Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối của bài thuốc nam sưu tầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối của bài thuốc nam sưu tầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 424 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI CỦA BÀI THUỐC NAM SƯU TẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG Nguyễn Văn Đàn*, Nguyễn Thị Nguyên Sinh*, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Dân số thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng già hóa, do vậy nhóm bệnh lý thoái hóa khớp rất thường gặp. Thoái hoá khớp gối với các triệu chứng đau và hạn chế vận động gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và kinh tế của người bệnh. Sau khi thu thập thực tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Các dược liệu của bài thuốc được kiểm tra lý, hóa tính, nghiên cứu độc tính trên chuột, tế bào người. Kết quả cho thấy chưa có ghi nhận độc tính, đồng thời trong thử nghiệm tác dụng dược lý, bài thuốc cho thấy hiệu quả giảm đau, kháng viêm tốt trên chuột. Từ đó, chúng tôi tiến hành chọn nghiên cứu bài...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối của bài thuốc nam sưu tầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 424 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI CỦA BÀI THUỐC NAM SƯU TẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG Nguyễn Văn Đàn*, Nguyễn Thị Nguyên Sinh*, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường* TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Dân số thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng già hóa, do vậy nhóm bệnh lý thoái hóa khớp rất thường gặp. Thoái hoá khớp gối với các triệu chứng đau và hạn chế vận động gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và kinh tế của người bệnh. Sau khi thu thập thực tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Các dược liệu của bài thuốc được kiểm tra lý, hóa tính, nghiên cứu độc tính trên chuột, tế bào người. Kết quả cho thấy chưa có ghi nhận độc tính, đồng thời trong thử nghiệm tác dụng dược lý, bài thuốc cho thấy hiệu quả giảm đau, kháng viêm tốt trên chuột. Từ đó, chúng tôi tiến hành chọn nghiên cứu bài thuốc nam (Cỏ xước, Lá lốt, Trinh nữ, Rễ nhàu, Tang ký sinh) với mục tiêu đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối và các tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng dưới dạng cao lỏng chiết nước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, đánh giá trước – sau điều trị với tổng cộng 42 người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát theo tiêu chuẩn ACR 1991 thỏa tiêu chuẩn chọn. Đánh giá hiệu quả điều trị qua các chỉ số (thang VAS, chỉ số Lequesne, tầm vận động gấp, chu vi của khớp gối) cũng như các tác dụng trên các chỉ số huyết học, sinh hóa máu, các triệu chứng cơ năng không mong muốn trong thời gian 14 ngày, với ba thời điểm đánh giá chính là ban đầu, sau 7 ngày và sau 14 ngày uống thuốc. Kết quả: Trong 42 người bệnh nghiên cứu với độ tuổi trung bình là 58,45±7,67, tỷ lệ người bệnh nữ chiếm đa số 85,71%, thời gian mắc bệnh trung bình 3,89 ±2,83 năm. Sau 14 ngày điều trị VAS giảm trung bình 2,41 ±1,46 điểm (p < 0,05), từ mức đau trung bình xuống đau nhẹ, chỉ số Lequesne giảm trung bình 3,68 ± 2,93 điểm (p < 0,05), từ mức đánh giá tàn phế nặng xuống mức nhẹ, tầm vận động khớp gối tăng trung bình 6,14 ±9,01 độ (p < 0,05), giảm sưng trung bình 0,84± 1,60 cm (p < 0,05). Trong khi đó, trị số huyết áp tâm thu và tâm trương, các chỉ số xét nghiệm huyết học thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p>0,05), các trị số sinh hóa (creatinine máu, đường máu, AST, ALT) giảm có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p<0,05) và đều nằm trong giới hạn bình thường. Không ghi nhận các triệu chứng cơ năng không mong muốn trong thời gian 14 ngày điều trị. Kết luận: Cao lỏng chiết nước bài thuốc có tác dụng giảm đau, cải thiện tầm vận động, giảm sưng trong điều trị hoái hoá khớp gối. Chưa thấy tác dụng không mong muốn nào trên lâm sàng và xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu sau 14 ngày điều trị. Từ khóa: thoái hóa khớp gối, thang VAS, chỉ số Lequesne. ABSTRACT THE CLINICAL EFFECTS OF TRADITIONAL HERBAL MEDICINE AT SOC TRANG PROVINCE TOWARDS INTERVENTIONAL APPROACH OF KNEE OSTEOARTHRITIS Nguyen Van Dan, Nguyen Thi Nguyen Sinh, Bui Chi Bao, Trinh Thi Dieu Thuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 424 - 430 Background and objectives: As population aging is a raising problem to Vietnam and all over the world, Osteoarthritis, or so called Degenerative arthritis, is becoming more and more common. The * Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường ĐT: 0933000880 Email: thuong.ttd@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 425 symptoms including pain and difficult movement of joints significantly affect the patient in both life quality and finance. According to researches, Soc Trang province has many traditional prescriptions for bone trouble; after information collecting in medical knowledge and the effectiveness of this treatment on local people, we proceeded a research on a remedy Hymenoptera, leucopenia, vaginalis, nodules, parasitic nests) with the following objectives: assessing the effectiveness of treatment for knee degeneration and the undesirable effects of high doses of liquid hypodermic drugs. Method: Clinical trials, pre-assessment - after treatment with a total of 42 patients with primary knee degeneration according to the ACR 1991 criteria were selected. Evaluate the therapeutic effect through the index (VAS scale, Lequesne index, fold range, knee circumference) as well as effects on hematologic, biochemical, No adverse effects were observed within 14 days, with 3 primary evaluation periods, 7 days and 14 days. Results: In 42 patients with an average age of 58.45 ± 7.67, the prevalence of female patients was 85.71%, with an average duration of 3.89 ± 2.83 years. After 14 days of treatment, VAS averaged 2.41 ± 1.46 (p <0.05), ranging from average pain to mild pain. The Lequesne index decreased on average by 3.68 ± 2.93 <0.05) from mild to severe disability assessment, mean knee arthroplasty was 6.14 ± 9.01 (p <0.05), mean swelling decreased by 0.84 ± 1.60 cm (p < 0.05). Mean systolic and diastolic blood pressure values were not significantly different from baseline (p> 0.05), biochemical values (blood creatinine, blood glucose, AST, ALT) were significantly (p <0.05) lower than the baseline and were within normal range. No adverse effects were noted during the 14-day treatment period. Conclusion: High liquid extracts of pain medication have analgesic effect, improve range, and reduce swelling in the treatment of knee osteoarthritis. No adverse effects on clinical and hematological blood biochemistry after 14 days of treatment. Key words: knee osteoarthritis, VAS scale, Lequesne index ĐẶT VẤN ĐỀ Dân số thế giới nói chúng và Việt Nam nói riêng ngày càng già hóa, do vậy nhóm bệnh lý thoái hóa khớp rất thường gặp(2,1,4). Theo một nghiên cứu, cho thấy thoái hóa khớp gối (THK) chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái hóa cần điều trị nội trú(4). Thoái hoá khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn, với các triệu chứng đau và hạn chế vận động gây ảnh hưởng đến chất lượng sống và kinh tế của người bệnh(1,2,4). Điều trị thoái hoá khớp gối là một vấn đề phức tạp và kéo dài(1,5). Các biện pháp dùng thuốc (thuốc giảm đau, non-steroid và steroid) có hiệu quả nhanh đối với các triệu chứng, song lại có nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày hành tá tràng, tổn thương gan, tăng đường huyết khi sử dụng lâu dài(5,9). Trong khi đó, hiện nay việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc thảo dược, ít tác dụng phụ không mong muốn đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nhân dân cả nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng, có nhiều kinh nghiệm dân gian sử dụng nhiều bài thuốc nam để điều trị bệnh và đạt hiệu quả tốt. Sau khi thu thập thực tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi kiểm tra lý, hóa tính, nghiên cứu độc tính trên tế bào người và chuột cho kết quả chưa ghi nhận độc tính, cũng như thử tác dụng dược lý thực nghiệm của bài thuốc cho thấy hiệu quả giảm đau, kháng viêm tốt trên chuột. Từ đó, chúng tôi tiến hành chọn nghiên cứu bài thuốc nam (Cỏ xước, Lá lốt, Cây trinh nữ, Rễ nhàu, Tang ký sinh) với mục tiêu đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối và các tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng cao lỏng chiết nước. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 426 ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, đánh giá trước – sau điều trị. Phương pháp chọn mẫu Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu đánh giá hiệu quả lâm sàng qua so sánh trước và sau điều trị trên 01 nhóm đối tượng: Trong đó : - n là số lượng cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu - r là hệ số tương quan giữa hai đo lường ES là hệ số ảnh hưởng Áp dụng sai số α = 0,05 và power = 0,9, C = 10,51, tương quan giữa các lần đo Lequesne giả định r = 0,8. Trong nghiên cứu trước, với thời gian nghiên cứu 14 ngày Lequesne giảm được 2,63 điểm (1), với s = 1,48, giả sử bài thuốc này giảm thêm d=0,5. Vậy ta tính được cỡ mẫu n = 31. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả lâm sàng với tổng cộng 42 người bệnh thoái hóa khớp gối thỏa tiêu chuẩn chọn. Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) - Cao lỏng chiết nước của bài thuốc được chiết ở 1000C, tại Khoa Dược, Cơ sở 3- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. - 42 người bệnh thoái hóa khớp gối đang được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng và Cơ sở 3 bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh thỏa tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn chọn người bệnh(2,1) - Người bệnh cả hai giới, tự nguyện tham gia nghiên cứu, tuổi ≥ 40. - Người bệnh đang không sử dụng bất kỳ thuốc giảm đau, kháng viêm nào. Trường hợp người bệnh đang dùng thuốc kháng viêm không steroid thì phải ngừng trong vòng 1 tuần trước khi tham gia nghiên cứu. - Đau khớp gối và được chẩn đoán xác định thoái hóa khớp gối nguyên phát dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp gối của Hội thấp khớp học Mỹ (ACR) 1991, giai đoạn 1,2 hoặc 3 theo phân loại Kellgren và Lawrence. - Tự nguyện đồng ý tham gia, được đọc, giải thích tường tận và ký tên vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ người bệnh (2), (1) - Người bệnh tự ý bỏ thuốc trong thời gian tham gia nghiên cứu. - Người bệnh dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm và phương pháp điều trị khác trong thời gian nghiên cứu. - Người bệnh có các bệnh mạn tính như suy thận, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng đang tiến triển, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh máu trong đó có các bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh lý tim mạch nặng, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh lý ác tính, suy giảm miễn dịch, đang dùng liệu pháp chống đông, có thai và đang cho con bú. - Thoái hóa khớp gối thứ phát hoặc do một số bệnh lý khác như bệnh khớp gút, thoái hóa sau chấn thương khớp gối, tiền sử phẫu thuật kể cả nội soi khớp gối hay nhiễm khuẩn khớp gối thoái hóa. - Tiêm corticoid/ acid hyaluronic tại khớp gối tổn thương với mũi tiêm gần nhất trong vòng 6 tuần trước khi bắt đầu tham gia nghiên cứu. - Xquang có THK gối giai đoạn 4 theo phân loại Kellgren và Lawrence. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 427 Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu(2,1) - Không xét nghiệm đúng thời gian quy định của nghiên cứu. - Không điều trị liên tục theo đúng chế độ nghiên cứu do bất kỳ lý do nào. - Những người bệnh trong quá trình điều trị có dùng các thuốc ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu: có điều trị kháng viêm, giảm đau. - Người bệnh không đồng ý tiếp tục tham gia nghiên cứu ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình nghiên cứu. Chuẩn bị và chiết xuất cao chiết bài thuốc Bài thuốc được bào chế từ nguồn dược liệu thu thập tại tỉnh Sóc Trăng đã được kiểm nghiệm lý, hóa tính, dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng. Bài thuốc được sắc nước, đóng gói vô khuẩn bao bì nhôm 3 lớp bằng máy chiết công nghệ Hàn Quốc khi còn nóng, để nguội, dán nhãn, thông tin sử dụng và bảo quản tại kho thuốc (nhiệt độ 200C, độ ẩm 50%) tại Cơ sở 3- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Thành phần bài thuốc gồm 5 vị: Cỏ xước, Lá lốt, Trinh nữ, Rễ nhàu, Tang ký sinh với tỉ lệ bằng nhau, mỗi vị 15g. Qui trình thực hiện - Tiếp nhận người bệnh đau khớp gối đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM – Cơ sở 3 và bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Lựa chọn những người bệnh phù hợp tiêu chuẩn nghiên cứu. - Người bệnh uống thuốc sắc nước bài thuốc với liều 2 gói /ngày (sáng 1 gói- chiều 1 gói) trong 14 ngày (phát thuốc 7 ngày/lần và khám lại vào mỗi lần phát thuốc). - Khám lâm sàng ở 3 thời điểm: ban đầu, sau 7 ngày và sau 14 ngày uống thuốc. - Xét nghiệm máu ở 2 thời điểm: ban đầu và sau 14 ngày uống thuốc. - Thu thập và xử lý số liệu. Các chỉ số theo dõi(1) - Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analog Scales): thang điểm VAS được dùng để đánh giá cảm giác đau chủ quan của người bệnh. - Chỉ số Lequesne : chỉ số về mức độ nặng đối với thoái hóa khớp gối, gồm 3 tham số chính: (1) đau hoặc khó chịu (2) khoảng cách tối đa đi bộ (3) sinh hoạt hàng ngày. Sử dụng bản phỏng vấn có tính điểm. - Tầm vận động gấp thụ động của khớp gối. Sử dụng thước đo tầm vận động. - Chu vi khớp gối : đo chu vi bằng thước dây để đánh giá mức độ sưng khớp gối. - Huyết áp (HA) và tần số tim được theo dõi qua máy đo huyết áp cánh tay tự động Omron- Nhật Bản. - Ghi nhận vào bảng theo dõi các tác dụng không mong muốn gồm các triệu chứng cơ năng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đau nặng ngực, tê nặng chi, đau mỏi cơ, đau bụng, buồn nôn, rối loạn đi cầu như tiêu chảy hoặc táo bón, ngứa, dị ứng và các triệu chứng khác trong thời gian 14 ngày uống thuốc. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm: SPSS 16.0, sử dụng phép kiểm phi tham số Wilcoxon signed rank sum test để so sánh để so sánh các biến số giữa thời điểm ban đầu, sau 7 ngày và sau 14 ngày uống thuốc. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p <0,05. Y đức trong nghiên cứu - Đề tài đã được sự chấp thuận của Hội đồng Y đức Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, Sở Y tế và Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích phục vụ sức khoẻ của người bệnh, không nhằm mục đích khác. - Các người bệnh hoàn toàn tự nguyện trong nghiên cứu, được giải thích rõ về mục đích, nội dung thực hiện và quyền lợi khi tham gia đề tài, đồng thời họ sẽ ký giấy tình nguyện tham gia trước khi tham gia. - Thành phần bài thuốc đã được kiểm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 428 nghiệm lý, hóa tính, dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng. Cao thuốc nghiên cứu đã được thử độc tính cấp và bán trường diễn cho thấy không xác định được LD50 và không có độc tính bán trường diễn. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của các ĐTNC trước nghiên cứu Nhóm nghiên cứu gồm 42 người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát (6 nam, 36 nữ). Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=42) Chỉ số Tổng số Cơ sở 3 bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng Giới Nam 6 (14,29 %) 2 (4,76%) 4 (9,52%) Nữ 36 (85,71%) 28 (66,67%) 8 (19,05%) Tuổi 58,45±7,67 59,23±8,08 56,50±6,40 Chỉ số BMI (kg/m) 23,83 ±3,07 23,89±3,26 23,72±2,64 Thời gian mắc bệnh trung bình (năm) 3,89 ±2,83 4,25±2,84 3,00±2,69 Nhận xét : BMI trung bình trong mức độ thừa cân theo tiêu chuẩn đối với người Châu Á. Tác dụng giảm đau Bảng 2. So sánh mức độ giảm đau khớp gối của nhóm nghiên cứu theo thang điểm VAS tại 03 thời điểm ban đầu, sau 7 ngày và sau 14 ngày điều trị Thời điểm Nhóm nghiên cứu (n = 42) (X ± SD) P D0 5,50 ±1,41 D7 3,92 ±1,91 0,000 (p D7_D0) D14 3,01 ±1,65 0,000 (p D14_D0) Mức độ giảm điểm VAS trung bình ban đầu và sau 14 ngày điều trị là 2,41 ± 1,46 điểm. Tác dụng cải thiện chức năng vận động Bảng 3. So sánh mức độ cải thiện chức năng vận động của nhóm nghiên cứu theo thang điểm Lequesne tại 03 thời điểm ban đầu, sau 7 ngày và sau 14 ngày điều trị Thời điểm Nhóm nghiên cứu (n = 42) (X ± SD) P D0 8,05 ± 3,73 D7 6,68 ± 3,80 0,000 (p D7_D0) D14 4,36 ± 3,24 0,000 (p D14_D0) Mức độ giảm điểm Lequesne trung bình ban dầu và sau 14 ngày điều trị là 3,68 ± 2,93 điểm. Tác dụng cải thiện tầm vận động gấp khớp gối Tầm vận động gấp khớp gối thụ động trung bình của nhóm nghiên cứu tăng 6,14 ± 9,01 độ sau 14 ngày điều trị so với thời điểm ban đầu. Bảng 4. So sánh mức độ cải thiện tầm vận động gấp khớp gối thụ động của nhóm nghiên cứu tại 03 thời điểm ban đầu, sau 7 ngày và sau 14 ngày điều trị Thời gian Nhóm nghiên cứu (n = 42) (X ± SD) P D0 132,12 ± 15,91 D7 134,64 ± 14,06 0,004 (p D7_D0) D14 138,26 ± 12,51 0,000 (p D14_D0) Tác dụng giảm sưng khớp Bảng 5. So sánh chu vi khớp gối của nhóm người bệnh có sưng khớp gối tại 03 thời điểm ban đầu, sau 7 ngày và sau 14 ngày điều trị Thời điểm Nhóm nghiên cứu (n = 42) (X ± SD) P D0 35,38 ±2,20 D7 34,81 ± 2,24 0,000 (p D7_D0) D14 34,54 ± 2,48 0,000 (p D14_D0) Những người bệnh sưng khớp gối có chu vi khớp gối giảm trung bình 0,84 ± 1,60 cm sau 14 ngày điều trị so với thời điểm ban đầu. Tác dụng trên trị số huyết áp Bảng 6. So sánh huyết áp tâm thu tại 03 thời điểm ban đầu, sau 7 ngày và sau 14 ngày điều trị Thời điểm Nhóm nghiên cứu (n = 42) (X ± SD) P D0 124,00 ±13,73 D7 122,48 ± 12,04 0,539 (p D7_D0) D14 122,33 ± 11,84 0,220 (p D14_D0) Trị số huyết áp tâm thu và tâm trương sau 7 và 14 ngày điều trị, thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p>0,05). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 429 Bảng 7. So sánh huyết áp tâm trương tại 03 thời điểm ban đầu, sau 7 ngày và sau 14 ngày điều trị Thời điểm Nhóm nghiên cứu (n = 42) (X ± SD) P D0 75,57 ±9,74 D7 74,24 ± 8,68 0,377 (p D7_D0) D14 75,38 ± 9,52 0,946 (p D14_D0) Tác dụng trên một số chỉ số xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu Bảng 8. Các giá trị xét nghiệm sinh hóa máu tại 02 thời điểm ban đầu và sau 14 ngày điều trị Chỉ số D0 D14 P Hồng cầu 4,34 ±0,41 4,35 ± 0,38 0,740 Hemoglobin 13,60 ± 1,22 13,65 ± 1,18 0,953 Bạch cầu 7,99 ± 7,15 7,30 ±1,88 0,613 Tiểu cầu 262,64± 63,44 255,19± 68,09 0,544 Creatinine máu 84,33 ± 11,86 78,90 ±12,63 0,000 Đường máu 4,97 ± 0,67 5,14 ±0,53 0,041 AST 25,91 ± 12,91 23,44 ±14,15 0,014 ALT 24,56±14,10 20,96 ± 11,50 0,047 Trị số công thức máu (Hồng cầu, Bạch cầu, Tiểu cầu và Hemoglobin) sau 14 ngày điều trị, thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p>0,05) và đều nằm trong giới hạn bình thường. Các trị số sinh hóa (Creatinine máu, Đường máu, AST, ALT) sau 14 ngày điều trị, giảm có ý nghĩa thống kê so với ban đầu (p<0,05) và đều nằm trong giới hạn bình thường. BÀN LUẬN Trong 42 người bệnh nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh nữ chiếm đa số 85,71%, với độ tuổi trung bình là 58,45±7,67, phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đó là nữ nhiều hơn nam và độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng như tình trạng bệnh càng nặng(1,2,4,5,1). Tác dụng giảm đau Than phiền chính yếu khiến người bệnh đi khám trong thoái hóa khớp gối là đau. Do vậy, mục tiêu giảm đau là quan trọng nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối. Chỉ số trung bình điểm đau VAS trước điều trị là 5,50 ± 1,41 điểm, nằm trong mức đau vừa (4-6 điểm), sau 7 ngày điều trị đã cho thấy hiệu quả giảm đau, VAS giảm trung bình 1,58 ± 1,31 điểm, sau 14 ngày điều trị VAS giảm trung bình 2,41 ±1,46. Mức giảm này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05, từ mức đau trung bình xuống đau nhẹ (1-3 điểm). Kết quả giảm đau trên lâm sàng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm khi nghiên cứu trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic, cao chiết bài thuốc có tác dụng làm giảm rõ rệt số cơn quặn đau ở tất cả các thời điểm nghiên cứu. Khi so sánh với bài thuốc Hoàng kinh (sau14 ngày điều trị, mức độ giảm điểm VAS là 2,10 ± 1,09 điểm)(1) thì cao lỏng bài thuốc nghiên cứu có hiệu quả hơn (p<0,05). Tác dụng cải thiện chức năng vận động: thang điểm Lequesne đánh giá mức độ tàn tật đối với thoái hóa khớp gối, gồm 3 tham số chính: (1) đau hoặc khó chịu (2) khoảng cách tối đa đi bộ (3) sinh hoạt hàng ngày. Ban đầu, chỉ số điểm Lequesne trung bình là 8,05 ± 3,73 điểm, ở mức độ nặng theo thang đánh giá, sau 7 ngày điều trị đã cho thấy hiệu quả chỉ số điểm Lequesne giảm trung bình 1,36 ± 1,80 điểm, sau 14 ngày điều trị chỉ số điểm Lequesne giảm trung bình 3,68 ± 2,93 điểm. Mức giảm này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, từ mức nặng xuống mức nhẹ. Khi so sánh với bài thuốc Hoàng kinh (sau 14 ngày điều trị, mức độ giảm điểm Lequesne là 2,63 ± 1,48 điểm, tuy nhiên có thể do nhóm người bệnh trong nghiên cứu này có điểm Lequesne ban đầu cao 12,13 ± 2,41 điểm(1). Tác dụng cải thiện tầm vận động gấp khớp gối Ban đầu, tầm vận động gấp khớp gối thụ động trung bình là 132,12± 15,91 độ, sau 7 ngày điều trị đã cho thấy hiệu quả tầm vận động tăng trung bình 12,52±5,61 độ, sau 14 ngày điều trị tầm vận động tăng trung bình 6,14±9,01 độ. Mức tăng này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Như vậy, khi người bệnh giảm đau thì tầm vận động gấp thụ động, chủ động cũng tăng theo. Tác dụng giảm sưng khớp Ban đầu, chu vi khớp gối của nhóm người bệnh có sưng khớp gối trung bình là 35,38 ±2,20 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 430 cm, sau 7 ngày điều trị đã cho thấy hiệu quả giảm sưng trung bình 0,57 ± 0,63 cm, sau 14 ngày điều trị giảm sưng trung bình 0,84± 1,60 cm. Mức giảm này đều có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Như vậy, khi người bệnh giảm đau thì tầm vận động gấp thụ động cũng tăng theo. Kết quả giảm sưng trên lâm sàng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm gây phù chân chuột bằng carageenan, cao chiết bài thuốc có tác dụng làm giảm viêm. Khi so sánh, cho thấy hiệu quả giảm sưng tương đương với bài thuốc Hoàng kinh (sau 14 ngày điều trị, mức độ giảm sưng trung bình là 0,85 ± 0,43cm)(1). Hiệu quả điều trị giảm đau, kháng viêm của bài thuốc có thể giải thích được là do các hoạt chất alkaloid rễ Nhàu(11), Piperine trong Lá Lốt(7), các hoạt chất trong cây Trinh nữ(8), Cỏ xước(10), Tang ký sinh(3) có tác dụng kháng viêm, giảm đau ngoại biên và giảm đau thần kinh trong điều trị các bệnh lý viêm khớp thoái hóa. Tác dụng không mong muốn khi uống cao thuốc Sau thời gian 14 ngày uống thuốc, không ghi nhận các triệu chứng cơ năng không mong muốn cũng như trị số huyết áp và các giá trị xét nghiệm huyết học thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Các trị số sinh hóa (Creatinine máu, Đường máu, AST, ALT) sau 14 ngày điều trị, giảm có ý nghĩa thống kê so với ban đầu, có thể giải thích qua tác dụng bảo vệ men gan của Tang ký sinh(3), rễ Nhàu(11), Cỏ xước(10). Từ đó, bước đầu cho thấy tính an toàn khi sử dụng bài thuốc, không gây ảnh hưởng như các nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau tân dược(9), đây là một trong những ưu điểm của bài thuốc, cần tiếp tục được đánh giá trong những nghiên cứu về sau với thời gian điều trị lâu hơn như 4 tuần, 8 tuần. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 42 người bệnh thoái hoá khớp gối nguyên phát điều trị bằng cao lỏng chiết nước của bài thuốc trong 14 ngày, chúng tôi thu được kết quả sau : 1. Cao lỏng chiết nước bài thuốc có tác dụng giảm đau, cải thiện tầm vận động, giảm sưng trong điều trị hoái hoá khớp gối. 2. Chưa thấy tác dụng không mong muốn nào trên lâm sàng và xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu sau 14 ngày điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y Tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp. 2. Bùi Hải Bình (2016), Nghiên cứu điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, Luận án tiến sỹ y học chuyên ngành Nội xương khớp. 3. Moghadamtousi SZ, Kamarudin MN, Chan CK, Goh BH, Kadir HA (2014), “Phytochemistry and biology of Loranthus parasiticus Merr., a commonly used herbal medicine”, Am J Chin Med., Vol.42(1):23-35. 4. Nguyễn Giang Thanh, Lê Thành Xuân, Đỗ Thị Phương (2013), “Hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp với bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh”, Tạp chí nghiên cứu y học, số 85 (5). 5. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Thoái hóa khớp - Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản Y học, trang 140-154. 6. Phan Thị Thu Thảo, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Thị Thanh Tú (2014), “Tác dụng giảm đau của cao lỏng Hoàng kinh trong điều trị thoái hóa khớp gối”, Tạp chí nghiên cứu y học, Phụ trương 91 (5). 7. Rosa Martha Perez Gutiérrez, Adriana Maria Neira Gonzalez, Carlos Hoyo-Vadillo (2013), “Alkaloids from Piper: A Review of its Phytochemistry and Pharmacology”, Medicinal Chemistry, 13. 8. Sumiwi SA, Susilawati Y, Muhtadi A (2014), “Anti- inflammatory and Analgesic Activities of Mimosa Pudica L. Herb Extract”, Ijppr.Human, Vol.:1, Issue:4. 9. Trần Thị Thu Hằng (2017), Dược lực học, Nhà xuất bản Phương Đông. 10. Vijaya Kumar S, Sankar P, Varatharajan R (2009), “Anti- inflammatory activity of roots of Achyranthes aspera L.”, Journal Pharmaceutical Biology, Volume 47, Issue 10. 11. Younos C, Rolland A, Fleurentin J, Lanhers MC, Misslin R, Mortier F (1990), “Analgesic and behavioral effects of Morinda citrifolia root”, Planta Medicine, Vol.56, pp. 430-434. Ngày nhận bài báo: /10/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: /10/2017 Ngày bài được đăng: 20/04/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbuoc_dau_danh_gia_hieu_qua_dieu_tri_thoai_hoa_khop_goi_cua_b.pdf
Tài liệu liên quan