“Buôn bán gia súc” - Sinh kế của người H’mông ở chợ vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Tài liệu “Buôn bán gia súc” - Sinh kế của người H’mông ở chợ vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc: 160 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI “BUÔN BÁN GIA SÚC” - SINH KẾ CỦA NGƯỜI H’MÔNG Ở CHỢ VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC Tạ Thị Tâm Viện Dân tộc học Tóm tắt: Đối với cư dân nông nghiệp, gia súc là không chỉ là phương tiện sản xuất nông nghiệp mà còn là giá trị tài sản rất lớn của mỗi hộ gia đình. Với người H’mông ở xã Cán Cấu, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai, gia súc (nhất là con trâu) còn là hàng hoá, là vật để trao đổi, buôn bán với các tộc người trong vùng, các tộc người ở vùng xuôi và với các thương lái chuyên nghiệp từ các vùng miền trong cả nước tập trung tại chợ Cán Cấu. Hoạt động buôn bán gia súc có từ rất sớm trong lịch sử ở xã Cán Cấu. Đến nay, hoạt động này trở thành hình thức sinh kế chính trong đời sống kinh tế của tộc người H’mông ở vùng biên giới này. Và hoạt động buôn bán này không chỉ diễn ra trong vùng, trong nội bộ tộc người mà diễn ra rất sôi động giữa thương lái người Hmông với cả các thương lái Trung Quốc tại vùng biên giới Việt - Trung. ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu “Buôn bán gia súc” - Sinh kế của người H’mông ở chợ vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
160 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI “BUÔN BÁN GIA SÚC” - SINH KẾ CỦA NGƯỜI H’MÔNG Ở CHỢ VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC Tạ Thị Tâm Viện Dân tộc học Tóm tắt: Đối với cư dân nông nghiệp, gia súc là không chỉ là phương tiện sản xuất nông nghiệp mà còn là giá trị tài sản rất lớn của mỗi hộ gia đình. Với người H’mông ở xã Cán Cấu, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai, gia súc (nhất là con trâu) còn là hàng hoá, là vật để trao đổi, buôn bán với các tộc người trong vùng, các tộc người ở vùng xuôi và với các thương lái chuyên nghiệp từ các vùng miền trong cả nước tập trung tại chợ Cán Cấu. Hoạt động buôn bán gia súc có từ rất sớm trong lịch sử ở xã Cán Cấu. Đến nay, hoạt động này trở thành hình thức sinh kế chính trong đời sống kinh tế của tộc người H’mông ở vùng biên giới này. Và hoạt động buôn bán này không chỉ diễn ra trong vùng, trong nội bộ tộc người mà diễn ra rất sôi động giữa thương lái người Hmông với cả các thương lái Trung Quốc tại vùng biên giới Việt - Trung. Từ khoá: buôn bán, gia súc, buôn trâu, người H’mông, chợ vùng biên giới Nhận bài ngày 12.7.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 10.8.2018 Liên hệ tác giả: Tạ Thị Tâm; Email: tam110986@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các chợ gia súc được hình thành ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ rất sớm. Với địa hình canh tác ở vùng núi cao thì trâu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nông nghiệp. Chính vì vậy, sự xuất hiện của các chợ gia súc ở vùng biên này không chỉ giúp cho các tộc người trong vùng tăng khả năng lựa chọn và trao đổi trong hoạt động canh tác nông nghiệp tại vùng cao này. Ngoài ra, các chợ gia súc ở vùng biên này còn tạo ra cơ hội trao đổi xuyên biên giới. Việc buôn bán trâu đã trở thành một sinh kế quan trọng của các thương lái trong vùng và các vùng lân cận. Các trao đổi này có vai trò hết sức quan trọng đối với sự bền vững của sinh kế vùng cao [2, tr.72-83]. Các trào lưu cung và cầu mới đã được hình thành do việc thay đổi phương thức vận chuyển, việc đường biên giới thắt chặt, các lo ngại về bệnh gia súc, và do thiên tai khắc nghiệt, tuy vậy, vị trí quan trọng của trâu trong sinh kế của người Hmông ở vùng cao có vẻ như vẫn rất ổn định [7, tr.327]. Việc buôn bán trâu đã trở thành một sinh kế quan trọng của các tộc người ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Các trao đổi trâu không chỉ trong phạm vi địa phương, vùng, miền mà còn trở thành giao dịch xuyên quốc gia. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018 161 2. NỘI DUNG 2.1. Các hoạt động buôn bán gia súc tại chợ vùng biên Giao lưu, buôn bán tại vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc diễn ra từ rất lâu đời. Quá trình giao lưu này bị đứt đoạn trong thời kỳ chiến tranh biên giới cuối thập kỷ 70 và thập kỷ 80. Tại xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) trước năm 1991, khi biên giới Việt Nam - Trung Quốc chưa mở cửa trở lại, đã có một số người Hán sang đây mua trâu mang về Trung Quốc. Các tiểu thương này có các trao đổi và giao dịch với các thương lái địa phương từ rất sớm. Quan hệ này được duy trì đến tận ngày nay. Khi chưa có chợ Cán Cấu, chỉ có một số thương lái địa phương xuất hiện, họ chính là một trong những đầu mối quan trọng kết nối các giao dịch trâu của người H’mông với người Hán ở bên kia Trung Quốc sang. Họ chính là một trong những đầu mối quan trọng kết nối người H’mông và các tộc người khác ở hai bên biên giới với thị trường địa phương. Tuy lúc đầu, các giao dịch này còn rất sơ khai, đến nay, đã trở thành thị trường rất sôi động và thu hút một lượng lớn các tộc người trong vùng, các vùng lân cận và cả từ miền xuôi lên đây. Trước đây, người H’mông ở Cán Cấu thường về các vùng thấp của tỉnh Lào Cai, Yên Bái để tìm mua trâu về trao đổi với các hộ trong vùng. Ngoài ra, một số hộ còn được đặt hàng từ những người đồng tộc bên kia Trung Quốc sang. Họ về miền xuôi tìm trâu về rồi đổi lại cho các thương nhân từ Trung Quốc sang. Thời điểm những năm 80 của thế kỉ trước, người Hmông ở Cán Cấu thường đổi trâu cho các thương lái Trung Quốc lấy máy khâu, phích nước, chăn bông, vải..., về bán lại cho những người buôn chuyến ở trong vùng. Thời đó, giá một con trâu có thể đổi được 20-30 vỏ chăn Trung Quốc hoặc 3-5 chiếc máy khâu, trâu to có thể đổi được 30 chiếc vỏ chăn (Tư liệu phỏng vấn ông Giàng A L. sinh năm 1950, thôn Cốc Pà, xã Cán Cấu tháng 4/2018). Đến đầu năm 1994, chợ xã Cán Cấu được thành lập, mỗi tuần họp 1 phiên vào thứ 61. Từ đây, mối giao lưu kinh tế giữa các tộc người trong xã, trong vùng với cư dân hai bên biên giới và đội ngũ thương nhân từ vùng khác đến trở nên sôi động hơn, mang lại lợi ích kinh tế nhiều mặt cho các tộc người trong xã, trong vùng. Ngoài việc trao đổi, mua bán các mặt hàng tự sản tự tiêu của các tộc người trong vùng, các mặt hàng vải vóc, quần áo và hàng nhu yếu phẩm phục vụ sản xuất thì chợ còn có những giao dịch về gia súc rất sôi động, nhất là các giao dịch về trâu. Kể từ năm 2010 đến nay, chợ Cán Cấu trở thành địa 1 Theo lời kể và hồ sơ còn lưu giữ của ông Sùng Seo Nhà, sinh năm 1954, nguyên Chủ tịch xã Cán Cấu thì chợ Cán Cấu được thành lập vào năm 1994. Lúc đầu chợ họp ở ven đường cạnh lối vào Uỷ ban xã Cán Cấu hiện nay. Năm 1995, chợ chuyển xuống khu gần trường Trung học cơ sở Cán Cấu. Từ năm 2000 đến nay, chợ chuyển và được xây dựng lại tại chân dốc đồi thuộc thôn Cán Chư Sử, xã Cán Cấu. 162 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI điểm giao dịch trâu tấp nập nhất miền Bắc. Bởi, Cán Cấu là địa phương có truyền thống buôn bán trâu từ rất sớm trong vùng và với các vùng lân cận và với Trung Quốc. Hơn nữa, con đường trâu sang Trung Quốc thuận tiện hơn so với các địa điểm khác ở vùng biên giới này. Từ Cán Cấu sang bên kia Trung Quốc khoảng 7km, quãng đường này khá phù hợp với việc vận chuyển trâu qua bên kia biên giới. Với đặc điểm canh tác nông nghiệp ở vùng cao Việt Nam, trâu là một nguồn lực quan trọng đối với cư dân nông nghiệp trồng lúa. Hơn nữa, trâu còn là tài sản có giá trị tích luỹ cao nhất đối với các tộc người thiểu số. Trong bối cảnh của nền kinh tế nông nghiệp, với hoạt động canh tác chính là làm nương và chăn nuôi gia súc gia cầm. Các sản phẩm từ nền nông nghiệp này chủ yếu phục vụ nhu cầu tự túc tự cấp của các hộ gia đình. Các sản phẩm mà người H’mông và các tộc người khác trong vùng bán ở chợ Cán Cấu hầu hết là nông lâm thổ sản. Do nhu cầu canh tác ở địa phương miền núi, con trâu trở thành hàng hoá trao đổi rất quan trọng trong mỗi phiên chợ của người vùng cao. Trước đây, khi chưa có chợ, các trao đổi về trâu được thực hiện ở cấp độ gia đình, các hộ gia đình trong bản và tại chợ. Tuy nhiên, các trao đổi trâu ở chợ Cán Cấu đã trở ngày càng mở rộng về quy mô và số lượng. Phỏng vấn người dân trong xã được biết, người H’mông mua trâu từ các vùng lân cận và từ miền xuôi lên, các thương lái Trung Quốc đến tận nhà mua hoặc họ mang ra chợ bán. Mặt hàng mà người dân ở Cán Cấu hay bán và bán tấp nập nhất cho Trung Quốc là trâu, bò, trong đó, trâu là thế mạnh nhất. Trâu rất phù hợp với khí hậu trong vùng và sinh trưởng tốt khi quen và thích hợp với khí hậu ở đây. Bởi thế, trâu ở vùng này có sức khoẻ và sức chịu đựng rất tốt, nhất là khi đi sâu vào trong nội địa Trung Quốc. Chính vì vậy, các thương lái Trung Quốc thường rất thích chọn trâu của chính người địa phương trong vùng nuôi. Chợ Cán Cấu họp 1 tuần 1 phiên vào thứ 6 hàng tuần. Các giao dịch về trâu diễn ra trong 1 ngày 1 tuần. Do nhu cầu mua bán và trao đổi giữa thương lái Trung Quốc, đến tháng 3/2018, chợ Cán Cấu mở thêm 3 phiên trong một tuần, chợ họp vào các ngày thứ 4, thứ 5, thứ 7. Song phiên chợ chính vẫn diễn ra vào thứ 6 hàng tuần. Đây là phiên chợ mang đậm bản sắc văn hoá của các tộc người vùng cao. Ở phiên chợ chính này, ngoài các hoạt động buôn bán trâu, các hoạt động buôn bán hàng hoá như con giống, cây giống và các loại nông cụ lao động; quần áo, vải vóc, rượu và hàng ăn diễn ra tấp nập. Ở phiên chợ này, nhiều nét văn hoá truyền thống của tộc người vẫn đang được bảo tồn. Kể từ khi chợ Cán Cấu mở thêm các phiên phụ để buôn bán trâu, trong chợ có xuất hiện thêm một số quầy hàng ăn của người Hmông, người Thu Lao Chủ yếu bán phở và đồ ăn chín phục vụ chính cho những thương lái trong vùng và thương lái miền xuôi lên. Khi các giao dịch buôn trâu nở rộ, ở Cán Cấu xuất hiện thêm một số nhà hàng, quán ăn của người Kinh, TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018 163 song, người H’mông và các tộc người khác ở địa phương chỉ thích ăn ở quán hàng trong chợ do chính người cùng tộc mình nấu. Họ cho rằng, người miền xuôi nấu không hợp khẩu vị với mình. Các nhà hàng, quán ăn mới này chỉ thích hợp với các thương lái người miền xuôi lên hoặc một số người Trung Quốc muốn thưởng thức món ăn của người Kinh ở miền xuôi. Ở các phiên chợ, ngoài trao đổi trâu do chính người H’mông trong vùng nuôi, giống trâu cũ của địa phương. Họ có thể nuôi trâu từ bé hoặc về các huyện và các tỉnh vùng thấp mua giống hoặc mua trâu đã trở thành về nuôi tại địa phương để trâu thích nghi với khí hậu vùng cao, trâu có lông ánh mượt và da sáng, được các chủ Trung Quốc rất ưa chuộng. Bên cạnh đó, còn có một lượng lớn trâu được các thương lái từ các tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An thậm chí còn có các thương lái sang tận Lào, Campuchia mua trâu về bán ở chợ Cán Cấu. Mỗi phiên chợ chính, lương trâu đến chợ giao dịch từ 1500-2000 con. Tại khu vực bán trâu, từ sáng sớm tinh mơ đã diễn ra các cuộc trao đổi mua bán giữa các thương lái người Hmông, Thu Lao, Nùng với các thương lái người Kinh ở dưới xuôi lên. Quá trình giao dịch giữa thương lái người H’mông ở Cán Cấu với các thương lái Trung Quốc diễn ra nhanh hơn và vui vẻ hơn vào lúc gần trưa và đầu giờ chiều. Bởi người H’mông và một số tộc người khác trong vùng thạo và có quan hệ bạn hàng lâu dài với thương lái Trung Quốc. Họ có quá trình buôn bán lâu dài và trở thành bạn làm ăn chuyên nghiệp của nhau. Hơn nữa, công việc buôn bán này dựa vào lòng tin và chữ tín trong quá trình làm ăn. Người H’mông buôn bán từ lâu đời với người Trung Quốc, được người Trung Quốc cho rằng đây là những người buôn bán “thật thà và biết coi trọng chữ tín”. Còn người H’mông cho rằng người Kinh ở dưới xuôi lên làm ăn thiếu thật thà, người Kinh thường bơm nước cho trọng lượng trâu tăng thêm, nhìn trâu mỡ và đẹp trâu. Tuy nhiên, một thời gian sau trâu hay bị chết vì ngã nước hoặc yếu hơn trâu mà người H’mông nuôi ở địa phương. Ngoài việc mua bán trâu trực tiếp, người H’mông thường mua nghé, trâu gầy của người Kinh về vỗ béo khoảng 1-2 tháng rồi bán cho thương lái Trung Quốc. Hình thức này thu hút hầu hết các hộ người Hmông ít vốn nhưng có kinh nghiệm trong chăn nuôi trâu tham gia. Có hộ chỉ mua 1-2 con về vỗ béo khoảng 1-3 phiên chợ sau lại mang bán. Tính ra, tiền lãi khoảng 1-2 triệu/con, thậm chí lãi khoảng 3 triệu/con với những con trâu to khoẻ, dáng đẹp. Công việc buôn bán trâu có những đặc thù rất riêng về giới. Ở đây chỉ có nam giới đi buôn trâu. Bởi nam giới là người gắn bó với đất đai nhiều hơn nữ giới, họ lại có sức khoẻ dẻo dai thích nghi với những chuyến đánh bộ dài ngày khi đi mua trâu Với sức khoẻ như 164 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI vậy, nam giới có khả năng cầm cương, cầm thừng những con trâu to khoẻ. Hơn nữa, nam giới là người được truyền kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm trong lựa chọn trâu, cách thức bán và giao dịch với các thương lái Trung Quốc hay thương lái miền xuôi. Hệ kinh nghiệm này được truyền đời tiếp nối từ đời ông đến đời cháu. Hiện nay, ở thôn Cốc Pà có 7 gia đình có 3 thế hệ vẫn tiếp nối nghề buôn trâu. Còn nữ giới thường làm các công việc phụ trợ ở gia đình, họ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho trâu và chăm sóc trâu tại nhà. Hiện nay, khi chợ trâu phát triển và họp nhiều phiên hơn trước đây, nhu cầu về cỏ cho trâu tăng lên. Ngoài trồng cỏ cho trâu trong gia đình, nhiều phụ nữ cũng cắt cỏ bán ở chợ cho trâu của thương lái miền xuôi. Giá 1 bó cỏ khoảng 20 kg khoảng 100 nghìn đồng. Một ngày 1 phụ nữ Hmông có thể cắt được 5-7 bó cỏ. Họ thường chung nhau với một số người cạnh nhà cùng đi nương cắt cỏ, người ngồi ở chợ bán, người lại lên nương cắt cỏ. 2.2. Những người buôn bán trâu chuyên nghiệp Hầu hết các hộ gia đình người H’mông ở xã Cán Cấu đều làm nương và chăn nuôi gia súc gia cầm. Công việc này chủ yếu do nữ giới đảm nhiệm. Đến mùa tra hạt, nam giới tranh thủ buổi chiều giúp thêm tra hạt và chăm sóc trên nương. Bên cạnh đó, công việc chính và quan trọng trong các gia đình người H’mông ở xã Cán Cấu là buôn bán trâu. Hầu hết những người buôn trâu ở xã này đều là những người buôn bán chuyên nghiệp. Tuy nhiên, quy mô buôn bán có những cấp độ khác nhau. Đó là những người già, thuộc thế hệ đầu tiên đi buôn trâu chuyên nghiệp và thế hệ thứ hai, là những người được ông, bố truyền lại. Ở Cán Cấu có hai hình thức đi buôn chuyên nghiệp, đó là các chủ lớn mua trâu tại các chợ về bán trực tiếp cho các thương lái Trung Quốc. Hai là, các thương lái H’mông chuyên nghiệp mua trâu trực tiếp của người Kinh tại chợ Cán Cấu rồi bán cho các thương lái Trung Quốc. Hình thức này phổ biến và không cần nhiều vốn, được nhiều người H’mông lựa chọn. Hình thức thứ nhất, những người buôn trâu đến các chợ mua trâu về bán trực tiếp cho các thương lái Trung Quốc tại nhà hoặc tại chợ. Đây là những người buôn bán chuyên nghiệp ở quy mô lớn. Họ là những người thuộc thế hệ thứ nhất đi buôn trâu và một số ít là lớp thanh niên trẻ, là những người có ý chí và gặp may mắn trên con đường buôn bán. Ở xã Cán Cấu có khoảng 40 hộ người H’mông buôn bán trâu chuyên nghiệp ở quy mô lớn, trong đó, ở thôn Cốc Phà có 20 hộ, thôn Mù Tráng Phìn có 5 hộ, thôn Cán Cấu có 10 hộ, thôn Cán Chư Sử có 5 hộ. Các hộ còn lại trong các thôn và thôn Chư San chủ yếu buôn bán ở quy mô nhỏ, cấp độ địa phương. Hầu hết các thương lái này đều có xe ô tô, trọng tải từ 3- TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018 165 5 tấn, do chính họ trực tiếp lái. Có thể có 1-2 anh em góp vốn chung để mua 1 ô tô hoặc 1 hộ mua riêng. Trước đây, khi chưa có ô tô, phương tiện vận chuyển còn thô sơ, các thương lái thường phải dắt bộ từ huyện vùng thấp, thậm chí từ miền xuôi lên. Khoảng từ năm 2009 đến nay, ở xã Cán Cấu có hơn 30 hộ có xe ô tô. Việc vận chuyển trâu trở lên dễ dàng hơn. Các thương lái này đến các phiên chợ Bắc Hà, Mường Khương, Cốc Ly, Sín Chéng, Pha Long, thậm chí về tận Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ để mua trâu. Mỗi phiên chợ có thể mua từ 3-5 con trâu, giá từ 20-30 triệu đồng/con. Một tuần, họ có thể đi 3-4 phiên chợ để mua trâu và bán vào buổi chợ chính ở Cán Cấu. Một vài trường hợp theo đơn đặt hàng từ phía Trung Quốc, thương lái Trung Quốc về tận nhà xem và mua trâu rồi họ chở đến tận bờ sông cho các chủ Trung Quốc. Nổi bật trong nhóm những người buôn trâu chuyên nghiệp ở cấp độ quy mô lớn này là Giàng A S, sinh 1940, người H’mông ở thôn Cốc Pà (thế hệ đầu tiên đi buôn trâu), đây cũng là người đầu tiên mua ô tô trọng tải 5 tấn, giá xe 450 triệu/ năm 2009. Ở lớp thứ hai là ông Giàng A Q, sinh 1977, là người buôn trâu với các chủ Trung Quốc và mua lại ngựa ở Trung Quốc bán lại cho các thương lái miền xuôi ở trong nước. Lớp thứ ba là những thanh niên mới lớn, tiêu biểu là Giàng A L và Giàng A Th, sinh năm 1988, chuyên mua trâu ở các chợ Bắc Hà, Pha Long, Mường Khương, Cốc Ly về bán cho các thương lái Trung Quốc tại nhà. Hầu hết các hộ này đều có một lượng vốn lớn, từ 1- 1,5 tỷ dành cho việc mua bán trâu. Thậm chí, nhiều người còn có số vốn lớn hơn, họ thường buôn trâu to, trâu trọi có giá từ 35 triệu - 40 triệu/1 con, mỗi chuyến gom từ 25-30 con để bán chuyến lớn cho các thương lái Trung Quốc. Hình thức thứ hai là các hộ có ít vốn hơn, họ buôn bán ở cấp độ trong vùng, thường mua trâu của người Kinh ở xuôi mang lên bán, có thể là những con trâu gầy yếu hoặc nghé về nuôi 1 vài phiên đem bán. Hoặc họ đi các chợ Sín Chéng, Bắc Hà, Cốc Ly mua về bán lại trực tiếp tại chợ cho thương lái người Hmông và thương lái Trung Quốc. Một số người H’mông lựa chọn cách chọn mua trâu trực tiếp từ thương lái người Kinh rồi giao dịch với thương lái Trung Quốc, ước tính giá chênh lệch từ 1-2 triệu/con. Một ngày chợ, mỗi thương lái người Hmông có thể giao dịch thành công từ 3-5 con. Ở quy mô này, thương lái người Hmông thường lựa chọn hình thức nhanh gọn. Họ thường mua trực tiếp của người Kinh tại chợ hoặc chính người Hmông rồi giao dịch với các thương lái Trung Quốc hoặc các thương lái khác. Quá trình buôn đi bán lại này mang lại mức thu nhập khá cao so với làm nông nghiệp. Thông thường, với những giao dịch này có mức chênh lệch từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu/1 con là thành công với họ. Tuy nhiên, những người buôn bán ở cấp độ này phải là những người có kinh nghiệm và rất cẩn trọng trong cách lựa chọn trâu. Một số ít người do lựa chọn vội vàng đã gặp những rủi ro nhất định, như chọn trâu bơm nước nhiều, vừa giao dịch xong có khi trâu ngã nước phải bán lỗ Như vậy, trong 1 tuần, với lịch họp chợ khá dày đặc, các thương lái người H’mông có thể tham gia đầy đủ các phiên 166 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI chợ trong vùng, từ chợ Pha Long, chợ Mường Khương, chợ Sín Chéng, chợ Cốc Ly, chợ Cán Cấu. Để đảm bảo vòng tuần hoàn khép kín, các chợ này đã trở thành nguồn sinh kế quan trọng của người H’mông và các tộc người khác trong vùng. Ngoài người H’mông tham gia các giao dịch trâu ở chợ Cán Cấu, còn có các tộc người khác trong vùng tham gia trực tiếp vào các giao dịch ở chợ như người Thu Lao, người Giáy, Tày, Nùng ở các xã trong vùng và ở các huyện lân cận như Bảo Thắng, Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) 3. KẾT LUẬN Người H’mông ở xã Cán Cấu đang lựa chọn và tạo ra hình thức sinh kế phù hợp với điều kiện địa lý và văn hoá địa phương. Tộc người này đã thận trọng từng bước chuyển đổi sinh kế từ canh tác nương rẫy sang đa dạng hoá sinh kế của mình nhằm tận dụng những cơ hội sẵn có của mình, điều này giúp họ có thu nhập để cải thiện cuộc sống tự cung tự cấp của mình. Quá trình chuyển đổi sinh kế này có hiệu quả rất lớn trong việc cải thiện điều kiện kinh tế. Buôn bán gia súc từ chỗ là nguồn thu nhập hỗ trợ nay trở thành nguồn thu nhập chính, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó, các mối quan hệ văn hoá xã hội có từ trong lịch sử đã tạo ra nhiều cơ hội cho người H’mông chuyển đổi sinh kế và sử dụng một cách cân bằng trong những bối cảnh lịch sử nhất định. Cư dân vùng biên này đã tham gia vào các cơ hội sinh kế và các quan hệ xã hội có từ trong lịch sử giúp họ tiếp cận thị trường và các cơ hội tốt hơn trong việc buôn bán gia súc xuyên biên giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Caroline Grillot (2014), “Làm kinh doanh không dễ: Những thay đổi thất thường của buôn bán ở vùng biên giới theo cách nhìn của người bán buôn Trung Quốc”, - Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr.16-25. 2. Christine Bonnin (2014), “Những trao đổi địa phương và buôn bán trâu tại chợ ở vùng cao Việt Nam (tỉnh Lào Cai)”, - Tạp chí Dân tộc học, số 3. 3. Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh (Đồng chủ biên, 2013), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam, - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Lý Hải (1995), “Chợ - một trung tâm văn hoá ở vùng cao”, - Tạp chí Văn hoá dân gian, số 4. 5. Nguyễn Minh Hằng (2001), Buôn bán qua biên giới Việt – Trung, lịch sử - hiện trạng - triển vọng, - Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Lê (2010), Các tộc người xuyên biên giới và vấn đề phát triển vùng biên giới Việt - Trung, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học, - Thư viện Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 25/2018 167 7. Sarah Turner và Jean Michaud (2016), “Sinh kế nơi biên cương: Sự thích ứng của người Hmông ở vùng biên giới Việt - Trung”, trong sách Nhân học ở Việt Nam - Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và đào tạo, - Nxb Tri thức, Hà Nội. 8. Tạ Thị Tâm (2016), “Quan hệ tộc người ở chợ vùng biên: Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai”, - Tạp chí Bảo tàng & Nhân học, số 3, tr.72-84. 9. Tạ Thị Tâm (2017), “Những liên hệ trao đổi ở một chợ vùng biên”, - Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 8, tr.34-44. 10. Vương Xuân Tình (2010), Một số vấn đề cơ bản về dân tộc dưới tác động của sự phát triển vùng biên giới Việt - Trung, - Đề tài cấp Bộ, lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học. "CATTLE TRADING" - LIVELIHOOD OF H’MONG PEOPLE AT VIETNAM – CHINA BORDER MARKET Abstract: To an agricultural population, cattle is not only important for agricultural production but also a great asset value of every household. For the H'mong people in Can Cau Commune, Simacai District, Lao Cai Province, cattle (especially buffalo) is a commodity, a good for exchanging and trading with other local ethnics, plains people and also professional traders from all over the country gathered there. Cattle trading in Can Cau Commune have a long history. So far, this activity has become the main livelihood of the H'mong in this border region. This trade activity not only happen in this area, within the ethnic groups but also very common among H'mong traders with Chinese traders in the border region of Vietnam - China. Keywords: trading, livestock, buffalos, Hmong, border markets

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_1475_2208411.pdf
Tài liệu liên quan