Tài liệu Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0019
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 166-173
This paper is available online at
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ MẪU GIÁO KHIẾM THÍNH 3 - 4 TUỔI TRONG MÔI TRƯỜNG
GIÁO DỤC HÒA NHẬP
Bùi Thị Lâm
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phát triển ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng trọng giáo dục trẻ khiếm thính
3 - 4 tuổi và chơi là phương tiện hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nội dung bài báo
này đề cập đến các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính
3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập bao gồm 3 nhóm biện pháp là: nhóm biện
pháp chuẩn bị điều kiện tổ chức trò chơi, nhóm biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi và
nhóm biện pháp hỗ trợ tổ chức trò chơi, với 10 biện pháp cụ thể. Các biện pháp được đề
xuất đảm bảo các yêu cầu của tổ chức trò chơi ở lớp mẫu giáo hòa nhập, tác động vào toàn
bộ quá trình tổ chức t...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0019
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 166-173
This paper is available online at
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ MẪU GIÁO KHIẾM THÍNH 3 - 4 TUỔI TRONG MÔI TRƯỜNG
GIÁO DỤC HÒA NHẬP
Bùi Thị Lâm
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phát triển ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng trọng giáo dục trẻ khiếm thính
3 - 4 tuổi và chơi là phương tiện hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nội dung bài báo
này đề cập đến các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính
3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập bao gồm 3 nhóm biện pháp là: nhóm biện
pháp chuẩn bị điều kiện tổ chức trò chơi, nhóm biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi và
nhóm biện pháp hỗ trợ tổ chức trò chơi, với 10 biện pháp cụ thể. Các biện pháp được đề
xuất đảm bảo các yêu cầu của tổ chức trò chơi ở lớp mẫu giáo hòa nhập, tác động vào toàn
bộ quá trình tổ chức trò chơi với sự phối hợp giữa giáo viên lớp mẫu giáo với giáo viên hỗ
trợ và gia đình trẻ khiếm thính nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, phát triển ngôn ngữ, trẻ khiếm thính, trò chơi.
1. Mở đầu
Trong giáo dục trẻ khiếm thính, nghiên cứu tìm kiếm các phương pháp, biện pháp phát triển
ngôn ngữ luôn là vấn đề trung tâm và được nhiều tác giả quan tâm, đặc biệt trong các nghiên cứu
của Kuder S. Jay, Yoshinaga-Itano, C., Raver, S.A. . . [4, 6, 7].
Các nhà nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính lứa tuổi mẫu giáo đều thống
nhất rằng: để phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính lứa tuổi này đạt hiệu quả, nhà giáo dục cần
tìm ra các biện pháp tổ chức các hoạt động và tạo môi trường giao tiếp để thông qua đó trẻ học
ngôn ngữ, chứ không phải không phải là dạy ngôn ngữ cho trẻ. Ủng hộ quan điểm này, một số nhà
khoa học như: Kuder S. Jay, Yoshinaga-Itano, C., Elizabeth, A. and Nerys, R., Raver, S.A.,. . . [2,
4, 6, 7] đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của trò chơi trong quá trình phát triển ngôn ngữ
cho trẻ khiếm thính lứa tuổi mẫu giáo.
Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính đã được các tác giả Yoshinaga-Itano,
C., Mary, P.M., Hahshie, J và cộng sự, Kuder S. Jay,. . . [3, 4, 5, 7] đề xuất trong những nghiên cứu
của mình, song những nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào hỗ trợ trẻ trong hoạt động can thiệp
cá nhân.
Ở Việt Nam, hỗ trợ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính độ tuổi mẫu giáo là một mục
tiêu quan trọng của các chương trình can thiệp sớm. Song nghiên cứu các biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt trong môi trường giáo dục hòa nhập còn rất hạn chế. Độ tuổi 3 - 4 tuổi
Ngày nhận bài: 15/11/2015. Ngày nhận đăng: 20/2/2016.
Liên hệ: Bùi Thị Lâm, e-mail: lambt@hnue.edu.vn
166
Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính...
là điểm giữa của giai đoạn can thiệp sớm. Ở lứa tuổi này trẻ khiếm thính vừa chuyển từ chương
trình hướng dẫn phụ huynh sang chương trình mẫu giáo hòa nhập. Sau quá trình đeo máy trợ thính,
trẻ đã tích lũy được những kinh nghiệm nghe, nói ban đầu, đây là thời điểm cần sự hỗ trợ từ môi
trường giao tiếp và các chiến lược can thiệp để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Để trẻ
khiếm thính đạt được các mục tiêu phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của cuối độ tuổi mẫu giáo cần
có một quá trình tác động có hệ thống.
Bài viết này giới thiệu một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
khiếm thính 3 - 4 tuổi giúp giáo viên mầm non tác động đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm
thính một cách có mục đích, hệ thống, khoa học song vẫn đảm bảo được sự vui vẻ, tự nhiên của
trò chơi.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
khiếm thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập
Biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3 - 4
tuổi là những cách thức tổ chức cụ thể trong hoạt động chơi cùng nhau giữa giáo viên và trẻ dựa
trên đặc điểm khả năng, nhu cầu của trẻ khiếm thính và điều kiện môi trường giáo dục hòa nhập
nhằm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong trò chơi.
2.2. Cơ sở khoa học định hướng xây dựng biện pháp tổ chức trò chơi cho trẻ
khiếm thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập
- Dựa trên quan điểm xã hội về trẻ khiếm thính, đó là những trẻ có sự suy giảm hay mất
khả năng nghe, làm chậm quá trình phát triển ngôn ngữ hoặc mất tiếng nói gây hạn chế chức năng
giao tiếp [4]. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một mặt cần hỗ trợ thính học để giúp trẻ nghe được
tốt hơn, đồng thời phải có các biện pháp trợ giúp trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính, có đặc trưng là ngôn ngữ nói chậm phát triển
và có một số khác biệt, song không có kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển chậm trễ của ngôn
ngữ kí hiệu. Những khiếm khuyết về nghe rõ ràng là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến những
khiếm khuyết về sự phát triển ngôn ngữ. Cơ hội tham gia vào các cuộc hội thoại bằng lời bị hạn
chế, nên những trẻ khiếm thính không có nhiều cơ hội để học nói [5, 7]. Do đó, trẻ khiếm thính
cần được tạo nhiều cơ hội hơn để học ngôn ngữ thông qua các hoạt động với sự hướng dẫn có chủ
đích của nhà giáo dục.
- Vấn đề sử dụng trò chơi trong giáo dục trẻ khiếm thính. Trong giáo dục trẻ khiếm thính,
trò chơi được sử dụng theo ba hướng chính. Một là, các trò chơi được sử dụng như một phương tiện
trị liệu ngôn ngữ cho trẻ [1]. Hai là, các trò chơi được tổ chức cho trẻ tập trung vào việc cải thiện
kĩ năng chơi, cách này nhằm mở rộng các trò chơi của trẻ hoặc kĩ năng tương tác với môi trường
thông qua trò chơi [1]. Ba là, các trò chơi tập trung hỗ trợ tính chất chơi, nhấn mạnh đến chất lượng
chơi của trẻ chứ không thể hiện những hoạt động chơi cụ thể [1]. Trong nghiên cứu này, các biện
pháp được đề xuất giao thoa giữa hướng thứ hai và ba đó là sử dụng trò chơi của trẻ khiếm thính
một cách có mục đích, vừa thúc đẩy sự phát triển kĩ năng chơi của trẻ, đảm bảo tính chất chơi vui
vẻ của trẻ trong trò chơi song cũng đạt được các mục tiêu giáo dục, đặc biệt là các mục tiêu phát
triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính.
- Thực trạng tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi ở lớp
mẫu giáo hòa nhập hiện nay cho thấy giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của các biện
pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính trong tổ chức trò chơi, song chưa nhận thức đúng và
167
Bùi Thị Lâm
đầy đủ về bản chất các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính. Có một số kĩ thuật thực
hiện biện pháp giáo viên chưa hiểu rõ hoặc cho rằng không biết đến. Giáo viên cũng chưa quan
tâm thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa các trẻ em trong quá trình chơi, đặc biệt giáo viên mầm
non đang thiếu các kiến thức và kĩ năng làm việc với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính
nói riêng. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khiếm
thính vấn đề nghiên cứu về biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhu
cầu cấp thiết.
2.3. Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm
thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập
Bài viết đề xuất 3 nhóm biện pháp với 10 biện pháp cụ thể áp dụng trong toàn bộ quá trình
tổ chức trò chơi cho trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập với sự phối hợp chặt chẽ
với gia đình trẻ.
Sơ đồ 1. Biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi
2.3.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị điều kiện tổ chức trò chơi
Biện pháp 1: Sưu tầm và xây dựng các trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm
thính 3 - 4 tuổi
* Mục tiêu, ý nghĩa: Cung cấp cho các giáo viên mầm non “ngân hàng” các trò chơi, hoạt
động dưới dạng tài liệu nguồn bao gồm các trò chơi tổ chức chung cho tất cả trẻ em trong lớp và
những trò chơi hỗ trợ các kĩ năng đặc thù cho trẻ khiếm thính. Điều này đảm bảo sự thuận lợi cho
168
Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính...
giáo viên khi tổ chức trò chơi cho trẻ em ở lớp mẫu giáo hòa nhập.
* Nội dung: Các trò chơi được sưu tầm và xây dựng phù hợp với mục tiêu phát triển ngôn
ngữ của trẻ ở giai đoạn này bao gồm: trò chơi rèn luyện kĩ năng nghe, trò chơi rèn luyện phát âm,
trò chơi phát triển vốn từ, trò chơi sử dụng ngôn ngữ.
* Cách tiến hành: Giáo viên tự xây dựng hoặc sưu tầm các trò chơi nhằm phát triển ngôn
ngữ cho trẻ từ các nguồn tài liệu khác nhau như Hướng dẫn thực hiện chương trình, tài liệu tham
khảo về tổ chức trò chơi ở lớp mẫu giáo hòa nhập, tuyển tập trò chơi...
Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ
* Mục tiêu, ý nghĩa: Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi. Một
kế hoạch được xây dựng tốt là cơ sở định hướng cho toàn bộ các hoạt động của giáo viên và trẻ em
trong trò chơi để đạt được các mục tiêu giáo dục.
* Nội dung: Kế hoạch tổ chức trò chơi bao gồm: Mục tiêu, nội dung chơi và hình thức tổ
chức chơi, các biện pháp thực hiện, chuẩn bị phương tiện thực hiện. Kế hoạch tổ chức trò chơi ở
lớp mẫu giáo hòa nhập cần đảm bảo quan tâm đến nhu cầu cá nhân của từng trẻ đặc biệt là trẻ
khiếm thính; thống nhất với chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ; linh hoạt và tự nhiên; an toàn
với trẻ em; có sự tham gia của cha mẹ của trẻ khi cần thiết.
* Cách tiến hành: Khi lập kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ, giáo viên cần thực hiện theo
các bước: Phân tích khả năng chơi hiện tại của trẻ và mức độ sử dụng ngôn ngữ, xác định mục tiêu,
lựa chọn nội dung chơi, hình thức chơi linh hoạt phù hợp với mục tiêu đặt ra, lựa chọn các biện
pháp thực hiện, dự tính các phương tiện cần thiết để tổ chức trò chơi cho trẻ.
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường chơi phù hợp và giàu kích thích ngôn ngữ
* Mục tiêu, ý nghĩa: Xây dựng môi trường chơi là một biện pháp hữu hiệu cho việc hỗ trợ,
tăng cường chơi và sự phát triển của trẻ khiếm thính. Môi trường chơi phù hợp sẽ thu hút sự tham
gia của trẻ; góp phần thúc đẩy trẻ chơi, sử dụng vật liệu chơi, thu hút bạn bè cùng tham gia và duy
trì trò chơi, tạo cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng chơi của mình.
* Nội dung: Việc xây dựng môi trường chơi cho trẻ bao gồm việc tạo điều kiện nghe tốt
cho trẻ, bố trí địa điểm chơi, tạo không gian ngôn ngữ, trang bị sắp xếp đồ dùng đồ chơi, vật liệu,
phương tiện kĩ thuật phù hợp khuyến khích trẻ chơi và kích thích trẻ học và sử dụng ngôn ngữ.
* Cách tiến hành: Tạo môi trường nghe thích hợp cho trẻ khiếm thính; sắp xếp không gian
lớp học, các khu vực chơi khuyến khích trẻ tương tác và tạo không gian ngôn ngữ; sử dụng ánh
sáng hợp lí để giúp trẻ khiếm thính quan sát rõ khuôn mặt và cử chỉ điệu bộ; lựa chọn đồ dùng, đồ
chơi, vật liệu chơi đa dạng và khuyến khích tất cả các loại trò chơi, các mức độ chơi khác nhau;
sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi sao cho tạo cơ hội để trẻ được giao tiếp, hợp tác với
nhau; tạo tâm thế thoải mái, chờ đợi đến trò chơi cho trẻ; điều chỉnh mức độ trừu tượng, phức tạp,
sự phản hồi của đồ dùng, đồ chơi phù hợp với khả năng tiếp cận của trẻ khiếm thính.
2.3.2. Nhóm biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi
Biện pháp 4: Điều chỉnh cách tổ chức hướng dẫn chơi phù hợp với khả năng ngôn ngữ của
trẻ khiếm thính
* Mục tiêu và ý nghĩa: Những điều chỉnh trong quá trình tổ chức trò chơi phù hợp sẽ giúp
trẻ phát triển tốt nhất khả năng của mình, hỗ trợ sự tham gia của trẻ vào trò chơi, giúp trẻ hoà nhập
một cách hiệu quả và có ý nghĩa vào lớp học.
* Nội dung: Thực chất của biện pháp này là điều chỉnh cách thức giao tiếp, chỉ dẫn và sử
dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp với khả năng ngôn ngữ của trẻ khiếm thính như giúp trẻ đọc
hình miệng, chú ý vị trí của trẻ khi giao tiếp với giáo viên và các bạn, sử dụng các phương tiện
trực quan, và điều chỉnh cách sử dụng lời nói của giáo viên khi hướng dẫn, gợi ý, trợ giúp trẻ chơi.
169
Bùi Thị Lâm
Điều chỉnh cách tổ chức hướng dẫn trò chơi cần phù hợp với khả năng của trẻ khiếm thính, không
đánh giá thấp khả năng, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ.
*Cách tiến hành: Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên quan tâm tạo điều kiện giúp
trẻ đọc hình miệng, sắp xếp hợp lí vị trí trẻ khiếm thính trong lớp và nhóm chơi, sử dụng bổ sung
các hỗ trợ thị giác cho trẻ khiếm thính, điều chỉnh việc sử dụng lời nói của giáo viên đảm bảo trẻ
khiếm thính hiểu được những chỉ dẫn, gợi ý, câu hỏi của cô giáo.
Biện pháp 5: Áp dụng các kĩ thuật phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong khi chơi
* Mục tiêu và ý nghĩa: Tận dụng các trò chơi để giúp trẻ giao tiếp và sử dụng lời nói, khuyến
khích trẻ diễn đạt hành động, cử chỉ, suy nghĩ, dự định chơi của mình.
* Nội dung: Biện pháp này sử dụng các kĩ thuật nói mẫu, tạo tình huống cho trẻ học ngôn
ngữ, giao tiếp, khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ khi chơi.
*Cách tiến hành: Các kĩ thuật phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong khi chơi bao gồm: Sử dụng
lời nói mẫu thông qua các kĩ thuật cụ thể là nói mẫu, mở rộng câu nói cho trẻ, nhắc lại, nói song
song, tự nói một mình; tạo tình huống trong quá trình chơi bằng cách tạo các tình huống có vấn
đề, đặt câu hỏi và trả lời, tạo ra lỗi và khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống
chơi thông qua việc cung cấp từ, câu phù hợp, gợi ý tình huống hoặc câu nói cho trẻ.
Biện pháp 6: Sử dụng giao tiếp tổng hợp với trẻ khi chơi
* Mục tiêu và ý nghĩa: Việc sử dụng giao tiếp tổng hợp để giao tiếp, hướng dẫn, trợ giúp
cho trẻ khiếm thính sẽ giúp trẻ tiếp nhận được thông tin đầy đủ hơn và diễn đạt được suy nghĩ,
mong muốn và ý tưởng chơi với cô giáo và bạn bè.
* Nội dung: Sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau để tiếp nhận và diễn đạt thông tin
với trẻ khiếm thính. Những phương tiện tiếp nhận và diễn đạt thông tin được trẻ khiếm thính sử
dụng trong lớp học bao gồm: nghe, nhìn, quan sát, lời nói, cử chỉ điệu bộ, kí hiệu
*Cách tiến hành: Trong các tình huống chơi, giáo viên cần sử dụng và khuyến khích các trẻ
em khác trong lớp sử dụng giao tiếp tổng hợp với trẻ khiếm thính bằng cách kết hợp lời nói, hình
miệng với kí hiệu, cử chỉ điệu bộ, nét mặt, hành động mô phỏng... Tùy thuộc vào tình huống giáo
viên có thể áp dụng linh hoạt việc kết hợp nói với cử chỉ điệu bộ, nói với hình vẽ, tranh ảnh, kết
hợp nói với kí hiệu ngôn ngữ.
Biện pháp 7: Khuyến khích trẻ tương tác trong khi chơi
* Mục tiêu và ý nghĩa: Trò chơi là hoạt động hữu hiệu để trẻ khiếm thính có thể tương tác
với bạn bè. Các mối quan hệ tương tác này không chỉ giúp trẻ học được các kĩ năng xã hội mà còn
là cơ hội để trẻ học ngôn ngữ một cách có hiệu quả.
* Nội dung: Tương tác chơi bao gồm cả sự chủ động từ phía trẻ khiếm thính song trong môi
trường hoà nhập thì cần có sự chủ động từ phía trẻ nghe bình thường, đây là một cách hỗ trợ trẻ
khiếm thính nói chung và hỗ trợ học ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Tạo tình huống để giúp trẻ tương
tác với nhau, mở rộng quan hệ chơi cho trẻ song đảm bảo luôn tuân theo sự dẫn dắt của trẻ trong
tình huống chơi.
*Cách tiến hành: Khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần khuyến khích trẻ tương tác cùng nhau
thông qua việc giáo viên hỗ trợ, điều phối để trẻ khiếm thính và trẻ nghe bình thường cùng tham
gia vào trò chơi, trợ giúp trẻ biết cách đề nghị tham gia chơi cùng các bạn bằng lời nói hoặc hành
động, tận dụng sự giúp đỡ từ bạn cùng trang lứa cho trẻ khiếm thính, tạo tình huống để trẻ tương
tác với nhau một cách tự nhiên trong trò chơi.
Biện pháp 8: Đánh giá kết quả chơi
* Mục tiêu và ý nghĩa: Đánh giá kết quả chơi giúp cho giáo viên biết được mức độ tiến bộ
về kĩ năng chơi và ngôn ngữ của trẻ. Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh,
170
Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính...
điểm yếu của mình và tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động của cô và trẻ trong khi chơi nhằm đạt
được hiệu quả cao hơn.
* Nội dung: Đánh giá kết quả chơi của trẻ chính là việc giáo viên xác định chất lượng và
kết quả của hoạt động chơi của trẻ. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và mục tiêu tổ chức trò chơi cho
trẻ em, nội dung đánh giá kết quả chơi của trẻ được cụ thể hoá theo các nội dung: kĩ năng chơi của
trẻ; mức độ phức tạp của trò chơi; tính tích cực tham gia vào trò chơi; sử dụng ngôn ngữ trong quá
trình chơi; giao tiếp, tương tác với bạn chơi.
* Cách tiến hành: Trước tiên giáo viên cần xác định rõ yêu cầu với từng trẻ, thu thập thông
tin để xác định kĩ năng chơi của trẻ, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua trò chơi, so sánh kĩ
năng hiện tại với mức độ trước đó, so sánh kiến thức, kĩ năng hiện tại của trẻ với mục tiêu, yêu cầu
cần đạt ở trẻ. Quan sát trẻ chơi theo bảng quan sát để thu thập thông tin cho phần đánh giá. Phân
tích kết quả thu thập được một cách khách quan, khoa học.
2.3.3. Nhóm biện pháp hỗ trợ tổ chức trò chơi
Biện pháp 9: Tích hợp sử dụng trò chơi trong hoạt động hỗ trợ cá nhân trẻ khiếm thính
* Mục tiêu, ý nghĩa: Việc sử dụng trò chơi trong hoạt động hỗ trợ cá nhân làm cho hoạt
động trở nên nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn đối với trẻ, phù hợp với đặc điểm phát triển ngôn ngữ
của trẻ mẫu giáo khiếm thính 3 - 4 tuổi, tạo điều kiện để giáo viên tiếp cận trẻ nhiều hơn trên cơ
sở đó hiểu và đáp ứng một cách phù hợp những nhu cầu chơi, đặc điểm và sở thích của trẻ.
* Nội dung: Lựa chọn và sắp xếp phù hợp các trò chơi trong hoạt động hỗ trợ cá nhân cho
trẻ khiếm thính. Trong khi chơi, giáo viên cần kết hợp sử dụng các kĩ thuật phát triển ngôn ngữ
cho trẻ như đã được trình bày trong biện pháp 5.
* Cách tiến hành: Lựa chọn và sử dụng trò chơi trong tất cả các khâu trong tiến trình thực
hiện hoạt động hỗ trợ cá nhân cho trẻ khiếm thính từ bước kiểm tra máy trợ thính kết hợp luyện
nghe; luyện thở, luyện giọng, luyện vận động cơ quan phát âm; giao tiếp, trò chuyện với trẻ; lưu
giữ sản phẩm hoạt động trong hồ sơ cá nhân trẻ khiếm thính.
Biện pháp 10: Hỗ trợ phụ huynh tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm
thính
* Mục tiêu và ý nghĩa: Bổ sung kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng và chơi với TKT cho cha
mẹ trẻ, nâng cao sự phối hợp thống nhất trong phát triển ngôn ngữ và giáo dục cho trẻ khiếm thính
giữa gia đình và nhà trường mầm non.
* Nội dung: Hỗ trợ phụ huynh trẻ khiếm thính giúp họ có kiến thức và đặc biệt là kĩ năng
chơi với trẻ, giúp phụ huynh sử dụng Bảng đánh giá kĩ năng giao tiếp của người lớn với trẻ để hiểu
sâu hơn về giao tiếp và chơi với trẻ khiếm thính nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ và điều chỉnh
cách giao tiếp phù hợp trong khi chơi với trẻ.
* Cách tiến hành: Việc hỗ trợ và phối hợp với phụ huynh để tổ chức trò chơi nhằm phát
triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính được thực hiện thông qua các hình thức: trao đổi, trò chuyện,
thảo luận của giáo viên với phụ huynh, các buổi hướng dẫn phụ huynh chơi cùng trẻ, các cuộc hội
thảo theo nhóm, cung cấp tài liệu cho phụ huynh, hướng dẫn kĩ năng chơi với trẻ cho phụ huynh
thông qua việc làm mẫu, sử dụng băng hình...
2.3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp và điều kiện thực hiện các biện pháp
Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng nằm trong một chỉnh thể thống
nhất, bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau. Các biện pháp nhấn mạnh đến quá trình lựa chọn, sắp xếp
trò chơi, sự phối hợp hoạt động cùng nhau giữa giáo viên và trẻ, giữa các trẻ với nhau phù hợp với
trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi. Nhóm biện pháp chuẩn bị điều kiện tổ chức trò chơi sẽ là các biện pháp
171
Bùi Thị Lâm
tạo tiền đề, nhóm biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi là các biện pháp trọng tâm tác động vào
quá trình tương tác giữa trẻ với giáo viên, giữa các trẻ với nhau, nhóm biện pháp hỗ trợ tổ chức trò
chơi có tác động và hỗ trợ cho tất cả các biện pháp thuộc nhóm một và nhóm hai. Thực hiện được
các biện pháp này sẽ giúp cho trẻ khiếm thính không chỉ phát triển ngôn ngữ mà còn giúp trẻ có
thể hoà nhập thực sự và có ý nghĩa vào các hoạt động ở lớp mẫu giáo.
Để thực hiện được các biện pháp trên đòi hỏi các điều kiện sau:
Về phía trẻ: Trẻ khiếm thính sử dụng phương tiện trợ thính và có kinh nghiệm nghe, nói ban
đầu. Trẻ nghe bình thường trong lớp được hướng dẫn để chấp nhận, không phân biệt đối xử đối với
trẻ khiếm thính và hỗ trợ đơn giản trong giao tiếp cho trẻ khiếm thính.
Về phía giáo viên: Có hiểu biết về mức độ phát triển trò chơi của trẻ em nói chung, trẻ
khiếm thính nói riêng, tiến trình phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính, những biểu hiện khác
nhau về ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ khiếm thính. Có kĩ năng tổ chức trò chơi cho trẻ ở trường
mầm non.
Về phía phụ huynh trẻ khiếm thính: Phụ huynh có sự cộng tác chặt chẽ với giáo viên, quan
tâm đến việc chăm sóc- giáo dục trẻ.
Điều kiện cơ sở vật chất: Cần có sự đầu tư và quan tâm đến việc xây dựng môi trường chơi
cho trẻ. Số lượng trẻ trong nhóm, lớp không quá đông để giáo viên có thể quan sát được từng cá
nhân trẻ và đáp ứng nhu cầu của trẻ. Đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ thính học
kịp thời.
3. Kết luận
Trò chơi là một phương tiện hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính và trò chơi
càng được phát huy tác dụng hơn khi giáo viên tổ chức một cách có mục đích rõ ràng, khoa học,
dựa trên những đặc điểm của trẻ và giữ được sự vui vẻ của trò chơi. Nghiên cứu này đã đề xuất ba
nhóm biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi bao gồm
nhóm biện pháp chuẩn bị điều kiện tổ chức trò chơi, nhóm biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi,
nhóm biện pháp hỗ trợ tổ chức trò chơi với 10 biện pháp cụ thể. Các biện pháp được đề xuất đảm
bảo các yêu cầu của tổ chức trò chơi ở lớp mẫu giáo hòa nhập, tác động vào toàn bộ quá trình tổ
chức trò chơi với sự phối hợp giữa giáo viên lớp mẫu giáo với giáo viên hỗ trợ và gia đình trẻ giúp
trẻ được học ngôn ngữ trong một môi trường vui vẻ, tự nhiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Couse, L.J., Clawson, M.A., 2000. Social play of preschool children with special needs and
typically developing children. Paper presented at the Conference on Human Development.
Memphis Tennessee, 97-119.
[2] Elizabeth, A. and Nerys, R., 1994. Helping the hearing impaired child in your class. Oxford
Brookes University.
[3] Hahshie, J., Moseley, M.J., Scott, S.M., Lee, J., 2006. Enhancing communication skills of
deaf and hard of hearing children in the mainstream. New York: Delmar Publishers
[4] Kuder S. Jay, 2003. Teaching students with language and communication disabilities.
Pearson Education, Inc.
[5] Mary, P.M., 2000. Early intervention and language development in children who are deaf
and hard of hearing. Pediatrics, 106, 43 - 52.
[6] Raver, S.A., 2009. Early childhood special education, 0- 8 years: Strategies for positive
outcomes. New Jersey: Pearson Education.
172
Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính...
[7] Yoshinaga-Itano, C., 2000. Successful outcomes for deaf and hard of hearing children.
Seminars in hearing, 21 (4), 125-154.
ABSTRACT
Organized play to improve language learning in 3–4-year old children
with a hearing impairment in an inclusive education setting
Language development is an important educational goal for children who are 3-4 years
old with a hearing impaiment and play is an effective tool forlanguage development. This article
refers to ways to organize play to develop language in children with a hearing impairment. These
measures include: preparing to organize play, guidance and support of children during play, and
supporting and organizing play. These measures were suggested to ensure that the requirements
of play organization in inclusive kindergarten settings, impacting the entire process of play
organization in inclusive kindergarten settings with collaboration between preschool teachers,
support teachers and children’s families.
Keywords: Inclusive education, language development, children with hearing impairment,
play.
173
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4107_btlam_0504_2134622.pdf