Tài liệu Bồi dưỡng năng lực sư phạm giáo viên trung học cơ sở dân tộc Khmer tỉnh An Giang: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017
105
Bồi dưỡng năng lực sư phạm giáo viên trung học cơ sở
dân tộc Khmer tỉnh An Giang
Developing pedagogical competencies for Khmer secondary school teachers
in An Giang Province
ThS.NCS. Lê Ngọc Xuân,
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tịnh Biên, An Giang
Le Ngoc Xuan, M.A. Ph.D. student,
Department of Education and Training of Tinh Bien District, An Giang Province
Tóm tắt
Việc bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp nói chung năng lực sư phạm nói riêng của giáo viên trung học
cơ sở (THCS) đã được quan tâm thực hiện từ lâu. Có thể nói năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên
THCS đã được nâng lên đáng kể, tuy nhiên so với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS thì vẫn
chưa đáp ứng đầy đủ, nhất là giáo viên THCS dạy vùng sâu, vùng dân tộc Khmer và giáo viên dân tộc
Khmer. Trên cơ sở phân tích đặc điểm tâm lý và năng lực sư phạm, chúng tôi đề xuất một số biện pháp
bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo vi...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng năng lực sư phạm giáo viên trung học cơ sở dân tộc Khmer tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017
105
Bồi dưỡng năng lực sư phạm giáo viên trung học cơ sở
dân tộc Khmer tỉnh An Giang
Developing pedagogical competencies for Khmer secondary school teachers
in An Giang Province
ThS.NCS. Lê Ngọc Xuân,
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tịnh Biên, An Giang
Le Ngoc Xuan, M.A. Ph.D. student,
Department of Education and Training of Tinh Bien District, An Giang Province
Tóm tắt
Việc bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp nói chung năng lực sư phạm nói riêng của giáo viên trung học
cơ sở (THCS) đã được quan tâm thực hiện từ lâu. Có thể nói năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên
THCS đã được nâng lên đáng kể, tuy nhiên so với yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS thì vẫn
chưa đáp ứng đầy đủ, nhất là giáo viên THCS dạy vùng sâu, vùng dân tộc Khmer và giáo viên dân tộc
Khmer. Trên cơ sở phân tích đặc điểm tâm lý và năng lực sư phạm, chúng tôi đề xuất một số biện pháp
bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên THCS dân tộc Khmer tỉnh An Giang.
Từ khóa: bồi dưỡng, năng lực sư phạm, giáo viên THCS dân tộc Khmer, tỉnh An Giang.
Abstract
Training professional competencies, especially pedagogical ones of secondary teachers has been
concerned and proceeded for a long time. It could be said that pedagogical competencies of the staff of
secondary school teachers have been improved significantly; however, those competencies, especially
of the ones who are teaching in distant areas and in minor ethnic Khmer regions, have not caught the
current demands in comparison with the professional standards. Basing on analyzing their spychological
characteristics and pedagogical abilities, we propose some methods of developing pedagogical
competencies for minor ethnic Khmer teachers of secondary schools in An Giang province.
Keywords: developing, pedagogical competencies, minor ethnic Khmer teachers of secondary school,
An Giang Province.
1. Đặt vấn đề
Quá trình đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nỗ
lực của toàn xã hội. Trong đó, đội ngũ nhà
giáo có vai trò hết sức quan trọng bởi họ
chính là lực lượng trực tiếp đóng góp vào
sự đổi mới này. Để nâng cao năng lực sư
phạm (NLSP) cho đội ngũ nhà giáo, công
tác bồi dưỡng phải được tiến hành thường
xuyên và có bài bản. Để các nhà giáo có
thể đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong
quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục, cần phải có những đột phá trong
công tác đào tạo, bồi dưỡng. Bản thân mỗi
nhà giáo phải coi công tác bồi dưỡng
NLSP là nhiệm vụ cấp bách. Trong những
năm vừa qua, việc xây dựng quy hoạch đào
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN T C KHMER TỈNH AN GIANG
106
tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV THCS dân tộc
Khmer tỉnh An Giang đã có những chuyển
biến và đạt được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đặt ra
cho GV THCS dân tộc Khmer những cơ
hội và thách thức mới. Trong điều kiện hội
nhập, giao lưu mở cửa, đổi mới tư duy,
phương thức và cơ chế quản lý, phải đảm
bảo phát huy được nội lực, giữ gìn được
môi trường văn hoá dân tộc và những giá
trị truyền thống tốt đẹp, điều này đang đặt
ra những thách thức cho đội ngũ GV. Vì
vậy, bồi dưỡng NLSP cho GV dân tộc
Khmer không chỉ chú trọng đến kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa
học mà cả kiến thức chính trị, kiến thức
kinh tế, ngoại ngữ, tin học... Phải bồi
dưỡng toàn diện, coi trọng tính hiệu quả.
Các trường THCS tỉnh An Giang cần làm
cho đội ngũ GV dân tộc Khmer ý thức đầy
đủ rằng không bồi dưỡng để nâng cao trình
độ, năng lực thì không thể hoàn thành được
nhiệm vụ của người GV trước những yêu
cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo. Vì vậy, việc bồi dưỡng NLSP cho
GV THCS dân tộc Khmer, giúp họ đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ mới, góp phần thực hiện
thắng lợi sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo là việc làm cấp
thiết hiện nay.
2. Thực trạng đặc điểm năng lực
nghề nghiệp của giáo viên THCS dân tộc
Khmer tỉnh An Giang
2.1. Đặc điểm năng lực nghề nghiệp
của giáo viên THCS dân tộc Khmer
- Đối với giáo viên dân tộc Kinh dạy
vùng có đông học sinh dân tộc Khmer:
Giáo viên đa số trẻ, chưa có kinh nghiệm
dạy học vùng dân tộc, chưa biết tiếng dân
tộc, hiểu biết tâm sinh lý học sinh dân tộc
còn quá ít ảnh hưởng việc đổi mới phương
pháp dạy học, chưa am hiểu đặc điểm văn
hóa, phong tục, tập quán, đời sống người
Khmer; tay nghề và chất lượng giáo viên
chưa đồng đều, nhất là vùng sâu, xa, vùng
đồng bào dân tộc Khmer.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất
lượng học lực học sinh THCS dân tộc
Khmer thấp hơn học sinh THCS dân tộc
kinh và so với bình quân chung của học
sinh bậc THCS.
Bảng 1: Thống kê tỷ lệ CBQL và giáo viên Khmer các bậc học
so với tổng số CBGV năm 2017
Số TT Bậc học
Tổng số
CBGV
Tổng số CBGV Khmer Ghi chú
CBQL Khmer GV Khmer
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
1 Mầm non 473 8 1.69 40 8.46
2 Tiểu học 1586 15 0.95 320 20.18
3 THCS 1059 3 0.28 114 10.76
4 THPT 492 2 0.41 80 16.26
Tổng 3610 28 0.78 554 15.35
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang.
LÊ NGỌC XUÂN
107
Giáo viên dân tộc Khmer dạy được
tiếng dân tộc rất ít: có 31 giáo viên dạy
tiếng dân tộc Khmer cả bậc tiểu học và
THCS, còn lại là hợp đồng sư sãi và cán bộ
công chức ngành, xã. Vì đa số giáo viên
người dân tộc Khmer chỉ biết nói tiếng dân
tộc (mẹ đẻ) không biết chữ mẹ đẻ.
Một số giáo viên THCS dân tộc
Khmer bị hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt,
các chương trình bồi dưỡng vừa qua chưa
chú trọng nội dung này, do đó số giáo viên
này gặp khó khăn khi đổi mới phương
pháp, cũng như học tập bồi dưỡng.
Bên cạnh đó, một số tập tục và tâm lý
tộc người Khmer còn lạc hậu tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển thể
chất và tinh thần nguồn giáo viên THCS
dân tộc Khmer.
Bảng 2: Thống kê về số lượng, cơ cấu, giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn của
CBQL và giáo viên Khmer các bậc học năm 2017
Số TT
Bậc
học
Tổng
số
CBGV
Khmer
Trong đó Trình độ chuyên môn Độ tuổi
Nữ
Đảng
viên
TC CĐ ĐH
Thạc
sĩ
Dưới
31 tuổi
31-40 41-50 51-55
Trên
55
9+3 12+2
1 MN 48 48 14 7 24 9 8 0 19 21 8 0 0
2 TH 335 141 111 53 17 153 112 0 120 121 65 18 11
3 THCS 117 58 33 0 0 82 35 0 50 55 9 0 3
4 THPT 82 53 29 0 0 1 78 3 46 32 2 2 0
Cộng 582 300 187 60 41 245 233 3 235 229 84 20 14
Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang.
2.2. Những ưu điểm và hạn chế về
năng lực sư phạm của giáo viên THCS
dân tộc Khmer
2.2.1. Về ưu điểm
- Những giáo viên biết tiếng mẹ đẻ có
thuận lợi cho việc dạy học cho học sinh THCS
dân tộc Khmer, nhất là môn tiếng Khmer.
- Năng lực chẩn đoán, nắm bắt tâm lý
học sinh dân tộc Khmer cũng dễ dàng hơn.
- Phát huy hiểu biết truyền thống văn
hóa, tập quán dân tộc, việc giáo dục cho
học sinh dân tộc sẽ hiệu quả hơn.
2.2.2. Về hạn chế
- Những giáo viên dân tộc Khmer chưa
đạt chuẩn về trình độ đào tạo dạy song ngữ
và hạn chế về tiếng Việt dẫn đến bị hạn chế
trong việc đổi mới phương pháp dạy học,
giáo dục học sinh nói chung và dạy “song
ngữ” đối với học sinh dân tộc Khmer
nói riêng.
- Đa số giáo viên dân tộc Khmer dạy ở
vùng sâu, vùng xa kinh tế khó khăn nên
điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật hạn
chế, tự học, tự nghiên cứu còn gặng khó
khăn, hạn chế sức sáng tạo.
- Sự bất đồng về ngôn ngữ gây trở ngại
trong việc tiếp thu tri thức văn hoá, khoa
học, công nghệ, giao lưu trao đổi chuyên
môn, nghiệp vụ, của giáo viên dân tộc
Khmer.
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN T C KHMER TỈNH AN GIANG
108
3. Một số biện pháp bồi dưỡng
năng lực sư phạm giáo viên THCS
dân tộc Khmer tỉnh An Giang
3.1. Xây dựng quy trình, phương pháp
đánh giá thực trạng năng lực nghề nghiệp
của giáo viên THCS dân tộc Khmer
- Mục đích: xây dựng nội dung về quy
trình, phương pháp đánh giá thực trạng
năng lực nghề nghiệp của giáo viên ở một
trường THCS cho các lớp tập huấn đánh
giá năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS
theo chuẩn nghề nghiệp, nhằm làm cơ sở
xác định yêu cầu, nội dung, phương pháp,
hình thức bồi dưỡng, đây là biện pháp tiên
quyết cho quá trình bồi dưỡng năng lực sư
phạm giáo viên THCS.
- Nội dung thực hiện: chuẩn bị cho
công tác đánh giá, người Hiệu trưởng phải
được tập huấn trước. Trong việc đánh giá
năng lực nghề nghiệp giáo viên theo chuẩn
nghề nghiệp, người Hiệu trưởng có vai trò
và nhiệm vụ rất quan trọng, vừa tổ chức
đánh giá và trực tiếp tham gia đánh giá. Họ
cần phải nắm chuẩn quy trình, phương
pháp, kỹ năng đánh giá, hiểu rõ vai trò,
nhiệm vụ của mình và của các thành phần
khác tham gia đánh giá.
- Cách thức thực hiện: đánh giá năng
lực nghề nghiệp giáo viên ở một trường
THCS được tiến hành theo 3 bước chủ yếu:
1. Trước khi người đánh giá chính thức đến
trường; 2. Người đánh giá đến trường tiến
hành đánh giá năng lực nghề nghiệp của
giáo viên; 3. Kết thúc việc đánh giá.
3.2. Xác định mục tiêu bồi dưỡng
năng lực sư phạm giáo viên THCS
dân tộc Khmer
- Mục đích: xác định các mục tiêu cho
từng loại hình bồi dưỡng giáo viên THCS
như: bồi dưỡng thường xuyên; bồi dưỡng
chương trình sách giáo khoa mới; bồi
dưỡng chuẩn hóa.
- Nội dung thực hiện: căn cứ trên cơ sở
các loại hình bồi dưỡng, qua kết quả đánh
giá thực trạng năng lực sư phạm, Hiệu
trưởng tiến hành phân loại giáo viên để từ
đó xác định mục tiêu bồi dưỡng phù hợp
đối tượng và nhu cầu bồi dưỡng.
- Cách thức thực hiện: công tác bồi
dưỡng cần làm cho đội ngũ giáo viên tham
gia bồi dưỡng có những hiểu biết đầy đủ
những yêu cầu mới về mục tiêu. Nội dung
và phương pháp đào tạo; có kỹ năng dạy
học đảm bảo nguyên tắc phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi
dạy học theo chương trình và sách giáo
khoa mới; mặt khác chuẩn bị cho giáo viên
có năng lực đáp ứng nhưng yêu cầu đổi
mới phương pháp sẽ đặt ra một cách
thường xuyên nhằm cập nhật với việc sử
dụng các phương pháp dạy học mới, các
thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình
dạy học.
- Đối với giáo viên dân tộc Khmer
THCS mục tiêu bồi dưỡng còn phải đạt
thêm các mục tiêu cụ thể phù hợp với đặc
điểm riêng của giáo dục vùng dân tộc
Khmer, giáo viên, học sinh dân tộc Khmer
THCS.
3.3. Xây dựng nội dung bồi dưỡng
năng lực sư phạm cho giáo viên THCS
dân tộc Khmer
- Mục đích: xây dựng nội dung chương
trình bồi dưỡng sát với nhu cầu của giáo
viên thì càng được giáo viên hưởng ứng, tự
nguyện tích cực thực hiện. Những chương
trình bồi dưỡng “áp đặt” từ trên xuống, dù
là do những chuyên gia có trình độ soạn
thảo mà không phù hợp với nhu cầu của
đông đảo giáo viên sẽ không mấy hiệu quả.
Bởi vậy, phải coi trọng việc xây dựng
chương trình bồi dưỡng “từ dưới lên”.
- Nội dung thực hiện: xác định các nội
dung bồi dưỡng; trình độ đào tạo ban đầu
LÊ NGỌC XUÂN
109
và đã chuẩn hoá; đánh giá giáo viên theo
chuẩn nghề nghiệp hàng năm; tổng hợp
phân tích kết quả khảo sát, đánh giá thực
trạng về năng lực sư phạm giáo viên
THCS, cùng với kết quả nghiên cứu tổng
kết kinh nghiệm, hiện trạng hiện nay về
năng lực nghề nghiệp giáo viên.
- Cách thức thực hiện: Từ những cơ sở
lý luận và kết quả khảo sát, đánh giá thực
trạng có thể xác định những năng lực sư
phạm cần bồi dưỡng cho giáo viên THCS
Khmer tỉnh An Giang như sau: phương
pháp dạy tiếng Khmer cho học sinh
Khmer; chính sách dân tộc đối với dân tộc
Khmer; đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc
Khmer; những đặc điểm văn hóa, kinh tế,
xã hội, tâm lý, phong tục tập quán của
đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ.
3.4. Xác định hình thức, phương pháp
bồi dưỡng năng lực sư phạm giáo viên
dân tộc Khmer
- Mục đích: nhằm đổi mới phương
thức bồi dưỡng, tăng cường vai trò tích cực
sáng tạo của giáo viên trong quá trình bồi
dưỡng thông qua việc tạo điều kiện cho
học viên tự học cá nhân, thảo luận trong tổ
nhóm chuyên môn.
- Nội dung thực hiện: việc bồi dưỡng
giáo viên thường được tổ chức theo các
phương thức như: bồi dưỡng tập trung theo
khóa dài ngày hoặc theo từng đợt ngắn
ngày tại một cơ sở đào; bồi dưỡng tại chỗ;
bồi dưỡng từ xa và đa dạng hoá các hình
thức bồi dưỡng như: gửi tài liệu bản in, bản
điện tử, video clip, đĩa VCD, cẩm nang hỏi
đáp, phát sóng truyền thanh truyền hình,
trực tuyến... trong đó chú trọng việc “số
hóa”, đưa lên mạng internet tất cả các
thông tin để tạo điều kiện cho GV có thể tự
học tập ở mọi nơi, mọi lúc...
- Cách thức thực hiện: nội dung bồi
dưỡng quy định phương pháp và hình thức
bồi dưỡng, cần đảm bảo tính đồng bộ trong
đổi mới quy trình bồi dưỡng. Mỗi phương
thức, loại hình bồi dưỡng sẽ có một quy
trình tổ chức bồi dưỡng khác nhau, thể hiện
phương pháp bồi dưỡng phù hợp.
3.5. Bồi dưỡng kỹ năng dạy học
hợp tác cho giáo viên THCS dân tộc Khmer
- Mục đích: xây dựng nội dung bồi
dưỡng cho các lớp tập huấn về năng lực sư
phạm, nhằm phát triển kỹ năng dạy học
hợp tác (DHHT) cho giáo viên THCS dân
tộc Khmer, đáp ứng yêu cầu đổi mới
PPDH hiện nay; giúp cho giáo viên nắm
vững cách thức, quy trình thực hiện các kỹ
năng DHHT; cũng cố khắc sâu kiến thức
kỹ năng đã được học tập; tạo cho giáo viên
thường xuyên, luyện tập, nâng cao ý thức
tự học, tự rèn luyện kỹ năng DHHT.
- Nội dung thực hiện: xây dựng nội
dung bồi dưỡng kỹ năng DHHT; bồi dưỡng
cho giáo viên nhận thức những vấn đề
chung của DHHT; xây dựng nội dung thiết
kế bài học theo mô hình DHHT.
- Cách thức thực hiện: xây dựng các
kỹ năng tiến hành dạy học theo mô hình
DHHT như: kỹ năng hình thành nhóm học
tập hợp tác, kỹ năng giải thích mục tiêu và
nhiệm của bài học trong học tập hợp tác,
kỹ năng đánh giá, nhận xét tương tác của
nhóm
3.6. Bồi dưỡng một số năng lực sư phạm
cho giáo viên THCS dân tộc Khmer
- Bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra đánh giá
kết quả học tập, giáo dục của học sinh THCS.
+ Mục đích: giúp cho giáo viên nắm
vững mục tiêu, nguyên tắc, nội dung,
phương pháp đánh giá kết quả học tập của
học sinh, vận dụng được các nguyên tắc
đánh giá, sử dụng có hiệu quả các phương
pháp đánh giá, có một số kỹ năng cơ bản
phục vụ cho việc đánh giá, coi trọng việc
đánh giá và có thái độ tích cực, công bằng
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN T C KHMER TỈNH AN GIANG
110
khách quan trong đánh giá.
+ Nội dung và cách thức thực hiện: kỹ
năng thiết kế một cuộc đánh giá; xác định
mục tiêu phương pháp hình thức đánh giá,
công cụ đánh giá; kỹ năng thu nhận xử lý
thông tin từ nhiều người để đánh giá khách
quan chính xác kết quả học tập tu dưỡng và
tìm nguyên nhân của các kết quả dạy học,
giáo dục; kỹ năng đánh giá định tính định
lượng kết quả học tập, giáo dục, sử dụng
kết quả đánh giá đó vào quá trình dạy học
giáo dục.
- Bồi dưỡng kỹ năng thiết kế bài giảng
theo phương pháp dạy học tích cực.
+ Mục đích: giúp cho giáo viên nắm
vững ý nghĩa, đặc trưng của phương pháp
dạy học tích cực, thiết kế được bài học phát
huy được tính tích cực nhận thức của học
sinh, trên cơ sở lựa chọn các phương pháp
phù hợp.
+ Nội dung và cách thức thực hiện: các
phương pháp dạy học; quy trình tổ chức
hoạt động học ứng với mỗi phương pháp
nêu trên; các tình huống có vấn đề, cách
tạo tình huống có vấn đề; câu hỏi bài tập
công cụ lôgic để thiết kế các hoạt động học
tích cực.
- Bồi dưỡng kiến thức về đặc điểm
tâm, sinh lý của học sinh THCS dân tộc
Khmer.
+ Mục đích: giúp giáo viên nắm vững
những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh
THCS dân tộc Khmer để lựa chọn, sử dụng
các phương pháp dạy học phù hợp nhằm
nâng cao chất lượng học tập của học sinh
THCS dân tộc Khmer.
+ Nội dung và cách thức thực hiện:
những cơ sở hình thành đặc điểm tâm lý
học sinh THCS dân tộc Khmer; về mặt
sinh lý, tiến trình cơ sinh học - sinh lý lứa
tuổi; về mặt đặc điểm tâm lý học sinh
THCS dân tộc Khmer; đặc điểm tư duy của
học sinh Khmer là “tư duy ngầm”
- Bồi dưỡng kỹ năng dạy học tích hợp
ở trường THCS.
+ Mục đích: giúp giáo viên nắm vững
khái niệm, phương pháp và hình thức dạy
học tích hợp. Hình thành cho giáo viên
những kỹ năng cần thiết để dạy học theo
hướng tích hợp ở trường THCS.
+ Nội dung và cách thức thực hiện:
giới thiệu tổng quan về dạy học theo hướng
tích hợp; phân tích bản chất dạy học tích
hợp, vai trò ý nghĩa sư phạm của dạy học
tích hợp; tri thức tích hợp và dạy học tích
hợp; tính tích hợp thể hiện trong chương
trình, SGK, tài liệu dạy học THCS; thiết kế
một chủ đề dạy học tích hợp; phương pháp
dạy học tích hợp.
- Bồi dưỡng năng lực tìm hiểu học
sinh THCS và dạy học phân hóa đối tượng.
+ Mục đích: giúp giáo viên nắm vững
hình thức, phương pháp dạy học phân hóa;
các xu hướng phân hóa. Nắm vững các giải
pháp tổ chức dạy học phân hóa; đảm bảo
sự phù hợp với tư duy học sinh, tâm lý tính
cách, phong tục tập quán, hoàn cảnh kinh
tế
+ Nội dung và cách thức thực hiện: tìm
hiểu học sinh; các lý thuyết hiện đại về trí
tuệ, phát triển trí tuệ; đặc điểm phát triển
nhận thức của học sinh THCS, học sinh
THCS dân tộc Khmer; các lý thuyết hiện
đại về học tập, các mô hình nhận thức; các
yếu tố, các điều kiện ảnh hưởng đến sự
phát triển tâm lý học sinh; các phương
pháp thu thập xử lý thông tin về học sinh;
thiết kế công cụ tìm hiểu học sinh; sử dụng
kết quả tìm hiểu học sinh để phân loại, lập
hồ sơ cá nhân học sinh, lựa chọn các
phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục
thích hợp. Dạy học phân hoá, bản chất dạy
học phân hoá; nguyên tắc lựa chọn hình
thức, phương pháp dạy học, giáo dục phù
LÊ NGỌC XUÂN
111
hợp với từng đối tượng học sinh.
4. Kết luận
Giáo viên THCS dân tộc Khmer có
những đặc điểm về tâm lý, tính cách riêng;
ngôn ngữ; văn hóa đời sống, đặc điểm giáo
dục vùng dân tộc Khmer và trình độ đào
tạo của họ có tác động chi phối đến quá
trình bồi dưỡng phát triển và năng lực nghề
nghiệp. Do đó đòi hỏi chúng ta phải có các
biện pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm
mang tính đặc thù mới phát huy được năng
lực thực sự của họ.
Năng lực sư phạm là năng lực nghề
nghiệp phản ánh phẩm chất, trình độ kiến
thức và kỹ năng của người thầy giáo. Bồi
dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên
THCS nói chung và giáo viên THCS dân
tộc Khmer tỉnh An Giang nói riêng là chìa
khóa để nâng cao chất lượng dạy học ở
THCS, nhất là ở các vùng dân tộc còn
nhiều khó khăn, nhằm tạo sự công bằng
trong giáo dục cho trẻ em dân tộc Khmer,
góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa cộng
đồng dân tộc Khmer, đồng thời chống
những âm mưu, hành động chia rẽ, phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2009), Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên
trung học phổ thông, Ban hành theo Thông tư
số 30/2009 /TT-BGDĐT ngày 22 /10/2009 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
2. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 52/NQ-CP
ngày 15/6/2016 về đẩy mạnh phát triển nguồn
nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016
- 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
3. Chính phủ (2016), Quyết định số 402/ QĐ-
TTg ngày 14/3/2016 phê duyệt Đề án phát
triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
người DTTS trong thời kỳ mới, Hà Nội.
4. Bùi Hiếu (2012), “Đào tạo nguồn nhân lực
người dân tộc thiểu số tại đồng bằng sông
Cửu Long: Thiếu và yếu”, Báo Biên phòng.
5. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb
Đà Nẵng, Đà Nẵng.
6. Trần Thanh Pôn (1991), Một số vấn đề về khoa
học quản lý xã hội về khoa học quản lý giáo
dục phổ thông vùng dân tộc, TP. Hồ Chí Minh.
7. 7.Trần Thanh Pôn (1992), Khoa học Tâm lý -
Giáo dục học trong công tác đào tạo đội ngũ
cán bộ giáo dục vùng dân tộc, Thông tin
Nghiên cứu Giáo dục, Viện Nghiên cứu
GD&ĐT phía Nam.
8. Trần Thanh Pôn (1994), Sự phát triển giáo
dục phổ thông vùng dân tộc Khmer ĐBSCL,
Đề tài NCKH cấp Bộ.
9. Nguyễn Văn Tấn (2012), Bồi dưỡng năng lực
sư phạm cho giáo viên tiểu học dân tộc
Khmer tỉnh Bạc Liêu, Luận án tiến sĩ quản lý
giáo dục.
10. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ (2015),
40 năm khoa học xã hội Nam Bộ (1975-2015),
TP. Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
11. A.G. Cô-Va-Li ốp (1971), Tâm lý học cá
nhân, tập 2, Nxb GD.
12. Leonard Nadler (1970), Developing Human
Resource.
13. UNESCO (2006), Teachers and educational
quality: Monitoring global needs for 2015.
14. World Bank (2000), Teacher Motivation
Incentives and Working Conditions, Febuary
2000.
Ngày nhận bài: 18/5/2017 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72_3003_2215124.pdf