Tài liệu Các mô hình lãnh đạo dạy học và hướng vận dụng trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0098
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 36-42
This paper is available online at
CÁCMÔ HÌNH LÃNH ĐẠO DẠY HỌC VÀ HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG ĐỔI
MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Vũ Thị Mai Hường
Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Lãnh đạo dạy học xuất hiện cùng với mô hình nhà trường hiệu quả, hướng tới
nâng cao chất lượng giáo dục. Các mô hình lãnh đạo dạy học liên quan đến việc thiết kế -
xây dựng, thực thi chương trình giáo dục, liên quan đến đánh giá và vận dụng kết quả đánh
giá thực hiện chương trình giáo dục. Lãnh đạo dạy học xây dựng mục tiêu, sứ mệnh, tầm
nhìn cho nhà trường hướng tới sự tham dự và chia sẻ; xây dựng một bầu không khí tổ chức
hướng tới văn hóa hợp tác, chia sẻ và học tập suốt đời. Nhà trường phổ thông Việt Nam
đang phải trải qua nhiều thay đổi, đòi hỏi hiệu trưởng phải lãnh đạo nhà trường thích ứng
với yêu cầu mới của thực tiễn, lãnh đạo dạy ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các mô hình lãnh đạo dạy học và hướng vận dụng trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0098
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 36-42
This paper is available online at
CÁCMÔ HÌNH LÃNH ĐẠO DẠY HỌC VÀ HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG ĐỔI
MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Vũ Thị Mai Hường
Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Lãnh đạo dạy học xuất hiện cùng với mô hình nhà trường hiệu quả, hướng tới
nâng cao chất lượng giáo dục. Các mô hình lãnh đạo dạy học liên quan đến việc thiết kế -
xây dựng, thực thi chương trình giáo dục, liên quan đến đánh giá và vận dụng kết quả đánh
giá thực hiện chương trình giáo dục. Lãnh đạo dạy học xây dựng mục tiêu, sứ mệnh, tầm
nhìn cho nhà trường hướng tới sự tham dự và chia sẻ; xây dựng một bầu không khí tổ chức
hướng tới văn hóa hợp tác, chia sẻ và học tập suốt đời. Nhà trường phổ thông Việt Nam
đang phải trải qua nhiều thay đổi, đòi hỏi hiệu trưởng phải lãnh đạo nhà trường thích ứng
với yêu cầu mới của thực tiễn, lãnh đạo dạy học sẽ liên quan mật thiết tới tìm kiếm, phát
triển năng lực lãnh đạo cho giáo viên và gắn kết các nguồn lực trong nhà trường.
Từ khóa: Nhà trường hiệu quả, Lãnh đạo dạy học, mô hình lãnh đạo dạy học, nhà trường
tự chủ, văn hóa nhà trường.
1. Mở đầu
Lãnh đạo dạy học xuất hiện cùng với mô hình nhà trường hiệu quả, hướng tới nâng cao chất
lượng giáo dục [2], [3]. Lãnh đạo dạy học bao gồm “những hoạt động mà một người hiệu trưởng
có thể thực hiện hoặc ủy nhiệm cho người khác nhằm thúc đẩy chất lượng học tập của học sinh [2].
Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra mô hình lãnh đạo dạy học, cố gắng kết nối sự thành công
của nhà trường với các mô hình đó [2], [6] cũng như phong trào cải cách nhà trường tự chủ [4, 5].
Bài viết tìm hiểu các mô hình lãnh đạo hoạt động dạy học, từ đó có những đề xuất cho lãnh đạo
dạy học ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đang diễn ra.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Các mô hình lãnh đạo dạy học
2.1.1. Mô hình của Hallinger & Murphy (1985)
Đây là mô hình đầu tiên có tính chất khái quát về lãnh đạo dạy học. Hai ông đề xuất mô
hình sau khi tiến hành nghiên cứu hành vi lãnh đạo dạy học của 10 hiệu trưởng trường tiểu học và
xem xét lại các công trình tổng kết liên quan đến nhà trường hiệu quả. Họ đã thu thập thông tin từ
các hiệu trưởng, nhân viên nhà trường và cán bộ của cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục thông
qua một bảng hỏi về hành vi lãnh đạo dạy học. Ngoài ra, hai nhà khoa học cũng nghiên cứu sản
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 10/9/2016.
Liên hệ: Vũ Thị Mai Hường, e-mail: maihuongqlgd@gmail.com
36
Các mô hình lãnh đạo dạy học và hướng vận dụng trong đổi mới chương trình giáo dục...
phẩm hoạt động được ghi lại trong hệ thống biên bản của các nhà trường. Nghiên cứu thực tiễn
thông qua quan sát hoạt động của hiệu trưởng, mô tả lại các hoạt động mà hiệu trưởng tham gia để
hỗ trợ chương trình giảng dạy trong nhà trường, hay trong các cuộc gặp gỡ ngắn cũng như trong
kế hoạch đã được sắp xếp.
Hai nhà nghiên cứu đã mô tả các công việc, chức năng cụ thể mà lãnh đạo dạy học – hiệu
trưởng nhà trường đã thực hiện bao gồm:
+ Phổ biến mục tiêu của nhà trường: Các hiệu trưởng thể hiện mục tiêu cốt lõi của nhà
trường thông qua những buổi làm việc với phụ huynh và nhân viên để xác định một số lĩnh vực
mà nhà trường cần cải thiện; Hiệu trưởng cũng phát triển các mục tiêu hoạt động cho các lĩnh vực
đó [1]. Chức năng phổ biến mục tiêu của nhà trường có mối quan hệ chặt chẽ với cách thức hiệu
trưởng sử dụng để thể hiện tầm quan trọng của các mục tiêu này đối với nhân viên, phụ huynh và
học sinh. Các hình thức để đạt được hiệu quả trong công việc bao gồm cả hình thức truyền thông
chính thức và phi chính thức (ví dụ thông qua sổ tay, các cuộc họp, hội đồng trường, đối thoai với
nhân viên và học sinh, các bản tin, các cuộc họp hội đồng giáo dục và họp phụ huynh).
+ Quản lí chương trình: Theo quan điểm của hai ông, quản lí các dạng chương tình dạy học
khác nhau có liên quan trực tiếp đến công việc của giáo viên, có quan hệ tới chương trình và hoạt
động dạy học. Những công việc cụ thể được đề cập trong mô hình này bao gồm việc hỗ trợ và đánh
giá dạy học, thực hiện chương trình giáo dục, kiểm tra quá trình học tập của học sinh. Hỗ trợ và
đánh giá dạy học lại bao gồm các hoạt động cung cấp những hỗ trợ cho công việc giảng dạy của
giáo viên, kiểm tra việc giảng dạy trên lớp thông qua việc thăm lớp không chính thức, định hướng
hoạt động cho lớp học theo các mục tiêu của nhà trường. Thực hiện chương trình giáo dục liên
quan đến những việc mà hiệu trưởng làm nhằm cung cấp các cơ hội cho sự hợp tác của nhân viên.
Sự hợp tác này giúp thực hiện chương trình giáo dục được đảm bảo đúng theo chuẩn và thành tích
trong đánh giá.
+ Sử dụng kết quả học tập của học sinh: Chức năng quản lí dạy học của hiệu trưởng còn liên
quan đến việc sử dụng kết quả học tập của học sinh để thiết lập mục tiêu, đánh giá chương trình,
đánh giá quá trình dạy học, đo lường quá trình hướng tới mục tiêu nhà trường [1].
+ Tạo dựng một bầu không khí học tập tích cực trong nhà trường: Công việc này đặt ra cho
các hành vi của hiệu trưởng sao cho vừa bảo đảm thời gian giảng dạy vừa thúc đẩy phát triển nghề
nghiệp, duy trì một tầm nhìn cao, tạo động lực cho giáo viên, phát triển và nỗ lực xây dựng các
chuẩn, tạo động lực cho việc học tập [1].
2.1.2. Mô hình của Murphy (1990)
Năm 1990 Murphy đã đưa ra bảnt báo cáo tổng hợp và toàn diện về lãnh đạo dạy học trong
một nghiên cứu sâu về nhà trường hiệu quả, cải tiến nhà trường, phát triển nhân sự và thay đổi tổ
chức. Ông đã xây dựng khung lãnh đạo dạy học liên quan tới nghiên cứu và học tập. Khung này
bao gồm bốn thành phần về lãnh đạo dạy học và đi sâu vào sáu vai trò, hành vi khác nhau về lãnh
đạo dạy học. Bốn thành phần của lãnh đạo dạy học bao gồm: Phát triển mục tiêu và tầm nhìn, quản
lí chức năng kinh tế của giáo dục, thúc đẩy bầu không khí học tập có tính học thuật, phát triển một
môi trường làm việc tương trợ lẫn nhau. Sự khác biệt trong vai trò và hành vi của lãnh đạo dạy học
thể hiện ở các thành phần vừa đề cập. Phát triển một mục tiêu và sứ mệnh là nền tảng trong việc
tạo ra cảm nhận về việc chia sẻ mục đích và kết nối những nỗ lực bên trong các trường học xung
quanh một tầm nhìn chung [1]. Murphy mô tả các thành phần này theo hai vai trò và hành vi chủ
yếu của hiệu trưởng trong nhà trường là: mục tiêu khung và mục tiêu truyền thông của nhà trường.
Mục tiêu khung bao gồm các mục tiêu đã đặt ra nhấn mạnh thành tích học tập của học sinh có
37
Vũ Thị Mai Hường
liên quan tới số liệu thành tích học tập của học sinh trong quá khứ và hiện tại, đồng thời cũng bao
gồm trách nhiệm của nhân viên đối với việc học sinh đạt được mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu truyền
thông là mục tiêu được truyền đạt một cách thường xuyên và chính thống cũng như không chính
thống tới học sinh, phụ huynh và giáo viên, nhấn mạnh tầm quan trọng mà mục tiêu nhà trường
định hướng cho các hoạt động của nhà trường. Mảng thứ hai trong khung của Murphy là quản lí
chức năng sản xuất của nhà trường. Khía cạnh này nhấn mạnh các hành vi quản lí của hiệu trưởng.
Các nhà lãnh đạo dạy học thúc đẩy nâng cao chất lượng giảng dạy bằng việc tiến hành các
hội nghị giáo viên; đánh giá, thăm lớp học, cung cấp các gợi ý và phản hồi cụ thể về quá trình
dạy và học tập, xác định các hành động của giáo viên hướng tới lợi ích tốt nhất dành cho học sinh.
Thêm vào đó, hiệu trưởng là người cho phép, bảo đảm thời gian dạy học phù hợp với chính sách và
thủ tục theo quy định của nhà trường. Hiệu trưởng và giáo viên hợp tác về chương trình giáo dục
thông qua việc sắp xếp mục tiêu của nhà trường phù hợp với các tiêu chuẩn theo quy định cấp quốc
gia, với việc đánh giá và chương trình giáo dục cấp địa phương. Lãnh đạo dạy học thường xuyên
đánh giá quá trình học tập của học sinh. và sử dụng dữ liệu đánh giá để thiết lập mục tiêu và trong
đánh giá quá trình giảng dạy. Thúc đẩy một môi trường học tập học thuật đề cập đến hành vi của
hiệu trưởng mà có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu, niềm tin và thái độ của giáo viên, học sinh và phụ
huynh của nhà trường. Phương diện cuối cùng được đề cập trong khung của Murphy là phát triển
một môi trường làm việc có tính hỗ trợ, cách một nhà lãnh đạo dạy học thiết lập cơ cấu tổ chức
cũng như quy trình hỗ trợ quá trình dạy và học trong nhà trường. Hiệu trưởng được trong phương
diện này tạo ra một môi trường học tập an toàn và trật tự, tạo cơ hội cho sự tham gia của học sinh
một cách có ý nghĩa, phát triển hợp tác và sự gắn kết giữa các cán bộ, đảm bảo những nguồn lực
bên ngoài hỗ trợ cho việc đạt đến mục tiêu của nhà trường, tạo nên mối liên kết giữa gia đình và
nhà trường. Một nhà lãnh đạo thể hiện hành vi từ mọi khía cạnh có ảnh hưởng đến mục tiêu cơ bản
của trường: Thành tích học tập cao.
2.1.3. Mô hình của Weber (1996)
Weber cho rằng, trong bối cảnh quản lí dựa vào nhà trường lãnh đạo dạy học không liên
quan đến lĩnh vực tổ chức nhà trường. Ông đưa ra năm lĩnh vực của lãnh đạo dạy học là: xác định
sứ mệnh của nhà trường, quản lí hoạt động dạy học và chương trình giáo dục, thúc đẩy một bầu
không khí học tập tích cực, quan sát và cải thiện hoạt động dạy học, đánh giá chương trình dạy
học. Weber xác định sứ mệnh của nhà trường là một quá trình năng động liên quan đến hợp tác và
tư duy phản ánh tạo ra sứ mệnh nhà trường rõ ràng và trung thực. Sứ mệnh của nhà trường nên thể
hiện sự ràng buộc đối với các nhân viên, học sinh và các bậc phụ huynh hướng tới một tầm nhìn
chung. Các đạo dạy học tạo cơ hội cho các bên liên quan tham gia thảo luận về các giá trị và kì
vọng về nhà trường. Các bên có liên quan cùng nhau làm việc để tạo ra sự chia sẻ trong trường
học.
Quản lí chương trình và hoạt động dạy học phải phù hợp với sứ mệnh của nhà trường. Ghi
chép của lãnh đạo dạy học về thực tiễn hoạt động dạy học và giám sát lớp học cung cấp cho giáo
viên những nguồn lực phù hợp với nhu cầu của họ, cung cấp cho học sinh cơ hội để thành công.
Lãnh đạo giúp giáo viên sử dụng kết quả nghiên cứu hiện tại vào thực tiễn một cách tốt nhất và đề
ra các chiến lược dạy học gắn kết với mục tiêu nhà trường vì quá trình học tập của học sinh. Thúc
đẩy một môi trường học tập tích cực bao gồm kì vọng và thái độ của hội đồng trường đối với lãnh
đạy dạy học. Nhà lãnh đạo thúc đẩy một môi trường học tập tích cực bằng cách phổ biến mục tiêu
giảng dạy, thiết lập những kì vọng cao cho quá trình học tập, thiết lập một môi trường học tập có
trật tự với kì vọng và kỉ luật rõ ràng, đồng thời cũng làm việc để nâng cao cam kết của giáo viên
về nhà trường. Quan sát và cải thiện hoạt động giáo dục bắt đầu với việc hiệu trưởng thiết lập mối
38
Các mô hình lãnh đạo dạy học và hướng vận dụng trong đổi mới chương trình giáo dục...
quan hệ tin tưởng và tôn trọng với nhân viên nhà trường. Weber (1996) đưa ra quan điểm: quan sát
là cơ hội cho sự hợp tác nghề nghiệp. Những tương tác này cung cấp cơ hội phát triển nghề nghiệp
cho cả hai: người quan sát và người được quan sát. Nói cách khác, một mối quan hệ phối hợp góp
phần phát triển cho cả hai phía trên bình diện thu thập thông tin có giá trị và cho sự phát triển
nghề nghiệp. Hiệu trưởng nâng cao kinh nghiệm của bản thân bằng cách nhấn mạnh nghiên cứu
làm nền tảng để bắt đầu chiến lược giảng dạy, khắc phục, và sự khác biệt của các bài học. Cuối
cùng, Weber nói đến lãnh đạo dạy học, đánh giá các chương trình giảng dạy, là điều cần thiết để
cải thiện các chương trình giảng dạy (Weber, 1996).
Các hiệu trưởng trong vai trò là lãnh đạo dạy học tập trung và quan tâm tới lập kế hoạch,
thiết kế, quản lí và phân tích đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục. Giám sát liên tục chương
trình giảng dạy buộc giáo viên luôn phải nỗ lực để đáp ứng hiệu quả nhu cầu của học sinh thông
qua cải tiến liên tục. Mô hình của Weber (1996) về lãnh đạo dạy học kết hợp nghiên cứu về lãnh
đạo chia sẻ và vấn đề trao quyền cho các nhà lãnh đạo không chính thức để tạo ra một môi trường
làm việc nhấn mạnh tầm quan trọng của học thuật và thành tích học tập cho tất cả học sinh. Tuy
nhiên, mô hình này, cũng như mô hình của Murphy (1990), chưa được kiểm nghiệm bằng thực
nghiệm trong thực tiễn. Vẫn chưa thể khẳng định một cách chắc chắn rằng nếu một hiệu trưởng áp
dụng mô hình của Weber thì học sinh sẽ đạt kết quả học tập ở mức độ cao.
2.1.4. Một số điểm rút ra từ các mô hình lãnh đạo dạy học
Cả ba mô hình đều nhấn mạnh tầm quan trọng của các lãnh đạo dạy học trong việc xác định
và truyền bá các mục tiêu, thanh tra và cung cấp đánh giá về quá trình dạy và học, thúc đẩy và chú
ý tới tầm quan trọng của phát triển nghề nghiệp.
+ Xác định và truyền bá các mục tiêu chung
Hiệu trưởng làm việc một cách hợp tác với nhân viên đề xác đinh, truyền bá và sử dụng
thông tin chia sẻ các mục tiêu của nhà trường. Các mục tiêu được sử dụng trong quá trình ra quyết
định, xắp xếp việc thực hiện hoạt động dạy học, trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và cung
cấp các mục tiêu vì sự tiến bộ. Những mục tiêu này tập trung nhân viên quanh một sứ mệnh chung
để thực hiện.
+ Thanh tra và cung cấp đánh giá về quá trình dạy và học
Phương diện này mô tả các hoạt động của một nhà lãnh đạo dạy học xung quanh chương
trình học tập. Những hoạt động này bao gồm việc quan sát các hoạt động trong nhà trường, nói
chuyện với sinh viên và giáo viên, thể hiện sự khen ngợi và cung cấp phản hồi cho giáo viên, học
sinh và cộng đồng về thành tích học tập, đảm bảo thời gian giảng dạy của trường không bị gián
đoạn.
+ Thúc đẩy và chú ý tới tầm quan trọng của phát triển nghề nghiệp
Đây là vấn đề liên quan đến học tập suốt đời. Các nhà lãnh đạo giảng dạy khuyến khích giáo
viên không ngừng học hỏi thêm và nâng cao thành tích học tập của học sinh thông qua việc phân
tích dữ liệu, cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp liên kết đến mục tiêu của trường, cung cấp
các tài liệu chuyên môn và nguồn lực cho giáo viên.
+ Xét về phương diện phát triển chương trình giáo dục, mô hình về lãnh đạo dạy học liên
quan đến việc thiết kế - xây dựng, thực thi chương trình giáo dục, liên quan đến đánh giá và vận
dụng kết quả đánh giá thực hiện chương trình giáo dục. Lãnh đạo dạy học xây dựng mục tiêu, sứ
mệnh, tầm nhìn cho nhà trường hướng tới sự tham dự và chia sẻ; xây dựng một bầu không khí tổ
chức hướng tới văn hóa hợp tác, chia sẻ và học tập suốt đời.
39
Vũ Thị Mai Hường
2.2. Vận dụng mô hình lãnh đạo dạy học trong đổi mới chương trình giáo dục
2.2.1. Đổi mới chương trình giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Đổi mới chương trình giáo dục ở Việt Nam hiện nay theo tiếp cận năng lực, tập trung vào
năng lực hành động, nhắm tới những gì người học dự kiến phải làm được hơn là nhắm tới những
gì họ cần phải học được.
Tiếp cận năng lực trong giáo dục bắt đầu với việc thay đổi cách xác định mục tiêu giáo dục.
Thay vì viết mục tiêu chung chung, khó lượng giá, bằng cách mô tả cụ thể những kiến thức, kỹ
năng và thái độ mà học sinh cần phải đạt được sau khi kết thúc khóa học để cả người dạy và người
học có thể lượng giá được. Mục tiêu học tập được diễn đạt bằng các động từ như: nêu lên, liệt kê,
kể tên, phân biệt, mô tả, tính toán, so sánh, giải thích, tổng hợp, phân tích, đánh giá...
Việc phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực đặc biệt chú trọng tới khả năng
thực hành của người học, tức là việc áp dụng lí thuyết vào thực tế. Nội dung các môn học hay
module vì vậy được thiết kế dựa trên việc phân tích mức độ những biểu hiện hành vi, thái độ. . .
cần có của người học khi kết thúc khóa học. Chương trình nhà trường được thiết kế theo quy trình
khoa học, thống nhất với cách tiếp cận năng lực thực hiện. Điều này sẽ đặt ra các yêu cầu mới đối
với năng lực quản lí của hiệu trưởng trường phổ thông để đem lại những hiệu quả giáo dục mong
muốn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cho tất cả các
hoạt động xảy ra trong và xung quanh nhà trường. Sự lãnh đạo của hiệu trưởng tạo nên tính cách
hay tiếng nói chung cho nhà trường, bầu không khí giảng dạy, mức độ chuyên nghiệp và phẩm chất
đạo đức tốt cho giáo viên và mức độ quan tâm với cái mà học sinh có thể và không thể trở thành...
Hiệu trưởng còn là người kết nối chính nhà trường với cộng đồng và tạo nên thái độ tốt hay xấu
của cộng đồng đối với nhà trường. Khi các nhà trường phổ thông được trao thêm quyền trong vấn
đề phát triển chương trình thì người hiệu trưởng phải đối mặt với sự thay đổi trên mọi mặt của nhà
trường từ nhận thức đến thực tiễn hoạt động, từ cán bộ công nhân viên đến học sinh, phụ huynh và
cộng đồng, từ cơ sở vật chất đến chất lượng đội ngũ phục vụ đổi mới. . . Người hiệu trưởng cần có
năng lực trên nhiều phương diện. Đó là năng lực chuyên môn (liên quan đến các công việc chuyên
môn của quá trình dạy và học của nhà trường đáp ứng chương trình mới; điều này thể hiện qua
hoạt động chỉ đạo chuyên môn như: so sánh, nhận biết sự phù hợp hoặc không giữa chương trình
học tập hiện hành với mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường và chương trình mới sẽ được
thực hiện để tìm ra hướng đi cho chương trình nhà trường; cung cấp thông tin thời sự về những đổi
mới phương pháp và nội dung chương trình giảng dạy phù hợp với chương trình mới; xác định nhu
cầu cho những chương trình giáo dục đặc biệt cần thiết cho học sinh địa phương và khởi xướng
thực hiện những chương trình này (xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp cho học sinh tại địa bàn);
xây dựng kế hoạch giảng dạy, đảm bảo đúng và đủ theo chương trình giảng dạy mới) và năng lực
hỗ trợ khác (năng lực hành chính qua sự am hiểu chính trị, xã hội, pháp luật, thích ứng với sự thay
đổi và đối phó với thách thức, rủi ro, áp lực, sự căng thẳng trong công việc, năng lực tạo động lực
làm việc, tạo nhóm – ê kíp làm việc trong bối cảnh nhà trường tự chủ cao khi phát triển chương
trình. . . ). Một trong những năng lực để bắt đầu cho những sự thay đổi của nhà trường mà hiệu
trưởng cần có là nhận diện và xử lí các rào cản khi nhà trường thực hiện chương trình mới.
2.2.2. Mô hình lãnh đạo dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam
Lãnh đạo dạy học là một dạng thức linh hoạt, là một hợp phần của vai trò lãnh đạo, nơi mà
công việc của hiệu trưởng là “cùng với giáo viên tạo lập nên nhà trường bằng cách liên kết các
giáo viên trong việc chia sẻ những mục tiêu của nhà trường, tăng cường cơ hội học tập cho họ,
đồng thời chia sẻ với những cam kết của giáo viên và theo dõi việc học tập của học sinh” [2].
40
Các mô hình lãnh đạo dạy học và hướng vận dụng trong đổi mới chương trình giáo dục...
Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực người hiệu trưởng cần
phải thực hiện một số vấn đề sau:
Hiệu trưởng phát triển năng lực lãnh đạo cho giáo viên
Để bắt kịp với nhu cầu thay đổi của học sinh, giáo viên cần phải có quyền đưa ra những
quyết định phù hợp trong lĩnh vực dạy học của mình. Họ là những chuyên gia về dạy học. Bởi vậy,
nền tảng của lãnh đạo nhà trường phải bao gồm cả giáo viên (và cha mẹ học sinh) cũng như hiệu
trưởng trong vai trò tìm kiếm, xác định vấn đề, vai trò này gần với mô hình lãnh đạo chuyển đổi.
Từ đó, hiệu trưởng trở thành lãnh đạo của lãnh đạo – những người khuyến khích và phát triển vai
trò lãnh đạo dạy học của người giáo viên. Lãnh đạo dạy học cung cấp cho cho giáo viên, học sinh
và cha mẹ học sinh cơ hội được học tập và làm việc trong môi trường hợp tác để có thể nâng cao
chất lượng dạy học. Đây là nền tảng từ đó có thể mở rộng mô hình lãnh đạo dạy học [3].
Sự tái cấu trúc này yêu cầu một cái nhìn khác về lãnh đạo. Mục tiêu của nhà trường là: cần
phải căn cứ trực tiếp trên những vấn đề cần giải quyết của chính nhà trường đó – những vấn đề
được chính giáo viên và phụ huynh học sinh đưa ra - chứ không phải chỉ là cách nhìn nhận của
cá nhân hiệu trưởng hay sự áp đặt từ trên xuống của chính quyền địa phương. Điều này đòi hỏi
phải chú tâm hơn đến những vấn đề được phát hiện và mục tiêu phải được giáo viên và cộng đồng
xây dựng nên. Việc giải quyết các vấn đề đặt ra cũng cần những hành động hợp tác. Hợp tác, thử
nghiệm, tương tác với giáo viên và phát triển đội ngũ dựa vào nhà trường trở thành những vấn đề
quan trọng. Vai trò của hiệu trưởng phải là một chuyên gia và một nhà lãnh đạo giáo viên hơn là
chỉ đơn thuần là một nguồn tri thức. Quan điểm cho rằng một mô hình lãnh đạo nhà trường hay
một mô hình dạy học hiệu quả trong lớp học nào đó là thích hợp cho mọi nhà trường sẽ là không
phù hợp với việc tái cấu trúc và đổi mới nhà trường. Rõ ràng là lãnh đạo nhà trường đòi hỏi sự
khoan dung và cả tham vọng lớn lao hơn trước đây.
Rõ ràng vai trò của hiệu trưởng trong nhà trường hiện nay đang dần thay đổi, những mô
hình lãnh đạo theo kiểu độc đoán đang dần thay thế bởi những phong cách lãnh đạo khuyến khích,
động viên, tạo điều kiện tối đa cho nhân viên phát triển khả năng tự chủ chuyên môn và những
nghiệp vụ khác.
Hiệu trưởng lãnh đạo gắn kết các nguồn lực trong nhà trường
Sự hợp tác trong hoạt động lãnh đạo nói chung và ở nhà trường nói riêng là lẽ tất yếu của
đổi mới. Tăng cường sự tham gia đóng góp ý kiến của giáo viên trong quá trình ra quyết định là
công cụ hiệu quả để hướng mọi thành viên vào mục tiêu chất lượng của nhà trường và kết quả học
tập của học sinh. Khi nhà trường tạo lập một mô hình chia sẻ quyền lãnh đạo sẽ tập hợp được tài
năng, lòng nhiệt huyết của hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Tiếp cận lãnh đạo dạy học nhấn mạnh tới việc cung cấp cơ hội được học tập, làm việc cùng
nhau của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng dạy học... Đó chính là
trách nhiệm tạo lập văn hóa nhà trường, lôi cuốn giáo viên cùng hợp tác với nhau trong việc thiết
kế lại chương trình dạy học mà mọi học sinh có thể học tập một cách hiệu quả.
Vai trò của hiệu trưởng là khuyến khích sự hợp tác nhóm của giáo viên và đây sẽ đóng vai
trò trung tâm trong lãnh đạo dạy học của nhà trường. Tuy nhiên, điều này yêu cầu sự tham gia tích
cực của hiệu trưởng để mang lại những thay đổi thuận lợi nhất bằng cách khuyến khích nhân viên
và học sinh, bằng cách tiếp cận với cộng đồng địa phương và tiếp tục thực hiện chính sách cải cách
trong nhà trường.
Từ những vai trò trên có thể khẳng định, hiệu trưởng là người giữ vị trí chủ chốt trong nhà
trường. Thậm chí cách tiếp cận này nhấn mạnh tới mối hợp tác tự nhiên giữa các thành viên trong
tổ chức nhưng vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng vẫn là vai trò trọng yếu. Bởi vậy, đây là những điều
mà hiệu trưởng cần biết rõ và thực hiện để trở thành một nhà lãnh đạo dạy học hiệu quả.
41
Vũ Thị Mai Hường
3. Kết luận
Dù được nghiên cứu dưới góc độ nào thì một nhà trường hiệu quả và thành công không thể
không nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo dạy học. Họ liên quan đến mọi khâu của quá trình dạy
học, kết nối và thu hút sự tham dự của các bên có liên quan trong việc đạt mục tiêu chung của nhà
trường cũng như xây dựng bầu không khí tổ chức tích cực và không ngừng phát triển. Trong bối
cảnh đổi mới chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực ở Việt Nam hiện nay, lãnh đạo dạy học
sẽ liên quan mật thiết tới phát triển năng lực lãnh đạo cho giáo viên và gắn kết các nguồn lực trong
nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Jana Michelle Alig & Mielcarek, B.S, M.S, 2003. A model of school success instructional
leadership. Academic press and student achievement, Ohio state University
[2] Flath, B., 1989. The Principal as Instructional Leader. ATA Magazines
[3] Haughey, M., & Mac Elwain, L., 1992. Principals as Instructional Supervisors. Alberta
Journal of Educational Research, Vol. 38, No 2, pp. 105-119 (3/4 p.)
[4] Kazi Enamul Hoque, Gazi Mahabubul Alam, Mohammad Raduan B. Mohd Aiff, Pradip
Kumar Mishra, Talukder Golam Rabby, 2011. Site - based management: Impact of leader ’
roles on institutional improment. African Journal of Business Management, Vol. 5 (9), pp.
3623-3629. DOI: 10.5897/AJBM11.209 ISSN: 1993-8233.
[5] K. Pushpanadham, 2006. Educational leadership for school - based management. ABAC
Journal, Vol. 26, N0. 1. pp. 41 - 48
[6] Wilma F. Smith và Richard L. Andrews, 1989. Instructional leadership: How Principals
make a difference. Edwards Brother, Inc.
ABSTRACT
Models of instructional leadership and applying in curriculum innovation
of Vietnam General education
Vu Thi Mai Huong
Faculty of Educational Management, Hanoi National University of Education
Instructional leadership appears with the model of effective schools, aiming to enhance the
quality of education. The Instructional leadership models relate to the curriculum development,
implement programs, the assessment and use the results to assess the educational program.
Instructional leadership constructs of goals, mission and vision for the school and towards
the participation and shareing of stakeholders; building an learning culture climate towards
cooperation, sharing and lifelong learning. Vietnamese schools are changing, the principals have
to lead the school to adapt to the new practical requirements. Instructional leadership will closely
related to search, develop capacity of leadership for teacher and cohesion of resources in the school.
Keywords: Effectiveness school, instructional leadership, instructional leadership model,
School Self management, school culture.
42
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4358_vtmhuong_6533_2132380.pdf