Bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học Phổ thông - Nguyễn Thị Thu Hằng

Tài liệu Bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học Phổ thông - Nguyễn Thị Thu Hằng: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0010 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 83-92 This paper is available online at BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Thu Hằng Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Tóm tắt. Văn học nói chung, thơ trữ tình nói riêng lấy chất liệu ngôn từ nghệ thuật để xây dựng hình tượng. Ngoài tính chất vật thể là âm thanh, ngôn từ trong tác phẩm văn học mang tính phi vật thể: “ Ta không thể nhìn ngắm sờ mó, chiêm ngưỡng hình tượng văn học như hình tượng mang tính vật thể (hội họa, kiến trúc, điêu khắc. . . ). Đứng về ấn tượng trực tiếp, hình tượng văn học không có sức mạnh bằng các loại hình nghệ thuật khác, song nó lại có ưu thế đặc biệt chính ở giới hạn này” [16]. Ở giới hạn này, thơ trữ tình có thể diễn đạt sự vô cùng, vô tận của lòng người, của thế giới khách quan. Tiếp nhận văn học, người đọc phải vận dụng năng lực liên tưởng (LT) v...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình ở trường trung học Phổ thông - Nguyễn Thị Thu Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0010 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 83-92 This paper is available online at BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Thu Hằng Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Tóm tắt. Văn học nói chung, thơ trữ tình nói riêng lấy chất liệu ngôn từ nghệ thuật để xây dựng hình tượng. Ngoài tính chất vật thể là âm thanh, ngôn từ trong tác phẩm văn học mang tính phi vật thể: “ Ta không thể nhìn ngắm sờ mó, chiêm ngưỡng hình tượng văn học như hình tượng mang tính vật thể (hội họa, kiến trúc, điêu khắc. . . ). Đứng về ấn tượng trực tiếp, hình tượng văn học không có sức mạnh bằng các loại hình nghệ thuật khác, song nó lại có ưu thế đặc biệt chính ở giới hạn này” [16]. Ở giới hạn này, thơ trữ tình có thể diễn đạt sự vô cùng, vô tận của lòng người, của thế giới khách quan. Tiếp nhận văn học, người đọc phải vận dụng năng lực liên tưởng (LT) và tưởng tượng (TT), không có năng lực LT, TT sẽ không có sự sáng tạo cũng như sự tiếp nhận văn học. LT, TT không chỉ là quy luật của nhận thức mà còn là quy luật của cảm xúc. Bồi dưỡng năng lực LT, TT cho HS khi học thơ trữ tình chính là bồi dưỡng một năng lực thẩm mĩ, một thế giới tâm hồn đẹp, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên xã hội và con người để từ đó có khát vọng vươn tới cái đẹp cái cao cả để sống tốt hơn, nhân ái hơn. Từ khóa: Thơ trữ tình, liên tưởng, tượng tượng, trung học phổ thông. 1. Mở đầu Nói đến thơ trữ tình là nói đến sự bộc lộ tình cảm của nhà thơ đã được ý thức. Tình cảm trong thơ không bộc lộ bản năng mà được “lắng lọc qua cảm xúc, gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về tình đời” [11]. Tình cảm trong thơ gắn liền với chủ thể sáng tạo, lấy điểm tựa là cuộc sống. Vì vậy, bất cứ hiện thực nào đi vào trong thơ cũng đều biểu hiện một thế giới tâm hồn, cảm nghĩ của nhà thơ đối với cuộc sống. Tuy nhiên, thơ trữ tình không miêu tả cuộc sống, tư tưởng, tình cảm một cách chi tiết cụ thể mà chỉ vài nét chấm phá, tiêu biểu có sức gợi. . . để từ đó làm cho người đọc phải suy nghĩ, LT, TT tiếp. Nhờ có trí tưởng tượng mà người nghệ sĩ “Có thể sống với nhiều tâm trạng, nhập vai các hạng người khác nhau trong xã hội, bổ sung, hư cấu ra những con người, những việc. . .mà mình chưa trải qua. . . mà vẫn làm cho người ta tin như thật hoặc chấp nhận, hoặc thông cảm”[14]. Nguyễn Trọng Hoàn nêu: “Sáng tác văn học, tác giả phải thường trải qua quá trình cảm thụ, trau dồi vốn sống và lựa chọn dữ liệu, phương thức xây dựng tác phẩm, trong đó LT, TT được xem như quá trình tâm lí sáng tạo”[2]. Như vậy, sáng tạo nghệ thuật (thơ), một lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều đến trí tưởng tượng, liên tưởng “ Thơ là nghệ thuật kì diệu nhất của trí tưởng tượng” (Sóng Hồng). Ngày nhận bài: 20/11/2015. Ngày nhận đăng: 15/2/2016. Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hằng, e-mail: thuhangsp1@gmail.com 83 Nguyễn Thị Thu Hằng Trong hoạt động tiếp nhận thơ trữ tình, năng lực CXTM, năng lực LT, TT là rất quan trọng. Mục đích duy nhất của văn chương và dạy học văn chương là “Tạo được sự phát triển cân đối toàn diện về tâm hồn, trí tuệ, về thẩm mĩ và hiểu biết để xây dựng nhân cách cho HS”[8]. Đặt trước tình hình về nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn, mục đích văn chương và dạy văn chương trong trường THPT và trước thực trạng dạy học thơ trữ tình, tác giả mạnh dạn đề xuất biện pháp Bồi dưỡng năng lực LT, TT cho HS trong dạy học thơ trữ tình ở trường THPT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lí luận a) Năng lực tưởng tượng trong sáng tác và trong tiếp nhận văn học Tác phẩm văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nghĩa là hiện thực khách quan đi vào tác phẩm đều phải trải qua suy nghĩ, chọn lọc và trí tưởng tượng của nhà thơ. Nói đến tư duy hình tượng là nói đến vai trò của trí tưởng tượng sáng tạo. Theo Nguyễn Lân định nghĩa: “Tưởng tượng là một quá trình tâm lí xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân và đời sống thực tiễn ” [10]. - Tưởng tượng sáng tạo: Tạo ra những hình ảnh hoàn toàn mới, những hình ảnh đó gần giống với cái có thật, cũng có thể không giống cái có thật, thậm chí là “bịa đặt” không có trong cuộc sống. Những cái đó đứng về góc độ khoa học không thể chấp nhận được, nhưng ở góc độ văn học, đặc biệt ở thơ trữ tình lại là một cách biểu hiện tinh tế, nói ít, gợi nhiều. Tuy nhiên “sự bịa đặt hư cấu” ấy vẫn phải dựa vào kinh nghiệm cá nhân và nguồn gốc của đời sống hiện thực. Nhờ có trí tưởng tượng sáng tạo này mà thơ có thể diễn tả được những điều không thể nói hết bằng lời. “Tưởng tượng sáng tạo chính là tạo ra hình tượng hoàn toàn mới, chủ yếu là liên tưởng, giả tưởng, huyễn tưởng” [2]. Như vậy, tưởng tượng sáng tạo là đặc trưng sáng tạo của người nghệ sĩ. Không có năng lực tưởng tượng sáng tạo, nhà thơ không thể sản sinh ra một thế giới nghệ thuật sống động, hấp dẫn. - Tưởng tượng tái tạo: Là quá trình tưởng tượng tạo ra những hình ảnh chỉ là mới đối với cá nhân người tưởng tượng và dựa trên cơ sở miêu tả hoặc gợi ý của người khác. Nó được thể hiện bởi thao tác “hình dung” lại để “xác định” đối tượng nhận thức. Như vậy, tưởng tượng tái tạo là khả năng làm “sống dậy” thế giới nghệ thuật trong tác phẩm từ những “kí hiệu im lìm”, là bước “chuyển” hiện thực cuộc sống từ trang sách của nhà văn thành hiện thực cuộc sống hiển hiện trước mắt người đọc. Tưởng tượng càng đầy đủ, chuẩn xác bao nhiêu thì sự tiếp nhận văn học ở người đọc càng sâu sắc bấy nhiêu. Tưởng tượng tái tạo là đặc trưng của cảm thụ văn học. - Vai trò của tưởng tượng trong sáng tác cũng như trong tiếp nhận văn học Đối với thơ trữ tình, trí tưởng tượng là năng lực cơ bản của thơ. Belinski nói: “Ai không được phú cho trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng biến tư tưởng thành hình tượng, suy nghĩ, lập luận, cảm xúc bằng hình tượng thì người đó không thể giúp đỡ trở thành nhà nhà thơ. . . ” [14]. Đối với thơ trữ tình, ngôn ngữ của thơ là ngôn ngữ hàm xúc, cô đọng, nói ít, hiểu nhiều. Thơ trữ tình không miêu tả chi tiết như tác phẩm tự sự mà chỉ chấm phá vài nét tiêu biểu, có sức gợi. Không chỉ các từ, các câu được viết ra mới có ý nghĩa mà cả khoảng cách các từ các câu, sự im lặng, sự ngập ngừng giữa âm thanh và ý nghĩa cũng có ý nghĩa, có khả năng bổ sung, gợi ý cho người đọc suy nghĩ, tưởng tượng tiếp. Ví dụ, câu thơ trong bài thơ Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan là một: “Dùng chân đứng lại, trời, non nước/ Một mảnh tình riêng ta với ta”. Trong hoàn cảnh này, người đọc phải vận dụng toàn bộ năng lực tưởng tượng của mình để dựng lại hoàn cảnh và tâm 84 Bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình... trạng của tác giả: Đến đèo ngang, biên giới phân chia đàng trong đàng ngoài, nhà thơ dừng chân lại, xung quanh bà, trời mây non nước bao la rộng lớn. Đối diện với không gian vũ trụ ấy chỉ có một người phụ nữ nhỏ bé, cô độc, mang một niềm tâm sự riêng một mình, chỉ một mình mình biết, một mình mình hay “ta với ta”. Như vậy, cảm thụ tác phẩm phải vận dụng năng lực tưởng tượng tái tạo mới có thể làm sống dậy một cách hoàn chỉnh cuộc sống trong tác phẩm. Năng lực tưởng tượng có một mối quan hệ hữu cơ với năng lực tri giác ngôn ngữ. Tri giác ngôn ngữ nghiêng về thao tác phát âm và nhận diện các tín hiệu ngôn ngữ trên bề mặt các con chữ. Tưởng tượng là bước tiếp theo của tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, là sự bắt đầu “tách khỏi vỏ vật chất” của các kí tự để nhận diện hình tượng, hình ảnh bằng ngôn ngữ của mình, làm sống dậy cuộc sống trong tác phẩm. Trên cơ sở ngôn ngữ nghệ thuật, người cảm thụ phải biết kết hợp kể, tả, bổ sung các chi tiết, đường nét mà nhà thơ không kể không tả cụ thể. Nên chú ý, sự bổ sung thêm thắt ấy không được tùy tiện, chủ quan mà phải chân xác theo dụng ý của nhà thơ. Ví dụ hai câu thơ: “Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng bến cô liêu” (Tràng giang). Bằng trí tưởng tượng của mình, HS phải dựng lại bức tranh về chiều thu của Huy Cận. Về chiều thu, những vạt nắng từ trên cao rọi xuống, làm cho mặt đất như sâu hơn, bầu trời như đẩy lên cao chót vót. Chỉ qua mấy từ “xuống, lên, sâu, chót vót” ta tưởng tượng độ sâu đến tận cùng, độ cao đến chót vót, sông như dài ra, không gian trở nên mênh mông bát ngát, vắng lặng vô cùng. Vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực tưởng tượng cho HS khi học thơ trữ tình là cơ sở để phát triển CXTM cho HS, đồng thời tạo tiền đề cho hoạt động phân tích, bình giá tác phẩm. b) Liên tưởng là bước phát triển tiếp theo, sau tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tưởng tượng tái tạo Bằng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, tưởng tượng mới chỉ dựng lên một cách chân xác và hoàn chỉnh về bức tranh cuộc sống con người trong tác phẩm thì liên tưởng là sự liên hệ so sánh, đối chiếu, mở rộng đối tượng đang được cảm thụ với những đối tượng khác có những nét gần gũi giống nhau hoặc có liên quan hoặc trái ngược nhau, nhằm làm rõ đối tượng đang cảm nhận. “Liên tưởng chỉ mối liên hệ giữa các yếu tố tâm lí, nhờ đó xuất hiện của một yếu tố này trong những điều kiện nhất định gây nên một yếu tố khác liên quan đến nó” [3]. Liên tưởng có nhiều dạng, tác giả chỉ đi vào ba dạng thường gặp trong cảm thụ văn học. Đó là liên tưởng tương đồng, liên tưởng tương phản, liên tưởng kí ức. - Liên tưởng tương đồng: Đó là cách đem so sánh, liên hệ tác phẩm, hiện tượng. . . đang cảm thụ với tác phẩm khác có những nét tương tự, gần gũi, tương đồng. Qua đó, để thấy được đặc điểm, giá trị của đối tượng đang cảm thụ. Để nói về nỗi nhớ da diết cháy bỏng của đôi trai gái yêu nhau thắm thiết khi họ phải xa nhau, ví dụ câu thơ của Chế Lan Viên viết: “ Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ/ Cỏ đó giêng hai chim ém gặp mùa/ Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa. . . ”. Qua sự liên tưởng so sánh này ta thấy được mối quan hệ gắn bó giữa nhà thơ với nhân dân cũng như niềm biết ơn vô hạn của tác giả với nhân dân. - Liên tưởng tương phản: Ngược lại với liên tưởng tương đồng là đem hiện tượng đang cảm thụ liên hệ đối chọi với hiện tượng khác về nội dung nghệ thuật và các đặc điểm khác để nhận ra nét đặc biệt của đối tượng. Ví dụ, so sánh nhân vật Kiều và Từ Hải, sách Tiếng Việt thực hành viết: “Nếu như Kiều yếu đuối thì Từ là kẻ hùng mạnh, Kiều là người tủi nhục, Từ là kẻ vinh quang. Ở trong cuộc sống mỗi bước chân Kiều vấp phải bất trắc thì trên quãng đường ngang dọc thì Từ không gặp khó khăn” [7]. - Liên tưởng kí ức: là sự lưu giữ những hình ảnh, những sự việc đã qua trong quá khứ. Liên 85 Nguyễn Thị Thu Hằng tưởng kí ức trong cảm thụ là sự cảm hiểu hình tượng bằng việc liên hệ, so sánh liên tưởng nó với kí ức, vốn sống, vốn trải nghiệm, kinh nghiệm bản thân người tiếp nhận. Cần chú ý những kí ức đó phải có ý nghĩa tiêu biểu được mọi người cảm nhận. Nó là phương tiện là công cụ để cảm nhận, không thay thế cho sự cảm thụ của chính bản thân. Ví dụ, bài thơ Quê hương của Giang Nam, chủ yếu tác giả dùng liên tưởng kí ức để nói về quê hương trong tuổi thơ của mình. Người đọc bài thơ đó cũng phải dùng liên tưởng kí ức, những trải nghiệm của bản thân mới có thể cảm nhận bài thơ một cách sâu sắc, đầy đủ. Ngoài liên tưởng tương đồng, tương phản, liên tưởng kí ức còn có liên tưởng khái quát, liên tưởng cụ thể. . . dù liên tưởng ở dạng nào, ta cũng phải dùng các hình thức so sánh, ẩn dụ, hoán dụ hoặc nhân cách hóa. . . nghĩa là những hình thức liên tưởng mà người đọc chỉ có thể hiểu trên cơ sở của liên tưởng. Liên tưởng là phương thức diễn đạt chủ yếu của thơ, để thơ trở nên tinh tế, nói ít, gợi nhiều, trở nên hấp dẫn đối với người đọc, người nghe. c) Liên tưởng và tưởng tượng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Liên tưởng có được nhờ cảm xúc và trí nhớ. Còn tưởng tượng là kết quả của quá trình cảm giác, tri giác, biểu tượng. Tưởng tượng là kết quả của hoạt động nhận thức. Trong quá trình nhận thức, con người tạo ra những biểu tượng, tình huống trong ý nghĩ, tư tưởng, đồng thời còn dựa vào những biểu tượng còn lưu giữ trong kí ức từ kinh nghiệm của cảm giác trước kia và có biến đổi, đổi mới. Như vậy, trong liên tưởng có tưởng tượng, trong tưởng tượng có liên tưởng. Trong quá trình tưởng tượng nhờ có liên tưởng, những hình ảnh mà tưởng tượng tạo ra trở nên phong phú sinh động, mở ra nhiều phía. LT, TT không chỉ là năng lực của thơ trữ tình của người sáng tác mà còn là năng lực của người tiếp nhận – HS. Sáng tác của nhà thơ chính là đem liên tưởng của mình đến người đọc để người đọc cũng cảm hiểu như mình. Có thể nói từ gợi ý của nhà thơ, qua từ ngữ, hình ảnh, chi tiết và các phương tiện nghệ thuật khác, người đọc với vốn sống, vốn kinh nghiệm của mình bắt gặp thế giới LT, TT của nhà thơ để từ thế giới ấy, một lần nữa lại được “tái sinh’ trong tấm lòng bạn đọc. Cứ như vậy, ý thơ bay cao, tỏa rộng. Vì vậy, LT, TT của người đọc không chỉ là sự đồng cảm với nhà thơ mà còn khơi dậy một thế giới LT, TT khác ở người đọc “đồng sáng tạo”. Pauxtopski nói: “Sáng tạo là đem liên tưởng của mình đến bạn đọc, liên tưởng của người đọc bắt gặp liên tưởng của nhà văn càng nhanh càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu” [14]. Tuy nhiên, sự LT, TT của người đọc không phải bao giờ cũng đồng nhất với LT, TT của nhà thơ. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Do tính đa nghĩa của tác phẩm, do môi trường sống, kinh nghiệm sống, vốn sống, vốn văn hóa, khả năng tri giác ngôn ngữ, khả năng cảm nhận của tâm hồn. . . 2.1.2. Thực trạng năng lực liên tưởng, tưởng tượng của HS THPT khi học thơ trữ tình Như trên đã nên, LT, TT có một tầm quan trọng trong sáng tác cũng như trong tiếp nhận văn học. Trong tiếp nhận văn học, năng lực LT, TT càng phát triển thì người đọc càng dễ nhận ra được đầy đủ, tinh tế mọi con người, mọi cảnh vật, mọi tâm trạng mọi tính cách trong tác phẩm. và ngược lại, người đọc còn hạn chế về các năng lực này thì sự tiếp nhận tác phẩm sẽ trở nên nông cạn, không đem lại kết quả như mong muốn. Dự một số giờ dạy thơ trữ tình ở THPT, tác giả nhận thấy còn một số tồn tại: Trong khâu đọc tác phẩm, GV ít chú ý đến việc tái hiện hình tượng thơ, nghĩa là ít chú ý hướng dẫn HS cách đọc. Ví dụ, giờ dạy bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, GV cho HS đọc bài thơ nhưng không hướng dẫn các em phải đọc như thế nào để tái hiện được tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cộng sản. Vì vậy, đọc bài thơ HS chỉ dừng lại ở mức độ đọc trôi chảy nhưng không biểu hiện được tâm trạng, cảm xúc reo vui, sung sướng, tự hào, biết ơn vô hạn của Tố Hữu khi bắt gặp lí tưởng cộng sản mà tác giả coi là nguồn ánh sáng, kì diệu làm “bừng sáng, bừng ngộ, bừng thức” trong 86 Bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình... tâm hồn trong nhận thức của nhà thơ. Cái thông điệp thẩm mĩ trong bài thơ không đọng sâu trong nhận thức trong tâm hồn các em. Điều đó chứng tỏ năng lực LT, TT của các em còn rất hạn chế. Đặc biệt đối với những bài thơ cổ, bài thơ nước ngoài do khoảng cách quá xa về không gian và thời gian, các em ít vốn sống, ít trải nghiệm nên năng lực LT, TT để tiếp nhận những bài thơ này còn hạn chế. Chẳng hạn học bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, GV yêu cầu HS hình dung lại bức tranh về mùa hè trong bài thơ nhưng các em còn rất lúng túng không dựng được bức tranh đầy âm thanh mầu sắc, sức sống và niềm vui của cảnh vật và con người. . . để qua đó thấy được lòng yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết gắn bó với dân vì dân của Nguyễn Trãi. Vì thiếu năng lực LT, TT nên các em tiếp nhận bài thơ một cách hời hợt. Nói như Nguyễn Duy Bình: “Khi các em chưa tái hiện được hình tượng trong tâm trí của mình thì tác phẩm vẫn là một hiện tượng xa lạ bên ngoài các em, các em chưa được tiếp xúc với nó do đó khó mà hiểu được lời phân tích diễn giải của GV” [1]. Cho nên, dạy thơ trữ tình là một nghệ thuật - nghệ thuật khám phá và truyền thụ cái đẹp. GS Phan Trọng Luận đã chỉ ra rằng: “Anh chị em GV phải làm sao mỗi bài giảng văn là một lần khơi dậy và dựng lên trong óc HS cuộc sống sinh động với những con người, với những nhân vật, những tâm trạng, những hoàn cảnh chứ đựng trong sách. GV phải gây cho HS thói quen, một kĩ năng thành thục về hoạt động của tưởng tượng mỗi khi học tác phẩm. Có như thế việc học văn mới có hứng thú và đảm bảo được chất lượng tình cảm trong giảng dạy cũng như trong học tập. . . ” [9]. Để đạt được những điều nói trên, GV dạy văn phải chú ý bồi dưỡng các năng lực tiếp nhận văn học mà trong đó năng lực LT, TT được coi là điều “ tiên quyết” quyết định sự thành công của một giờ giảng văn. 2.2. Cách thức bồi dưỡng năng lực liên tưởng tưởng tượng cho HS khi học thơ trữ tình a) Đọc và liên tưởng đến những sự kiện, chi tiết, hình ảnh tương tự để hiểu và mở rộng về văn bản Dạy thơ trữ tình, GV phải gợi được sự LT, TT của học sinh ngay từ khâu đâu tiên là đọc tác phẩm, nghĩa là hướng dẫn các em cách đọc như thế nào để làm sống dậy thế giới LT, TT của nhà thơ hiện hình trong thế giới LT, TT của HS. Đọc phải là “Chiếc cầu nối” đưa người đọc đi vào thế giới nhân vật và cuộc sống trong tác phẩm do nhà thơ dựng nên. “Đọc là tìm ra ý nghĩa trong một thông điệp được tổ chức bằng hệ thống kí hiệu. . . ”[12]. Do đó, yêu cầu trước hết các em phải đọc đúng, chính xác từng từ, từng câu, từng hình ảnh, không được thêm bớt hay thay đổi từ. Đọc đúng còn là ngừng, nghỉ đúng dấu chấm, dấu phảy. Nếu đọc sai một từ hoặc thêm bớt đổi thay một từ hoặc ngừng nghỉ không đúng chỗ sẽ không tái hiện được bức tranh cuộc sống con người trong tác phẩm như nhà thơ đã dựng nên và từ đó sẽ dẫn đến sự LT, TT sai với ý đồ nghệ thuật của nhà thơ. Ví dụ, đọc bài thơ Tràng giang trong đó có câu “Lòng quê dợn dợn vời con nước” nhiều em đọc từ “dợn dợn” của bài thơ thành từ “dờn dợn” “rợn rợn”. Đọc như thế sẽ làm sai lệch hình tượng thơ, sai lệch cả ý đồ nghệ thuật của tác giả. Trong những trường hợp ấy, GV phải uấn nắn ngay, chỉ ra tác hại của việc đọc sai từ, sai chính tả, sai ngữ pháp. Bài báo của PGS.TS Nguyễn Thái Hòa cũng đề cao vai trò đọc - hiểu: “Một cách khái quát đọc - hiểu dù đơn giản hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác cơ bản bằng cơ quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin, cấu trúc văn bản” [4]. Cho nên, đọc đúng, đọc chính xác là vô cùng quan trọng để tái hiện bức tranh trong tác phẩm. Song, tiếp nhận tác phẩm còn là tiếp nhận cái bề trong, ẩn chứa trong cái bề ngoài của câu chữ. Vì vậy, đọc đúng, đọc chính xác chưa đủ mà phải biết đọc diễn cảm bài thơ. Đọc diễn cảm là bắt được giọng điệu của tác giả, biết điều chỉnh ngữ điệu đọc của mình mạnh mẽ hay thiết tha, . . . , xem giọng đọc của mình có phù hợp với giọng điệu của nhà thơ, phù hợp với tâm trạng của nhân 87 Nguyễn Thị Thu Hằng vật hay không “trí tưởng tượng của học sinh có được khơi dậy và học sinh có nhận ra nhân vật đang nói năng trò chuyện và thực sự hòa cảm với tác phẩm hay không” [9]. Với thơ trữ tình giọng đọc, cách đọc là vô cùng quan trọng. Ví dụ diễn tả nỗi buồn đau của nhân vật, HS không thể đọc to, nhanh, mạnh. Đọc như thế có nghĩa HS chưa cảm nhận được tác phẩm. Đọc diễn cảm không những dựng được bức tranh khách quan của tác phẩm mà còn khơi dậy cảm xúc của tác giả, của người đọc, truyền được cảm xúc đến người nghe, làm rõ thông điệp thẩm mĩ của tác phẩm. b) Yêu cầu HS hình dung, tưởng tượng lại tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình Ví dụ, dạy bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến, trước hết GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ. Bước tiếp theo, GV cho HS hình dung lại, tưởng tượng lại tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. GV nêu câu hỏi: - Khi Dương Khuê qua đời, tâm trạng của Nguyễn Khuyến ra sao? - Em hãy hình dung tưởng tượng lại tâm trạng đó? - Qua tâm trạng đó, tác giả muốn nói lên điều gì? Gợi ý Cách đọc: HS phải đọc giọng trầm buồn Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là hai người bạn tri kỉ. Khi nghe tin Dương Khuê mất Nguyễn Khuyến đau đớn bàng hoàng đến nỗi phải nói tránh từ chết bằng từ “ Thôi đã thôi rồi”. Một không khí ảm đạm buồn thương tràn vào lòng người. Nguyễn Khuyến nhớ lại biết bao kỉ niệm gắn bó với hai người. Nguyễn Khuyến càng nhớ, càng tiếc, càng thương, càng buồn, càng cô đơn, càng tyệt vọng cuối cùng chỉ còn lại những “giọt châu” rơi xuống. Qua tiếng khóc ấy, ta thấy được tình bạn của Nguyễn Khuyến cao quý thủy chung biết nhường nào c) Bồi dưỡng liên tưởng và tưởng tượng bằng cách cho HS hình dung mô tả lại bức tranh thiên nhiên, đời sống trong tác phẩm bằng lời của mình Nếu nhà thơ đi từ hiện thực cuộc sống, vốn sống, vốn kinh nghiệm bằng sự LT, TT của mình, dựng lại bức tranh cuộc sống bằng từ ngữ, hình ảnh, chi tiết thì người đọc lại đi từ những hình ảnh, chi tiết trong bài thơ bằng sự LT, TT của mình dựng lại bức tranh ấy bằng lời của mình. Học bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, GV cho HS tái hiện bức tranh cảnh vật và con người Việt Bắc trong tám câu thơ sau: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng/Ngày xuân mơ nở trắng rừng/Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang/Ve kêu rừng phách đổ vàng/Nhớ cô em gái hái măng một mình/Rừng thu trăng rọi hòa bình/Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. GV nêu câu hỏi: - Cảnh vật thiên nhiên, con người Việt Bắc được tái hiện trong nỗi nhớ của người ra đi như thế nào? Em hãy dựng lại bức tranh đó bằng sự LT, TT của mình? Gợi ý Bức tranh Việt Bắc hiện lên trong vẻ đẹp hài hòa giữa con người và cảnh vật. Mùa đông hiện lên trong màu xanh bạt ngàn của núi rừng là màu đỏ tươi của hoa chuối rừng. Cái màu đỏ ấy như đem lại hơi ấm, ánh sáng, sức sống cho cảnh vật. Hiện lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn chắc của con người Việt Bắc làm chủ thiên nhiên núi rừng. Đến mùa xuân, Việt Bắc hiện ra trong màu trắng tinh khiết của hoa mơ rừng. Màu trắng ấy đem lại cho cảnh vật một vẻ đẹp thơ mộng, quyến rũ. Gắn với cảnh vật đó là hình ảnh con người lao động cần cù, tỉ mỉ khéo tay làm ra những chiếc nón duyên dáng che mưa, che nắng. Sang mùa hè, bức tranh Việt Bắc hiện lên với âm thanh, sắc màu kì lạ. Tiếng ve kêu râm ran như một bản nhạc, cả cánh rừng cây phách chuyển sang một màu vàng rực. Âm thanh và màu sắc đó như xua tan cái vắng lặng của núi rừng, đem lại một niềm vui, một vẻ đẹp cho cảnh vật. Hòa vào bức tranh đó là hình ảnh con người lao động. Cô 88 Bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình... gái lao động thầm lặng một mình nhưng không hưu quạnh, cô đơn vì đã được hòa vào bức tranh cảnh vật rất vui. Về mùa thu, cảnh vật hiện ra êm ả thanh bình với ánh trăng sáng dịu, với tiếng hát ân tình thủy chung của con người Việt Bắc, làm cho bức tranh đó đẹp và lại càng đẹp hơn, thấm đượm tình người. Vẻ đẹp Việt Bắc luôn gắn với vẻ đẹp của con người, tạo nên một bức tranh “ tứ bình” đặc sắc. Dựng lại được bức tranh ấy là biểu hiện được sự cảm hiểu đoạn thơ và chứng tỏ các em đã có năng LT, TT. Nếu như HS chưa dựng được bức tranh đó, GV phải có những gợi ý đúng cách, đúng chỗ để các em cảm nhận đúng đoạn thơ bằng sự LT, TT của mình. GV phải là người “môi giới” đắc lực giữa người nghệ sĩ với người tiếp nhận. d) Bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho HS bằng cách giới thiệu những bài phê bình văn học xuất sắc, giàu năng lực liên tưởng và tưởng tượng. Lịch sử phê bình văn học Việt Nam có nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học xuất sắc. Phê bình của họ giầu chất văn: bay bổng giầu hình ảnh, giầu LT, TT, có tính gợi tả, gợi cảm phong phú. Đơn cử như bài viết của Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu,. . . Dạy học văn ở trường THPT - ở mức độ nhất định là học cách đọc văn, cách viết văn, sau đó mới là học bắt chước hoặc cách sáng tạo. Các bài cảm thụ phê bình văn học xuất sắc là những văn bản mẫu giúp HS luyện cách nghĩ, cách cảm, cách viết văn hay hơn. Trong quá trình dạy học văn, GV có thể dẫn ra các đoạn, các văn bản, tác phẩm tiêu biểu, phân tích chỉ rõ cho HS thấy cái hay của văn bản đó, chỉ cho HS thấy rõ các câu văn giầu chất LT, TT; vài trò tác dụng của nó làm nên cái hay của đoạn thơ, cho HS luyện tập “bắt chước” “ sáng tạo”. Bài viết của Hoài Thanh cảm nhận về người lính xưa trong bài ca dao: “Ngang lưng thì thắt bao vàng/Đầu đội nón dấu vai mang súng dài/Một tay thì cắp hỏa mai/Một tay cặp giáo quan sai xuống thuyền/Thùng thùng trống đánh ngũ liên/Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa” Hoài Thanh viết: “Có một con người giả và một con người thật ở trong mình anh ấy. Ta hãy thử nghĩ: bao vàng, nón dấu, súng hỏa mai, giáo trên mình anh ta, thắt, mang, đội, cắp nhất nhất phải do lệnh quan. Chân anh ta bước cũng là do tiếng trống giục. Con người giả con người công cụ choáng hết bài thơ, nó đè nặng lên con người thực có cái gì như nghẹn ngào tức tối. Đến khi con người thực hiện ra ở cuối bài thơ bỗng khóc òa lên, người ta không trông thấy gì ngoài những dòng nước mắt”[13]. Với sự tưởng tượng của mình, với cảm quan nghệ thuật tinh tế, Hoài Thanh không chỉ làm sống lại bức tranh hiện thực về người lính xưa, làm sống dậy thái độ tình cảm của nhà thơ dân gian, tình cảm và cảm xúc của người đọc về tấn bi kịch của người lính thời xưa. Tác giả đi từ những từ ngữ, hình ảnh cụ thể, liên tưởng đến một vấn đề khái quát để phát hiện ra một cách bất ngờ “Có một con người giả và con người thật ở trong mình anh ấy”. Cách liên tưởng này sẽ còn giúp người đọc bao liên tưởng khác về người lính thời xưa. . . Khác bài viết của Hoài Thanh, bài viết của Trần Thanh Đạm lại cảm nhận từ một hình ảnh khái quát đến những hình ảnh cụ thể qua hai câu thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi “Ôi những cánh đồng quê chảy máu / Dây thép gai đâm nát trời chiều”. Trần Thanh Đạm viết: “Hai câu thơ trên có sức khêu gợi rất lớn. Nó diễn tả một cách cô đọng tập trung hình ảnh xóm làng quê hương bị chiếm đóng. Hình ảnh cánh đồng quê chảy máu khêu gợi trong tâm tưởng chúng ta nhiều mối liên tưởng khác nhau: Cảnh những trận càn của giặc trên đồng lúa, cảnh giặc đuổi dân, bắn người trên cánh đồng, cảnh những vụ gặt giành từ tay giặc, từng hát thóc, bông lúa và mỗi hạt thóc mỗi bông lúa đều thấm máu nhân dân, cảnh những người du kích đổ máu để bảo vệ đồng quê ruộng lúa, xóm làng. . . Nhà thơ dùng phép nhân hóa đơn sơ mà diễn tả được tình cảnh đau thương, tinh thần anh dũng của đồng bào và quê hương trong chiến đấu. . . sức khêu gợi của câu thơ tiếp theo càng lớn hơn nữa hình ảnh hiện lên ách chiếm đóng nặng nề của giặc. Qua lời thơ tưởng như làng xóm, đồng quê không còn nhà cửa, cây cối nữa, chỉ có dây thép gai của giặc trùm lên tất cả, in cả lên nền trời như làm rách nát cả bầu trời (. . . ). Hai tiếng trời chiều không gợi lên sự yên ả 89 Nguyễn Thị Thu Hằng bình yên mà gợi lên màu máu đỏ. Chúng ta hình dung một mảng trời chiều đỏ rực khi mặt trời vừa lặn in những hình dây thép gai lởm chởm nhọn hoắt tưởng như đâm nát cả trời chiều làm cho nền trời cũng ứa máu” [2]. Như vậy, từ một hình ảnh khái quát, Trần Thanh Đạm LT, TT đến những hình ảnh cụ thể để làm nổi bật thông điệp thẩm mĩ của hai câu thơ: Tội ác dã man của kẻ thù, nỗi đau thương, tinh thần anh dũng của nhân dân. Dù LT, TT ở dạng nào cũng phải làm sống dậy những bức tranh về con người, về cuộc sống để qua đó, bộc lộ cảm hứng chủ đạo của nhà thơ, bộc lộ thái độ cảm xúc người đọc về vấn đề đó. Qua hai đoạn văn trên, GV chỉ cho HS thấy rõ vai trò của LT, TT quan trọng như thế nào. Không có năng lực LT, TT sẽ không có sự cảm thụ văn học. Do đó đọc những đoạn văn mẫu về năng lực liên tưởng tưởng tượng trong tiếp nhận tác phẩm văn học cũng là đồng nghĩa với việc giúp các em biết cách LT, TT mỗi khi đọc tác phẩm nhất là đọc thơ trữ tình. e) Liên tưởng tưởng tượng từ tác phẩm này với tác phẩm khác Từ vốn sống văn hóa, vốn từ ngữ, vốn sống thực tế sự giàu có của đời sống tâm hồn cùng với sự LT, TT, nhà thơ dựng được những bức tranh hiện thực đời sống qua từ ngữ, hình ảnh, hình tượng để gửi tới bạn đọc để được chia sẻ giãi bày và đồng cảm. Do đó người đọc cũng phải đi từ vốn sống, vốn kinh nghiệm, vốn văn hóa, sự nhạy cảm của tâm hồn và năng lực LT, TT của mình để dựng được bức tranh đời sống mang thông điệp thẩm mĩ của nhà thơ. Vì vậy, học một tác phẩm, HS không chỉ biết tác phẩm đó mà cần phải mở rộng trường liên tưởng của mình đến các tác phẩm khác có những nét giống nhau hoặc gần gũi hoặc khác biệt, để từ đó, ta cảm nhận tác phẩm mình học được sâu sắc hơn. Để liên tưởng với các tác phẩm khác, trước hết ta cần xem vấn đề nào trong tác phẩm cần liên tưởng. Nghĩa là vấn đề ấy phải trở thành nội dung hoặc một phần nội dung của tác phẩm mà người ta gọi đó là “khía cạnh” “bình diện” của tác phẩm, góp phần biểu hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, phương thức nghệ thuật phản ánh của tác giả. Điều này sẽ tránh được sự liên hệ lan man, xa rời tác phẩm. Giảng bài thơ Tràng giang của Huy Cận cả bài thơ là nỗi buồn nhớ quê hương da diết. Dạy bài thơ này GV có thể nêu câu hỏi: - Nỗi buồn của Huy Cận ta còn gặp trong một số bài thơ cổ và các bài thơ lãng mạn? Em hãy nêu một số dẫn chứng cụ thể. Gợi ý: Nỗi buồn của Huy cận trong bài thơ Tràng giang khiến ta liên tưởng đến bài Thu hứng của Đỗ Phủ, Qua đèo ngang, Thăng long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan, Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu. Nỗi buồn đó còn thể hiện trong một số bài thơ của Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Tố Hữu trước cách mạng, (yêu cầu HS dẫn chứng cụ thể). Nỗi buồn đó tuy mang nhiều sắc độ khác nhau song nhìn chung đều xuất phát từ niềm khao khát sống một cuộc sống tốt đẹp. Họ muốn tìm đến những gì của quá khức tốt đẹp, nhưng quá khứ “một đi không trở lại”, hướng tới hiện tại, hiện tại chỉ là đau khổ bế tắc. Vì vậy, họ chỉ còn biết gửi tâm trạng của mình vào cảnh vật thiên nhiên. Trong thiên nhiên bao giờ cũng đượm một nỗi sầu mà người ta gọi là nỗi “sầu nhân thế”. Buồn mà vẫn đẹp, thể hiện một niềm khao khát gắn bó với đời, với quê hương đất nước. Đó là “Cái buồn trong sáng, góp phần làm phong phú tâm hồn bạn đọc”. Như vậy, biện pháp liên tưởng đến các tác phẩm khác khi học thơ trữ tình sẽ giúp HS có một vốn văn học phong phú, giúp các em cách cảm, cách nghĩ về cảnh vật, cuộc sống con người một cách tinh tế sâu sắc, biết LT, TT đến những điều liên quan đến tác phẩm, góp phần làm giầu óc LT, TT cho HS khi học thơ trữ tình “ Biến tài sản tinh thần của người nghệ sĩ thành tài sản của mình”. 90 Bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình... g) Bồi dưỡng năng lực liên tưởng, tưởng tượng bằng hình thức cho HS tập sáng tác Sáng tác văn học không phải là nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường phổ thông, song cũng là biện pháp rất quan trọng trong việc phát hiện năng khiếu văn học của HS, đồng thời góp phần bồi dưỡng năng LT, TT cho HS. Sáng tác là công việc lao động vất vả, nhọc nhằn, đòi hỏi một năng lực cao hơn so với tiếp nhận văn học. Sáng tác là tự mình đi lại con đường của nhà thơ đã đi, từ cuộc sống tới tác phẩm qua trái tim, khối óc và sự LT, TT của người viết. Dù ở dạng nào, mức độ nào, sáng tác thơ cũng là thể hiện sự giãy bày suy nghĩ của người viết trước một vấn đề của cuộc sống bằng năng lực LT, TT. Đặng Hiển viết: “Phải đặt nhiệm vụ thứ hai của nhà trường trong việc dạy văn là phát hiện, phát huy năng khiếu sáng tác của HS và tập cho toàn thể HS sáng tác văn học để rèn luyện tư duy hình tượng, bồi dưỡng mĩ cảm và trau dồi ngôn ngữ văn học cho các em ” [5]. Và ông đã mạnh dạn đề xuất: “Cần thiết đưa sáng tác văn học vào nhà trường như một hoạt động ngoại khóa bắt buộc, hơn thế một phần của nội khóa môn Văn tiếng Việt” [5]. Ông đã kêu gọi nhà giáo vừa phải là nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà văn. Có như vậy dạy văn mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Sáng tác văn học ở nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, kể cả những bài tập làm văn đều có ý nghĩa sáng tác. GV cho HS chuyển những đoạn, những bài thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc thành bài văn xuôi ngắn gọn, xúc tích bằng lời của mình mà vẫn đảm bảo nội dung tư tưởng của tác phẩm. Đối với những em có năng khiếu sáng tác, GV ra những đề về quê hương đất nước, đã được đề cập trong chương trình, sau đó GV tổ chức một buổi tổng kết các cách diễn đạt phong phú của các em, thấy được ưu điểm, nhược điểm trong sáng tác của các em, từ đó khuyến khích những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế trong bài viết của HS. GV có thể ra những dạng đề tự do để HS phát huy vốn sống, vốn văn hóa năng lực LT, TT của các em. Ví dụ, chủ đề viết về mái trường, viết về làng quê, viết về tuổi thơ, viết về thầy cô, cha mẹ. . . mục đích là để tăng cường vốn sống vốn hiểu biết của các em trong mọi lĩnh vực của cuộc sống tạo nên một trường liên tưởng phong phú. Để hỗ trợ biện pháp trên, GV có thể giới thiệu những bài thơ của thầy cô, của các bạn HS đăng trên báo, trên tạp chí. . . để các em tham khảo, tích lũy thêm vốn văn học, học tập cách viết sinh động của họ. Bản thân GV cũng cần “gương mẫu” “tiên phong” trong các biện pháp trên. Nếu nhà giáo có năng khiếu sáng tác thì đó sẽ là một thuận lợi trong quá trình dạy học thơ trữ tình. 3. Kết luận Thơ là nghệ thuật “kì diệu” của trí tưởng tượng và liên tưởng. Nhờ có năng lực này mà cảm xúc trong thơ được mở rộng, phong phú, đa dạng, đi vào chiều sâu. Vì vậy, dạy thơ trữ tình, GV phải chú trọng bồi dưỡng năng lực LT, TT cho HS. Điều này được xem như là một phương thức tư duy “ tự khám phá, tự tiếp cận, tự chiếm lĩnh” kiến thức để phát triển trí tuệ, tâm hồn, nhân cách HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Duy Bình, 1983. Dạy văn dạy cái hay cái đẹp. Nxb Giáo dục [2] Trần Thanh Đạm, 1971. Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể. Nxb Giáo dục HN. [3] Nguyễn Trọng Hoàn, 2003. Rèn tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương. Nxb Giáo dục. [4] Nguyễn Thái Hòa, 2004. Vấn đề đọc- hiểu và dạy đọc- hiểu, Thông báo khoa học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 58(5), tr 18. 91 Nguyễn Thị Thu Hằng [5] Đặng Hiển, 2005. Dạy văn học văn. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Sóng Hồng, 1966. Thơ. Nxb Hà Nội. [7] Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng, 1999. Tiếng Việt thực hành. Nxb Giáo dục. [8] Phan Trọng Luận, 2008. Phương pháp dạy học Văn. Nxb Đại học Sư phạm. [9] Phan Trọng Luận, 1969. Rèn tư duy qua giảng dạy văn học. Nxb Giáo dục. [10] Nguyễn Lân, 2002. Từ điển và Hán ngữ Việt. Nxb Văn học [11] Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, 1987. Lí luận văn học. Nxb Giáo dục Hà Nội. [12] Trần Đình Sử, 2003. Đọc – Hiểu văn bản – Một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay. Thông tin khoa học Sư phạm, số 1, tr 20. [13] Hoài Thanh, 1982. Tuyển tập. Nxb Giáo dục. [14] Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, 1998. Lí luận văn học- Mấy vấn đề và suy nghĩ. Nxb Giáo dục. [15] K. Paut tốpsxki, 1982. Bông hồng vàng. Nxb Văn học. [16] Lê Lưu Oanh, 2011. Văn học và các loại hình nghệ thuật. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. ABSTRACT Cultivating students’ ability to associate and imagine when teaching high school lyrical poetry at high school Literature in general, and lyrical poetry in particular, uses language art materials to build an image. Besides natural sounds, words in literature have an intangible nature. "We cannot touch and admire literary images such as iconic objects (Paintings, architecture or sculpture ...). In direct impressions, literary images do not express as strongly as other art forms, but they nevertheless have special advantages in the limits. "[16] In the limits, lyrical poetry can express the infinity of the human heart and objective world. Reading literature, readers must use association and imagination abilities for without association and imagination abilities, there is neither creativity nor literary reception. Association and imagination abilities are not only the rule of cognition but also the rule of emotion. Teaching poetry is an art: art of perception and beauty. Cultivating students’ capacity to associate and imagine when studying lyrical poetry is to build a world of beautiful souls, and aesthetic capacity in students. This helps students vibrate to the beauty of nature, society and humans andaspire to beauty and greatness to live better. Keywords: lyrical poetry, association, imagination, high school 92

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4101_ntthang_4605_2134616.pdf
Tài liệu liên quan