Bước đầu đánh giá hiệu quả giảm đường huyết sau ăn trên người bệnh đái tháo đường týp 2 của bài thuốc nam sưu tầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả giảm đường huyết sau ăn trên người bệnh đái tháo đường týp 2 của bài thuốc nam sưu tầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 417 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT SAU ĂN TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CỦA BÀI THUỐC NAM SƯU TẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG Nguyễn Văn Đàn*, Nguyễn Thị Nguyên Sinh*, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là một bệnh mạn tính không lây có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh tăng glucose máu sau ăn là một yếu tố nguy cơ cao đối với các biến chứng mạch máu lớn (như bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi), biến chứng vi mạch (thận, võng mạc, thần kinh) cũng như góp phần khó kiểm soát HbA1c đạt mục tiêu điều trị dù đường huyết đói kiểm soát được trong giới hạn bình thường. Sau khi thu thập thực tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, các dược liệu của bài thuốc được k...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả giảm đường huyết sau ăn trên người bệnh đái tháo đường týp 2 của bài thuốc nam sưu tầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 417 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT SAU ĂN TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CỦA BÀI THUỐC NAM SƯU TẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG Nguyễn Văn Đàn*, Nguyễn Thị Nguyên Sinh*, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là một bệnh mạn tính không lây có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh tăng glucose máu sau ăn là một yếu tố nguy cơ cao đối với các biến chứng mạch máu lớn (như bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi), biến chứng vi mạch (thận, võng mạc, thần kinh) cũng như góp phần khó kiểm soát HbA1c đạt mục tiêu điều trị dù đường huyết đói kiểm soát được trong giới hạn bình thường. Sau khi thu thập thực tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, các dược liệu của bài thuốc được kiểm tra lý, hóa tính, nghiên cứu độc tính trên chuột, tế bào người. Kết quả cho thấy chưa có ghi nhận độc tính, đồng thời trong thử nghiệm tác dụng dược lý, bài thuốc cho thấy hiệu quả hạ đường huyết tốt trên chuột. Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu bước đầu đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn tức thời trên người bệnh đái tháo đường týp 2 của bài thuốc gồm lá cây Mật gấu (Vernonia amygdalina). Qua đề tài này giúp củng cố thêm các bằng chứng khoa học cho việc triển khai các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo khi sử dụng lâu dài bài thuốc trong hỗ trợ điều trị bệnh ĐTĐ týp 2, giúp kiểm soát bệnh và các biến chứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 41 người bệnh đái tháo đường týp 2 (13 nam, 28 nữ) thỏa tiêu chuẩn chọn. Từng đối tượng được thực hiện khảo sát đường huyết sau ăn với bữa ăn định chuẩn trong hai ngày liên tiếp, ngày chứng uống nước lọc và ngày uống cao thuốc. Lấy máu đầu ngón tay thử đường huyết sau ăn tại các thời điểm 15, 30, 60, 90 và 120 phút. Sử dụng phép kiểm thống kê bắt cặp để so sánh đường huyết sau ăn giữa các thời điểm trong hai ngày thử nghiệm. Giá trị tổng tích lũy của tăng lượng đường huyết sau ăn được ước tính bằng cách tính diện tích dưới đường cong (AUC- area under curve). Kết quả: So sánh đường huyết giữa các thời điểm, đường huyết sau ăn ngày uống thuốc ghi nhận đường huyết giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê từ sau 30 phút, và giữ được tác dụng giảm liên tục tại thời điểm 60 phút, 90 phút và 120 phút so với ngày chứng (p<0,05). Giá trị tổng tích lũy của tăng đường huyết sau ăn được ước tính bằng cách tính diện tích dưới đường cong (AUC) trong toàn thời gian thử nghiệm 120 phút ngày thử cao thuốc thấp hơn; 261,06 ± 90,29 so với 335,49 ± 103,23 (ngày chứng), giá trị giảm là 74,43±109,52. Kết luận: Bước đầu đánh giá cao lỏng chiết nước từ lá cây mật gấu có tác dụng giảm đường huyết sau ăn trên người bệnh đái tháo đường týp 2 nhưng không gây hạ đường huyết trầm trọng. Từ khóa: lá cây mật gấu, đường huyết sau ăn, diện tích dưới đường cong (AUC). ABSTRACT THE EFFICACY OF LOWERING POSTPRANDIAL BLOOD GLUCOSE ON TYPE 2 DIABETES PATIENTS BY EXTRACTED HERB FROM VERNONIA AMYGDALINA AT SOC TRANG PROVINCE Nguyen Van Dan, Nguyen Thi Nguyen Sinh, Bui Chi Bao, Trinh Thi Dieu Thuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 417 - 423 Background and objectives: Type 2 diabetes is a non-contagious chronic disease that develops rapidly in * Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường ĐT: 0933000880 Email: thuong.ttd@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 418 many countries around the world. Additionally, postprandial hyperglycemia is also a high-risk factor for major vascular complications, microvascular complications as well as contributes to the difficulty in controlling HbA1c to achieve therapeutic targets despite the normal range of fasting blood glucose levels. Traditional herbal medicines have been used for a long time to reduce the glucose level, and many controlled trials have been done to investigate their efficacy. We conduct this study with the aim of initially evaluating the effect of Vernonia amygdalina extracted method obtained from local Soc Trang province on immediate controlling postprandial blood glucose level in patients with type 2 diabetes. Methods: The quality of trials was evaluated using the parameters of randomization. 41 patients with diabetes 2 (13 males, 28 females) met the inclusion criteria. Each invidual patient tested blood sugar levels after assigned-meal for two days, one day for drinking water (control) and one for taking the drug (day of treatment). The blood was collected at the range of time after eating (15, 30, 60, 90 and 120 minutes). The cumulative total value was calculated to compare blood glucose levels after eating periods within two days of testing. The total value of the increase of the blood level after having meal was estimated by calculating the area under the curve (AUC). Results : In comparison to the blood glucose levels on the control day, the postprandial blood glucose concentration after a day of treatment decreased significantly after 30 minutes, and kept continuously decline at 60 minutes, 90 minutes and 120 minutes (p <0.05). The cumulative total value of postprandial hyperglycemia which was estimated by calculating the AUC for the full 120 minutes of the day of taking drug was lower; 261.06 ± 90.29 compared to 335.49 ± 103.23 (day of control), decreasing 74.43 ± 109.52. Conclusion: The initial evaluation of intervention by leaves of Vernonia amygdalina significantly reduce postprandial blood glucose in patients with type 2 diabetes but do not show any adverse effects from hypoglycemia. Further study should be carefully interpreted by increasing sample size and high quality trials. Keywords: Vernonia amygdalina, postprandial blood glucose concentration, area-under-curve (AUC) values. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là một bệnh mạn tính không lây có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới, theo thống kê vào năm 2015 do Bộ Y tế Việt Nam thực hiện ở nhóm tuổi 18-69 cho thấy tỷ lệ bệnh trên toàn quốc là 4,1%(2,10,4). Theo các khuyến cáo điều trị bệnh đái tháo đường týp 2, ngoài kiểm soát glucose máu đói và HbA1c thì glucose máu sau ăn cũng được chú trọng(2,4). Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh tăng glucose máu sau ăn là một yếu tố có nguy cơ cao đối với các biến chứng mạch máu lớn (như bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi), biến chứng vi mạch (thận, võng mạc, thần kinh)(4) và góp phần khó kiểm soát HbA1c đạt mục tiêu điều trị dù đường huyết đói kiểm soát được trong giới hạn bình thường. Bên cạnh các thuốc hóa dược đang được sử dụng điều trị cho người bệnh ĐTĐ, việc sử dụng thảo dược trên lâm sàng hiện nay là một thực tế phổ biến được chấp nhận trong điều trị đái tháo đường týp 2 ở nhiều quốc gia(4). Nhân dân cả nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng có kinh nghiệm sử dụng nhiều bài thuốc nam quý trong việc chữa và phòng bệnh. Việc điều tra, bảo tồn tài nguyên bài thuốc nam có tại Sóc Trăng là việc làm rất cần thiết. Nhiều thảo dược đơn lẻ và công thức phối hợp thảo dược đã được nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết đói(8,11,12), tuy nhiên các đề tài đánh giá tác dụng giảm đường huyết sau ăn chưa được chú trọng nhiều ở Việt Nam. Sau khi thu thập thực tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Các dược liệu của bài thuốc được kiểm tra lý, hóa tính, nghiên cứu độc tính trên chuột, tế bào người. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 419 Kết quả cho thấy chưa có ghi nhận độc tính, đồng thời trong thử nghiệm tác dụng dược lý, bài thuốc cho thấy hiệu quả hạ đường huyết tốt trên chuột. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu bước đầu đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn tức thời trên người bệnh đái tháo đường týp 2 của bài thuốc gồm lá cây Mật gấu (Vernonia amygdalina). Qua đó, giúp củng cố thêm các bằng chứng khoa học cho việc triển khai các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo khi sử dụng lâu dài bài thuốc trong hỗ trợ điều trị bệnh ĐTĐ týp 2, giúp kiểm soát bệnh và các biến chứng. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, so sánh trước – sau. Phương pháp chọn mẫu Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu Theo tác giả Wolever đã tổng quan các nghiên cứu và đưa ra kết luận: khi thử nghiệm glucose máu sau ăn cần ít nhất 10 đối tượng tham gia đã đủ độ mạnh, tuy nhiên cỡ mẫu càng lớn độ mạnh và độ chính xác càng cao(14). Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) - Cao lỏng chiết nước nóng 1000C bài thuốc, được chuẩn bị tại khoa Dược, Cơ sở 3 bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. - 41 người bệnh đái tháo đường týp 2 đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng và Cơ sở 3 bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh thỏa tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn chọn(10) - Người bệnh cả hai giới, tự nguyện tham gia nghiên cứu, tuổi ≥ 30. - Người bệnh đái tháo đường týp 2 đang điều trị thuốc uống ổn định. - BMI từ 18,5 - 25,0 kg/m2. Tiêu chuẩn loại(10) - Đái tháo đường týp 1. - Đang điều trị biến nhiễm ceton, có các bệnh cấp hoặc mạn tính khác ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết như viêm gan cấp (AST, ALT tăng gấp 3 lần giới hạn trên bình thường), suy thận (creatinine máu >150μmol/l), có thai hoặc đang cho con bú. - Điếc, câm, rối loạn tâm thần, lú lẫn. - Đối tượng phải dùng thuốc insulin, thuốc ức chế α-glucosidase trong thời gian nghiên cứu. Chuẩn bị và chiết xuất cao lỏng bài thuốc Bài thuốc được bào chế từ nguồn dược liệu lá cây mật gấu thu thập tại tỉnh Sóc Trăng đã được kiểm nghiệm lý, hóa tính, dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng. Bài thuốc gồm 15g lá khô cây mật gấu được chiết với nước ở 1000C, đóng gói vô khuẩn bao bì nhôm 3 lớp bằng máy chiết công nghệ Hàn Quốc khi còn nóng, để nguội, dán nhãn, thông tin sử dụng và bảo quản tại kho thuốc (nhiệt độ 200C, độ ẩm 50%) tại Cơ sở 3- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Chuẩn bị bữa ăn định chuẩn Chuẩn bị bữa ăn định chuẩn 250 kcal tương tự như nghiên cứu trước đây thực hiện tại Viện dinh dưỡng Việt Nam với thành phần của bữa ăn bao gồm: 01 bát cháo (55 gam gạo tẻ), 01 thìa thịt nạc rim băm nhỏ (35 gam thịt + 4 gam mỡ + 1 gam bột canh)(10). Qui trình thực hiện - Sàng lọc đối tượng phù hợp với tiêu chuẩn chọn đưa vào nghiên cứu thông qua kiểm tra các chỉ số nhân trắc, xét nghiệm glucose máu lúc đói. - Thông báo người bệnh tham gia không được ăn hoặc uống các thức ăn có năng lượng tối thiểu 8 giờ đến 10 giờ trước nghiên cứu. Có thể uống nước lọc khi khát, không được nhịn đói quá 10 giờ tính đến thời điểm nghiên cứu. - Không chơi thể thao, vận động mạnh 6 giờ trước khi tham gia nghiên cứu. - Thử nghiệm được thực hiện trong 2 ngày kế tiếp, người bệnh không uống thuốc hạ đường huyết buổi sáng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 420 + Ngày chứng: đối tượng được thử đường huyết mao mạch lúc đói, ăn 1 suất ăn định chuẩn và uống 1 ly nước lọc 200ml trong 10 phút. Lấy máu đầu ngón tay thử đường huyết sau khi ăn xong tại các thời điểm 15, 30, 60, 90 và 120 phút. + Ngày uống cao thuốc: đối tượng được thử đường huyết mao mạch lúc đói, uống 1 túi thuốc, 30 phút sau ăn 1 suất ăn định chuẩn và 1 ly nước lọc 200ml trong 10 phút. Lấy máu đầu ngón tay thử đường huyết sau ăn tại các thời điểm 15, 30, 60, 90 và 120 phút. - Thu thập, xử lý số liệu - Ghi nhận vào bảng theo dõi các tác dụng không mong muốn gồm các triệu chứng cơ năng như ngất, co giật, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đau nặng ngực, tê nặng chi, đau mỏi cơ, đau bụng, buồn nôn, rối loạn đi cầu như tiêu chảy hoặc táo bón, ngứa, dị ứng và các triệu chứng khác trong thời gian thử nghiệm đường huyết sau ăn và 24 giờ sau đó. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm: SPSS 16.0, sử dụng phép kiểm phi tham số Wilcoxon signed rank sum test để so sánh giữa các thời điểm trong 2 ngày thử nghiệm. Giá trị tổng tích lũy của tăng lượng đường huyết sau ăn được ước tính bằng cách tính diện tích dưới đường cong (AUC- area under curve). Giá trị đường huyết dưới trị số cơ sở (đường huyết đói ban đầu) được coi là bằng không. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Y đức trong nghiên cứu - Đề tài đã được sự chấp thuận của Hội đồng Y đức Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, Sở Y tế và Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng. - Các người bệnh hoàn toàn tự nguyện trong nghiên cứu, được giải thích rõ về mục đích, nội dung thực hiện và quyền lợi khi tham gia đề tài, đồng thời họ sẽ ký giấy tình nguyện tham gia trước khi tham gia. - Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích phục vụ sức khoẻ của người bệnh, không nhằm mục đích khác. - Thành phần bài thuốc đã được kiểm nghiệm lý, hóa tính, dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng. Cao thuốc nghiên cứu đã được thử độc tính cấp và bán trường diễn cho thấy không xác định được LD50 và không có độc tính bán trường diễn. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của các ĐTNC trước nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu (n=41) Chỉ số Tổng số Cơ sở 3 bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng Giới Nam 13 (31,71%) 6 (14,63%) 7 (17,08 %) Nữ 28 (68,29 %) 24 (58,53%) 4 (9,76%) Tuổi 60,68 ± 11,73 59,77±11,16 63,18 ± 13,42 Huyết áp tâm thu (mm Hg) 126,76 ± 14,79 123,53±13,05 135,55±16,31 Huyết áp tâm trương (mm Hg) 77,19 ± 8,70 77,47±9,20 76,45±7,51 Tần số tim 77,92 ± 9,77 80,1±6,82 72±13,91 Chỉ số BMI (kg/m) 23,35 ±3,48 23,36±3,67 23,33 ±3,02 Thời gian mắc bệnh trung bình (năm) 4,28 ±4,77 4,25±4,77 4,38±5,00 Nhận xét : Các giá trị ban đầu của các ĐTNC gồm tần số tim trung bình, huyết áp tâm thu trung bình, huyết áp tâm trương trung bình, BMI đều trong giới hạn bình thường. Bảng 2. Giá trị trung bình đường huyết đói và sau ăn 120 phút tại các thời điểm trong 2 ngày nghiên cứu (nồng độ trung bình mmol/L± SD), n = 30. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 421 Thời điểm Glucose máu đói (mmol/L) Glucose máu 120 phút sau ăn (mmol/L) Ngày chứng (TB ± SD) 7,37 ±1,99 9,78 ±3,26 Ngày uống cao thuốc (TB ± SD) 7,12 ±1,93 8,98 ±2,49 Nhận xét : - Đường huyết đói giữa 2 ngày thử nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05) và đều trên 7,0 mmol/L. - Trong cả 2 ngày thử nghiệm, trị số đường huyết tại thời điểm 120 phút sau ăn vẫn lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với đường huyết đói ban đầu (p<0,05). Bảng 3. Giá trị trung bình đường huyết sau ăn tại các thời điểm trong 2 ngày nghiên cứu (nồng độ trung bình mmol/L± SD), n = 41. Thời gian Ngày chứng (TB ± SD) Ngày uống cao thuốc (TB ± SD) p (Wilcoxon signed rank sum test) Glucose máu (mmol/L) Ban đầu 7,37 ±1,99 7,12 ±1,93 0,307 Sau 15 phút 10,95 ±2,04 10,85 ±2,15 0,922 Sau 30 phút 13,40±2,27 12,31 ±2,40 0,001 Sau 60 phút 14,74 ±2,82 12,61 ±2,68 0,000 Sau 90 phút 11,71±3,23 10,85 ±2,79 0,000 Sau 120 phút 9,78 ±3,26 8,98 ±2,49 0,045 AUC 0-120 phút 335,49 ± 103,23 261,06 ± 90,29 0,001 Nhận xét : - Trong cả hai ngày thử nghiệm, đường huyết sau ăn tăng theo sinh lý hấp thu glucose, tăng cao nhất khoảng 60 phút sau khi ăn, sau đó giảm dần. - So sánh đường huyết các thời điểm giữa hai ngày thử nghiệm, đường huyết sau ăn ngày thử nghiệm (uống cao thuốc) ghi nhận đường huyết giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê từ sau 30 phút, và giữ được tác dụng giảm liên tục đến thời điểm 60 phút, 90 phút và 120 phút (p<0,05). - Giá trị tổng tích lũy của tăng lượng đường huyết sau ăn được ước tính bằng cách tính diện tích dưới đường cong trong toàn thời gian thử nghiệm 120 phút ngày thử cao thuốc thấp hơn ngày chứng, với khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), 261,06 ± 90,29 so với 335,49 ± 103,23 (ngày chứng), giá trị giảm là 74,43 ± 109,52. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng khẩu phần định chuẩn với tổng năng lượng là 250 Kcalo cho 1 bữa ăn thử nghiệm (dựa trên nghiên cứu thử nghiệm glucose máu sau ăn của tác giả Wolever)(14) và giống với nghiên cứu Phạm Thị Lan Anh và cộng sự(10), không đưa quá nhiều đường trong một bữa ăn, gần với thực tế ăn uống hàng ngày của người bệnh(10). Các giá trị đường huyết ban đầu và các thời điểm sau ăn trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, có thể do người bệnh chọn trong nhóm nghiên cứu kiểm soát đường huyết tốt hơn, thời gian bệnh ngắn hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Lan Anh và cộng sự(10). Tuy nhiên, đường huyết đói ban đầu trên 7 mmol/L, và tại thời điểm 120 phút đều lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với thời điểm ban đầu (lúc đói) (p<0,05), điều này phù hợp với sinh lý bệnh rối loạn hấp thu đường huyết trên người bệnh ĐTĐ týp 2, quá trình hấp thu đường kéo dài, trong khoảng 30 phút sau ăn mức glucose máu tăng vượt quá 8,0 mmol/l, đạt đỉnh khoảng 60 phút, sau đó glucose máu giảm rất chậm và chỉ trở lại bình thường sau 3-4 giờ hoặc lâu hơn nữa(4). Các thời điểm sau khi dùng cao chiết lá mật gấu đều cho thấy tác dụng hạ đường huyết sau ăn, tuy nhiên từ thời điểm 30 phút trở đi, sự khác biệt mới có ý nghĩa thống kê so với ngày chứng uống nước cất và kéo dài đến thời điểm 60, 90 và 120 phút, kéo dài hơn so với sản phẩm VOSCAP chỉ dừng ở mức 15 phút và 30 phút(10). Tác dụng này có thể được giải thích do lá mật gấu giàu thành phần chất xơ hòa tan (non-starch polysaccharides) giúp làm giảm hấp thụ đường huyết sau ăn, tăng nhạy cảm insulin ngoại biên, có vai trò tốt trong việc phòng ngừa và kiểm soát Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 422 bệnh ĐTĐ týp 2(13,16). Đặc biệt hàm lượng chất xơ ở lá khô cao hơn lá tươi(3). Còn theo tác giả Osinubi (2007) cho rằng hoạt chất lacton sesquiterpene và chất đắng của lá cây mật gấu có thể gây ra tăng kích thích và phóng thích insulin từ các các tế bào beta của tiểu đảo tụy tạng(9). Đồng thời, một số hợp chất flavonoid được xác định trong lá mật gấu có tác dụng kháng oxy hóa mạnh, bảo vệ tế bào trong cơ thể chống lại các tác hại của các gốc tự do, giúp cải thiện tình trạng stress oxy hóa thường gặp ở đái tháo đường týp 2 cũng như nhiều bệnh lý khác (6,8,15). Mặt khác, các hợp chất tanin, flavonoid glycoside và phytosterol của lá cây mật gấu cũng có thể có tác dụng như một chất ức chế alpha glucosidase góp phần giúp giảm tăng đường huyết sau ăn(7,5). Ngoài ra, tác dụng điều trị đái tháo đường của lá mật gấu còn được giải thích do đồng thời ức chế sự hình thành tân sinh đường mới - gluconeogenesis và tăng cường oxy hóa glucose qua con đường PPP - phosphate pentose pathway, tăng biểu hiện gen glucose 6- phosphate dehydrogenase (G6PDH) ở gan, giảm đáng kể biểu hiện của gen G6PDH trong mô cơ và mô mỡ. Ngoài ra, sao chép enzyme điều hòa tăng trưởng tế bào, phosphatidylinositol 3-kinase tăng trong gan, nhưng giảm ở mô cơ và mỡ. Chiết xuất từ lá mật gấu cũng làm giảm sự biểu hiện của các enzyme chính của quá trình ly giải glucose (glycolysis) là hexokinase và phosphofructokinase(5). Tác dụng không mong muốn khi uống cao thuốc Các giá trị mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ bình thường cũng như không ghi nhận các triệu chứng cơ năng không mong muốn sau 120 phút uống bài thuốc và 24 giờ sau đó. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu độc tính của lá mật gấu(1,15). KẾT LUẬN Đường huyết sau ăn ngày uống thuốc ghi nhận đường huyết giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê từ sau 30 phút, và giữ được tác dụng giảm liên tục tại thời điểm 60 phút, 90 phút và 120 phút so với ngày chứng. Trị số đường huyết tại thời điểm sau 120 phút, thấp hơn ban đầu (p<0,05) nhưng mức đường huyết không hạ dưới 3,9 mmol/L. Giá trị tổng tích lũy của tăng đường huyết sau ăn được ước tính bằng cách tính diện tích dưới đường cong (AUC) trong toàn thời gian thử nghiệm 120 phút ngày thử thuốc thấp hơn ngày chứng. Bước đầu đánh giá bài thuốc sắc nước từ lá cây mật gấu có tác dụng giảm đường huyết sau ăn trên người bệnh ĐTĐ týp 2 nhưng không gây ra hạ đường huyết trầm trọng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akah PA, Alemji JA, Salawu OA, Okoye TC, Offiah NV (2009), “Effects of Vernonia amygdalina on Biochemical and Hematological Parameters in Diabetic Rats”, Asian Journal of Medical Sciences Vol.1(3),pp. 108-113. 2. Bộ Y Tế (2017), Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2. 3. Bonsi MLK, Osuji PO, Tuah AK, Umunna NN (1995), “Vernonia amygdalina as a supplement to teff straw (Eragrostis tef) fed to Ethiopian Menz sheep”, Agrofor. Syst., Vol.31, pp.229-241. 4. International Diabetes Federation (2011), Guideline for Management of PostMeal Glucose in Diabetes. 5. Item JA, Khoo BY, Muhammad IU, et al (2014), “Vernonia amygdalina simultaneously suppresses gluconeogenesis and potentiates glucose oxidation via the pentose phosphate pathway in streptozotocin-induced diabetic rats”, BMC Complement Altern Med.,Vol.14, pp. 426. 6. Manach C, Scalbert A, Morand C, Remesy C, Jimenez H (2004), “Polyphenols: food sources and bioavailability”, The American Journal of Clinical Nutrition, Vol.79, pp. 727- 747. 7. Nwanjo HU (2005), “Efficacy of aqueous leaf extract of vernonia amygdalina on plasma lipoprotein and oxidative status in diabetic rat models”, Niger J Physiol Sci.,Vol.20(1-2), pp.39-42 8. Okeke EC (1998), “The use and chemical content of some indigenous Nigerian spices”, J. Herbs Spices Med. Plants, Vol. 5(4), pp.51-63. 9. Osinubi AAA (2007), “Effects of Vernonia amygdalina and chlorpropamide on blood glucose”, Med.J. Islam. World Acad. Sci., 16: 115-119. 10. Phạm Thị Lan Anh (2012), Hiệu quả kiểm soát glucose máu, cải thiện một số chỉ tiêu hóa sinh của thực phẩm chức năng chiết xuất từ lá vối- ổi – sen (VOSCAP) trên người bệnh đái tháo đường type 2 tại Hà Nội, Luận văn tiến sĩ chuyên ngành dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội. 11. Rahman A, Zaman K (1989), “Medical plants with hypoglycemic activity”, The Journal of Ethnopharmacology, Vol. 26, pp.1-55. 12. Sabu M, Kuttan R (1982), “Antidiabetic activity of medicinal plants and its relationship with their antioxidant property”, The Journal of Ethnopharmacology, Vol.81, pp.155-160. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 423 13. Taiwo IA, Odeigah PGC, Ogunkanmi LA (2009), “The glycaemic effects of Vernonia amygdalina and Vernonia tenoreana with tolbutamide in rats and the implications for the treatment of diabetes mellitus”, J. Sci. Res. Dev., Vol.11,pp. 122-130. 14. Wolever TMS (2004), "Effect of blood sampling schedule and method calculating the area under the curve on validity and precision of glycaemic index values", Br J Nutr, Vol. 91, pp.295-300. 15. Yeap SK, Ho WY, Beh BK et al (2010), “Vernonia amygdalina, an ethnoveterinary and ethnomedical used green vegetable with multiple bioactivities” (Review), Journal of Medicinal Plants Research Vol. 4(25), pp. 2787-2812. 16. Ylonen K, Saloranta C, Kronberg C, Leif G, Antti A, Suvi M, Virtanean M (2003), “Associations of Dietary Fiber with Glucose Metabolism in Non diabetic relatives of subjects with Type 2 Diabetes”, Diabetes care Vol.26, pp.1979-1985. Ngày nhận bài báo: 05/10/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/10/2017 Ngày bài được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbuoc_dau_danh_gia_hieu_qua_giam_duong_huyet_sau_an_tren_nguo.pdf