Tài liệu Các hình thức bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước và bài học cho Việt Nam: 74
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0025
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 74-81
This paper is available online at
CÁC HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Dương Thị Thuý Hà
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phát triển nghề nghiệp giáo viên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
và đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung, giáo viên là nguồn lực quan trọng nhất
của nhà trường; vì vậy phát triển nghề nghiệp cho giáo viên đang là vấn đề được
nhiều nước quan tâm đầu tư trong phát triển nghề nghiệp. Bài viết tập trung nghiên
cứu về kinh nghiệm bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước.
Trong đó, phân tích sự cần thiết phải bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên, các
hình thức bồi dưỡng giáo viên ở một số nước và từ đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Từ khóa: Bồi dưỡng, giáo viên, hình thức bồi dưỡng, ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hình thức bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước và bài học cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
74
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0025
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 74-81
This paper is available online at
CÁC HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Dương Thị Thuý Hà
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phát triển nghề nghiệp giáo viên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
và đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung, giáo viên là nguồn lực quan trọng nhất
của nhà trường; vì vậy phát triển nghề nghiệp cho giáo viên đang là vấn đề được
nhiều nước quan tâm đầu tư trong phát triển nghề nghiệp. Bài viết tập trung nghiên
cứu về kinh nghiệm bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước.
Trong đó, phân tích sự cần thiết phải bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên, các
hình thức bồi dưỡng giáo viên ở một số nước và từ đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
Từ khóa: Bồi dưỡng, giáo viên, hình thức bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp, bài học
kinh nghiệm.
1. Mở đầu
Phát triển nghề nghiệp cho giáo viên (GV) đang là vấn đề được nhiều nước quan tâm
đầu tư triển khai với nhiều nội dung phong phú và hình thức đa dạng nhắm nâng cao chất
lượng đội ngũ nói chung và chất lượng giáo dục. Kansanen, P (2003), khi nghiên cứu về
giáo dục Phần Lan đã cho rằng: "Chìa khoá cho sự thành công không phải là chính phủ
đầu tư bao nhiêu tiền, trái lại thành công là ở nhân tố con người. Chất lượng giáo dục cao
ở Phần Lan là do Phần Lan đào tạo được một thế hệ giáo viên chất lượng cao nhất" [4, 6].
Như vậy, có thể thấy cải cách giáo dục phải bắt đầu từ giáo viên-chủ thể quan trọng trong
hệ thống giáo dục, người quyết định sự thành bại của công cuộc cải cách giáo dục của các
quốc gia. Vì vậy, việc bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp cho giáo viên là việc làm cần
thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sự cần thiết phải bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên
Với quan niệm “giáo viên chính là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục” nên có rất
nhiều các nghiên cứu của các nước về phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên. Các
nghiên cứu tại Tennessee và Dallas (Mỹ) đã chỉ ra rằng, nếu bạn nhận những học sinh (HS)
Ngày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019.
Tác giả liên hệ: Dương Thị Thúy Hà. Địa chỉ e-mail: hadtt@hnue.edu.vn
Các hình thức bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước và bài học cho Việt Nam
75
có khả năng trung bình và giao các em này cho những GV nằm trong tốp 20% GV giỏi
nhất, các em cuối cùng sẽ lọt vào 10% những HS có thành tích tốt nhất. Nếu giao cho
những GV nằm trong tốp 20% GV kém nhất, các em sẽ có kết quả học tập thấp, đứng ở vị
trí cuối lớp. Chất lượng GV ảnh hưởng tới thành tích của HS nhiều hơn mọi yếu tố khác.
Nghiên cứu của Darling-Hammond đã cho thấy: các chỉ số đo đạc chất lượng GV có
tương quan mạnh với kết quả học tập của HS ở môn Tập đọc và Toán. Và bà cho rằng
chất lượng GV có quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập của HS hơn là đầu tư vào việc giảm
số HS/lớp, chi trả lương cao... Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đều cho rằng nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục [3].
Ngoài ra, bất kể việc đào tạo GV tốt như thế nào thì các chương trình đào tạo không
thể cung cấp đầy đủ những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm cần cho sinh viên tốt
nghiệp để trở thành GV hiệu quả. Chúng ta cũng không thể mong đợi họ được đào tạo đáp
ứng tất cả những thách thức mà họ sẽ phải đối mặt trong suốt sự nghiệp của mình. Cũng
như trong tất cả các ngành nghề khác, các GV mới cần phải có một số năm để đạt được
những kĩ năng mà họ cần để giảng dạy hiệu quả. Công việc giảng dạy rất phức tạp, luôn
phải đối mặt với những thách thức hàng năm như sự thay đổi trong nội dung giảng dạy
môn học, các phương pháp giáo dục mới, những tiến bộ trong công nghệ, những thay đổi
về chính sách, luật pháp, và nhu cầu học tập của HS Chính vì thế, GV phải liên tục học
tập nâng cao trình độ, cải thiện các kĩ năng của mình Các hệ thống giáo dục cần tìm
cách cung cấp cho GV những cơ hội phát triển nghề nghiệp (PTNN) trong quá trình làm
việc để giữ vững chuẩn giảng dạy cao và duy trì một lực lượng GV chất lượng cao.
Ở Liên minh Châu Âu, một nguyên tắc chung trong đào tạo GV đã được nhấn mạnh:
“Một nghề đặt trong bối cảnh học suốt đời”. Nghĩa là đào tạo GV là một quá trình liên
tục, bao gồm đào tạo ban đầu, tập sự và phát triển nghề nghiệp tiếp tục. Giáo viên phải
được hỗ trợ để phát triển nghề nghiệp liên tục [9]. Phần dưới đây đi sâu phân tích các hình
thức bồi dưỡng GV của một số nước và từ đó rút ra một số bài học cho phát triển nghề
nghiệp GV của Việt Nam.
2.2. Các hình thức bồi dưỡng giáo viên ở một số nước
Việc bồi dưỡng GV được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau, có những hình
thức hỗ trợ trực tiếp mang tính tổ chức chính quy như tham dự các khóa học, khóa đào
tạo, bồi dưỡng, hội thảo, sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ và cũng có những hình thức
mang tính chất gián tiếp (hỗ trợ qua mạng Internet, trang web, qua sách báo) hoặc hỗ trợ
cá nhân dưới sự hướng dẫn, tư vấn của người trợ giúp.
Nghiên cứu của OECD (2009) về các loại hình hoạt động phát triển nghề nghiệp
chính thức của GV ở 23 nước cho thấy như sau [8]:
- Khóa học và hội thảo: Sự tham gia nhiều nhất là ở Áo (92%), Estonia (93%), Lithuania
(96%) and Mexico (94%) ít nhất ở Italy (66%), Turkey (62%) Slovak Republic (50%).
- Hội nghị và seminars về giáo dục: Lithuania (68%), Slovenia (75%) và Turkey
(68%), Belgium (33%), Malaysia (32%) and Mexico (33%).
- Các chương trình cấp chứng chỉ: Brazil (41%), Bulgaria (50%) và Lithuania
(44%), Australia (12%), Ireland (11%), Italy (11%) và Slovenia (10%)
- Quan sát/thăm quan các trường khác: Estonia (63%), Iceland (60%) và Korea
(67%), Austria (10%), Denmark (10%), Ireland (8%) và Slovenia (8%).
Dương Thị Thúy Hà
76
- Mạng lưới phát triển nghề nghiệp: Australia (60%), Poland (61%); Iceland (83%),
Slovenia (72%), Bulgaria (20%), Italy (20%) và Portugal (15%).
- Nghiên cứu cá nhân và cộng tác với đồng nghiệp: Brazil (55%), Denmark (52%),
Italy (57%), Mexico (63%), Norway (12%) và cộng hòa Slovak (12%).
- Hướng dẫn và quan sát đồng nghiệp: Korea (69%), Poland (67%), cộng hòa Slovak
(65%), Austria (18%), Denmark (18%), Ireland (18%), Malta (17%) và Portugal (15%).
Ở Singapore điểm nổi bật và cũng là kinh nghiệm quý cho nhiều nước trong bồi
dưỡng và phát triển năng lực nghề cho giáo viên là hoạt động bồi dưỡng xuất phát từ nhu
cầu nâng cao tay nghề, phát triển nghề nghiệp của GV và gắn với hoạt động thực tiễn của
họ thông qua các hình thức hoạt động đa dạng: bồi dưỡng tại chỗ (tại trường phổ
thông); bồi dưỡng thông qua nghiên cứu cải tạo thực tiễn, thông qua hoạt động nghiên cứu
bài học và thông qua sinh hoạt chuyên môn của cộng đồng GV, cũng như qua nhiều hình
thức bồi dưỡng khác với mục tiêu phát triển năng lực GV liên tục, bền vững.
Năm 2010, Bộ Giáo dục thành lập Học viện GV Singapore, Học viện tập hợp các GV
từ các trường khác nhau và tham gia vào nhiều loại hình học tập liên kết mạng lưới. Học
viện GV Singapore gồm có bốn nhóm môn học (có thể coi là các mạng lưới học tập), mỗi
nhóm được chia thành các môn học cụ thể. Tất cả GV của Bộ Giáo dục - những người dạy
các môn này - đều được mời trở thành thành viên của các nhóm môn học này, tạo cho họ
nhiều cơ hội để học hỏi các đồng nghiệp khác. Theo trang web của Học viện GV
Singapore, có khoảng 3.500 GV đã tham gia vào các hoạt động được tổ chức thông qua
các nhóm môn học trong năm 2014.
Ngoài Học viện GV, năm 2011, Singapore còn thành lập một số học viện (Trung tâm)
khác, các nhóm môn học và các Trung tâm tài năng tổ chức rất nhiều phương thức về phát
triển chuyên môn cho GV, từ các hoạt động mang tính nghi lễ (hội thảo về phương pháp
nghiên cứu dựa vào nhà trường, các khóa học và hội thảo tập trung vào kiến thức chung
và kiến thức giáo dục, các hội nghị, hội nghị chuyên đề) tới các hoạt động phát triển
chuyên môn theo lối cải thiện hơn (nghiên cứu hoạt động, các cuộc thảo luận hợp tác).
Việc học của GV được hỗ trợ bởi "Một cổng thông tin cho tất cả người học", một diễn đàn
trực tuyến với nhiều kho quản lí nội dung có chứa thông tin và tài liệu học tập hữu ích.
Bên cạnh các năng lực dạy học và giáo dục học sinh, Singapore đã chỉ ra các yêu cầu
bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực nghề nghiệp trong thế kỷ mới. Một mặt họ
nhấn mạnh "trách nhiệm pháp lí và sự cần thiết phải duy trì các tiêu chuẩn cao về sự liêm
chính nghề nghiệp" khi giáo viên thực thi nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Mặt khác,
họ cũng đòi hỏi mỗi giáo viên phải có khả năng "tìm kiếm cơ hội để chủ động cải thiện
chuyên môn". Các nhà biên soạn chuẩn nghề nghiệp GV của Singapore đặc biệt lưu ý GV
về "sự cần thiết phải phát triển các kĩ năng cho thế kỷ XXI" và cần nhận thức "trong một
thế giới thay đổi nhanh chóng, khả năng thử nghiệm và phản biện phương pháp mới sẽ là
trọng tâm của năng lực nghề nghiệp".
Hoạt động bồi dưỡng GV tại Singapore được thực hiện theo nhiều hình thức phong
phú: tăng cường hợp tác, tham gia các hội thảo và các khóa học; Giới thiệu những người
có khả năng làm việc tốt; Nghỉ phép để học tập nâng cao trình độ; Nghiên cứu và công bố
các công trình; học tập hợp tác; nghiên cứu và quan sát, tìm tòi; Chia sẻ thực tiễn kinh
nghiệm; trở thành thành viên của các ban, các tổ chức, các nhóm công việc liên quan đến
giáo dục. Dưới đây là một số hình thức phổ biến [1, 2, 7].
Các hình thức bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước và bài học cho Việt Nam
77
Phát triển chuyên môn dựa vào nhà trường: Các cộng đồng học tập chuyên môn
(School-based PD: Professional Learning Communities - PLCs)
Có thể nói đây là phương thức điển hình, hiệu quả và rất đáng được học tâp trong
việc phát triển nghề nghiệp GV ở Singapore. Phần lớn cơ hội phát triển chuyên môn của
GV tiểu học và trung học ở Singapore đều diễn ra trong quy mô trường học, nơi họ có
nhiều cơ hội để vừa làm việc vừa học hỏi.
Trên thực tế, điều này được hiểu rằng các trường học cần phải là những tổ chức chính
thúc đẩy việc học của GV và chính các trường đó nên được nhìn nhận như là "các tổ chức
học tập". Trong năm 2009-2010, sau hơn một thập kỷ khởi xướng sáng kiến phát triển
chuyên môn, Bộ Giáo dục đã cho phép tất cả các trường công trở thành các cộng đồng
học tập chuyên môn. Chính sách này đã đưa Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên
thế giới áp dụng cộng đồng học tập chuyên môn trên toàn quốc (Dimmock & Tan, 2013;
Hairon & Dimmock, 2011).
Dưới sự điều hành của lãnh đạo nhà trường (ví dụ như các nhà phát triển nhân lực,
các trưởng phòng, các chuyên gia về nội dung) cùng với sự hỗ trợ của các Học viện, các
cộng đồng học tập chuyên môn cung cấp cho GV nguồn lực để tham gia vào các hoạt
động phát triển chuyên môn khác nhau như nghiên cứu hoạt động, nghiên cứu bài học
và một phạm vi lớn về các vòng tròn học tập tập trung vào các chủ đề khác nhau (ví dụ
như đổi mới chương trình, dạy học dựa vào người học, năng lực sử dụng công nghệ
thông tin và truyền thông, lập kế hoạch bài học mang tính hợp tác và học tập theo dự án).
Các nhóm đồng nghiệp học và cộng tác cùng nhau được gọi là "Nhóm học tập". Những
nhóm này thường hoàn thành công việc của họ trong các khoảng thời gian được bảo hộ
gọi là "khoảng trắng". Các trường thuộc Bộ Giáo dục được khuyến khích cung cấp ít
nhất một giờ học mỗi tuần để GV tích cực tham gia vào các cải cách phát triển chuyên
môn dựa vào nhà trường. Các nhóm học tập thường lên kế hoạch cho khoảng 8-10 buổi
học, mỗi buổi kéo dài 2 giờ trong suốt cả năm học. Thời gian làm việc này được ghi
nhận trong sự đánh giá của các GV, đóng góp vào 100 giờ trong quyền được bồi dưỡng
hàng năm.
Hơn nữa, Bộ Giáo dục cũng cấp kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng một số GV trong mỗi
trường trở thành "các nhà hoạt động nghiên cứu" với mong muốn sau đó họ sẽ trợ giúp
các đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu dựa trên lớp học. Họ cũng dự kiến sẽ dành một phần
thời gian để thực hiện công việc phát triển, đề xuất đổi mới chương trình dạy và học, thực
hiện các nghiên cứu tiên tiến trong lớp học. Những việc này đều có ý nghĩa đối với chính
sách giáo dục và thực tiễn dạy học. Năm 2009, Singapore đã thí điểm chương trình cộng
đồng học tập chuyên môn tại 51 trường học. Đến năm 2013, chương trình này đã được thực
hiện tại tất cả các trường thuộc Bộ Giáo dục trên cả nước (Lee, Hong, Tay, & Lee, 2013).
Câu lạc bộ/ Nhóm phát triển chuyên môn
Ở cấp trường, GV có cơ hội chia sẻ, cộng tác và cùng phát triển những cách thức
giảng dạy tốt hơn. Ví dụ, GV được tham gia vào các Câu lạc bộ/Nhóm phát triển chuyên
môn để phát triển các mảng khác nhau như: lên kế hoạch bài học, chỉnh sửa tài liệu giảng
dạy, các chiến lược giảng dạy và thực hiện đánh giá (Bộ Giáo dục Singapore, 2009). Các
chuyên đề của Học viện GV Singapore hỗ trợ Câu lạc bộ/Nhóm phát triển chuyên môn
trong các trường học bằng cách cung cấp các nguồn tài liệu và các yếu tố chỉ đạo trong
các môn học hay chuyên đề của họ. Họ cũng xác định và chia sẻ các phương pháp sư
Dương Thị Thúy Hà
78
phạm tốt trong trường học. Tính đến tháng 1/2016, hơn một nửa số trường học tại
Singapore đã thành lập Câu lạc bộ/ Nhóm phát triển chuyên môn.
Bên cạnh các phương thức bồi dưỡng và phát triển GV có tính thường nhật và gắn với
hoạt động thực của GV như trên, GV có thể tận dụng nhiều phương thức học tập khác nâng
cao trình độ của mình như hội thảo, cố vấn, thực hiện dựa trên nghiên cứu, học tập thông
qua mạng, Có thể nói, Singapore là quốc gia tổ chức nhiều hội thảo khoa học với các chủ
đề khác nhau và đây chính là cơ hội tốt cho việc trao đổi và học tập lẫn nhau giữa các GV
trong nước và quốc tế. Mặt khác, đó cũng là thể hiện phương thức tự bồi dưỡng, tự phát
triển rất được đề cao ở quốc gia này. Rõ ràng đây là phương thức phát triển bền vững nhất.
Tổ chức các khoá đào tạo [5]
Ở Đức, Nhật Bản và một số nước, các nhà quản lí giáo dục đã đồng ý để các cơ sở
đào tạo GV gia tăng mức độ huấn luyện đối với giáo viên tập sự. Ở Đức, GV trẻ được
khuyến khích tham gia các khóa đào tạo do các tổ chức đào tạo GV tại chức cung cấp.
Những khóa học này được cung cấp cho GV ở tất cả các cấp học. Một số nước như Đức,
Pháp, Anh, Bang California - Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippin, Trung Quốc... còn có chương
trình đào tạo GV tập sự với nhiều chương trình, nhiều cấp độ bồi dưỡng đa dạng, có hệ
thống tư vấn hỗ trợ, có mạng bồi dưỡng trên internet. Mục đích các chương trình này
nhằm tạo động lực về vật chất, tinh thần và cơ hội thăng tiến cho đội ngũ GV trẻ giúp họ
phát triển năng lực nghề nghiệp từ đó có ý chí và tình cảm để gắn bó lâu dài với nghề dạy
học ở cấp học này.
Ở Malaysia Bộ Giáo dục đưa ra các học bổng và các chương trình khác nhau để thu
hút làm tăng số GV đạt chứng chỉ giảng dạy hoặc có bằng cấp về việc nâng cao uy tín của
nghề giáo. Dựa vào kế hoạch chiến lược về việc nâng cao trình độ chuyên môn, Bộ Giáo
dục bắt tay vào chương trình nâng cao trình độ của GV, nhằm phát triển tính chuyên
nghiệp của GV. Các GV được khuyến khích nâng cao trình độ giảng dạy thông qua giáo
dục từ xa và bồi dưỡng tại các trường đại học trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều
chương trình bồi dưỡng GV nhằm phát triển năng lực nghề tại các trường đại học công
lập Malaysia và Học viện Giáo dục GV, bao gồm chương trình đặc biệt được gọi là
Chương trình GV chuyển tiếp (Chương trình Pensiswazahan Guru) dành cho các GV
trường tiểu học đã được Bộ Giáo dục yêu cầu. Để khắc phục tình trạng bồi dưỡng GV chủ
yếu nhằm vào việc tăng lương và nâng cao hiệu quả chuyên môn của BD, Bộ Giáo dục
giao quyền cho các Hiệu trưởng đánh giá GV hàng năm. Các GV thực hiện tốt sẽ được
thăng tiến nhanh hơn, GV chưa tốt sẽ nhận được sự hỗ trợ huấn luyện từ Bộ Giáo dục.
Ở Nhật, từ 1992 mọi GV mới vào nghề ở mọi cấp học (tiểu học, THCS, THPT và các
trường giáo dục đặc biệt) đều được hưởng một chương trình huấn luyện trong năm đầu.
Việc huấn luyện này được thực hiện một cách chính thức như một sự hướng dẫn và do ủy
ban giáo dục của thành phố hoặc tỉnh cũng như do từng trường tổ chức. Trong năm đầu,
mọi GV THCS và THPT thực hiện một lịch dạy giảm giờ chỉ khoảng 10 giờ mỗi tuần và
mỗi tuần một lần đi tham dự huấn luyện tại Trung tâm Giáo dục.
Tập huấn cho giáo viên
Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, tập huấn được coi như là một hình thức phổ
biến trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV.
Tập huấn là đợt bồi dưỡng ngắn hạn do các chuyên gia GD thuộc các chuyên ngành
Các hình thức bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước và bài học cho Việt Nam
79
thực hiện; tập huấn cũng được xem như là một “sự kiện mang tính xã hội và chuyên
nghiệp. Các chương trình tập huấn sẽ được chuyên gia thiết kế bao gồm: mục tiêu, hoạt
động, và kết quả mong muốn đạt được. Các kết quả này thường là sự phát triển về nhận
thức, kiến thức, kĩ năng và tư duy của GV tham gia tập huấn. Một chương trình tập huấn
hiệu quả phải tạo điều kiện cho GV tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lí thuyết, làm mẫu,
quan sát, góp ý và tiếp tục tư vấn tại nơi làm việc của họ.
- Hoạt động tập huấn cho GV có thể được thực hiện theo những hình thức khác nhau:
tập huấn đại trà, tập huấn cho nhóm GV; tập huấn tập trung hoặc tập huấn tại cơ sở giáo dục.
Hội thảo/seminar
Ở Việt Nam cũng như tại nhiều nước, hội thảo được sử dụng nhiều nhất trong việc
phổ biến thông tin, tuyên truyền, triển khai một vấn đề mới hoặc đối thoại để giúp GV
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong DH, GD. Tại các quốc gia OECD, 80% GV
báo cáo rằng họ đã tham gia các khóa tập huấn và hội thảo [1].
Ở Thụy Điển, các trường đại học khuyến khích các giáo sư và giảng viên của họ tham
dự hội thảo cho GV tại các cơ sở giáo dục đại học và tại các trường học (Báo cáo Chính phủ
Thụy Điển, 1999, trang 234). Trong một dự luật từ năm 2000, chính phủ Thụy Điển tuyên
bố rằng, đó là trách nhiệm đối với các trường đại học và cao đẳng (bao gồm cả các trường
cao đẳng đào tạo GV) nhằm cung cấp các khóa học phát triển chuyên môn cho GV. Các
khóa học được cung cấp theo hình thức bán thời gian và dưới hình thức giáo dục từ xa" để
có nhiều GV có thể tham dự (Dự luật của chính phủ Thụy Điển, 2000, trang 75) [1].
Ở Cộng hòa Séc, một số Hiệp hội GV (Hiệp hội GV giáo dục Lịch sử, Liên hiệp các
GV Tin học, Liên đoàn các nhà Toán học và nhà Vật lí, Hiệp hội các Hiệu trưởng) đã
sử dụng các diễn đàn thảo luận và tổ chức các hội thảo trực tiếp [European Commission
(2010). Models supporting young teachers inseveral European countries] để giúp đỡ các
GV trẻ mới vào nghề [1].
Tại Phần Lan, mỗi trường đại học có một trung tâm bồi dưỡng GV riêng để đảm bảo
cho tất cả các đối tượng GV liên tục cập nhật kiến thức và phương pháp giảng dạy mới
nhất. GV Phần Lan thường xuyên được tham gia những hội thảo giáo dục miễn phí – nơi
họ có thể chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về nội dung chương trình cũng như
phương pháp dạy học [6].
Ở Canada, việc phát triển chuyên môn rất được chú trọng, dành khoảng 16 ngày/năm
học cho mỗi giáo viên. Hằng năm, trước năm học 3 tháng, giáo viên phải trình cho hiệu
trưởng kế hoạch phát triển chuyên môn và được hiệu trưởng tư vấn, theo dõi và đánh giá
vào cuối năm học. Việc phát triển chuyên môn thực hiện qua hội thảo và các modul
thường được tiến hành khoảng 3-4 ngày, gồm: học tập để nâng cao trình độ, họp nhóm
giáo viên, đọc sách, học trên internet mà chủ yếu qua mạng lưới giáo dục Galileo. Galileo
được thành lập năm 1999, ban đầu có 1 giáo viên tham gia chủ yếu soạn các giáo trình,
modul, hình ảnh hoạt động ngoại khóa để giúp giáo viên phát triển chuyên môn. Đây là
chương trình chú trọng phương pháp hoạt động tích cực của học sinh, hoạt động ngoài
hiện trường và học sinh làm việc như một chuyên gia [10].
Thông qua mạng internet
Hiện nay, việc bồi dưỡng, hỗ trợ nghề cho GV theo hình thức tập trung đang bộc lộ
nhiều hạn chế (chi phí lớn, tốn nhiều thời gian, hiệu quả thấp). Việc hỗ trợ GV từ xa
Dương Thị Thúy Hà
80
qua thông qua mạng Internet đem đến nhiều ưu điểm nổi trội: đó là tính linh hoạt (GV trẻ
có thể học được mở mọi lúc, mọi nơi); tính thích ứng cá nhân (phù hợp với trình độ,
hoàn cảnh, thời gian); giảm chi phí và việc đi lại; tài liệu phong phú và luôn cập nhật;.
Hơn nữa, GV trẻ có khả năng sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng các mạng xã hội
như email, facebook, twitter rất thành thạo
Chính vì vậy, hình thức này đã được áp dụng từ lâu trên thế giới trong cả đào tạo và
bồi dưỡng GV.
2.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Điểm nổi bật từ phân tích kinh nghiệm của các nước là: đa dạng hóa các hình thức
bồi dưỡng từ bồi dưỡng tập trung với những nội dung mới, phương pháp giảng dạy mới
đến các khóa học ngắn hạn nâng cao trình độ và bồi dưỡng tại chỗ, tự bồi dưỡng phát
triển nghề nghiệp. Trong đó, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng tại chỗ, tự phát triển nghề
nghiệp để đảm bảo “Giáo viên là người học suốt đời” và đảm bảo sự phát triển bền vững
cũng như đáp ứng nhu cầu thực tiễn, như cầu của chính GV. Cụ thể:
- GV cần được phát triển chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, liên tục và suốt đời từ
giảng đường đại học đến các môi trường làm việc ở trường phổ thông. Đào tạo ở trường
đại học chỉ là đào tạo ban đầu, GV phải được tạo điều kiện học tập ngay khi bước vào
trường phổ thông với nhiều hình thức khác nhau để họ có thể có những lựa chọn phù hợp;
- Trong bồi dưỡng GV cần đặc biệt chú ý chuyển hình thức bồi dưỡng thường xuyên
theo chu kỳ sang bồi dưỡng thường xuyên theo nhu cầu của cá nhân và nhà trường. Bồi
dưỡng GV không chỉ dừng lại ở sinh hoạt tập thể và chuyên môn, nghiệp vụ tại mỗi nhà
trường, liên trường, cụm trường xây dựng mỗi nhà trường thành tổ chức học tập suốt
đời mà bản thân mỗi người thầy phải luôn có ý thức tự bồi dưỡng.
- Chú trọng hình thức bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp GV tại trường phổ thông, gắn
với hoạt động thực tiễn hàng ngày của GV nhằm tạo ra một cộng đồng học tập trong nhà
trường. Các cộng đồng học tập giúp người tham gia học hỏi lẫn nhau và khuyến khích họ
chủ động hơn trong việc học của mình Vì thế, các cộng đồng học tập có ảnh hưởng lớn
đến thực tiễn dạy học và là động lực của GV và cán bộ quản lí trong việc học tập. Hình
thức phát triển nghề nghiệp này vừa đáp ứng được nhu cầu cá nhân, vừa đáp ứng được
nhu cầu tập thể và như vậy giúp cho các GV kiến tạo các quá trình học tập sao cho thích
ứng với những thay đổi xã hội trong bầu không khí cởi mở và cộng tác.
3. Kết luận
Từ kinh nghiệm của các nước trong phát triển nghề nghiệp giáo viên, chúng ta cần
xây dựng kế hoạch, thiết kế chương trình, chuẩn bị cơ sở vật chất, vấn đề nguồn lực
giáo viên cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Giáo viên phải được phát triển nghề
nghiệp thường xuyên, liên tục và suốt đời. Bồi dưỡng giáo viên là một trong những bước
quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản giáo dục, giúp giáo viên hoàn thiện kiến thức,
đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục. Để việc phát triển nghề nghiệp GV được liên tục
và bền vững cần đặc biệt chú trọng phát triển các hình thức bồi dưỡng GV tại chỗ, gắn với
nhà trường phổ thông, trong mối quan hệ cộng tác với đồng nghiệp.
Lời cảm ơn: Bài viết này là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Bộ: B2018-
SPH-03HT.
Các hình thức bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước và bài học cho Việt Nam
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Thị Kim Anh, 2017. Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp cho giáo viên
trẻ.kinh nghiệm dưới 3 năm) của trường Đại học sư phạm trong việc đào tạo giáo
viên. Đề tài nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[2] Đinh Quang Báo, 2018. Singapore bồi dưỡng giáo viên như thế nào?
[3] Darling- Hammond l, & McLaughlin, 1995. Policies that support professional
development in an era of reform (electronic version), Phi Delta, 76 (8).
[4] Kansanen, P, 2003. Teacher education in Finland: current models and new
developments. Institutional approaches to teacher education within higher education
in Europe: current models and new developments, pp.85-108.
[5] Masahiro Arimoto, 2005. Các tường sư phạm ở Nhật trước ngã ba đường: Những thử
thách và cơ hội trong thế kỉ 21, Học viện Quốc gia về Nghiên cứu Chính sách Giáo
dục, Nhật Bản - Kỷ yếu hội thảo: “Mục tiêu đào tạo và Mô hình đại học sư phạm Việt
Nam trong giai đoạn mới”. TPHCM, ngày 20.5.2005, tr 176. Phạm Thị Ly dịch.
[6] Lê Thị Quỳnh Nga, 2016. Chính sách phát triển nghề nghiệp giáo viên trong cải cách
giáo dục ở Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế:
"Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông".
[7] Nâng cao trình độ giáo viên ở Singapore: Gắn chặt với bồi dưỡng tại chỗ.
[8] OECD, 2009. The Professional Development of Teachers, Creating Effective Teaching
and Learning Environments: First Results from TALIS – ISBN 978-92-64-05605-3.
[9] Phạm Đỗ Nhật Tiến, 2013. Đổi mới đào tạo giáo viên trước yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.69.
[10] Trải nghiệm hệ thống giáo dục ở Canada,
/Content/trai-nghiem-he-thong-giao-duc-o-canada-68745.
ABSTRACT
Forms of developing teaching occupation improvement
in countries and lesson for Vietnam
Duong Thi Thuy Ha
Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education
Teaching occupation development plays an important role in the implementation and
quality of education in general, teachers are the most important force in school. As a
result, teaching occupation development is the issue that many countries care about and
invest in developing occupation. The article concentrates on research and development
experience in teaching occupation improvement in countries. In the content, analyzing
the necessities to improve the development of teaching occupation, innovation in some
countries and from there draw some lessons for Vietnam.
Keywords: Improvement, teacher, the improvement form, teaching occupation
development, learned lesson.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5512_0025_12_duong_thuy_ha_9709_2132662.pdf