơn 1.000 thực
thể khác nhau trong thực tế. Từ thế kỷ XV
trở đi, trừ một vài trường hợp ngoại lệ, các
lãnh chúa có quyền bầu cử của Đế quốc
Thần thánh La Mã thường chọn những
người đứng đầu nhà Habsburg của Áo giữ
danh hiệu Hoàng đế của Đế quốc Thần
thánh La Mã [2, tr. 221].
Trong các nhà nước nói tiếng Đức lúc
bấy giờ, cơ chế hành chính và luật pháp
của Đế quốc Thần thánh La Mã là một
công cụ hữu hiệu cho việc giải quyết các
tranh chấp giữa nông dân và chủ đất cũng
như giữa các cơ quan pháp lý. Thông qua
việc tổ chức các nhóm quyền lực mang
tính hoàng tộc, các nhà nước có nhiều cơ
hội thống nhất nguồn lực vốn có của mình
thành liên minh để tăng cường xây dựng
những lợi ích mang tính khu vực và tổ
chức liên minh, bao gồm cả hợp tác về
kinh tế và bảo vệ quân sự [5].
Sau cuộc Chiến tranh Liên minh lần
thứ hai (1799-1802), các hiệp ước
Lunéville (1801), Amiens (1802) cùng với
các phương án năm 1803 đã chuyển phần
lớn lãnh thổ của Đế quốc Thần thánh La
Mã sang các nhà nước mang tính vương
triều và các vùng lãnh thổ của giáo hội đã
được thế tục hoá, nhiều thành phố trực
thuộc Đế quốc bị biến mất khỏi sân khấu
chính trị và pháp lý của châu Âu. Cư dân
sống trong các vùng lãnh thổ này buộc
phải giành sự trung thành và sự phục tùng
của họ cho các công tước và các vị vua thế
quyền hơn là cho các thế lực thần quyền
đơn thuần. Quá trình chuyển đổi này làm
cho lãnh thổ của các Vương quốc
Württemberg và Baden được mở rộng
thêm một cách đáng kể [8, tr. 70].
Tuy có sự khác biệt về luật pháp, hành
chính và chính trị giữa các nhà nước thành
viên khi Đế quốc Thần thánh La Mã sụp
đỗ, nhưng người dân ở các khu vực nói
tiếng Đức của Đế chế cũ có chung một
truyền thống pháp lý, ngôn ngữ, văn hoá.
Mặt khác, Chủ nghĩa tự do châu Âu bấy
giờ cũng đã tạo nên một nền tảng trí thức
cơ bản cho sự thống nhất của các tiểu bang
bằng cách thách thức các mô hình quân
chủ và chuyên chế tuyệt đối của các
phương thức tổ chức xã hội và chính trị cổ
đại [9, tr. 49]. Biểu hiện về phương diện
này chính là việc người Đức thường nhấn
mạnh tầm quan trọng của truyền thống,
giáo dục, và sự thống nhất ngôn ngữ của
các dân tộc trong một khu vực địa lý hơn
là quyền lực chính trị và lợi ích kinh tế
đơn thuần.
Sau thất bại của liên quân phong kiến
châu Âu chống Pháp lần thứ ba tại Jena và
Auerstedt, Napoléon đã ký Hiệp ước
Pressburg chính thức giải thể Đế quốc
Thần thánh La Mã [2, tr. 221; 8, tr. 70].
Ngày 6 tháng 8 năm 1806, Hoàng đế
Francis II của Đế quốc Thần thánh La Mã
chính thức tuyên bố thoái vị. Nhà nước
liên bang đầu tiên của cộng đồng các cư
NGUYỄN MẬU HÙNG - PHẠM XUÂN VŨ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
97
dân nói tiếng Đức ở Trung Âu chính thức
trở thành hiện thực và dư âm của nó vẫn
còn vọng lại trong các phương thức tổ
chức cộng đồng mang tính liên bang về
sau của người Đức.
Tóm lại, trong những thập kỷ đầu của
thế kỷ XIX, về phương diện địa chính trị,
chưa có một nước Đức thống nhất mà chỉ
có các vương quốc, đại công quốc, công
quốc, và khu tự trị do các cư dân nói tiếng
Đức sinh sống. Mỗi thực thể chính trị như
thế đều được cai trị bởi một nhà chức
trách độc lập với một bộ máy nhà nước
được tổ chức bằng những phương thức
khác nhau nhưng đều có thể gọi là nhà
nước với các trình độ phát triển rất khác
nhau. Tuy nhiên, có một dòng chảy tự
nhiên âm thầm đang hướng đến cảm giác
quốc gia và hướng tới một sự liên minh
của những người Đức vào trong một quốc
gia vĩ đại, được cai trị bởi một người đứng
đầu chung như một thực thể quốc gia thực
tế [4].
2.2. Liên bang Đức (1815-1866)
Trong các năm từ 1806 đến 1813,
Napoléon đã tổ chức các nhà nước Đức ở
phía Tây Nam vào trong Liên bang sông
Rhine, nhưng liên bang này bị giải thể dần
dần trong các thất bại của ông từ năm
1812 đến 1815. Sau thất bại của Napoléon
tại Waterloo năm 1815, châu Âu trở lại với
trật tự cũ của các thể chế phong kiến của
thời tiền cách mạng dưới những hình thức
và mức độ khác nhau. Hội nghị Viên
(1814-1815) của các cường quốc chính là
sự khởi đầu cho một trật tự mới của châu
Âu cho đến khi Thế chiến thứ nhất kết
thúc. Tiến trình lịch sử của nước Đức
trong khoảng thời gian đó và quá trình
thống nhất nước Đức (1848-1871) nói
riêng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những
quyết định cũng như cái trật tự mà Hội
nghị này mang lại.
Liên bang Đức (1815-1866) được
thiết lập để đáp ứng an ninh chống lại các
mối nguy hiểm từ sự tấn công của các lực
lượng bên ngoài cũng như cách mạng từ
bên trong. Và như một công cụ để cân
bằng quyền lực giữa các khu vực, Liên
bang Đức (1815-1866) tỏ ra quá mạnh để
thu hút tấn công và quá yếu để cảnh báo
các nước châu Âu láng giềng. Trên
phương diện này, những người chiến thắng
tại Hội nghị Viên đã hình thành một liên
minh chính trị mang đến hoà bình và ổn
định cho châu Âu trong hơn một thế hệ
thời hậu kỳ kỷ nguyên Napoléon2.
Liên bang Đức (1815-1866) được
thành lập dựa trên cơ sở Đế quốc Thần
thánh La Mã tan rã năm 1806 là một liên
minh thành lập theo điều 9 của Hiệp ước
Viên ngày 8 tháng 6 năm 1815 và được
củng cố thêm qua một Hiệp ước liên bang
khác ngày 15 tháng 5 năm 1820. Các nhà
nước tham gia Liên bang Đức (1815-1866)
theo hiệp ước 1820 gồm có [1, tr. 480]3:
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
98
1
Đế chế Áo (bao gồm cả ngôi vương của Bohemia, Bohemia, Moravia, và vùng Sê-
lơ-din (Silesia) của Áo, các vùng đất của Áo như Áo, Carinthia, Carniola, Littoral,
Salzburg, Styria, Tyrol, và Vorarlberg).
2 Phổ 22 Anhalt-Dessau
3 Bayern 23 Anhalt-Bernburg
4 Sachsen 24 Anhalt-Koethen
5 Hanover 25 Schwarzburg-Sondershausen
6 Wuerttemberg 26 Schwarzburg-Rudolstadt
7 Baden 27 Holhenzollern-Hechingen
8 Hessen-Kassel 28 Liechtenstein
9 Hessen-Darmstadt 29 Hohenzollern-Sigmaringen
10 Holstein và Lauenburg (Đan Mạch) 30 Waldeck
12 Luxemburg (Hà Lan) 31 Reuss, dòng trước
12 Brunswick 32 Reuss, dòng sau
13 Meclenburg-Schwerin 33 Schaumburg-Lippe
14 Nassau 34 Lippe-Detmold
15 Saxe-Weimar-Eisenach
Hiệp ước năm 1820 cũng bao gồm các
thành viên sau trong Liên bang Đức
16 Saxe-Gotha 35 Hessen-Homburg
17 Saxe-Coburg 36 Lübeck
18 Saxe-Meiningen 37 Frankfurt
19 Saxe-Hildburghausen 38 Bremen
20 Mecklenburg-Strelitz 39 Hamburg
21 Holstein-Oldenburg
Ngoài các nhà nước Đức truyền thống,
còn có một số đại diện khác trong Liên
bang Đức (1815-1866) gồm: vua Hà Làn
đại diện cho Luxemburg và Limburg còn
vua Đan Mạch đại diện cho Holstein, vua
Anh đại diện cho Vương quốc Hanover [3].
Năm 1839, Luxemburg được giao lại cho
Bỉ, Công quốc Limburg được thành lập và
trở thành một thành viên của Liên bang
Đức (1815-1866) cho đến năm 1866. Cả
Áo và Phổ đều bao gồm các vùng lãnh thổ
không nằm trong phạm vi Liên bang Đức
(1815-1866). Bốn thành phố tự do -
Hamburg, Lübeck, Bremen, và Frankfurt -
được phục hồi trở thành các thành viên của
Liên bang Đức do Áo làm chủ tịch [3].
Với tư cách là các nhà nước độc lập và
có chủ quyền, mỗi thành viên của Liên
bang Đức (1815-1866) đều có các chính
sách ngoại giao riêng. Quan hệ ngoại giao
NGUYỄN MẬU HÙNG - PHẠM XUÂN VŨ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
99
của các nước này bao gồm quan hệ với các
nhà nước nói tiếng Đức trong Liên bang
Đức (1815- 1866) và với các nước khác
ngoài liên bang. Về cơ bản, các nhà nước
Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với các
nước khác ngoài các lý do kinh tế và văn
hoá thông thường là vấn đề an ninh. Chính
vì thế, mỗi nhà nước trong đó hoặc đứng
về phe Áo hoặc theo Phổ để tìm kiếm chiếc
ô bảo vệ an ninh cho mình. Rất ít nước có
khả năng duy trì được nền độc lập của
mình một cách toàn vẹn mà không
cần có bất cứ mối liên kết nào với các
nước lớn.
Bộ máy quyền lực có chức năng
pháp lý duy nhất của Liên bang Đức
(1815-1866) là Nghị viện liên bang
(Bundesversammlung hay Bundestag) bao
gồm đại biểu của các nhà nước thành viên.
Không có đại biểu chủ toạ, đại biểu của Áo
thường được giao trọng trách điều khiển
nghị viện, nhưng không có các quyền hạn
vượt trội ở Frankfurt. Liên bang có thể
chấp nhận đại sứ từ các nước khác, nhưng
hiếm khi có đại sứ của riêng mình đến đó.
Trong cuộc cách mạng (1848-1849), Nghị
viện liên bang bị chính các đại biểu của
mình giải thể để nhường chỗ cho Quốc hội
Quốc gia Frankfurt được bầu từ toàn bộ cử
tri hợp lệ của các nhà nước nói tiếng Đức.
Nghị viện liên bang được phục hồi năm
1850 theo yêu cầu của Áo và chỉ có thể trở
lại hoạt động bình thường từ năm 1851.
Mặc dù về danh nghĩa, Liên bang Đức
(1815-1866) có một Nghị viện liên bang,
nhưng cơ quan này không phải là tập hợp
của các nhóm đại biểu mà là một hình thức
hội nghị của các đại biểu được cử hoặc chỉ
định của các lãnh chúa đang làm chủ các
nhà nước thành viên của Liên bang Đức
(1815-1866). Mặc dù vậy, các nỗ lực để tái
cấu trúc của Nghị viên liên bang cũng có
thể xem là một nỗ lực pháp lý trong quá
trình thống nhất nước Đức vì nó đại diện
cho quyền lực của toàn thể dân tộc.
Như đại biểu Georg Rau thừa nhận
vào ngày 21 tháng 7 năm 1856 rằng nghị
viện liên bang chẳng qua cũng chỉ là một
hội nghị của các đại diện chính phủ các
nước thành viên của Liên bang Đức (1815-
1866) và chính vì thế quốc gia dân tộc
không được đại diện trong quá trình hoạch
định chính sách của nghị viện liên bang
[11, tr. 118-119]. Sự phát triển của nền
kinh tế của cả các tầng lớp giàu có lẫn các
tầng lớp khủng hoảng đều cần một hình
thức tổ chức cộng đồng mới, trong khi Liên
bang Đức (1815-1866) không thể là một
phương án thay thế cho cho một nhà nước
dân tộc Đức [7, tr. 41]. Chính vì thế, vấn đề
dân tộc Đức thế kỷ XIX của giới quý tộc
phong kiến chính là việc bảo vệ Liên bang
Đức (1815-1866) với sự tồn tại của các
ngôi vương [6, tr. 7-8]. Theo quan điểm
này, Nghị viện liên bang là đại diện cho
vấn đề nước Đức thế kỷ XIX của các
vương triều phong kiến, đặc biệt là Vương
quốc Phổ và Đế chế Áo [6, tr. 15].
Áo và Phổ là những thành viên lớn
nhất của Liên bang Đức (1815-1866),
nhưng cả hai đều có những phần lãnh thổ
và dân cư không thuộc Liên bang Đức
(1815-1866), do chúng vốn không thuộc
Đế quốc Thần thánh La Mã trước đây. Cả
hai nước này đều có một phiếu trong nghị
viện Liên bang Đức (1815-1866). Sáu nước
khác cũng có một phiếu tương tự là
Bavaria, Saxony, Württemberg, Hessen-
Kassel, Baden, và Hessen-Darmstadt. Ba
nước thuộc sở hữu của nước ngoài gồm:
Holstein thuộc Đan Mạch, Luxemburg
thuộc Hà Lan và Hanover thuộc Limburg
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
100
và Anh là chỉ có một phiếu trong nghị viện
của Liên bang Đức 1815- 1866. Bốn thành
phố tự do gồm: Bremen, Frankfurt,
Hamburg, và Lübeck, cũng chỉ có một
phiếu trong nghị viện Liên bang Đức
(1815-1866). 23 tiểu quốc khác với các
danh xưng và chức vụ khác nhau chia nhau
5 phiếu còn lại trong nghị viện Liên bang
Đức (1815-1866).
Liên bang Đức (1815-1866) ở Trung
Âu được thiết kế để trở thành một vùng
đệm giữa Pháp, Nga, và Áo-Hung. Không
có một cường quốc nào có thể mở rộng
lãnh thổ của mình vào khu vực đó mà
không có sự phản đối của các cường quốc
khác. Tuy nhiên, liên minh lỏng lẻo này
được xem là một trong những nguyên nhân
chính và nhân tố chủ đạo cản trở quá trình
thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Bản
Hiến chương của Liên bang Đức (1815-
1866) do các cường quốc châu Âu soạn
thảo tại Hội nghị Viên 1815 và thiết chế
cân bằng quyền lực của châu Âu được coi
là một trong số các yếu tố chống lại quá
trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ
XIX. Các chi tiết trong bản Hiến chương
của Liên bang Đức (1815-1866) cho phép
quá nhiều yếu tố bất lợi cho quá trình
thống nhất Đức tồn tại. Vì vậy, quá trình
thống nhất Đức giữa thế kỷ XIX vì thế gần
như không thể chừng nào Liên bang Đức
(1815-1866) và các lợi ích mà nó ủng hộ
vẫn còn tồn tại.
Lãnh thổ của Liên bang lỏng lẻo này
không có sự thay đổi đáng kể nào cho đến
cuộc Chiến tranh Đan Mạch-Phổ lần thứ
hai năm 1864. Kết cục của cuộc chiến này
của Phổ đã đưa Schleswig và Holstein về
tay người Đức. Sau cuộc Chiến tranh Áo-
Phổ năm 1866, Áo tuyên bố rút lui, Phổ
tuyên bố giải thể Liên bang Đức (1815-
1866) và thiết lập Liên bang Bắc Đức cùng
năm với các chức năng đầy đủ của một nhà
nước. Liên bang Bắc Đức (thành lập 1866)
dưới sự lãnh đạo của Phổ có 22 nhà nước
thành viên phía Bắc sông Main. Tuy nhiên,
đây là một bước quá độ và giải pháp tình
thế của Phổ trên con đường thống nhất
nước Đức (1848-1871) hơn là phương án
cuối cùng trong quá trình giải quyết vấn đề
nước Đức thế kỷ XIX.
3. Kết luận
Lịch sử nước Đức cho đến năm 1871
có thể nói là lịch sử của các nổ lực tìm
kiếm một hình thức tổ chức cộng đồng phù
hợp cho phần lớn nhóm các cư dân nói
tiếng Đức ở Trung Âu. Hình thức tổ chức
cộng đồng đầu tiên mang tính liên bang ấy
chính là Đế quốc Thần thánh La Mã (962-
1806)4. Sau khi đế chế thứ nhất của người
Đức vừa không phải là một đế quốc thần
thánh [9, tr. 49] vừa không phải là La Mã
tan rã5 Liên bang sông Rhine (1806-1813)
ra đời và rồi giải thể dần dần trong các thất
bại của Napoléon những năm (1812-1815)
[1, tr. 480]. Liên bang Đức (1815-1866)
lỏng lẻo và không hiệu quả được thành lập
theo điều 9 của Hiệp ước Viên ngày 8
tháng 6 năm 1815 và củng cố thêm qua
một hiệp ước khác ngày 15 tháng 5 năm
1820 [1, tr. 480]. Số lượng các nhà nước
thành viên của liên minh này giao động từ
38 đến 41 trong những thời điểm khác
nhau. Ngoài các nhà nước Đức, vua Hà
Lan đại diện cho Luxemburg và Limburg,
còn vua Đan Mạch đại diện cho Holstein6.
Cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 không
chỉ đã loại bỏ Áo ra khỏi các vấn đề nội bộ
của người Đức mà còn đưa Phổ lên làm
chủ Liên bang Bắc Đức (1866-1871). Cả
bốn hình thức tổ chức liên bang nêu trên
đều có những đóng góp nhất định trong
NGUYỄN MẬU HÙNG - PHẠM XUÂN VŨ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
101
quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ
XIX, nhưng chỉ có Đế quốc Thần thánh La
Mã và Liên bang Đức (1815-1866) có
tính đại diện cho sự thống nhất của toàn
thể các cư dân nói tiếng Đức ở Trung Âu,
trong khi Liên bang sông Rhine (1806-
1813) và Liên bang Bắc Đức mang tính
tình thế và trung gian quá độ cho quá trình
thống nhất nước Đức nhiều hơn. Mặc dù
vậy, không một hình thức liên bang nào nói
trên tỏ ra thoả mãn và đáp ứng được các
yêu cầu và đòi hỏi của thời đại cũng như
nhu cầu phát triển của tất yếu của người
Đức giữa thế kỷ XIX. Chính vì thế, một thể
chế mới ra đời là tất yếu đương nhiên và
điều đó đã diễn ra năm 1871. Đó cũng là
lúc tạm thời khép lại câu chuyện vấn đề
nước Đức thế kỷ XIX.
Chú thích:
1 Cả nhà Habsburg của Áo và nhà
Hohenzollern của Phổ đều có những vùng đất
riêng nằm bên ngoài phạm vi lãnh thổ của
các cấu trúc chính trị và thể chế chính trị như
đã kể ở trên của Đế quốc Thần thánh La Mã.
2 Thực tế không có bất cứ cuộc chiến tranh lớn
nào giữa các cường quốc châu Âu trong gần
bốn thập kỷ cho đến cuộc Chiến tranh Crưm
(1853-1856).
3 Theo Hiệp ước Viena (1815) thì có 34 vương
quốc và 4 thành phố tự do. Nhưng theo HU
1820 thì có 39.
4 Mặc dù nó có cái tên là La Mã hoặc Rôma,
nhưng thực chất là của người Đức. Trong
tiếng Đức nó có tên là Heiliges Roemisches
Reich der deutschen Nation. Trong tiếng
Anh, nó có tên là Holy Roman Empire of the
German Nation.
5 Sau thất bại của Phổ và Nga trong các trận
chiến tại Jena và Auerstadt năm 1806,
Napoléon đã ký Hiệp ước Pressburg chính
thức giải thể Đế quốc Thần thánh La Mã.
6 Năm 1839, Luxemburg được giao lại cho Bỉ,
Công quốc Limburg được thành lập và trở
thành một thành viên của Liên bang Đức
1815-1866 cho đến năm 1866.
TAI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
1. Heeren, Arnold; Hermann, Ludwig;
Talboys, David Alphonso (1873). A Manual
of the History of the Political System of
Europe and its Colonies, H. G. Bohn,
London.
2. Kann, Robert A. (1974). History of the
Habsburg Empire: 1526-1918, University
of California Press, Los Angeles.
3. Robertson, C. Grant (1915). An historical
atlas of modern Europe from 1789 to 1914
with an historical and explanatory text,
Oxford University Press, Oxford, in:
s (truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2016).
4. The Situation of Germany (1866). The New
York Times, July 1.
5. Vann, James Allen (1975). The Swabian
Kreis: Institutional Growth in the Holy
Roman Empire 1648-1715. Vol. LII,
Studies Presented to International
Commission for the History of
Representative and Parliamentary
Institutions, Bruxelles.
Tiếng Đức
6. Doeberl, M. (1922). Bayern und die
Deutsche Frage in der Epoche des
Frankfurter Parlament, München und
Berlin, Druck und Verlag von R.
Oldenbourg, München.
7. Kropat, Wolf-Arno (1981). Das Ende des
Herzogtums Nassau (1850-1866), in:
Herzogtum Nassau 1806-1866, Politik -
Wirtschaft - Kultur, Eine Ausstellung des
Landes Hessen und der Landeshauptstadt
Wiesbaden unter der gemeinsamen
Schirmherrschaft S.K.H. des Prinzen Henri,
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 61 (01/2019)
102
Erbgroßherzog von Luxemburg, Prinz von
Nassau und des Hessischen
Ministerpräsidenten Holger Börner,
Museum Wiesbaden, 5. April bis 26. July.
8. Mann, Golo (2002). Deutsche Geschichte
des 19. und 20. Jahrhunderts, Fischer
Taschenbuch Verlag, Frankfurt am Main.
9. Nipperdey, Thomas (1998). Deutsche
Geschichte 1800-1866, Bürgerwelt und
starker Staat, C. H. Beck, München.
10. Paul, R. (2016). Deutsche Geschichte von
1806 bis 1871, in:
westmark.de/Deutsche-Geschichte-1806-
1871.pdf (truy cập ngày 22 tháng 6 năm
2016.
11. Schüler, Winfried (Hrg.) und Reyer,
Herbert (be.) (2010). Nassauische
Parlamentsdebatte, Band 2, Revolution und
Reaktion 1848-1866, Historische
Kommission für Nassau, Wiesbaden.
Ngày nhận bài: 22/07/2018 Biên tập xong: 15/12/2018 Duyệt đăng: 20/01/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 87_8274_2214992.pdf