Bước đầu đánh giá hiệu quả gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi tại khoa huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy

Tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi tại khoa huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 118 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GẠN TÁCH TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI TẠI KHOA HUYẾT HỌC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Nguyễn Tự*, Lê Hoàng Oanh**, Nguyễn Văn Thạo*, Lê Phước Đậm*, Nguyễn Khắc Tùng*, Nguyễn Thị Bé Út*, Cao Thị Bích Như*, Lê Thành Trung**, Võ Thị Hồng Hạnh* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi bằng máy Optia Spectra. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân hoặc người cho tế bào gốc đạt CD34>20 tế bào/μl bằng phương pháp mô tả tắt ngang. Kết quả: Từ 5/2017 đến 1/2018, chúng tôi bước đầu có 25 trường hợp được gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi bằng máy Optia spectra. Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 47,2 ± 10,0. Tỷ lệ nam/nữ 0,5/1. Đa u tủy là 36%, Lymphoma dòng tế bào T là 24%, Lymphoma não nguyên phát dòng tế bào B là 16%, người cho tế bào gốc là 12%. Thể tích trung bình túi tế bào gốc là 172,96 ml, số l...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi tại khoa huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 118 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GẠN TÁCH TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI TẠI KHOA HUYẾT HỌC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Nguyễn Tự*, Lê Hoàng Oanh**, Nguyễn Văn Thạo*, Lê Phước Đậm*, Nguyễn Khắc Tùng*, Nguyễn Thị Bé Út*, Cao Thị Bích Như*, Lê Thành Trung**, Võ Thị Hồng Hạnh* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi bằng máy Optia Spectra. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân hoặc người cho tế bào gốc đạt CD34>20 tế bào/μl bằng phương pháp mô tả tắt ngang. Kết quả: Từ 5/2017 đến 1/2018, chúng tôi bước đầu có 25 trường hợp được gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi bằng máy Optia spectra. Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 47,2 ± 10,0. Tỷ lệ nam/nữ 0,5/1. Đa u tủy là 36%, Lymphoma dòng tế bào T là 24%, Lymphoma não nguyên phát dòng tế bào B là 16%, người cho tế bào gốc là 12%. Thể tích trung bình túi tế bào gốc là 172,96 ml, số lượng tế bào CD34 là 299974,55 ± 139130,10 tế bào/ μl với tỷ lệ sống là 98,96 ± 0,93%. Số lượng tế bào CD34/kg thu thập là 7,09 ± 4,29 và tỷ lệ thu thập đạt là 88%. Tác dụng phụ trong quá trình gạn tách về lạnh run là 12%, tê tay chân là 4%. Kết luận: Phương pháp gạn tách tế bào gốc ở máu ngoại vi bằng máy Optia thực hiện tại khoa Huyết học, bệnh viện Chợ Rẫy đánh giá bước đầu có tỷ lệ đạt CD34 > 2,0 x 106/kg là 88% với tác dụng phụ lạnh run 12%, tê tay chân 4%. Từ khóa: gạn tách, tế bào gốc, người cho, ngoại vi. ABSTRACT PRELIMINARY ASSESSMENT OF EFFICIENCY OF PERIPHERAL BLOOD STEM CELL COLLECTION AT HEMATOLOGIC DEPARTMENT IN CHO RAY HOSPITAL Nguyen Tu, Le Hoang Oanh, Nguyen Van Thao, Le Phuoc Dam, Nguyen Khac Tung, Nguyen Thi Be Ut, Cao Thi Bich Nhu, Le Thanh Trung, Vo Thi Hong Hanh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 118- 121 Objectives: Evaluated the efficacy of peripheral blood stem cell collection with Optia Spectra. Methods: Patients or donors achieved CD34 > 20 cells /μl by cross - Descriptive method. Results: From 5/2017 to 1/2018, we studied 25 cases of peripheral blood stem cell collection with Optia Spectra. The mean age of the study group was 47.2 ± 10.0. Male / female ratio 0.5/ 1. Multiple myeloma was 36%, T- cell lymphoma was 24%, B-cell primary intracerebral lymphoma was 16%, and stem cell donor was 12%. The mean stem cell volume was 172.96 ml, and the CD34 cell count was 299974.55 ± 139130.10 cells/μl with a survival rate of 98.96 ± 0.93%. The CD34/kg cell count was 7.09 ± 4.29 and the collection - achievement rate was 88%. Side effects of collection procedure was chill 12%, numbness of the hands - limbs 4%. Conclusions: Peripheral blood stem cell collection with Optia was performed at Hematologic Department in *Khoa Huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy, **Trung tâm Truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy. Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Thạo, ĐT: 0949882126, Email: thaonguyeny99@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 119 Cho Ray Hospital and initial evaluation had CD34 > 2.0 x 106/kg achievement ratio of 88% with sides effect of chills 12%, numbness of the hands - limbs 4%. Keywords: stem cell, stem cell, donor, peripheral. ĐẶT VẤN ĐỀ Tế bào gốc tạo máu được ứng dụng rộng rãi trên thế giới cũng như trong nước để ghép cho những bệnh nhân ung thư hay bệnh lý tự miễn. Tế bào gốc được biểu hiện bằng dấu ấn là CD34 và được đo bằng phương pháp tế bào bào dòng chảy. Phương pháp cổ điển thu thập tế bào gốc từ tủy xương thường gây đau đớn và không thu thập được nhiều tế bào gốc. Sự ra đời của phương pháp gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi với sự can thiệp tối thiểu mang lại hiệu quả cao, ít đau đớn đồng thời thu thập được nhiều tế bào gốc đã giúp cho người bệnh có được phương pháp tiến bộ trong điều trị bệnh nhằm kéo dài sự sống cũng như cải thiên chất lượng cuộc sống(3). Tại khoa Huyết học, bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi cũng ứng dụng thu thập tế bào gốc ở máu ngoại vi bằng máy Optia Spectra trong điều trị, bước đầu cho thấy có hiệu quả cao nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi bằng máy Optia Spectra. Mục tiêu cụ thể Tỷ lệ đạt gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi khi có CD34 ≥ 2.0x106/kg(2). Tác dụng phụ của phương pháp gạn tách máu ngoại vi bằng máy. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đối tượng Người bệnh hoặc người cho tế bào gốc được huy động tế bào gốc. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu Đếm tế bào CD34 sau huy động > 20 tế bào/μl. Tiêu chuẩn loại trừ Đếm tế bào CD34 sau huy động < 20 tế bào/μl. Phương pháp Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang Phương pháp tiến hành Chọn người bệnh hoặc người cho đạt điều kiện gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi. Tiến hành gạn tách tế bào gốc ngoại vi bằng máy Optia Spectra theo qui trình gạn tách(1,5). Giai đoạn 1: Chạy mồi Ráp bộ kít vào máy theo sơđồ. Kết nối ACD, dịch lọc. Thiết lập chế độ CMNC chạymồi. Giai đoạn 2: Gạn tách tế bào gốc. Kết nối với bệnh nhân. Lấy máu vào máy, quay ly tâm. Điều chỉnh các thông số (plasma, thời gian, tốc độtách) để thu thập tế bào gốc. Giai đoạn 3: Trả máu về và kết thúc. Trả máu về cho ngườibệnh. Kết thúc gạn tách khi thể tích túi máu thu thập > 100 ml. Ngắt kết nối với ngườibệnh. Tháo bộ kít. Xét nghiệm túi thu thập với các thông số về: hồng cầu, Hct, bạch cầu, tiểu cầu, CD34, tỷ lệ sống. Ghi nhận thể tích túi thu thập. Tính số lượng CD34 x 106/kg. Ghi nhận tác dụng phụ trong quá trình thu thập bao gồm: hạ huyết áp, sốc giao cảm, dị ứng, co giật, lạnh run, tê tay chân. Thu thập và xử lý số liệu Thu thập số liệu theo biểu mẫu. Lập dữ liệu vào bảng excel 2010. Xử lý số liệu bằng phần mềm stata 14.1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 120 KẾT QUẢ Từ tháng 5/2017 đến 1/2018, chúng tôi có 25 trường hợp đạt tiêu chuẩn gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi. Bảng 1: Đặc điểm chung về tuổi và giới. Thông số (N=25) Tuổi (TB ± SD) 47,2 ± 10,0 Giới (%) Nam 8 (32,0) Nữ 17 (68,0) Nam/nữ 0,5/1 Qua kết quả bảng 1, tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 47,2 ± 10,0. Nữ cao hơn nam. Tỷ lệ nam/nữ 0,5/1. Bảng 2: Đặc điểm chẩn đoán bệnh. Chẩn đoán N (%) Đa u tủy 9 (36,0) Lymphoma dòng tế bào T 6 (24,0) Lymphoma não nguyên phát dòng tế bào B 4 (16,0) Người cho tế bào gốc 3 (12,0) Bạch cầu cấp dòng tủy 2 (8,0) Lymphoma dòng tế bào B tái phát 1 (4,0) Theo kết quả bảng 2, nhóm nghiên cứu có chẩn đoán thường gặp là Đa u tủy là 36%, Lymphoma dòng tế bào T là 24%, Lymphoma não nguyên phát dòng tế bào B là 16%, người cho tế bào gốc là 12%. Bảng 3: Số lần thu thập tế bào gốc máu ngoại vi Số lần thu thập N (%) 1 lần 13 (52) 2 lần 12 (48) Nhận xét: Theo kết quả bảng 3, số lần thu thập 1 lần 52%. Bảng 4: Đặc điểm túi tế bào gốc Túi tế bào gốc N=25 (TB ± SD) Thể tích (ml) 172,96 ± 53,7 Hồng cầu (T/L) 0,02 ± 0,01 Bạch cầu (G/L) 10,43 ± 5,67 Tiểu cấu (G/L) 27,20 ± 20,52 CD34 (tế bào/μl) 299974,55 ± 139130,10 Tỷ lệ sống CD34 (%) 98,96 ± 0,93 Theo kết quả bảng 4, thể tích trung bình túi tế bào gốc là 172,96 ml, số lượng tế bào CD34 là 299974,55 ± 139130,10 tế bào/μl với tỷ lệ sống là 98,96 ± 0,93%. Bảng 5: Kết quả thu thập tế bào gốc Kết quả thu thập (N=25) Tế bào CD34 (TB ± SD) 7,09 ± 4,29 x10 6 /kg Đạt với tế bào CD34 >2.0 x 10 6 /kg (%) Đạt 22 (88,0) Không đạt 3 (12) Theo kết quả bảng 5, Số lượng tế bào CD34/kg thu thập là 7,09 ± 4,29 và tỷ lệ thu thập đạt là 88%. Bảng 6: Tác dụng phụ thường gặp trong quá trình gạn tách Tác dụng phụ N (%) Lạnh run 3 (12,0) Tê tay chân 1 (4,0) Co giật 0 Hạ huyết áp 0 Sốc giao cảm 0 Dị ứng 0 Theo kết quả bảng 6, tỷ lệ lạnh run là 12%, tê tay chân là 4%. BÀN LUẬN Qua thời gian từ 5/2017 đến 1/2018, chúng tôi bước đầu có 25 trường hợp được gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi bằng máy Optia spectra. Về chẩn đoán bệnh, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu bệnh nhân đa u tủy với tỷ lệ 36%, lymphoma dòng tế bào T 24%, lymphoma não nguyên phát dòng tế bào B 16%, lymphoma dòng tế bào B tái phát 4%, bạch cầu cấp dòng tủy 8%, người cho tế bào gốc 12%. Như vậy, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có đủ hầu như các bệnh lý ác tính hệ tạo máu có chỉ định ghép tế bào gốc kể cả người cho tế bào gốc phù hợp. Về số lần thu thập, trong nghiên cứu của chúng tôi thực hiện 1 lần là 52%, 2 lần là 48%. Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ cần thực hiện thủ thuật 1 - 2 lần là có thể lấy đủ số lượng tế bào gốc. Ở những bệnh nhân được tiến hành gạn tách 2 lần có thể do sự ảnh hưởng của hóa trị hay lớn tuổi làm tủy bị xơ hóa, tế bào gốc ra máu ngoại biên ít. Đây là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ứng dụng máy gạn tách một cách thành công. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2018 121 Về túi thu thập, trong nghiên cứu của chúng tôi có thể tích trung bình 172,96 ml, với các chỉ số hồng cầu rất thấp 0,02 T/L, tiểu cầu 27,2 G/L, bạch cầu 10,43 G/L, CD34 29974,55 tế bào/μl với tỷ lệ sống 98,95%. Đây là một sản phẩm thu thập rất tốt với sự tập trung chủ yếu là tế bào gốc, ít lẫn tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Về kết quả thu thập, trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng CD34 x 106/kg là 7,09 với tỷ lệ đạt khi CD34 > 2,0 x 106/kg là 88%. Theo Duong HK, số lượng CD34 tối thiểu là 2,0 x 106/kg cho mỗi lần ghép ở người lớn cho ghpes tự thân hay ghép đòng loài(2). Theo Mark T và cộng sự, số lượng CD34 x 106/kg khi tách cho 20 bệnh nhân đa u tủy là 32,3 x 106/kg(4). So với tác giả, kết quả chúng tôi thấp hơn. Qua đó, chúng tôi sẽ cố gắng học hỏi và hoàn thiện hơn để có những kết quả tốt hơn trong những lần gạn tách sau. Về tác dụng phụ không mong muốn trong nghiên cứu của chúng tôi gặp rất ít, chủ yếu là lạnh run và tê tay chân do hạ calci máu. Chúng tôi đã phòng ngừa bằng cách tiêm calci trong quá trình thục hiện thủ thuật. Tóm lại, thủ thuật gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi bằng máy Optia đã mang lại kết quả thành công cho người bệnh với tỷ lệ đạt 88% với tác dụng phụ tối thiểu. KẾT LUẬN Phương pháp gạn tách tế bào gốc ở máu ngoại vi bằng máy Optia thực hiện tại Khoa Huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy đánh giá bước đầu có tỷ lệ đạt CD34 > 2,0 x 106/kg là 88% với tác dụng phụ lạnh run 12%, tê tay chân 4%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế (2015). Gạn tế bào máu từ máu ngoại vi. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học – Truyền máu – Miễn dịch – Di truyền – Sinh học phân tử, tr 314-317. 2. Duong KH, Savani BN, Copelan E, et al (2014). Peripheral Blood Progenitor Cell Mobilization for Autologous and Allogeneic Hematopoietic Cell Transplantation: Guidelines from the American Society for Blood and Marrow Transplantation. ASBMT guideline. Biol Blood Marrow Transplant 20:1262-1273. 3. Linenberger ML (2009). Collection of cellular therapy products by apheresis. Cellular Therapy: Principle, Method and Regulation, Bethesda, MD:AABB, chapter 23, p.251-277. 4. Mark T, Stern J, Fust JR et al (2008). Stem cell mobilizayion with cyclophosphamide overcomes the suppressive effect of lenalidomide therapy on Stem cell collection in Multiple Myeloma. Bioglogy of Blood and Marrow Transplantation 14:795-798. 5. Terumo BCT Inc (2016). Continuos mononuclear cell collection (CMNC). Spectra optia apheresis system manual. Ngày nhận bài báo: 26/02/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/03/2018 Ngày bài báo được đăng: 25/09/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbuoc_dau_danh_gia_hieu_qua_gan_tach_te_bao_goc_mau_ngoai_vi.pdf
Tài liệu liên quan