Bước đầu đề xuất mô hình từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh Tiểu học - Lương Thị Hiền

Tài liệu Bước đầu đề xuất mô hình từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh Tiểu học - Lương Thị Hiền: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0067 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 91-99 This paper is available online at BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH TIẾNG VIỆT THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Lương Thị Hiền và Lê Thanh Nga Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này bước đầu xác lập cơ sở cho việc biên soạn Từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học ở một số khâu trọng yếu. Hệ thống chủ điểm của từ điển xây dựng dựa trên nhận thức về quan hệ nền tảng của con người gồm nhận thức về bản thân, thiên nhiên, xã hội và văn hoá nghệ thuật. Bảng từ được xác lập dựa trên những quan hệ ngữ nghĩa trong mạng từ; cách giải nghĩa từ, ví dụ và hình minh hoạ... được xác lập dựa trên nguyên tắc phù hợp tâm lí nhận thức của lứa tuổi. Từ vựng trong từ điển không xa rời những chủ điểm giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, song cũng có những nội dung mở rộng, “quá tải” ở mức độ cho phép nhằm tạo đà cho học sin...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đề xuất mô hình từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh Tiểu học - Lương Thị Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0067 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 91-99 This paper is available online at BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỪ ĐIỂN GIẢI THÍCH TIẾNG VIỆT THEO CHỦ ĐIỂM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Lương Thị Hiền và Lê Thanh Nga Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết này bước đầu xác lập cơ sở cho việc biên soạn Từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học ở một số khâu trọng yếu. Hệ thống chủ điểm của từ điển xây dựng dựa trên nhận thức về quan hệ nền tảng của con người gồm nhận thức về bản thân, thiên nhiên, xã hội và văn hoá nghệ thuật. Bảng từ được xác lập dựa trên những quan hệ ngữ nghĩa trong mạng từ; cách giải nghĩa từ, ví dụ và hình minh hoạ... được xác lập dựa trên nguyên tắc phù hợp tâm lí nhận thức của lứa tuổi. Từ vựng trong từ điển không xa rời những chủ điểm giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, song cũng có những nội dung mở rộng, “quá tải” ở mức độ cho phép nhằm tạo đà cho học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ. Nghiên cứu cung cấp những gợi ý việc biên soạn từ điển tham khảo phù hợp đối tượng đặc thù. Từ khóa: Từ điển, chủ điểm, tiểu học, giáo dục ngôn ngữ. 1. Mở đầu Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, mảng sản phẩm từ điển theo chủ điểm (thematic dictionary) dành cho học sinh nói chung, cho học sinh tiểu học nói riêng khá phổ biến ở các nước có nền giáo dục phát triển. Loại từ điển theo chủ điểm trên thế giới thường có hai dạng thức: một là dạng từ điển giải thích thuần tuý chỉ gồm phần từ, định nghĩa từ; hai là dạng bài học từ vựng gồm hai phần gồm phần cung cấp vốn từ theo 1 chủ điểm (từ và định nghĩa từ) và phần bài tập ứng dụng thực hành về các từ vừa được cung cấp. Những cuốn từ điển giải thích từ vựng theo chủ điểm phổ thông hoặc giải thích từ vựng theo chủ điểm khoa học và xã hội khá đa dạng, phong phú như Từ điển thành ngữ Mĩ theo chủ điểm (Thematic dictionary of American Idioms) [11]; Từ điển Oxford các trích dẫn theo chủ điểm (The Oxford Dictionary of Thematic Quotations) [12]; Từ điển theo chủ điểm miêu tả (Descriptionary: A Thematic Dictionary) [9]; Từ điển tiếng Anh theo chủ điểm dành cho lứa tuổi tiền học đường (Pre-school English Thematic Dictionary) [8]. . . Bên cạnh đó, dạng từ điển gồm phần cung cấp vốn từ theo chủ điểm và phần bài học thực hành mở rộng vốn từ theo chủ điểm khá hấp dẫn bởi nguồn từ được đặt cả trong hệ thống ngôn ngữ và trong sử dụng. Có thể kể đến một bộ sách Thực hành từ vựng theo chủ điểm (Thematic vocabulary practice) [10] gồm 6 cấp độ (từ 1 đến 6) từng bước giúp người học hình thành, mở rộng, nâng cao vốn từ trong những chủ điểm khác nhau của đời sống. Nhìn chung, những cuốn từ điển nêu trên sử dụng cho cả người bản địa và cho người học ngoại ngữ. Ngày nhận bài: 15/2/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017 Liên hệ: Lương Thị Hiền, e-mail: luonghien82@gmail.com 91 Lương Thị Hiền và Lê Thanh Nga Ở Việt Nam, ngành từ điển học mới chỉ ghi nhận sự xuất hiện ít ỏi của loại từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học trong khi lứa tuổi này phát triển mạnh mẽ nhất về tư duy cũng như năng lực thụ đắc ngôn ngữ, chẳng hạn: Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học [6]; Từ điển Tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học [4], Từ điển giáo khoa tiếng Việt tiểu học [7]... Loại từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm dành cho học sinh tiểu học thì hầu như chưa xuất hiện. Việc xây dựng mô hình lí thuyết và tiến đến xây dựng Từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học là điều rất cần thiết. Bởi lẽ, loại từ điển này có thể trở thành một công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả, tăng cường tính chất “mở”, chủ động trong hoạt động dạy học, góp phần hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Bài viết này đặt vấn đề bước đầu xác lập cơ sở lí thuyết cho việc biên soạn từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học ở tất cả các khâu: hệ thống chủ điểm, cách thu thập và sắp xếp mục từ, cách đưa thông tin vào cấu trúc vi mô...; đồng thời cung cấp những gợi ý cho các nhà biên soạn từ điển tham khảo để cung cấp những sản phẩm từ điển vừa phù hợp đặc điểm đối tượng, vừa đáp ứng được định hướng giáo dục về năng lực, phẩm chất người học. Những giáo viên, phụ huynh cũng có thể tìm thấy một số thông tin hữu ích trong việc thiết kế những hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học. 2. Nội dung nghiên cứu Trên thế giới, các nhà nghiên cứu thường phân chia từ điển thành hai loại: 1) Từ điển khái niệm (gồm Từ điển bách khoa và Từ điển thuật ngữ) cung cấp thông tin về các sự vật, hiện tượng và các thuật ngữ mang tính hàn lâm, chuyên biệt và 2) Từ điển ngôn ngữ cung cấp thông tin về từ ngữ. Tuy nhiên, cách phân chia này không hoàn toàn tách biệt vì trong quá trình xây dựng từ điển, với mục đích chung là hướng tới việc sử dụng ngôn ngữ nên nhiều tác giả có xu hướng sử dụng những đặc điểm của loại từ điển khác để góp phần hoàn thiện cuốn từ điển của mình. Trong Từ điển ngôn ngữ, Từ điển giải thích là một tiểu loại, dùng để chỉ loại từ điển gồm phần từ và phần giải thích nghĩa của từ. Trong Từ điển giải thích lại có sự phân chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và đối tượng tiếp nhận của từng loại từ điển. Từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học hướng tới đối tượng sử dụng là học sinh lứa tuổi tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam) mà từ ngữ được tổ chức, sắp xếp một cách hệ thống theo từng chủ điểm. Mỗi chủ điểm là tập hợp những từ ngữ thuộc cùng một phạm vi sử dụng, có mối quan hệ với nhau dựa trên những quan hệ logic - nhận thức nhất định. Theo đó, học sinh có thể tra cứu thêm để phục vụ cho học tập môn Tiếng Việt (hoặc Ngữ văn) và cả những môn học khác. 2.1. Về hệ thống chủ điểm trong từ điển 2.1.1. Những cơ sở xác lập hệ thống chủ điểm Trong cuốn Từ điển tiếng Việt [5], khái niệm “chủ điểm” được giải thích là “Nội dung chủ yếu trong chương trình một môn học ở bậc phổ thông”. Một số nhà nghiên cứu phân biệt cụ thể hơn: chủ đề (theme) là những đề tài lớn, có tính khái quát cao, lặp đi lặp lại ở tất cả các lớp; còn chủ điểm (topic) là những đề tài nhánh của chủ đề, có tính cụ thể, phù hợp trình độ nhận thức và tâm lí của học sinh mỗi lớp. Chúng tôi chia sẻ quan điểm này về cách xác lập chủ đề, chủ điểm. Song cũng cần lưu ý rằng trên thực tế, sự phân biệt chủ đề và chủ điểm không thực sự rõ ràng vì cách xác lập tên gọi tuỳ thuộc vào mức độ khái quát về nghĩa của nhóm, lớp từ đang xét; tuỳ thuộc vào mục đích hướng đến của xuất bản phẩm. Khi xây dựng mô hình Từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học, việc xác định chủ điểm và cách tổ chức chủ điểm là khâu tiên quyết. Vậy một cuốn từ điển cần khoảng bao nhiêu chủ điểm? Chưa có một nghiên cứu, thống kê 92 Bước đầu đề xuất mô hình từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học cụ thể nào chỉ ra số lượng chủ điểm cần thiết cho học sinh tiểu học ở mỗi cấp lớp tuổi trẻ tiểu học ở Việt Nam. Vì thế, chúng tôi xây dựng hệ thống chủ điểm dựa vào ba cơ sở: (i) Tham khảo hệ thống chủ điểm trong những từ điển giải thích theo chủ điểm cho học sinh tiểu học của một số nước khác; (ii) Khảo sát hệ thống chủ điểm trong sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 trong chương trình tiểu học ban hành; (iii) Bám sát những định hướng về giáo dục ngôn ngữ trong việc phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Sau đây, chúng tôi lần lượt điểm qua từng cơ sở này. Về hệ thống chủ điểm, chúng tôi khảo sát bộ sách Thực hành từ vựng theo chủ điểm (Thematic vocabulary practice) [10], Bộ sách này không hẳn là từ điển nhưng phần từ vựng được tổ chức như từ điển giải thích gồm: chủ điểm, mục từ, định nghĩa và hình minh hoạ. Cấu trúc vĩ mô của hệ thống chủ điểm được quan sát thấy như sau: Bảng 1. Miêu tả các chủ điểm trong sáu cấp độ bộ Thực hành từ vựng theo chủ điểm (Thematic vocabulary practice) [10] Cấp độ Miêu tả nội dung Cấp độ 1 Chủ điểm liên quan đến môn học, kiến thức sức khoẻ - những vấn đề gần gũi với nhận thức của trẻ như Hình dáng của vật, Kích cỡ của vật, Bị ốm, Bị đau, Bao nhiêu, Chăm sóc răng miệng... Ở tuổi này, trẻ bắt đầu kết bạn, lựa chọn cho mình sở thích nghề nghiệp, do đó sách có những chủ điểm như Bạn bè và các mối quan hệ, Những nghề nghiệp... Cấp độ 2 Chủ điểm vẫn là những lĩnh vực rất gần với cuộc sống ngày thường của trẻ, nhưng đã có sự đi sâu và cụ thể hơn. Nếu như ở cấp độ trước, trẻ chỉ học về Ngôi nhà, Đồ ăn, Trò chơi... thì đến cấp độ này, trẻ được học những chủ điểm chi tiết hơn: Trong nhà, Trong phòng ngủ, Trong phòng tắm,... những loại đồ ăn cụ thể hơn: Đồ ăn và đồ uống, Hoa quả và rau...; từng loại hoạt động cụ thể hơn: Vui chơi ngoài trời, Vui chơi trong phòng, Vui chơi trên bãi biển... Cấp độ 3 Chủ điểm mở rộng hơn về phạm vi xã hội, có những chủ điểm thuộc phạm vi trừu tượng, tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức như: Kích cỡ và đo lường; Tội phạm; Người tốt; Trong văn phòng... Cấp độ 4 Chủ điểm hướng trẻ tới tập thể như Hoạt động trong phòng, Hoạt động ngoài trời, Liênhoan, Du lịch và tìm đường, Phương tiện giao thông công cộng, Nông thôn, Thành phố... Cấp độ 5 Chủ điểm hướng tới các kĩ năng sống, cung cấp cho trẻ những hiểu biết về cơ thể, giới tính, nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội như:Giữ gìn vóc dáng và sức khoẻ; Lao động; Hoà hợp với người khác; Thư và Email... Cấp độ 6 Chủ điểm về những vấn đề mang tính toàn cầu như Năng lượng, Bảo vệ hành tinh, Vũ trụ, Thảm hoạ thiên nhiên...; mang tính giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho trẻ: Sức khoẻ; Danh tiếng và sự may mắn; Nghèo khổ và sự bất hạnh...; những kiến thức hàng trang để trẻ bước ra thế giới:Máy tính và Internet; Giáo dục ngôn ngữ... Khảo sát trên cho thấy được ý tưởng xây dựng chủ điểm bộ sách Thực hành từ vựng theo chủ điểm đã bám chặt tâm lí lứa tuổi, năng lực thụ đắc ngôn ngữ của trẻ. Những chủ điểm được lựa chọn có thể giúp trẻ dần dần hình thành kiến thức và những phạm vi từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng trong đời sống vật chất và tinh thần, định hướng trẻ phát huy vai trò công dân, tinh thần làm chủ và ý thức xây dựng xã hội phát triển. Khảo sát Sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5 [3] chương trình hiện hành, hệ thống chủ điểm gồm 53 chủ điểm trên 5 khối lớp, cụ thể như Bảng 2 dưới đây. Như vậy, hệ thống chủ điểm trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học được xây dựng vừa kế thừa, vừa phát triển so với cấp độ trước, phù hợp với trình độ tiếp nhận của từng lứa tuổi. Hệ thống chủ điểm trong Từ điển giải thích theo chủ điểm cho học sinh tiểu học trên cơ sở có những nét tương đồng với hệ thống chủ điểm trong sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học. Chủ điểm cần được 93 Lương Thị Hiền và Lê Thanh Nga xây dựng theo mức độ từ dễ đến khó, cung cấp vốn từ vựng từ gần gũi đến xa lạ (ở mức độ cho phép), từ ngữ biểu thị chủ đề cũng phải được nâng cao dần từ ngữ nghĩa đến cấu tạo ngữ pháp để phát huy tối đa tư duy ngôn ngữ của trẻ. Bảng 2. Miêu tả các chủ điểm trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 đến lớp 5 [3] Lớp Miêu tả nội dung Lớp 1 Gồm 3 chủ điểm liên quan đến những môi trường gần gũi xung quanh trẻ gồm Gia đình, Nhà trường, Thiên nhiên đất nước phù hợp với giai đoạn bắt đầu hình thành khả năng đọc thông những văn bản ngắn, rèn luyện nhận diện âm - vần. Lớp 2 Gồm 15 chủ điểm về phạm vi tương đối hẹp, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt một lượng từ vựng vừa sức với độ tuổi lớp 2 như Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc... Lớp 3 Gồm 15 chủ điểm mở ra những phạm vi phức tạp hơn như Thành thị và nông thôn, Cộng đồng, Bảo vệ Tổ quốc, Bắc - Trung - Nam, Ngôi nhà chung...; xuất hiện những khái niệm trừu tượng như Sáng tạo, Nghệ thuật. Lớp 4 Gồm 10 chủ điểm hướng đến giáo dục lí tưởng, thẩm mĩ, đạo đức như Măng mọc thẳng, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Trung thực, Tự trọng, Thương người như thể thương thân, Người ta là hoa đất, Có chí thì nên. Lớp 5 Gồm 10 chủ điểm hướng đến giáo dục phẩm chất công dân, những vấn đề mang tính chất toàn cầu nhằm xây dựng ước mơ, lí tưởng sống cho học sinh như Vì cuộc sống thanh bình, Vì hạnh phúc con người, Giữ lấy màu xanh... Việc xác lập hệ thống chủ điểm cho Từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học cũng không thể xa rời định hướng mục tiêu của giáo dục ngôn ngữ ở bậc học này. Theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, những chủ đề (bao trùm các chủ điểm nằm trong) trong từ điển bắt đầu từ nhân vật HỌC SINH (TÔI) và phát triển theo mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm đó với các yếu tố bên ngoài gồm tự nhiên, xã hội, văn hoá. Bốn chủ đề lớn được xác lập theo quan điểm của các nhà văn hoá gồm: 1) Con người tự nhận thức bản thân; (2) Con người nhận thức về tự nhiên; (3) Con người nhận thức về xã hội; (4) Con người nhận thức về văn hoá – nghệ thuật. Tóm lại, các chủ điểm được xác lập cần phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh tiểu học; hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và các môn học khác. Các chủ điểm được tổ chức trong một hệ thống từ đơn giản đến phức tạp, cụ thể đến trừu tượng. Những chủ điểm trong một chủ đề cần có tính đồng đẳng và tính phân cấp hợp lí: chủ điểm khái quát cùng một cấp độ và mỗi chủ điểm sẽ cung cấp cho học sinh một lượng từ nhất định trong giới hạn phù hợp với năng lực tiếp nhận của học sinh tiểu học. Từ ngữ diễn đạt chủ điểm cần mang tính khái quát nhưng phải dễ hiểu, gần gũi với học sinh. 2.1.2. Đề xuất hệ thống chủ điểm cho từ điển Việc đặt tên chủ điểm cũng cần phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định, cụ thể là tên chủ điểm phải mang tính khái quát toàn bộ phạm vi từ vựng được cung cấp, đồng thời phải gần gũi với trẻ tiểu học; diễn đạt cụ thể, súc tích và mạch lạc. Độ khó được phân cấp theo những chủ điểm khác nhau, có những chủ điểm được đặt tên đơn giản bằng một từ; nhưng cũng có những chủ điểm cần được biểu thị bằng một cụm từ, hoặc một câu ngắn, có sử dụng cách nói ẩn dụ, so sánh.... để tăng sức hấp dẫn của chủ điểm cũng như tăng khả năng tư duy cho trẻ. Trên cơ sở định hướng giáo dục ngôn ngữ trong chương trình phổ thông, dựa vào nguyên lí nhận thức về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, xã hội, văn hoá và những giá trị sống cần hình thành cho thế hệ trẻ trong thế kỉ XXI do UNICEF đề xuất, chúng tôi xác lập hệ thống chủ 94 Bước đầu đề xuất mô hình từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học điểm cho từ điển như trong Bảng 3. Bảng 3. Hệ thống 4 chủ đề, 67 chủ điểm đề xuất trong từ điển Hệ thống chủ điểm 1. Cơ thể chúng ta 2. Em đang lớn 3. Lắng nghe cơ thể 4. Cảm giác và giác quan I. CON NGƯỜI TỰ 5. Những cảm xúc trong đời 6. Ngoại hình NHẬN THỨC VỀ 7. Trên đôi cánh ước mơ 8. Suy nghĩ của em BẢN THÂN 9. Vì hạnh phúc con người 10. Trung thực, tự trọng 11. Có chí thì nên 1. Gia đình yêu thương 2. Bạn trong nhà 3. Đồ dùng trong nhà 4. Hàng xóm láng giềng. 5. Sắc màu cuộc sống 6. Trang phục bốn mùa 7. Trường học của em 8. Từ ngữ và văn học (a. Từ chỉ lượng/ b. Từ chỉ mức độ/ c. Ngữ pháp/ d. Văn học) 9. Thí nghiệm bổ ích 10. Truyền hình 11. Quê hương em 12. Trò chơi II. CON NGƯỜI NHẬN THỨC VỀ XÃ HỘI 13. Địa điểm quanh em (a. Bệnh viện/ b. Siêu thị/ c. Nhà hang/ d. Khách sạn/ e. Thư viện/ f. Bưu điện/ g. Khu vui chơi/ h. Công viên/ i. Nhà ga/ j. Sân bay/ k. Ngân hàng/ l. Hiệu sách/ m. Sở cảnh sát/ n. Cơ quan nhà nước/ o. Sân vận động/ p. Nhà máy/ q. Trang trại) 14. Du hành vũ trụ 15. Những chuyến đi đầu tiên 16. Thành thị và nông thôn 17. Giao thông an toàn 18. Vì một đất nước phát triển (a. Nông nghiệp/ b. Công nghiệp/ c. Dịch vụ/ d. Khoa học kĩ thuật) 19. Mọi miền Tổ quốc 20. Lịch sử nước mình 21. Buổi bình minh của loài người 22. Người ta là hoa đất 23. Em là chủ nhân tương lai 24. Định hướng cho tương lai 25. Bảo vệ Tổ quốc 26. Giữ lấy màu xanh 27. Trên đường hội nhập 28. Khám phá thế giới 29. Chiến tranh 30. Vì cuộc sống thanh bình 31. Những người sống mãi 32. Nói không với tệ nạn 1. Ngày, tháng, năm 2. Phép tính và con số III. CON NGƯỜI 3. Những dáng hình quen thuộc 4. Vẻ đẹp muôn màu NHẬN THỨC 5. Bốn mùa 6. Cỏ cây hoa lá VỀ TỰ NHIÊN 7. Chim chóc 8. Muông thú 9. Côn trùng 10. Sinh vật dưới nước 11. Tài nguyên thiên nhiên 12. Năng lượng 13. Hiện tượng tự nhiên 14. Kì quan thế giới. IV. CON NGƯỜI 1. Truyền thống dân tộc 2. Anh em một nhà VÀ VĂN HOÁ, 3. Tết cổ truyền 4. Món ăn NGHỆ THUẬT 5. Tôn giáo 6. Lễ hội 7. Trò chơi dân gian 8. Bức tranh cho em 9. Bài ca cuộc sống 10. Di tích lịch sử 95 Lương Thị Hiền và Lê Thanh Nga Chủ điểm được chia thành bốn chủ đề chính. Ở mỗi chủ đề, để tiện cho việc tra cứu, chủ điểm được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, từ cách gọi tên đơn giản đến cách gọi tên mang màu sắc tu từ; từ ngữ trong mỗi chủ điểm được sắp xếp theo bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và thứ tự dấu thanh tiêu chuẩn. 2.2. Về các cơ sở lí thuyết xây dựng từ điển giải thích 2.2.1. Về bảng từ trong từ điển Một vấn đề được đặt ra là lựa chọn các từ trong mỗi chủ điểm theo nguyên tắc nào? Từ ngữ trong mỗi chủ điểm không thể là một tập hợp hỗn độn mà cần được tổ chức theo những mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau để hình thành năng lực tư duy ngôn ngữ cho trẻ. Chúng tôi cho rằng lí thuyết về “mạng từ” (wordnet) có thể cung cấp những gợi ý hữu ích cho việc xác lập, sắp xếp các mục từ thuộc bảng từ trong mỗi chủ điểm. Dự án "mạng từ" (wordnet) được nhà ngôn ngữ học tâm lí người Mĩ George Miller khởi xướng và Christiane Fellbaum, Dirk Geeraerts. . . phát triển. Mạng từ cung cấp nguồn dữ liệu từ vựng cho ngôn ngữ và được hình dung như là một đồ thị rời rạc khổng lồ, trong đó mỗi nút là một loạt từ đồng nghĩa tri nhận (synset) và mỗi cạnh là một quan hệ ngữ nghĩa nối các nút lại với nhau. Số lượng nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên là vô hạn, số lượng quan hệ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên lại là n cái vô hạn (dẫn theo Nguyễn Phương Thái, Phạm Văn Lam [2]). Những loại quan hệ nghĩa chủ yếu là cơ sở xác lập mạng từ có thể kể đến quan hệ đồng nghĩa (chết - hi sinh - ngỏm - toi...); quan hệ trái nghĩa (to - nhỏ), quan hệ tổng phân (cơ thể - đầu, cổ, chân, tay, mình), quan hệ bao thuộc (gia súc - trâu, bò, dê, lợn. . . ), quan hệ thuộc tính (kích cỡ - to, nhỏ), quan hệ nhân - quả (đốt - cháy), quan hệ suy ra (ngáy - ngủ), quan hệ hệ cách (nói - nói ngọng)... Một chủ điểm từ vựng có thể coi là một bảng từ, một tập hợp từ vựng dựa trên những quan hệ ngữ nghĩa nêu trên xuất phát từ một từ/cụm từ trung tâm biểu thị nội dung chủ điểm. Giữa các chủ điểm lại có một sợi dây liên kết nhất định dựa theo các quan hệ ngữ nghĩa. Việc xây dựng chủ điểm dựa trên lí thuyết về mạng từ đảm bảo được tính hệ thống của vốn từ. Như vậy, chỉ cần xác định được những chủ điểm, người biên soạn hoàn toàn có thể mở rộng ra các chủ điểm khác bằng cách sử dụng các mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các loạt đồng nghĩa đã nêu trên. 2.2.2. Các đơn vị từ ngữ trong bảng từ Một bảng từ bao gồm các mục từ được tổ chức một cách có hệ thống phù hợp với mục đích biên soạn của tác giả. Số lượng từ trong một chủ điểm phụ thuộc vào độ sâu và độ rộng của mạng lưới quan hệ ngữ nghĩa. Ví dụ: Chủ điểm Cơ thể chúng ta Đầu - mặt, tóc, tai, má. . . → mặt - miệng → miệng - răng → răng - hoạt động → hoạt động - nhai. . . Vấn đề là lựa chọn những đơn vị từ ngữ như thế nào để đưa vào từ điển? Ngoài vốn từ vựng cơ bản, đối với những từ ngữ khó như từ biểu hiện những khái niệm trừu tượng, từ chuyên ngành..., một quan điểm của các nhà nghiên cứu là không đồng tình với việc đưa những từ “quá tải” với kiến thức học sinh tiểu học vào từ điển. Song, một quan điểm khác ủng hộ việc đưa vào từ điển những từ “quá tải” để hình thành cho học sinh sự giao thoa giữa cái đã biết và cái chưa biết, giúp các em có khả năng nắm bắt và không ngừng phát triển tư duy ngôn ngữ. Chúng tôi chia sẻ với quan điểm 96 Bước đầu đề xuất mô hình từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học thứ hai này: Việc cho vào những từ ngữ “quá tải” chính là tạo lập một mức độ ngôn từ cao hơn mà các em cần làm quen, hướng đến, để phục vụ cho giai đoạn tiếp theo (cấp Trung học cơ sở). Tuy nhiên, cần chọn lọc những từ ngữ “quá tải” ở mức độ cho phép, đảm bảo tính vừa sức với học sinh tiểu học, chẳng hạn không nên sử dụng những thuật ngữ chuyên môn sâu hay những từ ngữ cổ... Ví dụ: những từ ngữ quen thuộc như bàn, ghế, sách, vở... sẽ có mặt trong chủ điểm Trường học của em, hoặc những từ nhà, phòng ngủ, phòng khách, bếp... sẽ có mặt trong chủ điểm Gia đình yêu thương. Bên cạnh đó, những từ ngữ ở mức độ khó hơn như “hiệu ứng nhà kính”, “biến đổi khí hậu”... cũng có thể có mặt trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh để tạo đà cho học sinh tiểu học trong việc khám phá những lĩnh vực kiến thức ở bậc cao hơn. 2.2.3. Định nghĩa từ Định nghĩa (definition) cho một mục từ cần bám sát chức năng cơ bản của định nghĩa là giải thích ý nghĩa của từ nhưng cách diễn đạt phải phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Lời giải thích phải rõ ràng, chính xác, sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu hơn từ đang được định nghĩa nhưng vẫn phải mang đầy đủ thông tin. Đồng thời, lời định nghĩa cần kết hợp với ví dụ cụ thể để giải nghĩa nhanh chóng, giúp trẻ em tránh khỏi khó khăn khi tiếp nhận những từ trừu tượng. Hai cách giải nghĩa: sử dụng lời định nghĩa (chức năng siêu ngôn ngữ) và sử dụng ví dụ cụ thể có thể sử dụng kết hợp để giúp học sinh dễ hiểu, tư duy linh hoạt. Tuỳ theo đặc trưng của từ, nhà biên soạn có thể kết hợp linh hoạt các phương pháp định nghĩa, song các từ thuộc cùng một nhóm từ loại cần sử dụng phương pháp định nghĩa giống nhau để đảm bảo tính hệ thống của từ điển. Muốn thực hiện được nguyên tắc này, người biên soạn từ điển cần phải nắm rõ những vấn đề của ngôn ngữ học cũng như đặc điểm tâm lí và khả năng thụ đắc ngôn ngữ của trẻ tiểu học ở từng độ tuổi. 2.2.4. Ví dụ trong định nghĩa từ Ví dụ (example) là một từ hay một câu có chức năng làm sáng tỏ định nghĩa, đồng thời giúp người đọc hiểu được cách sử dụng của từ trong ngữ cảnh cụ thể. Một ví dụ tốt cho từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học cần đáp ứng được một số tiêu chí cơ bản gồm: đảm bảo tính chất điển hình, dễ hiểu và đúng ngữ pháp tiếng Việt; mang thông tin phong phú, sinh động, có khả năng giải nghĩa cho từ cần giải thích; sử dụng ngữ liệu phù hợp với lứa tuổi, có độ khó phù hợp trình độ nhận thức của học sinh tiểu học. Ví dụ được lấy từ các nguồn đáng tin cậy, gần gũi và phù hợp với trẻ tiểu học, bao gồm: sách giáo khoa, văn học thiếu nhi hoặc lời nói thường ngày. 2.2.5. Hình minh hoạ Hình minh hoạ (illustration) có thể là một hình vẽ, sơ đồ hoặc bức ảnh được dự định để làm rõ lời định nghĩa cho mục từ. Đối với trẻ em, hình minh hoạ có vai trò đặc biệt quan trọng, là phần thông tin được thể hiện một cách trực quan, sinh động giúp, đóng vai trò bổ trợ cho định nghĩa giúp trẻ dễ dàng hiểu từ hơn so với giải thích bằng siêu ngôn ngữ. Hầu hết các từ điển dành cho trẻ em đều ít nhiều sử dụng phương pháp đưa hình minh hoạ cho một phạm vi từ ngữ nhất định, xem đó như “con át chủ bài cơ bản của từ điển dành cho trẻ em”. Sự phối hợp giữa kênh hình và kênh chữ đưa đến một sự dư thừa định nghĩa ở cấp độ tín hiệu học, nhưng lại là một chiến lược từ điển học hiệu quả trong khuôn khổ một tác phẩm dành cho nhà trường tiểu học. Hình minh hoạ cho học sinh tiểu học cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: phải có tác dụng làm rõ định nghĩa, phải sinh động, tạo được sự yêu thích, hứng thú cho trẻ bằng cách sử dụng những hình vẽ ngộ nghĩnh, không quá cứng nhắc, gần với nét vẽ của trẻ tiểu học (ngoài chức năng làm rõ định nghĩa, hình minh hoạ còn có tác dụng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ), phải phù hợp với văn hoá Việt Nam và phù hợp với tâm lí, lứa tuổi của trẻ; phải đảm bảo tính hệ thống của toàn bộ hình minh hoạ trong một 97 Lương Thị Hiền và Lê Thanh Nga cuốn từ điển. Tần số của hình minh hoạ cũng phải linh hoạt phù hợp với từng chủ điểm: có chủ điểm cần nhiều hình minh hoạ khác nhau cho nhiều mục từ, nhưng cũng có chủ điểm có thể sử dụng một hình minh hoạ cho nhiều mục từ (chẳng hạn: Chủ điểm Cơ thể của em chỉ cần một hình vẽ một người hoàn chỉnh phục vụ minh hoạ các bộ phận cơ thể để đảm bảo tư duy hệ thống cho học sinh). 2.3. Đề xuất mô hình chủ điểm mẫu Trên cơ sở xác lập cấu trúc vĩ mô (hệ thống chủ điểm) và cấu trúc vi mô (bảng từ, cấu trúc bảng từ, định nghĩa từ, ví dụ và hình minh hoạ) cho Từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học như trên, chúng tôi tiến hành xây dựng một số chủ điểm mẫu. CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI NHẬN THỨC TỰ NHIÊN Chủ điểm: Ngày, tháng, năm âm lịch (dt). Lịch tính theo mặt trăng ấu thơ (dt). Thời còn ngây thơ, rất ít tuổi. Vd. Từ thuở ấu thơ, Tấm đã mơ về hơi ấm tay mẹ. (Bống bống bang bang) bình minh (dt). Lúc sáng sớm mặt trời mới mọc. Vd. Bình minh lên có con chim non, hoà tiếng hót véo von. (Con chim non, Lý Trọng) canh (dt). Khoảng thời gian trong đêm tính bằng hai giờ. Vd. Một canh, hai canh lại ba canh, trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành. (Không ngủ được, Hồ Chí Minh) chiều (dt). Khoảng thời gian từ quá trưa đến gần tối. Vd. Chiều chiều ra đứng ngõ sau. (Ca dao) chốc lát (dt). Khoảng thời gian ngắn nói chung. Vd. Chỉ trong chốc lát, từ quả thị, một cô gái xinh đẹp bước ra. chu kì (dt). Khoảng thời gian nhất định để một sự việc có tính tuần hoàn đi hết một quá trình. Vd. Chu kì Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày. chủ nhật (dt). Ngày tiếp theo sau thứ bảy. dịp (dt). Thời điểm gắn liền với một sự việc nào đó. Vd. Cứ mỗi dịp Tết, cả gia đình lại quay quần bên mâm cơm có thịt mỡ, dưa hành với bánh chưng xanh. 3. Kết luận Từ điển giải thích theo chủ điểm không còn xa lạ ở các nước có nền giáo dục phát triển và đã phát huy tốt vai trò hỗ trợ phát triển vốn từ vựng cho học sinh tiểu học. Song ở Việt Nam, mảng từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm thì hầu như chưa có. Trong khi đó, chương trình môn Tiếng Việt tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 được cấu trúc theo hệ thống chủ điểm, dành một phân môn riêng cho Luyện từ và câu (chú trọng mở rộng vốn từ theo chủ điểm). Việc biên soạn từ giải thích theo chủ điểm cho học sinh tiểu học là một yêu cầu cấp thiết, đáp ứng nhu cầu của đối tượng đặc biệt này và hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động dạy học mở rộng vốn từ trong giáo dục ngôn ngữ. Nhận thấy khoảng trống về mặt lí thuyết và ứng dụng, nghiên cứu này cố gắng đề xuất những định hướng xây dựng mô hình từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học ở Việt Nam và bước đầu thử nghiệm xây dựng một số chủ điểm mẫu trên cơ sở những lí thuyết đã xác lập dược. Hệ thống chủ điểm dựa trên bốn quan hệ cơ bản xoay quanh đối tượng là học sinh: nhận thức về bản thân, nhận thức về tự nhiên, nhận thức về xã hội, nhận thức về văn hoá nghệ thuật. 98 Bước đầu đề xuất mô hình từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học Bảng từ được xác lập dựa trên các quan hệ ngữ nghĩa trong mạng từ, cách giải nghĩa từ, ví dụ và hình minh hoạ... đều phải nằm trong một cấu trúc tổng thể của từ điển có tính định hướng ứng dụng rõ rệt, phù hợp tâm lí nhận thức của lứa tuổi với những đặc thù riêng. Loại từ điển này không xa rời chương trình tiếng Việt và những chủ điểm giáo dục trong nhà trường, song cũng có những nội dung mở rộng ở mức độ phù hợp, hỗ trợ trực tiếp cho giáo viên, phụ huynh, học sinh trong dạy học định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho người học. Tuy chỉ là phác thảo cơ bản gợi ý ban đầu song chúng tôi cho rằng việc hoàn thiện cuốn Từ điển giải thích tiếng Việt theo chủ điểm cho học sinh tiểu học đầy đủ sẽ là hướng đi tiếp theo của nghiên cứu sẽ được hoàn thiện trong tương lai gần nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Diane Tillman, 2013. Những giá trị sống dành cho trẻ từ 8 đến 14 tuổi. Nxb Trẻ. [2] Nguyễn Phương Thái, Phạm Văn Lam, Nguyễn Hoàng Trung, Trần Ngọc Anh, Trương Thị Thu Hà, 2014. “Tổng quan về Mạng từ tiếng Việt”. Kỉ yếu hội thảo khoa học “Hướng tới việc xây dựng mạng từ tiếng Việt”. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Tiếng Việt lớp 1- 5. Nxb Giáo dục. [4] Nguyễn Minh Hoàng, 2010. Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học. Nxb Từ điển Bách Khoa. [5] Hoàng Phê, 1998. Từ điển tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội. [6] Khang Việt, 2010. Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học. Nxb. Từ điển Bách Khoa. [7] Nguyễn Như Ý, (chủ biên), 2003. Từ điển giáo khoa tiếng Việt tiểu học. Nxb. Giáo dục. [8] Charlotte Lim, 2008. Pre- school English Thematic Dictionary. Pre- school English Thematic Dictionary. [9] McCutcheon, Marc, 2010. Descriptionary: A Thematic Dictionary, 4th ed. New York: Facts on File. [10] Rosalind Fergusson, 2007. Thematic Vocabulary 1-6 Practice. Learners Publishing. [11] Spears, Richard A., 1998. NTC’s Thematic Dictionary of American Idioms. NTC Publishing Group, Lincolnwood. [12] Susan Ratcliffe, 2000. The Oxford Dictionary of Thematic Quotations. Oxford: Oxford University Press. ABSTRACT Initial suggestions for compiling the Vietnamese thematic dictionary for primary students Luong Thi Hien and Le Thanh Nga Falcuty of Philology, Hanoi National University of Education The research establishes the initial theoretical foundations for compiling the Vietnamese thematic dictionary for primary students at some essential steps. The theme system is set up based on the 4 types of human relations: human with themselves, human with nature, human with society and human with culture. The word glossary is established by the word semantic relations in the wordNet. Their definitions, examples and illustrations. . . are established basing on the rules of matching with the development of psychological ages. Vocabulary in dictionaries doesn’t go beyond the topics of language used at schools while some content is extended to allow the students to develop their linguistic competence. This research provides suggestions to compile a suitable dictionary for specific objects. Keywords: Dictionary, theme, primary schools, language education. 99

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4869_lthien_va_ltnga_2248_2127470.pdf
Tài liệu liên quan