Bước đầu khảo cứu văn bản Thương sơn thi tập của Miên Thẩm - Nguyễn Thị Thanh Chung

Tài liệu Bước đầu khảo cứu văn bản Thương sơn thi tập của Miên Thẩm - Nguyễn Thị Thanh Chung: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0082 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 42-48 This paper is available online at BƯỚC ĐẦU KHẢO CỨU VĂN BẢN THƯƠNG SƠN THI TẬP CỦAMIÊN THẨM Nguyễn Thị Thanh Chung, Trương Thanh Chúc và Nguyễn Vân Anh Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, một thi tập lớn với hơn hai nghìn bài thơ, cần được nghiên cứu về văn bản. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, văn bản Thương Sơn thi tập còn một bản khắc in và một bản viết tay lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bản viết tay mang kí hiệu VHv.34/1-4. Bản khắc được in dưới 7 đầu sách mang các kí hiệu A.1496/1-2; VHb.183/1-7; VHb.4/1-6; VHb.186/1-5; VHb.185/1-12; VHb.226 và VHb.3/1-b. Tình hình chung của các văn bản tốt, những hạn chế về hình thức không nhiều. Bản khắc in có ưu điểm về hình thức trình bày văn bản, về văn tự cũng như tính nguyên toàn so với bản viết tay. Trong đó, bản VHb.183/1-7 được xác định là thiện bản. Việc x...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu khảo cứu văn bản Thương sơn thi tập của Miên Thẩm - Nguyễn Thị Thanh Chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0082 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 42-48 This paper is available online at BƯỚC ĐẦU KHẢO CỨU VĂN BẢN THƯƠNG SƠN THI TẬP CỦAMIÊN THẨM Nguyễn Thị Thanh Chung, Trương Thanh Chúc và Nguyễn Vân Anh Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, một thi tập lớn với hơn hai nghìn bài thơ, cần được nghiên cứu về văn bản. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, văn bản Thương Sơn thi tập còn một bản khắc in và một bản viết tay lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bản viết tay mang kí hiệu VHv.34/1-4. Bản khắc được in dưới 7 đầu sách mang các kí hiệu A.1496/1-2; VHb.183/1-7; VHb.4/1-6; VHb.186/1-5; VHb.185/1-12; VHb.226 và VHb.3/1-b. Tình hình chung của các văn bản tốt, những hạn chế về hình thức không nhiều. Bản khắc in có ưu điểm về hình thức trình bày văn bản, về văn tự cũng như tính nguyên toàn so với bản viết tay. Trong đó, bản VHb.183/1-7 được xác định là thiện bản. Việc xác đinh thiện bản được thực hiện trên cơ sở khảo cứu chi tiết về số bài thơ, các vấn đề văn tự của Bạch bí – một trong 8 tập thơ thuộc Thương Sơn thi tập. Bài viết đã xác định lịch sử dịch thuật và nghiên cứu của Thương Sơn thi tập để xác định những hướng nghiên cứu tiếp theo đối với thi tập và tác giả Miên Thẩm. Miên Thẩm thực là một tác giả lớn của triều Nguyễn và của nền văn học Việt Nam thời trung đại. Từ khóa:Miên Thẩm, Thương Sơn thi tập, khảo sát văn bản. 1. Mở đầu NguyễnMiên Thẩm (1819 - 1870), tên đầy đủ là Nguyễn PhúcMiên Thẩm , tự Trọng Uyên và Thận Minh , hiệu Thương Sơn , biệt hiệu Bạch Hào Tử . Ông là hoàng tử thứ 10 của vua Minh Mạng nên tục gọi là Ông Hoàng Mười, được ban tước Tùng Thiện Vương . Miên Thẩm giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam nói chung và văn học triều Nguyễn nói riêng, đặc biệt trong tầng lớp trí thức hoàng tộc với số lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là hơn 2300 bài thơ. Hầu hết sáng tác thơ của Miên Thẩm được tập trung trong Thương Sơn thi tập. Tập thơ này phản ánh con đường sáng tác bền bỉ của Miên Thẩm từ lúc bắt đầu làm thơ đến khi qua đời. Thương Sơn thi tập bước đầu được giới thiệu và nghiên cứu ở nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật nhưng vấn đề văn bản của tập thơ lại chưa được quan tâm xứng đáng. Chúng tôi khảo sát văn bản Thương Sơn thi tập và nhận định về việc nghiên cứu và dịch thuật với thi tập hơn hai ngàn bài thơ này. Ngày nhận bài: 1/6/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016 Liên hệ: Nguyễn Thị Thanh Chung, e-mail: thanhchungdhsp@gmail.com 42 Bước đầu khảo cứu văn bản Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Bố cục văn bản Thương sơn thi tập Thương Sơn thi tập gồm có 8 tập, 54 quyển, 2389 bài thơ (theo thống kê của Ngô Thời Đôn [3]). Hai quyển đầu là một số thơ văn của Tự Đức viết về Miên Thẩm và tập thơ, các bài tựa của sứ thần nhà Thanh; thơ đề từ, phẩm bình của các danh sĩ Trung Quốc; tác giả tự đề tựa; Miên Trinh đề tựa và mục lục cuốn sách. Những quyển sau là thơ của Miên Thẩm được phân chia cụ thể: Tập 1: Nhĩ hinh (Thương Sơn thi tập quyển 3-4). Tập 2: Bắc hành (Thương Sơn thi tập quyển 4-6). Tập 3: Ngộ ngôn (Thương Sơn thi tập quyển 6-20). Tập 4: Hà thượng (Thương Sơn thi tập quyển 21-23). Tập 5: Mô trường (Thương Sơn thi tập quyển 24-30). Tập 6: Bạch bí (Thương Sơn thi tập quyển 31-38), phần Minh Mệnh cung từ (Thương Sơn thi tập quyển 39-40). Tập 7: Bạch bí tục tập (Thương Sơn thi tập quyển 41-47). Tập 8: Mãi điền (Thương Sơn thi tập quyển 48-54). Thương Sơn thi tập là tập thơ đại diện tiêu biểu nhất cho sự nghiệp sáng tác của Miên Thẩm gồm 54 quyển với 8 tập được chia theo thời gian. Nhĩ hinh là tập thơ đầu tay cho nên trình độ sáng tác của tác giả lúc này vẫn còn chưa cao, chủ yếu học tập nhiều ở thơ Đường Tống. Trong Bắc hành và Ngộ ngôn, tác giả đã trải nghiệm nhiều hơn, kinh nghiệm sáng tác phong phú hơn nên đề tài được mở rộng, cấu tứ không còn đơn giản, vụn vặt như trước. Khi viết Hà thượng, Mô trường, đời sống của Miên Thẩm đã sang chặng đường mới, có nhiều biến động. Thay vì cuộc sống yên ả trước kia, ông dần phải chứng kiến nhiều đổi thay của gia đình và dường như dự cảm được sự đi xuống của triều đại. Nhà thơ tỏ ra quan tâm với lớp người dưới của xã hội, cho nên nội dung thơ tại đây đã nhắc tới những vấn đề lớn đương thời, mang ý nghĩa sâu sắc. Bạch bí và Bạch bí tục tập là sản phẩm của thời đại tao loạn, cũng là lúc nhà thơ đã luyện bút thành tài, trong thơ có đầy đủ các nhân tố hiện thực và nhân đạo, ý thơ sâu sắc, lời thơ mượt mà, việc sáng tác để làm vui gần như không còn. Cuối cùng, khi viết Mãi điền, Miên Thẩm đã ở tuổi ngoài ngũ tuần, dày dặn về kinh nghiệm sống, mọi biến cố đều kinh qua, nên thơ ông lúc này trầm buồn và lắng đọng, mỗi bài thơ đều là lời tâm sự nghẹn ngào về cuộc đời. Thương Sơn thi tập thể hiện tài năng thi ca của Miên Thẩm, đem dến một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời ông. Trong tập thơ, con người cá nhân và con người xã hội của Miên Thẩm cũng được bộc lộ sâu sắc. 2.2. Văn bản Thương sơn thi tập Thương Sơn thi tập được lưu giữ ở thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm với 2 dị bản sách gồm 1 bản khắc in (7 đầu sách) và 1 bản viết tay. Một số ván khắc gỗ hiện lưu giữ tại Từ đường Tùng Thiện vương ở Huế. Bản khắc in của Thương Sơn thi tập được lưu dưới 7 đầu sách mang kí hiệu: A.1496/1-2; VHb.183/1-7; VHb.4/1-6; VHb.186/1-5; VHb.185/1-12; VHb.226 và VHb.3/1-b. Tình trạng chung của các bản ở mức trung bình, nhiều quyển bị nát và rách góc. Bảy đầu sách trên đều được in từ cùng một ván khắc, vì thế những đặc điểm hình thức của các bản này nhìn chung giống nhau. Tuy nhiên, về chất lượng sách, số trang, số quyển của các bản lại không giống nhau. Bảng dưới đối chiếu tình trạng của các bản khắc in Thương Sơn thi tập. Theo bảng mô tả cụ thể trên, hai bản A.1496/1-2, VHb.183/1-7 là thống nhất và đầy đủ hơn, chất lượng văn bản cũng tốt hơn những bản còn lại. Trong hai bản này, chất lượng giấy của văn bản mang kí hiệu A1496/1-2 có nhiều chỗ nát, gáy sách đóng sát vào chữ, văn bản nằm trong phần nghiên cứu ở một vài tập bị mất trang, hiện không có bản photo tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. 43 Nguyễn Thị Thanh Chung Bản, kí hiệu Tình trạng Số trang Tồn thất Chất lượng A.1496/1-2 1494trang Đầy đủ 54 quyển Tại Viện Hán Nôm không có bản photo Sách tốt, thống nhất, giấy có trang nhàu nát, gáy sách đóng sát vào chữ, một vài tập mất trang VHb.183/1-7 1494trang Đầy đủ 54 quyển Tại Viện Hán Nôm có bản photo Sách tốt, thống nhất, giấy không nhàu nát, số trang nguyên vẹn, hình thức rõ ràng VHb.184/1-6 1004trang Thiếu quyển thủ và các quyển 21-30 Tại Viện Hán Nôm có bản photo Bình thường, giấy mỏng nhưng nguyên vẹn, một vài trang ố mờ VHb.185/1-12 1408trang Thiếu bài tựa Tại Viện Hán Nôm có bản photo Bình thường, giấy mỏng nhưng nguyên vẹn, một vài trang ố mờ VHb.186/1-5 1408trang Thiếu quyển thủ Tại Viện Hán Nôm có bản photo Bình thường, giấy mỏng nhưng nguyên vẹn, một vài trang ố mờ VHb.226 190 trang Bắt đầu từ tập thơ Nhĩ hinh (quyển 1) và kết thúc tại Bắc hành (quyển 6). Các tập thơ còn lại đều mất. Tại Viện Hán Nôm có bản photo Sách kém, giấy nhàu nát ở một số trang đầu, nhiều trang về sau bị nhòe chữ. VHb.3/1-b 1052trang Thiếu quyển 29-31 Tại Viện Hán Nôm có bản photo Bình thường, giấy mỏng nhưng nguyên vẹn, một vài trang ố mờ Chất lượng giấy của văn bản mang kí hiệu VHb.183/1-7 tốt hơn, văn bản nằm trong phần nghiên cứu được lưu giữ đầy đủ, hiện có bản photo tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, gồm đầy đủ 7 tập. Tóm lại, văn bản VHb.183/1-7 là văn bản đầy đủ nhất, có chất lượng sách tốt nhất, hình thức rõ ràng, là văn bản đại diện cho nhóm khắc in. Văn bản in trên giấy dó, khổ sách 17x11cm, đường kẻ khung và đường kẻ cột đậm mực, rõ nét. Số cột trên một trang giấy là 10. Số chữ mỗi cột là 20. Sách khắc chữ chân phương, cỡ chữ nhỏ. Nhan đề được viết tại một cột riêng, bên phải, nội dung bài thơ bắt đầu viết ở cột tiếp theo bên trái. Các nhan đề đều đặt thấp hơn nội dung, dễ nhận diện. Với những bài có nhiều kì, các kì đều được đánh số thứ tự: (kì nhất); (kì nhị)... Mỗi bài đều có chấm câu rõ ràng. Cước chú viết nhỏ thành hai cột, đôi lúc nhòe mực do kích cỡ chữ nhỏ, song nhìn chung vẫn có thể nhìn được rõ. Ảnh chụp trang văn bản khắc in ở trang sau. Về mặt văn tự, bản khắc in có sử dụng chữ giản thể, chữ dị thể nhưng không nhiều. Trong văn bản khắc in xuất hiện hai trường hợp chữ húy, đó là trường hợp chữ hoa và trường hợp chữ hiểu . Theo cuốn Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các thời đại của Ngô Đức Thọ, thời Minh Mệnh trong lệnh kiêng húy lần thứ 2 (1825) định rằng: Hiểu là chữ húy thuộc diện kiêng âm, là tên tước của chúa Nguyễn Phúc Khoát (Hiểu vương, Thế Tông Hiếu Võ vương hoàng đế). Vậy khi đọc phải tránh âm. [8;133]. Cũng theo cuốn sách này của Ngô Đức Thọ, thời Thiệu Trị trong lệnh kiêng húy lần thứ 1 (1841) định rằng: Hoa là tên húy của bà Thuận Đức Nhân hoàng hậu, mẹ của vua Thiệu Trị. Bà nguyên tên là Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm là vua Minh Mệnh sau này. Vậy khi viết phải bớt nét (với dạng ) hoặc “gia dạng” thêm dấu nháy cá ( ) (với dạng ), khi đọc phải tránh âm, tên người, tên đất cấm dùng [8;143]. Dựa vào tài liệu nghiên cứu này, ta biết cả hiểu và hoa đều là những chữ húy dưới thời nhà Nguyễn. Tuy nhiên, hai tự dạng trên văn bản của chúng tôi không viết húy theo quy định trên, thay vào đó là cách ghi khuyết bút – bỏ bớt đi một nét trong chữ phải kiêng húy. Chữ hoa xuất hiện trong bài 6 – Bệnh cốt – với dạng . Chữ 44 Bước đầu khảo cứu văn bản Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm hiểu xuất hiện trong nhan đề bài 23 – Hiểu phiếm Lợi Nông hà đồng kế chi như phủ thứ nguyên nhân Trần Tử thượng vận – với dạng . Hình thức viết húy khuyết bút như vậy rất phổ biến, nhưng chưa được ghi chép lại với chữ hoa và hiểu. Như vậy, văn bản cung cấp thêm tự dạng viết húy thời Nguyễn. Ngoài bản khắc in, Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm còn một bản viết tay. Dưới đây là ảnh chụp bản viết tay: Bản viết tay Thương Sơn thi tập được lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm chỉ có một, mang kí hiệu VHv.34/1-4, gồm 1036 trang, thiếu quyển 1-12. Toàn văn bản được chia thành 4 tập, 42 quyển. Tác phẩm chép tay trên giấy dó, khổ sách 27x15cm, không có đường kẻ cột. Chữ được viết bằng bút lông theo lối Hành thư, sau đó là Thảo thư. Tình trạng sách tốt, sạch sẽ. Về cách sắp xếp 45 Nguyễn Thị Thanh Chung các đề tựa, nội dung, cơ bản đều giống với bản khắc in. Tuy nhiên, bản viết tay nên vẫn còn sai sót nhất định. Tại phần chính văn, bản này còn có hiệu đính, sửa chữa, thêm bớt bằng mực đỏ ở nhiều chỗ. Những trường hợp được chỉnh sửa khi đối chiếu với bản khắc in thì giống nhau. Vì vậy, rất có thể bản viết tay đã được bổ khuyết, hiệu chính hoặc thậm chí là sao lại dựa trên bản khắc in. Về hình thức trình bày giữa các bài và các kì của một bài nhiều kì không thống nhất. Ví dụ, nhan đề hai bài sau được đặt cùng dòng với câu cuối của bài thơ trước đó. Hoặc một bài nhiều kì nhưng các kì không được đánh riêng rõ ràng. Tự dạng ở đây đôi khi không thống nhất, một chữ có lúc viết chính thể, có lúc viết dị thể. Chúng tôi đã khảo sát cụ thể và chi tiết hơn vào văn bản Bạch bí – tập thơ thứ 6 trong Thương Sơn thi tập ở cả bản khắc in và bản viết tay. So với bản khắc, bản viết tay khó khăn hơn trong việc xác định sự phân chia các tập, các quyển và thống kê số lượng bài của thi tập. Việc nhận biết và thống kê các quyển, các bài của bản khắc in sẽ rõ ràng và tính chính xác cao hơn. Về văn tự, những thiếu sót ở bản viết tay là điều không thể tránh khỏi, càng về cuối văn bản, chữ viết càng láu nét và thường dùng chữ giản thể. Bằng việc thống kê cụ thể, chúng tôi khảo sát các trường hợp chữ giản thể, dị thể, tục thể trên 50 bài thơ và số liệu thống kê cho thấy, bản khắc in hạn chế hơn bản viết tay trong việc xuất hiện những trường hợp không quy chuẩn về văn tự với các số liệu cụ thể: giản thể (bản khắc in 0 trường hợp, bản viết tay 30 trường hợp), dị thể và tục thể (bản khắc in 17 trường hợp, bản viết tay 35 trường hợp). Như vậy, bản khắc in tỏ rõ ưu thế hơn về văn tự, hình thức văn bản, tính thống nhất và tính nguyên toàn. Tóm lại, Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm nay còn lưu giữ 2 văn bản, một bản khắc in với 7 kí hiệu sách và 1 bản viết tay. Qua khảo sát, so sánh đối chiếu, có thể khẳng định bản khắc in là văn bản tối ưu, trong đó văn bản mang kí hiệu VHb.183/1-7 được chọn làm thiện bản cho tập thơ Thương Sơn. 2.3. Đề xuất dịch thuật và nghiên cứu Thương sơn thi tập Vấn đề dịch thuật: Theo những công trình nghiên cứu được công bố, Thương Sơn thi tập đã được tuyển dịch qua các tài liệu sau: Năm Tác giả Tài liệu Bàidịch 1973 Ngô Văn Chương Phân tích những khuynh hướng, tình cảm đạo lí xã hội trong thi ca Tùng Thiện Vương, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản. 109 bài 1991 Ngô Linh Ngọc,Ngô Văn Phú Tùng Thiện Vương (thơ), Nxb Văn học. 92 bài 1994 Lương An Thơ Tùng Thiện Vương, Nxb Thuận Hóa, Huế. 110bài 2000 Ngô Thời Đôn Giá trị nhân văn trong Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm,Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 103 bài Tổng số lượng bài đã được dịch trong các công trình nghiên cứu trên là 414 bài. Số lượng thơ đã được dịch so với toàn bộ sự nghiệp thơ ca còn để lại của Miên Thẩm (hơn 2300 bài) thì chưa đáng kể, đồng nghĩa với việc tuyển dịch Thương Sơn thi tập còn hứa hẹn nhiều khoảng trống để khai thác. Vấn đề nghiên cứu Thương Sơn thi tập: Trước năm 1973, hầu hết trong các cuốn từ điển văn học, lịch sử văn học, Miên Thẩm đều được nhắc tên. Tuy nhiên, những nghiên cứu chỉ dừng lại ở 46 Bước đầu khảo cứu văn bản Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm việc giới thiệu thông tin về tiểu sử con người và điểm qua những sáng tác chính của Miên Thẩm. Sau năm 1973, quan niệm về thơ văn Miên Thẩm dần có sự thay đổi với những nghiên cứu chuyên sâu qua các tư liệu: Phân tích những tình cảm, đạo lí, xã hội trong thi ca Tùng Thiện Vương của Ngô Văn Chương, cuốn Tùng Thiện Vương của Ngô Linh Ngọc, Ngô Văn Phú, cuốn Thơ Tùng Thiện Vương của Lương An, luận án Giá trị nhân văn trong “Thương Sơn thi tập” của Ngô Thời Đôn. Những tư liệu này đã nghiên cứu mọt số giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ ca Miên Thẩm. Tuy nhiên, nhiều giá trị trong thơ văn Miên Thẩm còn bỏ ngỏ. Chúng tôi đã tìm hiểu khái quát về văn bản của Thương Sơn thi tập và tập trung vào văn bản một tập Bạch bí. Văn bản Thương Sơn là một văn bản lớn, có nhiều hướng nghiên cứu tiếp theo. Toàn bộ văn bản Thương Sơn thi tập cần được nghiên cứu chi tiết, kĩ lưỡng hơn, từ những tập thơ trực thuộc như Nhĩ hinh, Bắc hành, Ngộ ngôn, Hà thượng, Mô trường, Mãi điền. Trong đó, các bút tích, đề từ, tựa bạt tại quyển thủ của tập thơ do vua Tự Đức, Miên Trinh, các sứ thần nhà Thanh đề và Miên Thẩm tự tựa cũng cần được dịch và khảo kĩ hơn, để xác định rõ những vấn đề liên quan đến việc khắc in Thương Sơn cũng như có thêm những nhận định xác thực về thơ Miên Thẩm. Vấn đề niên đại của 7 đầu sách được in từ bản khắc cũng như vấn đề tác giả của bản viết tay cần được minh xác. Quá trình lưu giữ tập thơ từ khi được sáng tác đến nay hay các nhân vật, sự kiện lịch sử được đề cập trong tập thơ cũng cần được tìm hiểu, thống kê, những thông tin lịch sử xác thực cũng sẽ được cung cấp thêm qua đó. Đối với tập thơ Thương Sơn, nghiên cứu các vấn đề về nghệ thuật là cần thiết, trong đó khảo sát hệ thống từ vựng của tập thơ cũng là một hướng mở, thống kê từ loại để tìm ra phong cách tác giả, thống kê, tìm hiểu cách sử dụng điển tích cổ để có sự so sánh với các tác phẩm đương thời, xem xét tính thống nhất, điểm dị biệt trong lối sử dụng từ ngữ giữa những tập thơ, v.v. . . Ngoài ra, những sáng tác khác của Miên Thẩm như từ, thi thoại, văn di,. . . cũng cần được sưu tầm, tuyển dịch và nghiên cứu kĩ lưỡng hơn. 3. Kết luận Như vậy, chúng tôi đã bước đầu thực hiện việc khảo cứu văn bản Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm trên phương diện văn bản học. Thương Sơn thi tập còn một bản khắc in và một bản viết tay lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bản viết tay mang kí hiệu VHv.34/1-4. Bản khắc được in dưới 7 đầu sách mang các kí hiệu A.1496/1-2; VHb.183/1-7; VHb.4/1-6; VHb.186/1-5; VHb.185/1-12; VHb.226 và VHb.3/1-b. Tình hình chung của các văn bản tốt, những hạn chế về hình thức không nhiều. Bản khắc in có ưu điểm về hình thức trình bày văn bản, về văn tự cũng như tính nguyên toàn so với bản viết tay. Trong đó, bản VHb.183/1-7 được xác định là thiện bản. Việc xác đinh thiện bản được thực hiện trên cơ sở khảo cứu chi tiết về số bài thơ, các vấn đề văn tự của Bạch bí – một trong 8 tập thơ thuộc Thương Sơn thi tập. Bài viết đã xác định lịch sử dịch thuật và nghiên cứu của Thương Sơn thi tập để xác định những hướng nghiên cứu tiếp theo đối với thi tập và tác giả Miên Thẩm. Miên Thẩm thực là một tác giả lớn của triều Nguyễn và của nền văn học Việt Nam thời trung đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Văn Chương, 1973. Phân tích những khuynh hướng, tình cảm đạo lí xã hội trong thi ca Tùng Thiện Vương. Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, Huế. [2] Ngô Thời Đôn, 2000. Giá trị nhân văn trong Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm. Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [3] Ngô Đức Thọ, Trịnh Khắc Mạnh, 2007. Cơ sở văn bản học Hán Nôm. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 47 Nguyễn Thị Thanh Chung [4] Ngô Đức Thọ, 1997. Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại. Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội. [5] Ngô Linh Ngọc, Ngô Văn Phú, 1991. Tùng Thiện Vương (thơ). Nxb Văn học, Hà Nội. [6] Ngô Văn Phú (tuyển chọn), 1991. Thơ Tùng Thiện Vương. Nxb Văn học, Hà Nội. ABSTRACT A research Thuong Son thi tap of Mien Tham Nguyen Thi Thanh Chung, Truong Thanh Chuc and Nguyen Van Anh Faculty of Philology, Hanoi National Univesity of Education Mien Tham’s Thuong Son thi tap, a large anthology with more than two thousand poems, should be studied in the text. According to our survey, at present, the text Thuong Son thi tap has an inscription and a manuscript stored at Institute of Han-Nom Studies. The manuscript has sign VHv.34 / 1-4. The inscription is printed below 7 titles, signed A.1496 / 1-2; VHb.183 / 1-7; VHb.4 / 1-6; VHb.186 / 1-5; VHb.185 / 1-12; VHb.226 and VHb.3 / 1-b. The general condition of the text is good, the limitations on the form is not much. The inscription has the advantage of the text’s presentation form, words, completeness than the manuscript. Among them, the VHb.183 / 1-7 are defined as the best text. The determination of the best text is made by detailed research on the poem, texts issues of Bach bi - one of eight poetry books belonging to Thuong Son thi tap. The article identifies a history of translation and study of Thuong Son thi tap which determines the further direction of studies to anthologies and the author. Mien Tham is one of the major poets of Nguyen Dynasty and literature of medieval Vietnam. Keywords: Mien Tham, Thuong Son thi tap, text research. 48

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4524_nttchung_4268_2131885.pdf
Tài liệu liên quan