Tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị sga bằng growth hormon tại bệnh viện nhi đồng 1 từ 2017-2018: Báo cáo trường hợp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 190
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SGA
BẰNG GROWTH HORMON TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 2017-2018:
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Hiếu Trung*, Trần Thị Bích Huyền*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Trẻ nhỏ so với tuổi thai (SGA) được định nghĩa là trẻ sinh ra có cân nặng và hoặc chiều dài nhỏ
hơn 2 độ lệch chuẩn (2sd) so với cân nặng và hoặc chiều cao trung bình theo tuổi và giới. Một phần nhỏ trẻ SGA
sẽ không bắt kịp đà tăng trưởng và có chiều cao thấp lùn khi trưởng thành. Hormone tăng trưởng (GH) được
chứng minh an toàn và có hiệu quả trong việc cải thiện chiều cao ở những trẻ này và kết quả cuối cùng là cải
thiện chiều cao lúc trưởng thành.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo 3 ca.
Kết quả: Chúng tôi theo dõi và điều trị 3 trường hợp trẻ SGA với GH liều thấp (35mcg/kg/ngày) trong
vòng 6 tháng đến 3 năm. Tuổi bắt đầu điều trị khá sớm từ 2,3 đến 4,5 tuổi. Cả 3 trường hợ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị sga bằng growth hormon tại bệnh viện nhi đồng 1 từ 2017-2018: Báo cáo trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 190
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SGA
BẰNG GROWTH HORMON TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 2017-2018:
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP
Nguyễn Hiếu Trung*, Trần Thị Bích Huyền*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Trẻ nhỏ so với tuổi thai (SGA) được định nghĩa là trẻ sinh ra có cân nặng và hoặc chiều dài nhỏ
hơn 2 độ lệch chuẩn (2sd) so với cân nặng và hoặc chiều cao trung bình theo tuổi và giới. Một phần nhỏ trẻ SGA
sẽ không bắt kịp đà tăng trưởng và có chiều cao thấp lùn khi trưởng thành. Hormone tăng trưởng (GH) được
chứng minh an toàn và có hiệu quả trong việc cải thiện chiều cao ở những trẻ này và kết quả cuối cùng là cải
thiện chiều cao lúc trưởng thành.
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo 3 ca.
Kết quả: Chúng tôi theo dõi và điều trị 3 trường hợp trẻ SGA với GH liều thấp (35mcg/kg/ngày) trong
vòng 6 tháng đến 3 năm. Tuổi bắt đầu điều trị khá sớm từ 2,3 đến 4,5 tuổi. Cả 3 trường hợp đều có sds cân nặng
lúc sanh < -2 và sds chiều cao lúc bắt đầu điều trị < -3. Sau điều trị, chiều cao cải thiện rõ rệt ở cả 3 trường hợp,
với ∆sd chiều cao = 0.94 (0.34-1.43). Báo cáo cũng cho thấy chiều cao trung bình ba mẹ và tuổi bắt đầu điều trị
cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Kết luận: GH liều thấp bước đầu cho thấy hiệu quả và an toàn trên bệnh nhân SGA được điều trị sớm. Liều
GH khởi đầu nên dựa trên tiên lượng đáp ứng điều trị của từng cá nhân cụ thể. Bên cạnh đó, việc sử dụng GH
cần cân nhắc giữa hiệu quả và chi phí điều trị.
Từ khóa: hormone tăng trưởng, trẻ nhỏ so với tuổi thai
ABSTRACT
INITIAL ASSESSMENT OF THE EFFECTIVENESS OF SGA TREATMENT WITH GROWTH
HORMONE AT CHILDREN HOSPITAL 1 FROM 2017-2018: CASE REPORT
Nguyen Hieu Trung, Tran Thi Bich Huyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 190 – 196
Objective: Small for gestation age (SGA) is defined as birth weight and/or birth length two or more
standard deviation scores below the mean for gender and gestation (-2sds). A small part of SGA children will not
catch up with growth and have a low height in adulthood. Growth hormone (GH) is demonstrated benefits and
safety in treatment these children to get a normal adult height.
Methods: 3 cases report
Results: We present 3 cases of SGA treated with low dose GH (35mcg/kg/day) for 6 months to 3 years. Age
of onset treatment is relatively early, from 2.3 to 4.5 years old. All 3 cases have birth weight sds below -2 and
height sds at beginning of treatment below -3. After treatment, height improved significantly in all 3 cases, with
∆sd height = 0.94 (0.34-1.43). Besides, midparental height and age of onset treatment affect the treatment result.
Conclusion: Low dose GH is effective and safe enough to treat SGA children at early age. Midparental
height may contribute to the effect of GH in treatment of SGA, so dose of GH can be individualized. Besides,
treatment should be based on the balance between benefit and cost.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 191
Key words: growth hormone, SGA
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em nhỏ so với tuổi thai (SGA) là tình
trạng trẻ có cân nặng và hoặc chiều dài lúc sinh
<-2 độ lệch chuẩn (-2sd) so với tuổi thai và
giới(13). Nguyên nhân gây nên tình trạng này là
do nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, bệnh lý của
mẹ trong thai kỳ, các bất thường về mạch máu
nhau thai, di truyền hoặc không có nguyên nhân.
Trẻ SGA không chỉ bị ảnh hưởng đến chiều
cao mà còn có những nguy cơ tiềm ẩn về sức
khỏe như: béo phì, rối loạn chuyển hóa và bệnh
lý tim mạch trong cuộc sống sau này. Nhưng
những nguy cơ này thực sự không cao và rõ rệt
bằng ảnh hưởng lên chiều cao lúc trưởng thành.
Khoảng 85-90% các trẻ SGA có thể tăng trưởng
nhanh bù trừ và bắt kịp chiều cao trong vài năm
đầu, tuy nhiên 10-15% còn lại sẽ không đạt được
chiều cao ở mức bình thường lúc 2 tuổi(15). Nhóm
trẻ SGA có chiều cao dưới -2sd lúc 2 tuổi thường
có xu hướng thấp lùn lúc trưởng thành.
Do đó vấn đề quan trọng là cần theo dõi sát
và can thiệp kịp thời để trẻ SGA có thể bắt kịp
tốc độ tăng trưởng và đạt được chiều cao bình
thường lúc trưởng thành. Thế giới đã có nhiều
nghiên cứu chứng minh growth hormone (GH)
giúp cải thiện chiều cao đáng kể ở trẻ SGA(23).
Bên cạnh đó GH còn giúp tăng khối cơ và giảm
tỉ lệ mỡ cơ thể, một kiểu hình thường thấy ở trẻ
SGA lúc trưởng thành(14). Ngoài ra, cải thiện thể
chất còn góp phần tích cực vào sự phát triển tâm
lý trẻ(16). Việc điều trị trẻ nhỏ so với tuổi thai
bằng GH có lịch sử gần 50 năm(20). Và đến năm
2001 đã được chỉ định một cách chính thức bởi
FDA Hoa Kỳ, sau đó được cơ quan đánh giá
dược phẩm Châu Âu chấp thuận từ năm 2003(7).
Điều trị GH được chỉ định cho những trẻ SGA
lúc 2 - 4 tuổi và có chiều cao thấp hơn hoặc bằng
-2sd theo tuổi và giới.
Tại Việt Nam, mặc dù vấn đề chiều cao và
hóc môn tăng trưởng đang được quan tâm rất
nhiều trong khoảng một thập niên gần đây
nhưng trẻ SGA vẫn chưa được quan tâm và theo
dõi đúng mức. Chưa có một báo cáo nào về tỉ lệ
trẻ SGA tại Việt Nam, cũng như không có
nghiên cứu về việc sử dụng và đánh giá hiệu
quả của GH trên những trẻ SGA tại nước ta.
Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, chúng tôi đã triển
khai tiếp nhận chẩn đoán và điều trị cho trẻ SGA
trong 2 năm gần đây. Từ năm 2017 - 2018 nhiều
bệnh nhi đến khám vì chậm tăng chiều cao do
nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có 3
bệnh nhi SGA được điều trị với GH.
Báo cáo này là những đánh giá ban đầu về
kết quả điều trị bằng GH cho 3 bệnh nhi chậm
tăng chiều cao do tình trạng SGA.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi phân tích 3 trường hợp đến khám
vì chậm tăng chiều cao được chẩn đoán SGA
thỏa các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chẩn đoán SGA
Trẻ em sinh ra có cân nặng và hoặc chiều
dài lúc sinh ≤ -2sd so với tuổi thai và giới tính
theo WHO(21).
Tiêu chuẩn điều trị GH
Trẻ SGA ≥ 2 tuổi mà không bắt kịp chiều cao
(chiều cao ≤ -sd theo tuổi và giới).
Các bệnh nhi này được đánh giá chiều cao
theo biểu đồ tăng trưởng của WHO(21).
*Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hiếu Trung ĐT: 0978422155 Email: hieutrungy@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 192
Cả 3 bệnh nhi đều được điều trị với GH liều
trung bình là 0,035 mg/kg/ngày, tiêm dưới da
mỗi ngày trước khi ngủ.
Theo dõi: bệnh nhi được theo dõi tái khám
mỗi 3 tháng, đánh giá chiều cao, cân nặng và
các tác dụng Pm hụ của GH như: tăng áp lực
nội sọ lành tính, đau nhức khớp, trượt chỏm
xương đùi, tăng trưởng tuyến vú ở nam, tăng
đường huyết.
Tiêu chuẩn loại trừ
Xquang xương dài để loại trừ các bệnh lý bất
thường về xương.
Nhiễm sắc thể đồ (karyotype) thực hiện
thường qui ở nữ để loại trừ hội chứng Turner.
MRI não để loại trừ bệnh lý thần kinh
trung ương.
Một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh mạn
tính khác như: các hormone khác của tuyến yên,
chức năng tuyến giáp, chức năng thận.
KẾT QUẢ
Cả 3 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng
chiều cao rất thấp ≤ -3sd so với chiều cao trung
bình theo tuổi và giới (Bảng 1, 2).
Các xét nghiệm về chức năng gan, thận,
đường huyết, điện giải trong giới hạn bình
thường (Bảng 3).
Cả 3 trường hợp đều cải thiện chiều cao
đáng kể với ∆ sd chiều cao = 0,94 (0,34-1,43)
(Bảng 4).
Không ghi nhận các tác dụng phụ của GH
như: tăng áp lực nội sọ lành tính, đau nhức
khớp, trượt chỏm xương đùi, tăng đường huyết
(Hình 1).
Bảng 1. Chiều cao và cân nặng lúc nhập viện
Ca bệnh Giới Tuổi (năm) Chiều cao (cm) Chiều cao Z-Score Cân nặng (Kg) Cân nặng Z-Score
Cân nặng/chiều
cao Z-score
1 Nữ 4,3 86 -4,35 10 -3,89 -1,76
2 Nữ 2,3 80 -3,16 8,5 -3,00 -2
3 Nữ 2,3 73 -4,68 6,5 -5,03 -3,6
Bảng 2. Tiền sử lúc sanh
Ca bệnh Giới Tuổi thai Chiều cao (cm) Chiều cao Z-Score Cân nặng (gr) Cân nặng Z-Score
Cân nặng/ chiều
cao Z-score
1 Nữ 39 48 - 0,66 1800 -3,68 < -3
2 Nữ 40 42 - 3,71 2500 -2,07 Không xác định
3 Nữ 38 44 -1,89) 2000 -2,58 < -3
Bảng 3. Cận lâm sàng
Cận lâm sàng Ca bệnh 1 Ca bệnh 2 Ca bệnh 3 Giá trị bình thường
Tuổi xương 3,5 tuổi 2 tuổi 1 tuổi
IGF1 30,6 61 31,7 20 - 250 (ng/ml)
TSH 1,75 2,04 2,1 0,32 – 5 (mUI/ml)
FT4 0,99 1,02 1,31 0,71 – 1,85 (ng/ml)
Cotisol 12,36 7,8 8,32 6,2-19,4(mcg/dl)
Karyotype 46XX 46XX 46XX
MRI não Bình thường Bình thường Bình thường
Bảng 4. Đáp ứng điều trị
Ca
bệnh
Liều GH
(mg/Kg/ngày)
Thời gian
điều trị
(Tháng)
CC
trước (cm)
Z-Score
trước
CC
Sau (cm)
Z-Score
sau
CÂN NẶNG
trước (Kg)
Z-Score
Cân nặng
sau (Kg)
Z-Score
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 193
1 0,03-0,05 35 86 -4,35 109 -2,43 10 -3,89 17 -2,12
2 0,03-0,04 11 80 -3,16 91 -1,73 8.5 -3,00 11 -2,27
3 0,03-0,04 05 73 -4,68 77 -4,34 6.5 -5,03 8.4 -3,84
Bệnh nhi 1 Bệnh nhi 2
Bệnh nhi 3
Hình 1. Biểu đồ tăng trưởng trong khi điều trị với GH của 3 bệnh nhi SGA
BÀN LUẬN
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị
của GH trong năm đầu tiên gồm: liều điều trị
GH, tuổi bắt đầu điều trị, chiều cao ba mẹ(17).
Liều điều trị GH cao, tuổi điều trị nhỏ và chiều
cao trung bình ba mẹ cao cho hiệu quả điều trị
càng lớn. Trong đó liều GH là yếu tố quan trọng
nhất(1,10,17).
Liều điều trị GH ở bệnh nhân SGA cao hơn
so với bệnh nhân thiếu hormone tăng trưởng
khác vì cơ chế bệnh sinh của trẻ SGA không phải
do thiếu GH mà vì tình trạng đề kháng một
phần GH hoặc bất thường trục GH-IGF1(2,5). Tuy
nhiên có khoảng 50-60% trẻ SGA không bắt kịp
chiều cao có kèm bất thường tiết GH(11). Hiện nay
chưa có một sự đồng thuận nào giữa các hiệp
hội nội tiết về liều điều trị GH cụ thể cho bệnh
nhân SGA. Khoảng liều đang được chấp nhận
khá rộng từ 35-70 mcg/kg/ngày(7). Theo hội nội
tiết tại Mỹ, khởi đầu điều trị GH với liều cao khi
đạt đươc tốc độ tăng chiều cao tốt sẽ giảm liều
dần. Bên cạnh đó, các tác giả cũng cho rằng
khoảng thời gian 2 năm kể từ lúc sanh là đủ để
đánh giá trẻ có thể bắt kịp chiều cao hay không,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 194
và điều này được chứng minh bằng nhiều
nghiên cứu(12,15), do đó các tác giả cho rằng điều
trị càng sớm thì khả năng để tối ưu hóa chiều
cao trưởng thành càng lớn. Ngược lai, hiệp hội
nội tiết tại Châu Âu lại cho rằng có thể chờ đến 4
tuổi vì có khoảng 5-10% trẻ SGA sẽ bắt kịp dần
chiều cao; và liều GH điều trị ban đầu thấp, có
thể tăng dần nếu tốc độ tăng chiều cao không
đáp ứng tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy liều GH
cao có ưu thế cải thiện chiều cao trong 1-2 năm
đầu so với liều thấp nhưng về lâu dài thì chiều
cao lúc trưởng thành không có sự khác biệt giữa
liều cao và liều thấp(9,19,23). Mặt khác liều cao có
thể tăng nguy cơ đề kháng insulin ở một số trẻ(8),
đồng thời chi phí điều trị có thể tăng gần gấp
đôi. Theo khuyến cáo của hội nội tiết thế giới,
khởi đầu điều trị GH cho trẻ SGA trong khoảng
2-4 tuổi khi chiều cao của trẻ thấp hơn -2sd so
vơi tuổi và giới, liều khởi đầu tùy theo tưng cá
thể. Ở ba trường hợp nêu trên, chúng tôi đều
khởi đầu GH liều thấp là 35 mcg/kg/ngày và
hiệu quả trong năm đầu là cải thiện chiều cao
đáng kể với ∆sd chiều cao = 1,14(0,81-1,56). Kết
quả ban đầu của nghiên cứu của chúng tương
đồng với một số nghiên cứu khác với mức ∆sd
chiều cao từ 1,05-1,2(11,22). Măc dù liều điều trị GH
của chúng tôi là bắt đầu với liều thấp và tăng
dần, tuy nhiên tốc độ tăng chiều các của các trẻ
là khá tốt trên +1sd. Bên cạnh đó với liều điều trị
GH liều thấp và tăng dần sẽ giúp cân bằng giữa
chi phí và hiệu quả điều trị, phù hợp với tình
hình kinh tế của bệnh nhân ở nước ta, điều này
cũng đã được một số tác giả đề nghị(6,22).
Tuổi bắt đầu điều trị GH cho bệnh nhân
SGA vẫn chưa có sự thống nhất giữa các hiệp
hội nội tiết như Mỹ bắt đầu trị từ 2 tuổi, Châu
Âu 4 tuổi, Nhật 3 tuổi(7,22). Nhiều tác giả cho rằng
tuổi càng nhỏ thì mức độ thiếu hụt về chiều cao
càng ít(3) nên điều trị sẽ càng hiệu quả. Ngược lại
một số tác giả lại cho rằng nên trì hoãn điều trị vì
một số bé có thể tự động bắt kịp chiều cao về sau
nhưng điều này chỉ đặc biệt đúng với trẻ sanh
non SGA(7). Ba trẻ SGA trên đều là trẻ đủ tháng
nên chúng tôi quyết định điều trị sớm ngay khi
phát hiện với bé nhỏ nhất là 2 tuổi 3 tháng. Điều
này đã được lý giải ở trên là nhằm tối ưu hóa
chiều cao lúc trưởng thành, đồng thời tránh tình
trạng mất theo dõi do bỏ tái khám.
Ca 2 và 3 có cùng tuổi bắt đầu điều trị, với
cùng liều GH nhưng ca 2 có ∆sd chiều cao lớn
hơn (1,56 so với 0,81). Điều này có thể lý giải
bằng chiều cao trung bình của ba mẹ tương ứng
157cm so với 148,5 cm. Chiều cao trung bình ba
mẹ là một trong ba yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả điều trị GH(17). Trong 3 yếu tố liều GH, tuổi
bắt đầu điều trị, chiều cao ba mẹ thì yếu tố chiều
cao ba mẹ và tuổi bắt đầu điều trị là không thể
can thiệp được, chỉ còn liều GH là có thể điều
chỉnh. Theo định nghĩa trong đồng thuận về
SGA và hướng dẫn điều trị SGA của Nhật thì
thất bại điều trị là độ lệch chuẩn chiều cao không
tăng được ít nhất 0,5 trong năm đầu tiên(7,22). Với
những trẻ có chiều cao ba mẹ thấp, tuổi bắt đầu
điều trị trễ thì chúng tôi cân nhắc tăng liều GH
sớm nếu chiều cao trẻ đáp ứng kém, hoặc sử
dụng GH liều cao ngay từ đầu.
Đa phần trẻ SGA có tuổi xương thấp hơn
tuổi thật vì các vấn đề liên quan đến GH như đã
nói ở trên. Sau thời gian điều trị với GH thì
xương tăng tốc độ cốt hóa(4,18). Có nghiên cứu cho
rằng liều GH không ảnh hưởng đến mức độ cốt
hóa xương(18), nhưng tác giả khác chứng minh
rằng liều GH càng lớn thì mức độ cốt hóa xương
càng mạnh(10). Sau thời gian điều trị 5 năm thì
50% trường hợp có tuổi xương lớn hơn tuổi
thật(10). Đây cũng là một trong những lý do mà
hiệu quả GH liều cao trên chiều cao trưởng
thành không thực sự khác biệt so với GH liều
thấp vì mức độ cốt hóa xương mạnh hơn dẫn
đến chiều cao trưởng thành dừng lại sớm hơn.
Ba trẻ SGA trên đều có tuổi xương thấp so với
tuổi thật. Vì thời gian điều trị và theo dõi ngắn
nên chỉ duy nhất ca 1 được chụp tuổi xương
theo dõi. Sau 2 năm điều trị thì tuổi xương tăng
1,5 tuổi với ∆ tuổi xương/ ∆ tuổi thật = 0,75 < 1.
Như vậy với liều điều trị GH thấp, tốc độ tăng
trưởng chiều cao tốt cũng không làm cốt hóa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 195
xương sớm dẫn đến tiên lượng hiệu quả điều trị
lâu dài tốt.
Nồng độ IGF1 ở cả 3 trẻ nằm trong ngưỡng
cho phép, tuy nhiên thấp hơn mức trung bình
theo tuổi. Điều này được giải thích vì thiếu hụt
GH một phần hay đề kháng GH ở những trẻ
SGA(2,5). Sau khi điều trị thì IGF1 tăng, tương ứng
với chiều cao được cải thiện. Việc kiểm soát liều
GH, đặc biệt là GH liều cao dựa trên nồng độ
IGF1 được khuyến cáo trong đồng thuận điều trị
SGA nhằm tránh các tác dụng phụ ngoại ý(7). Và
cho đến nay, song song với việc kiểm tra nồng
độ IGF1 định kỳ, chúng tôi vẫn chưa ghi nhận
tác dụng phụ nào của GH trên ba trẻ SGA này.
Tuy nhiên quá trình điều trị trẻ SGA có thể lên
đến hơn 10 năm nên việc theo dõi hiệu quả và
tác dụng phụ cần được tiếp tục trong một thời
gian dài.
KẾT LUẬN
Điều trị GH trên bệnh nhân SGA bước đầu
cho thấy an toàn và hiệu quả đáng kể trong việc
cải thiện chiều cao, cho dù ở liều thấp. Điều trị
hormone GH cho bệnh nhân SGA là điều trị cá
thể hóa. Dựa trên từng trường hợp cụ thể, tiên
lượng hiệu quả của việc cải thiện chiều cao mà
quyết định liều GH phù hợp, bên cạnh đó còn
phải cân nhắc giữa hiệu quả và chi phí điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boguszewski M, Albertsson-Wikland K, Aronsson S, et al
(1998). “Growth hormone treatment of short children born
small-for-gestational-age: the Nordic Multicentre Trial”. Acta
Paediatr, 87(3):257-263.
2. Boguszewski M, Rosberg S, Albertsson-Wikland K (1995).
“Spontaneous 24-hour growth hormone profiles in prepubertal
small for gestational age children”. J Clin Endocrinol Metab,
80(9):2599-2606.
3. Chatelain P, Carrascosa A, Bona G, Ferrandez-Longas A, Sippell
W (2007). “Growth hormone therapy for short children born
small for gestational age”. Horm Res, 68(6):300-309.
4. Chatelain P, Job JC, Blanchard J, Ducret JP, Oliver M, Sagnard L,
Vanderschueren-Lodeweyckx M (1994). “Dose-dependent
catch-up growth after 2 years of growth hormone treatment in
intrauterine growth-retarded children. Belgian and French
Pediatric Clinics and Sanofi-Choay (France)”. J Clin Endocrinol
Metab, 78(6):1454-1460.
5. Chatelain PG, Nicolino M, Claris O, Salle B, Chaussain J (1998).
“Multiple hormone resistance in short children born with
intrauterine growth retardation?”. Horm Res, 49(2):20-22.
6. Chernausek SD (2005). “Treatment of short children born small
for gestational age: US perspective, 2005”. Horm Res, 64(2):63-66.
7. Clayton PE, Cianfarani S, Czernichow P, Johannsson G,
Rapaport R, Rogol A (2007). “Management of the child born
small for gestational age through to adulthood: a consensus
statement of the International Societies of Pediatric
Endocrinology and the Growth Hormone Research Society”. J
Clin Endocrinol Metab, 92(3):804-810.
8. Hofman PL, Cutfield WS, Robinson EM, Bergman RN, Menon
RK, Sperling MA, và Gluckman PD (1997). “Insulin resistance in
short children with intrauterine growth retardation”. J Clin
Endocrinol Metab, 82(2):402-406.
9. Hokken-Koelega AC, De Waal WJ, Sas TC, Pareren YV, Arends
NJ (2004). “Small for gestational age (SGA): endocrine and
metabolic consequences and effects of growth hormone
treatment”. J Pediatr Endocrinol Metab, 17(3):463-469.
10. Horikawa R, Tanaka T, Nishinaga H, Ogawa Y, Yokoya S
(2017). “Evaluation of growth hormone treatment efficacy in
short Japanese children born small for gestational age: Five-year
treatment outcome and impact on puberty”. Clin Pediatr
Endocrinol, 26(2):63-72.
11. Hwang IT (2014). “Efficacy and safety of growth hormone
treatment for children born small for gestational age”. Korean J
Pediatr, 57(9):379-383.
12. Karlberg J và Albertsson-Wikland K (1995). “Growth in full-
term small-for-gestational-age infants: from birth to final
height”. Pediatr Res, 38(5):733-739.
13. Lee PA, Chernausek SD, Hokken-Koelega AC, Czernichow P
(2003). “International Small for Gestational Age Advisory Board
consensus development conference statement: management of
short children born small for gestational age, April 24-October,
2001”. Pediatrics, 111(6Pt1):1253-1261.
14. Leger J, Carel C, Legrand I, Paulsen A, Hassan M, Czernichow P
(1994). “Magnetic resonance imaging evaluation of adipose
tissue and muscle tissue mass in children with growth hormone
(GH) deficiency, Turner's syndrome, and intrauterine growth
retardation during the first year of treatment with GH”. J Clin
Endocrinol Metab, 78(4):904-909.
15. Luo ZC, Albertsson-Wikland K, Karlberg J (1998). “Length and
body mass index at birth and target height influences on
patterns of postnatal growth in children born small for
gestational age”. Pediatrics, 102(6):E72.
16. Pareren YKV, Duivenvoorden HJ, Slijper FS, Koot HM,
Hokken-Koelega AC (2004). “Intelligence and psychosocial
functioning during long-term growth hormone therapy in
children born small for gestational age”. J Clin Endocrinol Metab,
89(11):5295-5302.
17. Ranke MB, Lindberg A, Cowell CT, Wikland KA, Reiter EO,
Wilton P, Price DA (2003). “Prediction of response to growth
hormone treatment in short children born small for gestational
age: analysis of data from KIGS (Pharmacia International
Growth Database)”. J Clin Endocrinol Metab, 88(1):125-131.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Nhi Khoa BV. Nhi Đồng 1 196
18. Sas T, de Waal W, Mulder P, Houdijk M, Jansen M, Reeser M,
Hokken-Koelega A (1999). “Growth hormone treatment in
children with short stature born small for gestational age: 5-year
results of a randomized, double-blind, dose-response trial”. J
Clin Endocrinol Metab, 84(9):3064-3070.
19. Tanaka T, Yokoya S, Hoshino Y, Hiro S, Ohki N (2018). “Long-
term safety and efficacy of daily recombinant human growth
hormone treatment in Japanese short children born small for
gestational age: final report from an open and multi-center
study”. Clin Pediatr Endocrinol, 27(3):145-157.
20. Tanner JM và Ham TJ (1969). “Low birthweight dwarfism with
asymmetry (Silver's syndrome): treatment with human growth
hormone”. Arch Dis Child, 44(234):231-243.
21. WHO Multicentre Growth Reference Study Group. (2006).
“WHO Child Growth Standards based on length/height, weight
and age”. Acta Paediatr Suppl, 450:76-85.
22. Yokoya S, Tanaka T, Itabashi K, Osada H, Hirai H, Seino Y
(2018). “Efficacy and safety of growth hormone treatment in
Japanese children with small-for-gestational-age short stature in
accordance with Japanese guidelines”. Clin Pediatr Endocrinol,
27(4):225-234
23. Zegher FD và Hokken-Koelega A (2005). “Growth hormone
therapy for children born small for gestational age: height gain
is less dose dependent over the long term than over the short
term”. Pediatrics, 115(4):e458-62.
Ngày nhận bài báo: 20/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 190_788_2213321.pdf