Các hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông

Tài liệu Các hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông: 78 Sự kiện - Nhận định Xã hội học số 1 (101), 2008 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Các hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông nguyễn đình cử Năm 2005, hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam với 780.500 giáo viên, 16.649.200 học sinh giảng dạy và học tập trong 27.227 trường phổ thông với 508.763 lớp học. Ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo năm 2007 là 66.770 tỷ đồng (chiếm 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước). Rõ ràng, hệ thống giáo dục phổ thông được quản lý những nguồn nhân lực, vật lực, tài lực rất lớn. Ngoài ra, hệ thống này còn có thêm những quyền lực đặc thù, như: Đánh giá, cấp Văn bằng nên cũng khó tránh khỏi vấn nạn tham nhũng. Theo kết quả điều tra xã hội học về tham nhũng năm 2005 do Dự án “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” thuộc Ban Nội chính Trung ương tiến hành, 53.2% cán bộ công chức, 51.83 % cán bộ doanh nghiệp và 39.3 % người dân đánh giá tham nhũng trong ngành giáo dục từ mức “không ít” đến mức “rất phổ ...

pdf6 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78 Sự kiện - Nhận định Xã hội học số 1 (101), 2008 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Các hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông nguyễn đình cử Năm 2005, hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam với 780.500 giáo viên, 16.649.200 học sinh giảng dạy và học tập trong 27.227 trường phổ thông với 508.763 lớp học. Ngân sách chi cho giáo dục - đào tạo năm 2007 là 66.770 tỷ đồng (chiếm 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước). Rõ ràng, hệ thống giáo dục phổ thông được quản lý những nguồn nhân lực, vật lực, tài lực rất lớn. Ngoài ra, hệ thống này còn có thêm những quyền lực đặc thù, như: Đánh giá, cấp Văn bằng nên cũng khó tránh khỏi vấn nạn tham nhũng. Theo kết quả điều tra xã hội học về tham nhũng năm 2005 do Dự án “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” thuộc Ban Nội chính Trung ương tiến hành, 53.2% cán bộ công chức, 51.83 % cán bộ doanh nghiệp và 39.3 % người dân đánh giá tham nhũng trong ngành giáo dục từ mức “không ít” đến mức “rất phổ biến”. Như vậy, có thể thấy rằng, trong giáo dục cũng có tham nhũng, kể cả các vụ tham nhũng nghiêm trọng (trong 4 vụ án "điểm" về tham nhũng được đưa ra xét xử trong năm 2007 có 1 vụ thuộc ngành giáo dục). Ngoài các hình thức tham nhũng có tính chung trong xã hội hiện nay, do tính đặc thù, hệ thống giáo dục phổ thông cũng có các hình thức tham nhũng riêng. Dưới đây cố gắng phát hiện và định dạng các hình thức tham nhũng trong hệ thống này. 1. Các hình thức tham nhũng ngân sách hộ gia đình 1.1. Chạy trường Như đã nói ở trên, Hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam có hàng vạn trường phổ thông với hàng chục vạn lớp học. Đương nhiên, chất lượng các trường, lớp học này không như nhau, nhất là so sánh giữa các trường, lớp bình thường với các trường chuyên, lớp chọn, giữa các trường nội thành, nội thị với các trường ngoại thành, ngoại thị, nông thôn và miền núi. Ngay trong một trường, các lớp chất lượng cũng khác nhau, do các giáo viên khác nhau phụ trách! Các bậc phụ huynh, nhất là những người khá giả, luôn mong muốn cho con học ở trường, lớp tốt. Họ thường cố gắng đạt được mục tiêu. Nếu không đủ tiêu chuẩn về lực học của con em hay đúng tuyến theo hộ khẩu, thì họ tìm cách nhờ vả hoặc “chạy” bằng tiền. Một suất học tại trường PTTH Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006 có “giá” tới 2000 USD! (xem hộp 1). Nguyễn Đình Cử Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 79 Hộp 1: Tiêu cực ở trường Lê Quý Đôn (Thành phố Hồ Chí Minh) Sở Giáo dục - Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa có quyết định kỷ luật cách chức bà Trần Thanh Vân, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh. Với trách nhiệm là người đứng đầu bà Vân đã để xảy ra tiêu cực tại đơn vị, làm ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo, nhà trường và ngành giáo dục ... Theo kết luận thanh tra xác minh đơn tố cáo tiêu cực trong tuyển sinh lớp 10 tại Trường THPT Lê Quý Đôn vào tháng 9 năm 2006, bà Đỗ Thị Thu Hòa - giáo viên Trường Lê Quý Đôn - đã nhận 2.000 USD của một phụ huynh để “chạy” cho con phụ huynh này vào Trường Lê Quý Đôn. Vụ việc này đã được ủy ban nhân dân Thành phố giao cơ quan công an tiến hành điều tra làm rõ. (Lao động, 06/03/2007) Tất nhiên, chạy trường không chỉ ở trường Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở nhiều trường, nhiều tỉnh /thành khác đã được báo chí đề cập sôi động trong năm 2006. 1.2. Chạy điểm Mỗi năm, ngành giáo dục có đặc quyền đánh giá cho hàng chục triệu học sinh có đủ điểm lên lớp không? Đủ điểm đầu vào không? (Nhất là chuyển từ PTCS lên PTTH), đủ điểm vào trường chuyên, lớp chọn không? Có đủ điểm để tốt nghiệp THPT và cấp văn bằng tốt nghiệp THPT không? Để học lên và để thăng tiến, trong thời đại ngày nay, nhất thiết phải có văn bằng này. Các học sinh thiếu năng lực hoặc phụ huynh của họ thường chạy điểm để được lên lớp, được đánh giá tốt hơn hoặc được tốt nghiệp. Chạy điểm có thể hiểu là dùng tiền, tình, quan hệ thân quen để nâng điểm thi hoặc điểm tổng kết của học sinh. Vụ chạy điểm tai tiếng nhất trong năm học 2005 - 2006 xảy ra tại tỉnh Bạc Liêu cho thấy một mạng lưới chạy điểm, từ giáo viên đến tập thể lãnh đạo ngành Giáo dục - Đào tạo của tỉnh và liên quan đến hàng nghìn học sinh với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng! Do vụ này, 26 cán bộ, giáo viên Sở Giáo dục - Đào tạo bị đưa ra toà xem xét (xem hộp 2). Hộp 2: Vụ án "chạy" điểm tại Bạc Liêu: 15 bị cáo được hưởng án treo Chiều qua 30.11, phiên tòa xét xử vụ án "chạy" điểm của TAND tỉnh Bạc Liêu đã kết thúc. Hội đồng xét xử đã tuyên bố tất cả 26 bị cáo bị Viện KSND truy tố ra tòa đều phạm tội, với các nhóm "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ"; "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi"; "nhận hối lộ"; "môi giới hối lộ" và "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Trong đó, bị cáo giữ vai trò then chốt trong vụ án là Nguyễn Hoàng Huy bị xử phạt 10 năm 6 tháng tù. Bị cáo Ngô Đoàn Nguyễn (nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Bạc Liêu) phạm 2 tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ" và "lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" phải chịu mức hình phạt tổng hợp là 4 năm tù.. (Báo Thanh niên, 30/11/2007) Các hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 80 Cần chú ý rằng, người đưa và người nhận tiền trong các vụ “chạy trường” và “chạy điểm”, theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 đều vi phạm Luật này. 1.3. Dạy thêm và bắt buộc học thêm Dạy thêm, học thêm đã có ở Việt Nam từ lâu và hiện nay vẫn còn rất phổ biến. Cuộc điều tra quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2003 do Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật và Tài chính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) cho thấy: 78% học sinh thành thị và 60% học sinh nông thôn phải học thêm. Một cuộc điều tra còn cho thấy, tình trạng học thêm dường như là tuyệt đối đối với một số môn học, được coi là cơ bản nhất, như: Văn, Toán, Lý, Hóa. (Xem báo Tuổi Trẻ, ngày 10/12/2003). Cho đến nay, các quan điểm vẫn còn khác nhau, trong đó có ý kiến cho rằng dạy thêm là một dạng của tham nhũng, với các lý do sau: 1. Đi học thêm cũng là để lấy lòng thầy, cô giáo, "hối lộ hợp pháp" cho thầy, cô để chạy điểm, chạy lên lớp, vì: “Về nội dung học thêm, 44,2% cho rằng học thêm thực chất là học kỹ hơn các nội dung đã học trên lớp; 34,7% cho rằng học thêm là... đi làm bài tập; 10,2% cho rằng học thêm là học những điều thầy cô chưa dạy trên lớp (Kết quả điều tra nghiên cứu, VietNamNet, 14/07/2004). 2. Đi dạy thêm cũng là một cách bày vẽ để lấy tiền học sinh. Tiếng là “tự nguyện”, do cha mẹ học sinh viết đơn đề nghị nhưng thực ra là ép buộc học sinh vì mục đích kiếm tiền thông qua kiểm tra đánh giá kiến thức (Ai không học thêm, điểm sẽ kém). Theo số liệu điều tra của Trung tâm nghiên cứu cộng đồng, Tổng cục Thống kê và Tổ chức Cứu trợ nhi đồng Anh công bố, số tiền chi cho học thêm ước tính khoảng 300 triệu USD/năm. Chi phí trung bình cho một học sinh ở thành phố, thị xã là 425.000 đ/năm (tương đương 27 USD/năm), nông thôn và miền núi là 100.000 đ/năm (khoảng 6 USD/năm) (Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 16/12/2004). Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh dao động giữa khoảng 100.000 - 500.000 đ/tháng. Mức 500.000 - 3.000.000 đ/tháng chiếm tỷ lệ 10%. (Kết quả điều tra nghiên cứu, VietNamNet, 14/07/2004). 3. Do giáo viên dành sức lực, thời gian và kiến thức cho dạy thêm nên dạy chính không tương xứng với nghĩa vụ, tiền lương được trả. 4. Tại một trường Tiểu học ở Hà Nội, trên 500 học sinh, giáo viên nhận thêm trung bình một khoảng 800.000đ/tháng, còn lãnh đạo là 4.000.000 đ/tháng - từ dạy thêm. Tại một trường THCS ở Thành phố Hồ Chí Minh có 997 học sinh, giáo viên nhận 200.000đ/ tháng cho 10 tiết dạy, còn lãnh đạo nhận đến chục triệu đồng/ tháng. (Lao Động 21/10/2005). 5. Nhiều giáo viên có thu nhập rất cao nhưng trốn thuế thu nhập cao. Rõ ràng, trong nhiều trường hợp dạy thêm là một dạng của tham nhũng và nguồn gốc của tiêu cực. Nguyễn Đình Cử Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 81 1.4. Lạm thu phí giáo dục Khoản 1, Điều 105, Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác”. Có thể coi “học phí và lệ phí tuyển sinh” là khoản “thu cứng” các khoản thu khác là khoản “thu mềm”. Theo liệt kê chưa đầy đủ các khoản “thu mềm” của các Trường, theo phản ảnh của các báo nhưng cũng đã lên đến 33 khoản (xem hộp 3). Thu sai quy định, cả về khoản mục lẫn mức thu thì trên thực tế, chi sai quy định cũng thường xảy ra. Hộp 3: Danh mục các khoản thu ngoài học phí của Trường được phản ánh trên các báo (1) Quỹ lớp, (2) Quỹ trường, (3) Tiền học bạ , (4) Phí chiêu sinh, (5) Tiền giấy khen, (6)Tiền xây dựng , (7) Tiền học thêm, (8)Tiền phù hiệu, (9)Tiền trông xe, (10) Tiền nước uống, (11) Bảo hiểm y tế, (12) Bảo hiểm xã hội , (13) Quỹ khuyến học , (14) Tiền dọn nhà vệ sinh, (15) Tiền hồ sơ cá nhân, (16) Quỹ hội chữ thập đỏ, (17) Tiền giấy thi, pho-to đề thi, (18) Tiền “ủng hộ Hội đồng thi”, (19) Tiền mua vở ô ly học trên lớp, (20) Tiền phôtô các loại giấy mời, (21) Phiếu báo đồ dùng dạy học, (22) Sơ yếu lý lịch, thời khóa biểu... (23) Quỹ để khen thưởng giáo viên, (24) Quỹ Đội Thiếu niên tiền phong, (25) Tiền ghế ngồi sinh hoạt dưới cờ, (26) Tiền nước tắm của học sinh bán trú, (27) Tiền hỗ trợ làm đồ dùng tranh, ảnh cho bài học, (28) Khăn trải bàn, bình hoa, bút viết bảng, bông lau bảng...(29) Trợ cấp cho nhân viên văn phòng, giám thị, bảo vệ của trường, (30) Thù lao cho bộ phận thu chi tài chính quỹ hội (gồm giáo viên chủ nhiệm, kế toán, thủ quỹ), (31) Chi hoạt động thăm quan, dã ngoại, múa hát, thể thao, các cuộc thi, vui chơi giải trí cho giáo viên, học sinh, (32) Đóng góp mua máy tính, điều hòa nhiệt độ, chi phí tiền điện để cho con em học, (33) Tiền bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm mỗi tháng để... “uống nước cam”... (VnExpress, 18-9-2007) 1.5. Tham nhũng trong tuyển dụng, đề bạt và luân chuyển cán bộ, giá o viên Với số lượng giáo viên bậc phổ thông khoảng 80 vạn người (năm học 2005 - 2006 cả nước có 780.500 giáo viên bậc phổ thông), hàng năm sẽ có một số lớn cán bộ, giáo viên ra khỏi ngành giáo dục và một bộ phận rời khỏi vị trí quản lý, lãnh đạo (về hưu, hết tuổi quản lý, về mất sức, chuyển ngành, bỏ việc, chết) và tương ứng sẽ có số cán bộ, giáo viên được tuyển dụng, đề bạt. Trên diễn đàn của Trang báo điện tử Edu.net.vn, có nhiều bài phản ảnh về tình trạng đưa và nhận hối lộ khi tuyển dụng giáo viên và không hiếm bài nêu thời gian, địa chỉ cụ thể. Trong khi tính chân thực của các bài viết như vậy cần được kiểm định thì việc tuyển dụng hơn 1000 giáo viên, trong đó có đến 184 người khi tuyển đã quá tuổi và không đạt chuẩn, quy hoạch, tạo nguồn và bổ nhiệm 44 hiệu trưởng và hiệu phó của các cấp học chưa có quyết định tuyển dụng, không theo quy chế, diễn ra trong nhiều năm ở tỉnh Quảng Bình đã làm cho dư luận không thể không đặt ra những câu hỏi có cơ sở về sự khuất tất trong sự vụ này. Mặt khác, để cân đối, điều hòa số lượng và chất lượng cán bộ quản lý, cán bộ Các hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 82 giảng dạy giữa các đơn vị trong ngành, để đảm bảo công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ trong đội ngũ cán bộ, việc điều chuyển cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy từ địa phương này sang địa phương khác được tiến hành thường kỳ. Ai cũng muốn được ở lại hoặc chuyển đến những trường có điều kiện thuận lợi và ai cũng muốn được chuyển khỏi những trường có hoàn cảnh khó khăn. Để đạt được mục tiêu đó, đã xảy ra hối lộ, không phải chỉ một người và không phải chỉ trong ngành giáo dục mà có khi phải hối lộ nhiều người, cả trong và ngoài ngành giáo dục để tạo ra được một liên minh ủng hộ, (xem báo Pháp luật, ngày 25-7-2006). 2. Những hình thức tham nhũng ngân sách nhà nước 2.1. Rút ruột công trình xây dựng, chương trình kiên cố hóa trường học Năm 2005, ngành giáo dục có 27.227 trường phổ thông, với 424.059 phòng học. Vì vậy, hàng năm có nhu cầu xây dựng mới, kiên cố hóa, sửa chữa rất lớn và trên thực tế ngân sách Nhà nước cũng đã đầu tư nhiều cho công tác này, đặc biệt là Chương trình “Kiên cố hóa trường học” được đầu tư 7.930 tỷ đồng. Cũng như bất kỳ lĩnh vực xây dựng cơ bản nào khác, các công trình xây dựng, sửa chữa trường học cũng bị “rút ruột”. Tổng hội xây dựng lập Danh mục địa chỉ 43 công trình thất thoát lãng phí trong đầu tư - xây dựng, trong đó có 6 công trình thuộc lĩnh vực giáo dục. Riêng chương trình Kiên cố hóa trường học, thanh tra 14% tổng số phòng học được xây dựng đã phát hiện thất thoát 27,6 tỷ đồng, (Báo Kinh tế - xã hội ngày 30/5/06). Vì thanh tra trên mẫu rất lớn: Tại 50 tỉnh, thành phố, với 7.823 phòng học và 259 phòng cải tạo sửa chữa, nên có thể suy rộng số tiền thất thoát trong Chương trình này lên đến khoảng 200 tỷ! Kết quả thanh tra nói trên cho thấy: Tệ rút ruột công trình xây dựng, sửa chữa trường học là phổ biến và nghiêm trọng. 2.2. Xà xẻo kinh phí đầu tư mua trang thiết bị dạy học Kinh phí dùng cho đầu tư thiết bị dạy học giai đoạn 2002 - 2007 là 14.000 tỉ đồng (tương đương gần 1 tỉ USD), chia ra bậc tiểu học 1.424 tỉ đồng, bậc trung học cơ sở 6.100 tỉ đồng, bậc trung học phổ thông 6.574 tỉ đồng. Chỉ riêng niên học 2005 - 2006, ta đã chi ra 1.100 tỉ đồng cho thiết bị dạy học lớp 4 và lớp 9, không kể tiền mua thiết bị dạy học phục vụ phân ban thí điểm và cấp bổ sung thiết bị dạy học lớp 3, lớp 8. (Tuổi trẻ cười Chủ nhật, 27/08/2006). Không thể phủ nhận rằng việc đầu tư kinh phí lớn cho thiết bị dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, việc cung cấp thiết bị dạy học vừa chậm, vừa kém về chất lượng đã và đang là chủ đề được xã hội quan tâm và được phản ảnh nhiều trên phương tiện thông tin đại chúng. Đây cũng là một đề tài do Công đoàn Giáo dục Việt Nam thực hiện. Sở dĩ chất lượng thiết bị dạy học kém là do một số cơ quan có chức năng cung cấp đã mua sắm trang thiết bị dạy học không nhãn mác hoặc không có nguồn gốc, nhưng lại dán tem nhãn của Nhật Bản. Vụ án "sản xuất, buôn bán hàng giả" tại Công ty in, phát hành sách và thiết bị Quảng Ngãi là một ví dụ (VietNamNet - 24/11/2006). Không chỉ ở Quảng ngãi, nhiều tỉnh khác, như: Tuyên Quang, (Báo Tổ Quốc, ngày 22/12/2006). Bình Định, (Báo Thanh niên, 07/08/2007) cũng có tình trạng tương tự. Nguyễn Đình Cử Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 83 2.3. Xà xéo tiền Dự án giáo dục Với chính sách ưu tiên đặc biệt của Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo đã nhận được những khoản đầu tư kinh phí lớn từ ngân sách Nhà nước, những chương trình, dự án vay vốn ODA và viện trợ không hoàn lại, trong đó phần lớn các dự án do bộ chủ quản trực tiếp quản lý. Cụ thể, “Theo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gửi lên ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách năm 2008, ước chi cho giáo dục và đào tạo trong năm này là 76.200 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách Nhà nước, tăng 14,1% so với ước thực hiện năm 2007” (Thời báo Việt, ngày 11-10-2007). Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng là đơn vị chủ quản 77 dự án, với tổng vốn ODA là 1.109 triệu USD; trong đó có 549,4 triệu USD viện trợ và 559,6 triệu USD vốn vay. (Sài Gòn Giải Phóng, 07/10/2006). Đã có những hoạt động của Dự án xảy ra tham nhũng. Chẳng hạn, ở tỉnh Bình Phước, khi Sở Giáo dục - Đào tạo triển khai tổ chức bồi dưỡng 4 modul (gói dự án) cho 5.112 GVTH (46 trường) và 1.185 cán bộ quản lý, khoảng 35,8% kinh phí cho hoạt động này đã bị ăn chặn, (xem Lao Động, ngày 18/05/2007). Thậm chí, người ta còn dựng lên cả những “Dự án ma” và tham nhũng được ngay ở cả những Dự án như vậy. Vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” mà một trong những bị cáo là Mạc Kim Tôn - nguyên Đại biểu Quốc hội khoá 11, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Bình là 1 trong 4 vụ án điểm về tham nhũng được xét xử năm 2007. Vụ án này cho một ví dụ về tham nhũng khoảng 13 % tổng kinh phí Dự án cung cấp trang thiết bị dạy học nhưng nổi bật hơn cả là tính chất nghiêm trọng của vụ án. (xem Pháp luật, 25/03/2007). Kết luận: Nghiên cứu này chưa chỉ ra mức độ phổ biến của từng hình thức nhưng cũng đủ cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề: Thứ nhất, tồn tại hiện tượng tham nhũng trong Hệ thống giáo dục phổ thông với các hình thức khá đa dạng; Thứ hai, nhiều vụ tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông liên quan đến nhiều người (26 bị can trong vụ án “chạy điểm” ở Bạc Liêu); Thứ ba, tham nhũng liên quan đến quan chức giáo dục cấp cao nhất ở Sở Giáo dục và Đào tạo (Thái Bình và Bạc Liêu); Thứ tư, không những nhận hối lộ của dân mà “ăn chặn” tiền bồi dưỡng của hàng nghìn đồng nghiệp trong một hoạt động của Dự án (Bình Phước). Cần nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân, hậu quả và tìm ra giải pháp phòng, chống thích hợp với mỗi hình thức tham nhũng nói trên. Tài liệu tham khảo 1. Ban Nội chính Trung ương. Ban quản lý Dự án "Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng”: Báo cáo kết quả Điều tra tham nhũng ở Việt Nam. Tài liệu Hội thảo. Hà Nội - 30/11/2005. 2. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 2005. Nxb Thống kê. Hà Nội - 2005 3. Các báo điện tử: Thanh Niên; Lao Động; Pháp Luật; Tổ Quốc; Vietnam.net; VnExpress; Thời báo Việt; Sài Gòn Giải phóng; 2T Tuổi trẻ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso1_2008_nguyendinhcu_5515.pdf
Tài liệu liên quan