Tài liệu Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh đảm thấp trong bệnh rối loạn lipid máu dựa trên sự đồng thuận giữa ý kiến chuyên gia và y văn y học cổ truyền: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2019 206
BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
BỆNH CẢNH ĐÀM THẤP TRONG BỆNH RỐI LOẠN LIPID MÁU
DỰA TRÊN SỰ ĐỒNG THUẬN GIỮA Ý KIẾN CHUYÊN GIA
VÀ Y VĂN Y HỌC CỔ TRUYỀN
Nguyễn Thị Thanh Thảo*, Cao Thị Thúy Hà**, Nguyễn Trần Thanh Thủy***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tiêu chuẩn hóa chẩn đoán bệnh cảnh y học cổ truyền trong các bệnh lý y học hiện đại đang là
một chiến lược phát triển y học cổ truyền trên thế giới. Rối loạn lipid máu là bệnh lý chuyển hóa gây ra nhiều
biến chứng nguy hiểm. Việc chẩn đoán bệnh cảnh Đàm thấp theo Y học cổ truyền trong bệnh lý này chưa có tiêu
chuẩn thống nhất và chưa đạt được sự đồng thuận cao. Vì thế, chúng tôi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chẩn
đoán cho bệnh cảnh Đàm thấp theo y học cổ truyền trong bệnh lý rối loạn lipid máu dựa trên khảo sát y văn và ý
kiến chuyên gia nhằm giúp cho công tác giảng dạy và thực hành lâm sàng y học cổ truyền được thu...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh đảm thấp trong bệnh rối loạn lipid máu dựa trên sự đồng thuận giữa ý kiến chuyên gia và y văn y học cổ truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2019 206
BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
BỆNH CẢNH ĐÀM THẤP TRONG BỆNH RỐI LOẠN LIPID MÁU
DỰA TRÊN SỰ ĐỒNG THUẬN GIỮA Ý KIẾN CHUYÊN GIA
VÀ Y VĂN Y HỌC CỔ TRUYỀN
Nguyễn Thị Thanh Thảo*, Cao Thị Thúy Hà**, Nguyễn Trần Thanh Thủy***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tiêu chuẩn hóa chẩn đoán bệnh cảnh y học cổ truyền trong các bệnh lý y học hiện đại đang là
một chiến lược phát triển y học cổ truyền trên thế giới. Rối loạn lipid máu là bệnh lý chuyển hóa gây ra nhiều
biến chứng nguy hiểm. Việc chẩn đoán bệnh cảnh Đàm thấp theo Y học cổ truyền trong bệnh lý này chưa có tiêu
chuẩn thống nhất và chưa đạt được sự đồng thuận cao. Vì thế, chúng tôi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn chẩn
đoán cho bệnh cảnh Đàm thấp theo y học cổ truyền trong bệnh lý rối loạn lipid máu dựa trên khảo sát y văn và ý
kiến chuyên gia nhằm giúp cho công tác giảng dạy và thực hành lâm sàng y học cổ truyền được thuyết phục hơn;
đồng thời góp phần vào chiến lược chung trong việc phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế quan sát mô tả trên đối tượng nghiên cứu gồm hơn
10 y văn y học cổ truyền và ý kiến của hơn 10 chuyên gia y học cổ truyền qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: liệt kê và
định nghĩa tất cả triệu chứng của Đàm thấp dựa trên 15 y văn được chọn. Giai đoạn 2: khảo sát ý kiến 11 chuyên
gia về tần suất gặp các triệu chứng đã liệt kê thấy trên bệnh nhân Rối loạn lipid máu dựa theo bảng phỏng vấn.
Giai đoạn 3: tính hệ số đồng thuận kappa giữa ý kiến chuyên gia và y văn cho từng triệu chứng và xây dựng tiêu
chuẩn chẩn đoán, gồm các tiêu chuẩn chính và phụ.
Kết quả: Nghiên cứu tổng hợp được 10/66 triệu chứng có tỉ lệ gặp > 50% dựa trên 15 y văn y học cổ truyền
và dựa trên ý kiến 11 chuyên gia giúp loại được 53/66 triệu chứng. Sau khi phân tích, chúng tôi xác định 13 triệu
chứng có giá trị chẩn đoán gồm có 05 triệu chứng chính gồm béo bệu, thích ăn đồ béo ngọt, mạch hoạt, rêu dày,
rêu dính và 08 triệu chứng phụ gồm rêu nhờn, nặng nề tứ chi, lưỡi hồng nhạt, nặng đầu, ngực đầy, tê tay chân,
lưỡi bệu, mệt mỏi. Chẩn đoán bệnh cảnh Đàm thấp rối loạn lipid máu dựa trên y văn và ý kiến chuyên gia khi có
từ 3/5 triệu chứng chính hoặc có 4/13 triệu chứng trong đó có ít nhất 1 triệu chứng chính.
Kết luận: Chẩn đoán xác định bệnh cảnh Đàm thấp trên bệnh nhân rối loạn lipid máu khi có 3/5 triệu chứng
chính hoặc có 4/13 triệu chứng trong đó có ít nhất 1 triệu chứng chính.
Từ khóa: đàm thấp, rối loạn lipid máu, tiêu chuẩn chẩn đoán, chẩn đoán bệnh cảnh
ABSTRACT
THE FIRST STEP OF BUILDING STANDARDS FOR DIAGNOSIS OF PHLEGM-HUMIDITY ON
DYSLIPIDEMIA, BASED ON THE AGREEMENT BETWEEN CONSULTANT OPINIONS AND
TRADITIONAL MEDICINE LITERATURES
Nguyen Thi Thanh Thao, Cao Thi Thuy Ha, Nguyen Tran Thanh Thuy
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 206 - 213
Objectives: Standardizing traditional medicine diagnosis in modern diseases is a strategy of developing
traditional medicine in over the world. Dyslipidemia is a metabolic disease that causes many dangerous
*Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh **Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
***Bộ môn Y học cổ truyền – Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Cao Thị Thúy Hà ĐT: 0973713371 Email: thuyhacao@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 207
complications. According to traditional medicine, the diagnosis of Phlegm-Humidity in this pathology does
not have an uniform standards and has not reached a high consensus. So, we set up the diagnostic criteria for
Phlegm-Humidity, according to traditional medicine in the pathology of blood lipid disorders, based on the
literatures and experts’s opinions to help the teaching and clinical practice in traditional medicine be more
convincing. At the same time, it can contribute the general strategy in developing traditional Vietnamese
medicine.
Materials and Methods: With the observation design described on our study, the survey was based on
more than 10 traditional Medicine literatures and more than 10 traditional medicine experts opinion with 03
stages: Stage 1: based on the 15 selected literatures, we listed and defined all Phlegm-Humidity symptoms. Stage
2: based on the interview tables, we surveied 11 experts opinions about the frequency of all Phlegm-Humidity
symptoms in patients who have dyslipidemia. Stage 3: calculating the Kappa consensus coefficient between the
expert opinions and literatures for each symptom and develop diagnostic criteria including primary and
secondary standards.
Results: Based on 15 traditional medicine literatures, the study synthesized 10/66 symptoms with a
prevalence over 50% and the opinion of 11 experts can eliminate 53/66 symptoms. After the analysis, we
identified 13 diagnostic values symptoms: 5 major symptoms including overweight/obesity, love sweetty foods,
slippery pulse, thick fur, sticky fur and 08 secondary symptoms including greasy fur, heaviness in the climbs, pale
red tongue, heavy-headedness, full chest, numbness of hands and feet, plump tongue. Diagnosis of Phlegm-
Humidity with dyslipidemia based on literatures and expert opinions when there were 3/5 main symptoms or
4/13 symptoms including at least 1 main symptom.
Conclusion: To meet the diagnosis criteria of Phlegm-Humidity, patients with dyslipidemia should present
at least 3/5 main symptoms or 4/13 symptoms including at least 1 main symptom.
Keywords: phlegm-humidity, dyslipidemia, diagnostic criteria, diagnosis of traditional medicine
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu (RLLM) là một trong
những nguy cơ chính gây bệnh tim mạch do xơ
vữa động mạch(6). Việc kết hợp Đông Tây y
trong chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu là
điều cần thiết. Các nghiên cứu y học cổ truyền có
ghi nhận bệnh cảnh Đàm thấp chiếm tỷ lệ cao
trên bệnh nhân rối loạn lipid máu(1). Nghiên cứu
trên 84 bệnh nhân của Hà Thị Hồng Linh năm
2015 tại bệnh viện y học cổ truyền TP. Hồ Chí
Minh ghi nhận có 53,57% bệnh nhân Đàm
thấp/Đàm nhiệt. Việc chẩn đoán bệnh cảnh này
hiện nay được thực hiện dựa trên nhiều tài liệu
chưa có sự thống nhất và cũng chưa có tiêu
chuẩn chẩn đoán chung. Nghiên cứu xác định
tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh Đàm thấp trên
bệnh nhân rối loạn lipid máu là điều cần thiết,
giúp cho thực hành lâm sàng được đồng thuận
cao hơn và cũng tạo nền tảng cho các nghiên cứu
điều trị kết hợp đông tây y cho bệnh lý này.
Đồng thời việc có được tiêu chuẩn chẩn đoán các
bệnh cảnh y học cổ truyền trên bệnh lý y học
hiện đại góp phần vào chiến lược chung trong
việc phát triển nền y học cổ truyền (YHCT)Việt
Nam. Do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này nhằm mục tiêu: xây dựng tiêu chuẩn chẩn
đoán bệnh cảnh Đàm thấp trong bệnh RLLM
dựa trên y văn và ý kiến chuyên gia.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tần số xuất hiện các triệu chứng của
Đàm thấp theo y văn.
Xác định mức độ đồng thuận về các triệu
chứng của Đàm thấp trong bệnh RLLM theo ý
kiến chuyên gia.
Xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh
Đàm thấp trong bệnh RLLM.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm y văn và chuyên gia y học cổ truyền.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2019 208
Tiêu chí chọn y văn YHCT
Sách giáo khoa được giảng dạy tại các
trường đại học y khoa trong nước và nước ngoài,
Tác phẩm kinh điển YHCT được giảng dạy
trong các trường đại học,
Sách chuyên khảo về YHCT của các tác giả là
Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên
ngành YHCT có hơn 15 năm kinh nghiệm hoặc
Lương y có ít nhất 20 năm kinh nghiệm điều trị
hoặc giảng dạy hoặc dịch thuật các tài liệu
YHCT. Số lượng: 15 y văn.
Tiêu chí chọn chuyên gia YHCT
Có kinh nghiệm điều trị bệnh RLLM ≥ 10
năm và thỏa 1 trong 2 tiêu chí là: Thạc sĩ, Tiến sĩ,
Phó giáo sư, Giáo sư chuyên ngành YHCT hoặc
BS CK1, BS CK2 chuyên ngành YHCT. Số lượng
chuyên gia: 11 chuyên gia.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Đánh giá một cách hệ thống dựa trên
phương pháp Delphi áp dụng chỉ số Kappa để
đánh giá mức độ đồng thuận(5,9). Nghiên cứu
được tiến hành qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1
Khảo sát y văn nhằm liệt kê, định nghĩa chi
tiết tất cả các triệu chứng(15) của Đàm thấp,
thiết lập tần số xuất hiện của mỗi triệu chứng
trên y văn.
Giai đoạn 2
Khảo sát ý kiến chuyên gia về các triệu
chứng đã thu được trên y văn, với kinh nghiệm
của chuyên gia giúp đánh giá tần suất xuất hiện
của các triệu chứng trên bệnh nhân RLLM dựa
theo bảng khảo sát chuyên gia. Gửi phiếu khảo
sát trực tiếp đến từng chuyên gia và thu phiếu
sau khi chuyên gia đánh giá, tổng hợp thành
nhóm triệu chứng “hay gặp” (gồm những triệu
chứng bắt buộc có đến thường có) và nhóm triệu
chứng “ít/không gặp” (gồm nhóm triệu chứng
không có đến thỉnh thoảng có) (Bảng 1).
Bảng 1. Mẫu bảng khảo sát ý kiến chuyên gia
Triệu chứng
Định nghĩa triệu
chứng theo y văn
Bắt buộc có (gặp
100%)
Thường có
(60-99%)
Thỉnh thoảng
có (30-59%)
Ít khi có
(1-29%)
Không có
(không gặp)
Triệu chứng 1 Là acb
Triệu chứng 2 Là def
Giai đoạn 3
Xử lý số liệu và xây dựng tiêu chuẩn chẩn
đoán theo 3 bước:
Bước 1: dùng phần mềm SPSS 16.0 xử lý số
liệu, quy ước triệu chứng là tiêu chuẩn chính khi
100% chuyên gia chọn “hay gặp” và triệu chứng
không có giá trị chẩn đoán khi 100% chuyên gia
chọn “ít/không gặp”. Tính hệ số đồng thuận
kappa giữa ý kiến chuyên gia và y văn dựa cho
từng triệu chứng(4).
Bước 2: Xét hệ số kappa của từng triệu
chứng theo Bảng 2.
Bảng 2. Quy ước chọn tiêu chuẩn chính và tiêu chuẩn phụ
Hệ số kappa số lượng “hay gặp” > số
lượng “ít/không gặp”
số lượng “hay gặp” = số
lượng “ít/không gặp”
số lượng “hay gặp” < số
lượng “ít/không gặp”
Kappa ≥ 0,8 (đồng thuận rất tốt
giữa ý kiến chuyên gia và y văn)
Triệu chứng được chọn là
tiêu chuẩn chính
Triệu chứng được chọn là tiêu
chuẩn phụ
Triệu chứng không có giá trị
chẩn đoán
Kappa < 0,8 (không có sự đồng
thuận giữa y văn và chuyên gia)
Triệu chứng được chọn là
tiêu chuẩn phụ
Triệu chứng không có giá trị
chẩn đoán
Triệu chứng không có giá trị
chẩn đoán
Bước 3: Xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán,
gồm các tiêu chuẩn chính và phụ.
Nhóm nghiên cứu quy ước điểm chuyên gia
cho từng nhóm triệu chứng là bắt buộc có 4
điểm, thường có 3 điểm, thỉnh thoảng có 2 điểm,
ít có 1 điểm và không có 0 điểm.
A = (50% số chuyên gia) x 3 điểm (tiêu chuẩn
thường có) x số tiêu chuẩn chính.
Với A là số điểm đủ để chẩn đoán.
Chẩn đoán Đàm thấp phải có ít nhất 1 tiêu
chuẩn chính và số điểm ít nhất là A.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 209
Các tiêu chuẩn chính có thể thay bằng tiêu
chuẩn phụ với số điểm chuyên gia tương đương
trở lên.
KẾT QUẢ
Giai đoạn 1
Nghiên cứu tiến hành trên 15 y văn có mô tả
về Đàm thấp:
Nhóm tài liệu kinh kiển (2 y văn)
Lê Hữu Trác (1987), "Hải Thượng Y tông
Tâm lĩnh- tập II"(10).
Nguyễn Đình Chiểu, Dịch giả Lê Quí Ngưu
(2006), “Ngư tiều vấn đáp y thuật”(13).
Nhóm sách giáo khoa trong nước (3 y văn)
Viện Y học cổ truyền quân đội (2002),
"Những học thuyết cơ bản của Y học cổ
truyền"(19).
Đại Học Y Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền
(2005), "Bài giảng Y học cổ truyền”(2).
Học viện quân y (2010)“Lý luận cơ bản
YHCT”(7).
Nhóm sách giáo khoa nước ngoài (5 y văn)
Học viện Trung Y Quảng Châu (1991),
"Trung Y chẩn đoán học giảng nghĩa")(8,11,20).
Zhanwen Liu, Liang Liu (2009), “Essentials of
Clinical Specialties in Chinese Medicine”, volume 1,3.
Zhu Bing, Wang Hongcai (2010), “Diagnostics
of Traditional Chinese Medicine”.
全国中医药行业高等教育“十二五”规划教材
(2012), “中医基础理论”. [Tài liệu qui hoạch các
trường Trung Y Dược toàn quốc Trung Quốc,
(2010) “Lý luận Y học cổ truyền].
朱文锋 (2002),“中医诊断学”, 出 版 中国中医
药 出版社 出 版. [Tài liệu qui hoạch các trường
Trung Y dược Trung Quốc, (2002) “Chần đoán học”].
Nhóm sách chuyên khảo trong nước (3 y
văn)(12,14,16)
Nguyễn Công Đức (2010), “Thuật ngữ Đông y”.
Nguyễn Trung Hòa (2000), "Đông y toàn tập".
Trần Văn Kỳ (2000), “Từ điển Y học cổ truyền
Hán-Việt-Anh”.
Nhóm sách chuyên khảo nước ngoài (2 y
văn)(15,18)
Viện nghiên cứu Trung y - Nguyễn Thiện
Quyến (dịch), (1998) "Chẩn đoán phân biệt chứng
hậu trong Đông y".
Tổ chức Y tế thế giới (2011), "Thuật ngữ Y học
cổ truyền của tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái
Bình Dương".
Kết quả thu được 66 triệu chứng của bệnh
cảnh Đàm thấp. Trong đó có 3 triệu chứng được
mô tả trên 70% y văn; có 5 triệu chứng được mô
tả trên 50-70% y văn; và có 58 triệu chứng được
mô tả trên ít hơn 50% y văn.
Bảng 3. Các triệu chứng có tỉ lệ gặp trên 50% các y văn
STT Tên triệu chứng Tần số Tỉ lệ
Triệu chứng có
tỉ lệ lặp trên
70% y văn
1 Mệt mỏi 11/15 73%
2 Đau tức ngực 11/15 73%
3 Buồn nôn 11/15 73%
Triệu chứng có
tỉ lệ lặp trên 50
- 70% y văn
1 Rêu nhờn 8/15 53%
2 Huyễn vựng 9/15 60%
3 Suyễn thở 9/15 60%
4 Ho kéo dài nhiều đàm
trắng dễ khạc
9/15 60%
5 Mạch hoạt 9/15 60%
Có 58/66 triệu chứng có tỷ lệ gặp ít hơn 50%
y văn, có đồng thuận thấp theo y văn. Bao gồm
các triệu chứng: 1. Béo bệu, 2. Gầy ốm, 3. Người
chậm chạp, 4. Bán thân bất toại, 5. Điên cuồng, 6.
Rụng tóc, 7. Thủy thũng, 8. Phù chân, 9. Mặt
vàng, 10. Đàm hạch, 11. U mỡ tròn dưới da, 12.
Nhục anh, 13. Thạch anh, 14. Loa lịch, 15. Tràng
nhạc, 16. Lưỡi bệu, 17. Lưỡi hồng nhạt, 18. Rêu
dầy, 19. Rêu dính, 20. Rêu trắng, 21. Đoản khí,
22. Hay thở dài, 23. Khàn giọng, 24. Nhiều mồ
hôi, 25. Si ngốc, 26. Nhác nói, 27. Nhác làm, 28.
Buồn ngủ, 29. Co duỗi tay chân khó khan, 30.
Nặng nề tứ chi, 31. Tê tay chân, 32. Đau đầu, 33.
Nặng đầu, 34. Mờ mắt, 35. Hồi hộp, 36. Hung
muộn, 37. Ngực đầy, 38. Mai hạch khí, 39. Hay
khạc nhổ, 40. Tức thượng vị, 41. Chán ăn, 42. Ăn
uống kém, 43. Ăn nhiều đồ béo ngọt, 44. Đại tiện
phân lỏng, 45. Đầy bụng lâu tiêu, 46. Bạch đới
nhiều, 47. Dịch âm đạo nhiều, 48. Kinh muộn, 48.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2019 210
Kinh bế, 50. Sắc kinh nhạt, 51. Vô sinh, 52. Mạch
huyền, 53. Mạch khẩn, 54. Mạch trầm, 55. Mạch
đoản, 56. Mạch hoãn, 57. Mạch trì, 58. Mạch nhu.
Giai đoạn 2: 11 chuyên gia được chọn từ BV
ĐHYD CS3, BV YHCT TP HCM, Khoa YHCT -
ĐHYD TP HCM: gồm 1 PGS, 1 TS BS, 6 BS CKII,
2 BS CKI, 1 Thạc sĩ. Kết quả khảo sát ý kiến
chuyên gia về tần số xuất hiện của 66 triệu
chứng và xét hệ số Kappa cho từng triệu chứng
thu được:
Có 10 triệu chứng có hệ số đồng thuận cao (kappa
≥ 0,8), trong đó:
Có 3 triệu chứng chuyên gia chọn “hay gặp”
> số lượng “ít/không gặp” là: Mạch hoạt; Rêu
dầy; Rêu dính triệu chứng được chọn làm tiêu
chuẩn chính.
Có 7 triệu chứng chuyên gia chọn “hay
gặp” < số lượng “ít/không gặp” là: Đoản khí;
Nhác nói; Mờ mắt; Dịch âm đạo nhiều; Mạch
trầm; Mạch trì triệu chứng không có giá trị
chẩn đoán.
Có 38 triệu chứng có hệ số đồng thuận thấp
(kappa < 0,8), trong đó:
Có 8 triệu chứng chuyên gia chọn “hay gặp”
> số lượng “ít/không gặp” là: Rêu nhờn; Nặng nề
tứ chi; Lưỡi hồng nhạt; Nặng đầu; Ngực đầy; Tê
tay chân; Lưỡi bệu; Mệt mỏi triệu chứng được
chọn làm tiêu chuẩn phụ.
Có 30 triệu chứng còn lại chuyên gia chọn
“hay gặp” < số lượng “ít/không gặp” triệu
chứng không có giá trị chẩn đoán.
Giai đoạn 3: Xác định tiêu chuẩn chẩn đoán
Khảo sát 66 triệu chứng đàm thấp kết quả
như sau: 5 triệu chứng đưa vào tiêu chuẩn chính;
8 triệu chứng đưa vào tiêu chuẩn phụ; 53 triệu
chứng loại.
Xác định điểm số chẩn đoán (Bảng 4).
Bảng 4. Bảng tính điểm cho các triệu chứng chính và phụ
Triệu chứng chính Điểm Triệu chứng phụ Điểm
Béo bệu 38 Rêu nhờn 31
Thích ăn đồ béo ngọt 35 Nặng nề tứ chi 31
Mạch hoạt 36 Lưỡi hồng nhạt 26
Rêu dày 26 Nặng đầu 31
Triệu chứng chính Điểm Triệu chứng phụ Điểm
Rêu dính 24 Ngực đầy 29
Tê tay chân 29
Lưỡi bệu 32
Mệt mỏi 25
Điểm thấp nhất để chẩn đoán là: A = 5,5 x 3 x
5 = 82,5 điểm → A = 83 điểm.
Như vậy: chẩn đoán phải có ít nhất 1 tiêu
chuẩn chính và số điểm ít nhất là 83 điểm. Các
tiêu chuẩn chính có thể thay bằng tiêu chuẩn
phụ với số điểm chuyên gia tương đương trở lên.
BÀN LUẬN
Kết quả khảo sát y văn
Về tính chất và hình thức y văn
Có ba dạng y văn được chọn là tài liệu kinh
điển, sách giảng dạy tại các trường đại học, học
viện, viện YHCT trong và ngoài nước, sách
chuyên khảo của tác giả có kinh nghiệm trên 15
năm trong lĩnh vực YHCT. Trong nhóm tài liệu
kinh điển, “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Lê
Hữu Trác nhắc đến bệnh cảnh Đàm thấp, các
sách kinh điển khác gồm “Nội kinh”, “Nạn
kinh”, “Kim quỹ yếu lược” không bàn về các
bệnh cảnh này mà chỉ bàn về các học thuyết
YHCT, tạp chứng và chẩn pháp, “Thương hàn
luận” chủ yếu bàn về ngoại cảm. Như vậy, tài
liệu kinh điển ít bàn về bệnh cảnh Đàm thấp. Kết
quả phù hợp với các khảo cứu YHCT rằng chẩn
đoán bệnh cảnh là một phương pháp xuất hiện
và được hoàn thiện dần giai đoạn sau các y thư
kinh điển.
Về số lượng y văn
15 y văn: 1 tài liệu kinh điển, 3 tài liệu giảng
dạy trong nước, 5 tài liệu giảng dạy nước ngoài,
4 tài liệu chuyên khảo của chuyên gia trong
nước, 2 tài liệu chuyên khảo của chuyên gia
Trung Quốc. So với đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn
chẩn đoán Thận âm hư của YHCT" - Vũ Thị Ly
Na (2014), đề tài “Bước đầu xác định tiêu chuẩn
chẩn đoán các thể bệnh cảnh YHCT của Tọa cốt
phong" - Kiều Xuân Thy (2014) thì nghiên cứu
này tương đồng với hai đề tài trên về tiêu chuẩn
chọn y văn. Các y văn đều đáng tin cậy. Tuy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 211
nhiên, y văn nước ngoài trong nghiên cứu này
chỉ hạn chế ở tài liệu của tác giả Trung Quốc.
Hướng mở rộng đề tài: Khảo sát thêm các tài liệu
YHCT của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...
nhằm đánh giá sự tương đồng giữa các nền y
học cổ truyền hiện tại.
Về các triệu chứng khảo sát được trên y văn
Có sự khác nhau giữa các y văn về tần suất
xuất hiện của các triệu chứng có thể giải thích
như sau: 66 triệu chứng này mặc dù đều thuộc
Đàm thấp nhưng có thể khác nhau về nguyên
nhân, khác nhau về bệnh cảnh lâm sàng, do các
triệu chứng được liệt kê không phân biệt nguyên
nhân, vị trí bệnh nhằm mục đích không bỏ sót
những triệu chứng có thể hiếm gặp, nhưng vẫn
có thể có trên lâm sàng. Vì vậy, bước tiếp theo
của nghiên cứu là xin ý kiến chuyên gia, và
chính chuyên gia sẽ giúp chọn lọc những triệu
chứng Đàm thấp phù hợp với bệnh nhân rối
loạn lipid máu.
Kết quả khảo sát chuyên gia
Ý kiến chuyên gia trong nghiên cứu này
mang tính quyết định. Do đó, 11 chuyên gia
được chọn đều có ít nhất 10 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực y học cổ truyền là các phó giáo sư,
tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ
chuyên khoa II. Kết quả sẽ hoàn toàn dựa theo ý
kiến chuyên gia. Trong tiêu chuẩn chính có 2
triệu chứng 100% chuyên gia chọn ‘‘thường có’’
là: béo bệu và thích ăn đồ béo ngọt. Theo quan
điểm của y học cổ truyền thì ‘‘phì nhân đa đàm’’,
do đó, béo bệu được chọn vào tiêu chuẩn chính
là phù hợp với lý luận y học cổ truyền; thích ăn
đồ béo ngọt là một yếu tố thuận lợi, thường
xuyên ăn đồ béo ngọt ảnh hưởng đến công năng
vận hóa của Tỳ, sinh đàm thấp tích tụ, đàm thấp
ở đây là nội đàm là do tạng phủ hư mà sinh ra,
thường gặp nhất là Tỳ hoặc Thận hư.
Ta thấy có 4/5 triệu chứng chính trên đều là
các triệu chứng thực thể, người thầy thuốc có thể
khám và phát hiện được. Như vậy, có thể thấy
các chuyên gia ưu tiên chọn các triệu chứng thực
thể hơn. Bởi vì, triệu chứng thực thể là các triệu
chứng mà người thầy thuốc có thể khám được
và phát hiện được một cách dễ dàng. Điều này
hoàn toàn phù hợp thực tế lâm sàng và kinh
nghiệm công tác của các chuyên gia.
Triệu chứng của đàm rất phức tạp và đa
dạng. Vì đàm thấp có khả năng gây bệnh ở khắp
nơi trong cơ thể “Đàm theo khí hành không nơi
nào là không đến”. Đàm liên quan nhiều đến
tạng Tỳ, Phế, Thận “Tỳ sinh đàm, Phế chứa
đàm” (Y tôn tất độc). Bởi vì Tỳ chủ vận hóa thủy
cốc, nếu công năng của Tỳ suy kém, không vận
hóa được thủy cốc sẽ sinh ra đàm. Còn Phế chủ
thông điều thủy đạo, giúp phân bố lưu thông
thủy dịch, nếu Phế suy kém thủy dịch đình trệ
tại Phế hóa đàm, gây ra triệu chứng suyễn. Thận
tàng nguyên âm nguyên dương, chủ quản trao
đổi thủy dịch. Nếu Thận dương bất túc, khi hóa
bất lợi, thủy dịch nội đình sẽ sinh ra đàm. Chính
vì vậy các triệu chứng trong bảng tiêu chuẩn liên
quan đến nhiều cơ quan, vị trí khác nhau trong
cơ thể.
So sánh với một số đề tài cùng hướng nghiên cứu
Công trình của Trịnh Thị Diệu Thường,
Phạm Thị Bình Minh năm 2016 “Bước đầu xây
dựng tiêu chuẩn chẩn đoán Đàm thấp theo Y
học cổ truyền của bệnh đột quỵ giai đoạn di
chứng”(17) đã dựa trên 15 y văn và 15 chuyên gia
xây dựng được tiêu chuẩn chẩn đoán gồm 19
triệu chứng, trong đó có 11 triệu chứng chính và
8 triệu chứng phụ, số lượng triệu chứng nhiều
gây khó nhớ và khó áp dụng trên lâm sàng
tương ứng bệnh đột quỵ.
Công trình của Đặng Thanh Hồng An năm
2016 “Xác định tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh
Can Thận âm hư trên bệnh nhân sau đột quỵ tại
bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí
Minh”(3), đề tài thực hiện với phạm vi nhỏ (tại
một cơ sở y tế), nhân lực hạn chế, thời gian ngắn,
cỡ mẫu nhỏ (96 bệnh nhân) nên còn quy mô còn
hạn chế, tiêu chuẩn chẩn đoán gồm 16 triệu
chứng, với tiêu chuẩn chẩn đoán quy ra điểm, có
triệu chứng loại trừ chẩn đoán và trong thang
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2019 212
điểm có điểm âm nên cũng gây khó nhớ và khó
ứng dụng trên lâm sàng.
Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài
Đề tài đã xác định được tiêu chuẩn chẩn
đoán cho bệnh cảnh Đàm thấp trên BN rối loạn
lipid máu với tiêu chuẩn cụ thể. Thang điểm này
có thể được sử dụng để chẩn đoán trên lâm
sàng. Đây là nền tảng để tiếp tục xây dựng các
nghiên cứu tương tự, mục đích kiểm chứng và
hoàn thiện thêm cho tiêu chuẩn chẩn đoán ngày
càng chính xác hơn, giúp cho việc chẩn đoán
được dễ dàng và thống nhất.
KẾT LUẬN
Đề tài dựa trên triệu chứng Đàm thấp từ y
văn và ý kiến chuyên gia về sự xuất hiện các
triệu chứng này trên bệnh nhân rối loạn lipid
máu thu được kết luận sau:
Khảo sát trên 15 y văn y học cổ truyền thu
được 66 triệu chứng và định nghĩa triệu chứng
của bệnh cảnh Đàm thấp. Trong đó có 3 triệu
chứng (mệt mỏi, đau tức ngực, buồn nôn) được
mô tả trên 70% y văn; 5 triệu chứng (huyễn
vựng, suyễn thở, ho kéo dài nhiều đờm trắng dễ
khạc, rêu nhờn và mạch hoạt) được mô tả trên
50-70% y văn; và 58 triệu chứng được mô tả trên
ít hơn 50% y văn.
Khảo sát ý kiến 11 chuyên gia về tần suất
gặp 66 triệu chứng trên bệnh nhân rối loạn lipid
máu và xét hệ số kappa cho từng triệu chứng.
Kết luận có 10 triệu chứng có hệ số đồng thuận
cao (kappa ≥0,8), trong đó có 3 triệu chứng
chuyên gia chọn “hay gặp” > số lượng “ít/không
gặp” là: mạch hoạt, rêu dày, rêu dính; các triệu
chứng này được chọn làm tiêu chuẩn chính. Có
38 triệu chứng có hệ số đồng thuận thấp (kappa
<0,8), trong đó có 8 triệu chứng chuyên gia chọn
“hay gặp” > số lượng “ít/không gặp” là: rêu
nhờn, nặng nề tứ chi, lưỡi hồng nhạt, nặng đầu,
ngực đầy, tê tay chân, lưỡi bệu, mệt mỏi; các
triệu chứng này được chọn làm tiêu chuẩn phụ.
Các triệu chứng còn lại không có giá trị chẩn
đoán theo kết quả từ chuyên gia.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh Đàm Thấp
cho bệnh nhân rối loạn lipid máu với bảng tiêu
chuẩn tính điểm gồm 13 triệu chứng. 05 triệu
chứng chính là béo bệu (38 điểm), thích ăn đồ
béo ngọt (35 điểm), mạch hoạt (36 điểm), rêu dày
(26 điểm), rêu dính (24 điểm) và 08 triệu chứng
phụ là lưỡi bệu (32 điểm), rêu nhờn (31 điểm),
nặng đầu (31 điểm), nặng nề tứ chi (31 điểm),
ngực đầy (29 điểm), tê tay chân (29 điểm), lưỡi
hồng nhạt (26 điểm), mệt mỏi (25 điểm).
Chẩn đoán bệnh cảnh Đàm thấp rối loạn
lipid máu dựa trên y văn và ý kiến chuyên gia
khi có từ 3/5 triệu chứng chính hoặc có 4/13 triệu
chứng trong đó có ít nhất 1 triệu chứng chính.
Hoặc khi: có ≥ 1 triệu chứng chính và tổng điểm
các triệu chứng ≥ 83 điểm.
Nghiên cứu đã bước đầu xây dựng được
bảng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cảnh Đàm thấp
trên bệnh rối loạn lipid máu với tiêu chuẩn cụ
thể. Với thời gian ngắn và phạm vi của đề tài cơ
sở, đề tài còn chưa hoàn thiện với đầy đủ các
thuật toán xác định tiêu chuẩn đoán, kiến nghị
sẽ thực hiện tiếp các đề tài sau để chuẩn hóa các
tiêu chuẩn một cách khách quan hơn. Kết quả
tiêu chuẩn chẩn đoán này sẽ đặt ra tiền đề cho
các nghiên cứu tiêu chuẩn chẩn đoán về Đàm
thấp nói chung và nghiên cứu kết hợp điều trị
Đông Tây y cho nhóm bệnh nhân này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Thị Thúy Hà, Nguyễn Thị Bay (2014). "Nghiên cứu tác
dụng hạ lipid máu của viên nang cứng Bổ khí hoạt huyết trên
bệnh nhân rối loạn lipid máu". Y học TP. Hồ Chí Minh, 1(18):53-
61.
2. Đại Học Y Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền (2005). "Bài giảng Y
học cổ truyền”. NXB Y học Hà Nội, pp.58, 59, 65-68.
3. Đặng Thanh Hồng An (2016). "Xác định tiêu chuẩn chẩn đoán
bệnh cảnh Can Thận âm hư trên bệnh nhân sau đột quỵ tại
bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh". Luận văn
Thạc sĩ Y khoa. Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Đào Hồng Nam (2017). Thống kê Kappa. Thống kê y học,
test.html.
5. Fass R, Longstreth G, Pimentel M, et al (2001). Evidence- and
Consensus-Based Practice Guidelines for the Diagnosis of
Irritable Bowel Syndrome. Arch Intern Med, 161(17):2081-2088.
6. Hà Thị Anh (2010). "Rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tai biến
mạch máu não". Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, 14(2):220-227.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 213
7. Học viện quân y (2010). Lý luận cơ bản YHCT (sách dùng cho
sau đại học). NXB Y học, pp.147-150.
8. Học viện Trung Y Quảng Châu (1991). Trung Y chẩn đoán học
giảng nghĩa. Hội YHCT Việt Nam (khu vực phía nam). Hội Y
Học Dân Tộc TP. Hồ Chí Minh, Viện Y Dược Học Dân Tộc, pp.46-
50.
9. Jones J, Hunter D (1995). Consensus methods for medical and
health services research. BMJ, 311(7001):376–380.
10. Lê Hữu Trác (1987). Hải Thượng Y tông Tâm lĩnh- tập I. Hội Y
học dân tộc TP HCM và Hội Y học Dân tộc Tây Ninh kết hợp tái bản,
pp.317-333.
11. Liu ZW, Liu L (2009). Essentials of Clinical Specialties in
Chinese Medicine, 3 edition, 1:120-125. Springer.
12. Nguyễn Công Đức (2010). Thuật ngữ Đông y. NXB Thanh niên,
pp.102-106.
13. Nguyễn Đình Chiểu, Dịch giả Lê Quí Ngưu (2006). Ngư tiều
vấn đáp y thuật. NXB Thận Hóa, pp.539, 564.
14. Nguyễn Trung Hòa (2000). Đông y toàn tập. NXB Thuận Hóa,
pp.78, 84, 85, 101.
15. Tổ chức Y tế thế giới (2009). Thuật ngữ Y học cổ truyền của tổ
chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương. Nhà xuất bản
Văn hóa thông tin, pp.52, 53, 55, 56, 57, 58, 61, 62, 70, 71, 75, 95, 99.
16. Trần Văn Kỳ (2000). Từ điển Y học cổ truyền Hán-Việt-Anh.
NXB Y học, pp.128-134.
17. Trịnh Thị Diệu Thường, Phạm Thị Bình Minh (2016). "Bước đầu
xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán Đàm thấp của bệnh Đột quị giai
đoạn di chứng". Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, ĐH Y Dược
TP Hồ Chí Minh.
18. Viện nghiên cứu Trung y - Nguyễn Thiện Quyến (dịch) (1998).
Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong Đông y. NXB Mũi Cà
Mau, pp.201-203.
19. Viện Y học cổ truyền quân đội (2002). Những học thuyết cơ bản
của Y học cổ truyền. NXB Y học Hà Nội, pp.219-221.
20. Zhu B, Wang HC (2010). Diagnostics of Traditional Chinese
Medicine. Book Depository, pp.47-49.
Ngày nhận bài báo: 13/06/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/06/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/08/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_xay_dung_tieu_chuan_chan_doan_benh_canh_dam_thap_tr.pdf