Tài liệu Các Mô-Đun tập huấn Giáo viên Nhấn mạnh các vấn đề về Giới và nâng cao Bình đẳng Giới: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
CỤC NHÀ GIÁO VÀ
CÁN BỘ QUẢN Lí CƠ
SỞ GIÁO DỤC
"Rà soỏt và phõn tớch sỏch giỏo khoa dưới gúc độ về giới tại cấp quốc gia, bao gồm
việc thử nghiệm cỏc chương trỡnh tập huấn cho giỏo viờn nhằm kết hợp cỏc vấn đề
bỡnh đẳng giới theo Luật Bỡnh đẳng Giới và Luật phũng chống bạo lực gia đỡnh
(Chương trỡnh Hợp tỏc chung giữa Liờn Hợp Quốc và Chớnh phủ Việt Nam về Bỡnh
đẳng giới - Hoạt động JPGE 1.3.15)
Cỏc Mụ-đun tập huấn Giỏo viờn
Nhấn mạnh cỏc vấn đề về Giới và
nõng cao Bỡnh đẳng Giới
Hoa Binh/Geneva/Ha Noi/Do Son,
Thỏng 10 năm 2011
2
Những đơn vị đúng gúp hoàn tất tài liệu này
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Cục Nhà giỏo và Cỏn bộ quản lý cơ sở giỏo dục
Bựi Văn Quõn
Nguyễn Thị Thu Thủy
Viện Khoa học Giỏo dục Việt Nam
Nguyễn Thị Bớch Loan
VĂN PHềNG UNESCO HÀ NỘI
Heidi Kivekọs
Santosh Khatri
VĂN PHềNG QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC CỦA UNESCO (IBE)
Dakmara Georgescu (Consultant and coordinator)
Jean Bernard (Consultant and editor)
...
180 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Các Mô-Đun tập huấn Giáo viên Nhấn mạnh các vấn đề về Giới và nâng cao Bình đẳng Giới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
CỤC NHÀ GIÁO VÀ
CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ
SỞ GIÁO DỤC
"Rà soát và phân tích sách giáo khoa dưới góc độ về giới tại cấp quốc gia, bao gồm
việc thử nghiệm các chương trình tập huấn cho giáo viên nhằm kết hợp các vấn đề
bình đẳng giới theo Luật Bình đẳng Giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình
(Chương trình Hợp tác chung giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình
đẳng giới - Hoạt động JPGE 1.3.15)
Các Mô-đun tập huấn Giáo viên
Nhấn mạnh các vấn đề về Giới và
nâng cao Bình đẳng Giới
Hoa Binh/Geneva/Ha Noi/Do Son,
Tháng 10 năm 2011
2
Những đơn vị đóng góp hoàn tất tài liệu này
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
Bùi Văn Quân
Nguyễn Thị Thu Thủy
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Nguyễn Thị Bích Loan
VĂN PHÒNG UNESCO HÀ NỘI
Heidi Kivekäs
Santosh Khatri
VĂN PHÒNG QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC CỦA UNESCO (IBE)
Dakmara Georgescu (Consultant and coordinator)
Jean Bernard (Consultant and editor)
3
MỤC LỤC
Giới thiệu
1. Vì sao bình đẳng giới (GE)1 quan trọng?
2. Vấn đề Bình đẳng Giới có liên hệ với các vấn đề đan xen khác như thế
nào?
3. Vai trò của các giáo viên trong công tác nâng cao bình đẳng giới là gì?
4. Mục đích và phạm vi của các Mô-đun tập huấn giáo viên (TTM)2 là gì?
5. Ai là những người sử dụng tiềm năng?
6. Các Mô-đun tập huấn giáo viên được kết cấu như thế nào?
7. Sử dụng các Mô-đun tập huấn giáo viên như thế nào?
8. Những gợi ý cho báo cáo viên
8.1. Nội dung tập huấn
8.2. Các phương pháp sư phạm tương tác
8.3. Chương trình tập huấn
9. Các hoạt động đào tạo được gợi ý: tự đánh giá nhu cầu tập huấn giáo viên
Mô đun 1: Bình đẳng giới – Khái niệm và các quy phạm
1.1 Các vấn đề khái niệm
1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và giới trong
giáo dục
1.1.2 Các quy phạm chung (các văn kiện quốc tế và luật pháp quốc gia)
1.1.3 Các vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam và quốc tế
1.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn
1.3 Đánh giá
1.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên
1.5 Nguồn và các liên kết
Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới trong các chương trình giảng dạy, sách giáo khoa,
việc dạy và học (T&L) và các chiến lược đánh giá
2.1 Sử dụng lăng kính giới (các vấn đề khái niệm)
2.1.1 Sử dụng lăng kính giới trong các chương trình giảng dạy và sách
giáo khoa
2.1.2 Sử dụng lăng kính giới trong việc dạy và học
2.1.3 Sử dụng lăng kính giới trong đánh giá
2.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn
2.3 Đánh giá
2.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên
2.5 Nguồn và các liên kết
Mô đun 3: Sự tham gia của các bên có liên quan
3.1 Các vấn đề khái niệm
3.1.1 Sự tham gia của các bên có liên quan trong việc thiết kế và thực hiện
các chương trình về bình đẳng giới
3.1.2 Vận động thực hiện các chính sách vì bình đẳng giới
3.1.3 Vận động các nguồn lực nhằm nâng cao bình đẳng giới
3.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn
3.3 Đánh giá
3.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên
3.5 Nguồn và các liên kết
1 Henceforth also referred to as “GE”.
2 Henceforth called “TTM”.
4
Mô đun 4: Giám sát và đánh giá
4.1 Các vấn đề khái niệm
4.1.1 Các vấn đề về nâng cao chất lượng trong bình đẳng giới: Vì sao
công tác giám sát và đánh giá quan trọng?
4.1.2 Vai trò của giáo viên trong việc giám sát các chương trình về bình
đẳng giới
4.1.3 Đánh giá các yếu tố đầu vào, qua trình và kết quả của các vấn đề về
giới
4.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn
4.3 Đánh giá
4.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên
4.5 Nguồn và các liên kết
Phụ lục
Thuật ngữ
5
Lời nói đầu
Chương trình Hợp tác chung của Liên hợp quốc về Bình đẳng Giới được tiến hành vào năm
2009, sau khi Việt Nam ban hành Luật Bình đẳng Giới (LGE, 2006) và Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình (LDV, 2007). Chương trình này liên kết 12 cơ quan Liên hợp quốc tại Việt
Nam, trong đó có UNESCO với quan điểm hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các nhân viên, cơ
quan ban ngành có liên quan tại trung ương và địa phương để có thể thực hiện các bộ luật tốt
hơn cũng như để giám sát và báo cáo về hiệu quả và tác động của hai bộ luật nêu trên.
Trong bối cảnh của Chương trình Hợp tác chung, Văn phòng UNESCO Hà Nội và Bộ Giáo
dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cùng tiến hành Dự án Rà soát và phân tích sách giáo khoa dưới
góc độ về giới tại cấp quốc gia, bao gồm việc thử nghiệm các chương trình tập huấn cho giáo
viên nhằm kết hợp các vấn đề bình đẳng giới theo Luật Bình đẳng Giới và Luật phòng chống
bạo lực gia đình (Chương trình Hợp tác chung giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam
về Bình đẳng giới - Hoạt động JPGE 1.3.15)
Văn phòng Quốc tế về Giáo dục của UNESCO (IBE) cung cấp những hỗ trợ về kỹ thuật cho
hai giai đoạn của dự án này, bao gồm: (a) phân tích sách giáo khoa tiểu học theo quan điểm
về giới (2009); và (b) phát triển và thí điểm những khóa đào tạo giáo viên nhấn mạnh vấn đề
giới và nâng cao Bình đẳng giới.
Trong vào năm 2010, thực hiện mục tiêu kết hợp vấn đề Bình đẳng Giới vào các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hai cơ quan đã tiến hành tổ chức một hội thảo tại Hòa Bình vào
tháng 5/2010 với nội dung phát triển đào tạo về giới và đã thu hút được sự tham gia của hơn
25 chuyên gia của Bộ GD&ĐT về phát triển chương trình giảng dạy, chuyên gia đào tạo giáo
viên, và chuyên gia về giới và giáo dục từ Liên hợp quốc và các tổ chức xã hội.
Những thành viên tham gia Hội thảo tại Hòa Bình đã đóng góp cho sự phát triển chi tiết Đề
cương các mô-đun đào tạo giáo viên (TTM) để có thể được tiến hành thí điểm vào mùa thu
năm 2010. Bộ Đề cương đã được phát triển toàn diện như một gói tài liệu hoàn chỉnh chung
để các cơ sở đào tạo giáo viên có thể theo đó chỉnh lý cho phù hợp với những hoạt động đào
tạo chính quy và không chính quy cụ thể, cũng như tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của
địa phương.
Tháng 11 năm 2010, hội thảo thứ hai diễn ra tại Đồ Sơn nhằm thử nghiệm bản thảo thứ nhất
của các mô đun tập huấn giáo viên. Hơn 30 chuyên gia đại diện Bộ GD & ĐT, Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam và các đơn vị khác có liên quan tham gia thực hiện thí điểm các mô đun
tập huấn giáo viên trong bối cảnh một khóa đào tạo cụ thể. Dựa trên những phản hồi nhận
được trong và sau hội thảo, các mô-đun đã được hoàn tất và trình lên Bộ GD & ĐT để tiếp tục
kết hợp một cách có hiệu quả các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới cho các khóa tập
huấn giáo viên dựa trên những quan điểm đã được các bên tham gia đóng góp và gợi ý cho
Việt Nam.
6
Giới thiệu
Vietnam Các đại biểu trong Hội thảo tại Hòa Bình,
Tháng 5, 2010
1. Vì sao bình đẳng giới lại quan trọng?
Phụ nữ và nam giới có sự khác biệt về sinh học (được phản ánh qua khái niệm giới
tính) và có thể nắm những vai trò xã hội được xây dựng một cách cụ thể (được phản
ánh qua khái niệm giới). Tuy nhiên, sinh học và những khác biệt khác giữa phụ nữ và
nam giới không nên là yếu tố tạo điều kiện cho những bất công và phân biệt đối xử về
chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa.
Bình đẳng giới được định nghĩa bởi những nguyên tắc như sau:
1. Vì sao bình đẳng giới 1ại quan trọng?
2. Vấn đề Bình đẳng Giới có liên hệ với các vấn đề đan xen khác như thế nào?
3. Vai trò của các giáo viên trong công tác nâng cao bình đẳng giới là gì?
4. Mục đích và phạm vi của các Mô-đun tập huấn giáo viên là gì?
5. Ai là những người sử dụng tiềm năng?
6. Các Mô-đun tập huấn giáo viên được kết cấu như thế nào?
7. Sử dụng các Mô-đun tập huấn giáo viên như thế nào?
8. Những gợi ý cho báo cáo viên
8.1. Nội dung tập huấn
8.2. Các phương pháp sư phạm tương tác
8.3. Chương trình tập huấn
9. Các hoạt động đào tạo được gợi ý: tự đánh giá nhu cầu tập huấn giáo viên
Đi một ngày đàng học một
sàng khôn.
Tục ngữ Việt Nam
7
Do tầm quan trọng của việc tạo nên một xã hội công bằng, toàn diện và gắn kết, cũng
như vai trò của nó trong việc hỗ trợ các cá nhân, cả phụ nữ và nam giới, để hoàn thiện
khả năng của mình mà không bị cản trở bởi bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, Bình đẳng
Giới trở thành một phần của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ năm 2000:
2. Vấn đề bình đẳng giới có liên hệ với các vấn đề đan xen khác như thế nào?
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2: đạt được phổ cập giáo dục tiểu học, với mục tiêu
đảm bảo cho mọi trẻ em trai cũng như gái hoàn thành đầy đủ chương trình giáo duc tiểu
học vào năm 2015
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 3: nâng cao bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ
nữ, với mục tiêu phấn đấu xóa bỏ chênh lệch nam nữ ở bậc tiểu học và THCS vào năm
2005 và tất cả các cấp học năm 2015
Để có thể thúc đẩy bình đẳng ở cả nam và nữ một cách đầy đủ,
Điều 4 Luật Bình đẳng Giới (tr. 2) đặt mục tiêu bình đẳng giới là
xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển
kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam,
nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình.
Nếu chúng ta cam kết đạt được mục tiêu giáo dục cho tất cả mọi
người, chúng ta cần không được xem giới là một công tác biệt lập hay chỉ là
một phần việc được bổ sung thêm trong việc lên chương trình giáo dục. Thay
vào đó, chúng ta cần sử dụng ‘lăng kính giới’ khi lên kế hoạch, tiến hành thực
hiện, giám sát và đánh giá tất cả những công tác của chúng ta. Giống như trên
một cặp kính, khi nhìn qua lăng kính giới chúng ta thấy hoạt động, nhu cầu và
thực tế về các bé gái và phụ nữ trên một tròng kính. Chúng ta cũng thấy hoạt
động, nhu cầu và thực tế của các bé trai và nam giới trên một tròng kính khác.
Để có thể thấy được bức tranh tổng quát trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta
đều phải nhìn xuyên qua cả hai tròng kính
Theo INEE, 2010, trang 15.
- Các vai trò về giới được xã hội tạo dựng và có thể thay đổi lẫn cho nhau;
- Phụ nữ và nam giới bình đẳng trước pháp luật (ví dụ, họ có các quyền lợi và nghĩa vụ
như nhau);
- Phụ nữ và nam giới bình đẳng trước những cơ hội và khả năng hoàn thiện tiềm năng
của họ;
- Phụ nữ và nam giới bình đẳng trong khả năng học tập và phát triển như những cá nhân
và thành viên của một cộng đồng;
- Phụ nữ và nam giới hỗ trợ lẫn nhau và hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển của cá nhân
và cộng đồng.
8
Bình đẳng giới cần được nhấn mạnh như một vấn đề đan xen trong giáo dục và chương
trình giảng dạy mà tất cả các ngành học/môn học cũng như các hoạt động trường lớp cần
phối hợp và thúc đẩy vấn đề này theo những cách thức cụ thể. Các vấn đề đan xen bao
gồm:
Các vấn đề đan xen có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển năng lực chuẩn bị cho
trẻ em và thanh niên hành trang sống và làm việc. Mặc dù mục tiêu và chủ đề của những
vấn đề đan xen này đôi khi trùng lặp nhau, điều không thể phủ nhận là chúng bổ sung cho
nhau trong việc đối mặt với những thách thức của thế giới hôm nay và ngày mai. Ví dụ,
bình đẳng giới khi được xem là một trong những vấn đề đan xen, sẽ trùng với vấn đề nhân
quyền và giáo dục công dân (ví dụ, thông qua phổ biến về sự công bằng và những quyền
bình đẳng hay trách nhiệm). Tương tự đối với những lĩnh vực khác như giáo dục vì phát
triển bền vững và giáo dục sức khỏe (ví dụ, thông qua nhấn mạnh nạn bạo hành gây nên do
yếu tố giới; các vấn đề về sức khỏe giới tính và sinh sản; giáo dục gia đình).
Các vấn đề đan xen xuất hiện cùng lúc với những phát triển về mặt kinh tế xã hội, kiến
thức và công nghệ. Tuy nhiên, nhấn mạnh những vấn đề đan xen trong chương trình giảng
dạy không nhất thiết có nghĩa là những ngành học/bộ môn mới đều cần thiết do những nhu
cầu giáo dục mới đặt ra. Thay vào đó, người phát triển và lên kế hoạch cho các chương
trình giảng dạy trong đó xác lập những phương thức tốt nhất để kết hợp những vấn đề về
Kỹ năng sống
Giáo dục người
tiêu dùng
Giáo dục sức
khỏe
Giáo dục trong
kinh doanh
Giáo dục hòa
bình
Giáo dục đa
văn hóa
Giáo dục vì
phát triển bền
vững
Bình đẳng giới
Nhân quyền và
giáo dục công
dân
Chuẩn bị cho cuộc
sống và công việc
Kỹ năng sống
- Nhân quyền và giáo dục công dân;
- Giáo dục đa văn hóa;
- Giáo dục hòa bình, bao gồm quản lý xung đột theo tính chất xây dựng;
- Giáo dục vì phát triển bền vững, bao gồm giáo dục môi trường;
- Giáo dục trong kinh doanh;
- Giáo dục sức khỏe, bao gồm giáo dục giới tính và giáo dục về HIV và
AIDS;
- Giáo dục cho người tiêu dùng;
- Các kỹ năng sống (có thể là một phần của những vấn đề nêu trên).
9
giới, bình đẳng giới đan xen với chương trình giảng dạy hiện có. Cách làm này có thể được
thực hiện bởi một số môn học có ưu thế trong việc tích hợp các vấn đề giới, bình đẳng giới
nhưng cũng có thể được thực hiện với tất cả các bộ môn thông qua phương pháp dạy học
và các phương pháp đánh giá. Bình đẳng giới thường không được xem là một ngành
học/bộ môn đặc biệt mới, mà được cho là vấn đề mà tất cả các ngành học/các bộ môn cần
nhấn mạnh. Bình đẳng giới cũng bổ sung các vấn đề đan xen khác trong một hệ thống
khớp nối thúc đẩy những phát triển mang tính chất cạnh tranh trong học tập để cùng chung
sống và phát triển bền vững.
3. Vai trò của các giáo viên trong công tác nâng cao bình đẳng giới là gì?
Năm 2009, Văn phòng UNESCO Hà Nội và Bộ GD&ĐT đã thực hiện một phân tích về
sách giáo khoa tiểu học theo quan điểm về giới, nhằm xác định những thành công cũng
như những khoảng trống liên quan đến nâng cao bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực
giảng dạy của tiểu học (ví dụ, Tiếng Việt (Lớp 1-5); Toán (Lớp 1-5); Các môn Tự
nhiên và Xã hội (Lớp 1-3); Khoa học (Lớp 4-5); Lịch sử và Địa lý (Lớp 4-5); Đạo đức
(Lớp 1-5)3.
Trong số nhiều kết quả đạt được, bản bản báo cáo đã kết luận về vai trò quan trọng của
giáo viên trong việc thực hiện các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa và đưa ra
những gợi ý như sau cho giáo viên:
- Lưu ý và tránh thể hiện định kiến về giới trong các hoạt động ở trường hay lớp học.
- Tin tưởng vào khả năng các em trai và các em gái đều có khả năng như nhau trong học
tập và đạt kết quả. Theo đó, khuyến khích động viên cả em trai và em gái trong học
tập, đồng thời cũng hỗ trợ cả hai một cách đồng đều khi đối diện với những khó khăn
và những vấn đề về học tập.
- Đề nghị các em trai và em gái cùng học và cùng chơi với nhau trong những tình huống
có thể thay thế vai trò của nhau. Hỗ trợ cả em trai và em gái trong việc nhận ra những
ưu điểm và khuyết điểm, những tài năng và sở thích của mình trong khi khiến các em
nhận thức và đón tiếp một loạt những cơ hội như nhau trong phát triển cạnh tranh trong
học tập, cuộc sống và công việc.
- Học từ trường học và các đồng nghiệp đã thành công trong công tác thúc đẩy bình
đẳng giới. Tham gia vào những ứng dụng chia sẻ thông tin, bao gồm thông qua mạng
Internet.
- Thiết lập những cộng đồng bền vững thúc đẩy bình đẳng giới ở trường học và cộng
đồng các cấp thông qua giáo viên và mạng lưới trường học
Tài liệu học tập có chất lượng, bao gồm sách giáo khoa, có thể nâng cao bình đẳng giới
nếu chúng được hiểu một cách có ý nghĩa tại trường học- và tại cá hoạt động trong lớp
bởi những hiệu trưởng và giáo viên mẫn cán và có khả năng. Vì thế, việc xem xét sách
giáo khoa (và các nguồn tài liệu học tập khác) và các chương trình phát triển nghề
3 Xem Báo cáo, 2010.
Không phụ thuộc vào thiết kế của chương trình giảng dạy, các giáo viên tự hiểu
chương trình giảng dạy theo cách của họ có ảnh hưởng vô cùng lớn. Giáo viên có thể là
những tấm gương, và là người hướng dẫn, động viên khuyến khích cho cả bé trai và
bé gái, hoặc giáo viên cũng có thể bác bỏ hay bóp méo, hình thành những định kiến
rập khuôn về các em.
Theo Clough, 2004, p. 7
10
nghiệp có ý nghĩa dành cho giáo viên đối với cả chương trình đào tạo chính quy và
không chính quy là vô cùng hợp lý và cần thiết.
4. Mục đích và phạm vi của các Mô-đun tập huấn giáo viên là gì?
Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc nâng cao bình đẳng giới như có
được các bộ luật về bình đẳng giới, có các chương trình khác nhau nhằm vào việc nâng cao
năng lực cho các cơ quan có trách nhiệm để thực hiện các luật về bình đẳng giới một cách
hiệu quả và để giám sát những hiệu quả và tác động của nó. Tuy nhiên vẫn có những vấn
đề về giới cần được nhấn mạnh trong giáo dục cũng như trong những lĩnh vực khác như sự
tồn tại của các định kiến về giới và hành vi, thái độ phân biệt đối xử, bao gồm nạn bạo
hành có yếu tố giới.
Chính vì vậy, việc rà soát các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa theo quan điểm về
giới và xây dựng năng lực cho các hiệu trưởng và giáo viên để có thể nhấn mạnh các vấn
đề về giới và nâng cao bình đẳng giới ở trường học, lớp học và các cấp địa phương là cần
thiết.
Năng lực của giáo viên để đối phó với các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới cần
được đẩy mạnh thông qua những chương trình đào tạo giáo viên chính quy và không chính
quy được thiết kế một cách phù hợp. Như đã được đề cập trong nhiều báo cáo hiện có của
Hệ thống đào tạo giáo viên ở Việt Nam4, các khóa học đào tạo giáo viên ở Việt Nam
thường nhấn mạnh các vấn đề đan xen như giáo dục môi trường; giáo dục hòa bình;
HIV/Aids trong khi đó các vấn đề về giới và công tác nâng cao bình đẳng giới thông qua
các khóa đào tạo giáo viên chính quy và không chính quy chưa được quan tâm một cách
toàn diện. Kết hợp các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới qua các khóa đào tạo giáo
viên do đó là một ưu tiên trong việc xây dựng năng lực dành cho giáo viên vì họ là những
người tham gia và có trách nhiệm cần thực hiện luật bình đẳng giới một cách hiệu quả
trong giáo dục.
TTM như là một công cụ chung
Các mô đun tập huấn giáo viên cung cấp khung phương pháp và lý thuyết cho các cơ quan
đào tạo giáo viên nhằm nhấn mạnh các vấn đề về giới và kết hợp Bình đẳng giới vào
những chương trình đào tạo giáo viên của họ. Các mô đun giải thích và hỗ trợ phát triển
năng lực cần thiết của giáo viên để có thể giải quyết các vấn đề về giới và nâng cao bình
đẳng giới trong trường lớp cũng như trong cộng đồng các cấp.
Ngày nay, các chương trình phát triển nghề nghiệp dành cho giáo viên thường thúc đẩy
những quan điểm mang tính chất phản ánh và chuyển đổi của giáo viên trong bối cảnh toàn
4 Xin tham khảo phân tích trình bày trong hội thảo ở Hòa Bình (5/2010).
Những yếu tố hạn chế bạo lực là luật pháp, kinh tế, sức khỏe và giáo dục. Và nó là những vấn
đề thuộc về quyền con người thể hiện ở tất cả các lĩnh vực như văn hóa, tôn giáo, giới hạn địa
lý và các nhóm xã hội và kinh tế. .. Trong các báo cáo cũng cho thấy rằng, phụ nữ có nguy cơ
bị chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình bạo hành nhiều hơn những người khác.
Những vấn để bạo lực cũng bị ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ em, có thể gián tiếp nhưng cũng
có thể là do chúng là những nhân chứng trực tiếp của bạo lực gia đình.
Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình ở Việt Nam, 2010.
11
trường học và những cách tiếp cận tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng giáo viên
về học tập và áp dụng. Những cộng đồng như thế cần được mở rộng cho các đối tượng
khác trong xã hội để có thể ủng hộ những thay đổi tại các trường học và tại các cấp địa
phương. Các giáo viên cũng ngày càng được ghi nhận là có vai trò chủ động trong sự phát
triển nghề nghiệp của họ đặc biệt thông qua các ứng dụng khoa học cho phép các khả năng
học tập từ xa và học tập qua mạng máy tính.
Các Mô-đun tập huấn giáo viên thúc đẩy quan điểm về phát triển nghề nghiệp của giáo
viên trong đó kết hợp giải quyết các khía cạnh trên đồng thời phổ biến các phương pháp sư
phạm chủ động và mang tính chất tương tác dựa vào trao đổi và học hỏi lẫn nhau thông
qua các hoạt động hướng dẫn trực tiếp càng nhiều càng tốt.
Một số định hướng cơ bản về các mô đun đào tạo giáo viên là:
⇒ Giáo viên được đào tạo nhận thức được tầm quan trọng về vấn đề giới trọng giáo
dục và có ý thức tăng cường bình đẳng giới
⇒ Giáo viên có khả năng phối hợp các phương pháp giảng dạy truyền thống như
thuyết trình với các phương pháp tích cực như làm việc nhóm hoặc dạy học dự án
trong dạy học
⇒ Giáo viên có thái độ tích cực và quan điểm rõ ràng với người học – học sinh
⇒ Giáo viên tập trung vào phát triển các vấn đề về kiến thức, thái độ và kỹ năng của
học sinh
⇒ Giáo viên biết chú trọng kết nối giữa lý thuyết với hành động và thực hành giải
quyết vấn đề
⇒ Giáo viên quan tâm đén việc đánh giá và tự đánh giá thông qua các hoạt động dạy
học.
5. Ai là những người sử dụng tiềm năng?
Các Mô-đun tập huấn giáo viên được thiết kế chủ yếu dành cho giáo viên cốt cán5. Tuy
nhiên, nội dung của nó cũng có ích đối với những nhà hoạch định chính sách, người thực
hiện sách giáo khoa và chương trình giảng dạy. Các bên tham gia trong cộng đồng cũng có
thể tìm thấy những yếu tố liên quan tới công việc của riêng mình.
Đối tượng và người hưởng lợi của các mô đun tập huấn giáo viên
5 Trong bối cảnh và điều kiện ở Việt Nam, giáo viên được tập huấn là những chuyene gia giáo dục ở các khu
vực khác nhau có thể tập huấn cho các giáo viên khác ở các tỉnh hoặc ở các khu vực trong cả nước. Các khó
tập huân snày cũng có thể dành cho các trường nếu đối tượng học là cán bộ quản lý các trường được tập
huấn. Mỗi giáo viên có 20 giờ nâng cao nghiệp vụ trong thờii gian cơ bản của một năm học.
Người dùng và đối tượng hưởng
lợi trực tiếp
⇒ Giáo viên cốt cán từ các
tỉnh/ thành phố
⇒ Hiệu trưởng và tổ trưởng
chuyên môn ở các cấp học
⇒ Bản thân giáo viên (là học
ấ
Đối tượng hưởng lợi gián tiếp
⇒ Giáo viên
⇒ Cán bộ xây dựng chính sách
⇒ Cán bộ phát triển chương trình, tài liệu
⇒ Học viên
⇒ Các đơn vị có liên quan
12
6. Các Mô-đun tập huấn giáo viên được kết cấu như thế nào?
Dự kiến Tài liệu các mô đun tập huấn giáo viên gồm các nội dung sau:
1. Giới thiệu: Bối cảnh và cơ sở của việc phát triển tài liệu Tập huấn; tiềm năng
người sử dụng; Sử dụng tài liệu tập huấn như thế nào; những đề xuất đánh giá cơ bản về
nhu cầu học tập của giáo viên.
2. Mô đun 1: Bình đẳng giới – Khái niệm và các quy phạm
Mô đun 1 tập trung vào việc giúp người học (giáo viên) hiểu các khái niệm có liên quan
về giới trong giáo dục như: khác biệt giữa “giới” và “giới tính”, khác nhau giữa “bình đẳng
giới” và “cân bằng giới” cũng như nghĩa rộng của phân biệt, đối xử và thành kiến và bạo
lực giới . Mô đun này cũng làm rõ các vấn đề về khung chuẩn về tăng cường bình đẳng
giới ở Việt Nam và quốc tế. Năng lực của giáo viên được tăng cường ở mô đun 1 sẽ được
củng cố ở các mô đun khác và thông qua các tham chiếu cụ thể về các hoạt động của giáo
viên ở nhà trường và cộng đồng của họ.
3. Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới trong các chương trình giảng dạy, sách giáo
khoa, việc dạy và học và các chiến lược đánh giá
Mô đun 2 tập trung vào khả năng và nhiệm vụ của giáo viên trong việc vận dụng lăng kính
giới/quan điểm tiếp cận giới trong giáo dục. Sử dụng “lăng kính về giới” có nghĩa là giáo
viên sẽ tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa, lớp học theo các khía cạnh của giới như
tránh điển hình giới, tạo điều kiện để các em trai và các em gái có được trải nghiệm học
tập giống nhau và có các em có những lựa chọn trong học tập phù hợp với nhu cầu và sở
thích cá nhân; chống lại những biểu hiện không bình đẳng giới, phân biệt và bạo lực trong
nhóm làm việc, trong “tiếp cận toàn bộ trường học” và thông qua việc củng cố mối liên hệ
giữa nhà trường và cộng đồng.
4. Mô đun 3: Sự tham gia của các bên có liên quan
Mô đun 3 đề cập đến các biện pháp mà giáo viên và trường học có thể sử dụng để phối
hợp với các lực lượng khác trong các hoạt động giải quyết các vấn đề về giới trong giáo
dục và thúc đẩy bình đẳng giới. Các lực lượng tham gia có thể là phụ huynh, học sinh, đại
diện cộng đồng, đại diện doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo chính trị và các phương tiện
truyền thông. Mô đun cũng đề cập đến các vấn đề kết nối giữa giáo dục chính quy với
giáo dục không chính quy, giữa trường học và cộng đồng trong các hoạt động giải quyết
các vấn đề về giới trong giáo dục và thúc đẩy bình đẳng giới.
5. Mô đun 4: Giám sát và đánh giá
Mô đun 4 tập trung các vấn đề như thực hiện chính sách bình đẳng giới một cách hiệu quả
và đảm bảo chất lượng ở các cấp độ khác nhau của hệ thống giáo dục. Nó cũng tập trung
vào việc xác định năng lực phát triển nhu cầu của giáo viên và các lực lượng khác, cũng
như thiết kế chiến lược phát triển chuyên môn nghiệp vụ và các vấn đề ưu tiên.
Phụ lục (Bao gồm bảng thuật ngữ )
Các câu hỏi ở mỗi chương đều được nêu rõ, tiếp theo là các phần khác nhau, bao gồm:
13
1. Khái niệm và vấn đề cơ bản (ví dụ giải thích, định nghĩa và hình minh họa, hộp văn bản
về các trường hợp, ví dụ, trích dẫn và các câu hỏi phản hồi);
2. Gợi ý các hoạt động tập huấn (trò chơi, làm việc nhóm; làm việc theo dự án, hoạt động
cá nhân, đóng vai tình huống và kịch);
3. Hoạt động đánh giá và tự đánh giá;
4. Kiến nghị cho giáo viên cốt cán (ví dụ:mẫu lịch trình; điều chỉnh hoạt động tập huấn đến
các khu vực khác nhau học tập / đối tượng và điều kiện giáo dục);
5. Các nguồn và các liên kết.
7. Sử dụng các Mô-đun tập huấn giáo viên như thế nào?
Các môđun tập huấn là những bài khóa dễ hiểu và theo trình tự sắp xếp hợp lý, Tuy nhiên,
các bài khóa cũng được thiết kế mở và linh hoạt, do đó, theo tùy theo nhu cầu cụ thể, các
vấn đề khác nhau và hoạt động tập huấn có thể được điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng
học.
Toàn bộ khóa học được sắp xếp theo thứ tự được đề xuất ở trang 16. Có thể chọn các phần
hoặc module và các hoạt động cụ thể cho những mục đích cụ thể.
Điều quan trọng là học viên phải đọc các mô-đun trước khi tham gia hoạt động tập huấn,
nhằm giúp họ làm viêc và thực hiện hoạt động dựa trên những hiểu biết cơ bản về một số
khía cạnh của khái niệm.
Các mô đun tâp huấn được xây dựng trong một chỉnh thể thống nhất chung, nó cũng là gợi
ý cho học viên là giáo viên có thể sử dụng các mô đun làm cơ sở để phát triển các hoạt
động tập huấn dựa theo cách điều chỉnh tài liệu của họ bằng cách sáng tạo phong phú các
môđun hiện có phù hợp với nhu cầu địa phương và các bối cảnh khác nhau.
8. Những gợi ý cho báo cáo viên
8.1 Nội dung tập huấn
Các Mô đun tập huấn giáo viên được thiết kế phù hợp với các cách tiếp cận tập huấn sau
đây:
- Các khóa học tập huấn giáo viên cần được tổ chức linh hoạt và điều chỉnh phù hợp với
các nhu cầu và sở thích của các nhóm đối tượng / người hưởng lợi khác nhau .
Tập huấn phù hợp không chỉ thể hiện ở việc giáo viên cần kiến thức, mà còn thái độ và kỹ
năng để kiến thức có thể được sử dụng độc lập, có trách nhiệm và thành thạo trong việc
giải quyết vấn đề và góp phần vào hành động ảnh hưởng tạo thay đổi ở các cấp trường học
và cộng đồng.
- Giáo viên cần đượctham gia vào việc thiết kế, lựa chọn và thực hiện các hoạt động tập
huấn của họ càng nhiều càng tốt.
- Các học viên cần phải nhận thức được các mục tiêu của các hoạt động / trình tự tập huấn
khác nhau, họ thu thập và nâng cao khả năng từ các hoạt động tập huấn và quan trọng là
học được cách thức để có thể sử dụng khả năng đó trong bối cảnh trường học và thực hành
ở lớp học của họ.
14
- Giáo viên, giảng viên nên khuyến khích học viên tích cực liên hệ với kinh nghiệm của
mình, bày tỏ ý kiến của họ và cộng tác với những người khác trong bối cảnh các nhiệm vụ
khác nhau.
- Giáo viên, giảng viên nên sử dụng nhiều phương pháp; phối hợp tốt giữa giảng dạy và
hướng dẫn; chú trọng hoạt động của nhóm và sử dụng các hình thức sư phạm tương tác.
- Trong quá trình hoạt động tập huấn, chú trọng và tăng cường các hoạt động phản hồi
dựa trên phát triển tư duy phê phán và kỹ năng trí tuệ bậc cao khác.
¾ Hoạt động tập huấn cần cung cấp không gian cho các giáo viên và học viên có thể
kết nối giữa lý thuyết với thực hành trong bối cảnh làm việc dự án, giải quyết vấn
đề, tranh luận, chơi đóng vai, đóng kịch, vv
¾ Họ phải trang bị cho học viên những kỹ năng để xử lý mâu thuẫn và những vấn đề
gây tranh cãi, cũng như đưa ra quyết định, thỏa hiệp và giải quyết xung đột mang
tính xây dựng.
¾ Giáo viên, giảng viên nên thực sự thấm nhuần các nguyên tắc và thực hành tốt của
bình đẳng giới ( ví dụ như kết hợp các vấn đề về giới; tránh những thành kiến giới,
phân biệt đối xử và GBV; thúc đẩy sự tham gia bình đẳng và cơ hội cho các em gái
/ phụ nữ và trẻ em trai / gái).
¾ Các học viên sẽ được cung cấp cơ hội để đánh giá hoạt động đào tạo và giảng viên,
cũng như việc tự đánh giá tiến độ học tập của mình
8.2 Các phương pháp sư phạm tương tác
Tương tác sư phạm là một khái niệm trong cách tiếp cận kiến tạo nhấn mạnh việc xây dựng
tri thức có ý nghĩa và mang tính xã hội, cũng như lợi ích của học tập hợp tác dựa trên sự
phối hợp và lãnh đạo, linh hoạt và cởi mở, chia sẻ nhiệm vụ.
Các phương pháp truyền thống, chẳng hạn như thuyết trình, có thể được sử dụng trong suốt
khóa học.Tuy nhiên giảng viên cũng nên giới thiệu các phương pháp tương tác và có sự
tham gia để cho phép học viên chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến riêng. Các phương pháp
này có thể là:
1. Làm việc nhóm
2. Làm việc ghép đôi/cặp đôi
3. Trò chơi đóng vai hoặc kịch
4. Trò chơi học tập
5. Học tập dự án và các hoạt động định hướng cộng đồng
8.3 Chương trình tập huấn
Tùy thuộc vào bối cảnh và nhu cầu đào tạo, giáo viên có thể đưa ra các cách thức khác
nhau của tập huấn:
⇒ Trong trường hợp của tập huấn giáo viên tại địa phương, ví dụ, ít nhất là hai ngày
làm việc nên được xem xét để giải quyết các vấn đề chính bằng cách kết hợp các
yếu tố đầu vào của các giảng viên và các hoạt động của học viên.
⇒ Trong trường hợp của đào tạo tiền công vụ giáo viên cơ sở đào tạo và huấn luyện
viên quyết định làm thế nào để kết hợp các mô đun tập huấn giáo viên và trình tự
nội dung dựa vào các chương trình đào tạo thường xuyên giáo viên.
⇒ Trong trường hợp của việc đào tạo tại trường giao thường xuyên (tức là mỗi tuần)
do hiệu trưởng hoặc một giáo viênchủ chốt, các giảng viên nên chọn loại kiến thức
và hoạt động mà họ cho là thích hợp trong bối cảnh trường của họ dựa trên tổng thể
chương trình. Căn cứ vào tài liệu tập huấn giáo viên, họ cũng có thể phát triển tùy
biến tài liệu đào tạo được điều chỉnh phù hợp với cộng đồng và địa phương
15
9. Các hoạt động đào tạo được gợi ý: tự đánh giá nhu cầu tập huấn giáo viên
Trong các mô đun tập huấn giáo viên, các đề xuất hoạt động đào tạo khác nhau được trình
bày theo một mẫu chung (xin xem bảng dưới đây). Trước khi bắt đầu đào tạo, điều quan
trọng là các giảng viên tiến hành đánh giá cơ bản về nhu cầu học nghề của họ, thể hiện ở
các hoạt động sau đây:
Giới thiệu: Hoạt động 9.1
Điều tra cơ bản tự đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên
60 phút (30’ + 30’)
Mục tiêu
học tập
Người học sẽ có thể:
- Liệt kê về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà giáo viên cần để giải quyết vấn
đề về giới và thúc đẩy bình đẳng giới
- Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của họ/ những vấn đề còn thiếu ở mục
trên
- Xác định, xây dựng và ưu tiên đào tạo nhu cầu của họ
- Làm việc theo nhóm, chia sẻ và cùng nhau báo cáo một số kết quả của tập
thể
Lí do Để đóng góp cho công tác nâng cao bình đẳng giới tại trường lớp và cộng
đồng, giáo viên cần phát triển những năng lực cần thiết, được hiểu là những
kiến thức; giá trị; kỹ năng; và quan điểm mà họ có thể sử dụng một cách
độc lập, có hiệu quả và có trách nhiệm, nhằm bồi dưỡng cho việc học tập của
học viên và giải quyết các vấn đề.
Sau đây là một danh sách những năng lực mà các giáo viên cần có để nâng
cao bình đẳng giới.
Hướng dẫn
học viên
Chọn theo nhóm, 3-5 nội dung những năng lực cần thiết (ví dụ, kiến thức, các
kỹ năng và quan điểm) mà bạn cho rằng cần ưu tiên trong lĩnh vực làm việc
của riêng bạn và thực hiện trong 30 phút:
1. Đầu tiên hãy tự đọc danh sách được gợi ý và tự đánh giá những nhu
cầu đào tạo của bạn bằng cách đánh dấu vào một trong những ô trống
phù hợp;
2. Thêm những ví dụ về những nhu cầu đào tạo/ví dụ về năng lực mà bạn
Kiến thức
Thái độ
Kỹ năng
Giá trị
16
Giới thiệu: Hoạt động 9.1
Điều tra cơ bản tự đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên
60 phút (30’ + 30’)
cho rằng cần thiết nên có;
3. Sau khi đã hoàn tất việc tự đánh giá, chia sẻ danh sách những năng lực
cần có của bạn với các đồng nghiệp. Đưa ra những ví dụ về năng lực mà
bạn đã có và làm tốt, cũng như những năng lực mà bạn nghĩ mình còn
thiếu và cần phát triển thêm.
Trong vòng 30 phút hãy:
- Một báo cáo viên của nhóm chia sẻ quan điểm của nhóm mình với những
nhóm còn lại.
- Người điều phối của nhóm làm việc sẽ đưa ra danh sách các điểm tương
đồng và khác biệt giữa các bài trình bày khác nhau và sẽ tổng kết những kết
quả thu được từ hoạt động này.
Bảng tự đánh giá
Những năng lực cần có Nhu cầu tập huấn
Trung
bình
Trung
bình
High
Ví dụ về Kiến thức
(Làm những gì bạn cần biết)
Hiểu những khái niệm chính liên quan đến
giới và bình đẳng giới
Nhận thức về những quy phạm/công cụ
nâng cao bình đẳng giới của Việt Nam và
quốc tế
Kiến thức về những phương pháp và quy
trình áp dụng phân tích về giới trong giáo
dục
Liên kết các giá trị truyền thống với bình
đẳng giới (ví dụ, đâu là những khía cạnh
văn hóa cần xem xét trong nâng cao bình
đẳng giới)
Khác?
Khác?
Ví dụ về Các kỹ năng (Những gì bạn cần làm được)
Khả năng tiến hành rà soát hoàn cảnh để
xác định các vấn đề về giới liên quan tại
trường học & cộng đồng
Khả năng áp dụng cái nhìn về giới trong
các giáo trình và sách giáo khoa
Khả năng chọn lọc và áp dụng các giải
17
Giới thiệu: Hoạt động 9.1
Điều tra cơ bản tự đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên
60 phút (30’ + 30’)
pháp phù hợp để giải quyết bất bình đẳng
giới và phân biệt đối xử
Làm thế nào để đề cập tới các cách học
khác nhau của người học
Làm thế nào để tạo ra môi trường thân
thiện với học sinh?
Khả năng lên kế hoạch và đánh giá các
hoạt động liên quan tới bình đẳng giới ở
trường lớp
Khả năng phát triển liên kết trường học-
cộng đồng và bao gồm các bên tham gia
Các kỹ năng giao tiếp
Các kỹ năng xã hội
Các kỹ năng vận động
Khác?
Khác?
Thái độ (quan điểm)
Phát triển nhận thức về giới và nhạy cảm
giới
Muốn có những vai trò mới và trách
nhiệm của giáo viên
Muốn đấu tranh chống lại những khía
cạnh của bất bình đẳng giới
Khác?
Khác?
Đồ dùng
cần thiết
- Chuẩn bị bản copy Tự đánh giá cho mỗi học viên
- Các nhóm cần có bảng hoacự máy chiếu và vi tính để chuẩn bị trình bày kết
quả của các nhóm
Những gợi ý
dành cho
báo cáo viên
- Giới thiệu về bài tập và cung cấp những thông tin cần thiết (ví dụ, sử dụng
các thuật ngữ để giải thích khái niệm như: “khái quát về bối cảnh” “lăng kính
giới/quan điểm giới”
- Giúp học viên hiểu nhiệm vụ và thực hiện đúng giờ
- Đảm bảo các vấn đề chưa hiểu được thảo luận và làm rõ
- Đảm bảo các nhóm làm việc hiệu quả như họ biết cách phân chia nhiệm vụ
và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của nhóm
- Sử dụng các kết quả cuỉa thảo luận nhóm để điều chỉnh trong giảng dạy và
đánh giá tiến bộ của người học ở cuối khóa học
Đánh giá
Cuối các hoạt động, động não và mở rộng các hoạt động của
nhóm về các vấn đề sau:
18
Giới thiệu: Hoạt động 9.1
Điều tra cơ bản tự đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên
60 phút (30’ + 30’)
- Bạn đã học gì từ các hoạt động?
- Tại sao các bài tập này lại quan trọng?
- Bạn muốn được tập huấn về những vấn đề gì cần thiêt nhata scho bản thân?
- Theo bạn các bài tập này nên thay đổi như thế nào?
18
Mô đun 1: Bình đẳng giới – Khái niệm và các quy phạm
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và giới trong giáo dục
1.1.2 Các quy phạm chung (các văn kiện quốc tế và luật pháp quốc gia)
1.1.3 Các vấn đề bình đẳng giới trên thế giới và ở Việt Nam
1.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn
1.3 Đánh giá
1.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên
1.5 Nguồn và các liên kết
Bạn sẽ học được gì từ mô đun
Sau khi hoàn thành mô đun này bạn sẽ:
⇒ Hiểu được sự khác nhau giữa
giới và giới tính
⇒ Có thể phân biệt được cân bằng
giới và bình đẳng giới
⇒ Nắm được nguồn gốc lịch sử
của bất bình đẳng giới
⇒ Có thể xác định các vấn đề về
giới có liên quan trong hoàn
cảnh riêng của bạn
⇒ Đề xuất khả năng lồng ghép
giới trong giáo dục
⇒ Sử dụng các quy phạm chung
về bình đẳng giới để thực hiện
các chính sách nhạy cảm về giới
và thực hành phù hợp với nhu
cầu và hoàn cảnh của địa
phương
eleven
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
19
Thông tin cơ bản
• Giới tính đề cập đến sự
khác biệt sinh học giữa nam
giới và phụ nữ.
• Giới đề cập đến vai trò xã
hội được xây dựng dành
cho phái nam và phái nữ.
• Sự khác biệt trí tuệ bị ảnh
hưởng bởi những kỳ vọng
trong xã hội và văn hóa.
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và giới trong giáo dục
Các vấn đề chính
Các khái niệm chính
1.1.1.1 “Giới tính” là gì và “Giới” là gì
1.1.1.2 Bình đẳng giới là gì?
1.1.1.3 Định kiến về giới, phân biệt đối xử và bạo
hành gây nên do yếu tố giới là gì?
1.1.1.4 Lồng ghép giới là gì?
• Giới
• Bình đẳng giới (GE)
• Cân bằng về giới
• Bất bình đẳng giới
• Định kiến về giới
• Bạo hành gây nên do yếu tố giới (GBV)
• Lồng ghép giới
• Giới tính
1.1.1.1 Giới tính là gì và Giới là gì?
Giới tính’ là khái niệm chỉ sự khác biệt về sinh
học giữa phụ nữ và nam giới. Có một số khác
biệt chính về sinh học liên quan tới vai trò của
phụ nữ và nam giới trong sinh sản của con
người, chẳng hạn như phụ nữ sinh em bé trong
khi nam giới không có vai trò này. Trên thực tế
nam giới thường cao hơn và khỏe hơn phụ nữ
cũng là một biểu hiện của đặc điểm sinh học.
Tuy nhiên, đặc điểm thể chất có thể được cụ
thể cho mỗi cá nhân (ví dụ như nhiều phụ nữ
có thể cao hơn nam giới).
Các lý thuyết về phụ nữ thường cho rằng, theo
lịch sử, sự bất cân bằng về sức mạnh thể chất
giữa phụ nữ và nam giới thể hiện nguyên mẫu
của mọi quan hệ quyền lực giữa những người
cầm quyền và những người phải tuân theo.
Như trong trường hợp sự khác biệt giữa những
cá nhân(chẳng hạn như màu da của một người),
sự khác biệt thể chất giữa phụ nữ và nam giới
là nguyên nhân của những quan điểm phân
biệt. Trong hầu hết các xã hội, phụ nữ có
truyền thống được coi là "phái yếu”. Gần đây,
các nghiên cứu tâm lý và nghiên cứu về não
cho rằng nam giới và phụ nữ có kiến trúc não
khác nhau và thường sử dụng bộ não của mình
theo cách khác nhau (ví dụ, phụ nữ thường sử
dụng bán cầu não phải, trong khi nam giới sử
dụng bán cầu não trái). Tuy nhiên, ngay cả
những tuyên bố rằng có bằng chứng khoa học
về sự khác biệt đó đã thừa nhận rằng kiến trúc
não khác nhau không xác định được khả năng
học tập và thành tích của cá nhân.
Ngày nay, nhiều nhà khoa học vẫn có xu
hướng đưa ra “thần kinh học giới tính”
“Phụ nữ không sở hữu khả năng tự
định hướng, nam giới không chịu
được đau, phụ nữ không biết cách
kể chuyện cười, nam giới như bản
năng gắn với màu xanh, phụ nữ thì
mềm mỏng còn nam giới thì cứng
rắn đây là những nhận định sáo
rỗng thiên vị giới mà những nhà
nghiên cứu có thể đưa ra những lý
giải khoa học bên ngoài. Tuy nhiên,
“không hề có sự khác biệt về
thần kinh giữa hai giới. Có thể có
những khác biệt không rõ rệt giữa
bộ óc của phụ nữ và nam giới,
nhưng hệ thống thần kinh của cả hai
đều linh hoạt và có thể thay thế lẫn
cho nhau.”
Theo Cordelia Fine, Đại học
Melbourne trích dẫn bởi tạp chí
Guardian (15.08.2010)
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
20
(neurosexism) bằng cách chứng minh rằng sự
khác biệt trí tuệ giữa nam và nữ không phải là
bẩm sinh, mà là một kết quả của những kỳ
vọng trong xã hội và văn hóa đối với cả hai1.
“Giới” là khái niệm chỉ những vai trò được xây
dựng từ xã hội và văn hóa được xây dựng mà
phụ nữ và nam giới có thể tuân theo. Ví dụ
như, các vai trò truyền thống của giới thường
chỉ định phụ nữ làm công việc nhà còn nam
giới làm những công việc mang tính trí tuệ và
đóng vai trò lãnh đạo trên các lĩnh vực công
cộng. Những vai trò này liên quan đến giới vì
không có lý do về sinh học hay thể chất để
khiến phụ nữ đảm đương những nhiệm vụ công
cộng hay để nam giới quan tâm chăm sóc việc
nhà. Đúng hơn, những vai trò này được kéo dài
bởi những truyền thống xã hội và văn hóa đang
ngày càng bị thách thức bởi sự phát triển mới
trong xã hội, kinh tế, văn hóa, kiến thức và
công nghệ.
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống nước, hạt ra ruộng cày”.-
Ca dao Việt Nam
1 Tham khảo Lise Eliot, Trường Y Chicago, trích dẫn từ tạp chí Người quan sát, 8/2010
Các câu hỏi trao đổi và thảo thuận:
− Theo bạn những thay đổi quan trọng trong cộng đồng của bạn có liên quan đến
vai trò của nam giới và phụ nữ là gì?
− Bạn có nghĩ là những thay đổi như vậy có thể đảo ngược được không?
− Bạn có nghĩ rằng những thay đổi đó là tích cực? Tại sao hoặc tại sao không?
− Cá nhân bạn mong muốn sự thay đổi gì liên quan tới các vai trò của giới? Tại
sao?
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
21
1.1.1.2 Bình đẳng giới là gì?
Lịch sử ghi nhận, trong sự phát triển của hầu hết
các xã hội, sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ
đã dẫn tới những bất bình đẳng về xã hội, văn
hóa, chính trị và kinh tế giữa hai giới tính.
Những bất bình đẳng này vừa được củng cố vừa
kéo dài tình trạng thua kém của phụ nữ. Ví dụ,
trong các xã hội nơi mà phụ nữ được coi là thấp
hơn hoặc yếu hơn so với nam giới, sự tiếp cận
của họ đối với giáo dục, cuộc sống, sự nghiệp và
các trách nhiệm công cộng bị giới hạn. Phụ nữ
cũng thường bị tước đi quyền bình đẳng về tài
sản, quyền lợi về các quyền chính trị (ví dụ nghe
lời khai ở tòa án, khi tìm kiếm công bằng, khi
bầu cử, khi đề cử nhiệm kỳ làm việc) cho đến
đầu những năm cuối của thế kỷ 20.2
Trong số những bất bình đẳng có ảnh hướng tới
đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, sự bất bình đẳng
trong giáo dục là đặc biệt cần được nhắc tới.
Nơi nào mà thiếu vắng giáo dục thì ở đó con
đường đạt tới bình đẳng giới có quá nhiều chông
gai bởi vì nó còn đề ra và củng cố thêm sự bất
bình đẳng khác, chẳng hạn như những bất bình
đẳng liên quan đến cuộc sống gia đình, thế giới
công việc và lĩnh vực công cộng.
Bất bình đẳng giới cũng có thể ảnh hưởng một
cách tiêu cực đến trẻ em trai và nam giới. Ví dụ,
các bé trai có thể được ngăn cản biểu hiện cảm
xúc hoặc bị giới hạn vào một số ngành nghề (như
điều dưỡng hoặc giáo dục mầm non).
Nguyên tắc bình đẳng giới thúc đẩy vị thế và
quyền bình đẳng giữa nam giới và trẻ em trai,
phụ nữ và trẻ em gái. Theo quy định của Luật
Bình đẳng giới của Việt Nam (2006), “Bình đẳng
giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau,
được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực
của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của
gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của
sự phát triển đó” (Khoản 3, Điều 5).
2 Ví dụ, phụ nữ ở Pháp chỉ giành được quyền bỏ
phiếu vào năm 1944.
“Bất bình đẳng giáo dục có liên quan
nhiều đến sự phân biệt đối xử đối khác
đối với các bé gái và phụ nữ
Trước hết, hành động dựa vào bối cảnh
xã hội đòi hỏi phải thừa nhận rằng vấn
đề bất bình đẳng trong giáo dục vừa là
nguyên nhân vừa là hậu quả của những
phân biệt đối xử rộng lớn hơn đối với
các bé gái và phụ nữ trong xã hội.
Không có gì ngạc nhiên khi những bất
bình đẳng giới đáng kể nhất thường thấy
có ở những quốc gia và khu vực nơi mà
phụ nữ bị trói buộc với gia đình. Các
nguyên tắc phụ hệ, thừa kế, kết hôn sớm,
kiểm soát nguồn lực của các thành viên
nam lớn tuổi trong gia đình và những
giới hạn trong việc tham gia vào những
lĩnh vực công đã cắt giảm mạnh mẽ các
cơ hội cuộc sống của phụ nữ
Những xã hội như vậy, cũng có những
biểu hiện của việc coi trọng “con trai”
hơn.”
Theo Kabeer, 2003
Thông tin cơ bản
• Bất bình đẳng giới đã tồn tại lâu dài
trong các xã hội trên toàn thế giới.
• Bất bình đẳng giới đặc biệt có hại cho
phụ nữ và trẻ em gái, nhưng cũng có
thể ảnh hưởng đến nam giới và trẻ em
trai.
• Bình đẳng giới đưa ra quyền bình
đẳng cho cả hai giới.
• Cân bằng giới đề cập đến sự bình
đẳng về số lượng
• Chênh lệch về giới xuất hiện khi cơ
hội hoặc thành tựu không cân bằng.
• Cân bằng giới là một bước quan trọng
hướng tới bình đẳng giới.
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
22
Trong công tác đấu tranh chống lại bất bình đẳng
giới, bao gồm cả những bất bình đẳng trong giáo
dục, việc đạt được cân bằng giới là một trong
những bước quan trọng.
Cân bằng giới đề cập đến sự bình đẳng về số
lượng, ví dụ về số bé trai và bé gái theo học tiểu
học. Trong khi cân bằng giới mang tính định
lượng có thể đo được bằng số thì bình đẳng giới
đề cập đến khía cạnh định tính (ví dụ như so
sánh vai trò của giáo viên nam và giáo viên nữ ?)
Mất cân bằng giới trong giáo dục là đối lập của
cân bằng giới cho thấysự chênh lệch về số lượng
nam nữ trong đó chỉ ra sự mất cân bằng trong
tiếp cận hoặc thành tích trong học tập. Ví dụ, nếu
60% học sinh bỏ học của một trường trung học
cơ sở là con trai, nhà trường nằm trong tình trạng
chênh lệch giới tính.
Chỉ số cân bằng giới (GPI) là phép thống kê
được sử dụng để đánh giá sự khác biệt về giới ở
một cấp học (tiểu học, trung học hoặc đại học)
của một hệ thống giáo dục.
GPI được tính bằng số lượng các em gái chia cho
số em trai theo học ở cấp đó. UNESCO đã xác
định giá trị của GPI trong khoảng 0,97 đến 1.03
là đạt được cân bằng giới3.
Chỉ số phát triển giới (GDI) là cách đo rộng của
bình đẳng giới tính trên cơ sở tuổi thọ, trình độ
học vấn và thu nhập bình quân đầu người của
người đàn ông và phụ nữ.
3 UNESCO Institute for Statistics, Global Education
Digest
Các câu hỏi trao đổi và thảo thuận:
− Loại bất bình đẳng trong giáo dục nào bạn đã trải nghiệm trong trường học và cộng
đồng của bạn?
− Liệu bất bình đẳng trong giáo dục có ảnh hưởng đến trẻ em trai và nam giới trong
cộng đồng của bạn không? Theo những cách nào?
− Nghề gì là khó khăn cho phụ nữ và nam giới trong cộng đồng của bạn?
− Những điều gì đã thay đổi trong những năm gần đây tại trường học và cộng đồng
của bạn trong việc nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục?
“Cân bằng và bình đẳng là 2 khái niệm đi đôi
với nhau. Để đạt được bình đẳng trong tỷ lệ
nhập học và đảm bảo mọi trẻ em đều hoàn
thành các bậc học, các chính sách cần tính tới
những nguyên nhân vì sao các em gái thường
gặp nhiều giới hạn trước tiên.”
Colclough, 2004, p. 4
Chênh lệch về số lượng nam nữ trong giáo dục
tiểu học và trung học cơ sở đã giảm từ năm
1999, nhưng vẫn chưa được loại bỏ. Trong năm
2005, chỉ có 59 (khoảng một phần ba) trong số
181 quốc gia có dữ liệu sẵn có đã đạt được cân
bằng giới trong mục tiêu giáo dục chung (Gers)
cho cả giáo dục tiểu học và trung học cơ sở... Ở
những quốc gia mà chênh lệch về giới vẫn tồn
tại, thì nó thường lớn hơn ở bậc đại học.
UNESCO, 2007, pp. 79-80
Một báo cáo của UNICEF (2008) xếp GPI trung
bình cho cấp tiểu học ở Việt Nam mức 1.00, và
cấp 2 mức 0,96, với sự khác biệt đáng kể giữa
thành thị và nông thôn.
Theo Báo cáo Phát triển con người của UNDP
năm 2007, GDI của Việt Nam là 0,732. Với dữ
liệu này, Việt Nam xếp thứ 105 trong tổng số
177 quốc gia
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
23
1.1.1.3 Định kiến về giới, phân biệt đối xử và bạo
hành gây nên do yếu tố giới là gì?
Các định kiến (hay thành kiến) là những thành
kiến sai lệch được phổ biến từ những ý nghĩ
không đúng, ví dụ như xu hướng đưa ra những
kết luận nhanh chóng dựa vào những dữ liệu
không đầy đủ hay không liên quan. Điều này dẫn
đến việc hình thành những tính cách bị bóp méo
hoặc không công bằng của một người, một tình
huống hay một ý tưởng, v.v., thông qua việc
phóng đại những mặt tích cực của họ (thành kiến
tích cực, ví dụ như các em gái thường mềm
mỏng và hiền dịu) hoặc những quan điểm tiêu
cực của họ (thành kiến tiêu cực, ví dụ như các
em trai đều nghịch ngợm).
Ba định kiến4 chính về giới là:
⇒ Định kiến rập khuôn thường gán các đặc
điểm một cách không công bằng cho một nhóm,
tạo nên tính tượng trưng cá biệt và tạo sự khác
biệt, ví dụ như cho rằng tất cả các em gái đều
hay xấu hổ);
⇒ Các định kiến là kết quả của tính vô hình
của phụ nữ hay nam giới liên quan tới sự có mặt
và tham gia của họ vào các tình huống khác nhau
(bao gồm định kiến thiếu cân bằng và mang tính
chọn lọc; và định kiến rời rác và cô lập, ví dụ
như qua các bức tranh chỉ thấy có nam giới làm
nhà khoa học còn phụ nữ chỉ làm giáo viên; hoặc
sự hiện diện của những thành tích của phụ nữ
như là trường hợp cá biệt);
⇒ Định kiến ‘thẩm mỹ’ chỉ những tình huống
mà các định kiến bị loại bỏ chỉ một phần bên
ngoài, nhưng thực tế các định kiến này vẫn tồn
tại. Ví dụ, sách giáo khoa có thể đề cập tới sự
tham gia và đóng góp của phụ nữ trong xã hội,
nhưng sự đóng góp của họ vẫn chỉ là thứ yếu (ví
dụ, phụ nữ làm việc nhà), còn nam giới vẫn làm
những công việc chuyên nghiệp và đóng vai trò
lãnh đạo
4 Xem báo cáo kết quả năm 2010, trang 16-20, định
kiến giới của Blumberg (2007).
Câu hỏi trao đổi và thảo thuận:
− Bạn cho ví dụ về sự chênh lệch về số lượng nam nữ mà bạn xác định được trong
trường học và cộng đồng của bạn?
− Bạn có nghĩ là sự chênh lệch này cao nhất ở cấp trung học không?
− Những chênh lệch về số lượng nam nữ có ảnh hưởng đến các em trai/ nam giới không?
− Có những tiến bộ đáng kể nào ở trường học và cộng đồng của bạn về sự cân bằng giới?
Thông tin cơ bản
• Định kiến về giới thường được sinh
ra bởi những suy nghĩ không đúng
dựa trên những đặc điểm khác nhau
giữa nam và nữ.
• Định kiến về giới có thể có mặt tích
cực hoặc tiêu cực.
• Định kiến rập khuôn là những định
kiến từ việc coi những đặc điểm
chung không phù hợp mà thiếu đi
sự xem xét các trường hợp riêng lẻ.
• Những định kiến cũng thường là do
thiếu đi tầm nhìn về phía nam hoặc
phía nữ ở từng tình huống cụ thể.
• Định kiến thẩm mỹ xuất hiện khi
những định kiến đó rõ ràng bị loại
bỏ, tuy nhiên sự thay đổi đó chỉ là
bề ngoài trong khi đó những định
kiến vẫn tồn tại một cách tinh tế
hơn.
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
24
Trong trường hợp có sự khác biệt ở các cá nhân,
ví dụ như màu da, chủng tộc và tôn giáo, sự khác
biệt về giới thường là nguồn gốc cho những
thành kiến tiêu cực và tích cực. Những thành
kiến này có thể gây ra sự cách ly và bạo lực
trong niềm tin tưởng cho rằng “phái kia” bị đe
dọa hay thấp kém hơn.
Phân biệt đối xử có yếu tố giới có ở nhiều dạng
thức, trong đó có biểu hiện về quan điểm và cách
đối xử không công bằng, bao gồm những rào cản
trong giáo dục, trong công việc và thực hiện
những quyền về chính trị và xã hội (ví dụ, lương
của phụ nữ thấp hơn của nam giới cho cùng một
vị trí công việc; phụ nữ ít có khả năng có được
các vị trí lãnh đạo hơn nam giới; các em gái
không được tới trường hay không có cơ hội tiếp
cận với các bậc giáo dục cao hơn; các em gái bị
ép lấy chồng không tự nguyện; phụ nữ không có
quyền bảo vệ những quyền lợi của họ trước tòa
án hay quyền được bỏ phiếu).
Mặc dù các em gái và phụ nữ là đối tượng bị ảnh
hưởng nhiều hơn cả bởi những phân biệt đối xử
có yếu tố giới, các em trai và nam giới cũng bị
ảnh hưởng bởi những bất bình đẳng. Ví dụ ở
nhiều quốc gia hiện nay, nam giới bị thất nghiệp
(thời gian dài) có tỷ lệ cao hơn phụ nữ có việc
làm (đôi khi còn được trả lương cao hơn). Điều
này tạo nên sự chú ý đến việc cần thiết phải nhấn
mạnh vấn đề bất bình đẳng giới một cách toàn
diện bằng cách giải quyết những thách thức mà
cả phụ nữ và nam giới đang gặp phải. Nam giới
cũng có thể bị cản trở ở nhiều mặt như nguyện
vọng nghề nghiệp (ví dụ bị coi là chỉ làm một số
ngành nghề nhất định”), trình độ học vấn (ví dụ
nam giới thì không nên học ở một số trường này
nọ”) và vai trò trong gia đình (ví dụ nam giới
không nên chăm sóc con cái và làm công việc
nội trợ”), và có thể bị áp lực phải thành công.
Định kiến giới trong sách giáo
khoa là một vấn đề toàn cầu:
“Hầu như tất cả các nghiên cứu đều
đi đến kết luận rằng sách giáo khoa
chưa phản ánh được mức độ và vai
trò của phụ nữ và nghề nghiệp của
họ trong thế giới thực nói chung.
Dường như những hình ảnh định
kiến về giới vẫn còn tồn tại mạnh
mẽ trong các sách giáo khoa ở
trường trên khắp các nước.”
Theo Ikuko Anjo Jassey, 1988,
trang 88
Henriette Bùi là tiến sĩ đầu tiên
của Việt Nam nhớ lại sự kiện quan
trọng trong đời mình là khi còn là
một sinh viên y theo học tại Pháp
(1922-34): “Chúng tôi là rất ít
những nữ giới. Cứ 100 thì mới có
10 người là nữ trong trường y. Các
giáo sư đã không đánh giá cao các
sinh viên là nữ và họ thường không
bỏ lỡ các cơ hội để phê phán chúng
tôi. Ví dụ: Khi chúng tôi không tìm
được câu trả lời cho câu hỏi, họ nói
với chúng tôi rằng: “Tốt hơn hết là
quay trở về với cái bếp đi”.
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
25
Bạo hành gây nên do yếu tố giới (GBV) là bất kỳ
hình thức nào của những đối xử tiêu cực giữa sự
khác nhau về giới, chẳng hạn như lạm dụng về
thể chất, lạm dụng về tinh thần, lăng mạ và các
hành động ép buộc. GBV có thể xảy ra trong
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ví dụ như ở
trường học, công sở và các địa điểm giải trí cũng
ở nhà (bạo lực gia đình). GBV thường ảnh
hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái, nhưng nam giới
và trẻ em trai cũng có thể là nạn nhân. Trong
giáo dục, GBV chỉ ảnh hưởng đến trẻ em trai
như thông qua các hình phạt. Ở Việt Nam, vấn
đề bạo hành do yếu tố giới được quy định trong
Luật Phòng, Chống bạo lực Gia đình (DVL,
2007).
1.1.1.4 Lồng ghép giới là gì?
Lồng ghép giới là một chiến lược và là một quá
trình nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng giới
trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Trong giáo dục, lồng ghép giới đề cập đến những
khía cạnh như sau:
⇒ Sự quan tâm, các quan điểm và kinh
nghiệm của phụ nữ, cũng như của nam giới,
được tích hợp trong việc thiết kế, thực hiện, giám
sát và đánh giá các chính sách, chương trình và
chính sách về giáo dục để cả phụ nữ và nam giới
đều được hưởng lợi ích như nhau. 5
5 Theo UNESCO Bangkok 2009: Chương trình tập
huấn nâng cao năng lực về giới.
Các câu hỏi chia sẻ và thảo luận:
− Những loại định kiến về giới nào đang có ở trường học hoặc cộng đồng của bạn?
− Bạn nghĩ tại sao những định kiến đó lại tồn tại?
− Làm thế nào để trường học và cộng đồng của bạn đấu tranh chống lại sự phân biệt
đối xử về giới?
− Bạn nghĩ tại sao vấn đề bạo lực gia đình trên cơ sở giới (GBV) ngày càng gia tăng
ở Việt Nam?
− Những vấn đề có thể thực hiện trong trường học và cộng đồng của bạn để ngăn
Luật Phòng, Chống bạo lực Gia
đình (DVL, 2007) của Việt
Nam nghiêm cấm các hành vi
như:
• Hành hạ thể xác, đối xử thô bạo,
tra tấn hay những hành động có
mục đích khác;
• Xúc phạm hoặc những hành động
có chủ ý đều có nghĩa là xúc
phạm đến niềm tự hào, danh dự
và nhân phẩm của người đó;
• Cô lập, xa lánh hay gây ra những
áp lực tâm lý liên tục đối với các
thành viên khác trong gia đình,
đều gây những hậu quả nghiêm
trọng.
Thông tin cơ bản
• Lồng ghép giới là một chiến lược
để đạt được sự bình đẳng giới.
• Trong giáo dục, lồng ghép giới
đòi hỏi quá trình lập kế hoạch, ra
quyết định và thực thi ở mọi cấp
độ với sự tham gia của tất cả các
bên có liên quan.
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
26
⇒ Nhu cầu phát triển và học tập của cả phụ
nữ và nam giới cần được đưa vào quá trình lên
kế hoạch, thiết kế và thực hiện các chương trình
giảng dạy trong cả chương trình chính quy và
không chính quy.
⇒ Phụ nữ và nam giới đều được tham gia
bình đẳng vào mọi cấp của việc ra quyết định.
⇒ Dữ liệu phân tích giới (ví dụ ở trường học
và thành tích) luôn cần được áp dụng. Thêm vào
đó, nghiên cứu được tiến hành tạo ra thông tin
phân tích về giới như một phần của “kiểm kê
giới” cũng như đánh giá khác của trường học và
môi trường học tập, chương trình giảng dạy, sách
giáo khoa, giảng dạy và học tập thực hành, các
chiến lược đánh giá và quản lý.
⇒ Thực hiện những hành động cụ thể nhằm
nâng cao bình đẳng giới ở trường học và các cấp
địa phương trong bối cảnh và nhu cầu của địa
phương.
⇒ Chương trình giảng dạy và người viết sách
giáo khoa, giáo viên, hiệu trưởng và các bên
tham gia khác luôn nâng cao năng lực để nhấn
mạnh những vấn đề về giới và nâng cao bình
đẳng giới thông qua xây dựng năng lực các hoạt
động cụ thể như trao đổi, giao lưu xã hội, tạo các
hội thảo đào tạo và đào tạo tại chỗ.
⇒ Các nhân viên của trường làm việc theo
nhóm nhằm nhấn mạnh các vấn đề về giới và
nâng cao bình đẳng giới như một cách tiếp cận
"toàn trường”, có nghĩa là tất cả mọi người trong
trường cùng tham gia nâng cao bình đẳng giới
theo cách thức toàn diện và dễ hiểu.
Các câu hỏi trao đổi và thảo luận:
− Những biện pháp đã góp phần lồng ghép giới trong trường học và cộng đồng của bạn là
gì?
− Bằng cách nào để phụ nữ có thể được tham gia trong việc ra quyết định ở mọi cấp học
của hệ thống giáo dục?
− Những hoạt động được thực hiện trong trường học của bạn để giáo viên có thể nhận
thức được lợi ích học tập của cả nam và nữ, cũng như những vấn đề họ phải đối mặt
trong học tập là gì?
“Giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp tới sự tham gia của mọi người. Điều
đó được thể hiện qua những kế hoạch
hoặc qua việc thực hiện các hoạt động
dành cho phụ nữ, các em gái, các em trai
và nam giới. Chúng ta cần đảm bảo việc
phụ nữ luôn được bao gồm trong những
hoạt động và kế hoạch. Phụ nữ thường có
những nhu cầu và đóng góp cho các
chương trình nhưng có ít khả năng tiếp
cận với những người ra quyết định hơn
nam giới. Những nguyên nhân như kỹ
năng ngôn ngữ hay văn học, thiếu sự
tham gia vào những vị trí lãnh đạo trong
cộng đồng, thời gian chăm sóc cho trẻ
nhỏ, hay công việc nhà đều giới hạn sự
tham gia của phụ nữ và các em gái vào
các chương trình và quá trình ra quyết
định các chính sách. Khuyến khích
những người trẻ tuổi tham gia – các
thanh niên nam nữ –trong việc tổ chức
các hoạt động do đó là việc làm quan
trọng.
Theo Hướng dẫn về Giới của INEE,
2010, tr. 21
Hội thảo tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
27
1.1.2 Quy phạm chung: Luật pháp quốc gia và văn kiện quốc tế
Các vấn đề chính
Các khái niệm chính
1.1.2.1 Những công cụ pháp lý quan trọng thúc đẩy bình
đẳng giới quốc tế là gì?
1.1.2.2 Những vấn đề chính của luật pháp thúc đẩy bình
đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam là gì?
• Công ước
• Tuyên bố
• Các mục tiêu
• Nhân quyền
• Cam kết quốc tế
• Văn kiện
• Pháp luật
• Quy phạm chung
1.1.2.1 Nhng công c pháp lý quan trng thúc
đy bình đng gii quc t là gì?
Kể từ khi thành lập Liên hợp quốc vào năm
1945, các quốc gia thành viên đã đồng ý một số
tuyên ngôn quan trọng, công ước và văn kiện
quốc tế khác là cơ sở của công cuộc đấu tranh
cho bình đẳng giới.
Một số trong những quan tâm đặc biệt là khẳng
định và bảo vệ quyền và bình đẳng cho phụ nữ
bởi vì nữ giới thường gánh chịu các vấn đề định
kiến, ”ngoài lề hóa” (bị gạt ra ngoài lề) và bạo
lực.
Các cam kết quốc tế quan trọng liên quan tới
bình đẳng giới
1948 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UHDR)
1979 Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)
1989 Công ước về Quyền trẻ em (CRC, 1989)
1993
Tuyên bố và chương trình hành động của
Hội nghị Quốc tế về nhân quyền
1995 Tuyên bố tại Hội nghị Quốc tế thứ tư về Phụ nữ (Beijing Declaration)
2000 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)
2000 Các mục tiêu giáo dục cho mọi người (EFA Goals)
Thông tin cơ bản
• Một số văn kiện quốc tế quan
trọng hình thành nên các khung
quy phạm trong việc thúc đẩy bình
đẳng giới.
• Một số văn kiện này đặc biệt có
liên quan tới quyền của phụ nữ và
trẻ em gái được tham gia vào giáo
dục cũng như mọi lĩnh vực của đời
sống cộng đồng.
• Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
của UN (MDGs) và Giáo dục cho
mọi người (EFA) đã cùng kêu gọi
các quốc gia phải đạt được sự bình
đẳng giới về giáo dục vào khoảng
năm 2015.
Hội nghị của Liên Hợp quốc
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
28
Trong lĩnh vực giáo dục, Tuyên ngôn toàn thế
giới về nhân quyền (UHDR) tuyên bố quyền của
tất cả mọi người được giáo dục cơ bản, và tuyên
bố rằng giáo dục đại học phải được dành cho tất
cả mọi người trên cơ sở năng lực trí tuệ và học
tập hơn là vào các yếu tố như chủng tộc, giới
tính hay tôn giáo.
CEDAW, đã thông qua bởi Đại hội đồng Liên
hiệp quốc năm 1979, kêu gọi các quốc gia thúc
đẩy bình đẳng giới bằng cách xóa bỏ tập quán
dựa trên vai trò bị rập khuôn của nam giới và
phụ nữ. ĐIều 7 đã tập trung vào xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ và đảm bảo
quyền của họ trong việc tham gia vào đời sống
công cộng và chính trị.
Công ước về Quyền trẻ em (CRC, 1989) tái
khẳng định quyền của mọi trẻ em được học hành
và "để đạt được thực hiện dần việc này trên cơ
sở có cơ hội bình đẳng”. Điều 29 đặc biệt kêu
gọi các quốc gia chuẩn bị cho trẻ em sống một
cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự
do, theo tinh thần hiểu biết, hoà bình, khoan
dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa tất cả
các dân tộc, các nhóm chủng tộc, dân tộc, tôn
giáo và những người bản địa.
Vị thế bình đẳng và quyền con người của phụ nữ
được nhấn mạnh hơn nữa tại Tuyên bố và
chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về
nhân quyền (1993), và Tuyên bố tại Hội nghị
Quốc tế thứ tư về Phụ nữ tại Bắc Kinh (1995)
thiết lập các quyền của phụ nữ và trẻ em gái như
là một phần không thể tách rời “của tất cả quyền
con người và quyền tự do cơ bản”. Tuyên bố
Bắc Kinh kết nối thêm tiến bộ của phụ nữ với
việc đạt được mục tiêu hòa bình thế giới.
Ngoài các tuyên bố và các quy ước trên, ba trong
số tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ được
thông qua tại Đại hội đồng LHQ vào năm 2000
có đề cập đến giới tính là:
“Các nước tham gia sẽ đảm bảo cho
phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng với nam
giới, được thụ hưởng các quyền sau:
a. Tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu
cử và trưng cầu dân ý, được quyền ứng
cử vào tất cả các cơ quan dân cử;
b. Được tham gia xây dựng và thực hiện
các chính sách của chính phủ, tham gia
vào bộ máy và các chức vụ nhà nước ở
mọi cấp chính quyền;
c. Tham gia vào các tổ chức xã hội và
hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời
sống công cộng và chính trị của đất
nước.
CEDAW, Article 7
“Chúng ta tin tưởng rằng
Sự trao quyền cho phụ nữ và sự tham gia đầy đủ
trên nền tảng bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực
của xã hội gồm có tham gia vào việc đưa ra
quyết định và sự tiếp cận với quyền lực là cơ sở
cho việc đạt được sự bình đẳng giới, phát triển
và hòa bình,
14. Quyền phụ nữ là quyền con người;
18. Hòa bình khu vực, quốc gia, vùng và toàn
cầu là có thể có được và kết nối chặt chẽ với sự
tiến bộ của phụ nữ mà là một lực lượng cơ bản
để lãnh đạo, giải quyết mâu thuẫn và thúc đẩy
tốc độ bền vững ở mọi cấp độ;
19. Sự cần thiết đưa ra, thực thi và kiểm soát
với sự tham gia hoàn toàn của phụ nữ, những
chính sách nhạy cảm về giới có sự củng cố lẫn
nhau và có hiệu quả gồm cả những chương trình
và chính sách phát triển ở mọi cấp độ mà sẽ
thúc đẩy việc trao quyền và sự phát triển của
phụ nữ.”
Tuyên bố tại Hội nghị Quốc tế thứ tư về
Phụ nữ (Bắc kinh, 1995)
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
29
⇒ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2: đạt
được phổ cập giáo dục tiểu học, với mục tiêu
đảm bảo cho mọi trẻ em trai cũng như gái hoàn
thành đầy đủ chương trình giáo duc tiểu học vào
năm 2015;
⇒ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 3:
nâng cao bình đẳng giới và nâng cao vị thế của
phụ nữ, với mục tiêu phấn đấu xóa bỏ chênh
lệch nam nữ ở bậc tiểu học và THCS vào năm
2005 và tất cả các cấp học năm 2015
⇒ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 5: từ
năm 1990 đến năm 2015, tỷ lệ tử vong bà mẹ
giảm ¾ và đạt phổ cập sức khỏe sinh sản vào
năm 2015.
Ngoài ra các mục tiêu thiên niên kỷ còn thiết lập
6 mục tiêu giáo dục cho mọi người vào năm
2000 nhấn mạnh việc loại bỏ những bất bình
đẳng giới trong giáo dục, và mục tiêu #5 (mục
tiêu giới) kêu gọi:
⇒ EFA 5: Loại bỏ bất bình đẳng giới trong
giáo dục vào năm 2005, và đạt được bình đẳng
giới trong giáo dục vào năm 2015 trong đó tập
trung vào việc đảm bảo trẻ em gái được tiếp cận
và đạt thành tích đầy đủ và bình đẳng trong giáo
dục cơ bản có chất lượng tốt.
Hàng năm, UNESCO công bố hai báo cáo chính
giám sát tiến độ các nước đối với các mục tiêu
GDCMN: Báo cáo giám sát toàn cầu và the EFA
Global Education Digest (GED). Theo GED
năm 2010, ít hơn 40% quốc gia tạo được sự tiếp
cận bình đẳng cho nam và nữ. Điều này có nghĩa
rằng nếu tiếp tục theo xu hướng hiện nay, chỉ có
85 quốc gia sẽ phải đạt được cân bằng giới vào
năm 20156 , đặc biệt là ở cấp trung học. Các thỏa
thuận toàn cầu đã bởi một số văn kiện trong một
số khu vực, ví dụ như bản Hiến chương châu Âu
về bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong cuộc
sống địa phương (CEMR). Điều lệ này đã được
thông qua trong năm 2006 bởi Hội đồng Đô thị
châu Âu và Khu vực mời chính quyền địa
phương và quốc gia của Châu Âu để chính thức
cam kết thực hiện nguyên tắc bình đẳng của phụ
nữ và nam giới và thực thi trong lãnh thổ của họ,
xác định các nguyên tắc trong Điều lệ.
6 Theo Viện nghiên cứu thống kê của UNESCO, Tạp
chí Giáo dục toàn cầu, 2010. Tham khảo từ
www.unesco.org/en/efareport
Một số nguyên tắc cơ bản của bản
Hiến chương châu Âu về bình đẳng
của phụ nữ và nam giới trong cuộc
sống địa phương:
• Bình đẳng nam nữ là một quyền cơ
bản.
• Để đảm bảo được quyền bình đẳng
nam nữ thì sự phân biệt đa dạng về
nguồn gốc dân tộc, sự bất lực, định
hướng về giới tính, tôn giáo và
những quan niệm về kinh tế xã hội
cần phải được giải quyết.
• Những định kiến về giới, thái độ và
những giả thuyết phát sinh từ đó cần
phải được loại bỏ.
• Quan niệm về giới cần phải được
coi trọng trong các hoạt động của
chính phủ, địa phương và khu vực.
CEMR, 2006
“Phấn đấu đạt được mục tiêu này sẽ đưa chúng
ta tiến tới ổn định hơn, công bằng hơn
và an toàn hơn.”
-Ban Ki-Moon
Tổng Thư ký Liên hợp quốc
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
30
1.1.2.2 Những vấn đề chính của luật pháp thúc đẩy bình đẳng giới và phòng
chống bạo lực gia đình ở Việt Nam là gì?
Ngoài các cam kết toàn cầu và khu vực. để thúc
đẩy cân băng giới và bình đẳng giới, một số quốc
gia, trong đó có Việt Nam đã ban hành đầy đủ
các công cụ pháp lý của quốc gia để bảo vệ
quyền của phụ nữ và quy định trách nhiệm của
cả phụ nữ và nam giới. Kể từ khi bước sang
Thiên niên kỷ, luật pháp mới thúc đẩy bình đẳng
giới trong một số vùng khác nhau trên thế giới
bao gồm:
Luật Bình đẳng Giới của Việt Nam (GEL, 2006)
“quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”. Bộ
luật cũng quy định trách nhiệm của các tổ chức
nhà nước khác nhau, các cơ quan, tổ chức, gia
đình và cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng
giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội kinh tế và gia đình. Ví dụ, bộ luật quy
định trong các gia đình trên khắp Việt Nam,
Các công cụ pháp lý thúc đẩy bình đẳng giới
2002 Đan Mạch Luật Bình đẳng giới
2004 Albania Luật Bình đẳng giới trong xã hội
2004 Lào Luật Bảo vệ và phát triển phụ nữ
2006 Viet Nam Luật Bình đẳng giới
2006 Vương quốc Anh Luật Bình đẳng
2006 Đức Đạo luật về bình đẳng
2006 Scotland Nhiệm vụ bình đẳng giới
Các câu hỏi chia sẻ và thảo luận:
− Những cam kết quốc tế về bình đẳng giới có tác động vào giáo dục trong cộng đồng
và trường học của bạn không? Tại sao có hoặc tại sao không?
− Làm thế nào để những công cụ pháp lý này có thể được sử dụng nhiều hơn nữa trong
hệ thống trường học nhằm loại bỏ bất bình đẳng giới và thúc đẩy bình đẳng giới?
− Theo bạn, những quốc gia nào sẽ đạt được mục tiêu về giới trong giáo dục cho mọi
người vào năm 2015? Tại sao?
Thông tin cơ bản
• Càng ngày càng có nhiều quốc
gia trên thế giới sử dụng các công
cụ pháp lý cho việc nâng cao
bình đẳng giới.
• Luật pháp quốc gia giúp tăng
cường các thỏa thuận quốc tế.
• Luật bình đẳng giới của Việt
Nam (GEL - 2006) quy định cụ
thể nguyên tắc và trách nhiệm
của các đơn vị, cá nhân có liên
quan đến bình đẳng giới.
• Luật Phòng, Chống Bạo lực gia
đinh đã chỉ rõ về bạo lực gia đình
và đề ra các biện pháp cụ thể để
đề phòng và kiểm soát.
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
31
“Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách
nhiệm chia sẻ công việc gia đình” (Khoản 5,
Điều 18). Hơn nữa, bộ luật cũng kêu gọi các bậc
cha mẹ để “con trai, con gái được gia đình chăm
sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học
tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển”
(Khoản 4, Điều 18).
Điều 14 của bộ Luật đề ra thêm năm điều khoản
để thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục và đào
tạo. Những nguyên tắc này đảm bảo quyền bình
đẳng giữa nam và nữ trong cả giáo dục chính
quy và không chính quy. Trong đó, nguyên tắc
thứ 2 quy định rằng nam, nữ bình đẳng trong
việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. Luật
cũng quy định việc hỗ trợ cho các bà mẹ có con
nhỏ muốn tham gia các khóa học đào tạo, hội
thảo (Article 14.4). Trong các điều khoản về
bình đẳng giới, Luật định hướng quy định số
lượng nam nữ ngang nhau ở tất cả các cấp, bậc
học, và hỗ trợ lao động nữ ở khu vực nông thôn
được học nghề.
Luật quy định về quyền nhất định của phụ nữ,
chẳng hạn như quyền được giáo dục và quyền bỏ
phiếu, có tác động trước mắt và lâu dài. Trong
khi có sự tác động phức tạp của đời sống xã hội
và kinh tế, các công cụ pháp lý của quốc gia để
thúc đẩy bình đẳng giới vẫn chưa có ảnh hưởng
một cách toàn diện, nghiên cứu sơ bộ cho thấy
rằng "các chính sách như vậy có thể có ảnh
hưởng nếu nó được áp dụng đồng bộ trong một
thời gian dài”. 7
7 Theo Dolado, 2007.
Các nguyên tắc cơ bản về bình
đẳng giới:
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực
của đời xã hội và gia đình.
2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về
giới.
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
không bị coi là phán biệt đối xử về
giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ
không bị coi là phân biệt, đối xử về
giới.
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng
giới trong xây dựng và thực thi pháp
luật.
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia
đình, cá nhân. (GEL, Art. 6)
Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo:
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học,
đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa
chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận
và hưởng thụ các chính sách về giáo
dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ.
4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi
tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo
con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được
hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao
gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học
tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được
hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp
luật.
(GEL, Điều 14)
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
32
Bên cạnh Luật bình đẳng giới, Việt Nam cũng
ban hành luật riêng về bạo lực gia đình. Luật
Phòng, Chống Bạo lựa gia đinh (2007), định
nghĩa bạo lực gia đình là “Bạo lực gia đình là
hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh
thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia
đình” (Khoản 2, Điều 1).
Như đã đề cập ở mục 1.1.3 bạo lực trên cơ sở
giới, Luật Phòng, Chống Bạo lựa gia đinh không
chỉ nghiêm cấm các hành vi bạo lực chống lại
các thành viên gia đình mà còn nghiêm cấm các
hành vi gây đau khổ tâm lý như xúc phạm, xúc
phạm niềm tự hào của một người, danh dự và
nhân phẩm (Điểm c, Khoản 1, Điều 2).
Để ngăn chặn và kiểm soát bạo lực gia đình,
Luật chú trọng công tác “tuyên truyền, giáo dục
về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền
thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam” (Khoản 1, Điều 3). Theo đó,
công tác phòng chống bạo lực trong gia đình
được kêu gọi lồng ghép vào giảng dạy trong các
cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
cũng như vào cộng đồng thông qua hoạt động
văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các
loại hình văn hoá quần chúng khác (Khoản 3 và
4, Điều 11).
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, nhà trường và các cơ sở
giáo dục khác thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân (DVL, Article 39)
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm
chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng,
chống bạo lực gia đình vào các chương
trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu
cầu của từng ngành học, cấp học.
2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có trách
nhiệm thực hiện chương trình giáo dục
lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực
gia đình.
“Ở Việt Nam, một nghiên cứu quốc gia
của gia đình tiến hành trong năm 2006 cho
thấy 21,2% các cặp vợ chồng kết hôn đã
trải qua ít nhất một hình thức bạo lực gia
đình, bao gồm cả bạo hành bằng lời nói,
tình cảm, thể chất hay tình dục.”
UN Vietnam, GBV Fact Sheet
Các câu hỏi chia sẻ và thảo luận:
− Tại sao điều quan trọng đối với nhiều nước là xây dựng công cụ pháp lý cùng với các
cam kết quốc tế để thúc đẩy bình đẳng giới?
− Làm thế nào để Luật bình đẳng giới và Luật Phòng, Chống Bạo lựa gia đinh có tác động
tới trường học và cộng đồng của bạn?
− Những gì có thể thực hiện để đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử về giới và ngăn
chặn bạo lực giới ở Việt Nam và quốc tế?
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
33
1.1.3 Bình đẳng giới ở Việt Nam và trên thế giới
Các vấn đề chính
Các khái niệm chính
1.1.3.1 Những vấn đề tồn tại trên thế giới?
1.1.3.2 Những vấn đề cần tiếp tục được giải quyết ở Việt
Nam?
• đạt được tỷ lệ
• chương trình giảng dạy
• kính trần
• ẩn chương trình giảng dạy
• đại diện
• tình trạng
• quyền bầu cử
• bỏ phiếu
• nơi làm việc
1.1.3.1 Những vấn đề tồn tại trên thế giới
Trên thế giới, các phong trào giải phóng phụ nữ
bắt đầu gần đây. Quyền xã hội, kinh tế và chính
trị của phụ nữ đã được dần dần khẳng định và
giành được hơn 150 năm qua. Là một trong số
các nước đầu tiên trong khu vực tương ứng để
cấp phụ nữ quyền bầu cử và nắm giữ chức vụ đã
được New Zealand (1893), Australia (1902),
Phần Lan (1906), Bỉ (1919), Hoa Kỳ (1920),
Miến Điện (1922 ), và Bolivia (1938), phụ nữ
Việt Nam đã chính thức được cấp quyền bầu cử
vào năm 1946.
Tuy nhiên, ngay cả ở các nước phương Tây, một
số quyền, đặc biệt là quyền bầu cử và chạy cho
các văn phòng công cộng, chỉ được thừa nhận
trong vòng vài thập kỷ qua. Ví dụ, phụ nữ ở
Thụy Sĩ chỉ bắt đầu giành được quyền bầu cử ở
cấp liên bang năm 1971. Tiến bộ về bình đẳng
giới tại nơi làm việc, đặc biệt là dưới hình thức
các cơ hội bình đẳng để tiến tới vị trí giám sát và
quản lý, cũng đã được tương đối chậm.
Mặc dù có nhiều lợi ích về tình trạng của phụ nữ
trên 150 năm qua, vẫn còn nhiều vấn đề về giới
được giải quyết và giải quyết. Trong giáo dục,
chúng có thể được tóm tắt như sau:
Thông tin cơ bản
• Phong trào quốc tế vì bình
đẳng giới bắt đầu tương đối
gần đây.
• Quyền bầu cử và vận hành
các văn phòng công cộng
được xem như là một thành
tựu lớn.
• Mặc dù đã có lợi ích quan
trọng về phía bình đẳng
giới, có trở ngại vẫn còn
nhiều đến nó trong các lĩnh
vực khác nhau của đời sống
tư nhân, nghề nghiệp và
công cộng
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
34
⇒ Ở nhiều nước, tiếp cận giáo dục chất lượng
(đặc biệt là lên cấp học cao) vẫn không được
dành cho tất cả các cô gái trong độ tuổi đi học.
⇒ Ở các nước có sự chênh lệch lớn về giới
trong giáo dục, các cô gái thường có nhiều khả
năng bỏ học hơn các em trai, và họ thường có tỷ
lệ đạt được thành tích thấp hơn8. Tuy nhiên,
trong một số bộ phận của thế giới (ví dụ, ở nhiều
nước châu Âu và châu Mỹ La tinh9, ngược lại
⇒ Giáo trình và sách giáo khoa vẫn còn thống
trị bởi một quan điểm nam giới, và có rất ít
không gian và/hoặc hình bóng của nữ giới.
những thành kiến tiêu cực về phụ nữ (phụ nữ tức
là 'không giỏi kỹ thuật', họ quá đa cảm, họ không
phải là nhà lãnh đạo tốt) là khá phổ biến mặc dù
không phải luôn luôn cố ý, những định kiến
thường phản ánh phân định giới một cách truyền
thống, không linh hoạt ngầm ẩn trong chương
trình giảng dạy
⇒ Chỉ đôi khi có thay đổi kiểu bề ngoài hoặc
rõ ràng trong giáo trình và sách giáo khoa bằng
cách tập trung khía cạnh kiểu hời hợt hoặ chút ít
liên quan của bình đẳng giới, ví dụ như “số
lượng đại diện theo hạn ngạch” của phụ nữ trong
các lĩnh vực khác nhau. Thay đổi như vậy cũng
bao gồm những đóng góp đặc biệt của phụ nữ
với các lĩnh vực khác nhau (trường hợp lãnh đạo
của phụ nữ, chẳng hạn). Được trình bày như là
trường hợp ngoại lệ, trường hợp như vậy có thể
nhỏ tưǹg giọt trong tâm trí của học sinh ý tưởng
rằng phụ nữ lãnh đạo không thể hiện các chỉ
tiêu).
8 Tuy nhiên trẻ em gái luôn thực hiện tốt hơn các em
trai trong các cuộc sát hạch ngôn ngữ và kỹ năng đọc.
9 Chẳng hạn như ở Urugoay năm 2005 số em gái
được tuyển vào trường trung học nhiều hơn số em
trai với tỷ lệ 10:8.
Nhà phi hành vũ trụ Naoko Yamazaki, Nhật
Bản (NASA/Reuters)
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
- Người Việt Nam nói
“Tuy nhiên tính - trong dòng văn bản,
tỷ lệ của các nhân vật được đặt tên, đề
cập đến trong tiêu đề, trích dẫn trong
các chỉ mục - em gái và phụ nữ đang
được đại diện trong sách giáo khoa,
giáo trình. Tại Ấn Độ, hơn một nửa
các hình minh họa trong các trường
tiểu học trung bình tiếng Anh, Tiếng
Hin-ddi, toán học, khoa học và sách
giáo khoa xã hội học chỉ miêu tả nam
giới, và chỉ 6% cho thấy chỉ cần con
cái. Trong sách giáo khoa Trung Quốc
trước tiểu học và tiểu học, con đực
disproportionally đại diện, và con cái
chỉ xuất hiện thường xuyên trong các
tài liệu đọc sách cho trẻ em còn rất
trẻ.”
Theo Báo cáo giám sát toàn cầu, EFA 2008,
trang. 88
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
35
Mục tiêu của Phong trào Phụ nữ
Việt Nam 2007-2012
• Để nâng cao toàn diện năng lực và
kiến thức và nâng cao đời sống vật
chất tinh thần của phụ nữ;
• Để giúp phụ nữ Việt Nam được
yêu nước, có kiến thức, khỏe
mạnh, khéo léo, năng động, sáng
tạo, văn hóa và tốt bụng;
• Để xây dựng và phát triển mạnh
mẽ về tổ chức Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam (VWU) có thể đóng
một vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của phụ nữ
1.1.3.2 Những vấn đề cần tiếp tục được giải quyết ở Việt Nam là gì?
Ở Việt Nam, tiếp cận bình đẳng trong giáo dục
(gồm cả trung học và đại học) đã được quan tâm,
tuy nhiên, tỷ lệ hoàn thành các cấp trình độ học
vấn chưa thực sự cân đối giưa các nhóm đối
tượng. Nhóm trẻ em gái, nhóm trẻ em ở các vùng
nông thôn và nhóm trẻ em dân tộc thiểu số
thường có tỷ lệ thấp hơn.
Để thúc đẩy tiến bộ về bình đẳng giới trong giáo
dục, có nhiều vấn đề cần được Việt Nam tiếp tục
giải quyết, ví dụ như10:
⇒ Các quan điểm truyền thống phổ biến như
phụ nữ kém hơn so với nam giới, từ đó phải hoàn
toàn tuân theo đàn ông (cũng như người cao
tuổi), phụ nữ phải giữ những vai trò truyền thống
trong gia đình và xã hội;
⇒ Cần khuyến khích việc thúc đẩy phụ nữ
vào vị trí lãnh đạo trong mọi lĩnh vực của đời
sống công cộng và nghề nghiệp;
⇒ Cần làm cho minh bạch hơn và phổ biến
hiệu quả hơn đóng góp của phụ nữ với phát triển
cộng đồng và xã hội, bao gồm cả trong các lĩnh
vực phi truyền thống, chẳng hạn như khoa học,
công nghệ, văn hóa, giáo dục, chính trị, thể thao
và các phương tiện truyền thong;
⇒ Cần chống lại bạo lực gia đình, phân biệt
đối xử, cách ly và bóc lột phụ nữ dưới mọi hình
thức;
⇒ Cần kết thúc việc lựa chọn giới tính của trẻ
để giải quyết vấn đề mất cân bằng tỷ lệ giới tính
của Việt Nam.
10 Như trên.
Các câu hỏi chia sẻ và thảo luận:
− Theo ý kiến của bạn, những những thành tựu quan trọng nhất của phong trào phụ nữ
quốc tế và ở Việt Nam đã đạt được là gì?
− Những vấn đề cấp bách nhất cần giải quyết trong trường học và cộng đồng của bạn là
gì?
− Bạn nghĩ rằng làm thế nào để cuộc sống có thể thay đổi cho thế hệ tiếp theo tại Việt
Nam như là kết quả của các chương trình giáo dục hiện hành và các sáng kiến thúc đẩy
bình đẳng giới?
Thông tin cơ bản
• Nhìn chung cân bằng giới trong giáo dục
đã đạt được, nhưng sự mất cân bằng vẫn
tồn tại một số khu vực.
• Việt Nam đã và đang thực hiện vai trò
dẫn đầu trong việc thúc đẩy tình trạng
của phụ nữ.
• Các vấn đề còn tồn tại, nhất là những
vấn đề có liên quan đến thiên vị giới
tính, phân biệt đối xử về giới, và bạo lực
giới đang được tích cực giải quyết.
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
36
1.2. Giới thiệu các hoạt động tập huấn
Giới và giới tính
Hoạt động 1.2.1: Giới và giới tính
30 phút (15’ làm việc nhóm + 15’ chia sẻ/ thảo luận)
Các mục tiêu học
tập
Học viên sẽ có thể:
- Phân biệt các đặc điểm của con người có liên quan đến giới, giới tính
hoặc cả hai;
- Cơ sở của các nội dung được đưa ra trong thảo luận nhóm với sự giải
thích rõ ràng;
- Hiểu được một số đặc tính của con người có thể liên quan đến cả giới và
giới tính, qua đó cho thấy sự phân biệt giữa giới và giới tính không phải
là đơn giản và không nên được đối xử một cách đơn giản
Phân tích Hoạt động này được dựa trên phân tích của một số báo cáo tham khảo các
đặc tính con người. Trong một số trường hợp, đặc tính như vậy phản ánh
đặc điểm sinh học của các bé trai / đàn ông và bé gái / phụ nữ. Ngoài ra có
một điểm thứ ba của báo cáo (ví dụ: “Các em gái thường biết quan tâm
chăm sóc cho người khác” cho thấy giới và giới tính không phải dễ dàng
tách bạch được. Với tuyên bố như nghiên cứu não hiện đại và nghiên cứu
tâm lý về việc thực hiện đánh giá đạo đức của phụ nữ, Kohlberg và
Gilligan11 nhận thấy phụ nữ dường có xu hướng tự nhiên là quan tâm chăm
sóc cho người khác, điều mà Gilligan nhận thấy là “đạo đức là sự quan
tâm, chăm sóc” trái ngược với “nam tính” “đạo đức là trách nhiệm, bổn
phận”.
11 Theo Kohlberg, 1983..
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
37
Giới và giới tính
Hoạt động 1.2.1: Giới và giới tính
30 phút (15’ làm việc nhóm + 15’ chia sẻ/ thảo luận)
Hướng dẫn học
viên
Làm việc theo từng nhóm nhỏ và thảo luận những tình huống dưới đây.
Theo bạn, những đặc điểm nào liên quan tới “Giới”, “Giới tính” và cả hai,
tại sao?
Tình huống/ quan điểm Giới? Giới tính Cả giới và
giới tính?
Nam giới có khả năng bị mù màu cao gấp 16
lần so với phụ nữ.
Các em gái thường biết quan tâm chăm sóc
cho người khác.
Có ít phụ nữ là chính trị gia hơn là nam giới
Các em gái thường dạy thì sớm hơn em trai.
Các em gái thường hay xấu hổ
Phụ nữ/ các em gái thường không được lựa
chọn cho các vị trí ãnh đạo.
Các em gái chơi với búp bê còn các em trai
thích chơi ô tô.
Các em gái thích đọc, các em trai chơi đá
bóng.
Đồ dùng cần thiết - Phô tô bảng trên cho cá nhân hoặc nhóm
- Để trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm có thể sử dụng flip chart hoặc
làm bài trình diễn trên máy tính.
Những gợi ý dành
cho báo cáo viên
- Giới thiệu các bài tập và cung cấp thông tin cơ bản phù hợp bằng cách
định nghĩa "giới"và "giới tính"dựa trên các ví dụ
- Đề cập những vấn đề tranh luận cần chú ý đến điều gì là "tự nhiên" và
điều gì là “văn hóa” hay “dạy dỗ". Ví dụ, hiện nay nghiên cứu về động
vật linh trưởng cho thấy rằng đàn ông thích đồ chơi kỹ thuật, trong khi
phụ nữ thích búp bê, điều đó nhấn mạnh câu hỏi về nguồn gốc của một
số khác biệt về giới tức là cho dù họ là cho dù hoàn cảnh văn hóa & xã
hội thế nào vẫn có sự kết hợp các đặc điểm tự nhiên / sinh học.
- Lựa chọn một quan điểm ở bảng trên và dùng nó như một ví dụ (ví dụ:
“Có ít phụ nữ là chính trị gia hơn là nam giới” là quan điểm đúng với cả
Việt Nam và quốc tế, tuy nhiên nó liên quan đến giới, không liên quan
tới giới tính, vì không có đặc tính sinh học có thể ngăn ngừa phụ nữ trở
thành một nhà lãnh đạo chính trị.
- Đảm bảo rằng các học viên hiểu được nhiệm vụ và đúngthời gian.
- Đảm bảo rằng những vấn đề chưa rõ ràng sẽ được thảo luận và làm rõ.
- Đảm bảo rằng các nhóm đều được thành lập và các học viên biết làm thế
nào để chia sẻ công việc trong việc chuẩn bị đóng góp của nhóm.
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
38
Giới và giới tính
Hoạt động 1.2.1: Giới và giới tính
30 phút (15’ làm việc nhóm + 15’ chia sẻ/ thảo luận)
Đánh giá
So sánh nội dung trả lời của nhóm với các thành viên của các nhóm khác.
Có phải bạn đưa ra các câu trả lời giống nhau không? Điều gì có thể học từ
bài tập này? Ví dụ, trong trường hợp một số đặc điểm về giới tính và giới
tính có thể được đan xen, tuy nhiên đó là sự thảo luận và / hoặc thể tranh
cãi đối với các mối quan hệ phức tạp giữa tự nhiên, văn hóa và dạy dỗ.
Giới và giới tính
Hoạt động 1.2. 2: Sự mong đợi ở trẻ em trai và trẻ em gái
40 phút (20’ làm việc nhóm + 20’ thảo luận/ chia sẻ)
Các mục tiêu học tập Dựa trên hoạt động này, học viên có thể:
- Chia sẻ kinh nghiệm của họ đối với những kỳ vọng cho trẻ em trai và
trẻ em gái trong trường học và cộng đồng;
- Xác định những trường hợp định kiến và phân biệt đối xử về giới
được liên kết với kỳ vọng như vậy;
- Nhấn mạnh những thay đổi đã xảy ra gần đây đối với các kỳ vọng
liên quan đến giới;
- Nhận biết các tình huống của những định kiến và phân biệt đối xử về
giới cần quan tâm và xác định khả năng hành động cá nhân và tập để
giải quyết vấn đề / loại bỏ chúng.
Phân tích Những định kiến về giới, bất bình đẳng và phân biệt đối xử là thường có
liên quan tới sự mong đợi truyền thống đối với trẻ em trai và trẻ em gái,
chẳng hạn như trẻ em gái chủ yếu là chuẩn bị để trở thành bà mẹ và vợ,
trong khi trẻ em trai chuẩn bị cho đời sống công chúng và nghề nghiệp.
Ở trường, giáo viên thường có những mong đợi thấp hơn với một bé trai
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
39
Giới và giới tính
Hoạt động 1.2. 2: Sự mong đợi ở trẻ em trai và trẻ em gái
40 phút (20’ làm việc nhóm + 20’ thảo luận/ chia sẻ)
hay gái, vì họ coi chúng không quan tâm trong việc thực các công việc
nào đó cũng như có thể hoàn thành chúng. Ví dụ, giáo viên có thể cho là
trẻ em gái không quan tâm đến môn Toán, trong khi trẻ em trai không
quan tâm đến gia đình, chẳng hạn như việc nhà và nấu ăn, hoặc trong
nghệ thuật
Những kỳ vọng trên cơ sở giới được liên kết với các nền văn hóa và
truyền thống của các cộng đồng khác nhau. Ở Việt Nam cũng như nhiều
quốc gia khác, phụ nữ và trẻ em gái thực sự cảm thấy tự hào và hạnh
phúc chăm sóc gia đình, điều đó được xem như là nhiệm vụ truyền
thống của họ. Bình đẳng giới không có nghĩa là để đảo ngược tất cả
phong tục và truyền thống, nhưng để hiểu và chấp nhận rằng vai trò giới
tính có thể được thay đổi và rằng họ không bị định trước bởi tự nhiên.
Kỳ vọng đối với trẻ em trai và nam giới có thể là chăm sóc gia đình và
con cái, trong khi kỳ vọng đối với trẻ em gái và phụ nữ có thể là làm
những nghề mà trước đây đã được cho là chỉ dành cho "phái nam".
Những kỳ vọng liên quan đến giới khác trở thành một vấn đề khó nếu có
xu hướng luôn luôn gắn trẻ em gái/ phụ nữ và trẻ em trai/ nam giới với
những hoạt động cụ thể/hoàn cảnh cụ thể, như thể đó là định trước và
không thể tránh khỏi.
Hướng dẫn học viên Làm việc theo từng nhóm nhỏ và thảo luận những câu hỏi trong bảng
dưới đây. Hoàn thành ba cột với các ví dụ thích hợp (mỗi cột ít nhất 2 ví
dụ), dựa trên kết quả thảo luận nhóm chia sẻ với các nhóm khác những
trường hợp nghiên cứu điển hình có liên quan.
Trong cộng đồng/trường
học của bạn, các em trai
được mong đợi những
gì?
Trong cộng
đồng/trường học
của bạn, các em
gái được mong đợi
những gì?
Trong cộng đồng/trường học
của bạn, những gì đã được
thay đổi trong những năm
gần đây về những gì được
mong đợi ở các em trai và
em gái?
Đồ dùng cần thiết - Phô tô bảng trên cho cá nhân hoặc tập thể
- Để trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm có thể sử dụng flip chart
hoặc làm bài trình diễn trên máy tính
Những gợi ý dành
cho báo cáo viên
- Giới thiệu các hoạt động bằng việc thảo luận các vấn đề kỳ vọng trên
cơ sở giới như là đưa ra những vấn đề liên quan về định kiến giới, bất
bình đẳng và phân biệt đối xử. Ví dụ phải dễ hiểu, chẳng hạn như trẻ
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
40
Giới và giới tính
Hoạt động 1.2. 2: Sự mong đợi ở trẻ em trai và trẻ em gái
40 phút (20’ làm việc nhóm + 20’ thảo luận/ chia sẻ)
em gái dự kiến sẽ được khá quan tâm đến ngôn ngữ hơn trong khoa
học hoặc trẻ em trai được dự kiến sẽ được quan tâm trong bóng đá, và
không có trong khiêu vũ
- Chú ý một số mong đợi đặc biệt trên cơ sở giới (như trẻ em gái và
phụ nữ phải chăm sóc gia đình) là nguồn gốc của văn hóa và truyền
thống. Bình đẳng giới không có nghĩa là truyền thống như vậy phải bị
hủy bỏ, nhưng là phụ nữ, không nên chỉ được gắn với vai trò chăm
sóc gia đình.
- Giải thích là bình đẳng giới đòi hỏi là vai trò của giới có thể hoán đổi,
nghĩa là đàn ông hay con trai có thể chăm sóc gia đình hoặc/và làm
việc nhà.
- Đưa ra các ví dụ ở Việt Nam và những đất nước mà có sự thay đổi
liên quan đến vai trò của giới mà có những ảnh hưởng tích cực đến
sức khỏe thể chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng (chẳng hạn,
phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học
hoặc là lãnh đạo trong kinh tế hoặc chính trị, đàn ông ngày càng tăng
việc chăm sóc và nuôi dạy con cái)
- Đảm bảo là người học hiểu về nhiệm vụ và đúng giờ
- Đảm bảo là những vấn đề còn tranh cãi và chưa rõ cần được thảo luận
và xác định rõ ràng
- Đảm bảo là việc chia nhóm đảm bảo cấu trúc và người học biết làm
thế nào để chia sẻ công việc để cùng nhau chuẩn bị những công việc
của nhóm phải thực hiện, cùng đóng góp cho nhóm mình.
Đánh giá
So sánh phản hồi từ nhóm của mình với nhóm khác. Các nhóm
có cùng câu trả lời không? Những vấn đề nào được các nhóm nêu ra
trong câu trả lời? Học được gì từ hoạt động này? (chẳng hạn, những kì
vọng khác nhau có liên quan đến vai trò của giới có thể phụ thuộc vào
truyền thống, văn hóa, như truyền thống gia đình. Tuy nhiên, từ quan
điểm về bình đẳng giới, trong khi tôn trọng những giá trị văn hóa, phong
tục truyền thống địa phương, cũng quan trọng nhận ra những đặc tính
hoán đổi của vai trò giới và thực tế là vai trò của giới đã có những thay
đổi theo thời gian).- CC-
- -
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
41
Đồng đẳng giới và bình đẳng giới
Hoạt động 1.2.3: Cân bằng giới và bình đẳng giới
40 phút (20’ làm việc nhóm + 20’ thảo luận/ chia sẻ)
Các mục tiêu học tập Dựa vào hoạt động này, người học có thể:
- Phân biệt chính xác giữa cân bằng giới và bình đẳng giới
- Giải thích tại sao cân bằng giới là bước cần thiết cho việc hướng đến
bình đẳng giới;
- Tiếp cận các tình huống khác nhau một cách đúng đắn từ quan điểm
cân bằng giới;
- Hình dung về những giải pháp để nâng cao cân bằng giới và bình
đẳng giới trong những tình huống khác nhau được đặc trưng bởi sự
mất cân bằng về giới.
Phân tích Hoạt động này sẽ cho người học thấy được tầm quan trọng của việc
đánh giá đúng tình huống từ quan điểm về giới. Trong khi cân bằng giới
là sự ngang bằng về số lượng giữa nam và nữ, bình đẳng giới nhấn
mạnh nhiều đến sự ngang bằng về vị thế, vai trò, quyền, trách nhiệm và
cơ hội giữ nam và nữ. Nếu cân bằng giới không giống như bình đẳng
giới, nhưng mặc dù vậy nó cũng là một điều kiện tiên quyết quan trọng
cho bình đẳng giới. Sự thiếu hụt về cân bằng giới dẫn đến sự mất cân
bằng về giới về những điều bất lợi giữa nam giới/con trai hoặc nữ
giới/con gái. Để nâng cao bình đẳng giới, vì thế quan trọng là luôn đánh
giá, trong nhiều hoạt động và tình huống ở những hoàn cảnh khác nhau,
cân bằng giới nên được nhìn nhận trước tiên. Nếu một cuộc họp mà có 7
nam và chỉ có 1 nữ là không có sự cân bằng giới. Ngược lại, nếu chủ
yếu là phụ nữ và chỉ có 1-2 nam giới đó là mất cân bằng về giới thiên về
phụ nữ. Đôi khi, vì những lí do khác nhau, rất khó để đảm bảo cân bằng
giới trong mọi tình huống. Tuy nhiên, được bình đẳng tham gia và xuất
hiện giữa nam và nữ nên là nguyên tắc chỉ đạo của các hoạt động của
con người trong hoạt động gia đình cũng như trong công việc và đời
sống hằng ngày. Ví dụ, khi tổ chức một buổi họp, ban tổ chức nên quan
tâm để chọn người học ngang bằng về số lượng giữa nam và nữ. Để mở
rộng sự tham gia của phụ nữ trong chuyên môn mà truyền thống thì xem
xét coi đó là việc của đàn ông như chính trị hoặc lãnh đạo kinh tế, ở một
số nước đã có một hệ thống “quota” ấn định là có ít nhất 40% thành
viên quốc hội là phụ nữ. Mặc dù có những tác động tích cực, hệ thống
“quota” này cũng còn nhiều tranh cãi cho việc nâng cao vai trò lãnh đạo
của phụ nữ nên dựa vào sự tranh đua chuyên môn chứ không phải dựa
vào giới tính của họ. Trong số những khía cạnh tích cực của hệ thống
quota này, thực tế là trong nhiều trường hợp, sự thể hiện của nam giới
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
42
Đồng đẳng giới và bình đẳng giới
Hoạt động 1.2.3: Cân bằng giới và bình đẳng giới
40 phút (20’ làm việc nhóm + 20’ thảo luận/ chia sẻ)
vẫn được ưu thế hơn nữ giới, điều này nên tránh bởi nó ảnh hưởng đến
sự tự tin của chính phụ nữ cũng như tình trạng bình đẳng giới ở cấp độ
xã hội rộng rãi hơn.
Hướng dẫn học viên Chia nhóm hai người cùng thảo luận và quyết định những tình huống
sau biểu hiện sự cân bằng giới; bình đẳng giới; cả cân bằng và mất cân
bằng giới; không biểu hiện cân bằng giới cũng không biểu hiện bình
đẳng giới:
Các tình huống Cân
bằng
giới
Tại
sao?
Mất
cân
bằng
giới
Tại
sao?
Cả cân
bằng giới
và mất
cân bằng
giới
Tại sao?
Không biểu hiện
sự cân bằng
giới, cũng không
biểu hiện bình
đẳng giới
Tại sao?
Các nhân viên trong trường có sự
đồng đều về số lượng nam và nữ.
Tuy nhiên, chỉ nam giới mới là
một phần của ban lãnh đạo của
nhà trường.
Cả em trai và em gái tham gia
giáo dục cơ bản với tỷ lệ hơn
95%, nhưng tỷ lệ bỏ học của các
em gái cao gấp đôi so với các em
trai.
Cả em trai và em gái đều được
hiện diện trong hội đồng học
sinh, nhưng phần lớn chỉ các em
trai được họn vị trí lãnh đạo và
là người phát ngôn.
Cả em trai và em gái đều được
hiện diện trong hội đồng học
sinh, và cả hai cùng có những vai
trò như nhau trong việc dẫn dắt
những hội đồng này.
Đàn ông và phụ nữ đều có thể có
trình độ đào tạo sau đại học sau,
nhưng đàn ông không được chấp
nhận một số ngành nghề như nhà
trẻ/ mẫu giáo
Ở trường đại học, có sự cân bằng
giữa sinh viên nam và nữ trong
các môn khoa học, nhưng phần
lớn số nữ sinh viên tốt nghiệp và
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
43
Đồng đẳng giới và bình đẳng giới
Hoạt động 1.2.3: Cân bằng giới và bình đẳng giới
40 phút (20’ làm việc nhóm + 20’ thảo luận/ chia sẻ)
làm việc trong ngành giáo dục cơ
bản (tiểu học và trung học cơ sở)
trong khi phần lớn nam giới tốt
nghiệp và làm việc ở trường trung
học và đại học.
Những ví dụ khác?
Đồ dùng cần thiết - Bản photo các bảng trên
- Để trình bày kết quả, các nhóm có thể sử dụng bảng biểu hoặc màn
hình máy tính để trình chiếu
Những gợi ý dành
cho báo cáo viên
- Giới thiệu hoạt động bằng cách thảo luận sự khác nhau và mối liên
quan giữa cân bằng giới và bình đẳng giới. Bởi vì đây là một vấn đề
khó nên chọn ví dụ thích hợp để minh họa sự khác nhau giữa cân
bằng giới và bình đẳng giới cũng như thực tế là cân bằng giới là điều
kiện cơ bản cần thiết cho bình đẳng giới. Ví dụ, cân bằng giới là khi
trong một nhóm, số lượng học viên nam và nữ là ngang nhau. Tuy
nhiên, đó không có nghĩa có bình đẳng giới. Ví dụ, nếu học viên nam
và nữ được đối xử khác nhau và luôn được giao nhiệm vụ cụ thể liên
quan đến giới của mình, trong khi có cân bằng giới nhưng rõ ràng là
không có bình đẳng giới ở nhóm này.
- Cố gắng xác định sự khó khăn mà học viên gặp phải trong việc hiểu
cân bằng giới và bình đẳng giới. Giải thích lại bằng cách hỏi lại học
viên để giúp họ có những ví dụ phù hợp
- Đảm bảo là các học viên hiểu được nhiệm vụ và làm việc đúng giờ
- Cuối hoạt động này, hỏi học viên để đưa ra những gợi ý liên quan đến
hoạt động nên thực hiện để quan sát được cân bằng giới và bình đẳng
giới trong mỗi tình huống nếu có sự bất cân bằng hoặc bất bình đẳng
giới được nhận ra.
Đánh giá
So sánh phản hồi giữa nhóm đôi khác nhau. Có cùng câu trả lời
không? Nếu không, tại sao khó phân biệt giữa cân bằng giới với bình
đẳng giới? Học được gì từ hoạt động này? (ví dụ, có tình huống mà cân
bằng giới thì có nhưng lại không có bình đẳng giới hoặc sự mất cân
bằng giới tính thường thiên về việc quan tâm đến phụ nữ nhưng cũng có
thể xảy ra ở cả nam giới).
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
44
Cân bằng giới và bình đẳng giới
Hoạt động 1.2.4: Bình đẳng giới: Những gì cần đạt được?
50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/chia sẻ)
Các mục tiêu
học tập
Dựa vào hoạt động này, người học có thể:
- Thảo luận về những gì cần đạt được ở nhà trường/ cộng đồng từ đó có thể có
bình đẳng giới;
- Sử dụng vẽ và những cách khác để thể hiện ý tưởng của mình;
- Thử đặt mình vào vai những người khác để xem xét xem nữ và nam cần phải
đạt được gì ở trong trường học/ cộng đồng của mình để đảm bảo có sự bình
đẳng giới.
Phân tích Hoạt động này cho phép các học viên sử dụng các cách khác nhau để thể hiện,
bao gồm cả vẽ và viết, để minh họa cho những gì mà con trai, con gái có thể
muốn đạt được về bình đẳng giới. Học viên là người lớn phải đặt mình vào
cương vị của các cô bé/ cậu bé để cố gắng hiểu về tình huống của mình. Cùng
lúc đó, học viên nữ nên cố gắng đóng vai là các cậu bé, học viên nam đóng vai là
các cô bé. Hoạt động này, tập trung vào khả năng của con người thông cảm với
người khác và thể hiện mình bằng những cách khác nhau, nó hữu ích để tạo ra
một bầu không khí làm việc ấm cúng và vui vẻ. Học viên có thể lựa chọn việc
thể hiện mình bằng các bài thơ, bài hát, bức vẽ, chuyện phiếm Quan trọng là
mỗi nhóm sử dụng các chỉ số dưới đây để hỗ trợ việc phát triển cách minh họa
của nhóm mình về bình đẳng giới, bởi vì nó được rút ra từ cách nhìn của con
trai/con gái trong trường và/hoặc cộng đồng.
Hướng dẫn học
viên
Làm việc theo nhóm nhỏ. Sử dụng bức tranh dưới đây về cô bé và cậu bé để
viết/vẽ xung quanh chúng những biểu tượng/ từ ngữ/ câu ngắn/ bài thơ/ thành
ngữ/ lời hát mô tả những gì con trai và con gái nghĩ về những gì cần đạt được
ở trường/hoặc ở cộng đồng về bình đẳng giới.
Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm
45
Cân bằng giới và bình đẳng giới
Hoạt động 1.2.4: Bình đẳng giới: Những gì cần đạt được?
50 phút (25’ làm việc nhóm + 25’ thảo luận/chia sẻ)
Chia sẻ những sản phẩm của nhóm mình, trưng bày và xem rồi nhận xét sản
phẩm của nhóm khác.
Đồ dùng cần
thiết
- Photo bức tranh trên
- Để trình bày kết quả, mỗi nhóm nên có khả năng trình bày lên bảng.
- Chia sẻ kết quả có thể được tổ chức dựa vào phương pháp “triển lãm”. Mỗi
nhóm sẽ chọn 1 chỗ để trưng bày sản phẩm vẽ của mình và sẽ cử một hoặc hai
người để giải thích công việc và phản hồi những câu hỏi và nhậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vietnamese_0649.pdf