Các mô hình khác về hành vi người tiêu dùng

Tài liệu Các mô hình khác về hành vi người tiêu dùng: 6 Các mô hình khác về hành vi người tiêu dùng 6.1 Sở thích bộc lộ Lý thuyết truyền thống về hành vi người tiêu dùng sở thích của người tiêu dùng được biểu thị bằng các hàm ích lợi. Tuy nhiên, sở thích của người tiêu dùng và ích lợi đều không thể quan sát được một cách trực tiếp. Các cơ sở của lý thuyết tiêu dùng này mang tính chủ quan. Để khắc phục những hạn chế này cần xây dựng một lý thuyết cầu chỉ dựa trên các hiện tượng quan sát được và đo được. Lý thuyết sở thích bộc lộ đáp ứng được đòi hỏi đó. Giống như lý thuyết truyền thống về hành vi của người tiêu dùng, lý thuyết sở thích bộc lộ cũng giả định rằng người tiêu dùng gặp một vectơ giá xác định, p, và có thu nhập danh nghĩa cố định, M. Lý thuyết sở thích bộc lộ được xây dựng trên cơ sở những giả định hành vi sau: Giả định 1 Người tiêu dùng chi toàn bộ thu nhập của mình. Giả định này có các ứng dụng tương tự như giả định 4 ở mục 1 chương 3. Giả định 2 Chỉ một bó tiêu dùng x được người tiêu dùng chọn trong mỗi tình huống giá v...

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các mô hình khác về hành vi người tiêu dùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 Các mô hình khác về hành vi người tiêu dùng 6.1 Sở thích bộc lộ Lý thuyết truyền thống về hành vi người tiêu dùng sở thích của người tiêu dùng được biểu thị bằng các hàm ích lợi. Tuy nhiên, sở thích của người tiêu dùng và ích lợi đều không thể quan sát được một cách trực tiếp. Các cơ sở của lý thuyết tiêu dùng này mang tính chủ quan. Để khắc phục những hạn chế này cần xây dựng một lý thuyết cầu chỉ dựa trên các hiện tượng quan sát được và đo được. Lý thuyết sở thích bộc lộ đáp ứng được đòi hỏi đó. Giống như lý thuyết truyền thống về hành vi của người tiêu dùng, lý thuyết sở thích bộc lộ cũng giả định rằng người tiêu dùng gặp một vectơ giá xác định, p, và có thu nhập danh nghĩa cố định, M. Lý thuyết sở thích bộc lộ được xây dựng trên cơ sở những giả định hành vi sau: Giả định 1 Người tiêu dùng chi toàn bộ thu nhập của mình. Giả định này có các ứng dụng tương tự như giả định 4 ở mục 1 chương 3. Giả định 2 Chỉ một bó tiêu dùng x được người tiêu dùng chọn trong mỗi tình huống giá và thu nhập. Nói cách khác, gặp vectơ giá xác định p, và có mức thu nhập xác định M, người tiêu dùng luôn luôn chọn một bó tiêu dùng nhất định. Giả định 3 Tồn tại chỉ một kết hợp giá và thu nhập ở đó mỗi bó được chọn. Giả định này có nghĩa là với một x xác định có một tình huống p, M nào đó x sẽ được người tiêu dùng lựa chọn và tình huống đó là duy nhất. Giả định 4 Các sự lựa chọn của người tiêu dùng là nhất quán. Nghĩa là, nếu bó x0 được chọn và bó x1 có thể được chọn thì khi x1 được chọn x0 phải không còn là phương án khả thi nữa. Có thể làm rõ hơn giả định này như sau: cho p0 là vectơ giá ở đó x0 được chọn. Khi đó nếu x1 có thể được chọn khi x0 thực tế được chọn, thì chi phí cho x1, bằng p0x1, phải lớn hơn chi phí cho x0, bằng p0x0. Đó là thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng M0 = p0x0 khi x0 được chọn. Tương tự, cho p1 là vectơ giá ở đó x1 được chọn. Khi đó x0 không thể là phương án thay thế ở các giá p1. Nghĩa là chi phí cho x0, bằng p1x0, phải cao hơn chi phí cho x1, bằng p1x1, bằng thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng M1 khi x1 được chọn. Vì thế giả định thứ tư này có thể phát biểu một cách ngắn gọn là p0x0 ³ p0x1 hàm ý p1x1< p1x0 (6.1) khi x0 được chọn ở p0, M0 và x1 được chọn ở p1, M1. Nếu x0 được chọn khi x1 có thể mua được thì x0 được bộc lộ thích hơn x1. (6.1) thường được gọi là tiên đề yếu về sở thích bộc lộ. Tập hợp các giả định hành vi này sẽ tạo ra tất cả những dự đoán giống như các dự đoán trên cơ sở ích lợi ở mục 4 chương 3 liên quan đến các hàm cầu của người tiêu dùng. Trước hết hãy xem xét dấu của ảnh hưởng thay thế. Hình 1 biểu thị đường ngân sách ban đầu của người tiêu dùng B0, được xác định bởi vectơ giá p0 và thu nhập danh nghĩa M0. Bó được lựa chọn ban đầu trên B0 là x0. B1 là đường ngân sách sau khi p1 giảm với M không đổi, và x1 là bó mới được chọn trên B1. Các giả định hành vi không đặt ra hạn chế nào đối với vị trí của x1 trên B1. Sẽ là hữu ích nếu tách ảnh hưởng giá (từ x0 đến x1) thành thay đổi trong x chỉ do những thay đổi trong giá tương đối (ảnh hưởng thay thế) gây ra và thay đổi chỉ do thay đổi trong thu nhập thực tế (ảnh hưởng thu nhập) gây ra. Ta không thể sử dụng đường bàng quan đi qua x0 để xác định thu nhập thực tế không đổi. Thay vào đó ta sử dụng sức mua không đổi hay định nghĩa Slutsky về thu nhập thực tế. Theo định nghĩa Slutsky, thu nhập thực tế không đổi được biểu thị bằng thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng bị hạ xuống cho đến tận khi, gặp các giá mới, họ chỉ có thể mua được bó ban đầu x0. Trong hình 1 đường ngân sách dịch chuyển song song với B1 vào trong, đến tận B2 đi qua x0. Người tiêu dùng gặp B2 sẽ mua x2 ở bên phải x0. Vì thế từ x0 đến x2 là ảnh hưởng thay thế và từ x2 đến x1 là ảnh hưởng thu nhập của sự giảm giá p1. x0 x1 x2 x1 x2 B0 B1 B2 Hình 8 Ta có thể chứng minh rằng nếu hành vi của người tiêu dùng thoả mãn giả định (6.1) thì ảnh hưởng thay thế phải luôn luôn dẫn đến tăng tiêu dùng hàng hoá mà giá của nó giảm. Điều này có thể thực hiện dễ dàng với ví dụ 2 hàng hoá ở hình 8. x2 phải nằm trên B2 (do giả định tất cả thu nhập được chi hết) và vì thế có ba khả năng: x2 ở bên trái, hoặc bên phải, hoặc bằng x0. x2 không thể ở bên trái x0 trên B2 vì các bó nằm trong tập hợp khả thi của người tiêu dùng sẽ bị bác bỏ vì x0 được thích hơn. x2 không thể bằng x0 vì các giá ở đó x2 và x0 được lựa chọn là khác nhau và, theo giả định thứ hai, các bó khác nhau được chọn trong các tình huống giá - thu nhập khác nhau. Vì thế x2 phải chứa nhiều x1 hơn x0 (nghĩa là ở bên phải x0). Kết quả này có thể mở rộng cho trường hợp n hàng hoá, và có thể chứng minh được một cách dễ dàng. p0 và x0 là vectơ giá và bó tiêu dùng ban đầu, p1 và x1 là vectơ giá và bó tiêu dùng mới. Thu nhập của người tiêu dùng được điều chỉnh đến tận khi ở M2 họ chỉ có thể mua được x0 ở các giá mới, p1, do đó p1x0 = M2. Gặp vectơ giá p1 và thu nhập danh nghĩa đã được đền bù, M2, người tiêu dùng chọn x2, và vì họ chi hết thu nhập của mình ta có p1x2 = M2. Vì thế thay đổi đền bù trong M đảm bảo rằng p1x0 = M2 = p1x2 (6.2) Bây giờ x2 được lựa chọn khi x0 vẫn sẵn có (nghĩa là chúng đều ở trên cùng một mặt ngân sách) do đó theo giả định tính nhất quán (6.1) ta có p0x0 < p0x2 (6.3) hay x2 không được mua khi x0 được mua. Sắp xếp lại (6.2) ta có p1x0 - p1x2 = p1(x0 – x2) = 0 (6.4) và tương tự (6.3) cho ta p0x0 – p0x2 = p0(x0 – x2) < 0 (6.5) Lấy (6.4) trừ đi (6.5) ta có p1(x0 – x2) - p0(x0 – x2) = (p1 – p0)(x0 – x2) > 0 và nhân với (-1) ta có (p1 – p0)(x2 – x0) < 0 (6.6) Dự đoán này đúng bất kể hướng của những thay đổi giá. Trong trường hợp chỉ có sự thay đổi trong giá hàng hoá thứ j, thì p1 và p0 chỉ khác nhau ở pj và do đó (6.6) trở thành (6.7) Vì thế pj thay đổi thì ảnh hưởng thay thế có dấu trái với dấu của sự thay đổi giá. Do đó đường cầu sức mua không đổi sẽ dốc xuống dưới. Chúng ta cũng có thể rút ra phương trình Slutsky từ các giả định hành vi. Vì M2 = p1x0 và M0 = p0x0 nên phần giảm đền bù trong M là DM = M0 – M2 = p0x0 - p1x0 = (p0 – p1) x0 = -(p1 – p0) x0 và trong trường hợp thay đổi chỉ trong pj ta có DM = -Dpjxj0 (6.8) ảnh hưởng giá của pj đến xj là và có thể chia thành ảnh thay thế và ảnh hưởng thu nhập =+ Chia biểu thức này cho Dpj ta có (6.9) Từ (6.8) ta có Dpj = -DM/xj0 và thay vào số hạng thứ hai ở vế phải của (6.9) được (6.9) (6.10) Dấu biểu thị thu nhập danh nghĩa không đổi khi đánh giá tốc độ thay đổi của xj theo pj, và tương tự các dấu ở vế phải là sức mua px và vectơ giá p không đổi khi đánh giá tốc độ thay đổi của xj theo pj và M. (6.10) là phiên bản sức mua rời rạc của phương trình Slutsky ở mục 2 chương 4. 6.2 Công nghệ tiêu dùng Lý thuyết truyền thống về hành vi người tiêu dùng có một số hạn chế khi vận dụng cho những mục đích phân tích nhất định. Chẳng hạn khi đưa thêm một sản phẩm mới vào lý thuyết này. Có thể giả định rằng khi có n hàng hoá người tiêu dùng có sự sắp xếp sở thích theo n hàng hoá. Còn khi đưa thêm một hàng hoá mới vào thì sự sắp xếp sở thích của người tiêu dùng sẽ được xác định theo n + 1 hàng hoá. Cách này không cho ta biết hai việc sắp xếp sở thích đó quan hệ với nhau như thế nào và việc đưa thêm một sản phẩm mới vào sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cầu về các hàng hoá khác. Hoặc ta cũng có thể giả định rằng người tiêu dùng có sự sắp xếp sở thích xác định theo tất cả các hàng hoá: những hàng hoá tồn tại bây giờ và những hàng hoá sẽ tồn tại trong tương lai. Việc đưa thêm một sản phẩm mới tương ứng với việc giảm giá của hàng hoá so với mức cũ rất cao nào đó. Cách làm này đòi hỏi phải có một lượng kiến thức rất lớn về sở thích của người tiêu dùng. Hạn chế khác của lý thuyết truyền thống về hành vi người tiêu dùng là nó không cho ta một lý do khách quan về vấn đề tại sao các hàng hoá này là thay thế gần (thịt gà và thịt lợn) trong khi các hàng hoá khác (thịt lợn và giầy dép) lại không. Lý thuyết truyền thống chỉ đưa được ra câu trả lời chủ quan: các hàng hoá là thay thế gần vì sở thích của những người tiêu dùng là sở thích làm cho các hàng hoá đó có co giãn của cầu theo giá chéo cao. Rõ ràng câu trả lời như thế là không thoả mãn. Việc phân loại hàng hoá phải mang tính khách quan, tức là phải dựa trên các đặc tính vốn có của bản thân hàng hoá chứ không phải dựa trên sở thích của người tiêu dùng. Để khắc phục những hạn chế nêu trên của lý thuyết truyền thống về hành vi của người tiêu dùng K. Lancaster đã đưa ra một phương pháp khác. Phương pháp này tập trung vào chất lượng của hàng hoá và coi hàng hoá người tiêu dùng mua là các yếu tố của quá trình tiêu dùng, quá trình đó chuyển hoá bó hàng hoá đã mua thành bó đặc tính. Ví dụ người tiêu dùng mua các loại thức ăn khác nhau và kết hợp chúng để tạo ra một sự sắp xếp các đặc tính: hương vị, mức calory, mức vitamin… khác nhau. Các hỗn hợp thực phẩm khác nhau sẽ tạo ra các hỗn hợp khác nhau của các đặc tính này. Lý thuyết này giả định rằng những người tiêu dùng thích các đặc tính của hàng hoá chứ không phải bản thân các hàng hoá. Bài toán tối ưu hoá của người tiêu dùng trở thành bài toán lựa chọn bó hàng hoá đem lại bó các đặc tính được thích nhất. Sự lựa chọn này bị giới hạn bởi ràng buộc ngân sách của người tiêu dùng và bởi công nghệ tiêu dùng, đó là mối quan hệ giữa các bó hàng hoá (yếu tố của quá trình tiêu dùng) và các bó đặc tính (sản phẩm của quá trình tiêu dùng). Gọi A = (a1, …, ar) là bó các đặc tính. Nếu sở thích của người tiêu dùng về các đặc tính tuân theo các giả định đã đưa ra ở mục 1 chương 3 về hàng hoá thì ta có thể biểu thị sở thích bằng hàm ích lợi u = u(A), có các tính chất giống hệt các tính chất của hàm u(x) ở chương 3. Lượng các đặc tính phụ thuộc vào bó hàng hoá lựa chọn và bó hàng hoá vẫn được biểu thị là x = (x1, …, xn). Ta có thể viết ai = fi(x1, …, xn) = fi(x) (i = 1, …, r) (6.11) Không cần đặt ra hạn chế nào đối với mối quan hệ giữa số hàng hoá n và số đặc tính r. Thường thì ta kỳ vọng số hàng hoá nhiều hơn số đặc tính (n > r). Một hàng hoá có thể xuất hiện trong nhiều ràng buộc về công nghệ tiêu dùng ai = fi(x1, …, xn) = fi(x) (i= 1, …, r). Nói chung một hàng hoá tạo ra (hay được sử dụng trong việc tạo ra) nhiều hơn 1 đặc tính. Giả định công nghệ tiêu dùng là khách quan: với một bó hàng hoá xác định ta có thể dự đoán bó đặc tính sẽ được tạo ra; giả định công nghệ tiêu dùng giống nhau đối với tất cả những người tiêu dùng. Ràng buộc ngân sách của người tiêu dùng về hàng hoá mà người đó có thể mua giống hệt như ở mục 2 chương 3: ồjpjxj Ê M. Nếu ta giả định rằng người tiêu dùng không bão hoà về các đặc tính và tăng ít nhất một hàng hoá sẽ tạo ra một đặc tính mong muốn với số lượng lớn hơn, thì người tiêu dùng sẽ luôn luôn chi hết thu nhập danh nghĩa M của mình vào các hàng hoá. s.t. xj ³ 0 (j = 1, …, n) (i = 1, …, r) (6.12) Bây giờ ta sẽ xem xét cách tìm ra các điều kiện cần để tối đa hoá ích lợi cho bài toán này, và xem xét bó tiêu dùng tối ưu x* thay đổi thế nào khi giá, thu nhập và công nghệ tiêu dùng thay đổi. Tuy nhiên để đơn giản hoá Lancaster đã giả định công nghệ tiêu dùng là tuyến tính. Nghĩa là một đơn vị hàng hoá j tạo ra aij đơn vị một đặc tính i, trong đó aij là hằng số không phụ thuộc vào mức hàng hoá j hay bất kỳ hàng hoá nào khác. Tổng lượng đặc tính i được tạo ra từ một bó hàng hoá là tổng các lượng được mỗi hàng hoá tạo ra: ai = aị1 x1 + aị2 x2 + … + aịn xn = (i = 1, …, r) (6.13) và thay (6.13) vào (ii) của (6.12). Ta sẽ áp dụng quy trình tối ưu hoá 2 giai đoạn. Thứ nhất, xem xét bài toán lựa chọn hiệu quả các hàng hoá. Nghĩa là không thể tăng lượng đặc tính này mà không phải giảm lượng đặc tính kia. Bó hàng hoá tìm được từ việc giải (6.12) phải là hiệu quả. Tập hợp các bó hàng hoá hiệu quả phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ tiêu dùng, giá các hàng hoá và thu nhập danh nghĩa của người tiêu dùng. Nó độc lập với sở thích của người tiêu dùng. Thứ hai là chọn bó tối ưu từ tập hợp hiệu quả và điều này đòi hỏi phải biết sở thích vì những người tiêu dùng sẽ khác nhau về sở thích, với cùng thu nhập họ sẽ chọn các bó khác nhau. Giới hạn khả năng đặc tính Để đơn giản hoá ta sẽ xem xét trường hợp hai đặc tính và ba hàng hoá. Việc đơn giản hoá này không ảnh hưởng gì đến tính tổng quát của mô hình. Trong hình 9, hai đặc tính a1 và a2 biểu thị trên trục hoành và trục tung. Mua một đơn vị hàng hoá 1 sẽ tạo ra a11 đơn vị đặc tính 1 và a21 đơn vị đặc tính 2, và do đó x1 đơn vị hàng hoá 1 tạo ra a11x1 đơn vị đặc tính 1 và a21x1 đơn vị đặc tính 2. Mua x1 hàng hoá 1 vì thế tương ứng với một bó đặc tính hay 1 điểm ở hình 9. Vì hàng hoá 1 tạo ra 2 đặc tính theo tỷ lệ cố định a21/a11, nên tỷ số các đặc tính trong các bó đặc tính được tạo ra bởi các bó x1 sẽ là hằng số. Nói cách khác, khi chỉ mua hàng hoá 1 thì các kết hợp a1, a2 được tạo ra bằng việc thay đổi mức x1 được biểu thị trên tia OG1. Vì a21, a11 được giả định là hằng số nên tăng gấp đôi x1 sẽ làm tăng gấp đôi các mức a1 và a2. Do đó các điểm trên OG1 nằm xa gốc toạ độ hơn biểu thị các số lượng x1 lớn hơn. Tương tự OG2 biểu thị các kết hợp các đặc tính được tạo ra bằng việc thay đổi mức hàng hoá 2 với x1 bằng 0. Trong ví dụ đang xem xét này hàng hoá 2 có tỷ số a2/a1 cao hơn hàng hoá 1. G2 A2 O G1 A4 A3 A1 Ad a21 a22 a1 a2 a13 = da11 a12 a11 Hình 9 Giả sử rằng người tiêu dùng chi hết thu nhập M của mình vào hàng hoá 1 thì họ có thể mua M/p1 đơn vị x1 và do đó tạo ra a11M/p1 = a12 đơn vị đặc tính 1 và a21M/p1 = a21 đơn vị đặc tính 2. Vì thế nếu chỉ mua x1 và chi hết thu nhập người, tiêu dùng sẽ ở điểm A1 = (a11, a21) trong hình. Tương tự nếu chi hết M vào hàng hoá 2, mua được M/p2 đơn vị hàng hoá, thì người tiêu dùng sẽ ở điểm A2 = (a12 = a12M/p2, a22 = a22M/p2) trên OG2. Các giả định về công nghệ tiêu dùng hàm ý rằng nếu hai bó đặc tính A’ và A’’ là khả thi thì bất kỳ kết hợp lồi nào của chúng: dA’ + (1-d)A’’ (0 Ê d Ê 1) cũng là khả thi. Vì thế tất cả các điểm trong vùng OA1A2 là khả thi. Cụ thể, bằng việc chi tất cả thu nhập của mình vào hai hàng hoá theo các tỷ lệ khác nhau thì người tiêu dùng có thể đạt được một kết hợp đặc tính nào đó trên A1A2. Ngược lại, với một điểm nào đó trên đường A1A2 này, ta có thể tìm ra một hỗn hợp x1 và x2 cần thiết để đạt được bó đặc tính đó. Do đó xét Ad trong hình 2. Từ Ad vẽ đường thẳng song song với OG2 cắt OG1 ở A3. Từ Ad vẽ đường thẳng song song với OG1 cắt OG2 ở A4. Theo quy tắc hình bình hành đối với cộng vectơ ta thấy rằng tổng của A3 và A4 là Ad . A3 là kết hợp đạt được bằng việc chi dM vào hàng hoá 1 và A4 là kết hợp đạt được bằng việc chi (1 - d)M vào hàng hoá 2: A3 = dA1 = (da11, da21), A4 = (1-d)A2 = ((1-d)a12, (1-d)a22). Tăng d thì A3 và Ad chuyển gần đến A1. Phần d của M chi vào x1 ở điểm Ad trên đường thẳng từ A1 đến A2 là tỷ số đoạn OA3 trên đoạn OA1. ở A3, x1 = dM/p1 đơn vị hàng hoá 1 tạo ra a13 = a11x1 = a11M/p1 = da11 đơn vị a1. Vì thế tỷ số a13/a11 = d . Nhưng tỷ số này là tỷ số đoạn Oa13/Oa11 trong hình 2 và theo các tam giá đồng dạng (6.14) Chúng ta cũng có thể chỉ ra rằng OA4 /OA2 = (1-d). Giải thích độ dốc của đường giới hạn khả năng đặc tính Tập hợp khả thi trong hình 9 là OA1A2, tập hợp tất cả các kết hợp đặc tính có thể được tạo ra từ 2 hàng hoá với giá các hàng hóa xác định và thu nhập danh nghĩa xác định của người tiêu dùng. Độ dốc của A1A2 cho thấy tỷ lệ mà người tiêu dùng có thể thay thế a1 cho a2 bằng việc thay đổi lượng mua hàng hoá 1 và hàng hoá 2. Bất kỳ sự vận động nào dọc đường A1A2 cũng phải thoả mãn cả công nghệ tiêu dùng và ràng buộc ngân sách. Vì thế tỷ lệ chuyển đổi a2 thành a1 là (6.15) Từ ràng buộc ngân sách bất kỳ sự thay đổi nào trong x cũng phải thoả mãn p1dx1 + p2dx2 = 0 (6.16) Sử dụng (6.16) để thay –p1/p2 cho dx2/dx1 vào (6.15) ta có (6.17) Giá của x1 là p1, thì chi 1 đồng mua x1 sẽ mua được 1/p1 đơn vị, một đơn vị x1 tạo ra a11 nên một đồng chi vào x1 tạo ra a11 .1/p1 = a11/p1 đơn vị a1. Chi 1 đồng vào x1 làm cho phần chi vào x2 giảm mất 1 đồng. Như thế số đơn vị x2 mua được sẽ bớt đi 1/p2, vì 1 đơn vị x2 tạo ra a12 đơn vị a1, nên giảm 1 đồng chi tiêu vào x2 làm giảm a1 đi a12.1/p2 = a12/p2. Vì thế a1 trên 1 đồng thay đổi trong chi tiêu là Tăng a1 một đơn vị vì thế người tiêu dùng phải chuyển (6.18) lượng chi từ x2 sang x1. k1 được đo bằng các đơn vị tiền trên một đơn vị a1 do đó k1 được coi là giá của a1. Cần nhấn mạnh rằng a1 không phải là hàng hoá có thể mua trực tiếp trên thị trường, mà là một đặc tính có thể tạo ra từ các hàng hoá, nên chúng ta sẽ ký hiệu k1 là giá ẩn của a1. Trong ví dụ này để tăng a2 người tiêu dùng phải chuyển chi tiêu từ x1 sang x2 là hàng hoá tạo ra a2 nhiều hơn. Theo quy trình tương tự ta có thể tìm ra giá ẩn của a2 (6.19) là lượng chi tiêu người tiêu dùng phải chuyển từ x1 sang x2 để tăng a2 lên một đơn vị. Từ (6.18) và (6.19) có thể thấy rằng (6.17) có thể biểu thị thành (6.20) Như vậy độ dốc của ranh giới trên của tập hợp khả thi trong không gian đặc tính (đường A1A2) là tỷ lệ a2 có thể chuyển hoá thành a1 bằng việc thay đổi chi tiêu vào x1 và x2 , là tỷ số các giá ẩn của a1 và a2 mang dấu âm. ảnh hưởng của những thay đổi giá và thu nhập Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên họ có thể mua nhiều hơn cả hai hàng hoá và do đó đường ranh giới trên của tập hợp khả thi sẽ dịch chuyển ra ngoài, xa gốc toạ độ hơn. Vì các giá không đổi nên độ dốc của đường ranh giới này không thay đổi. Hình 10 biểu thị thu nhập tăng gấp đôi làm dịch chuyển ranh giới từ A1A2 đến A3A4. G2 A4 O G1 A2 A1 A3 a1 a2 A6 A5 Hình 10 Khi các giá thay đổi, M giữ nguyên thì độ dốc của đường ranh giới sẽ thay đổi. Nếu giá x1 tăng lên thì đường ranh giới sẽ quay vào trong đến vị trí A2A5. Nếu giá x1 tiếp tục tăng lên thì đường ranh giới sẽ quay vào trong đến vị trí A2A6. Nếu đường ranh giới dốc lên (có độ dốc dương) thì người tiêu dùng sẽ chọn điểm A2 vì điểm này mang lại cho người tiêu dùng lượng đặc tính nhiều nhất. Như vậy nếu đường ranh giới dốc lên thì bó đặc tính hiệu quả chỉ chứa một hàng hoá, nếu đường ranh giới dốc xuống (có độ dốc âm) thì bó đặc tính hiệu quả chứa cả 2 hàng hoá. Các kết hợp hiệu quả với 3 hàng hoá Trường hợp 3 hàng hoá 2 đặc tính được biểu thị ở hình 4. OG3 biểu thị các số lượng đặc tính được tạo ra khi thay đổi tổng số tiền chi vào hàng hoá 3. Nếu thu nhập của người tiêu dùng chi hết vào hàng hoá 3 thì sẽ đạt được điểm A3 = (Ma13/p3, Ma23/p3). Nếu người tiêu dùng chi M cho hàng hoá 1 và hàng hoá 3 thì sẽ đạt được tất cả các điểm trên đường A1A3. Tương tự, khi chia M cho các hàng hoá 2 và 3 thì tất cả các điểm trên đường A2A3 đều có thể đạt được. Và nếu người tiêu dùng chia M cho hàng hoá 1 và hàng hoá 2 thì sẽ đạt được tất cả các kết hợp đặc tính trên đường A1A2. Giả sử người tiêu dùng chia đều số tiền cho 3 hàng hoá. M/3 chi vào x1 tạo ra điểm A5, M/3 chi vào x2 tạo ra điểm A6, M/3 chi vào x3 tạo ra điểm A7. Tổng của A7 và A6 là A8, tổng của A8 và A5 là A9. A9 là kết hợp không hiệu quả vì thay đổi lại cơ cấu chi tiêu sẽ làm số lượng ít nhất một đặc tính tăng mà không làm giảm số lượng 1 đặc tính khác. Ví dụ chi toàn bộ M vào x3 tạo ra điểm A3, điểm này chứa số lượng các đặc tính nhiều hơn A9. Bất kỳ kết hợp nào chứa cả ba hàng hoá đều không hiệu quả. Khi tất cả các hàng hoá đều được mua sẽ tạo ra một điểm nằm dưới đường A1A3A2. Vì thế các kết hợp hiệu quả chứa nhiều nhất là 2 hàng hoá. Một cách tổng quát: nếu có r đặc tính và n hàng hoá và n > r, thì các kết hợp hiệu quả sẽ chứa nhiều nhất là r hàng hoá. G2 A2 O G1 A7 A1 A3 a1 a2 A6 A5 Hình 11 G3 A8 A9 A4 A10 Trong ví dụ cụ thể nêu trên, nhiều nhất là hai hàng hoá sẽ được mua. Hình 11 cho thấy có thể mua hàng hoá 2 và 3, hoặc 3 và 1. Nếu mua hàng hoá 1 và 2 thì chỉ tạo ra được các kết hợp đặc tính trên đường A1A2. Chẳng hạn chi M/2 vào hàng hoá 1 và M/2 vào hàng hoá ta sẽ có điểm A10, điểm này không hiệu quả, nếu chi M/2 vào hàng hoá 1 và M/2 vào hàng hoá 3 ta sẽ đạt được điểm A4, điểm này chứa cả hai đặc tính a1 và a2 nhiều hơn. Vì thế các bó hàng hoá hiệu quả sẽ là các bó mà người tiêu dùng chi hết thu nhập của mình và chỉ chứa hàng hoá 1 và 3, hoặc 2 và 3. Giả sử giá hàng hoá 3 tăng lên. Đường ranh giới phía ngoài của tập hợp khả thi sẽ dịch chuyển vào trong: có ít bó hàng hoá và các kết hợp đặc tính hơn. Hình 5 minh hoạ ảnh hưởng của sự tăng giá hàng hoá 3. Đường ranh giới chuyển từ A2A3A1 đến A2A4A1. Nếu giá hàng hoá tiếp tục tăng làm cho điểm có thể đạt được trên OG3 nằm dưới A1A2. Trong trường hợp này các bó chứa hàng hoá 2 và 3, và các bó chứa hàng hoá 1 và 3 sẽ tạo ra các kết hợp nằm trên đường A2A5A1. Các bó hàng hoá như thế sẽ tạo ra ít đặc tính hơn các bó chỉ chứa hàng hoá 1 và hàng hoá 2, đó là các bó nằm trên đường A1A2 (trừ các bó ở điểm A1 và A2). Sự thay đổi giá của hàng hoá 3 đến cầu về nó phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng. Nếu ta giả định rằng ích lợi cận biên của cả hai đặc tính đều dương thì tất cả những người tiêu dùng sẽ ngừng mua hàng hoá 3 nếu giá của nó tăng đến mức làm cho các bó chỉ chứa hàng hoá 3 trở nên không hiệu quả. ảnh hưởng này không phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng vì những thay đổi trong M sẽ không làm thay đổi dạng của tập hợp khả thi, cụ thể là các độ dốc của các đường ranh giới của tập hợp lựa chọn không bị ảnh hưởng bởi M. Vì ảnh hưởng của sự thay đổi p3 độc lập với sở thích và thu nhập nên nó được gọi là ảnh hưởng thay thế hiệu quả (efficiency substitution effect). G2 A2 O G1 A1 A3 a1 a2 Hình 12 G3 A5 A4 Có thể sử dụng hình 12 để nghiên cứu ảnh hưởng của việc đưa thêm vào một sản phẩm mới. Giả sử lúc đầu có hàng hoá 1 và 2, bây giờ đưa thêm hàng hoá 3 vào thị trường. Nếu giá của nó thấp thì tập hợp khả thi của người tiêu dùng sẽ được mở rộng, đẩy đường ranh giới trên từ A1A2 ra ngoài đến A1A3A2. Trước đây người tiêu dùng mua hàng hoá 1 và 2, bây giờ một số người sẽ mua hàng hoá 1 và 3 và đạt được những điểm nằm trên đường A1A3, một số khác sẽ mua hàng hoá 2 và 3 và đạt được những điểm nằm trên đường A2A3. Nếu hàng hoá 3 được đưa ra ở mức giá cao làm cho đường ranh giới giống như A1A5A2 thì hàng hoá đó sẽ nhanh chóng phải rút khỏi thị trường vì không có người nào mua. Lựa chọn bó tối ưu Bài toán của người tiêu dùng được thực hiện theo 2 bước. Bước thứ nhất là tìm ra tất cả các bó hàng hoá hiệu quả tạo ra đường ranh giới trên trong không gian các đặc tính. Bước thứ hai của bài toán là chọn bó tiêu dùng tốt nhất trong tập hợp khả thi. ở đây cần có thêm thông tin về sở thích của người tiêu dùng. Vì ta đã giả định sở thích của người tiêu dùng về các đặc tính thoả mãn các giả định ở mục 1 chương 3 nên ta có thể phân tích sự lựa chọn của người tiêu dùng bằng cách đặt chồng bản đồ bàng quan của người tiêu dùng lên hình 9 và ta có hình 13. G2 A4 O G1 A2 A1 A3 a1 a2 A* Hình 13 Kết hợp tối ưu các đặc tính là A* ở đó người tiêu dùng đạt được đường bàng quan cao nhất I1 trong tập hợp khả thi OA1A2. Bó hàng hoá tối ưu tạo ra A* được tìm ra bằng cách vẽ các đường thẳng từ A* song song với OG1 và OG2. Từ A* kẻ đường thẳng song song với OG1, đường này cắt OG2 ở A4 lượng x2 trong bó tối ưu là OA4. Từ A* kẻ đường thẳng song song với OG2 cắt OG1 ở A3, lượng x1 trong bó tối ưu là khoảng cách OA3. Trong lời giải cụ thể này I1 tiếp xúc với A1A2. Độ dốc của A1A2 là tỷ số giá ẩn k1, k2 của các đặc tính. Các đường bàng quan biểu thị bằng hàm ích lợi u(a1, …, ar) = u(A) và do đó độ dốc của đường bàng quan là trong đó ui là ích lợi cận biên của đặc tính i, là tỷ lệ thay thế cận biên giữa các đặc tính 1 và 2: tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng thay thế đặc tính 2 cho đặc tính 1. Vì thế nghiệm tiếp điểm đối với bài toán của người tiêu dùng thoả mãn (6.21) Cũng giống như ở chương 3, điều kiện này không thoả mãn thì sẽ có nghiệm góc. Chẳng hạn đường bàng quan cao nhất mà tập hợp khả thi đạt tới ở điểm A1. Trong trường hợp này chỉ có hàng hoá 1 được mua. Giống như mô hình truyền thống về hành vi người tiêu dùng, mô hình công nghệ tiêu dùng cho thấy bó hàng hoá được người tiêu dùng lựa chọn phụ thuộc vào sở thích, thu nhập của người tiêu dùng và giá của các hàng hoá. Điểm khác biệt của mô hình này là sự lựa chọn của người tiêu dùng còn chịu ảnh hưởng của công nghệ tiêu dùng. Vì công nghệ tiêu dùng quyết định các kết hợp đặc tính có thể được tạo ra từ một kết hợp xác định hàng hoá. Do đó các hàm cầu của người tiêu dùng có dạng xi = Di(p1, …, pn, M, a11, …, arn) (i = 1, …, n) Những thay đổi giá, thu nhập, và công nghệ tiêu dùng ảnh hưởng của đến cầu về các đặc tính, và vì thế ảnh hưởng đến cầu về hàng hoá. Ta có thể tạo ra những thay đổi thích hợp trong tập hợp khả thi và nghiên cứu các phản ứng của người tiêu dùng với các kiểu sở thích khác nhau (bản đồ bàng quan). Các kết quả thu được cũng giống như kết quả ở mục 1 chương này. Câu hỏi ôn tập ý nghĩa kinh tế của m trong điều kiện cần của bài toán tối thiểu hóa chi tiêu là gì? Mối quan hệ giữa m và l (=uM) trong chương trước là gì? Nếu (j = 1, …, n) là co giãn của cầu ích lợi không đổi của hàng hóa i theo giá của hàng hóa j, hãy chỉ ra rằng a. b. (si = pihi/m) Nếu các hàng hóa i và hàng hóa j được gọi là hàng hóa bổ sung (thay thế) Hicks-Allen, có bằng không? Hãy chỉ ra rằng hàm chi tiêu cho hàm ích lợi Cobb-Douglas trong trường hợp 2 hàng hóa là trong đó . Nếu giá hàng hóa 1 tăng gấp đôi thì thu nhập của người tiêu dùng phải tăng thêm bao nhiêu để giữ cho ích lợi của người đó không đổi? Hãy biểu thị phương trình Slutsky dưới dạng co giãn. Hãy rút ra hàm ích lợi gián tiếp cho hàm ích lợi Cobb-Douglas (câu 21 chương 3) và sử dụng nó để kiểm nghiệm các tính chất của hàm ích lợi gián đã nghiên cứu ở chương này. Hãy biểu thị bằng đồ thị EV của một sự thay đổi giá xác định bằng CV đối với sự thay đổi giá ngược lại. Giả sử người tiêu dùng bán hàng hóa của mình. Bạn sẽ đo lợi ích của người đó từ sự tăng giá hàng hóa như thế nào? Các thước đo gắn với đường cung hàng hóa của người đó như thế nào? Tổng lợi ích của khả năng bán hàng hóa của mình đối với người tiêu dùng ở mức giá thịnh hành gắn với đường cung của người đó như thế nào? (Lợi ích này được gọi là tô kinh tế và tương tự như thặng dư tiêu dùng). Thay đổi trong chi tiêu vào hàng hóa do thay đổi giá của hàng hóa đó gây ra có phải là thước đo hữu ích đối với lợi ích của người tiêu dùng từ sự thay đổi giá không? Thay đổi trong thu nhập kiếm được của một cá nhân do sự thay đổi mức lương gây ra có phải là thước đo hữu ích của lợi ích từ sự thay đổi lương đối với cá nhân đó không? Nếu một cá nhân ban đầu tiêu dùng hàng hóa 1 và giá của nó giảm Dp1, Dp1 là ước lượng cao hơn hay thấp hơn của biến thiên đền bù? Quy mô của sai số phụ thuộc vào cái gì? Thước đo tương tự của lợi ích đối với người tiêu dùng của sự tăng lương là gì? Nó quan hệ thế nào với thước đo biến thiên đền bù của lợi ích từ sự tăng lương. Cho là lượng ban đầu của hàng hóa 1 mà người tiêu dùng mua trước khi có sự thay đổi giá hàng hóa 1, Dp1 là thay đổi trong giá, Dx1 là thay đổi trong lượng mua hàng hóa 1. Trong những hoàn cảnh nào Dp1+ẵDp1Dx1 bằng biến thiên đền bù? ích lợi cận biên không đổi của thu nhập bằng tiền, nếu có, hàm ý điều gì về ảnh hưởng thu nhập của những thay đổi giá và vì thế tính chính xác của các thước đo thặng dư tiêu dùng dựa trên đường cầu thu nhập bằng tiền không đổi? Giả sử rằng người tiêu dùng có hàm ích lợi u = f(x1, …, xn-1) + kxn trong đó k là một hằng số dương nào đó. Hãy chỉ ra rằng trong trường hợp này CV = EV đối với những thay đổi trong pi ( i = 1, …, n-1) và rằng cả hai có thể được đo bằng việc tham khảo đường cầu thu nhập bằng tiền không đổi. Xét người tiêu dùng với hàm ích lợi Cobb-Douglas về hàng hóa 1 và hàng hóa 2 (câu 21 chương 3) với a1 và a2 bằng ẵ. Giả định thu nhập của người tiêu dùng là 100$ và ban đầu p1= 10$ và p2 = 20$. Tính CV và EV đối với sự thay đổi giá p1 lên 20$. So sánh CV và ước lượng dựa trên đường cầu thu nhập bằng tiền không đổi của người tiêu dùng. Sai số lớn thế nào từ việc sử dụng đường cầu thu nhập bằng tiền không đổi như là một phần của CV và của thu nhập của người tiêu dùng? Hãy chỉ ra rằng người tiêu dùng thỏa mãn các giả định về sở thích ở mục 1 chương 3 cũng sẽ thỏa mãn các giả định hành vi. Mối liên hệ giữa các giả định trong mục 1 chương 3 và mục 1 chương 4 là gì? Chẳng hạn, giả định hành vi nào đóng vai trò tương tự như giả định tính chất bắc cầu ở mục 1 chương 3? Các giả định về u(x) trong mục 1 chương 3 đảm bảo rằng các hàm cầu về x trong mục 4 chương 3 là liên tục và được đánh giá duy nhất (chỉ một bó tối đa hóa u ở kết hợp p, M). Hàm u(A) sử dụng trong mục 2 chương 4 cũng phản ánh các giả định ở mục 1 chương 3. Điều này có hàm ý rằng các hàm cầu rút ra từ phân tích ở đây có phải là liên tục không? Hãy vẽ các sơ đồ minh họa các phản ứng của người tiêu dùng đối với những thay đổi trong thu nhập và giá trong đó cầu về hàng hóa 1 thay đổi (a) liên tục và (b) không liên tục cùng với M và p1. Trong những hoàn cảnh nào việc đưa vào một hàng hóa mới sẽ làm cầu về hàng hóa hiện có tăng, giảm hoặc không đổi? Mức độ của sự thay thế giữa hai hàng hóa có thể được định nghĩa, không đề cập đến sở thích, theo các thuật ngữ về góc giữa các tia trong không gian các đặc tính tạo ra bởi hai hàng hóa. Góc càng nhỏ thì các hàng hóa là thay thế càng gần. Mức độ thay thế phản ánh câu trả lời cho câu hỏi trên như thế nào? Hãy làm rõ cách việc đưa một hàng hóa mới vào có thể đẩy một số hàng hóa hiện đang tồn tại ra khỏi thị trường. Vì bây giờ người tiêu dùng có ít hàng hóa hơn để lựa chọn, lợi ích của người tiêu dùng tăng hay giảm? Hãy bàn luận một cách phê phán giả định bó số lượng các đặc tính được biểu thị bởi một đơn vị hàng hóa là có thể đo được một cách khách quan và giống nhau đối với tất cả những người tiêu dùng. Hãy minh họa câu trả lời của bạn bằng các hàng hóa tiêu dùng thực. Hãy làm rõ các kết quả so sánh tĩnh có thể được xây dựng bằng phân tích sơ đồ đơn giản: Cầu về các đặc tính của hàng hóa có thể tăng, giảm hoặc giữ nguyên khi có những thay đổi trong giá và thu nhập; Những giới hạn co giãn đối với cầu về hàng hóa trong câu 16 chương 3 vẫn đúng; Cầu về hàng hóa và về các đặc tính là thuần nhất bậc không theo giá và thu nhập; Cầu về tất cả các đặc tính sẽ tăng khi có sự thay đổi đủ lớn trong thu nhập; Tính bình thường trong tất cả các hàng hóa không hàm ý rằng tất cả các hàng hóa đều là hàng hóa bình thường; Một số hàng hóa có thể là hàng hóa Giffen ngay cả khi không có đặc tính nào là đặc tính Giffen. Hãy chỉ rõ mô hình công nghệ tiêu dùng có thể được sử dụng để nghiên cứu chi phí áp đặt lên người tiêu dùng bởi quảng cáo sai làm cho người tiêu dùng đánh giá quá cao sản phẩm từ những đặc tính của hàng hóa. Chứng minh rằng tăng tiền lương thực tế sẽ làm cho đường ngân sách thoải hơn khi và chỉ khi hàng hóa 1 cần ít thời gian hơn hàng hóa 2. (Gợi ý: vi phân độ dốc của F theo w và sử dụng Những thay đổi trong thu nhập không từ lao động, giá danh nghĩa và giá thời gian. Sử dụng các kết quả của câu hỏi trước, hãy nghiên cứu những thay đổi trong cung lao động và cầu hàng hóa do những thay đổi trong , pi, và ti gây ra. Bạn có kỳ vọng co giãn của cầu theo giá danh nghĩa của người tiêu dùng về một hàng hóa càng nhỏ hơn khi mức lương của người đó càng cao? Hãy sử dụng mô hình về tiêu dùng và phân bổ thời gian để giải thích tại sao những thức ăn thuận tiện có co giãn của cầu theo thu nhập cao. Bạn đánh giá sự sẵn sàng thanh toán của người tiêu dùng cho một sự giảm nhỏ trong độ dài thời gian cần thiết để đến được nơi làm việc như thế nào?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong4.2 sdh.doc
Tài liệu liên quan