Tài liệu Bước đầu đánh giá giá trị mảnh tiểu cầu chưa trưởng thành trên người bệnh giảm tiểu cầu do nguyên nhân ngoại biên và giảm tiểu cầu do bệnh lí tại tủy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 127
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MẢNH TIỂU CẦU CHƯA TRƯỞNG THÀNH
TRÊN NGƯỜI BỆNH GIẢM TIỂU CẦU DO NGUYÊN NHÂN NGOẠI BIÊN
VÀ GIẢM TIỂU CẦU DO BỆNH LÍ TẠI TỦY
Nguyễn Đắc Quỳnh Anh*, Trần Hữu Chí**, Dương Hải**, Trần Tuấn Khôi**, Nguyễn Tấn Thịnh**,
Nguyễn Hoàng Thông**, Lê Phương Thảo*, Nguyễn Hữu Nhân*, Tô Hoài Văn*, Huỳnh Võ Huỳnh Trí*,
Huỳnh Thị Bích Huyền*, Phù Chí Dũng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá giá trị mảnh tiểu cầu chưa trưởng thành trên người bệnh giảm tiểu cầu do
nguyên nhân ngoại biên và giảm tiểu cầu do bệnh lí tại tủy.
Đối tượng và phương pháp: 119 mẫu của bệnh nhân được chẩn đoán giảm tiểu cầu tại bệnh viện Truyền
máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018
thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào phân tích nghiên cứu.
Kết quả: Qua phân tích giá trị %IPF trong 119 bệnh nhân, chú...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá giá trị mảnh tiểu cầu chưa trưởng thành trên người bệnh giảm tiểu cầu do nguyên nhân ngoại biên và giảm tiểu cầu do bệnh lí tại tủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 127
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ MẢNH TIỂU CẦU CHƯA TRƯỞNG THÀNH
TRÊN NGƯỜI BỆNH GIẢM TIỂU CẦU DO NGUYÊN NHÂN NGOẠI BIÊN
VÀ GIẢM TIỂU CẦU DO BỆNH LÍ TẠI TỦY
Nguyễn Đắc Quỳnh Anh*, Trần Hữu Chí**, Dương Hải**, Trần Tuấn Khôi**, Nguyễn Tấn Thịnh**,
Nguyễn Hoàng Thông**, Lê Phương Thảo*, Nguyễn Hữu Nhân*, Tô Hoài Văn*, Huỳnh Võ Huỳnh Trí*,
Huỳnh Thị Bích Huyền*, Phù Chí Dũng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá giá trị mảnh tiểu cầu chưa trưởng thành trên người bệnh giảm tiểu cầu do
nguyên nhân ngoại biên và giảm tiểu cầu do bệnh lí tại tủy.
Đối tượng và phương pháp: 119 mẫu của bệnh nhân được chẩn đoán giảm tiểu cầu tại bệnh viện Truyền
máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 2 năm 2018
thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào phân tích nghiên cứu.
Kết quả: Qua phân tích giá trị %IPF trong 119 bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy: giá trị %IPF trung bình
của hai nhóm nguyên nhân ngoại biên (NNNB) và bệnh lí tại tủy (BLTT) lần lượt là 16,63% (khoảng giới hạn
1,40% - 45,50%) và 7,27% (khoảng giới hạn 0,90% - 34,80%). Giá trị %IPF trung bình trong giảm tiểu cầu do
NNNB cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm giảm tiểu cầu do BLTT (p <0,0001). Điểm cắt của %IPF để chẩn
đoán phân biệt giảm tiểu cầu do NNNB và BLTT theo mức giảm tiểu cầu: tiểu cầu <100 000/µL là 7,50% (độ
nhạy 77,30%; độ đặc hiệu 70,45%); 50 000 ≤ tiểu cầu < 100 000/µl là 5,77% (độ nhạy 82,4%; độ đặc hiệu
72,2%); 20 000≤ tiểu cầu <50 000/µL là 9,3% (độ nhạy 72%; độ đặc hiệu 66,7%); tiểu cầu <20 000 là 10,6% (độ
nhạy 81,2%; độ đặc hiệu 73,3%).
Kết luận: Có thể sử dụng giá trị cut-off của %IPF theo mức giảm tiểu cầu để bước đầu gợi ý chẩn đoán
phân biệt giảm tiểu cầu do NNNB và BLTT trên lâm sàng.
Từ khóa: giảm tiểu cầu, mảnh tiểu cầu chưa trưởng thành
ABSTRACT
ASSESSMENT OF AN IMMATURE PLATELET FRACTION VALUES IN THE DIFFERENTIATION
OF INCREASED PLATELET DESTRUCTION VERSUS DECREASED PLATELET PRODUCTION
Nguyen Dac Quynh Anh, Tran Huu Chi, Duong Hai, Tran Tuan Khoi, Nguyen Tan Thinh,
Nguyen Hoang Thong, Le Phuong Thao, Nguyen Huu Nhan, To Hoai Van, Huynh Vo Huynh Tri,
Huynh Thi Bich Huyen, Phu Chi Dung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 127 - 132
Objective: Assessment of an immature platelet fraction (IPF) values in the differentiation of increased
platelet destruction (IPD) versus decreased platelet production (DPP).
Methods: Blood samples from 119 patients met the inclusion criteria in Blood Transfusion and Hematology
Hospital Ho Chi Minh City from 11/2017 to 02/2018 to measure IPF.
Results: The mean %IPF in IPD and DPP were 16.63% (range, 1.40% – 45.50%) and 7.27% (range,
0.90% – 34.80%), respectively. Statistical analysis revealed a significant difference between the %IPF of IPD and
DPP (p<0.0001). The cut-off value of IPF on the basis of grades thrombocytopenia for differentiating IPD from
*Bệnh viện Truyền máu - Huyết học **Khoa Y- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Đắc Quỳnh Anh ĐT: 0986960869 Email: dacquynh6588@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 128
DPP: platelet count <100 000/µL was 7.50% (with a sensitivity of 77.30% and specificity of 70.45%); 50 000
≤platelet count <100 000/µl was 5.77% (with a sensitivity of 82.4% and specificity of 72.2%); 20 000 ≤ platelet
count <50 000/µL was 9.3% (with a sensitivity of 72% and specificity of 66.7%); platelet count < 20 000 was
10.6% (with a sensitivity of 81.2% and specificity of 73.3%).
Conclusion: The cut-off %IPF on the basis of grades thrombocytopenia can be used in clinical utility to
predict thrombocytopenia due to IPD versus DPP.
Key words: thrombocytopenia, immature platelet fraction (IPF)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giảm tiểu cầu là một vấn đề huyết học
thường gặp trên thực hành lâm sàng, thường
do hai nhóm nguyên nhân ngoại biên (NNNB)
và bệnh lý tại tuỷ (BLTT). Trong đó, bệnh cảnh
giảm tiểu cầu ngoại biên gây ra bởi hai nguyên
nhân là tăng phá huỷ và phân bố tiểu cầu bất
thường, còn giảm tiểu cầu do bệnh lý tại tuỷ
gây ra bởi giảm sản xuất bẩm sinh hay mắc
phải(3,7).
Việc định hướng NNNB hay BLTT có ý
nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và
tiên lượng bệnh cảnh này, trong đó khảo sát
tuỷ xương thường được thực hiện để chẩn
đoán phân biệt hai nhóm nguyên nhân trên.
Tuy nhiên, xét nghiệm này cần bác sỹ được
đào tạo chuyên sâu, cần có thời gian, và có thể
có biến chứng.
Hiện nay, đếm mảnh tiểu cầu chưa trưởng
thành (IPF) hay còn gọi là tiểu cầu lưới (RPs)
bằng máy tự động là một xét nghiệm đơn giản,
dễ thực hiện, phản ánh sự giảm tiểu cầu trong
tủy xương(1,5). Vì vậy, xét nghiệm này có thể hữu
ích trong việc ước đoán nguyên nhân giảm tiểu
cầu do ngoại biên và bệnh lý tại tuỷ(8). Do đó,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại Bệnh Viện
Truyền Máu Huyết Học TP. Hồ Chí Minh nhằm
bước đầu đánh giá vai trò IPF để định hướng
nguyên nhân giảm tiểu cầu.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán giảm tiểu
cầu do nguyên nhân ngoại biên và giảm tiểu cầu
do bệnh lý tại tuỷ tại bệnh viện Truyền Máu
Huyết Học TP. Hồ Chí Minh (BV. TMHH) trong
khoảng thời gian từ tháng 11/2017 - 02/2018.
Tiêu chí chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân (BN) đến khám và/hoặc
nhập viện lần đầu tại bệnh viện.
Số lượng tiểu cầu nhỏ hơn 100.000/µL có làm
xét nghiệm IPF và các xét nghiệm khác để chẩn
đoán xác định nguyên nhân.
Bệnh nhân và thân nhân đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Bệnh nhân chưa có chẩn đoán rõ ràng,
không làm đủ xét nghiệm.
Bệnh nhân đã được truyền tiểu cầu trước khi
lấy máu làm xét nghiệm tiểu cầu lưới.
Bệnh nhân đã được điều trị trước khi lấy
máu làm xét nghiệm tiểu cầu lưới.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu liên tục, không xác suất trong thời
gian từ tháng 11/2017 đến tháng 02/2018.
Cỡ mẫu
Dùng công thức tính cỡ mẫu so sánh 2 số
trung bình, tham khảo trung bình và độ lệch
chuẩn trong nghiên cứu của Naz A và cộng sự.
Phương pháp thu thập số liệu
Hồi cứu, thu thập dữ liệu bằng mẫu đã soạn.
Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 20.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Về đặc điểm tuổi, số bệnh nhân >15 tuổi có
giảm tiểu cầu nhiều hơn số bệnh nhân ≤15 tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 129
(87,39% so với 12,61%) (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi
Tuổi Tần số (N = 119) Tỉ lệ %
> 15 104 87,39
≤ 15 15 12,61
Bảng 2. Đặc điểm về giới tính
Giới Tần số (N = 119) Tỉ lệ %
Nữ 73 61,34
Nam 46 38,66
Về đặc điểm giới tính, số lượng nữ giới có
giảm tiểu cầu nhiều hơn nam (61,34% so với
38,66%) (Bảng 2).
Bảng 3. So sánh giá trị %IPF giữa BN giảm tiểu cầu
do nguyên nhân ngoại biên và do bệnh lí tại tủy
Số lượng
mẫu
Giá trị
trung bình
%IPF
Khoảng
giới hạn
(%)
Độ
lệch
chuẩn
p-value
BLTT
44
(36,97%)
7,23 0,9 – 34,8 6,64
0.000*
NNNB
75
(63,03%)
16,63 1,4 – 45,5 11,05
Chung 119 (100%) 13,19 0,9 – 45,5 10,64
%IPF trong giảm tiểu cầu do BLTT có giá trị
trung bình là 7,23 với độ lệch chuẩn là 6,64,
khoảng giới hạn là 0,9–34,8. %IPF trong giảm
tiểu cầu do NNNB có giá trị trung bình là 16,63
với độ lệch chuẩn là 11,05, khoảng giới hạn là
1,4–45,5 (Bảng 3).
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị %IPF
trung bình trong giảm tiểu cầu do nguyên nhân
ngoại biên cao hơn bệnh lý tại tuỷ (16,63 so với
7,27). Kết quả kiểm định t-test trung bình 2 mẫu
cho thấy sự chênh lệch này có sự khác biệt ý
nghĩa thống kê (p <0,001).
Bảng 4. So sánh giá trị %IPF giảm tiểu cầu do bệnh
lí tại tủy và ngoại biên theo nhóm tuổi
Nhóm N
IPF (%)
Trung bình
Độ lệch
chuẩn
p-value
Bệnh lý tại tuỷ 44
≤15 tuổi
8 5,20 3,01
0,335
*
>15 tuổi 36 7,73 7,15
Nguyên nhân ngoại biên 75
≤15 tuổi
7 14,03 8,72
0,517
*
>15 tuổi 68 16,89 11,29
*phép kiểm t
Kết quả phân tích ở nhóm bệnh lý tại tủy cho
thấy %IPF trung bình ở nhóm người lớn cao hơn
nhóm trẻ em (7,73 so với 5,20). Tuy nhiên, kết
quả kiểm định t-test trung bình 2 mẫu cho thấy
sự chênh lệch này chưa có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p-value=0,335>0,05) (Bảng 4).
Kết quả phân tích ở nhóm nguyên nhân
ngoại biên cho %IPF trung bình ở nhóm người
lớn cao hơn nhóm trẻ em (16,89 so với 14,03).
Tuy nhiên, kết quả kiểm định t-test trung bình 2
mẫu cho thấy sự chênh lệch này chưa có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p-value=0,517>0,05)
(Bảng 4).
Kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê của %IPF về nhóm tuổi trong hai nhóm
nguyên nhân ngoại biên và bệnh lý tại tủy.
Bảng 5. So sánh giá trị %IPF ở nhóm giảm tiểu cầu
do nguyên nhân ngoại biên và bệnh lí tại tủy theo giới
tính và tuổi
Nhóm N IPF (%) p-value
*
Nguyên nhân ngoại biên
(tổng)
75
Nữ (≤15 tuổi) 5 15,36 ± 10,30 0,572
Nam (≤15 tuổi) 2 10,70 ± 0,99
Nữ (>15 tuổi) 53 17,40 ± 12,09 0,269
Nam (>15 tuổi) 22 14,76 ± 7,97
Nguyên nhân bệnh lý tại
tuỷ (tổng)
44
Nữ (≤15 tuổi) 2 3,20 ± 1,56 0,313
Nam (≤15 tuổi) 6 3,10 ± 3,18
Nữ (>15 tuổi) 18 5,58 ± 4,20 0,070
Nam (>15 tuổi) 18 9,89 ± 8,82
*Phép kiểm t
Kết quả phân tích ở nhóm nguyên nhân
ngoại biên cho thấy trung bình %IPF ở nữ cao
hơn nam ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên,
kết quả kiểm định t-test trung bình 2 mẫu cho
thấy sự chênh lệch này chưa có sự khác biệt ý
nghĩa ở mức 5% (Bảng 5).
Kết quả phân tích ở nhóm bệnh lý tại tuỷ cho
thấy trung bình %IPF ở nam cao hơn nữ. Tuy
nhiên, kết quả kiểm định t-test trung bình 2 mẫu
cho thấy sự chênh lệch này cũng chưa có sự khác
biệt ý nghĩa ở mức 5% (Bảng 5).
Ở cả hai nhóm bệnh, không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về %IPF giữa trẻ em với
người trưởng thành, và giữa giới nam với nữ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 130
Bảng 6. So sánh giá trị %IPF ở nhóm NNNB và
BLTT theo mức độ giảm tiểu cầu
Nhóm (/µL) N
%IPF
trung bình
Độ lệch
chuẩn
p-value
*
SLTC <20,000 47
0,001
NNNB 33 22,03 11,95
BLTT 14 9,56 10,39
20,000≤ SLTC ≤ 50,000 37
0,012
NNNB 25 13,77 7,31
BLTT 12 7,76 4,14
50,000≤ SLTC <100,000 35
0,03
NNNB 17 10,35 9,20
BLTT 18 5,16 2,95
*Phép kiểm t
Theo kết quả nghiên cứu, giá trị trung bình
%IPF ở các nhóm NNNB và BLTT đều giảm
dần theo nhóm SLTC tăng dần. Ở bệnh nhân
có SLTC <20.000/µL, giá trị %IPF trung bình
của nhóm NNNB (22,03%) lớn hơn giá trị
%IPF trung bình của nhóm BLTT (9,56%), sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,001).
Kết quả so sánh tương tự ở hai nhóm SLTC
còn lại, giá trị %IPF trung bình ở những bệnh
nhân giảm tiểu cầu do NNNB so với BLTT lớn
hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm SLTC từ
20.000–50.000/µL (p=0,013) và nhóm SLTC
>50.000/µL (p=0,03) (Bảng 6).
Bảng 7. Giá trị điểm cắt (cut-off) %IPF trong chẩn
đoán phân biệt giảm tiểu cầu do NNNB và BLTT theo
mức giảm tiểu cầu
Tiểu cầu
<20.000/µL
20.000≤ Tiểu
cầu <50.000/µL
50.000 ≤ Tiểu
cầu <100.000/µL
Giá trị điểm
cắt (%)
10,6 9,3 5,77
Độ nhạy 70,69 73,08 0,40
Độ đặc hiệu 70,69 76,92 0,37
Để chẩn đoán phân biệt giảm tiểu cầu do
NNNB và BLTT ở nhóm bệnh nhân có mức
giảm tiểu cầu càng thấp thì điểm cắt có giá trị
càng cao (Bảng 7).
BÀN LUẬN
Đặc điểm về tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm
bệnh nhân >15 tuổi có 104 ca (87,39%) hơn gần 7
lần so với nhóm bệnh nhân ≤ 15tuổi, có 15 ca
(12,61%). Trong khi đó, ở nghiên cứu của Jung H
và cộng sự (2010), có 130 ca >15 tuổi (64,68%)
hơn 1,8 lần so với nhóm 71 ca ≤15 tuổi (35,32%)(4).
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi có số
lượng bệnh nhân >15 tuổi chiếm đa số, tương
đồng với nghiên cứu của Jung H. Điều này cho
thấy vào thời điểm nghiên cứu đối tượng đến
khám và/hoặc nhập viện vì giảm tiểu cầu tại
Bệnh viện Truyền máu Huyết học chủ yếu là đối
tượng người lớn.
Đặc điểm về giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm
bệnh nhân nam có 46 ca (38,66%), nữ 73 ca
(61,34%).
Trong khi đó, ở nghiên cứu của Jung H và
cộng sự (2010), có 80 ca nam (39,80%) và nữ 121
ca (60,20%)(4). Ở nghiên cứu của Naz A và cộng
sự, có 130 ca nam (56,28%) và nữ có 101 ca
(43,72%)(6). Đặc điểm này có thể được giải thích
do lấy mẫu thuận tiện làm cho tỉ lệ này khác biệt.
So sánh giá trị %IPF giữa ở nhóm nguyên nhân
ngoại biên và bệnh lí tại tủy
Đối với NNNB, giá trị %IPF trung bình và
khoảng giới hạn lần lượt là 16,63 và 1,40-45,50.
Trong khi đó, ở nhóm nguyên nhân BLTT, giá
trị %IPF trung bình và khoảng giới hạn lần
lượt là 7,27và 0,90–34,80.
Kết quả trên cho thấy giá trị IPF trung bình
trong giảm tiểu cầu do nguyên nhân ngoại biên
cao hơn giảm tiểu cầu do bệnh lý tại tuỷ. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,0001).
Tương tự, trong nghiên cứu của Jung H và
cộng sự (2010), giá trị %IPF trung vị của nhóm
ITP (thuộc nhóm NNNB) là 7,70% và của nhóm
Non-ITP (thuộc nguyên nhân BLTT) là 3,50%
(p<0,0001)(4). Giá trị tương ứng ở nghiên cứu của
Naz A và cộng sự (năm 2016) là 16,39% và 7,69%
(p <0,0001)(6) và nghiên cứu của Abe Y và cộng sự
(2005) là 17,40% và 6,40% (p <0,01)(1). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cùng với các nghiên
cứu này đều cho thấy giá trị trung vị của %IPF
của nhóm nguyên nhân ngoại biên lớn hơn có ý
nghĩa thống kê so với nhóm nguyên nhân BLTT.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 131
So sánh giá trị %IPF ở nhóm NNNB và BLTT
theo giới tính và tuổi
Trong hai nhóm ≤15 tuổi hay >15 tuổi, chúng
tôi cũng không tìm thấy khác biệt có ý nghĩa
thống kê về giá trị %IPF ở cả 2 giới nam và nữ
trong nhóm bệnh nhân giảm tiểu cầu do nguyên
nhân ngoại biên cũng như nhóm bệnh nhân
giảm tiểu cầu do nguyên nhân tại tủy.
Trong nghiên cứu của Jung H và cộng sự
(2010)(4), kết quả không tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về giá trị %IPF của nhóm bệnh
nhân ITP (thuộc nhóm nguyên nhân ngoại biên)
giữa trẻ em – người lớn và giữa nam – nữ. Tuy
nhiên trong nhóm bệnh nhân ≤15 tuổi, giá trị
%IPF của nam (8,40%) cao hơn có ý nghĩa thống
kê so với nữ (5,50%) với p=0,04. Kết quả của
chúng tôi không giống với kết quả nghiên cứu
của Jung H, có thể vì số lượng mẫu ≤ 15 tuổi
trong nghiên cứu của chúng tôi không nhiều.
So sánh giá trị %IPF ở nhóm NNNB và BLTT
theo mức giảm tiểu cầu
Chúng tôi nhận thấy giá trị %IPF có mối
tương quan với số lượng của bệnh nhân. Số
lượng TC cầu càng thấp, sự phân bố giá trị %IPF
càng rộng. Nhưng xu hướng chung, giá trị %IPF
thấp dần khi số lượng TC tăng lên (p <0,0001,
R=0,384). Tương tự, trong nghiên cứu của Briggs
C và cộng sự (năm 2004), số lượng tiểu cầu và
giá trị %IPF ở nhóm bệnh nhân ITP (thuộc nhóm
nguyên nhân ngoại biên) có tương quan nhau
(p<0,0001, R=0,69)(2).
Chúng tôi đã tiến hành phân nhóm bệnh
nhân theo số lượng tiểu cầu ở ba nhóm: nhóm
1 (SLTC <20.000/µL); nhóm 2 (SLTC 20.000–
50.000/µL); nhóm 3 (SLTC 50.000–100.000/µL).
Phân tích, so sánh giá trị trung bình %IPF của
bệnh nhân giảm tiểu cầu do nguyên nhân
ngoại biên và nguyên nhân bệnh lý tại tuỷ
theo nhóm SLTC. Ở nhóm 1, giá trị %IPF trung
bình ở nhóm nguyên nhân ngoại biên (22,03%)
lớn hơn có ý nghĩa thống kê giá trị %IPF trung
bình của nhóm nguyên nhân bệnh lý tại tuỷ
(9,56%) với p=0,001; kết quả so sánh tương tự ở
hai nhóm còn lại, giá trị %IPF trung bình ở
những bệnh nhân giảm tiểu cầu do nguyên
nhân ngoại biên so với nguyên nhân bệnh lý
tại tuỷ lớn hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm 2
(13,77% so với 7,76%, p=0,013) và nhóm 3
(10,35% so với 5,16%, p=0,03).
Giá trị điểm cắt (cut-off) của %IPF trong chẩn
đoán nguyên nhân giảm tiểu cầu
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có
sự tương quan nghịch có ý nghĩa giữa mức giảm
tiểu cầu và chỉ số tiểu cầu lưới nên chúng tôi chia
bệnh nhân thành 3 nhóm theo mức giảm tiểu
cầu, và nhận thấy có sự khác biệt về giá trị điểm
cắt để phân biệt giảm tiểu cầu do nguyên nhân
ngoại biên và bệnh lí tại tủy ở 3 nhóm này, mức
tiểu cầu càng thấp thì điểm cắt có giá trị càng
tăng với 10,6%; 9,3%; 5,77% lần lượt ở 3 nhóm có
số lượng tiểu cầu <20.000/µL; 20.000/µL≤ tiểu cầu
<50.000/µL và 50.000/µL ≤tiểu cầu <100.000/µL,
với độ nhạy và độ đặc hiệu gần như nhau.
Trong kết quả nghiên cứu của Jung H và
cộng sự (năm 2010), điểm cắt của %IPF trong
chẩn đoán phân biệt ITP (thuộc nhóm giảm tiểu
cầu do nguyên nhân ngoại biên) và suy tuỷ
(thuộc nhóm giảm tiểu cầu do bệnh lý tại tuỷ) là
7,30% với độ nhạy 54,00% và đặc hiệu 92,20%(4).
Kết quả điểm cắt 7,30% này gần với giá trị
nghiên cứu ở nhóm bệnh nhân có SLTC
<100.000/µL của chúng tôi (7,50%), có độ đặc
hiệu cao hơn nhưng độ nhạy lại thấp hơn.
KẾT LUẬN
Qua phân tích nghiên cứu về giá trị %IPF
trong bước đầu đánh giá giảm tiểu cầu do
nguyên nhân tại tuỷ và giảm tiểu cầu do nguyên
nhân ngoại biên ở 119 bệnh nhân đến khám
và/hoặc nhập viện tại Bệnh viện Truyền máu
Huyết học từ tháng 11/2017 – 02/2018, chúng tôi
nhận thấy:
Giá trị %IPF trung bình và khoảng giới hạn
của nhóm NNNB lần lượt là 16,63% và 1,40%–
45,50%; trong khi đó, ở nhóm nguyên nhân
BLTT, giá trị %IPF trung bình và khoảng giới
hạn lần lượt là 7,27% và 0,90%–34,80%.
Giá trị %IPF trung bình trong giảm tiểu cầu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 132
do NNNB cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm giảm tiểu cầu do BLTT (p <0,0001).
Điểm cắt của %IPF để chẩn đoán phân biệt
giảm tiểu cầu do NNNB và BLTT theo mức giảm
tiểu cầu:
+ Tiểu cầu <100.000/µL: 7,50% với độ nhạy
77,30% và độ đặc hiệu 70,45%.
+ 50.000 ≤tiểu cầu <100.000/µl: 5,77% với độ
nhạy 82,4% và độ đặc hiệu 72,2%.
+ 20.000 ≤tiểu cầu <50.000/µL: 9,3% với độ
nhạy 72% và độ đặc hiệu 66,7%.
+ Tiểu cầu <20.000: 10,6% với độ nhạy 81,2%
và độ đặc hiệu 73,3%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abe Y, Wada H, Tomatsu H, Sakaguchi A, et al (2006). A simple
technique to determine thrombopoiesis level using immature
platelet fraction (IPF). Thrombosis Research, 118:463–469.
2. Briggs C, Kunka S, Hart D, et al (2004). Assessment of an
immature platelet fraction (IPF) in peripheral
thrombocytopenia. British Journal of Haematology, 126:93-99.
3. Huỳnh Văn Mẫn, Nguyễn Tấn Bỉnh (2015). Bệnh suy tuỷ
xương, Bài giảng huyết học lâm sàng. Nhà xuất bản Y học TP.
HCM, pp.212.
4. Jung H, Jeon HK, Kim HJ, Kim SH (2010). Immature Platelet
Fraction: Establishment of a Reference Interval and Diagnostic
Measure for Thrombocytopenia. Korean J Lab Med, 30(5):451–459.
5. Ko YJ, Hur M, Kim H, et al (2015). Reference interval for
immature platelet fraction on Sysmex XN hematology analyzer:
a comparison study with Sysmex XE-2100. Clin Chem Lab Med,
53(7):1091-1097.
6. Naz A, Mukry SN, Shaikh MR, et al (2016). Importance of
immature platelet fraction as predictor of immune
thrombocytopenic purpura. Pak J Med Sci, 32(3):575–579.
7. Phạm Quý Trọng (2015). Bệnh suy tuỷ xương, Bài giảng huyết
học lâm sàng. Nhà xuất bản Y học TP. HCM, pp.181.
8. Pons I (2010). Correlation between immature platelet fraction
and reticulated platelets. Usefulness in the etiology diagnosis of
thrombocytopenia. European Journal of Haematology, 85(2):158-63.
Ngày nhận bài báo: 30/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_danh_gia_gia_tri_manh_tieu_cau_chua_truong_thanh_tr.pdf