Tài liệu Bước đầu nghiên cứu tạo phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm mùn cưa, vỏ cây vụn nhờ sử dụng các chế phẩm sinh học: Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 23
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
1. Đặt vấn đề
Khoảng một nửa hợp chất carbon trong
sinh khối (biomass) trên mặt đất là cellulose,
chiếm tới 35–50% khối lượng khô sinh khối
thực vật [7]� Một số phế phẩm của ngành
nông–lâm–nghiệp có chứa cellulose như
rơm rạ, bã mía, mùn cưa trước đây chủ
yếu được dùng để đốt lấy tro, biện pháp này
tuy tận dụng được nguồn phế phụ phẩm
nhưng lại gây ô nhiễm môi trường� Gần đây
một số nghiên cứu đã sử dụng các chủng
vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose
để xử lý nhóm phế phụ phẩm giàu hợp chất
carbon, nhằm nâng cao giá trị sử dụng của
Bước đầu nghiên cứu tạo phân hữu cơ vi sinh
từ phế phẩm mùn cưa, vỏ cây vụn
nhờ sử dụng các chế phẩm sinh học
Trần Trung Kiên1, Kiều Thị Thu Lan2, Lê Thị Mận1
1Trường Đại học Hùng Vương, phường Nông Trang, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ;
2Trung tâm phát triển Công nghệ cao – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Hà Nội.
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, ha...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu nghiên cứu tạo phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm mùn cưa, vỏ cây vụn nhờ sử dụng các chế phẩm sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 23
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
1. Đặt vấn đề
Khoảng một nửa hợp chất carbon trong
sinh khối (biomass) trên mặt đất là cellulose,
chiếm tới 35–50% khối lượng khô sinh khối
thực vật [7]� Một số phế phẩm của ngành
nông–lâm–nghiệp có chứa cellulose như
rơm rạ, bã mía, mùn cưa trước đây chủ
yếu được dùng để đốt lấy tro, biện pháp này
tuy tận dụng được nguồn phế phụ phẩm
nhưng lại gây ô nhiễm môi trường� Gần đây
một số nghiên cứu đã sử dụng các chủng
vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose
để xử lý nhóm phế phụ phẩm giàu hợp chất
carbon, nhằm nâng cao giá trị sử dụng của
Bước đầu nghiên cứu tạo phân hữu cơ vi sinh
từ phế phẩm mùn cưa, vỏ cây vụn
nhờ sử dụng các chế phẩm sinh học
Trần Trung Kiên1, Kiều Thị Thu Lan2, Lê Thị Mận1
1Trường Đại học Hùng Vương, phường Nông Trang, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ;
2Trung tâm phát triển Công nghệ cao – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Hà Nội.
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, hai chế phẩm sinh học Compost maker (CP), EM và phân trâu bò được sử dụng để xử lý phế phẩm mùn cưa, vỏ cây vụn làm phân hữu cơ vi
sinh. Sau 90 ngày ủ nguyên liệu đã đạt độ chín theo tiêu chuẩn TCVN 7185:2002. Kết
quả phân tích hàm lượng hữu cơ tổng số đạt trên 22%. Hàm lượng nitơ tổng số trong
phân hữu cơ vi sinh cao nhất khi ủ với chế phẩm EM (%Nts 2,52) trong khi hàm lượng
K2O5 hữu hiệu cao nhất khi ủ với chế phẩm CP (%K2O5(hh)1,61). Nghiên cứu này cũng
cho thấy phân ủ với chế phẩm EM có hiệu quả tốt nhất tới một số chỉ tiêu sinh trưởng
và năng suất của cây cải ngọt.
Từ khóa: Phân hữu cơ vi sinh; mùn cưa; vỏ cây vụn; chế phẩm Comspot maker; chế phẩm EM
chúng như một nguồn phân bón hữu cơ cho
cây trồng� Trần Văn Cường và cs gần đây đã
sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý rơm
rạ tạo ra phân hữu cơ có hàm lượng nitơ
tổng số và kali hữu hiệu cao [1]� Trong một
nghiên cứu khác ba loại chế phẩm sinh học là
Biomix; Trichomix–DT; AT Compost được
sử dụng để xử lý rơm rạ trực tiếp trên đồng
ruộng [2]� Nguyễn Thành Hối và cs sử dụng
Trichoderma sp. tạo phân vi sinh từ rơm rạ
đã làm tăng năng suất của hai giống lúa thử
nghiệm [3]� Ngoài ra, vỏ cà phê và ca cao còn
được nghiên cứu xử lý nhanh bằng hai chủng
nấm mốc của các loài Trichoderma viride và
Nhận bài ngày 22/11/2017, Phản biện xong ngày 10/12/2017, Duyệt đăng ngày 12/12/2017
24 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Aspergillus niger [8]� Bã thải trồng nấm rơm
được nhóm tác giả Phan Như Thúc xử lý với
chế phẩm Emuniv và ứng dụng trồng rau
cho hiệu quả tốt [9]�
Việt Nam là nước có 2/3 diện tích là đồi núi
với tổng diện tích đất có rừng năm 2015 là
14�061,9 ha, sản lượng gỗ khai thác lên tới
9�199,2 nghìn m3 [10]� Với diện tích và sản
lượng gỗ khai thác như vậy ước tính nguồn
phế phụ phẩm (mùn cưa, vỏ cây vụn) sẽ rất
lớn� Qua khảo sát cho thấy, hầu như nguồn
nguyên liệu này còn rất ít được quan tâm
nghiên cứu theo hướng tạo phân hữu cơ vi
sinh� Một nghiên cứu gần đây về sự biến đổi
thành phần hóa học của mùn vụn gỗ phế
thải khi xử lý với hai loại chế phẩm Biomix
và Compost maker trong quá trình tạo phân
hữu cơ vi sinh cho thấy: cellulose bị biến đổi
mạnh nhất, lignin và các chất trích ly bằng
ethanol ít bị biến đổi hơn [5]� Để có thêm
thông tin về nghiên cứu xử lý mùn cưa,
vỏ cây vụn làm phân hữu cơ vi sinh cũng
như nghiên cứu ảnh hưởng của chúng lên
cây trồng, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này bằng việc sử dụng hai loại chế phẩm là
Compost maker, EM và phân trâu bò tươi�
2. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
Mùn cưa và vỏ cây vụn: được thu thập tại
các xưởng chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ, chủ yếu từ cây nguyên liệu giấy như:
keo, bạch đàn� Mùn cưa khô được thu thập
sau khi cưa, sẻ gỗ� Vỏ cây vụn được thu thập
sau khi bóc và nghiền vụn bằng máy bóc
vỏ gỗ�
Chế phẩm Compost Maker (CP) (Viện
Thổ nhưỡng Nông hóa sản xuất 2017):
chứa các chủng vi sinh vật phân giải
cellulose (Streptomyces owasinensis); phân
giải photphat khó tan, phân giải protein
(Burkholderia vietnamiensis); lên men, khử
mùi hôi (Saccharomyces cerevisiae); mật độ
vi sinh vật hữu ích mỗi loại >108 CFU/g; chế
phẩm EM (Effective Microorganisms) (Viện
Thổ nhưỡng Nông hóa sản xuất 2017): chứa
khoảng 80 chủng vi sinh vật hiếu khí và kỵ
khí thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi
khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn;
mật độ vi sinh vật >108 CFU/ml; phân trâu bò
tươi được thu tại chuồng vào buổi sáng sớm�
Cây rau cải ngọt (Brassica integrifolia) 15
ngày tuổi, lựa chọn những cây khỏe mạnh,
có chiều cao tương đối bằng nhau, có 2–3
lá được sử dụng để nghiên cứu so sánh ảnh
hưởng của các mẫu phân hữu cơ vi sinh được
ủ từ các nguồn chế phẩm khác nhau�
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp ủ phân
Nguyên liệu được ủ theo ba công thức:
• CT1: Mùn cưa + chế phẩm EM (EM);
• CT2: Mùn cưa + chế phẩm Compost
maker (CP);
• CT3: Mùn cưa + phân trâu bò (PT)�
Phân hữu cơ vi sinh từ mùn cưa, vỏ cây
vụn được ủ như sau:
Bước 1: Xử lý sơ bộ phế phẩm� Tiến hành
thu gom mùn cưa và vỏ cây vụn, loại bỏ
những mảnh vỏ cây có kích thước to lớn để
nghiền vụn� Trải trên nền đất một lớp bạt
nylon, kích thước 4 m × 4 m� Dùng nước
vôi trong (10 kg vôi bột hòa tan trong 50 l
nước để lắng qua đêm) tưới và đảo trộn đều
cho thấm ướt, sau đó phủ kín bạt và ủ trong
hai ngày�
Bước 2: Tiến hành ủ với chế phẩm� Cả hai
loại chế phẩm CP và EM được ủ với tỷ lệ 1:500
(w/w) theo hướng dẫn của nhà sản xuất�
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 25
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Phân trâu bò được ủ với tỷ lệ 1:100 (w/w)�
Dùng bình tưới đều chế phẩm lên bề mặt
từng lớp theo tỉ lệ trên và bổ sung nước để
đảm bảo độ ẩm� Đống ủ có chiều cao 1,2–1,5
m; rộng 1,5–1,7 m; dài 4–5 m�
Bước 3: Giữ ẩm và tạo nhiệt độ cho đống ủ
bằng cách đậy đống ủ bằng bạt kín�
Bước 4: Chăm sóc đống ủ� Hai tuần một lần
mở đống ủ ra quan sát sự biến đổi của màu
sắc của nguyên liệu ủ, độ hoai mục của đống
ủ và đảo trộn để chuyển nguyên liệu từ dưới
lên trên và từ mặt ngoài vào trong đống ủ�
Thêm nước để đảm bảo độ ẩm đạt 45–50%�
Mẫu phân hữu cơ được phân tích hàm
lượng hữu cơ tổng số, nitơ tổng số, photpho
và kali hữu hiệu�
2.2.2. Phương pháp xác định nhiệt độ, độ
ẩm, độ hoai mục
Để kiểm soát đống ủ, giá trị nhiệt độ được
đo bằng nhiệt kế� Giá trị pH được đo bằng
máy đo pH đất� Các lần đo được thực hiện
ở cùng một thời điểm, ở ba vị trí khác nhau
của đống ủ� Các chỉ tiêu được đo 2 tuần 1 lần�
Độ ẩm của phân, được biểu thị bằng tỷ
số phần trăm giữa khối lượng nước có trong
mẫu bay hơi sau khi sấy đến khô tuyệt đối
với khối lượng mẫu trước khi sấy (TCVN
9297:2012)�
Xác định độ hoai mục thông qua đánh giá
cảm quan và đo nhiệt độ đống ủ� Nếu nhiệt
độ đống ủ được đo ở cùng một thời điểm
trong ba ngày liên tiếp có nhiệt độ ổn định
trong khoảng 28–30o, là phân đã đạt độ hoai
mục (TCVN 7185:2002)�
2.2.3. Đánh giá hiệu quả phân hữu cơ
vi sinh
Thí nghiệm trồng cây cải ngọt gồm 4 công
thức, mỗi công thức trồng 30 cây, nhắc lại
3 lần, khoảng cách trồng 20 × 20 cm� Các
công thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên�
Cụ thể như sau: đối chứng, không sử dụng
phân bón hữu cơ vi sinh (RT0); bón phân
hữu cơ vi sinh được ủ từ nguyên liệu với
chế phẩm EM (RT1); bón phân hữu cơ vi
sinh được ủ từ nguyên liệu với chế phẩm
CP (RT2); bón phân hữu cơ vi sinh được ủ từ
nguyên liệu với phân trâu bò (RT3)�
* Phương pháp thu thập số liệu về sinh
trưởng và năng suất
• Số lượng lá tăng = số lá ở thời điểm xác
định – số lá ban đầu�
• Chiều dài lá tăng = chiều dài lá ở thời
điểm xác định – chiều dài lá ban đầu�
• Chiều rộng lá tăng = chiều rộng lá ở
thời điểm xác định – chiều rộng lá
ban đầu, đo cố định ở lá thứ 2 tính từ
gốc lên�
• Xác định trọng lượng cây (g): cân
trọng lượng toàn bộ cây cải ngọt bằng
cân kĩ thuât có độ chính xác tới 0,001
(Pioneer, USA)�
• Tính năng suất lý thuyết (NSLT tạ/
ha) = (Số khóm/m2 x trọng lượng cây
(g))/10 (10 là hệ số quy đổi đơn vị g/m2
rau tạ/ha)�
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê
bằng Excel và phần mềm Irristat 5�0�
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Quy trình ủ phân
Quy trình ủ phân được tóm tắt thông qua
sơ đồ hình 1, qua theo dõi nhận thấy, sau
90 ngày mẫu ủ đã đạt độ hoai mục� Kết thúc
quá trình ủ, sản phẩm được dỡ ra và đảo
trộn, đánh đống lại và để nguyên 1–2 tuần
với mục đích ổn định chất lượng� Trước khi
đưa vào sử dụng, phân hữu cơ vi sinh được
kiểm tra theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN
7185:2002)�
26 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
3.2. Diễn biến độ pH, độ ẩm, nhiệt độ
trong quá trình ủ phân
Độ pH, độ ẩm và nhiệt độ có tính chất
quyết định đến thời gian ủ và chất lượng của
phân hữu cơ vi sinh� Quá trình ủ phải kiểm
soát những yếu tố trên để phân hữu cơ vi
sinh đạt yêu cầu về độ hoai mục cao nhất�
Độ pH: Qua bảng 1 nhận thấy, pH của
cả 3 đống ủ đều có sự thay đổi theo thời
gian� Cụ thể, đối với đống ủ với chế phẩm
EM, pH của đống ủ sau 30 ngày ủ là 4,8 thì
sau 60 ngày ủ pH tăng lên 5,6 và sau 90 ngày
ủ pH đạt 6,0� Đối với đống ủ với chế phẩm
CP, pH sau 30 ngày ủ là 5,8 thì sau 90 ngày ủ
pH tăng lên 7,3 hay tương tự khi ủ với phân
trâu bò tươi pH của đống ủ cũng tăng lên
theo thời gian và sau 90 ngày ủ pH đo được
là 7,5, điều này chứng tỏ đã xảy ra quá trình
phân giải và biến đổi các chất trong đống
ủ nhờ tác động của các vi sinh vật được bổ
sung dẫn đến thay đổi pH của đống ủ� Sau
90 ngày ủ tiếp tục tiến hành kiểm tra thường
xuyên, kết quả thu được cho thấy chỉ tiêu
này không có biến đổi nhiều và dần đi vào
ổn định�
Độ ẩm: Quá trình ủ do nhiệt độ tăng lên,
hơi nước bốc lên làm đống ủ khô� Để đảm
bảo độ ẩm thích hợp cho vi sinh vật hoạt
động, quá trình chăm sóc đống ủ cần bổ
sung thêm nước� Sau 90 ngày đống ủ đã hoai
mục, độ ẩm trong phân đạt ≈ 45%�
Nhiệt độ: Kết quả kiểm tra cho thấy, nhiệt
độ tăng dần và đạt 40–450C sau khi ủ khoảng
30 ngày tại cả 3 đống ủ� Đây là điều kiện
nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của hầu
hết các vi sinh vật� Nhiệt độ này duy trì ổn
Hình 1. Sơ đồ quá trình ủ phân hữu cơ vi sinh
Bảng 1. Diễn biến độ pH sau 30, 60 và 90 ngày ủ
nguyên liệu với chế phẩm
Thời gian
(ngày)
Giá trị pH
CT1 CT2 CT3
30 4,8±0,24 5,8±0,45 6,5±0,31
60 5,6±0,26 6,7±0,48 7,0±0,29
90 6,0±0,25 7,3±0,40 7,5±0,22
Ft 11,34 5,24 7,16
F0�05 5,14 5,14 5,14
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 27
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
định cho đến thời điểm khoảng sau 90 ngày
ủ, nhiệt độ có dấu hiệu giảm dần và về mức
nhiệt ổn định trong khoảng 28–290C� Điều
này cho thấy, sau 90 ngày ủ, cơ chất dùng
cho các phản ứng của vi sinh vật dần hết, sản
phẩm đã hoai mục (theo TCVN 7185:2002)�
Giá trị nhiệt độ này cũng phù hợp với nhiều
nghiên cứu của các tác giả khác [1], [4], [6]�
3.3. Kết quả đánh giá cảm quan
Nguyên liệu sau 30, 60 và 90 ngày ủ được
kiểm tra, đánh giá cảm quan để có phương
án điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, độ pH cho
phù hợp�
Kết quả bảng 2 cho thấy, theo thời gian
màu sắc và độ kết dính của mẫu ủ có sự biến
đổi rõ rệt� Cụ thể, mẫu ban đầu đưa vào ủ
đều có màu vàng, tơi, cứng sau đó màu của
nguyên liệu đều dần chuyển sang nâu nhạt
(30 ngày) và nâu (60 ngày)� Trong 3 mẫu ủ,
Bảng 2. Kết quả đánh giá cảm quan của nguyên
liệu ủ
Thời gian
(ngày)
Đánh giá cảm quan
CT1 CT2 CT3
0 Màu vàng,
tơi, cứng
Màu vàng,
tơi, cứng
Màu vàng,
tơi, cứng
30 Màu nâu nhạt Màu nâu nhạt Màu nâu
rất nhạt
60 Màu nâu Màu nâu Màu nâu nhạt
90 Màu nâu
đen sậm
Màu nâu
đen sậm
Màu nâu
mẫu ủ với chế phẩm CP hoai mục nhanh
nhất, điều này có thể được giải thích rằng,
trong CP các chủng vi sinh vật chủ yếu thuộc
nhóm phân giải cellulose Streptomyces nên
có lợi cho việc phân hủy� Sau 90 ngày ủ, mẫu
ủ với chế phẩm CP và EM màu nguyên liệu
chuyển sang nâu đen, mềm, có độ dính kết
cao còn mẫu được ủ với PT đặc tính này mới
đạt được ở mức độ trung bình, vì vậy để mẫu
này đạt được độ hoai mục tốt nhất được cần
ủ thêm thời gian (hình 2)�
3.4. Kết quả phân tích hàm lượng N, P,
K và hữu cơ tổng số
Kết quả phân tích ở bảng 3 chỉ ra rằng,
hàm lượng hữu cơ tổng số trong cả ba công
thức đều thấp hơn so với đối chứng (mùn cưa
chưa ủ) và đạt tiêu chuẩn về hàm lượng hữu
cơ của phân hữu cơ theo (TCVN 7185:2002)�
Kết quả này là do hoạt động của các vi
sinh vật có trong chế phẩm hoặc phân trâu
bò đã oxy hóa các hợp chất hữu cơ thành
một dạng cơ chất ổn định có thể sử dụng
làm phân bón� Về thành phần dinh dưỡng
chứa các nguyên tố đa lượng đạt tiêu chuẩn
của phân hữu cơ vi sinh, bao gồm mẫu ủ với
chế phẩm EM, N(ts) đạt 2,52%, mẫu ủ với CP
K2O5(hh) 1,61%� Theo Thông tư số 36/2010/
TT-BNNPTNT về việc ban hành quy định
sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón,
Hình 2. Màu sắc của sản phẩm trước và sau ủ 90 ngày
ĐC: công thức đối chứng, nguyên liệu chưa xử lý
28 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
hàm lượng dinh dưỡng được chấp nhận của
phân bón có chứa hàm lượng hữu cơ bằng
80% giá trị ở tiêu chuẩn, hàm lượng một yếu
tố đa lượng %K2O(hh) hoặc %P2O5(hh) hoặc %
N(ts) có giá trị bằng 90% so với tiêu chuẩn�
Đối chiếu với TCVN 7185: 2002 và thông tư
36 thì hai mẫu ủ với CP và EM đều đạt tiêu
chuẩn của phân hữu cơ� So sánh với nghiên
cứu của Võ Thị Nho và cs, rơm rạ ủ với chế
phẩm Bio–Plan [6], mẫu ủ với chế phẩm EM
có hàm lượng nitơ tổng số và mẫu ủ với CP
có hàm lượng K205 cao hơn hẳn�
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu
cơ vi sinh đến sự sinh trưởng và năng suất
của cây rau cải ngọt (Brassica integrifolia)
Để nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu
cơ vi sinh tới cây trồng, chúng tôi sử dụng
cây rau cải ngọt đã được 15 ngày tuổi, lựa
chọn những cây đồng đều nhau có khoảng
3 lá, chiều dài lá từ 6–7 cm, chiều rộng lá từ
2,5–3 cm đem trồng thí nghiệm� Cây được
theo dõi trong thời gian 25 ngày� Xác định
ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến
sự sinh trưởng thông qua các chỉ tiêu: số
lá, chiều dài, chiều rộng lá tăng so với kích
thước ban đầu và năng suất thông qua trọng
lượng tươi, năng suất lý thuyết� Kết quả thu
được trình bày trong bảng 4�
Số liệu trong bảng 4 cho thấy, tất cả các
công thức trồng rau cải ngọt có sử dụng phân
hữu cơ được ủ từ mùn cưa với chế phẩm
EM, CP hoặc phân trâu, cây đều có sự sinh
trưởng và năng suất tốt hơn so với công thức
đối chứng� Trong đó, công thức cây cải ngọt
được bón với phân ủ từ chế phẩm EM (RT1)
cho hiệu quả tốt nhất� Cụ thể, sau 25 ngày
trồng so với thời điểm ban đầu số lá tăng
thêm 10,8 lá/cây, chiều dài lá tăng 19,49 cm,
chiều rộng lá tăng 4,47 cm, trọng lượng tươi
của cây đạt 103,52 g và năng suất đạt 258,80
tạ/ha� Sự sai khác đều có ý nghĩa thống kê
ở mức 95%� Điều này có thể giải thích là do
phân hữu cơ ủ với chế phẩm EM (RT1) có
hàm lượng nitơ tổng số cao nhất (2,52), đây
là nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự
tăng trưởng của nhóm cây lấy lá trong đó có
cây cải ngọt�
Bảng 3. Kết quả phân tíchhàm lượng N, P, K và hữu cơ tổng số
STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp thử Đơn vị (%)
Kết quả
ĐC CT1 CT2 CT3
1 Nitơ tổng số TCVN 8557:2010 % N(ts) 0,46 2,52 1,62 1,79
2 P2O5 hữu hiệu TCVN 8559:2010 %P2O5(hh) 0,05 0�70 2,06 0,37
3 K2O5 hữu hiệu TCVN 8560:2010 %K2O(hh) 0,13 0,19 1,61 0,28
4 Hữu cơ tổng số TCVN 9294:2012 %OM 35,29 23,14 29,03 20,75
Bảng 4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sự sinh trưởng và năng suất của cây rau cải ngọt
Công thức Số lượng lá tăng (lá)
Chiều dài lá tăng
(cm)
Chiều rộng lá tăng
(cm)
Trọng lượng cây tươi
(g)
Năng suất lý thuyết
(tạ/ha)
RTo 7,20±1,17 14,60±1,12 3,31±0,38 78,82±2,51 197,04±6,27
RT1 10,80±1,05 19,49±1,59 4,47±0,56 103,52±4,07 258,80±10,18
RT2 9,17±0,69 17,19±1,15 3,82±0,69 93,44±3,26 233,60±8,16
RT3 8,87±1,02 17,26±1,14 3,79±0,57 91,41±1,78 228,53±4,44
LSD0�05 0,32 0,71 0,17 6,98 17,46
CV% 1,90 2,20 2,30 4,00 4,00
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 29
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
4. Kết luận
Nghiên cứu góp phần tìm ra giải pháp
xử lý phế phẩm mùn cưa và vỏ cây vụn hiệu
quả, hạn chế ô nhiễm môi trường, cải thiện
độ phì cho đất, bổ sung các nguyên tố đa
lượng cho cây trồng� Nguyên liệu được ủ với
chế phẩm CP, EM và PT sau 90 ngày mẫu
ủ đã đạt độ hoai mục� Đánh giá cảm quan
và phân tích một số các chỉ tiêu như hàm
lượng hữu cơ tổng số, nitơ tổng số, photpho
hữu hiệu, kali hữu hiệu trong mẫu ủ với CP
và EM cho thấy phân đã đạt yêu cầu về chỉ
số hữu cơ, chỉ số các nguyên tố đa lượng đạt
yêu cầu tối thiểu một chỉ số (TCVN 7185:
2002)� Đánh giá hiệu quả của phân đối với
cây cải ngọt thông qua một số chỉ tiêu về
sinh trưởng, trọng lượng tươi và năng suất
lý thuyết cho thấy, cây được bón phân ủ từ
nguyên liệu với chế phẩm EM, CP và PT đều
cho hiệu quả hơn hẳn so với công thức đối
chứng và tốt nhất là công thức bón phân hữu
cơ vi sinh được ủ với chế phẩm EM�
Ghi chú: Công trình này được hoàn thành
với sự hỗ trợ kinh phí từ chương trình
nghiên cứu KH&CN năm 2017 của Trường
Đại học Hùng Vương, Tỉnh Phú Thọ�
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Văn Cường, Nguyễn Văn Huân,
Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Quang Huy,
Phạm Văn Ngọc, Phan Thị Lan Anh, Hà
Văn Huân (2014), “Một số kết quả ứng dụng
chế phẩm vi sinh trong xử lý chất thải nông
nghiệp thành phân bón hữu cơ”, Tạp chí
khoa học và Công nghệ lâm nghiêp, 4, p�3-9�
[2] Nguyễn Xuân Dũ, Trương Thị Nga, Nguyễn
Thị Kim Phước (2014), “Xử lý rơm rạ trên đồng
ruộng bằng chế phẩm sinh học trong vụ xuân
hè tại huyện cái bè tỉnh Tiền Giang”, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 3: p� 81-86�
[3] Nguyễn Thành Hối, Mai Vũ Du, Lê Vĩnh Thúc,
Nguyễn Thị Diễm Hương (2015), “Ảnh hưởng
của phân ủ từ rơm (phế thải của việc sản xuất
nấm rơm) có xử lí Trichoderma đến sinh
trưởng và năng suất của 2 giống lúa MTL560
và IR50404”, Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP
Thành phố Hồ Chí Minh 2(67): 177-183�
[4] Trần Ngọc Hữu, Đỗ Tấn Trung, Nguyễn
Quốc Khương, Nguyễn Thành Hối và Ngô
Ngọc Hưng (2014), “Thành phần dinh
dưỡng NPK trong ủ phân hữu cơ vi sinh và
hiệu quả trong cải thiện sinh trưởng và năng
suất lúa”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ, 3, p�151-157�
[5] Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Chu Thi Thu
Hà (2012), “Nghiên cứu sự biến đổi một số
thành phần hóa học của mùn vụn gỗ phế
thải trong quá trình tạo phân bón hữu cơ vi
sinh”, J. Viet. Env 3(1): p�10-13�
[6] Võ Thị Nho (2016), “Nghiên cứu ủ phân
hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ và phân trâu bò tại
huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng
Vương, 2(3), p�82-85�
[7] Võ Văn Phước Quệ và Cao Ngọc Điệp,
(2011), “Phân lập và nhận diện vi khuẩn
phân giải celullose”, Tạp chí Khoa học Đại
học Cần Thơ, 18a: 177-184�
[8] Trần Thị Thanh Thuần, Nguyễn Đức Lượng
(2009), “Nghiên cứu enzyme cellalase và
pectinase từ chủng Trichoderma viride và
Apergillus niger nhằm xử lý nhanh vỏ cà
phê”, Tạp chí phát triển KH&CN, 12(13): 1-7�
[9] Phan Như Thúc (2016), Nghiên cứu giải pháp
xử lý bã thải trồng nấm trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng, Báo cáo đề tài Khoa học và
Công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng�
[10] Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống
kê, Nhà xuất bản Thống kê, p�15�
(Xem tiếp trang 71)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26_4142_2218791.pdf