Bước đầu tìm hiểu những biến động trong hệ giá trị đức

Tài liệu Bước đầu tìm hiểu những biến động trong hệ giá trị đức: BƯỚC ĐẦU TèM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG HỆ GIÁ TRỊ ĐỨC Nguyễn Thị Bớch Phượng 1. Đặt vấn đề Nước Đức thường nổi tiếng với nhiều thi sĩ và nhà tư tưởng lớn. Người Đức cũng nổi tiếng với những tớnh cỏch đặc biệt như “lao động cần cự, chõn tay cũng như trớ úc, là sự đỳng giờ, là tớnh chớnh xỏc, sống cú nguyờn tắc, kỷ luật, trật tự và vệ sinh” [Nguyễn Xuõn Xanh 2004: 21]. Đú cú thể được xem như là giỏ trị văn húa Đức chăng? Cũn cú những giỏ trị nào quan trọng nữa? Liệu những giỏ trị này cú bị thay đổi hay phai mờ đi theo thời gian hay khụng? Đó nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu về đề tài này, trong đú cú cụng trỡnh của TS Xó hội học Petra Altmann với tựa đề “Vom Wert der Werte: was im Leben wirklich zọhlt” (Về giỏ trị của cỏc giỏ trị - điều gỡ thực sự đỏng giỏ trong cuộc sống, 2003); cụng trỡnh của tỏc giả Bernhard Buel (và nnk) với tựa đề “Alte Werte, neue Werte – Schlaglichter des Wertewandels” (Những giỏ trị cũ, những giỏ trị mới – hào quang của sự thay đổi giỏ t...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu tìm hiểu những biến động trong hệ giá trị đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG HỆ GIÁ TRỊ ĐỨC Nguyễn Thị Bích Phượng 1. Đặt vấn đề Nước Đức thường nổi tiếng với nhiều thi sĩ và nhà tư tưởng lớn. Người Đức cũng nổi tiếng với những tính cách đặc biệt như “lao động cần cù, chân tay cũng như trí óc, là sự đúng giờ, là tính chính xác, sống có nguyên tắc, kỷ luật, trật tự và vệ sinh” [Nguyễn Xuân Xanh 2004: 21]. Đó có thể được xem như là giá trị văn hóa Đức chăng? Còn có những giá trị nào quan trọng nữa? Liệu những giá trị này có bị thay đổi hay phai mờ đi theo thời gian hay không? Đã nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, trong đó có công trình của TS Xã hội học Petra Altmann với tựa đề “Vom Wert der Werte: was im Leben wirklich zählt” (Về giá trị của các giá trị - điều gì thực sự đáng giá trong cuộc sống, 2003); công trình của tác giả Bernhard Buel (và nnk) với tựa đề “Alte Werte, neue Werte – Schlaglichter des Wertewandels” (Những giá trị cũ, những giá trị mới – hào quang của sự thay đổi giá trị, 2008) phân tích vấn đề ở góc độ kinh tế; công trình của Joseph Ratzinger mang tên “Werte in Zeiten des Umbruchs” (Giá trị trong thời kỳ đổi mới, 2005) xem xét vấn đề dưới góc độ tôn giáo; và một số bài viết của các tác giả Gerhard Mackenthun và Martin Thome. Trên cơ sở hệ thống những công trình đã nghiên cứu mảng đề tài này ở nhiều khía cạnh khác nhau, bài viết sẽ phân tích chuẩn giá trị Đức dưới góc nhìn văn hóa học và làm một cuộc khai quật bước đầu đề tài rất bao quát này. 2. Một số khái niệm cơ bản Phần này đề cập đến ba khái niệm chính liên quan đến bài viết, đó là giá trị (ở đây bàn về giá trị văn hóa), chuẩn giá trị và hệ giá trị. Theo từ điển bách khoa mạng về đề tài chăm sóc (trẻ em, người già, người bệnh) thì “giá trị là những mục đích mà xã hội đặt ra để quy định cách chung sống (của các thành viên) có ý nghĩa và đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau. Xã hội quy định những giá trị nói chung, được cụ thể hóa bằng những chuẩn mực” [www.pflegewiki.de/wiki/ Normen_und_Werte]. Phạm Minh Hạc thì định nghĩa “giá trị là cái quy định mục đích của hoạt động” [dẫn theo Trần Ngọc Thêm 2013: 95]. Còn F.Chzel thì định nghĩa giá trị là “những tiêu chuẩn về cái có thể ao ước được, chúng xác định các mục đích chung của hành động” [dẫn theo Trần Ngọc Thêm 2013: 95]. Cả ba định nghĩa trên đều có cùng điểm chung, đó là giá trị phản ánh cách chúng ta hành động. Bài viết chọn khái niệm giá trị theo định nghĩa của Phạm Minh Hạc. Chuẩn giá trị bao gồm những giá trị mang tính định hướng cho các thành viên trong cộng đồng xã hội đó, còn hệ giá trị là toàn bộ giá trị của một nền văn hóa. Có những giá trị cốt lõi sẽ tồn tại vượt thời gian, có những giá trị sẽ thay đổi tùy theo hoàn cảnh chính trị và xã hội cũng như tình hình phát triển kinh tế của nơi đó. Ngay cả sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa cũng có thể làm cho chuẩn giá trị bị ảnh hưởng, biến đổi, hoặc mất đi và chuẩn giá trị mới mới sẽ hình thành. 3. Chuẩn giá trị Đức truyền thống Giá trị truyền thống của người Đức bao gồm những phẩm chất tốt như là “đúng giờ, siêng năng, ý thức trách nhiệm, nguyên tắc, trật tự, trung thành, vâng lời, có đạo đức và thực hành tôn giáo” [www.pflegewiki.de/was-war-frueher-normal] đã tồn tại từ khi Đế chế thứ nhất được thành lập (năm 1871). Ngay cả J.W. Goethe đã từng phát biểu rằng “thà chịu sự bất công chứ không thể chấp nhận sự mất trật tự” [Hellpach, Willy 1954: 188]. Hai tác giả Thea Dorn và Richard Wagner trong công trình “Tâm hồn người Đức” (Die deutsche Seele) đã nhận định rằng “người Đức sinh ra từ tinh thần của sự trật tự hơn là tinh thần tự do” [Dorn Thea, Wagner Richard 2011: 364]. Thí dụ về sự đúng giờ là triết gia Immanuent Kant. Ông có một nhật trình chính xác mỗi ngày . Ngay cả trong thời kỳ Đức Quốc Xã thì những giá trị này cũng được tận dụng tối đa. Trong 50 năm qua, những giá trị truyền thống này đã thay đổi khá nhiều. Bắt đầu những năm 60, khi phong trào sinh viên phản kháng và phong trào giải phóng phụ nữ diễn ra, rất nhiều giá trị truyền thống đã bị thay đổi hoàn toàn, ví dụ như vâng lời hay thực hành tôn giáo, vì một mặt họ không đồng ý với những chính sách mà đảng liên minh cầm quyền đưa ra, sinh viên ở các trường đại học không đồng ý với các quy định của nhà trường; mặt khác, những phụ nữ thời ấy đấu tranh đòi bình đẳng và yêu cầu bỏ luật cấm phá thai, một điều đi ngược với quy định của tôn giáo. Những giá trị mới như sự sáng tạo, khả năng phản biện, khát vọng tự khẳng định mình đã hình thành và những giá trị giúp hoàn thiện cá nhân được đề cao. Trong những năm gần đây, vấn đề chuẩn giá trị lại được người Đức hết sức quan tâm, vì những lý do sau: (1) Phần lớn những giá trị Đức truyền thống đều ít nhiều xuất phát từ tôn giáo (Thiên chúa giáo – bao gồm cả Cơ đốc giáo và Tin Lành). Hiện nay bức tranh này đã hoàn toàn khác đi. Theo thống kê năm 2009, hiện có đến 34,1% dân số Đức không theo tôn giáo nào , có 5,5% dân số theo Hồi giáo. Như vậy những chuẩn giá trị trước đây xem ra không còn phù hợp nữa. (2) Tình hình kinh tế thế giới, kinh tế của cộng đồng Châu Âu gặp nhiều khó khăn. Khủng hoảng kinh tế, tài chính cũng làm cho quan niệm về giá trị trong cuộc sống thay đổi. Nhiều vấn đề xã hội cũng như các vấn đề môi trường, thiên tai đã ít nhiều ảnh hưởng đến cách nhìn cuộc sống của người Đức. (3) Chiến tranh cùng những căng thẳng chính trị vẫn diễn ra đó đây cũng đem đến những suy nghĩ về cuộc sống hiện tại và sự trăn trở điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. (4) Những vấn đề trong nước Đức, đặc biệt là tình hình chính trị, các chính sách của liên minh Đảng cầm quyền cũng làm giảm lòng tin của người Đức vào chính quyền. 4. Sự biến đổi chuẩn giá trị Đức hiện nay Rất nhiều những khảo sát được tiến hành hàng năm để tìm hiểu xem liệu những giá trị đã gắn với người Đức lâu nay có còn quan trọng nữa hay không và những giá trị nào là quan trọng nhất đối với họ hiện tại. Tạp chí Readers Digest (www.rd-presse.de) đã đặt hàng cho Viện nghiên cứu ý kiến Emnid tiến hành một khảo sát bao gồm hai phần để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đã nêu trên. Trong phần đầu của khảo sát, 1002 người (cả nam và nữ) trên 14 tuổi được yêu cầu sắp xếp 24 giá trị cho sẵn (xem bảng 1) theo trật tự từ 1 (hoàn toàn không quan trọng) đến 24 (rất quan trọng). 24 giá trị này được lựa chọn sao cho nó bao quát được hết tất cả các lĩnh vực, kể cả những giá trị truyền thống lẫn những giá trị thể hiện vai trò cá nhân (như khát vọng thành đạt hoặc khả năng gây ảnh hưởng đến người khác). Bảng 1. Những giá trị nào sau đây là quan trọng với bạn? (%) 1. Sự trung thực 74 13. Sự vị tha 41 2. Gia đình 68 14. Siêng năng 37 3. Sự công bằng 64 15. Tin tưởng vào người khác 35 4. Tôn trọng người khác 61 16. Sẵn sàng lập thành tích 33 5.Sự tự do 60 17. Hưởng thụ cuộc sống 26 6.Sẵn lòng giúp người khác 54 18. Sự dạn dĩ 21 7.Có trách nhiệm 53 19. Tiết kiệm 19 8.Sự lịch thiệp 51 20. Tôn trọng uy quyền 18 9.Giáo dục 51 21. Truyền thống 15 10.Sự an toàn 50 22. Niềm tin tôn giáo 14 11.Sự tự lập 43 23. Lòng yêu nước 8 12. Chung sống hòa bình 41 24. Gây ảnh hưởng đến người khác 4 Joachim Behnke – giáo sư (GS) chính trị học thuộc Đại học tổng hợp Munnich – người đã nghiên cứu đề tài chuẩn giá trị rất lâu, đã phân tích danh mục 24 giá trị này như sau: “1/3 các giá trị này đề cập đến sự khẳng định mình trong cuộc sống (ví dụ như sự tự do, sự hưởng thụ cuộc sống). Ngoài ra còn có những giá trị mang tính toàn cầu – nghĩa là bất kỳ con người ở xã hội nào cũng xem trọng, chẳng hạn như sự trung thực, sự công bằng” [Kochanek, Doris 2007: 55]. Kết quả cho thấy sự trung thực được xem là giá trị quan trọng nhất (74%), điều này đúng với câu tục ngữ Đức “Sự trung thực có giá trị lâu bền nhất” (Ehrlichkeit währt am längsten). Đứng vị trí thứ 2 là gia đình (68%), thứ 3 là sự công bằng (64%), kế tiếp là biết tôn trọng người khác (61%) và sự tự do (60%). Những giá trị thường gắn với người Đức như siêng năng, tiết kiệm hay khát vọng thành tích không còn quan trọng nữa, vì – theo giải thích của GS Behmke – những giá trị này gắn với nhu cầu vật chất, “khi những nhu cầu cơ bản của con người đã được thỏa mãn thì họ xem những giá trị nhằm tự khẳng định mình quan trọng hơn” [Kochanek, Doris 2007: 56], nghĩa là “có thực” rồi bây giờ họ muốn “vực đạo”. Vì sao sự trung thực lại được đánh giá cao nhất? Trong giai đoạn mà liên tục các cuộc khủng hoảng, từ kinh tế, chính trị đến xã hội xảy ra thì những rủi ro có thể đến bất kỳ lúc nào. Sự trung thực sẽ củng cố niềm tin của họ vào cuộc sống vốn nhiều bất ổn. Trong một khảo sát khác của GS nghiên cứu về xã hội Horst Opaschowski thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2004 thì 88% người Đức cho rằng gia đình là quan trọng nhất, vì “gia đình đảm bảo cho họ sự ổn định và an toàn trong cuộc sống; gia đình như là nơi cất giữ tiền, nơi đảm bảo cho tương lai về sau và là nơi có dịch vụ chăm sóc tốt nhất” [Opaschowski, Horst 2014]. Điều này – một lần nữa - khẳng định cho kết quả khảo sát trên của Reader Digest là đáng tin cậy. Bảng 2. Theo bạn thì bao nhiêu người xem sự trung thực là quan trọng? (%) Sự trung thực 74 Gia đình 68 Sự công bằng 64 Sự tự do 60 Điều bất ngờ trong khảo sát của Reader Digest là rất nhiều người được hỏi cho rằng, những giá trị mà họ cho là quan trọng không được phần đông người Đức chia sẻ. Cụ thể là chỉ có 17% những người được hỏi tin rằng hầu hết người Đức xem sự trung thực là giá trị rất quan trọng. Nghĩa là trong khi gần 750 người (74% của 1002 người) lựa chọn giá trị này là quan trọng nhất, có đến 500 người không tin rằng gần 80 triệu người Đức xem sự chân thật là quan trọng nhất trong cuộc sống của họ. Ở giá trị biết tôn trọng người khác cũng có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi 61% những người được hỏi đánh giá rất cao việc cần phải tôn trọng người khác thì chưa đến một nửa số đó tin rằng đây là giá trị quan trọng đối với phần lớn người Đức. Sự khác biệt này rất đáng lo ngại, vì theo giáo sư Behnke thì những giá trị như sự trung thực, hay biết tôn trọng người khác được xem như là “vốn” của xã hội, là chất kết dính xã hội, giúp tạo ra niềm tin và sự sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng. Nếu ai không còn tin rằng “mình trung thực thì người khác sẽ trung thực với mình” [Kochanek, Doris 2007: 56] thì tự anh ta sẽ tách mình ra khỏi cộng đồng. Ngoài ra, khi những giá trị được nhiều người chia sẻ, nghĩa là việc nhiều người cùng xem trọng những giá trị nhất định sẽ giúp cho bản thân họ nhận diện được mình trong cộng đồng đó và họ cảm thấy mình thuộc về cộng đồng. Chỉ cần một thành viên nào đó trong cộng đồng có chuẩn giá trị khác thì anh ta sẽ trở thành “cá biệt” và điều này dễ tạo ra những căng thẳng trong xã hội. Những khác biệt trong thang đo giá trị dù thực sự tồn tại hay chỉ là cảm nhận thì đều tạo ra khoảng cách giữa các nhóm xã hội với nhau. Những khác biệt càng lớn thì khả năng hòa nhập càng khó khăn, đặc biệt là đối với những người nước ngoài nhập cư vì họ thường mang theo chuẩn giá trị của riêng mình khi đến Đức. Trong số các nhóm người được hỏi thì người lớn tuổi là bi quan nhất, vì chỉ có 9% trong số họ tin rằng tất cả người Đức đều chân thật, trong khi con số này ở độ tuổi từ 14- 19 là 26%. Đối với những giá trị khác như “biết tôn trọng người khác, sự công bằng hay vị tha” thì người lớn tuổi cũng cho thấy họ bi quan hơn thanh niên. Theo GS Behnke, một phần vì người lớn tuổi hay than phiền về lớp thanh niên ngày nay, phần khác vì bản thân họ cũng thấy những giá trị này không mang tính ràng buộc như trước đây nữa. Vì điều kiện sống đã thay đổi nên người ta đi lại nhiều hơn, cuộc sống trong đô thị cũng khép kín hơn, người ta ít biết về nhau nên nhiều mối quan hệ xã hội đã mất, những mối quan hệ mới cũng không dễ tạo ra để thay thế. Rõ ràng, khi người ta không biết nhiều về nhau thì khó mà đánh giá người khác có phải là người trung thực hay không. Điều gây sốc từ kết quả khảo sát của Reader Digest là học vấn của người được hỏi càng cao thì xác suất lựa chọn giá trị trung thực là quan trọng nhất càng thấp. 46% những người có trình độ cấp hai, 37% những người có trình độ trung cấp và chỉ 30% những người có trình độ trung học và đại học coi giá trị này là quan trọng nhất. Như vậy, nếu muốn thành công trên con đường học vấn, nếu muốn tuyệt đối hóa những mong ước của riêng mình thì người ta phải giả dối? Kết quả này đồng nghĩa với “Chỉ có người ngu dốt mới trung thực”. Điều này sẽ gây hiểu lầm lớn, bởi vì sự trung thực được xem là “vốn” xã hội và rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Kết quả khảo sát cũng cho thấy truyền thống và niềm tin tôn giáo là hai giá trị hiện chỉ đóng vai trò thứ yếu. Làn sóng nhập cư trong hai thập kỷ qua ở Đức rất lớn dẫn dến việc nước Đức hiện tại đa sắc tộc và đa tôn giáo nhất trong lịch sử. Để tất cả các thành viên trong xã hội Đức có thể chung sống hòa bình thì những giá trị mới phải có tính trung lập về mặt tôn giáo. Cũng dễ hiểu khi chỉ có 8% những người được hỏi xem lòng yêu nước là rất quan trọng. Để lý giải điều này cần nhìn lại hệ lụy của Thế chiến thứ 2 mà nước Đức đã gây ra. Sau biến cố đó, một thời gian rất dài, người Đức dẹp bỏ tất cả những gì thể hiện hoặc phô trương tinh thần dân tộc và họ kiểm soát lẫn nhau, nhắc nhở nhau không bao giờ được để cho mầm mống của chủ nghĩa dân tộc có cơ hội phát triển lần nữa. Bởi vậy, khi đội tuyển bóng đá Đức ăn mừng chiến thắng World cup 2014 một cách thái quá đã bị dư luận và giới truyền thông lên án ngay lập tức. Kết luận Những thay đổi giá trị Đức qua các khảo sát cho thấy người Đức hiện nay ít quan tâm đến những giá trị thể hiện tính cách (mang tính cá nhân) bằng những giá trị thể hiện sự gắn kết cộng đồng. Ngoài ra, những giá trị này cũng không tồn tại lâu bền như trước đây mà thay đổi tùy theo những thay đổi trong cuộc sống cá nhân cũng như biến động của xã hội. Đó là lý do vì sao cứ hai năm một lần, người ta tiến hành khảo sát lại trên diện rộng để cập nhật kết quả khảo sát trước đây. Như đã nói trong tựa bài viết, đây mới chỉ là những tìm hiểu bước đầu về mảng đề tài rất rộng này, vì vậy những phân tích, kết luận trên chỉ mang tính gợi mở. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những khảo sát định tính và vận dụng những phương pháp nghiên cứu khác trong ngành Văn hóa học nhằm bổ sung vào những kết quà này để bức tranh về chuẩn giá trị Đức hiện tại được đầy đủ hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbuoc_dau_tim_hieu_nhung_bien_dong_trong_he_gia_tri_duc_0546_2181327.pdf