Tài liệu Các chỉ tiêu phân tích mẫu: CHƯƠNG 6
HIỆU QUẢ XỬ LÝ
6.1 CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH MẪU
6.1.1 pH
Độ pH là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước cấp và nước thải. Chỉ số này cho thấy cần thiết phải trung hòa nước thải hay không.
Nguyên tắc: đo nồng độ H+ trong nước dựa vào sự chênh lệch điện thế giữa cặp điện cực. Trong đó, có một điện cực chuẩn pH =7 và một điện cực dùng để đo.
6.1.2 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
COD (chemical oxygen demand) là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có trong mẫu nước thải CO2 và nước.
Nguyên tắc: COD được xác định bằng cách dùng chất oxy hóa mạnh trong môi trường axit và gia nhiệt 5500C. Cách xác định này cho phép xác định tổng hàm lượng oxi cần thiết để oxi hóa chất ô nhiễm hữu cơ có thể oxi hóa thành CO2 và H2O.
6.1.3 Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS)
SS (mg/l hoặc g/l) là chất rắn lơ lửng ở dạng huyền phù. Hàm lượng các chất huyền phù là trọng lượng khô của chất rắn còn lại trên giấy lọc, khi lọc một thể tích mẫu nước qua phễu lọc rồi sấy khô ở 103...
7 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chỉ tiêu phân tích mẫu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6
HIỆU QUẢ XỬ LÝ
6.1 CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH MẪU
6.1.1 pH
Độ pH là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước cấp và nước thải. Chỉ số này cho thấy cần thiết phải trung hòa nước thải hay không.
Nguyên tắc: đo nồng độ H+ trong nước dựa vào sự chênh lệch điện thế giữa cặp điện cực. Trong đó, có một điện cực chuẩn pH =7 và một điện cực dùng để đo.
6.1.2 Nhu cầu oxy hóa học (COD)
COD (chemical oxygen demand) là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có trong mẫu nước thải CO2 và nước.
Nguyên tắc: COD được xác định bằng cách dùng chất oxy hóa mạnh trong môi trường axit và gia nhiệt 5500C. Cách xác định này cho phép xác định tổng hàm lượng oxi cần thiết để oxi hóa chất ô nhiễm hữu cơ có thể oxi hóa thành CO2 và H2O.
6.1.3 Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS)
SS (mg/l hoặc g/l) là chất rắn lơ lửng ở dạng huyền phù. Hàm lượng các chất huyền phù là trọng lượng khô của chất rắn còn lại trên giấy lọc, khi lọc một thể tích mẫu nước qua phễu lọc rồi sấy khô ở 103 – 105 0C tới khi trọng lượng không đổi.
Nguyên tắc: chất rắn lơ lửng là chất không tan trong nước và giữ lại trên bề mặt của giấy lọc, hàm lượng SS được sấy khô ở 1050C đến khi không đổi.
SV30 là số ml phần chất rắn của 1 lít mẫu nước đã lắng xuống đáy ống đong sau 30 phút.
Nguyên tắc: SV30 là lượng bùn lắng của một lít nước bùn trong thời gian 30 phút.
6.2 CÔNG TÁC LẤY MẪU
Do tính chất nước thải đầu vào thay đổi thường xuyên nên chọn phương pháp lấy mẫu tổ hợp. Mẫu tổ hợp theo thời gian dùng để nghiên cứu chất lượng dòng chảy trung bình.
Mẫu nước thải được nhân viên lấy mẫu lấy định kỳ tại các bể. Mỗi bể được lấy 5 lần ở 5 thời điểm khác nhau, sau đó lấy mỗi bình 200 ml pha trộn thành 1000 ml mẫu để tiến hành phân tích.
Công tác lấy mẫu nước được thực hiện theo bảng sau:
Vị trí lấy mẫu
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
Bắt đầu / kết thúc
Thể tích mẫu (lít)
Bắt đầu / kết thúc
Thể tích mẫu (lít)
Bắt đầu / kết thúc
Thể tích mẫu (lít)
Bắt đầu / kết thúc
Thể tích mẫu (lít)
Bắt đầu / kết thúc
Thể tích mẫu (lít)
Bể 101
Hố thu gom
8h-8h05
1
10h-10h05
1
12h-12h05
1
14h-14h05
1
16h-16h05
1
Bể 204
Bề lắng 1
8h05-8h15
1
10h05-10h15
1
12h05-12h15
1
14h05-14h15
1
16h05-16h15
1
Bể 301
Bể aerotank
8h15-8h25
1
10h15-10h25
1
12h15-12h20
1
14h15-14h25
1
16h15-16h25
1
Bể 302
Bể lắng 2
8h25-8h35
1
10h25-10h35
1
12h25-12h35
1
14h25-14h35
1
16h25-16h35
1
6.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
6.3.1 Giá trị pH tại các bể trong công trình xử lý
Hình 6.1 Đồ thị biểu diễn giá trị pH đầu vào và đầu ra tại các bể trong trạm XLNT theo thời gian
6.3.2 Giá trị SS tại các công trình xử lý
Hình 6.2 Đồ thị biểu diễn giá trị SS đầu vào và đầu ra tại các bể theo thời gian
Hình 6.3 Đồ thị biểu diễn giá trị SS tại bể 301(bể aerotank) theo thời gian
6.3.3 Giá trị COD và SV tại các công trình xử lý
Hình 6.4 Đồ thị biểu diễn giá trị COD đầu vào và đầu ra và hiệu suất xử lý COD theo thời gian
Hình 6.5 Đồ thị biểu diễn giá trị COD tại bể 204(bể lắng 1) theo thời gian
Hình 6.6 Đồ thị biểu diễn giá trị SV30 tại bể 301(bể aerotank) theo thời gian
NHẬN XÉT
Theo số liệu thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu thì nhà máy tiếp nhận nguồn nước đầu vào có COD vượt tiêu chuẩn loại C (400mg/L), còn pH và SS thì đạt loại C. Vì vậy cần khắc phục bằng cách buộc các doanh nghiệp phải xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải loại C trước khi thải ra hệ thống thu gom nước thải chung của KCN.
Ngoài việc chất lượng nước vượt tiêu chuẩn, nhà máy còn chịu sự quá tải của lưu lượng nước đầu vào. Để khắc phục tình trạng này, nhà máy sẽ xây dựng thêm đơn nguyên có công suất 2000m3/ngày.
Chất lượng nước thải đầu vào nhà máy không ổn định, gây nhiều khó khăn cho quá trình xử lý, vì vậy vai trò của bể điều hòa là rất quan trọng.
Hệ thống xử lý chưa đạt hiệu quả tốt về độ màu, đôi khi nước đầu ra còn có độ màu vượt tiêu chuẩn cho phép.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6 CHUONG 6.docx