Tài liệu Bước đầu sử dụng mô hình nuôi cấy tế bào để đánh giá độc tính tế bào của xi măng nha khoa: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 12
BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG MÔ HÌNH NUÔI CẤY TẾ BÀO
ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH TẾ BÀO CỦA XI MĂNG NHA KHOA
Trần Xuân Vĩnh*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá độc tính lên tế bào gốc trung mô tủy xương
người (hBMSCs) của xi măng BiodentineTM bằng phương pháp nuôi cấy tế bào với dịch chiết vật liệu.
Đối tượng và phương pháp: hBMSC được cung cấp bởi nhóm vật liệu y sinh thuộc trường Đại Học Khoa
Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh. Dịch chiết BiodentineTM được chuẩn bị và pha loãng theo nồng độ
100%, 50%, 25%, 12,5% và 6,25%, sau đó đưa vào đĩa 96 giếng có hBMSCs. Đánh giá độc tính tế bào bằng
phương pháp MTT.
Kết quả: Dịch chiết BiodentineTM chưa pha loãng (nồng độ 100%) độc với tế bào hBMSCs. Các nồng độ pha
loãng 50%, 25%, 12,5% và 6,25% không còn độc với tế bào. Phần trăm tế bào sống càng tăng khi nồng độ dịch
chiết của BiodentineTM càng pha loãng.
Kế...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu sử dụng mô hình nuôi cấy tế bào để đánh giá độc tính tế bào của xi măng nha khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 12
BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG MÔ HÌNH NUÔI CẤY TẾ BÀO
ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH TẾ BÀO CỦA XI MĂNG NHA KHOA
Trần Xuân Vĩnh*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá độc tính lên tế bào gốc trung mô tủy xương
người (hBMSCs) của xi măng BiodentineTM bằng phương pháp nuôi cấy tế bào với dịch chiết vật liệu.
Đối tượng và phương pháp: hBMSC được cung cấp bởi nhóm vật liệu y sinh thuộc trường Đại Học Khoa
Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh. Dịch chiết BiodentineTM được chuẩn bị và pha loãng theo nồng độ
100%, 50%, 25%, 12,5% và 6,25%, sau đó đưa vào đĩa 96 giếng có hBMSCs. Đánh giá độc tính tế bào bằng
phương pháp MTT.
Kết quả: Dịch chiết BiodentineTM chưa pha loãng (nồng độ 100%) độc với tế bào hBMSCs. Các nồng độ pha
loãng 50%, 25%, 12,5% và 6,25% không còn độc với tế bào. Phần trăm tế bào sống càng tăng khi nồng độ dịch
chiết của BiodentineTM càng pha loãng.
Kết luận: Từ kết quả thu được, chúng tôi có thể kết luận việc sử mô hình nuôi cấy tế bào với việc pha loãng
dịch chiết vật liệu là phù hợp để đánh giá độc tính của vật liệu lên tế bào. Nồng độ 12,5% và 6,25% là nồng độ lý
tưởng sử dụng để thực hiện các đánh giá tính tương hợp sinh học khác.
Từ khoá: tế bào gốc trung mô tuỷ xương người, BiodentineTM , độc tính tế bào
ABSTRACT
INITIATIVE STUDY OF CYTOTOXICITY OF DENTAL CEMENT BY CELL CULTURE MODEL
Tran Xuan Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 12- 16
Objective: The study was to evaluate the toxicity of BiodentineTM cement to human Bone Marrow Stem
Cells (hBMSCs) by cell culture with material extracts.
Methods: hBMSCs was produced by Ho Chi Minh City University of Science. BiodentineTM were prepared,
diluted at 100%, 50%, 25%, 12.5% and 6.25%, and added to culture insert plates which was placed into 96 wells
containing culture cells. Cytotoxicity was assessed using MTT method
Results: 100% BiodentineTM extract is toxic to hBMSCs. Diluted concentrations of 50%, 25%, 12.5% and
6.25% are not toxic to the cells. The percentage of cell vitability increases as the concentration of BiodentineTM
extract decreases.
Conclution: We can conclude that cell culture models with dilution of the material extracts is appropriate to
assess the toxicity of the material to the cell. Concentrations of 12.5% or 6.25% are ideal for other biocompability
evaluations.
Key words: human Bone Marrow Stem Cells, BiodentineTM, Cytotoxicity.
MỞ ĐẦU
Một vật liệu được coi là “gây độc tế bào” khi
nó giải phóng một lượng hoá chất đủ để giết chết
tế bào theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông
qua sự ức chế các con đường trao đổi chất chính.
Số lượng tế bào bị ảnh hưởng sẽ cho biết liều
lượng và độc lực của hoá chất. Thử nghiệm độc
tính lên tế bào là một trong các thử nghiệm đầu
tiên trong tiến trình đánh giá tương hợp sinh học
của một vật liệu. Ba thử nghiệm tế bào chủ yếu
được sử dụng là: tiếp xúc trực tiếp, khuếch tán
*Bộ môn Nha khoa cơ sở, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: TS. Trần Xuân Vĩnh ĐT: 0946920818 Email: vinhdentist@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 13
qua agar và tách chiết (còn được gọi là pha loãng
dịch chiết). Việc lựa chọn thử nghiệm nào là tùy
thuộc vào đặc tính của vật liệu, lí do tiến hành
thử nghiệm và khuynh hướng sử dụng vật liệu.
BiodentineTM là xi măng có thành phần
calcium silicate được phát triển nhằm cải thiện
những hạn chế của MTA(8). BiodentineTM có thời
gian đông cứng ngắn khoảng 12 phút, đặc tính
cơ học được cải thiện, dễ thao tác(12) và được
dùng trong lĩnh vực chữa răng-nội nha như che
tủy trực tiếp, chất thay thế ngà bên dưới vật liệu
trámNhiều nghiên cứu thực hiện nhằm đánh
giá độc tính của BiodentineTM trên những dòng tế
bào khác nhau như nguyên bào sợi tủy răng
người(5), tế bào gốc tủy răng người(1,9), tế bào tủy
răng chuột(14). Mặc dù BiodentineTM được đề nghị
dùng trong điều trị trám ngược, thủng sàn tủy
nhưng hiện nay số lượng nghiên cứu đánh giá
tác động của BiodentineTM lên vùng quanh chóp
còn hạn chế. Năm 2014, Lee B.N. và cộng sự tiến
hành đánh giá độc tính của BiodentineTM, MTA
và Bioaggregate khi tiếp xúc với tế bào dòng
C3H10T1/2(8). Gần đây, có nghiên cứu đánh giá
độc tính trên tế bào hBMSCs của BiodentineTM và
MM – MTA, MTA(10). Tuy nhiên nghiên cứu này
chỉ đánh giá vật liệu độc hay không độc, mà
chưa xác định nồng độ gây độc với tế bào
hBMSCs. Vì vậy chúng tôi thực hiện đánh giá
độc tính của BiodentineTM trên tế bào hBMSCs
bằng phương pháp nuôi cấy tế bào với dịch chiết
vật liệu có nhiều nồng độ khác nhau.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu In vitro thực hiện trên hBMSC
khi tiếp xúc với dịch chiết BiodentineTM .
Tạo khối và pha loãng nồng độ dịch chiết
Trộn BiodentineTM theo quy định của nhà sản
xuất, cho vật liệu vào khuôn (4x1mm), chờ khối
vật liệu đông, ngâm khối vật liệu vào môi trường
DMEM/F12. Sau 24 giờ thu được dịch chiết. Tỷ lệ
diện tích khối vật liệu: thể tích môi trường
DMEM/F12 là 300mm2: 1ml (theo tiêu chuẩn ISO
10993-12:2012). Thu được dịch chiết có nồng độ
100% và pha loãng dịch chiết với các nồng độ
50%, 25%, 12,5% và 6,25%.
Đánh giá độc tính tế bào bằng phương pháp
MTT
Cấy hBMSCs (P4) trên đĩa 96 giếng. Mỗi
giếng có khoảng 5x103 tế bào. Sau 24 giờ, thay
môi trường DMEM/F12 bằng dịch chiết nồng độ
100%, 50%, 25%, 12,5% và 6,25%. Gồm 3 nhóm:
nhóm tiếp xúc dịch chiết BiodentineTM và nhóm
chứng âm và nhóm chứng dương. Tiến hành xác
định % tế bào sống tại các nồng độ dịch chiết.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập và xử lý bằng chương
trình Microsoft Excel 2010 với phép kiểm Anova
một yếu tố, t-test.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Phần trăm tế bào sống khi tiếp xúc với BiodentineTM (BD), chứng âm và chứng dương theo nồng độ
Loại vật liệu
Trung bình(± Độ lệch chuẩn)
Chưa pha loãng Nồng độ 50% Nồng độ 25% Nồng độ12,5% Nồng độ 6,25%
BD
19,500 (±1,162) 70,700 (±3,460) 86,700 (±3,525) 97,500 (±13,011) 100,900 (±2,877)
(-) 100,000 (±9,760) 100,000 (±9,760) 100,000 (±9,760) 100,000 (±9,760) 100,000 (±9,760)
(+) 4,583 (±0,264) 4,583 (±0,264) 4,583 (±0,264) 4,583 (±0,264) 4,583 (±0,264)
BD: BiodentineTM, (-): chứng âm, (+): chứng dương.
Dịch chiết BiodentineTM ở nồng độ chưa pha
loãng (100%) độc với tế bào hBMSCs (phần trăm
tế bào sống <70%). Trong khi đó BiodentineTM
nồng độ pha loãng 50%, 25%, 12,5% và 6,25%
không độc với tế bào hBMSCs. Dịch chiết
BiodentineTM nồng độ chưa pha loãng (100%),
nồng độ pha loãng 50%, 25% có phần trăm tế bào
sống thấp hơn nhóm chứng âm, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (α=0,05). BiodentineTM nồng độ
pha loãng 12,5% có phần trăm tế bào sống thấp
hơn nhóm chứng âm, tuy nhiên sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (α=0,05). BiodentineTM
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 14
nồng độ pha loãng 6,25% có phần trăm tế bào
sống cao hơn nhóm chứng âm, nhưng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (α=0,05).
BD: BiodentineTM.
Biểu đồ 1. Phần trăm tế bào sống khi tiếp xúc với dịch chiết BiodentineTM ở các nồng độ khác nhau.
Dựa trên phép kiểm t-test và biểu đồ 1 nhận
thấy rằng: Phần trăm tế bào sống ở nồng độ
50%, 25%, 12,5% và 6,25% cao hơn so với nồng
độ chưa pha loãng, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (α=0,05). Phần trăm tế bào sống ở
nồng độ 25%, 12,5% và 6,25% cao hơn so với
phần trăm tế bào sống ở nồng độ 50%, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (α=0,05). Phần trăm tế
bào sống ở nồng độ 12,5% cao hơn so với nồng
độ 25%, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (α=0,05). Tuy nhiên phần trăm tế bào
sống ở nồng độ 6,25% cao hơn so với nồng độ
25%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (α=0,05).
Phần trăm tế bào sống ở nồng độ 6,25% cao hơn
so với nồng độ 12,5%, sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (α=0,05).
BÀN LUẬN
Có nhiều phương pháp khác nhau dùng để
đánh giá độc tính của vật liệu lên tế bào. Một số
tác giả thực hiện bằng cách cho vật liệu tiếp xúc
trực tiếp với tế bào(2,11). Một số tác giả khác đánh
giá độc tính tế bào bằng cách cho vật liệu tiếp
xúc với tế bào thông qua dịch chiết(6,10).Trong
nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện đánh giá
độc tính của vật liệu lên tế bào dưới dạng dịch
chiết bởi 2 lý do: Thứ nhất, chúng tôi thực hiện
tạo khối xi măng BiodentineTM, khối này có tỉ
trọng cao nên thử nghiệm dịch chiết là phù
hợp(13). Thứ hai, chúng tôi dựa trên kết quả
nghiên cứu của Camilleri J. và cộng sự (năm
2005). Tác giả này đã đánh giá tương hợp sinh
học của các loại MTA và xi măng Portland xám
và cho rằng tế bào giảm rõ rệt ở nhóm tiếp xúc
trực tiếp so với nhóm tiếp xúc qua dịch chiết(4).
Vật liệu mà chúng tôi đánh giá là BiodentineTM
có thành phần chính là calcium silicate giống
MTA và xi măng Porland(3).
Việc pha loãng có nhiều cách khác nhau là
pha loãng theo nồng độ, pha loãng theo tỷ lệ thể
tích, pha loãng dựa vào hàm lượng vật liệu có
trong dịch chiết (lượng vật liệu có trong 1ml dịch
chiết, tính bằng đơn vị mg/ml). Để xác định nồng
độ dịch chiết chúng tôi tiến hành pha loãng theo
nồng độ 100%, 50%, 25%, 12,5% và 6,25%. Dịch
chiết được tạo ra phụ thuộc vào tỷ lệ giữa diện
tích bề mặt mẫu thử trên 1ml chất chiết(13). Quy
trình chiết mẫu được thực hiện dựa trên tiêu
chuẩn ISO 10993-12:2012 với diện tích bề mặt
mẫu thử trên 1ml chất chiết là 300mm2: 1ml.
Chúng tôi thực hiện đánh giá độc tính của
BiodentineTM dưới dạng dịch chiết với các
nồng độ khác nhau 100%, 50%, 25%, 12,5% và
6,25% lên tế bào hBMSCs. Kết quả cho thấy ở
nồng độ chưa pha loãng (100%) thì
BiodentineTM độc với tế bào. Từ nồng độ pha
loãng 50% thì dịch chiết BiodentineTM không
còn độc trên tế bào. Trong khi đó, Margunato
S. và cộng sự (2015) nghiên cứu độc tính của
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 15
dịch chiết chưa pha loãng BiodentineTM, MTA,
MM – MTA trên tế bào hBMSCs. Kết quả cho
thấy sau 24 giờ cả ba dịch chiết trên đều
không độc(10). Kết quả này khác với kết quả
thu được của chúng tôi. Sự khác nhau này có
thể là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện
tạo dịch chiết trên khối vật liệu vừa đông cứng
hoàn toàn, còn trong nghiên cứu của
Margunoto S và cộng sự thực hiện trên mẫu
dịch chiết Biodentine™ đông cứng hoàn toàn
sau 24 giờ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
BiodentineTM nồng độ chưa pha loãng độc với tế
bào hBMSCs, điều này phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Lee B.N. và cộng sự (2014).
BiodentineTM ở nồng độ chưa pha loãng thì độc
với tế bào dòng C3H10T1/2(8). Trong khi đó
nhiều nghiên cứu khác cho rằng BiodentineTM
nồng độ chưa pha loãng thì không độc với tế
bào. Nghiên cứu của Laurent P và cộng sự (2008)
kết luận rằng BiodentineTM không gây độc cho
nguyên bào sợi tủy răng người ở bất kỳ nồng độ
nào(7). Nhóm nghiên cứu của Kucukkaya S.
(2016) cho thấy dịch chiết chưa pha loãng của
BiodentineTM không gây độc cho nguyên bào sợi
dây chằng nha chu(6). Sự khác nhau này có thể là
do các nghiên cứu thực hiện trên những dòng tế
bào không giống nhau. Nghiên cứu của chúng
tôi thực hiện với tế bào hBMSCs được phân lập
trực tiếp từ mẫu xương hàm.
Những nghiên cứu đánh giá độc tính lên tế
bào sử dụng dịch chiết BiodentineTM được pha
loãng theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn
chung, khi pha loãng thì chúng không độc với tế
bào như nguyên bào sợi tủy răng người, tế bào
dòng C3H10T1/2, nguyên bào sợi dây chằng nha
chu người(6,7,8).Điều này là hoàn toàn phù hợp với
nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy rằng phần trăm tế bào
sống càng tăng khi nồng độ dịch chiết của
BiodentineTM càng pha loãng, nhưng khi nồng độ
dịch chiết pha loãng đến một giá trị nhất định thì
không có sự khác biệt về phần trăm tế bào sống
giữa các nồng độ.
Rõ ràng là có sự khác biệt giữa kết quả
nghiên cứu in vitro và thực tế ứng dụng lâm
sàng. Trên lâm sàng, khi BiodentineTM được sử
dụng trong môi trường miệng, chúng tiếp xúc
với mô có chứa dịch sinh lý. Dịch sinh lý bao
gồm máu, huyết thanh, huyết tương, dịch ngà,
dịch nướu là nguồn cung cấp ion phosphate
của cơ thể. Dựa trên đặc tính này, nghiên cứu
của Gandolfia M.G. và cộng sự (2010) đã chứng
minh rằng đặc tính lý hoá của bề mặt calcium
silicate thay đổi theo thời gian trong dung dịch
đệm phosphate và do đó sẽ dẫn đến thay đổi
trên nguyên bào xương(5). Những dịch mô này sẽ
pha loãng nồng độ của vật liệu theo thời gian.
Điều này khác với thiết kế nghiên cứu in vitro là
vật liệu tiếp xúc trực tiếp với tế bào.
Độc tính lên tế bào là thử nghiệm bước đầu
trong loạt các thử nghiêm để đánh giá tính
tương hợp sinh học của vật liệu như sự tăng sinh
tế bào, biệt hóa tế bào Vì vậy việc xác định
nồng đồ pha loãng mà ở đó vật liệu không còn
độc với tế bào là cần thiết. Kết quả nghiên cứu
cho thấy dịch chiết BiodentineTM có nồng độ pha
loãng 50%, 25%, 12,5% và 6,25% không độc với tế
bào hBMSCs. Như vậy cả bốn nồng độ pha
loãng này đều có thể được lựa chọn để thực hiện
các thử nghiệm tiếp theo. Tuy nhiên nồng độ
pha loãng 50% và 25% khi tiếp xúc với tế bào
hBMSCs có phần trăm tế bào sống thấp hơn so
với nhóm chứng âm, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (α=0,05). Trong khi ở nồng độ pha
loãng 12,5% và 6,25% thì phần trăm tế bào sống
ở nhóm BiodentineTM không có sự khác biệt so
với nhóm chứng âm. Như vậy 12,5% và 6,25% là
nồng độ dịch chiết có thể chọn để thực hiện các
thử nghiệm tương hợp sinh học tiếp theo sau
thử nghiệm độc tính tế bào hBMSCs.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho phép chúng tôi kết
luận rằng mô hình nuôi cấy tế bào với việc pha
loãng dịch chiết vật liệu là phù hợp để đánh giá
độc tính của vật liệu lên tế bào. Nồng độ pha
loãng 50%, 25%, 12,5% và 6,25% không độc với tế
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 16
bào hBMSCs. Nồng độ pha loãng 12,5% hoặc
6,25% là các nồng độ lý tưởng sử dụng để thực
hiện các đánh giá tính tương hợp sinh học khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anto V, Caprio MPD, Ametrano G, Simeone M, Rengo S,
Spagnuolo G (2010). "Effect of Mineral Trioxide Aggregate on
Mesenchymal Stem Cells", JOE, 36(11), pp.1839-1843.
2. Attik GN, Villat C, Hallay F, Pradelle-Plasse N, Colon P,
Grosgogeat B (2014). In vitro biocompatibility of a dentine
substitute cement on human MG63 osteoblasts cells:
BiodentineTM versus MTA, International Endodontic Journal,
47, pp.1133-1114.
3. Camilleri J (2008). "Characterization of hydration products of
mineral trioxide aggregate", International Endodontic Journal, 41,
pp.408-417.
4. Camilleri J, Montesin FE, Silviol LD, Pitt Ford TR (2005). "The
chemical constitution and biocompatibility of accelerated
Portland cement for endodontic use", International Endodontic
Journal, 38, pp.834-842.
5. Gandolfia MG, Ciapetti G, Taddei P, Perut F, Tinti A, Cardoso
MV, Meerbeek BV, Prati C (2010). "Apatite formation on
bioactive calcium-silicate cements for dentistry affects surface
topography and human marrow stromal cells proliferation",
Dental Materials Journal, 26, pp.974-992.
6. Kucukkaya S, Gorduysus MO, Zeybek ND, MuftuoLlu SF
(2016). "In Vitro Cytotoxicity of Calcium Silicate-Based
Endodontic Cement as Root-End Filling Materials", Hindawi
Publishing Corporation Scientifica, pp.1-6.
7. Laurent P, Camps J, Meo M, Dejou J (2008). "About I Induction
of specific cell responses to a Ca(3)SiO(5)-based posterior
restorative material‖, Dent Mater, 24, pp.1486-1494.
8. Lee BN, Lee K (2014). Effects of 3 Endodontic Bioactive
Cements on Osteogenic Differentiation in Mesenchymal Stem
Cells, JOE, 40(8), pp1217-22.
9. Luo Z, Li D, Kohli MR, Yu Q, Kim S, He W (2014). "Effect of
BiodentineTM on the proliferation, migration and adhesion of
human dental pulp stem cells", Journal of dentistry, 42, pp. 490-
497.
10. Margunato S, Tas PN¸ Aydın S, Kazanda K, Fikrettin S (2015).
In Vitro Evaluation of ProRoot MTA, Biodentine, and MM-
MTA on Human Alveolar Bone Marrow Stem Cells in Terms
of Biocompatibility and Mineralization, JOE, 41(10), pp.1646-
1652.
11. Nunez CMC, MClinDent, Bosomworth HJ, Field C,
Whitworth JM, Valentine RA (2014). "Biodentine and Mineral
Trioxide Aggregate Induce Similar Cellular Responses in a
Fibroblast Cell Line‖, JOE, 40(3), pp.406 -411.
12. Pradelle-Plasse N, Tran XV, Colon P, Laurent P, Aubut V,
About I (2009). Emerging trends in biomaterial research. An
example of new material: preclinical multicentric studies on a
new Ca3SiO5-based dental material. In: Goldberg M (ed)
Biocompatibility or cytotoxic effects of dental composites, Oxford, 1,
pp.184-203.
13. Trần Lê Bảo Hà, Tô Minh Quân, Đoàn Nguyên Vũ (2014).
Công nghệ vật liệu sinh học, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
14. Zanini M, MPhil, Sautier JM, Berdal A, Simon S (2012).
"Biodentine Induces Immortalized Murine Pulp Cell
Differentiation into Odontoblast-like Cells and Stimulates
Biomineralization‖, JOE, 38(9), pp.1220-1226.
Ngày nhận bài báo: 08/02/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/02/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_su_dung_mo_hinh_nuoi_cay_te_bao_de_danh_gia_doc_tin.pdf