Các biện pháp chống thấm tầng hầm và một số vấn đề chống thấm ngược cho tầng hầm

Tài liệu Các biện pháp chống thấm tầng hầm và một số vấn đề chống thấm ngược cho tầng hầm: ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 51 CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG THẤM TẦNG HẦM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỐNG THẤM NGƯỢC CHO TẦNG HẦM VŨ XUÂN HIẾU* Methods basement wteproofing and some problem on the basement wteproofing type reverse Abstract: The paper presents types of absorbent and base waterproofing materials, from which presents the basement waterproofing classification, and some reverse absorbent problem for the basement are discussed . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * Thấm công trình đã từng được xem là một thứ bệnh của công trình làm giảm tuổi thọ công trình. Nhưng với tầng hầm, thấm chẳng những làm giảm nhanh tuổi thọ của công trình mà còn trực tiếp làm giảm hiệu năng sử dụng tầng hầm, đôi khi có thể gây ra tức thì các rủi ro về tính mạng tài sản, nhất là khi tầng hầm đặt trong các tầng chứa nước. Bài học thực tế cho thấy, hiện tượng thấm tầng hầm rất đa dạng về hình thái, nguồn gốc cũng như nguyên nhân cơ chế và quy luật của quá trình thấm. Vì thể, để phòng chống thấm ch...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các biện pháp chống thấm tầng hầm và một số vấn đề chống thấm ngược cho tầng hầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 51 CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG THẤM TẦNG HẦM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỐNG THẤM NGƯỢC CHO TẦNG HẦM VŨ XUÂN HIẾU* Methods basement wteproofing and some problem on the basement wteproofing type reverse Abstract: The paper presents types of absorbent and base waterproofing materials, from which presents the basement waterproofing classification, and some reverse absorbent problem for the basement are discussed . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * Thấm công trình đã từng được xem là một thứ bệnh của công trình làm giảm tuổi thọ công trình. Nhưng với tầng hầm, thấm chẳng những làm giảm nhanh tuổi thọ của công trình mà còn trực tiếp làm giảm hiệu năng sử dụng tầng hầm, đôi khi có thể gây ra tức thì các rủi ro về tính mạng tài sản, nhất là khi tầng hầm đặt trong các tầng chứa nước. Bài học thực tế cho thấy, hiện tượng thấm tầng hầm rất đa dạng về hình thái, nguồn gốc cũng như nguyên nhân cơ chế và quy luật của quá trình thấm. Vì thể, để phòng chống thấm cho tầng hầm từ khi nó bắt đầu được xây dựng, thường đơn giản hơn so với việc sửa chữa chống thấm. Tuy nhiên, nếu xác định đúng các đặc điểm đối tượng gây ra thấm và cơ chế thấm trong tường thì chi phí cho sửa chống thấm rất nhỏ so với chi phí dành cho phòng chống thấm. Điều đó cho thấy để chông thấm cho tầng hầm đạt hiệu quả thì ngoài việc xác định đặc điểm đối tượng gây ra thấm, cần có góc nhìn đa chiều về thấm tầng hầm để có cơ sở lựa chọn giải pháp chống thấm hợp lý, nói cách khác cần có sự phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Trong rất nhiều phân loại chống thấm, thì đáng chú ý nhất là sự phân * CH X17 Đại học Kiến trúc Hà Nội Đường Nguyễn Trãi, P. Văn Quán - Thanh Xuân - Hà Nội biệt giữa chống thấm trước tầng hầm theo hướng dòng chảy, gọi là chống thấm ngược với chống thấm thuận là chống thấm trên bề mặt sau tường, vì sự khác biệt giữa chúng là 2 vấn đề cơ bản của giải pháp chống thấm tầng hầm. Do đó, làm sáng tỏ các vấn đề thấm tầng hầm và các biện pháp chống thấm là rất cần thiết cho việc xác lập các giải pháp chông thấm. 2. CÁC DẠNG THẤM TẦNG HẦM Đặc điểm thấm tầng hầm: thấm tầng hầm khác với thấm mái nhà và nhà vệ sinh. Thấm nhà vệ sinh và mái nhà, tường nhà thường là thấm trong trường hợp không có áp lực. Thấm tầng hầm - tầng ngầm phần lớn xảy ra dưới tác động nhất định của áp lực nước. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng thấm không chỉ có liên quan tới chất lượng tốt xấu của 'bản thân gian tầng hầm, mà còn có liên quan đến áp lực nước ngầm. Hầu hết tầng hầm của các công trình được thiết kế có 1-2 tầng hầm sử dụng với mục đích đặt hệ thống kỹ thuật và nhà xe đều bị thấm tại các vị trí như mạch ngừng thi công (MNTC) vết nứt trên vách, vết nứt sàn [4] Dựa theo mức độ nước thấm, có thể chia thành bốn loại: thấm chậm, thấm nhanh, chảy mạnh và chảy mạnh cao áp: - Thấm chậm: hiện tượng nước rò rỉ không rõ rệt, xoa khô chỗ thấm nước; qua 3~5 phút ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 52 sau mới có thể nhìn thấy ngấn nước, qua một thời gian mới xuất hiện một mảng nước nhỏ, dần dần tích tụ thành dòng. - Thấm nhanh: nước thấm rõ rệt hơn thấm chậm, xoa khô chỗ thám nước, có thể xuất hiện ngay ngấn nước, tập trung thành một mảng theo tường chảy xuống. - Chảy mạnh: nước thấm rõ rệt, hình thành một dòng nước chảy, từ lỗ rò rỉ nước chảy xuống dọc theo tường. - Chảy mạnh cao áp: nước thấm nghiêm trọng, áp lực nước tương đối lớn, thông thường hình thành cột nước phụt ra từ chỗ rò rỉ nước. Dựa theo nguyên nhân chủ yếu gây thấm: có thể chia thành bốn loại nguyên nhân sau - Băng cản nước tại MNTC không được định vị chắc chắn, trong quá trình thi công bê tông bị xô, lệch, đổ, mất tác dụng ngăn nước; - Chiều cao đổ bê tông quá lớn dẫn tới bê tông tại vị trí MNTC bị rỗ do đá rơi xuống trước, [1]đầm không tới vị trí MNTC; - Kết cấu bao che được thiết kế đồng thời là kết cấu chịu lực, do vậy thường phát sinh nứt do lún, không có các khe lún chủ động nhằm triệt tiêu nứt do biến dạng, lún công trình; - Cấp phối bê tông chưa hợp lý: độ sụt quá cao, hàm lượng xi măng nhiều dẫn tới nứt kết cấu do co ngót bê tông gây thấm Dựa theo hình thức rò rỉ hay hình thái xuất lộ thấm trên tường, có thể chia thành ba loại: thấm rò rỉ điểm, thấm rò rỉ mạch và thấm rò rỉ mặt. Do đó khi tiến hành xử lý thấm gian tầng ngầm, cần phải dựa vào tình hình cụ thể, tiến hành các loại kiểm tra, thông qua phân tích cụ thể, tìm ra vị trí thấm và nguyên nhân thấm, mới có thể đưa ra phương án xử lý chống thấm chắc chắn. 3. VẬT LIỆU CƠ BẢN SỬ DỤNG CHO CHỐNG THẤM CỦA TẦNG HẦM Nguyên lý chung của chông thấm là sử dụng vật liệu không thấm để ngăn nước thâm nhập vào tầng hầm. Do đó, vật liệu cơ bản để chống thấm là chất rắn cách nước, hầu hết được hóa rắn từ các dung dịch theo các quá trình hóa lý khác nhau, chúng có thề là sản phẩm tự nhiên hoặc nhân tạo, là hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ [3]. Tại Việt Nam vào thời điểm hiện nay có các loại vật liệu sau: + Vữa keo xi măng thủy tinh nước: là thủy tinh lỏng Natrisilicat Na2SiO3 , mNa2O. nSiO2 trộn xi măng cát làm vữa trát chống thấm, bơm rót lấp đầy khe nứt. + Vữa keo xi măng và chất nhanh khô, gồm bột xi măng đông cứng nhanh cản nước có tên Sika 102, được chế tạo sẵn để sử dụng ngay khi trộn với nước sẽ trở thành một lớp cản nước tạm thời, đông cứng nhanh rất hiệu quả. + Băng cản nước, gồm: Băng trương nở Sika-Hydrotite CJ-Type là một loại cao su có thể hút nước, được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng để trám khe giữa các cấu kiện cừ bê tông đúc sẵn của tường. Sika-Hydrotite tự trương nở vì nó hút nước sẽ lắp đầy những kẽ hở của khe nối bê tông, phù hợp với các loại khe hở khác nhau, do đó đảm bảo chặn kín đường thâm nhập của nước để đạt hiệu quả trám kín nhờ áp lực tự trương nở. Băng cản nước Sika Waterbars được chế tạo từ PVC chịu nhiệt, đàn hồi. Sản phẩm được thiết kế để chặn nước thấm qua khe co giãn trong kết cấu bê tông. Chúng có đủ dạng, đủ kích cỡ phù hợp với tất cả các nhu cầu thi công. + Eposy là hợp chất hữu cơ gốc nhựa composite, có những tính chất cơ lý đặc biệt,. Gốc nhựa Epoxy không có nhóm ester vì vậy có tính chất kết dính và khả năng kháng nước tuyệt vời. Một trong những ưu điểm nổi bật của epoxy là tính co ngót thấp trong khi đóng rắn, Lực kết dính, giúp vật liệu bám dính cực tốt lên các bề mặt không đồng nhất như: kim ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 53 loại, nhựa, bê tông, kính, gỗ. Eposy được sử dụng làm sơn chống thấm. SL-1400, là keo hai thành phần gốc nhựa Epoxy, độ dính thấp, độ thẩm thấu cao, độ cứng tốt, khi khô cứng không co rút, có thể thích hợp với tất cả công trình kết nối kết cấu, gia cố, cường hóa kết nối các đường nứt. có tính năng thẩm thấu sâu với cường độ kết dính cao. Thích hợp cho cả bề mặt bê tông khô và ẩm, tính năng trám kín có hiệu quả ngay khi bê tông bắt đầu đóng rắn. Bề mặt có nhiều gai có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập ở các khe nối khác nhau + Polyme là vật liệu chống thấm phỏ biến bao gồm nhiều dạng sản phẩm như: Fosmix flex250 là màng chống thấm hai thành phần được cải tiến, bao gồm xi măng, các chất phụ gia làm cứng dưới dạng bột cùng với thành phần dung dịch polyme. Khi trộn các thành phần có thể tạo thanh màng chông thấm có độ dẻo, độ đàn hồi, độ bền. MasterSeal 555S là sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa tổng hợp chọn lọc và xi-măng được đóng gói sẵn với 2 thành phần: hợp chất polyme lỏng và là hợp chất dạng bột trộn sẵn. Hỗn hợp hai thành phần khi được trộn đều tạo thành một lớp phủ dẻo mịn, chống thấm, có tính đàn hồi cao và khả năng chịu được các vết nứt. + Vât liệu thẩm tháu chống thấm dạng tinh thể, gồm các loại: Fosmix crystal là hỗn hợp của xi măng pooclan, cốt liệu thạch anh và những loại hóa chất đặc trưng. Khi có hơi ẩm, những hóa chất sẽ thấm vào bê tông rồi phản ứng hóa học tạo thành các tinh thể không hòa tan. Các tinh thể được tạo ra phản ứng với vôi tự do trong bê tông nhằm lấp đầy mao mạch và các lỗ trống. Do vậy, nó chống thấm từ bên trong và đảm bảo việc chống thấm bền vững và lâu dài cho kết cấu. Có thể thi công cho lớp bê tông cũ hoặc mới, cả hai phía lớp ngoài hoặc lớp trong nên sử dụng để chống thấm sàn vách tầng hầm. Radmyx® là giải pháp chống thấm ngược trọn vẹn cho các hạng mục ứng dụng dưới cốt ngầm như các tầng hầm và bể chứa nước theo nguyên lý chống thấm mao dẫn. Trong quá trình thẩm thấu, các hoạt chất trong Radmyx® phản ứng với các sản phẩm thủy hóa từ xi măng để kiến tạo liên tục một màng tinh thể không hòa tan nằm sâu trong cấu trúc mao dẫn của bê tông. Những tinh thể này chặn đứng các dòng thấm, đồng thời vẫn cho phép không khí và hơi nước thoát ra, giúp cấu trúc bê tông vẫn có thể “thở”. Radmyx® kháng áp lực nước hiệu quả ở cả hai chiều thuận và ngược. Việc chống thấm thường sẽ hoàn tất trong 5-7 ngày sau xử lý. Sau tiến trình thâm nhập-hoạt hóa-kết tinh-chống thấm bắt đầu hình thành cấu trúc chống thấm, khi đó Radmyx® vẫn thường trực chế ngự trong bê tông. Khi nước lại xâm nhập do có sự cố, các hoạt chất sẽ lại tái lập tiến trình hàn gắn. Water Seal DPC là dung dịch chống thấm dạng thẩm thấu vào vật liệu, hình thành bởi dung dịch biến tính. Vật liệu thấm sâu vào vữa hay bê tông tạo phản ứng Silic phát triển Gel để lấp kín những lỗ li ti, mao dẫn và hàn gắn đường nứt tới 0,3 mm giúp bê tông hay vữa xây đặc chắc, kéo dài độ bền và giảm tính thấm nước và nhiều lợi ích khác cho bê tông hay tường xây. Water Seal DPC có thể phun bằng bình phun áp lực thấp, quét bằng chổi, hoặc lăn ru lô vào các bề mặt của vữa, bê tông, các vật liệu khác sẽ đạt được sự thâm nhập tối đa vào trong vật liệu. Nó hoạt hóa với các silicate và hơi ẩm trong vật liệu để hình thành một lớp rào cản nước thâm nhập nhưng vẫn cho phép khí ẩm thoát ra.. + Vật liệu chống thấm tự nhiên phổ biến là sét Bentonite, trong đó chủ yếu là khoáng vật montmorillonit, ngoài ra là illit và các khoáng sét thông thường khác như kaolinit. Bentonite thường hình thành từ phong hóa tro núi lửa [6]. Theo thành phần hóa đặc trưng, Bentonite ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 54 chủ yếu bao gồm natri bentonite và canxi bentonite. Tất cả những ứng dụng của bentonite để chống thấm dựa trên cơ sở phản ứng của chúng với nước. Các lực đẩy giữa bề mặt điện tích âm cho phép nước thấm vào giữa các lớp để gây ra trương nở. Với ion dương Na+ khi chiếm ưu thế, bentonite có thể hấp thụ nước trên 10 lần trọng lượng của nó hay trương nở lên 15 lần so với thể tích của nó. Những tính chất liên kết của bentonite xảy ra sớm khi độ hút nước đã tương đương với giới hạn dẻo của nó là 50 - 70 %. Khi để huyền phù bentonite (với nồng độ thấp trong nước) yên tĩnh, sau một khoảng thời gian nào đó huyền phù sẽ tồn tại ở dạng keo bền vững (dạng gel) do giữa các phân tử hình thành cấu trúc mắt lưới và có khả năng giữ những hạt cát. Khi trộn bentinie vào cát làm tăng cường độ chịu nén đặc biệt làm giảm hệ số thấm [6 ]. Với nhiều đặc tính thích hợp cho chống thấm và là nguyên liệu khoáng tự nhiên có sẵn ở Việt Nam bentonite đã được sử dụng làm nguyên liệu chính cho nhiều loại vật liệu chống thấm. Đối với chông thấm cho tầng hầm, vật liệu chống thấm điều chê từ betonite phổ biến là hỗn hợp: Bentônite + xi măng; Bentonite polyme; Polymer + Soda + Bentonite Tóm lại, rất nhiều vật liệu có thể sử dụng để chông thấm cho tầng hầm với những ưu nhược điểm và về giá trị sử dụng khác nhau, thích hợp với các kỹ thuật chống thấm khác nhau. Do đó, lựa chọn đúng vật liệu chống thấm có tính quyết định đến lựa chọn giải pháp chống thấm hợp lý cho công trình cụ thể. 3. CHỐNG THẤM CHO TẦNG HẦM Để có cơ sở luận chứng lựa chọn giải pháp chống thấm hợp lý cho mỗi công trình, các biện pháp chống thấm được tường minh qua các phân biệt như sau: + Căn cứ thời gian tương đối giữa thời điểm thi công kết cấu với thời điểm thi công chống thấm, phân biệt phòng chống thấm và sửa chữa chống thấm còn được gọi là chống thấm hay xử lý chống thấm.Theo phân biệt này, phòng chống thấm được tiến hành ngay trong giai đoạn thi công kết cấu tầng hầm để không thể xẩy ra hiện tượng thấm, ngược lại chống thấm là giai đoạn tầng hầm đã hoàn thành thi công kết cấu tầng hầm, tính từ thời gian hoàn thiện và thời gian sử dụng công trình. Chống thấm hay xử lý chống thấm, được tiến hành khi xuất hiện các dấu hiệu của thấm ở tường và sàn đáy tầng hầm. + Căn cứ vào mục đích yêu cầu chống thấm, phân biệt chống thấm tạm thời với chống thấm lâu dài. Điểm phân biệt với chống thấm lâu dài của chông thấm tạm thời là: mục đích để có một khoảng thời gian nào đó nước không thấm vào tầng hầm. Chống thấm tạm thời thưỡng xảy ra khi tầng hầm nằm trong tầng chứa nước có áp lớn. Điển hình của chống thấm tạm thời là hạ thấp mưc nước ngầm phục vụ cho thực hiện các biện pháp chống thấm khác. + Căn cứ vào vị trí thấm trên bộ phận cấu tạo cơ bản của kết cấu tầng hầm phân biệt: chống thấm cho tường với sàn đáy tầng hầm + Căn cứ vào bản chất nguồn nước gây ra thấm tầng hầm phân biệt chống thấm chủ đông và chống thấm bị đông. Chống thấm chủ động là tác động trực tiếp đến nguồn thấm, bao gồm các biện pháp làm khô nguồn nước, hạ thấp tầng mực nước của tầng chứa nước, tạo đới cách nước trước sàn và tường tầng hầm. Ngược lại chống thấm bị động là thực hiện các biện pháp kỹ thuật ở mặt sau của tường và sàn, ví dụ sơn, chát tạo màng chống thấm cho tường. + Căn cứ vào điều kiện thi công đó là điều kiện ở vị trí thi công, được phần biệt thi công chống thấm cho tầng hầm ở bên ngoài và thi công chống thấm ở bên trong tầng hầm. Thi công chống thấm bên ngoài tầng hầm là toàn bộ công việc xây dựng màng chống thấm diễn ra bên ngoài tầng hầm. ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 55 + Căn cứ vào ảnh hường của màng chống thấm đối với tác dụng thấm lên kết cấu tường hoặc sàn đáy, phân biệt chống thấm thuận với chống thấm nghịch. Cơ sở để phân biệt thuận với ngịch là chiều của dòng thấm. Theo chiều của dòng thấm thì măt tiếp xúc với dòng thấm trước là mặt ngoài, tiếp xúc sau là mặt trong. Theo sự phân biệt này, chống thấm thuận là chống thấm mà các kỹ thuật chống thấm được thực hiện trên bề mặt bên trong tầng hầm để đảm bảo không gian kiến trúc bên trong tầng không bị thay đổi hiệu năng. Để thấm không xuất lộ ra bên ngoài của mặt tường và mặt sàn thì yêu cầu cơ bản trong thấm thuận là phải sử dụng các vật liệu có độ bám dính với bề mặt bê tông đủ khả năng chống lại áp lực thấm sau thân tường hoặc sàn đáy. Như vậy chống thấm thuận, nước vẫn có thể đi vào trong kết cấu tường và sàn tầng hầm, theo đó vẫn có thể làm tăng áp lực thấm trong kết cấu làm giảm tuổi thọ của các kết cấu. Ngược lại với chống thấm thuận là chống thấm ngược. 4. CHỐNG THẤM NGƯỢC + Đặc điểm chung về thi công chống thấm ngược Chống thấm ngược hay chống thấm nghịch là chống thấm phần phía trước mặt ngoài của tường hay sàn nhằm tạo ra một rào cản, ngăn cách nước giữa tường với nguồn thấm. Về lý thuyết, do sự chuyển động mao dẫn của nước, qua móng lên trên tường và từ mặt ngoài vào mặt trong của tường đều như nhau và vì thế việc chống thấm do mao dẫn từ móng lên cũng được gọi là chống thấm ngược. Trong trường hợp này, chống thấm ngược cũng như chống thấm thuận thường sử dụng các loại sản phẩm có độ bám dính tốt với bề mặt và có khả năng thẩm thấu vào thân bê tông để đảm bảo lớp bê tông sẽ tạo được lớp màng tinh thể trong thân bê tông và có độ bám dính liên kết chặt chẽ để ngăn chặn sự thấm nước. Để tường minh về chống thấm ngược làm cơ sở lựa chọn giải pháp, có những liên hệ với những phân biệt sau: - Chống thấm ngược có thể là chông thấm chủ động và cũng có thể là chông thấm bị động; - Chống thấm ngược có thể là thi công chống thấm cho tầng hầm ở bên ngoài và cũng có thể thi công chống thấm ở bên trong tầng hầm, mặc dù đối tượng xử lý chống thấm đều ở mặt ngoài của tường. Chỉ khi không cho phép thi công chống thấm ngược ở bên ngoài mới tiến hành thi công chống thấm ngược bên trong, ví dụ: chồng thấm ngược cho sàn tầng hầm hoặc khi tầng hầm là của công trình trong điều kiện nền kề xây chen - Chống thấm ngược có thể là chống thấm tạm thời và cũng có thể là chống thấm lâu dài cho công trình + Các kỹ thuật, công nghệ cơ bản trong thi công chống thấm ngược thường được áp dụng - Các kỹ thuật cơ bản, gồm khoan và bơm phụt dung dịch tạo màng chống thấm, hạ thấp mực nước, tháo khô hoàn toàn nguồn thấm - Các công nghệ thi công chống thấm,gồm công nghệ xi măng đất, đất xi măng + Ưu nhược điểm của chống thấm ngược Từ việc sáng tỏ các yếu tố của chống thấm ngược có thể rút ra các các ưu điểm và nhược điểm của chông thấm ngược như sau - Ưu điểm chống thấm cho cả kết cấu tường và sàn đáy tầng hầm qua đó bảo về tường và đáy không bị tác dụng ăn mòn của nước, chống thấm cho tầng hầm chịu áp lực lực thấm cao, chông thấm tốt trong trường hợp các băng thấm ở các mạch ngừng thi công gặp sự cố hoặc phát sinh thấm ở các khe nứt do lún không đều. - Nhược điểm chống thấm ngược là quá trình thi công rất phức tạp so với chống thấm thuận, vì nó có nhiều yêu cầu về trang thiết bị thi công, về sự hiểu biết của nguồn thấm và đối tượng thấm, về khả năng đánh giá chính xác nguyên nhân thấm. Do đó, chỉ khi chống thấm thuận không đạt kết quả mới tiến hành chống thấm ngược. ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 56 + Điêu kiện áp dụng và điều kiện tiến hành chống thấm ngược đạt hiệu quả - Chỉ nên áp dụng khi chống thấm ngược không đáp ứng được yêu cầu chống thấm trong các trường hợp tường và đáy tầng hầm nằm là kết cấu gạch đá hoặc bị nứt nẻ do sự cố lún không đều hoặc các dải băng chống thấm ở các mạch ngừng bị sự cố nằm trong phạm vi của tầng chứa nước. Ưu tiên áp dụng chống thấm ngược thi công bên ngoài khi diện tích bên ngoài tầng hầm đử rộng để thi công. - Để tiến hành chống thấm ngược đạt hiệu quả phải có điều tra khảo sát cụ thể, với kết quả chính xác và tin cậy về tầng chứa nước, vị trí thấm trên mặt ngoài của tường và khả năng biến đổi chúng cũng như sự hình thành các nứt nẻ mới. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chống thấm tường và sàn đáy tầng hầm là công việc rất đa dạng gồm nhiều kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà trong quá trình thiết kế không thể dự báo hết. Trong đó chống thấm thuận đơn giản hơn chống thấm ngược. Nếu chông thấm thuận là một nội dung trong công tác bảo trì công trình thì chống thấm ngược là công tác xử lý sự cố trong Địa kỹ thuật, Đã có nhiều biện pháp chống thấm được áp dụng phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhưng trong trường hợp bắt buộc phải chồng thấm trong điều kiện xây chen thì cần có một biện pháp khác để có thể xử lý chống thấm mà không phụ thuộc vào các công trình liền kề. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TCXDVN 367:2006. Vật liệu chống thấm trong xây dựng - Phân loại. 2. TCVN 4453 1995: Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu. 3. NGUYỄN HÙNG MINH. Chống thấm tầng ngầm các công trình xây dựng bằng sơn xi măng - polyme Victalastic - Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng. 4. Triệu Lưu Long Vũ, TS. Nguyễn Tiến Bình.Một số vấn đề cần xem xét trong thiết kế và thi công chống thấm nhà cao tầng .Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 4/2012. 5. Trần Văn Phúc. 2013 ‘Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng bentonite đên tính thấm của tường - đât Bentonite’ Luận văn Thạc Sĩ ĐH Bách Khoa TP. HCM. 7. Zhejiang Hangzhou Drilling Machine Manufactory Co., Ltd, Liang Ning. Người phản biện: PGS, TS. TRẦN THƯƠNG BÌNH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17_319_2159777.pdf