Tài liệu Bước đầu thực nghiệm xây dựng quy trình kỹ thuật tiêu cơ cải tiến trong chẩn đoán nhiễm gnathostoma sp ở lươn (monopterus albus): Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 22
BƯỚC ĐẦU THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT
TIÊU CƠ CẢI TIẾN TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM GNATHOSTOMA SP
Ở LƯƠN (MONOPTERUS ALBUS)
Lê Đức Vinh*, Nguyễn Văn Vĩnh Châu**, Trần Trinh Vương*
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh do Gnathostoma sp. là một bệnh động vật ký sinh, lây nhiễm vào người qua đường thực
phẩm do ăn các loài thuỷ sản sống hoặc tái như ếch nhái, cá lóc, lươn, rắn bị nhiễm ấu trùng giai đoạn 3 của KST
này. Trong cơ thể người ấu trùng có thể di chuyển và gây tác hại tại nhiều cơ quan khác nhau, đôi khi có thể đưa
đến tử vong. Do yêu cầu cấp thiết về kỹ thuật chẩn đoán phù hợp với các loại bệnh phẩm khác nhau, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình kỹ thuật tiêu cơ cải tiến để tìm ấu trùng Gnathostoma sp. trên lươn
nhằm xác định chính xác nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh này từ môi trường.
Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu thực nghiệm xây dựng quy trình kỹ thuật tiêu cơ cải tiến trong chẩn đoán nhiễm gnathostoma sp ở lươn (monopterus albus), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 22
BƯỚC ĐẦU THỰC NGHIỆM XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT
TIÊU CƠ CẢI TIẾN TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM GNATHOSTOMA SP
Ở LƯƠN (MONOPTERUS ALBUS)
Lê Đức Vinh*, Nguyễn Văn Vĩnh Châu**, Trần Trinh Vương*
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh do Gnathostoma sp. là một bệnh động vật ký sinh, lây nhiễm vào người qua đường thực
phẩm do ăn các loài thuỷ sản sống hoặc tái như ếch nhái, cá lóc, lươn, rắn bị nhiễm ấu trùng giai đoạn 3 của KST
này. Trong cơ thể người ấu trùng có thể di chuyển và gây tác hại tại nhiều cơ quan khác nhau, đôi khi có thể đưa
đến tử vong. Do yêu cầu cấp thiết về kỹ thuật chẩn đoán phù hợp với các loại bệnh phẩm khác nhau, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình kỹ thuật tiêu cơ cải tiến để tìm ấu trùng Gnathostoma sp. trên lươn
nhằm xác định chính xác nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh này từ môi trường.
Mục tiêu nghiên cứu: Bước đầu xây dựng mô hình kỹ thuật tiêu cơ cải tiến trong chẩn đoán nhiễm
Gnathostoma sp. ở lươn
Phương pháp tiến hành: tiến hành mô hình thực nghiệm cải tiến tại phòng thí nghiệm.Thu thập mẫu nội
tạng lươn và thịt lươn từ chợ. Mẫu sẽ được phẫu tích và ứng dụng kỹ thuật tiêu mô bằng pepsin tìm ấu trùng
lây nhiễm giai đoạn 3 (AT3) của Gnathostoma sp. trong gan. Xác định tỷ lệ lươn nhiễm mầm bệnh từ mẫu
nghiên cứu.
Kết quả: thực nghiệm 30 mẫu thịt và 30 mẫu gan lươn theo quy trình được thiết lập đã tìm thấy kết quả
nhiễm 10%. Quy trình cho kết quả thành công với mô thịt (6FIP – U). Ở nồng độ thủy phân thấp hơn (5FIP –U)
quy trình thành công với mô gan.
Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy qui trình cải tiến được xây dựng có thể ứng dụng cho
việc xác định mầm bệnh Gnathostoma sp. ở gan và thịt lươn.
Từ khóa: Gnathostoma sp., kỹ thuật tiêu cơ bằng pepsin cải tiến.
ABSTRACT
INITIAL EXPERIMENT TO BUILD PROCESS USING MODIFIED TECHNIQUE OF MEAT’S
DIGESTION IN DIAGNOSIC OF GNATHOSTOMA SP. INFECTION IN SWARM EELS
(MONOPTERUS ALBUS)
Le Duc Vinh, Nguyen Van Vinh Châu, Tran Trinh Vuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 22 - 29
Background: Human gnathostomiasis is an important food-borne parasitic zoonosis, caused mainly by
eating raw meat of infected fish especially frogs, snakehead, swamp eels, snakes, Getting into the human body, the
advanced third stage larvae can migrate and harm to many different organs, or even lead to death. Due to the
urgent requirements of suitable diagnostic techniques with many various types of specimens, we conducted a rese
arch to build the process of modified method - digestion of meat by pepsin to determine presence of Gnathostoma
sp. larvae in swamp eels. Navigate to alert the exact risk of infection agent from the environment.
*Bộ môn Ký Sinh – Vi Nấm học, Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
**Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS Lê Đức Vinh. ĐT: 0918096773 Email: ducvinh@pnt.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 23
Objectives: Initial building the process using modified technique - digestion of meat by pepsin to determine
presence of Gnathostoma sp. larvae in swamp eels.
Methods: a laboratory experimental study, we build the process of modified technique - digestion of meat by
pepsin. Collect samples of meat and visceral organ of swamp eels from a market. The samples were dissected and
applied histolytic modified technique by artificial pepsin digestion to find the advanced third stage larvae (AT3).
Determine the prevalence of Gnathostoma sp. infection in research samples.
Results: According to the established process, 30 samples of eel meat and 30 samples of eel liver were tested;
the prevalence of Gnathostoma sp. infection was 10%. The process get a successful outcome with pepsin
concentration was 6 FIP – U for eel meat. At lower concentration (5 FIP –U), the process was also success with
the tissue of eel liver.
Conclusion: From our study, we found that our modified process was possible to apply in determination of
Gnathostoma sp. infection inside the liver and meat tissue of eel.
Keywords: Gnathostoma sp., modified digestion of meat
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh do Gnathostoma sp. ở người được nhiễm
từ thực phẩm. Trong cơ thể người giun chỉ phát
triển đến giai đoạn ấu trùng hoặc giun non. Ấu
trùng giun không khu trú mà có thể di chuyển từ
đường tiêu hoá qua các cơ quan nội tạng hoặc ra
da. Khi ấu trùng hoặc giun non di chuyển vào
các cơ quan trọng yếu của cơ thể như não, tuỷ
sống, thì bệnh cảnh sẽ nghiêm trọng và có thể
đưa đến tử vong(2,3,4).
Trên thế giới, bệnh do Gnathostoma sp. được
báo cáo nhiều ở khu vực Đông nam Á, trong đó
có Việt Nam. Trường hợp bệnh đầu tiên tại nước
ta được phát hiện năm 1963, và từ năm 1999 trở
lại đây bệnh được phát hiện ngày nhiều hơn nhờ
vào sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán(11).
Nguyên do chính để nhiễm Gnathostoma sp. vào
người là do ăn các loài thuỷ sản sống hoặc tái
như lươn, rắn, ếch nhái, cá lóc, cá trê, hoặc ốc.
Tại Thái Lan và Việt nam đã có các nghiên cứu
về tình hình nhiễm Gnathostoma sp. trên lươn từ
trước năm 2000 đến nay để đánh giá tình hình ô
nhiễm mầm bệnh trong tự nhiên. Kỹ thuật xét
nghiệm dùng trong các nghiên cứu này chủ yếu
tìm kiếm mầm bệnh bằng phương pháp ép lam
kính soi trực tiếp với bệnh phẩm là nội tạng của
các ký chủ trung gian này(6,7,8,9,1,13).
Tuy nhiên một thực tế được đặt ra là người
chỉ ăn và sử dụng các chế phẩm từ thịt của các
loài ký chủ trung gian chứ không sử dụng nội
tạng, vì lẽ đó các nghiên cứu chỉ ra sự ô nhiễm
mầm bệnh trong tự nhiên từ nội tạng của các
loài KCTG dù là kinh điển nhưng vẫn bộc lộ
các hạn chế(1).
Trước thực tế đó, các nhà nghiên cứu của
Thái Lan đã ứng dụng kỹ thuật tiêu cơ để tìm
mầm bệnh Gnathostoma sp. gây bệnh cho người
trong thịt của lươn. Kỹ thuật này trước đây vốn
được sử dụng để tìm loài giun xoắn hoặc nang
trùng của các loài sán lá với quy trình thực hiện
khá công phu, tốn nhiều thời gian và nguyên vật
liệu. Và đến hiện nay, qui trình hoàn chỉnh cho
việc chẩn đoán nhiễm Gnathostoma sp. vẫn chưa
được công bố chính thức(5,6,7,10,13).
Bên cạnh đó, sự khác biệt về hình thái học
của giun Gnathostoma sp. và giun xoắn cũng như
với nang trùng các loài sán lá đã ảnh hưởng rõ
đến kết quả của xét nghiệm khi sử dụng kỹ thuật
tiêu cơ kinh điển(5,10).
Từ các lý do trên, chúng tôi tiến hành thực
nghiệm hiệu chỉnh và cải tiến kỹ thuật tiêu cơ
trong chẩn đoán nhiễm giun xoắn, ứng dụng cho
chẩn đoán nhiễm giun Gnathostoma sp. ở lươn.
Thực nghiệm sẽ sử dụng vật liệu và các phương
tiện đơn giản nhằm tiết kiệm nguồn lực nhưng
vẫn đạt kết quả chẩn đoán, mong muốn xây
dựng được quy trình hiệu quả và khả thi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 24
Mục tiêu nghiên cứu
Bước đầu xây dựng quy trình kỹ thuật xét
nghiệm tìm ấu trùng Gnathostoma sp. gây bệnh ở
lươn bằng kỹ thuật tiêu cơ cải tiến từ qui trình
chẩn đoán giun xoắn.
Xác định tỷ lệ nhiễm Gnathostoma sp. trong
mẫu thực nghiệm
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô hình thực nghiệm không lặp
Địa điểm nghiên cứu
Phòng thí nghiệm Bộ môn Ký sinh – Vi nấm
học, Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Đối tượng nghiên cứu
Lươn và nội tạng lươn đựơc bán tại chợ nội
thành Tp.HCM
Cỡ mẫu
Theo quy ước của Tổ Chức Y Tế Thế Giới
30 mẫu thịt lươn
30 mẫu gan lươn
Phương pháp chọn và thu thập mẫu
Chọn mẫu thuận tiện tại chợ N. Q.10 là một
chợ trung tâm và lớn nhất của quận.
Tại chợ: chọn gian hàng lớn nhất đảm bảo
được mẫu mỗi ngày.
Một ngày mua 1 cá thể lươn có trọng lượng
từ 300 - 400g/con, mua 10 ngày.
Thu thập nội tạng lươn sau buổi chợ chiều
trong 15 ngày. Thu toàn bộ nội tạng lươn
Tại bộ môn Ký Sinh – Vi nấm học:
Phần thịt lươn:
Rửa sạch, phẫu tích lọc phần thịt lươn từ đầu
đến tận đuôi 1 bên (hình 1)
Chia làm 3 phần: 1/3 đầu, 1/3 giữa và 1/3 sau
đuôi, cắt lọc mỗi mẫu có trọng lương 50g, lọc bỏ
phần dư. Trường hợp không đủ 50g, tiến hành
bổ sung bằng lượng thịt ở phần thân đối xứng.
Phần nội tạng lươn:
Nội tạng lươn được rửa sạch và bóc tách
phần gan
Phần gan lươn sẽ được cân lấy 2 mẫu, 1 mẫu
50g, lấy ngẫu nhiên.
Mẫu gan và thịt được xử lý theo quy trình
cải tiến
Mô hình kỹ thuật sử dụng trong nghiên
cứu
Bước 1: Chuẩn bị mẫu và dung dịch thủy
phân
50 gam mẫu được xay nhuyễn trong 3 phút
bằng máy xay thịt gia dụng
Pha dung dịch thủy phân HCl 1,5% từ dung
dịch acid HCl 37%, thêm pepsin vào với nồng độ
pepsin 5 và 6 FIP – U/ml.
Bước 2: Thủy phân mẫu
Chuyển mẫu đã xay nhuyễn vào cốc thủy
tinh có chứa 1500 ml dịch thủy phân (tỷ lệ 1/300)
Mẫu thịt sử dụng nồng độ pepsin 6 FIP –
U/ml
Mẫu gan: 1 mẫu sử dụng nồng độ pepsin 5
và 1 mẫu sử dụng 6 FIP-U/ml
Đậy giấy nhôm lên miệng cốc và ủ trong tủ
ấm ở 370C qua đêm (18 – 24 giờ)
Bước 3: Lọc dịch và lắng mẫu
Gạn bỏ phần nước nổi
Rửa phần cặn lắng 1 – 2 lần với nước sinh
hoạt
Lần cuối gạn phần lắng còn khoảng 20 – 30
ml ra đĩa petri đường kính 9cm
Bước 4: Quan sát tìm mầm bệnh. Tìm mầm
bệnh dưới kính hiển vi soi nổi SZ 51
(FIP – U: đơn vị của hãng, 1FIP- U/ml = 1g/
1000ml nước)
Quan sát ghi nhận kết quả
Mầm bệnh thu được dưới dạng ấu trùng tự
do hoặc trong nang.
Ghi nhận sự nguyên vẹn của ấu trùng, khối
nang hoặc hiệu suất thủy phân đạt/không đạt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 25
Thu thập và đếm số lượng ấu trùng trong
mỗi mẫu.
Chẩn đoán xác định bằng cách quan sát hình
thể ấu trùng: ấu trùng dài 1 – 3 mm, màu trắng
ánh vàng, đầu phình to thành vòm tròn, có 4
hàng gai nhỏ, bộ phận sinh dục còn nguyên sơ,
toàn thân có nhiều gai mảnh. (Hình 4)
Xử lý số liệu:
SPSS 16.0 for windows.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Tổng số mẫu thịt lươn thu được: 30 mẫu.
Tổng số mẫu gan lươn thu được: 30 mẫu.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ thủy phân của mô hình cải tiến
Bảng 1: Tỷ lệ phát hiện mầm bệnh trong thịt
Vị trí thịt
(chia 1/3)
Mẫu
Số mẫu thủy
phân tốt
Số mẫu
nhiễm
Tỷ lệ
nhiễm %
Đầu 10 10 0 0
Giữa 10 10 1 10
Đuôi 10 9 0 0
Bảng 2: Tỷ lệ phát hiện mầm bệnh trong gan lươn
Loại thủy phân Mẫu Số mẫu nhiễm Tỷ lệ %
6 FIP - U 15 7 46.67
5 FIP - U 15 7 46.67
Tổng 30 14 46.67
Bảng 3: Lượng ấu trùng trong mẫu
Loại mẫu- nồng độ Số mẫu nhiễm Tổng số ấu trùng Mật độ trung bình Số ấu trùng sống Trong nang Đứt, chết
Thịt 1 2 2 2 0 0
Gan - 5 FIP - U 7 67 9.57 ± 5,56 56 4 7
Gan - 6 FIP - U 7 68 9,14 ± 4,27 60 1 7
Bảng 4. Tỷ lệ ấu trùng khó chẩn đoán sau kỹ thuật
Loại mẫu và nồng độ Dễ Khó Tổng (tỷ lệ)
Thịt 2 (100%) 0 (0%) 2 (100%)
Gan - 5 FIP - U 60 (89,55%) 7(10,45%) 67 (100%)
Gan - 6 FIP - U 60 (88,33%) 8(11,77%) 68 (100%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 26
Hình 1: Lươn đã phẫu tích. Hình 2: Thủy phân chưa đạt
Hình 3: Mẫu ấu trùng sau gạn lắng và quan sát dưới
kính hiển vi soi nổi
Hình 4: Ấu trùng phóng lớn định danh nhờ cấu trúc gai
BÀN LUẬN
So sánh với mô hình chẩn đoán giun xoắn
Trichinella trước đây (5,10).
Mô hình này gồm 4 bước kéo dài 6 – 8 giờ
Bước 1: Chuẩn bị mẫu và dung dịch thủy
phân
50 gam mẫu được xay nhuyễn trong 5 – 10
phút
Pha dung dịch thủy phân HCl 1,5% từ dung
dịch acid HCl 37%, thêm pepsin vào với nồng độ
pepsin 6 FIP – U/ml.
Bước 2: Thủy phân mẫu
Chuyển mẫu đã xay nhuyễn vào cốc thủy
tinh có chứa 3000 ml dịch thủy phân
Đặt máy khuấy từ vào trong chỉnh tốc độ
khuấy phù hợp trong 20 - 30 phút, lặp lại 6 – 8
lần.
Luôn giữ nhiệt độ khi khuấy là 350C
Bước 3: Lọc dịch và lắng mẫu
Dịch sau thủy phân được lọc qua rây lọc có
kích thước 180 µm vào bình lắng thứ nhất, rửa
rây lọc bằng nước ấm và cho tất cả vào bình lắng
Dịch lọc trong bình lắng thứ 1 được để yên
trong 30 phút.
Lấy 125 ml phần lắng từ bình thứ nhất
chuyển sang bình lắng thứ 2. Để yên trong 10
phút
Lấy nhanh 22 – 27 ml từ bình lắng thứ 2 ra
đĩa petri
Hi ̀nh 1 Hi ̀nh 2
Hi ̀nh 4 Hi ̀nh 3
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 27
Bước 4: Quan sát tìm mầm bệnh, Để yên đĩa
petri trong 10 phút. Tìm mầm bệnh dưới kính
lúp điện.
Những nhược điểm của kỹ thuật trong mô
hình trên rơi vào các bước:
Bước thủy phân cần thiết bị là máy khuấy
và phải giữ máy trong tủ ấm đảm bảo nhiệt độ
ổn định.
Bước lắng mẫu cần hệ thống lắng và rây lọc,
đòi hỏi vật dụng và thiết bị, thời gian liên tục
không cho phép thực hiện nhiều mẫu.
Trên cơ sở nhận xét thấy ấu trùng
Gnathostoma sp. có kích thước lớn và khả năng
tồn tại tốt trong môi trường bên ngoài chúng tôi
tiến hành cải tiến kỹ thuật trên tất cả các bước:
Giảm thời gian xay trong bước 1, tăng khoảng
thời gian ủ và hạn chế thao tác sử dụng máy
khuấy liên tục trong bước 2, Bỏ qua các khoảng
gạn lọc nhiều lần trong bước 3 vì ấu trùng khá
lớn sẽ có trọng lượng nặng và lắng nhanh bên
dưới. Tiết kiệm được hệ thống bình lắng. Như
thế có thể tiến hành được nhiều mẫu hơn do các
thao tác được đơn giản hóa.
Về yêu cầu kích thước các phần mô thịt và
gan sau thủy phân: kích thước các phần mô này
không cần thiết quá nhuyễn hoặc quá bé vì kích
thước ấu trùng Gnathostoma có chiều dài 1 – 3
mm là lớn hơn nhiều lần so với ấu trùng giun
xoắn, các phần tử sau thủy phân không nhất
thiết sẽ quá mịn, điều này chỉ ra cho chúng tôi
mạnh dạn loại bỏ khâu lọc qua rây lọc với kích
thước 180 µm. Bên cạnh đó, mật độ mô gan về lý
thuyết sẽ không chặt bằng thịt lươn, vì thế chúng
tôi tiến hành giảm nồng độ pepsin xuống 1 đơn
vị so với quy trình trước đây.
Biểu đồ 1 cho thấy hiệu quả thủy phân thịt
theo mô hình nghiên cứu này đạt tỷ lệ 96,67%.
Với mô gan lươn, kết quả đã cho thấy tỷ lệ thủy
phân tốt ở 2 nồng độ 5 và 6 FIP – U/ml là 93,33
và 100%. Như vậy, việc cần thiết lặp lại thủy
phân trong quy trình kỹ thuật tại bước 2 là
không đáng kể và khâu cải tiến tại bước 2 của
mô hình đã đạt được mong đợi.
Đánh giá kết quả thành công của bước 3 và
bước 4 trong kỹ thuật cần dựa trên sự phát
hiện ấu trùng sau gạn lọc. Bảng 3 cho thấy với
cả mẫu thịt và mẫu gan sử dụng 2 nồng độ
đều phát hiện ra các mẫu dương với sự hiện
diện của ấu trùng Gnathostoma sp. trong nang,
tự do hoặc đứt gãy.
Sự đứt gẫy có thể rơi vào bước 1 do máy xay
đứt hoặc có thể do phối hợp cả với nồng độ thủy
phân trong bước 2, ấu trùng chưa xuất nang có
thể gây khó cho người phát hiện tuy nhiên vẫn
không đáng kể đối với những người kỹ thuật có
trình độ và được đào tạo. Tuy nhiên nhiều
nghiên cứu cho rằng sự xuất nang vẫn chủ yếu
do nồng độ pepsin thủy phân chưa đủ hoặc
không đủ thời gian ủ phản ứng cũng như do
thao tác khuấy(5).
Bảng 4 chỉ ra với mẫu thịt xay 100% thu được
ấu trùng tốt, tuy nhiên trong thực nghiệm này
chúng tôi chỉ có được 1 mẫu dương tính duy
nhất với số lượng ấu trùng (AT) là 2. Do vậy, để
kết luận là quy trình thành công thì kết quả đã
chỉ được nhưng để hoàn chỉnh cần nghiên cứu
với số mẫu thịt nhiều hơn.
Bảng 4 cũng chỉ ra với mô gan sử dụng 2
nồng độ thủy phân 5 và 6 FIP – U, tỷ lệ ấu
trùng khó chẩn đoán gần giống nhau 10,45%
(7AT) và 11,77% (8AT). Điều này chỉ ra sự
tương đồng là khá cao dù sử dụng 2 nồng độ.
Như vậy, nhiều khả năng ấu trùng khó chẩn
đoán do đứt gẫy rơi vào bước 1 khi xay. Liệu
với mô gan không chặt so với mô thịt, mẫu có
cần xay đủ 3 phút như mô thịt hay không?. Để
trả lời câu hỏi này thiết nghĩ cần thực hiện lại
một nghiên cứu với mô hình có lặp và thử xay
ở những khoảng thời gian, tốc độ xay cũng
như thiết bị xay của các hãng khác nhau .
Tỷ lệ nhiễm Gnathostoma sp.
Trong 10 cá thể lươn khảo sát nhiễm
Gnathostoma sp. trong cơ, số mẫu (+) là 1/10 =
10%. Tỷ lệ này cao hơn các nghiên cứu trước đây
tại các chợ của Tp.HCM là 3,25 và 4,64%(1,12).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 28
Tỷ lệ này cũng cao hơn nghiên cứu tại Thái
Lan. Tuy nhiên theo chúng tôi sự khác biệt này
là do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi rất nhỏ,
chúng tôi có ứng dụng kết quả điều tra tìm thấy
tỷ lệ nhiễm cao rơi vào các tháng 11 – đến tháng
1 hàng năm của các tác giả trước đây để chọn
thời điểm tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
này. Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng chọn
lươn có kích thước và trọng lượng lớn để có thể
có xác xuất nhiễm cao, qua đó sử dụng làm
chuẩn vàng để đánh giá kết quả mô hình mà kỹ
thuật này áp dụng. Như vậy, dù kết quả nhiễm
của chúng tôi tìm thấy có thể chưa phản ánh
đúng thực trạng ô nhiễm mầm bệnh trên lươn,
nhưng với mô hình kỹ thuật được xây dựng
thành công sẽ góp phần điều tra chính xác hơn
thực trang của công đồng và môi trường khi tiến
hành diện rộng với cỡ mẫu lớn.(6,7,8)
Bảng 1 cho thấy trường hợp tìm thấy ấu
trùng trong thịt lươn rơi vào đoạn giữa thân của
1 cá thể lươn. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Rojekittikhun W và cộng sự (2004) đã
cho thấy phần thịt giữa thân có tỷ lệ phát hiện ấu
trùng cao hơn 51,7% so với 29,7 và 18,6% ờ phần
đầu và đuôi của lươn.(7)
Với trường hợp các mẫu gan, do trọng
lượng tối thiểu trong mô hình là 50g cho một
mẫu, tương ứng với khoảng 2 – 7 gan lươn,
như vậy tỷ lệ nhiễm 46,67% trong bảng 2 chỉ
ra sẽ không thể hiện được tỷ lệ nhiễm
Gnathostoma sp. ở lươn của cộng đồng. Đó là
một điểm yếu trong nghiên cứu này, nhưng
chính tỷ lệ quá cao của kết quả mà chưa thể
hiện được đầy đủ tình hình nhiễm này sẽ định
hướng cho việc khảo sát từng cá thể lươn
trong các nghiên cứu tiếp theo khi quy trình
kỹ thuật đã được ổn định trên tất cả các loại
mô khác nhau không chỉ có thịt cơ và gan của
lươn.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã bước đầu xây dựng thành
công mô hình thủy phân – tiêu cơ cải tiến để
chẩn đoán nhiễm Gnathostoma sp. ở lươn dựa
trên cơ sở mô hình chẩn đoán phức tạp của
nhiễm giun xoắn.
Với mô thịt, nồng độ pepsin xác định là 6 FIP
– U. Với mô gan, nồng độ pepsin xác định là
5FIP – U.
Tỷ lệ nhiễm Gnathostoma sp. ở lươn là 10%
nhưng chưa thể hiện chính xác vì cỡ mẫu thực
nghiệm chưa đủ lớn.
KIẾN NGHỊ
Áp dụng kỹ thuật tiêu cơ cải tiến tìm ấu
trùng Gnathostoma sp. trên lươn và các thuỷ
sản khác tại các chợ trên địa bàn thành phố và
cả nước.
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật với
cỡ mẫu lớn có so sánh đối chiếu, tiến tới hình
thành quy trình chuẩn.
Nghiên cứu phát triển việc sử dụng các
nguyên vật liệu rẻ tiền và thích hợp khác, áp
dụng trên các mô khác nhau của ký chủ trung
gian phù hợp với điều kiện sống và tập quán
sinh hoạt của người dân tại cộng đồng
Thực hiện các chương trình kiểm soát và
ngăn ngừa nguồn bệnh Gnathostoma sp. đang tồn
tại trong môi trường. Tăng cường thông tin,
khuyến cáo người dân không sử dụng món ăn
tái hoặc chế biến chưa chín từ thuỷ sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đức Vinh và c.s (2013). Khảo sát tình hình nhiễm
Gnathostoma spp trên gan lươn (Monopterus albus) tại chợ N.
quận 10, Tp.HCM từ tháng 3/2010- 2/2011. Tạp chí y học
Tp.HCM. (3):121 – 126
2. Lê Thị Xuân, Phạm Thị Lệ Hoa, Trần Thị Huệ Vân và CS
(2003). Bệnh nhiễm Gnathostoma ở người tại TP. Hồ Chí
Minh.Tạp chí Y học thực hành, số 477, tr 117-119.
3. Lê Thị Xuân, Trần Vinh Hiển, Lê Xuân Tú (2001). Một trường
hợp nhiễm của Gnathostoma spinigerum ngoài da tại TP. Hồ Chí
Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2001,tr 103-105.
4. Nguyễn Hữu Hoàn, Phạm Như Ý, Trương Văn Luyện(2001).
Nhân 4 trường hợp viêm não tủy do giun Gnathostoma sp. Tạp
chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tr 106 -110.
5. Nguyễn tiến Dũng và c.s (2013). Nghiên cứu xây dựng phương
pháp phát hiện ký sinh trùng Trichinella bằng kỹ thuật tiêu cơ.
Tạp chí y học Tp.HCM. (17), 2013:121 - 126
6. Rojekittikhun W, Chaiyasith T, Nuamtanong S, Komalamisra
C.(2004): Gnathostoma infection in fish caught for local
consumption in Nakhon Nayok Province, Thailand I.
Prevalence and fish species. Southeast Asian J Trop Med Public
Health. 2004 Sep;35(3):523-30.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 29
7. Rojekittikhun W1, Chaiyasith T, Butraporn P. (2004):
Gnathostoma infection in fish caught for local consumption in
Nakhon Nayok Province, Thailand. II. Deasonal variation in
swamp eels. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 2004
Dec;35(4):786-91.
8. Saksirisampant W, Nuchprayoon S, Wiwanitkit V, Kraivichian
K, Suwansaksri J.(2002): Prevalence and intensity of third stage
Gnathostoma spinigerum larvae in swamp eels sold in three large
markets in Bangkok, Thailand. Southeast Asian J Trop Med Public
Health. 2002;33 Suppl 3:60-2.
9. Sieu TP, Dung TT, Nga NT, Hien TV, Dalsgaard A, Waikagul J,
Murrell KD.(2009): Prevalence of Gnathostoma spinigerum
infection in wild and cultured swamp eels in Vietnam. J
Parasitol. 2009Feb;95(1):246-8.
10. Trần Thanh Dương (2014). Quy trình phát hiện và thu thập sán
lá bằng phương pháp tiêu cơ. Trần Thanh Dương (Eds) Quy
trình xét nghiệm chuẩn. 107 – 109, Nhà xuất bản Y học.
11. Trần Thị Hồng (2013). Gnathostoma sp. In: Trần thị Hồng (Eds)
Ký sinh trùng y học. 1st edition, 126 – 128, Nhà xuất bản Y học,
TP. Hồ Chí Minh.
12. Trần Thị Hồng và c.s (2014). Khảo sát tình hình nhiễm
Gnathostoma spp trên gan lươn (Monopterus albus) tại chợ P.
quận 10, Tp.HCM từ tháng 3/2012- 1/2013. Tạp chí PCSR và các
bệnh KST, (chuyên đề HNKH ĐT CN KST toàn quốc lần thứ 41):85
– 92
13. Wilai Saksirisampant W, Thanomsub BW (2012): Positivity and
Intensity of Gnathostoma spinigerum Infective Larvae in farmed
and wild-caught swamp eels in Thailand. Korean J Parasitol.
2012; 50(2): 113–118.
Ngày nhận bài báo: 02/02/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 13/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 022_2_8899_2168688.pdf