Tài liệu Các đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa của biện pháp ngoa dụ trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt - Trương Hoài Uyên: 22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bản tình ca là nguồn cảm hứng cho hầu hết
những người học ngoại ngữ bất kể nền văn hoá.
Trong khi giai điệu gây ấn tượng đối với người
nghe, vẻ đẹp của ca từ vẫn chứa những điều bí ẩn
cần được khám phá thêm. Trong số các biện pháp
tu từ được sử dụng, biện pháp ngoa dụ đóng vai
trò nổi bật, tuy nhiên ít được nghiên cứu đầy đủ.
Theo Galperin (1981, tr.175), ngoa dụ là “một sự
phóng đại có chủ ý hoặc phóng đại một đặc điểm
cần thiết cho đối tượng hoặc hiện tượng. Dưới góc
nhìn cực đoan, sự phóng đại này được thực hiện ở
mức độ bất hợp lý”. Theo Claridge (2011), ngoa
TRƯƠNG HOÀI UYÊN *
*Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, ✉ thuyen@ufl.udn.vn
Ngày nhận bài: 15/3/2018; ngày sửa chữa: 23/4/2018; ngày duyệt đăng: 20/5/2018
CÁC ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA
CỦA BIỆN PHÁP NGOA DỤ TRONG CÁC BÀI HÁT
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT
Bài báo phân tích ngôn ngữ ngoa dụ được sử dụng tro...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa của biện pháp ngoa dụ trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt - Trương Hoài Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bản tình ca là nguồn cảm hứng cho hầu hết
những người học ngoại ngữ bất kể nền văn hoá.
Trong khi giai điệu gây ấn tượng đối với người
nghe, vẻ đẹp của ca từ vẫn chứa những điều bí ẩn
cần được khám phá thêm. Trong số các biện pháp
tu từ được sử dụng, biện pháp ngoa dụ đóng vai
trò nổi bật, tuy nhiên ít được nghiên cứu đầy đủ.
Theo Galperin (1981, tr.175), ngoa dụ là “một sự
phóng đại có chủ ý hoặc phóng đại một đặc điểm
cần thiết cho đối tượng hoặc hiện tượng. Dưới góc
nhìn cực đoan, sự phóng đại này được thực hiện ở
mức độ bất hợp lý”. Theo Claridge (2011), ngoa
TRƯƠNG HOÀI UYÊN *
*Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, ✉ thuyen@ufl.udn.vn
Ngày nhận bài: 15/3/2018; ngày sửa chữa: 23/4/2018; ngày duyệt đăng: 20/5/2018
CÁC ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA
CỦA BIỆN PHÁP NGOA DỤ TRONG CÁC BÀI HÁT
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT
Bài báo phân tích ngôn ngữ ngoa dụ được sử dụng trong các ca khúc tiếng Anh và tiếng Việt trên
bình diện cú pháp và ngữ nghĩa. Dựa trên lý thuyết của Galperin (1981) và Clardige (2011), bài
báo khảo sát ngôn ngữ ngoa dụ trên các bình diện cú pháp thể hiện ở các cấp độ ngôn ngữ và và
trên bình diện ngữ nghĩa về các trường nghĩa. Phương pháp phân tích định tính được sử dụng
trong việc thu thập và phân tích dữ liệu. Nguồn dữ liệu 300 mẫu gồm các từ, ngữ và cú có chứa
các cách diễn đạt ngoa dụ, trong đó 150 mẫu tiếng Anh và 150 mẫu tiếng Việt. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, biện pháp ngoa dụ sử dụng trong các ca khúc tiếng Anh và tiếng Việt có những
điểm khác biệt và tương đồng trên bình diện ngữ nghĩa ở các phạm trù nghĩa, trong đó, sự cường
điệu số, sự đam mê, đau đớn/mất mát, hạnh phúc/lạc quan chiếm ưu thế và cú pháp như các dạng
cụm từ, cấu trúc so sánh và mệnh đề. Bài báo hy vọng có thể cung cấp cho người học những kiến
thức cơ bản trong việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ ngoa dụ trong các kỹ năng đọc hiểu, viết và dịch
thuật; đối với những người làm công tác giảng dạy, họ cũng có thể sử dụng bài báo như một tư
liệu tham khảo trong công việc chuyên môn liên quan đến biện pháp tu từ ngoa dụ.
Từ khóa: bài hát, biện pháp tu từ, cú pháp, ngoa dụ, ngữ nghĩa
dụ vẫn là một lĩnh vực ít được nghiên cứu khi so
sánh với ẩn dụ và trào phúng. Chúng ta hãy xem
xét một vài ví dụ về ngôn ngữ ngoa dụ trong các
ca khúc Anh và Việt:
(1) When you smile, the whole world stops
and stares for a while.
Because you’re amazing just the way you are
(Just the way you are - Bruno Mars)
Rõ ràng, câu này là một sự phóng đại có chủ ý.
Thế giới không thể dừng lại hay nhìn chằm chằm
chỉ vì nụ cười của ai đó. Sự cường điệu như vậy
23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
được sử dụng để nhấn mạnh đến nụ cười tuyệt vời
của người phụ nữ, làm cho người đàn ông cảm xúc
sâu sắc, và thu hút sự chú ý của người nghe.
(2) Chỉ cần em hiểu anh và biết rằng anh mãi
mãi yêu em mà thôi
Vì trong anh em là điều duy nhất
(Dành cho em - Hoàng Tôn)
Để cho người mình yêu hiểu được tình yêu ấy
kéo dài bao lâu và sâu sắc như thế nào, trạng từ
“mãi mãi” và tính từ “duy nhất” được sử dụng để
phóng đại cảm xúc của người đàn ông.
Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy
rằng, phân tích và giải thích các cấu trúc ngoa dụ
trong cuộc sống hàng ngày tương đối đầy thử thách
đối với người học tiếng Anh, cũng như người nước
ngoài học tiếng Việt và tìm hiểu văn hoá Việt Nam
khi tìm hiểu được những khía cạnh tinh tế của biện
pháp ngoa dụ được sử dụng trong các ca khúc tiếng
Anh – Việt và sử dụng ngôn ngữ này một cách hiệu
quả. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy rằng, ngôn
ngữ ngoa dụ chưa được nghiên cứu đầy đủ và có
hệ thống trong các tình khúc tiếng Anh và tiếng
Việt. Việc dạy tiếng Anh thông qua các bài hát tạo
ra sự quan tâm lớn cho người học, nhờ những giai
điệu và ca từ lôi cuốn đi vào lòng người qua việc
sử dụng ngôn ngữ ngoa dụ.
Vì vậy, bài báo hy vọng cung cấp một số phát
hiện cho người học những kiến thức cơ bản trong
việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ ngoa dụ trong các
kỹ năng đọc hiểu, viết và dịch thuật; đối với những
người làm công tác giảng dạy, bài báo như một tư
liệu tham khảo trong công việc chuyên môn liên
quan đến biện pháp tu từ ngoa dụ.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm về biện pháp ngoa dụ
Theo Galperin (1981), ngoa dụ là sự phóng đại
có chủ ý một tính năng của một đối tượng cụ thể,
sử dụng sự cường điệu để nhấn mạnh. Mục đích
của ngôn ngữ này là tăng cường bản chất của đối
tượng hoặc hiện tượng được đề cập và để tạo ấn
tượng mạnh mẽ lên người đọc, làm cho người đọc/
người nghe quan tâm hơn và hiểu sâu hơn về điều
tác giả muốn nói đến.
2.2. Chức năng của biện pháp ngoa dụ
Theo Claridge (2011), trong các cuộc hội thoại
hàng ngày, ngôn ngữ ngoa dụ được sử dụng đơn
thuần chỉ để nhấn mạnh một hiệu ứng hài hước.
Tuy nhiên, trong âm nhạc nói chung và các tình
khúc nói riêng trong một âm thanh, ngôn ngữ này
có những ý nghĩa khác nhau. Bằng cách sử dụng
ngôn ngữ cường điệu, nhạc sĩ khiến cho những
cảm xúc thông thường trở nên đáng chú ý với
cường độ mãnh liệt. Theo Galperin (1981), ngôn
ngữ ngoa dụ không nên nhầm lẫn với sự phóng đại
thông thường vốn được sử dụng để diễn tả trạng
thái cảm xúc của người nói. Ngoa dụ khác với sự
cường điệu thông thường bởi thực tế là người nghe
biết rằng cường điệu quá mức này là cố ý và người
nói chỉ thể hiện thái độ, cảm xúc của mình, không
có ý định lừa dối người nghe.
3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích định tính được sử dụng
trong việc thu thập và phân tích dữ liệu, tìm ra
sự khác biệt và tương đồng về các đặc điểm ngữ
nghĩa và cú pháp của ngôn ngữ cường điệu trong
các các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt.
3.2. Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu là các cách diễn đạt ngoa dụ
trong các ca khúc Anh – Việt. Do tính chất dễ nhập
liệu và xử lý văn bản nên nguồn dữ liệu trên các
trang web trực tuyến đã được chọn để sử dụng.
Nguồn dữ liệu 300 mẫu gồm các từ, ngữ và cú
có chứa các cách diễn đạt ngoa dụ, trong đó 150
mẫu tiếng Anh và 150 mẫu tiếng Việt.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
4.1. Các đặc điểm cú pháp của ngôn ngữ ngoa
dụ trong các ca khúc tiếng Anh và tiếng Việt
Kết quả cho thấy, cấu trúc ngoa dụ được tìm thấy
ở dạng cụm từ, cấu trúc so sánh và câu điều kiện.
24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
4.1.1. Cụm từ
Cụm danh từ
Các cụm danh từ tìm thấy trong các ca khúc
tiếng Anh hầu hết có dạng:
Cụm danh từ = (thành tố tiền hạn định) +
(tính từ) + danh từ
(NP = (pre-determiner) + adjective + noun)
Xét các ví dụ:
(3) Boys only want love if it’s torture.
(Blank space - Taylor Swift)
(4) Because there’ll be no sunlight if I lose
you, baby.
(It will rain - Bruno Mars)
(5) And I won’t make you cry
And maybe an everlasting love can try
(An everlasting love - Andy Gibb)
Cụm danh từ ngoa dụ xuất hiện trong câu ở
dạng cơ bản nhất là danh từ đơn (torture) ở ví dụ
3. Danh từ đơn có thể được thành tố tiền hạn định
(pre-determiner) bổ nghĩa (no) trong cụm danh
từ “no sunlight” ở ví dụ 4, hoặc tính từ bổ nghĩa
(everlasting) đứng sau thành tố tiền hạn định và
danh từ ở ví dụ 5.
Xét ví dụ 6:
(6) You’ve got a smile that could light up this
whole town.
(Just the way you are – Bruno Mars)
Từ đó, ta có cấu trúc:
NP = pre-modifier + noun + post modifier
Đáng chú ý, các cụm danh từ tìm thấy trong
các ca khúc tiếng Việt có điểm tương đồng với các
ca khúc tiếng Anh qua các cấu trúc:
Cụm danh từ = danh từ + bổ ngữ đứng sau
(NP = Noun + Post-modifier)
Cụm danh từ = bổ ngữ đứng trước + danh từ
(NP = Pre-modifier + Noun)
Cụm danh từ = bổ ngữ đứng trước + danh
từ + bổ ngữ đứng sau
(NP = Pre-modifier + Noun + Post-modifier)
Xét các ví dụ:
(7) Anh muốn nói với em những điều thật lớn
lao, sẽ luôn ở đây, nơi tim anh, tình yêu bất tận.
(Bức thư tình đầu tiên - Đỗ Bảo)
(8) Ngày nào đó anh sẽ biết ra rằng mỗi riêng
mình em thôi, yêu anh mong anh suốt kiếp.
(Vì em yêu anh - Đức Trí)
(9) Giang tay cố níu tình về, ngàn đời xót xa
chỉ vì dại khờ
(Nuối tiếc - Phương Uyên)
Cụm động từ
Cụm động từ tìm thấy trong các ca khúc tiếng
Anh hầu hết có dạng:
Cụm động từ = động từ + cụm danh từ
(VP = Verb + NP)
Xét ví dụ:
(10) When our friends talk about you, all
it does is just tear me down, because my heart
breaks a little when I hear your name.
(It will rain – Bruno Mars)
(11) Baby when you touch me, I can feel how
much you love me. And it just blows me away.
(Amazed – Lonestar)
Bên cạnh đó, ta còn có cấu trúc:
Cụm động từ = động từ + cụm danh từ +
động từ
(VP = Verb + NP + Verb)
Xét ví dụ:
(12) You got me losing every breath. What did
you give me to make my heart bleed out my chest?
(Latch – Sam Smith)
Ngoài ra, ta còn các cấu trúc:
VP = Verb + (NP) + AdjectiveP
25KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
Xét ví dụ:
(13) You make me feel so alive.
(Alive - Empire of The Sun)
(14) You leave me breathless.
(Breathless - Shayne Ward)
Trong tiếng Việt, cụm động từ bao gồm một
nội động từ, hoặc gồm bổ ngữ đứng trước và bổ
ngữ đứng sau:
Xét ví dụ:
(15) Bởi phút giây biệt ly chẳng ai than trách
gì, em đã cố hết sức níu lại, không để tim mình
ngừng đập.
(Quay lưng đi - Bảo Thy)
(16) Một ngày 24 giờ em nhớ anh, chẳng thể
nào quên từng giây có anh.
(24 giờ 7 ngày - Huy Tuấn)
Qua đó, ta có cấu trúc:
Cụm động từ = nội động từ
(VP = V intransitive)
Cụm động từ = bổ ngữ đứng trước + động
từ + bổ ngữ đứng sau
(VP = pre-modifier + V + post-modifier)
Có thể thấy, danh từ và động từ đơn có thể
được sử dụng như một biện pháp ngoa dụ. Các
cụm danh từ có bổ ngữ đứng trước và bổ ngữ đứng
sau đều dùng định tố (determiners) ở dạng từ chỉ
số lượng.
Cụm tính từ và giới từ
Trong các ca khúc tiếng Anh, tính từ đơn lẻ vẫn
có đầy đủ chức năng của biện pháp ngoa dụ. Xét
ví dụ sau:
(17) I was blessed because I was loved by you.
(Because you loved me – Celine Dion)
Ngoài ra, qua ví dụ:
(18) I’ll be forever thankful baby.
(Because you loved me - Celine Dion)
Ta có cấu trúc:
Cụm tính từ = bổ ngữ đứng trước + tính từ
(AdjP = (pre-modifier) + Adjective)
Qua ví dụ 19:
(19) I have loved you for a thousand years.
I’ll love you for a thousand more.
(A thousand years - Christina Perri)
Ta thấy, cụm giới từ bao gồm giới từ và cụm
danh từ:
Cụm giới từ = giới từ + cụm danh từ
(Prep Phrase = Prep + NP)
Xét ví dụ:
(20) Chỉ thế thôi, tôi tin anh ấy, bằng tất cả
tình yêu nơi tôi.
(Điều ngọt ngào nhất - Đỗ Bảo)
Có thể thấy sự tương đồng giữa cấu trúc cụm
tính từ và giới từ tiếng Anh và tiếng Việt:
Cụm tính từ = bổ ngữ đứng trước + tính từ
Cụm giới từ = giới từ + cụm danh từ
4.1.2. Cấu trúc so sánh
Biện pháp ngoa dụ xuất hiện nhiều trong các
cấu trúc so sánh.
So sánh hơn
Xét ví dụ:
(21) I will never find another lover sweeter
than you.
(All my life - Stephen Bishop)
(22) I will never find another lover more
precious than you.
(All my life - Stephen Bishop)
26 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
Qua các ví dụ trên, ta có cấu trúc:
S1 + Verb + NP + Comp Adj + than + S2
So sánh nhất
Cấu trúc so sánh nhất thay thế các cấu trúc
thông thường khiến cho cách diễn đạt nhấn mạnh
hơn. Qua ví dụ sau, để làm nổi bật vẻ đẹp của cô
gái, tác giả đã sử dụng cấu trúc so sánh nhất “the
most beautiful girl in the world” như một biện
pháp ngoa dụ thay cho cách diễn đạt thông thường
“beautiful”.
(23) The most beautiful girl in the world
picks my ties out.
(The most beautiful girl in the world - Frank
Sinatra)
Ta có cấu trúc:
The + Superlative Adj + N + VP
So sánh bằng
Cấu trúc so sánh bằng ở ví dụ 25 giúp nhấn
mạnh thông điệp “you look very good”:
(24) No one could look as good as you.
(Pretty Woman - Roy Orbison)
S1 + Verb + As + Adj + As + S2
Trong tiếng Việt, từ so sánh “như” được sử
dụng phổ biến trong ngôn ngữ ngoa dụ. Xét các
ví dụ:
(25) Mà sao hôm nay anh vui cùng cô gái kia.
Trời đất bỗng như sao cuồng quay.
(Ghen - Phương Thanh)
(26) Một lần gặp gỡ đã như quen thuở nào.
(Bản tình cuối - Tuấn Ngọc)
(27) Khi anh trông thấy em, cả địa cầu như
vắng ngắt.
(Ngỡ đâu tình đã quên mình - Mỹ Tâm)
Qua đó, ta thấy:
Cụm danh từ + như + cụm động từ/tính từ
(NP + như + VP/ AdjP)
Cụm danh từ + bổ ngữ đứng trước + như +
cụm động từ
(NP + pre-modifier + như + VP)
Đặc biệt, có trường hợp cấu trúc so sánh không
có từ so sánh. Xét ví dụ:
(28) Mắt em đẹp trời sao, cho mình thương
nhớ nhau.
(Bây giờ tháng mấy - Từ Công Phụng)
Cụm danh từ + tính từ + cụm danh từ
(NP + adj + NP)
4.1.3. Mệnh đề Câu điều kiện
Biện pháp ngoa dụ xuất hiện trong các câu điều
kiện loại 0, loại một và loại hai. Xét các ví dụ:
(29) Boys only want love if it’s torture
(Blank space - Taylor Swift)
(30) Because there’ll be no sunlight if I lose
you, baby.
(It will rain - Bruno Mars)
(31) If my body was on fire, you’d watch me
burn down in flames
(Grenade - Bruno Mars)
Trong tiếng Việt, câu điều kiện không phổ
biến như trong tiếng Anh. Theo Nguyễn Kim Thản
(1997), câu điều kiện không được xem là một điểm
ngữ pháp quan trọng mà được gọi là các câu phức
thể thể hiện mối quan hệ kết quả điều kiện. Theo
Diệp Quang Ban (2004), các câu phức kết hợp với
các bổ ngữ hoặc liên từ diễn tả mối quan hệ điều
kiện – kết quả: nếu, hễ, miễn (là), giá, dù cho,
được xem là câu điều kiện. Mệnh đề còn lại bắt
đầu bằng (hoặc không có) từ liên kết “thì” là mệnh
đề chỉ kết quả.
27KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
(32) Dù cho núi sẽ mòn và sông sẽ cạn, lòng
anh vẫn không quên được ngày xưa.
(Tìm được nhau khó thế nào - Mr Siro)
(33) Từ bỏ mọi giác quan nếu không còn
được yêu anh.
(Mặc kệ - Tiên Cookie)
(34) Một ngày nào đó nếu ánh dương sẽ không
còn, loài người chìm trong
(Nếu điều đó xảy ra - Ngọc Châu)
4.2. Các đặc điểm ngữ nghĩa của ngôn ngữ
ngoa dụ trong các ca khúc tiếng Anh và tiếng Việt
Ngoa dụ chỉ số là đặc điểm ngữ nghĩa đáng chú
ý của ngôn ngữ ngoa dụ.
4.2.1. Ngoa dụ chỉ số (Numerical hyperbole)
Từ chỉ bội số (multiple words)
Một trong những dạng thức ngoa dụ xuất hiện
nhiều nhất thuộc về nhóm ngoa dụ chỉ số. Phần lớn
các ngôn ngữ ngoa dụ chỉ bội số bao gồm nghìn
(thousand) và triệu (million). Xét các ví dụ sau:
(35) I could hold you for a million years.
(Make you feel my love - Adele)
(36) I have loved you for a thousand years.
I’ll love you for a thousand more.
(A thousand years - Christina Perri)
Từ các ví dụ trên, có thể thấy, “million” và
“thousand” là những từ chỉ bội số phổ biến nhất
được sử dụng. Điều này có thể do thực tế những
bội số này đóng góp số lượng lớn cho văn học và
các cuộc hội thoại hàng ngày. Các nhà soạn nhạc
tiếng Anh có thể mong muốn gây ra những hiệu
ứng cảm xúc tương tự đối với người nghe. Có thể
thấy, các ví dụ mà “million” và “thousand” ở đây
không còn đại diện cho những con số, thay vào đó,
chuyển tải thông điệp nhấn mạnh có chủ ý.
Tương tự như vậy, trong các ca khúc tiếng
Việt, các cấu trúc ngoa dụ chỉ số lượng nói chung
và từ chỉ bội số nói riêng khá phổ biến. Xét các ví
dụ sau:
(37) Dành cho em ngàn câu ca và thương yêu đó
(Dành cho em – Hoàng Tôn)
(38) Sao em mơ ngày mai chốn xa xa, cho tình
yêu này ngàn năm mãi không phai.
(Nỗi đau chia xa - Phương Uyên)
Có thể thấy, ngoa dụ chỉ số sử dụng các từ chỉ
bội số được xem như một công cụ hữu hiệu để
bày tỏ tâm tư tình cảm một cách sinh động. Những
bội số từ như ngàn và trăm đứng trước danh từ để
nhấn mạnh những cảm xúc khác nhau như nỗi đau,
sự nhớ nhung, nỗi buồn khi yêu. Khi nhạc sĩ muốn
gửi gắm thông điệp cho ca từ, sự kết hợp hai từ chỉ
bội số trăm ngàn đã được sử dụng nhằm truyền tải
cảm xúc sâu đậm cho người nghe.
Từ tập hợp/chỉ sự tuyệt đối (collective/absolute
container)
Ngoa dụ chỉ số còn được thể hiện qua từ số lượng
chỉ sự tuyệt đối hoặc tập hợp. Theo số liệu thống
kê của nghiên cứu này, ngôn ngữ ngoa dụ trong
trường hợp này khá phổ biến. Xét các ví dụ sau:
(39) And when you smile,
The whole world stops and stares for a while
(Just the way you are - Bruno Mars)
(40) All my life I prayed for someone like you
I thank God that I, that I finally found you
(All my life - Stephen Bishop)
(41) With every word and every breath I’m
praying. That’s why I’m saying
(Please forgive me - Bryan Adams)
Trong ca khúc tiếng Việt, ngoa dụ chỉ sự tuyệt
đối/tập hợp khá phổ biến. Xét các ví dụ sau:
(42) Ðể rồi ta mất nhau, mất nhau vì cuộc tình
lầm lỡ. Mất nhau để trọn đời thương nhớ. Mất
nhau khi vẫn nhớ về nhau.
(Để trọn đời thương nhớ - Lê Hiếu)
28 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
(43) Chạm vào tim em, để nghe nhịp tim vẫn
run run gọi tên anh. Từ bỏ mọi giác quan nếu
không còn được yêu anh.
(Mặc kệ - Tiên Cookie)
(44) Khi Anh trông thấy Em
Cả địa cầu như vắng ngắt
(Ngỡ đâu tình đã quên mình - Mỹ Tâm)
(45) Tình một đời không ra, có ai như tình đôi ta
Chẳng còn gì hơn anh, tình này dành hết cho anh
(Người yêu bé nhỏ - Phương Uyên)
Sự độc nhất/Hư không (Uniqueness and
Nothingness)
Xét các ví dụ trong các ca khúc tiếng Anh:
(46) Pretty woman, I don’t believe you
You mock the truth
No one could look as good as you
(Pretty Woman - Roy Orbison)
(47) Nothing’s going to change my love for you
(Nothing’s gonna change my love for you -
Glenn Medeiros)
(48) I faced the nights alone
Oh, how could I have known
That all my life I only needed you?
(Almost Paradise - Heart)
Trong các tình khúc tiếng Việt, các cấu trúc
ngoa dụ chỉ sự duy nhất/hư không được tìm thấy.
Xét các ví dụ sau:
(49) Chỉ cần em hiểu anh và biết rằng anh mãi
mãi yêu em mà thôi. Vì trong anh em là điều duy nhất.
(Dành cho em - Hoàng Tôn)
(50) Đời em luôn mong có anh, chỉ mong có
anh. Ngày nào đó anh sẽ biết ra rằng mỗi riêng
mình em thôi, yêu anh mong anh suốt kiếp.
(Vì em yêu anh - Đức Trí)
Tính vĩnh viễn/bất diệt (eternity/foreverness)
Xét các ví dụ sau:
(51) I will give you my heart until the end of time.
(My Valentine - Martina McBride)
(52) For all the love I found in you, I’ll be
forever thankful baby.
(Because you loved me - Celine Dion)
(53) I could stay lost in this moment forever
Every moment spent with you is a moment I
treasure.
(I don’t want to miss a thing - Aerosmith)
(54) Soaring, tumbling, freewheeling
Through an endless diamond sky.
(A whole new world - Alan Menken)
(55) And I won’t make you cry
And maybe an everlasting love can try.
(An everlasting love - Andy Gibb)
Các ca khúc tiếng Việt cũng sử dụng ngôn ngữ
ngoa dụ này. Xét các ví dụ sau:
(56) Ngọt lắm những lúc em nắm đôi tay
Và hứa sẽ mãi yêu chỉ anh đây.
(Đếm ngày xa em - OnlyC)
(57) Anh muốn nói với em những điều thật lớn
lao. Sẽ luôn ở đây, nơi tim anh, tình yêu bất tận.
(Bức thư tình đầu tiên - Đỗ Bảo)
(58) Và có lẽ em không bao giờ trách than vì
em đã quá yêu anh.
(Vì em yêu anh - Đức Trí)
(59) Tình yêu tôi như dòng Krông na tuôn trào.
Không bao giờ khô cạn, không khi nào tàn phai.
(Em muốn sống bên anh trọn đời - Nguyễn Cường)
29KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
Bảng tóm tắt các loại từ ngoa dụ chỉ số
N
go
a
dụ
c
hỉ
s
ố
Tiếng Anh Tiếng Việt
Ví dụ Ví dụ
Bội số
(Multiple)
I have loved you for a thousand
years. I’ll love you for a thousand
more
Sao em mơ ngày mai chốn xa xa, cho
tình yêu này ngàn năm mãi không
phai.
Tập hợp
(Collective)
And when you smile, the whole
world stops and stares for a while
Khi Anh trông thấy em, cả địa cầu như
vắng ngắt
Duy nhất
(Uniqueness)
No one could look as good as you
Chỉ cần em hiểu anh và biết rằng anh
mãi mãi yêu em mà thôi vì trong anh
em là điều duy nhất.
Vĩnh cữu
(Eternity)
And I won’t make you cry. And
maybe an everlasting love can try
Anh muốn nói với em những điều thật
lớn lao.
Sẽ luôn ở đây, nơi tim anh, tình yêu bất tận.
4.2.2. Cấu trúc ngoa dụ diễn đạt niềm hạnh
phúc/lạc quan
Được xem như một sắc thái lạc quan của tình
yêu, trong âm nhạc, niềm hạnh phúc thường được
cường điệu nhằm tạo ấn tượng sâu đậm đến người
nghe. Xét các ví dụ sau trong các ca khúc tiếng Anh:
(60) And I love you so. I’m such a happy man.
Life began again, the day you took my hand.
(And I love you so - Elvis Presley)
(61) I just want to be close to you. You make
me feel so alive.
(A natural woman - Carole King)
Rõ ràng rằng hành động you took my hand
không thể giúp cho life began again. Tương tự,
cảm giác feel so alive là một cách diễn đạt cường
điệu nhằm bày tỏ niềm hạnh phúc, bởi lẽ close to
you không thể khiến con người feel so alive.
Trong ca khúc tiếng Việt, niềm hạnh phúc được
diễn đạt qua các ví dụ sau:
(62) Vì em mang niềm vui tới nơi anh.
Như người may mắn nhất trên đời
(Đếm ngày xa em - OnlyC)
(63) Chỉ thế thôi, tôi tin anh ấy, bằng tất cả tình
yêu nơi tôi.
Chỉ thế thôi, tôi cám ơn đời, mang anh đến
điều ngọt ngào nhất trên đời.
(Điều ngọt ngào nhất - Đỗ Bảo)
4.2.3. Cấu trúc ngoa dụ diễn đạt vẻ đẹp/sự lôi
cuốn
Trong ngôn ngữ của các tình khúc, vẻ đẹp
được tô điểm thêm nhờ biện pháp ngoa dụ. Xét
các ví dụ sau:
(64) When you smile, the whole world stops
and stares for a while.
(Just the way you are - Bruno Mars)
(65) You’ve got a smile that could light up this
whole town.
(You belong with me - Taylor Swift)
(66) Time stands still. Beauty in all she is.
(A thousand years - Christina Perri)
Thế giới không thể ngừng quay, thành phố
không thể đươc thắp sáng và thời gian không thể
đứng yên chỉ vì nụ cười và vẻ đẹp người phụ nữ.
Có thể thấy, sự miêu tả mang tính ngoa dụ nhằm
nhấn mạnh vẻ đẹp, sự duyên dáng và say mê trong
đôi mắt kẻ đang yêu.
Trong các ca khúc tiếng Việt, vẻ đẹp của nụ
cười được miêu tả thông qua các cụm từ “ngất
ngây” và “đẹp nhất trên đời” qua các ví dụ sau:
30 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
(67) Nhớ nụ cười hồn như ngất ngây.
(Xin một ngày mai có nhau - Khánh Hà)
(68) Vừa khi em hé môi
Nụ cười đẹp nhất trên đời
Mà như xa cách anh rồi.
(Đánh mất - Mr Siro)
4.2.4. Cấu trúc ngoa dụ diễn đạt sự đam mê
Có thể thấy rằng, ngoa dụ là một biện pháp tu
từ hiệu quả diễn đạt sự đam mê, một nét ngữ nghĩa
đặc trưng trong cả ca khúc tiếng Anh và tiếng Việt.
Xét các ví dụ sau:
(69) If you could take my pulse right now, it
would feel just like a sledgehammer.
If you could feel my heart beat now, it would
hit you like a sledgehammer.
(Sledgehammer - Fifth Harmony)
(70) Honey, I knew that we would be together
forever. I’d rather die than live without you.
(I’ll never break your heart - Backstreet Boys)
(71) I swear I hear your voice driving me
insane. How I wish that you would call to say.
(Anytime - Brian Mcknight)
Như đã đề cập ở trên, biện pháp ngoa dụ diễn
đạt sự đam mê được sử dụng khá phổ biến trong
các ca khúc Việt:
(72) Anh mong em đừng thay đổi. Vì anh đã
quá yêu em mất rồi.
(Đếm ngày xa em - OnlyC)
(73) Gạt đi quá khứ đau buồn ta sẽ yêu nhau
như lúc đầu. Giờ em mới biết con tim em yêu anh
hơn chính mình.
(Yêu anh hơn chính em - Nguyễn Hoàng Duy)
4.2.5. Cấu trúc ngoa dụ diễn đạt nỗi đau/nỗi buồn
Qua các cấu trúc “make my heart bleed out my
chest”, “breaks my heart”, nỗi đau/nỗi buồn trong
tình yêu được lột tả ấn tượng và mạnh mẽ. Xét các
ví dụ sau:
(74) How do you do it? You got me losing
every breath. What did you give me to make my
heart bleed out my chest?
(Latch - Sam Smith)
(75) It breaks my heart to see you crying.
(Glory of Love - Peter Cetera)
Trong các ca khúc tiếng Việt, sự đau buồn
được miêu tả kịch tính thông qua các cách diễn
đạt “lòng tan nát rã rời”, “trái tim vụn vỡ”, “tim
ngừng đập” nhằm nhấn mạnh nỗi đau trong tình
yêu. Xét các ví dụ sau:
(76) Yêu em, môi nồng hôn ấm còn vương.
Yêu em, vai gầy tóc mây còn thương. Mai xa rồi
lòng nghe tan nát rã rời. Mai xa rồi nước mắt nào
đầy vơi.
(Em đi - Đức Huy)
(77) Trái tim em vụn vỡ khi chia tay tình đầu.
Chẳng dám mong ngày sau lòng này yêu ai nữa đâu.
(Yêu lần nữa - Lương Minh Trang)
(78) Bởi phút giây biệt ly chẳng ai than trách
gì. Em đã cố hết sức níu lại, không để tim mình
ngừng đập.
(Quay lưng đi - Bảo Thy)
4.2.6. Cấu trúc ngoa dụ diễn đạt nỗi nhớ
Trong ca khúc tiếng Anh, cấu trúc “the day
feels like years” không ngụ ý ngày thật sự dài như
năm, một điều phi lý trong thực tế. Thông qua biện
pháp ngoa dụ, người viết nhằm muốn lột tả nỗi
nhớ mãnh liệt, thay vì “I really miss you”.
(79) My loneliness is killing me. I must
confess, I still believe. When I’m not with you I
lose my mind.
(Baby one more time - Britney Spears)
(80) The days feel like years when I’m alone.
(When you’re gone - Avril Lavigne)
Trong ca khúc tiếng Việt, khái niệm thời gian
được sử dụng khá phổ biến khi diễn đạt nỗi nhớ.
Xét các ví dụ sau:
31KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
(81) Sự thật là em vẫn nhớ anh bất kể đêm ngày.
(Mùa xa nhau - Tiên Cookie)
(82) Này em có thấu anh đang mỏi mệt. Ngần
ấy năm, một giây anh vẫn không ngừng nhớ em.
(Đánh mất - Mr Siro)
5. KẾT LUẬN
Nhìn chung, về mặt cú pháp, ngôn ngữ ngoa
dụ được tìm thấy ở dạng cụm từ, cấu trúc so sánh
và mệnh đề. Danh từ, động từ và tính từ đơn lẻ có
thể được sử dụng như biện pháp ngoa dụ. Trong
câu điều kiện, trong cú pháp tiếng Việt, câu điều
kiện không phổ biến như trong tiếng Anh và không
được xem như điểm ngữ pháp chính, vì vậy, có
những khác biệt lớn giữa hai ngôn ngữ. Về tính
năng ngữ nghĩa, ngoa dụ chỉ số, sự đam mê, hạnh
phúc/lạc quan, nỗi buồn, nỗi nhớ và vẻ đẹp chiếm
ưu thế. Kết quả nghiên cứu cho thấy biện pháp
ngoa dụ sử dụng trong các ca khúc Anh và Việt có
những điểm khác biệt và tương đồng từ quan điểm
ngữ nghĩa và cú pháp.
Tuy còn một số hạn chế không thể tránh khỏi
trong kết quả nghiên cứu, chúng chúng tôi mong
rằng đóng góp phần nào giúp người học và người
dạy có thể nắm vững và phân biệt cách sử dụng
các cách diễn đạt ngoa dụ, sử dụng chúng một
cách hữu ích vào quá trình dạy và học ngôn ngữ./.
Tài liệu tham khảo:
1. Diệp Quang Ban (2005). Ngữ pháp tiếng
Việt. NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Kim Thản (1997). Nghiên cứu Ngữ
pháp tiếng Việt. NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Thư viện lời nhạc (n.d.). Truy xuất từ <http://
lyric.tkaraoke.com/>.
4. Claridge, C. (2011). Hyperbole in English.
A Corpus-based study of exaggeration. New York:
Cambridge University Press.
5. Galperin, I.R. (1981). Stylistics. Moscow:
Higher School Publishing House.
SYNTACTIC AND SEMANTIC FEATURES OF HYPERBOLE IN ENGLISH
AND VIETNAMESE SONGS
TRUONG HOAI UYEN
Abstract: This article addressed the language of hyperbole used in English and Vietnamese
songs under the perspective of syntax and semantics. In light of the theories of hyperbole by
Galperin (1981) and Clardige (2011), syntactically, the language of hyperbole was expressed by
different linguistic units and semantically, by semantic fields. The qualitative analysis method
was employed to collect and analyze data. The data for analysis included 300 samples of words,
phrases and sentences that contain hyperbolic expressions. There were 150 Vietnamese samples
and 150 English ones. The findings showed that the language of hyperbole used in English and
Vietnamese songs bore both similarities and differences. In terms of semantic features, hyperbolic
expressions were found in a number of categories, among which numerical hyperbole, hyperbolic
expressions of passion, pain/sadness, missing, happiness/optimism were the most dominant.
Syntactically, hyperbolic expressions were significantly found in various phrases, comparative
structures and clauses. On the basis of the findings, several implications and suggestions on
comprehending, translating the language of hyperbole as well as learning and teaching English
through stylistics in general and hyperbole in particular are put forward.
Keywords: song, stylistics, syntax, hyperbole, semantics
Received: 15/3/2018; Revised: 23/4/2018; Accepted for publication: 20/5/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khnnqs_13_5_2018_22_31_truong_hoai_uyen_1378_2136269.pdf