Tài liệu Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ: CÁC KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Website:
SỐ - THÁNG 4/2019
5
MUÏC LUÏC
CONTENTS
ISSN: 0866-7756 số 5 - Tháng 4/2019
LUẬT
TRẦN TRÍ DŨNG
Bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử của tòa án nhân dân theo tinh thần hiến pháp năm 2013
Protecting justice through the trial of the People's Court under the spirit of 2013 Constitution of Vietnam...............8
TÀO THỊ QUYÊN - LƯƠNG TUẤN NGHĨA
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam
The state management in managing and controlling e-commerce activities in Vietnam........................................15
NGUYỄN THỊ PHI YẾN
Bất cập về thời điểm được giao dịch về quyền sử dụng đất và một số kiến nghị
Inadequacies related to the timing of land use rights transfer and some proposals..............................................22
TRẦN DIỆU LOAN
Thực thi chế định kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: 7 năm...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
Website:
SỐ - THÁNG 4/2019
5
MUÏC LUÏC
CONTENTS
ISSN: 0866-7756 số 5 - Tháng 4/2019
LUẬT
TRẦN TRÍ DŨNG
Bảo vệ công lý qua hoạt động xét xử của tòa án nhân dân theo tinh thần hiến pháp năm 2013
Protecting justice through the trial of the People's Court under the spirit of 2013 Constitution of Vietnam...............8
TÀO THỊ QUYÊN - LƯƠNG TUẤN NGHĨA
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam
The state management in managing and controlling e-commerce activities in Vietnam........................................15
NGUYỄN THỊ PHI YẾN
Bất cập về thời điểm được giao dịch về quyền sử dụng đất và một số kiến nghị
Inadequacies related to the timing of land use rights transfer and some proposals..............................................22
TRẦN DIỆU LOAN
Thực thi chế định kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: 7 năm nhìn lại
Reviewing 07 years implementation of regulations on standard form contracts and general transaction
conditions in Vietnam law on protection of consumer rights...............................................................................26
KINH TẾ
NGUYỄN HỮU TIỆP
Lý thuyết phát triển công nghiệp tại các vùng lãnh thổ và những nội dung cần vận dụng trong
phát triển công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam
Theories of industrial development in territories and necessary contents for developing industries
in key economic regions of Vietnam.................................................................................................................32
TÔ HIẾN THÀ - NGUYỄN HỮU TIỆP
Phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: thực trạng và giải pháp
Industrial development in Northern Vietnam key economic region: Current situation and solutions.......................37
VŨ DUY HÀO - NGUYỄN MINH PHƯƠNG - NGUYỄN THỊ PHA
Phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế
về hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp mới
Developing start-up companies: Current situation and international experience
in providing financial supports for new enterprises............................................................................................43
PHAN THỊ XUÂN HUỆ
Phân tích hiệu quả sản xuất cây Lác trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Analyzing the effectiveness of planting Cyperaceae in Vung Liem District, Vinh Long Province..............................49
TRẦN THỊ THANH THỦY
Phân tích ảnh hưởng của ngành Thép Việt Nam trước cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
The U.S - China trade war and its impacts on Vietnam’s steel industry ...............................................................54
49
1. Đặt vấn đề
Trước tình hình khí hậu biến đổi ngày càng phức
tạp, nhiều quốc gia nói chung và địa phương nói
riêng đã phải tìm cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng
cho phù hợp với sự thay đổi của khí hậu, tránh ảnh
hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Là địa phương chịu ảnh hưởng bởi triều cường
và xâm nhập mặn, huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh
Long) đã áp dụng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
cho phù hợp từ sớm, trong đó có một loại cây mang
lại nhiều giá trị kinh tế, dễ trồng, rất thích hợp với
những vùng đất không chủ động nguồn nước phục
vụ trồng trọt. Ngoài hiệu quả cải thiện thu nhập so
với trồng lúa, nghề trồng lác ở Vũng Liêm cũng góp
phần giải quyết một lượng lớn lao động nông nhàn.
Tuy nhiên, việc trồng lác cũng gặp nhiều khó khăn
khi thu hoạch đòi hỏi rất nhiều nhân công, quy mô sản
xuất nhỏ lẻ, công đoạn phơi lác phụ thuộc hoàn toàn
vào thời tiết vì trời nắng thì lác đẹp bán được giá cao
và ngược lại, phơi lác gặp trời mưa thì lác không đẹp
sẽ bán giá thấp, nông dân và người sử dụng nguyên
liệu lác chưa có sự liên kết với nhau đã dẫn đến tình
trạng nông hộ bị thương lái ép giá. Để lĩnh vực sản
xuất này phát triển bền vững, tránh được nhiều rủi ro
và mang lại hiệu quả cao thì việc thực hiện đề tài
“Phân tích hiệu quả sản xuất cây lác trên địa bàn
huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” là cần thiết.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả tài chính và
HQKT trong sản xuất lác tại huyện Vũng Liêm.
Phương pháp nghiên cứu: Bài viết sử dụng
phương pháp Stochastic Frontier Analysis dưới dạng
mô hình kinh tế lượng. HQKT có thể được ước
lượng trực tiếp từ hàm sản xuất. Để có thể ước lượng
lượng đầu ra tối đa từ một tập hợp các lượng đầu vào
cho trước, hàm sản xuất biên ngẫu nhiên với phần
sai số hỗn hợp có thể được sử dụng.
Mô hình này được viết như sau:
Y
i
= f(X
i
)exp( v
i
- u
i
) (1)
hay lnY
i
= ln[f(X
i
)] + (v
i
- u
i
) = ln[f(X
i
)] + e
i
(2)
Mô hình này được cụ thể hóa như sau:
LnY = α
0
+ α
1
lnX
1
+ α
2
lnX
2
+ ... + α
i
lnX
i
+ e
i
Phương trình (1) biểu diễn mối quan hệ hàm số
giữa lượng đầu ra Y
i
và lượng đầu vào X
i
của hàm
KINH TEÁ
Soá 5 - Thaùng 4/2019
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT CÂY LÁC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG
l PHAN THÒ XUAÂN HUEÄ
TÓM TẮT:
Bài nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kỹ thuật (HQKT) của nông hộ sản
xuất cây lác trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả cho thấy: Hiệu quả tài chính đạt
178%, HQKT trung bình đạt 88,29%, bình quân 1 hecta lác cho năng suất 7,8 tấn loại 1 và 3,65 tấn
loại 2, trung bình lợi nhuận của nông hộ đạt được là 93.510 nghìn đồng/ha; có 4 yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất lác là chi phí nông dược, lượng phân đạm nguyên chất, chi phí lao động thuê và ngày công
lao động gia đình. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng trồng lác tại huyện
Vũng Liêm.
Từ khóa: Cây lác, hiệu quả tài chính, hiệu quả kỹ thuật, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
50
sản xuất. Mô hình (1) có phần sai số hỗn hợp z
i
=
v
i
- u
i
gồm có hai phần: v
i
có phân phối chuẩn với
kỳ vọng là 0 và phương sai σ
2
v
(v∼ N(0, σ
2
v
)) là
phần sai số đối xứng biểu diễn tác động của những
yếu tố ngẫu nhiên và u
i
> 0 là phần sai số một đuôi
có phân phối nửa chuẩn (u∼⏐N( 0, σ
2
v
)⏐) biểu diễn
phần phi hiệu quả được tính từ chênh lệch giữa Y
i
với giá trị tối đa có thể có của nó Y
i′
được cho bởi
hàm giới hạn ngẫu nhiên: |ui| = δ
0
+ δ
1
Z
1
+ δ
2
Z
2
+
δ
3
Z
3
+ ... + δ
n
Z
n
.
Trong đó, các biến Z có thể là: Z
1
: Trình độ của
nông hộ (cấp); Z
2
: Tập huấn kỹ thuật trong sản xuất
(1 = có; 0 = không); Z
3
: Tổng diện tích sản xuất
(qui mô).
Tuy nhiên, ước lượng kém hiệu quả u
i
này
thường khó được tách khỏi những tác động ngẫu
nhiên v
i
. Theo Maddala (1977), nếu u được phân
phối như giá trị tuyệt đối của một biến có phân phối
chuẩn N(0, σ
2
u
), giá trị trung bình và phương sai
tổng thể của u tách rời khỏi v được ước lưởng bởi:
E(u)
= σ
u
2
(3)
π
Var(u)
=
σ
2
u
(π -2)
(4)
π
Jondrow & cộng sự (1982) chỉ ra rằng, ui đối với
mỗi quan sát có thể được rút ra từ phân phối có điều
kiện của u
i
ứng với e
i
cho trước. Với phân phối
chuẩn của v
i
và nửa chuẩn của u
i
, kỳ vọng của mức
phi hiệu quả của từng nhà sản xuất cụ thể u
i
với e
i
cho trước là:
û
i
= E(u
i
e
i
) = σ
f(.)
-
e
i
λ
(5)
1 - F(.) σ
Trong đó:
σ
*2
=σ
2
u
σ
2
v’
λ = σ
u
/ σ
u’
σ = σ
2
u
+ σ
2
v
và f(.) và F(.)
lần lượt là các hàm phân phối mật độ và tích lũy
chuẩn tắc được ước tính tại (e λ
i
/σ).
Bên cạnh đó, tỷ số phương sai γ = σ
2
u/σ
2
nằm
trong khoảng (0-1) được giới thiệu bởi Battese &
Corra (1977), sẽ giải thích phần sai số chủ yếu nào
trong hai phần tác động sự biến động của sản lượng
thực tế. Khi γ tiến tới 1(σ
u
→ σ) sự biến động của sản
lượng thực tế chủ yếu là do sự khác biệt trong kỹ
thuật sản xuất của nông hộ, ngược lại γ tiến tới 0, sự
biến động đó chủ yếu do tác động của những yếu tố
ngẫu nhiên. HQKT được tính theo công thức sau:
TEi = E[exp(- û
i
|Yi)]. Các tham số trong mô hình (2)
có thể được ước lượng bằng phương pháp ước lượng
khả năng cực đại (MLE).
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Thông tin chung về nông hộ sản xuất lác
Theo kết quả khảo sát 90 hộ trồng lác tại huyện
Vũng Liêm cho thấy một số thông tin về nông hộ
như sau: Đa số chủ hộ là nam (chiếm 91,11%) vì họ
vừa là lao động chính trong gia đình, vừa là người
trực tiếp tham gia phần lớn vào quá trình sản xuất,
chỉ có 8,89% chủ hộ là nữ. Nhìn chung, trình độ học
vấn của chủ hộ còn thấp, số hộ mù chữ chiếm 4,44%,
số hộ học từ lớp 1-9 chiếm 77,77%, còn lại 17,79%
số hộ học từ lớp 10-12 điều này sẽ thuận lợi cho
nông hộ trong việc tiếp cận thông tin về kỹ thuật sản
xuất và thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm. Về
độ tuổi của nông hộ trồng lác tại huyện Vũng Liêm
tập trung vào những hộ có độ tuổi từ 30-50 chiếm tỷ
trọng 80,00% đây là những hộ có nhiều lao động gia
đình tham gia vào trồng lác; còn lại là những hộ có
độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 13,33% mới bắt đầu tham
gia trồng lác do nhận thấy cây lác cho thu nhập cao
(dưới 5 năm kinh nghiệm), và một số hộ trên 50 tuổi
chiếm 6,67% là những hộ gắn bó lâu dài với cây lác
nên không muốn từ bỏ nghề.
3.2. Nguồn lực nông hộ
Qua số liệu điều tra cho thấy, diện tích đất nông
hộ sử dụng trồng lác đa phần là đất nhiễm phèn, dễ
bị xâm nhập mặn, canh tác lúa và hoa màu kém hiệu
quả nên nông hộ mới chuyển sang trồng lác. Do đó,
diện tích trồng lác còn thấp so với tổng diện tích đất
nông nghiệp hiện có, chứng tỏ nông hộ chưa sử dụng
hết nguồn lực, điều này cũng đồng nghĩa với việc
còn tiềm năng rất lớn để mở rộng diện tích trồng lác
nhằm quy hoạch Vũng Liêm thành vùng chuyên
canh cây lác theo chủ trương của tỉnh.
Hộ trồng lác có nhân khẩu trung bình 4,8
người/hộ, lao động trên 16 tuổi trung bình 3,4
người/hộ cho thấy nông hộ có ưu thế về lao động gia
đình. Tuy nhiên, trên thực tế lao động gia đình không
đáp ứng đủ vì khâu phun thuốc, bón phân định kỳ, và
khâu thu hoạch lác đòi hỏi rất nhiều nhân công. Do
điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp nên thuận lợi
cho cây lác phát triển, bên cạnh đó nông hộ chủ quan
có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên việc tham
gia tập huấn chưa được nông hộ quan tâm nhiều.
Phân tích từ số liệu điều tra cho thấy, chỉ có 17,78%
nông hộ có tham gia tập huấn, còn lại 82,22% nông
hộ chưa tham gia tập huấn. Bên cạnh việc tham gia
tập huấn thì tham gia các tổ chức tại địa phương như
Hội nông dân, Hội khuyến nông, Hợp tác xã, Hội
TAÏP CHÍ COÂNG THÖÔNG
Soá 5 - Thaùng 4/2019
51
phụ nữ cũng chưa được nông hộ quan tâm, chỉ có
15,56% nông hộ tham gia các tổ chức. Về nguồn vốn
của nông hộ, gồm 2 nguồn: vốn nhà và vốn vay. Tuy
nhiên, theo các nông hộ trồng lác thì thủ tục vay vốn
tại các tổ chức tín dụng chính thức còn khá rườm rà
nên đa số họ không vay (86,67%), chỉ có 13,33% hộ
vay vốn bên ngoài từ hàng xóm, người thân.
3.3. Hiệu quả sản xuất lác
3.3.1. Hiệu quả tài chính
Theo kết quả khảo sát, sau 6 tháng chăm sóc thì
cây lác đến mùa thu hoạch. Do đặc điểm cây lác thu
hoạch cần rất nhiều nhân công nên các nông hộ
thường luân phiên nhau thu hoạch, các hộ thu hoạch
sau sẽ sang hỗ trợ cho các hộ thu hoạch trước để cắt
giảm bớt chi phí thuê lao động (địa phương gọi hình
thức này là làm vần công). Lao động nam sẽ thực
hiện khâu phát lác, giũ bỏ lớp vỏ bọc dưới gốc cây
lác và phân loại lác, lao động nữ chẻ và phơi lác. Giá
thuê lao động nam phát lác khoảng 150.000 -
180.000 đồng/người/ngày, giá thuê giũ lác và phân
loại lác khoảng 80.000 - 110.000 đồng/người/ngày,
giá thuê chẻ và phơi lác khoảng 80.000 - 100.000
đồng/người/ngày. Sau khi phơi xong, thương lái sẽ
trực tiếp tìm đến tận nhà nông hộ để thu mua, không
có ký hợp đồng trước đó. Thương lái thu gom phần
lớn là người dân địa phương, chở đi bán tại Đồng
Tháp và An Giang cho các doanh nghiệp dệt chiếu,
đan thảm và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Giá lác hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết và nhu cầu
sử dụng sản phẩm chiếu, thảm nên nông hộ thường
xuyên bị thương lái ép giá. Giá lác loại 1 (khô, trắng,
chiều dài 1,8m trở lên) khoảng 14.000 - 15.000
đồng/kg, giá lác loại 2 (khô, không đều, đen do mắc
mưa, chiều dài dưới 1,8m) khoảng 8.000 - 9.000
đồng/kg. Với năng suất bình quân 7.800 kg lác loại
1 và 3.650 kg lác loại 2 trên mỗi hecta, nông hộ sẽ
thu được 145.950.000 đồng, trừ chi phí 52.440.000
đồng thì nông hộ sẽ có lợi nhuận 93.510.000
đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận/ chi phí là 1,78 lần cho
thấy một đồng chi phí bỏ ra để trồng lác thì nông hộ
thu được 1,78 đồng lợi nhuận. Chỉ số này khá cao
cho thấy hoạt động sản xuất lác mang lại hiệu quả,
góp phần năng cao thu nhập cho nông hộ. (Bảng 1).
3.3.2. Hiệu quả kỹ thuật
Kết quả ước lượng hàm năng suất cho thấy, các
yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất trong vụ
gồm: chi phí nông dược, lượng phân đạm nguyên
chất, chi phí lao động thuê và ngày công lao động
gia đình. Các giá trị hệ số ước lượng của mô hình
hàm năng suất được thể hiện cụ thể qua Bảng 2.
Từ kết quả ước lượng hàm sản xuất, ta thấy năng
suất lác bị ảnh hưởng bởi: chi phí nông dược làm
giảm năng suất, vì khi chi phí nông dược tăng đồng
KINH TEÁ
Soá 5 - Thaùng 4/2019
Baûng 1. Hieäu quaû taøi chính trong saûn xuaát laùc
treân 1 ha/vuï
Nguoàn: Soá lieäu ñieàu tra naêm 2018
Nguoàn: Soá lieäu ñieàu tra naêm 2018
Khoaûn muïc ÑVT Giaù trò
Naêng suaát laùc loaïi 1 Kg/ha 7.800
Giaù baùn laùc loaïi 1 1.000 ñoàng/kg 14,5
Naêng suaát laùc loaïi 2 Kg/ha 3650
Giaù baùn laùc loaïi 2 1.000 ñoàng/kg 9
Doanh thu 1.000 ñoàng 145.950
Chi phí 1.000 ñoàng 52.440
Lôïi nhuaän 1.000 ñoàng 93.510
Lôïi nhuaän/ Chi phí Laàn 1,78
Baûng 2. Giaù trò heä soá öôùc löôïng haøm saûn xuaát
Coob-Douglas
Bieán soá Heä soá
Sai soá
chuaån
Löôïng gioáng (kg/ha) 0,027 0,033
Chi phí noâng döôïc (1.000 ñoàng) -0,204* 0,047
Löôïng N nguyeân chaát (kg/ha) 0,128* 0,071
Löôïng P nguyeân chaát (kg/ha) 0,035 0,062
Löôïng K nguyeân chaát (kg/ha) -0,032 0,049
Löôïng Ca nguyeân chaát (kg/ha) 0,023 0,041
Chi phí lao ñoäng thueâ (1.000 ñoàng) 0,769* 0,131
Ngaøy coâng lao ñoäng gia ñình (ngaøy) 0,422* 0,027
Haèng soá 0,723 1,035
Soá quan saùt 90
Prob > Chi2 0,0000
σ
2
u
0,0108
σ
2
0,0112
λ
0,96
* Coù möùc yù nghóa thoáng keâ 1%,
** Coù möùc yù nghóa thoáng keâ 5%
52
nghĩa với ruộng lác bị sâu bệnh, cỏ dại nhiều sẽ cho
năng suất thấp, lượng phân đạm nguyên chất, chi phí
lao động thuê và ngày công lao động gia đình làm
tăng năng suất vì nông hộ chưa sử dụng phân đạm tối
ưu nên khi tăng lượng đạm sẽ làm tăng năng suất
đồng thời nông hộ đầu tư nhiều công chăm sóc thì sẽ
làm tăng năng suất. Từ kết quả trên cho phép tính
toán mức HQKT của nông hộ sản xuất lác qua Bảng
3 như sau:
Qua Bảng 3 ta thấy, mức HQKT của nông hộ
trồng lác đạt khá cao, trung bình mức HQKT là
88,29%, cao nhất là 94,56% và thấp nhất là 65,85%.
Số hộ đạt HQKT trên 90% là 18 hộ chiếm tỷ trọng
20%, số hộ đạt HQKT ở mức 60 - 90% là 65 hộ
chiếm tỷ trọng 72,72%, còn lại 7 hộ đạt mức HQKT
60 - 70% chiếm tỷ trọng 7,78%.
3.4. Đề xuất một số giải pháp
Thứ nhất, giải pháp quy hoạch vùng sản xuất:
Trong quá trình quy hoạch, cần tránh hiện tượng sản
xuất tự phát do các hộ trồng nhỏ lẻ tham gia sản xuất
ồ ạt và thiếu kiểm soát. Các chỉ tiêu về diện tích cũng
như sản lượng phải dựa vào điều kiện thực tế của
vùng địa lý, cũng như tuân theo quy luật cung - cầu
của thị trường nhằm tạo tính khả thi cao cho việc quy
hoạch. Phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền
vững trong lâu dài, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất,
cơ giới hóa đồng thời dễ dàng áp dụng các quy trình
sản xuất tiên tiến để sản phẩm đạt chất lượng cao.
Thứ hai, giải pháp về khoa học kỹ thuật: Nông hộ
sản xuất lác dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu nên việc
sử dụng phân bón và thuốc nông dược chưa hợp lý, do
đó cần được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật sản xuất của kỹ
sư nông nghiệp để tăng năng suất, đồng thời sản xuất
lác đòi hỏi công lao động rất nhiều đặc biệt ở khâu
thu hoạch, hiện tại chưa có máy móc để thay thế lao
động chân tay, nông hộ phơi lác chỉ trông chờ vào
thời tiết dẫn đến giá bán cũng bị ảnh hưởng nhiều. Do
đó, việc cơ giới hóa máy móc vào khâu thu hoạch là
rất cần thiết. Đòi hỏi các nhà khoa học nghiên cứu
ứng dụng các loại máy móc thay thế lao động chân
tay để cung cấp cho nông hộ với giá thành thấp.
Thứ ba, giải pháp đầu tư bao tiêu sản phẩm: Qua
khảo sát cho thấy nông hộ khó khăn trong khâu tiêu
thụ sản phẩm do không có hợp đồng bao tiêu sản
phẩm. Do đó, nông hộ cần thành lập tổ liên kết sản
xuất nông nghiệp ( tập hợp nhiều hộ sản xuất trên
cùng địa bàn, do một hộ đại diện trực tiếp ký kết hợp
đồng) hoặc thành lập hợp tác xã nông nghiệp (Ban
chủ nhiệm hợp tác xã đại diện quyền lợi của các hộ
sản xuất) trực tiếp ký hợp đồng với công ty, cơ sở
sản xuất chiếu, thảm, thủ công mỹ nghệ.
Thứ tư, giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại:
Cũng giống như những nông sản khác, cây lác cũng
gặp tình trạng “Được mùa nhưng mất giá”, điều này
sẽ làm giảm đi sự phấn đấu trong sản xuất của người
dân. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cần
hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, quảng bá làng
nghề trồng lác và se lõi lác trên địa bàn để mở rộng
thị trường tiêu thụ cho nông hộ.
4. Kết luận
Lác là một cây trồng có giá trị kinh tế đang được
chính quyền địa phương huyện Vũng Liêm đầu tư
phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông
nghiệp, nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho ta thấy,
với năng suất bình quân 7.800 kg lác loại 1 và 3.650
kg lác loại 2 trên mỗi hecta, sau khi trừ chi phí thì
nông hộ sẽ có lợi nhuận 93.510.000 đồng/ha. Lượng
đầu vào nông hộ sử dụng chưa theo khuyến cáo nên
mức HQKT nông hộ đạt được trung bình là 88,29%,
năng suất chịu sự ảnh hưởng bởi các nhân tố: chi phí
nông dược, lượng đạm nguyên chất, chi phí lao động
thuê và ngày công lao động gia đình. Nhìn chung,
xu hướng tiêu dùng sản phẩm đan lát thân thiện với
môi trường ngày càng tăng trong tương lai là yếu tố
thuận lợi trong việc giải quyết bài toán đầu ra cho
sản phẩm lác. Đó là một trong những lý do quan
trọng giúp mô hình được nhân rộng sang các địa bàn
có điều kiện đất đai, nguồn nước tương tự huyện
Vũng Liêm n
TAÏP CHÍ COÂNG THÖÔNG
Soá 5 - Thaùng 4/2019
Baûng 3. Phaân phoái möùc hieäu quaû kyõ thuaät
cuûa noâng hoä
Nguoàn: Soá lieäu ñieàu tra naêm 2018
Möùc hieäu quaû (%) Soá hoä Tyû troïng (%)
90-100 18 20,00
80-90 53 58,89
70-80 12 13,33
60-70 07 7,78
<60 0 0,00
Trung bình 88,29
Cao nhaát 94,56
Thaáp nhaát 65,85
53
KINH TEÁ
Soá 5 - Thaùng 4/2019
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO:
1. Nguyeãn Vaên Tieán, Phaïm Leâ Thoâng (2014). Phaân tích hieäu quaû kinh teá cuûa noâng hoä troàng sen treân ñòa baøn tænh
Ñoàng Thaùp. Taïp chí khoa hoïc - Tröôøng Ñaïi hoïc Caàn Thô, soá 30, trang 120 - 128.
2. Nguyeãn Quoác Nghi, Mai Vaên Nam (2015). Ñaùnh giaù hieäu quaû saûn xuaát khoùm cuûa noâng hoä ôû huyeän Taân Phöôùc,
tænh Tieàn Giang. Taïp chí khoa hoïc - Tröôøng Ñaïi hoïc Caàn Thô, soá 36, trang 1 - 9.
3. Phoøng Noâng nghieäp vaø phaùt trieån Noâng thoân huyeän Vuõng Lieâm, tænh Vónh Long (2017). Baùo caùo tình hình kinh
teá xaõ hoäi huyeän Vuõng Lieâm.
4. Battese, G.E. & Corra, G.S. (1977).‘Estimation of a production Frontier model: With application to the Pastoral
Zone of Eastern Australia’, Australia Journal of Agricultural Economics, 21, 169 - 179.
5. Cobb, C.W. & Douglas, P.H. (1928), ‘A theory of production’, American Economic Review 18 (Supplement), 139
- 165.
6. Farrell, M.J (1957), ‘The measurement of productive efficency’, Journal of the Royal Statistical Society: Series
A, 21, 253 - 81.
7. Jondrow, J., Knox, Lovell C.A., Materov, I.S. & Schmidt, P. (1982),‘On the estimation of technical inefficiency
in the stochastic frontier production function model’,Journal of Econometrics, 19(2-3), 233 - 238.
Ngaøy nhaän baøi: 14/3/2019
Ngaøy phaûn bieän ñaùnh giaù vaø söûa chöõa: 24/3/2019
Ngaøy chaáp nhaän ñaêng baøi: 4/4/2019
Thoâng tin taùc giaû:
ThS. PHAN THÒ XUAÂN HUEÄ
Boä moân Kinh teá, Khoa Kinh teá - Luaät, Tröôøng Ñaïi hoïc Traø Vinh
ANALYZING THE EFFECTIVENESS OF PLANTING CYPERACEAE
IN VUNG LIEM DISTRICT, VING LONG PROVINCE
lMaster. PHAN THI XUAN HUE
Department of Economic, Faculty of Economic and Law, Tra Vinh University
ABSTRACT:
This study is to analyze the financial efficiency and the technical efficiency of farming
households who harvest Cyperaceae in Vung Liem District, Vinh Long Province. The study’s
results show that the financial efficiency was 178% while the technical efficiency was 88.29%. The
average yield per hectare, after harvesting and drying, of Cyperaceae type I and Cyperaceae type II
were 7.8 tons and 3.65 tons, respectively. The average profit of farming household was about
93,510,000 VND/ha. There are four factors affecting the productivity of Cyperaceae, namely the
cost of agricultural chemicals, the amount of organic nitrogen fertilizers, the cost of hiring labour
and the number of household’s workdays. Based on the study’s results, some solutions were
proposed to develop the Cyperaceae planting area in Vung Liem District.
Keywords: Cyperaceae, financial efficiency, technical efficiency, Vung Liem District, Vinh
Long Province.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_nckh_ths_phan_xuan_hue_5t42019_6196_2226088.pdf