Tài liệu Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên tại trường phổ thông: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0024
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 3-13
This paper is available online at
BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1Nguyễn Hoàng Đoan Huy và 2Tạ Thị Thu Hiên
1Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Trường Trung học phổ thông Đông Hà, Quảng Trị
Tóm tắt. Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông là một trong
những bộ phận của năng lực phát triển nghề nghiệp giáo viên, là một tiêu chí thuộc Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Các hoạt động nâng cao năng
lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên đã và đang thực hiện theo chỉ đạo của các cấp quản
lí giáo dục; tuy nhiên, trong phạm vị nhà trường, công tác bồi dưỡng này vẫn đang còn bỏ
ngỏ. Bài báo phân tích khái niệm về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên
phổ thông, đưa ra một số nhận định liên quan đến thực trạng vấn đề này ở Việt...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên tại trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0024
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 3-13
This paper is available online at
BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC
CHO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1Nguyễn Hoàng Đoan Huy và 2Tạ Thị Thu Hiên
1Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Trường Trung học phổ thông Đông Hà, Quảng Trị
Tóm tắt. Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông là một trong
những bộ phận của năng lực phát triển nghề nghiệp giáo viên, là một tiêu chí thuộc Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Các hoạt động nâng cao năng
lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên đã và đang thực hiện theo chỉ đạo của các cấp quản
lí giáo dục; tuy nhiên, trong phạm vị nhà trường, công tác bồi dưỡng này vẫn đang còn bỏ
ngỏ. Bài báo phân tích khái niệm về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên
phổ thông, đưa ra một số nhận định liên quan đến thực trạng vấn đề này ở Việt Nam hiện
nay; qua đó, đề xuất một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng nâng
cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho đội ngũ giáo viên tại trường phổ thông.
Từ khóa: Bồi dưỡng, giáo viên, trường phổ thông trung học, năng lực nghiên cứu khoa học
giáo dục.
1. Mở đầu
Đổi mới giáo dục trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã xác định vai trò của
người giáo viên trong nhà trường phổ thông hiện đại với việc thực hiện 4 vai trò cơ bản trong xã
hội bao gồm: Nhà giáo dục; Nhà văn hoá – xã hội; Người học suốt đời; và Nhà nghiên cứu [5].
Trong đó, giáo viên được xem là nhà nghiên cứu để giải quyết những vấn đề thực tiễn giáo dục
của bản thân, cải tiến chương trình và nhà trường, đóng góp vào sự phát triển nghề (lí luận và thực
tiễn)... trên cơ sở quan sát, phân tích, suy ngẫm và tổng kết những kinh nghiệm từ thực tiễn giáo
dục và hoạt động nghề nghiệp của bản thân cũng như tập thể sư phạm của nhà trường.
Nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên, Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT đã
tiến hành tập trung bồi dưỡng năng lực này cho giáo viên thông qua các chương trình tập huấn bồi
dưỡng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, thực hiện từ năm 2010, vốn là bước thụ hưởng từ
hoạt động hỗ trợ của Dự án Việt Bỉ [6]. Thực tế cho thấy, công tác này chưa mang lại hiệu quả như
mục tiêu đặt ra, đặc biệt đối với đối tượng chính là giáo viên phổ thông – những người đang trực
tiếp thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục như một yêu cầu không thể thiếu trong quy
định về Chuẩn nghề nghiệp của họ. Trong tình hình đó, bồi dưỡng tại trường là một trong những
giải pháp mang tính khả thi.
Ngày nhận bài: 11/11/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017
Liên hệ: Nguyễn Hoàng Đoan Huy, e-mail: nguyenhoangdoanhuy@gmail.com/ thuhiendongha@gmail.com
3
Nguyễn Hoàng Đoan Huy và Tạ Thị Thu Hiên
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên tại trường phổ thông
Xu hướng đổi mới trong giáo dục hiện nay đang hướng đến những quan điểm lí luận dạy
học hiện đại như phát triển chương trình nhà trường, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp, dạy học
hướng vào năng lực người học. . . Những quan điểm này khi được vận dụng vào nhà trường phổ
thông đòi hỏi đội ngũ giáo viên không chỉ được trang bị đầy đủ tri thức và kĩ năng nghiệp vụ sư
phạm mà còn biết kết hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học để tìm hiểu và lựa chọn, thiết kế
những hình thức, phương pháp, phương tiện. . . phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói chung và công tác giảng dạy nói riêng, hoạt động
nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ, đồng thời là bộ phận hữu cơ không thể tách rời. Tham gia
nghiên cứu khoa học giáo dục giúp giáo viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn để giảng
dạy tốt hơn. Không những vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực rất tốt để giáo viên
tự khẳng định mình. Năng lực của giáo viên được thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và nghiên
cứu khoa học. Qua tham gia nghiên cứu khoa học, giáo viên không những được khẳng định mà
còn thấy được những hạn chế trong tri thức của mình để kịp thời bổ sung.
Bên cạnh những nghiên cứu khoa học cơ bản của giáo viên phổ thông xuất phát từ nhu cầu
học tập và nghiên cứu cá nhân về chuyên ngành hẹp của mình (Toán, Tin, Lí, Hoá, Sinh, Văn, Sử,
Địa,. . . ) với các sản phẩm được đăng ở tạp chí chuyên ngành cũng như các hoạt động nghiên cứu
dưới hình thức hướng dẫn, tư vấn cho học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật để tham gia cuộc thi
khoa học – kĩ thuật cấp quốc gia, từ trước đến nay, việc tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục của
giáo viên ở các trường phổ thông dưới sự chỉ đạo của ngành Giáo dục, thường được diễn ra dưới
hình thức chính là viết sáng kiến kinh nghiệm. Đây được xem là hoạt động nghiên cứu của từng cá
nhân giáo viên, không phải là các nghiên cứu của tập thể hay nhiều tác giả. Nội dung nghiên cứu
sáng kiến kinh nghiệm tập trung vào những lĩnh vực như: đổi mới hoạt động quản lí giáo dục, đổi
mới phương pháp giáo dục, phát triển và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, thực hiện xã hội hóa giáo
dục, thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa, đổi mới công tác kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của học sinh. Thực ra, về bản chất, viết sáng kiến kinh nghiệm không phải là
một loại hình nghiên cứu mà chỉ dừng lại ở mức độ một phương pháp nghiên cứu, thường được gọi
là phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Do đó, nếu chỉ dừng lại ở viết sáng kiến kinh nghiệm (trong
trường hợp lí tưởng của nó là thực hiện đúng bản chất của phương pháp tổng kết kinh nghiệm –
một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung), người giáo viên vẫn chưa thể thể
hiện được năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của mình. Điều kiện cần và đủ là trong quá trình
thực hiện hoạt động nghiên cứu, bản thân họ phải tự mình phát hiện ra vấn đề tồn tại cần giải quyết
trong môi trường công tác của mình, phải xây dựng được kế hoạch nghiên cứu vấn đề đó, là người
tổ chức để tác động/can thiệp/thay đổi thực trạng hiện có đó. Có như vậy mới “đáp ứng” được đặc
điểm của hoạt động nghiên cứu. Nói như vậy để thấy rằng, để trở thành “nhà nghiên cứu”, giáo
viên phổ thông không thể dừng lại ở việc viết sáng kiến kinh nghiệm như thực tế hiện nay ở Việt
Nam.
2.2. Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông hiện nay
2.2.1. Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói chung và công tác giảng dạy nói riêng, hoạt động
nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ, đồng thời là bộ phận hữu cơ không thể tách rời. Tham gia
nghiên cứu khoa học giáo dục giúp giáo viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn để giảng
4
Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên tại trường phổ thông
dạy tốt hơn. Với sự phát triển tốc lực của khoa học hiện nay, nếu giáo viên không tham gia nghiên
cứu khoa học thì sẽ khó có thể cập nhật những kiến thức mới, bài giảng sẽ thiếu tính thực tiễn.
Chỉ thông qua thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học buộc giáo viên phải tìm tòi tài liệu, phải đọc
nhiều, cập nhật những thông tin mới, để tìm ra những tri thức mới, để củng cố kiến thức chuyên
môn thì khi đứng trước học sinh sẽ tự tin, chững chạc thực hiện tốt bài giảng và như vậy họ sẽ có
uy tín đối với học sinh, được học sinh quý trọng.
Với quan niệm như vậy, năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông
không chỉ dừng lại ở khả năng viết sáng kiến kinh nghiệm (trong đó chỉ đơn thuần sử dụng phương
pháp tổng kết kinh nghiệm) và càng không phải là tổ hợp những năng lực hành dụng của những
nghiên cứu viên về khoa học giáo dục chuyên nghiệp. Đối với người giáo viên phổ thông, năng lực
nghiên cứu của họ có thể hiểu là khả năng họ phát hiện ra được một hoặc một số vấn đề đang tồn
tại, có thể là vấn đề nhỏ nhưng quan trọng và quyết định đến chất lượng dạy và học của bản thân
người giáo viên đó, của học sinh, của đồng nghiệp hay của môi trường nhà trường nơi họ công
tác; là khả năng người giáo viên đó tự giác vạch ra được một kế hoạch và tổ chức giải quyết vấn
đề đó; là khả năng họ đánh giá kết quả tác động, can thiệp và chia sẻ kết quả đó với đồng nghiệp,
với những người quan tâm; công bố kết quả nghiên cứu được để vận dụng và lan toả trong môi
trường giáo dục xung quanh mình; và quan trọng hơn là từ những suy ngẫm từ quá trình và kết quả
nghiên cứu đó, giáo viên có thể tiếp tục xác định những vấn đề nghiên cứu tiếp theo... tạo nên một
chu trình nghiên cứu lặp đi lặp lại, đóng vai trò quan trọng trong công tác phát triển chuyên môn
nghề nghiệp. Đó chính là nội hàm của hoạt động nghiên cứu tác động thực tiễn (action research).
Hay nói cách khác, với phạm vi nghiên cứu trong nhà trường, với mục tiêu, đối tượng, phương
pháp nghiên cứu trong quy mô đó, hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên chính là
nghiên cứu khoa học giáo dục.
Theo đó, có thể quan niệm, năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông
là khả năng giáo viên đó thực hiện thành thạo và có kết quả hoạt động tìm hiểu những vấn đề tồn
tại trong chính thực tế công tác giảng dạy và giáo dục của họ; qua đó tác động, can thiệp thực
trạng, đánh giá và chia sẻ kết quả với đồng nghiệp và những người quan tâm nhằm mục đích cải
thiện thực tế, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ngay trong chính môi trường công tác của
mình.
2.2.2. Thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông hiện nay
Để có được thông tin về thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên
phổ thông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành đánh giá theo thang đo được xây dựng dựa trên những
khía cạnh, tiêu chí và chỉ báo của hệ thống năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên
phổ thông và các giáo viên tham gia khảo sát tự đánh giá năng lực của mình theo các mức độ cụ
thể ở từng chỉ báo (Khung thang đo là sản phẩm nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên phổ thông theo tiếp cận nghiên cứu tác động cải tạo
thực tiễn”, mã số B2014-17-55). Mẫu đối tượng khảo sát gồm 277 giáo viên và cán bộ quản lí của
một số trường THPT (gồm 230 giáo viên và cán bộ quản lí) và THCS (gồm 47 giáo viên và cán
bộ quản lí) trên địa bàn 3 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Quảng Trị và Kontum. Kết hợp với các phương
pháp nghiên cứu thực tiễn như toạ đàm, phỏng vấn và hồi cứu các tư liệu liên quan, chúng tôi thu
được kết quả như sau:
* Tri thức về nghiên cứu khoa học giáo dục
Nhìn chung, giáo viên tự đánh giá năng lực thành phần về tri thức liên quan đến nghiên cứu
khoa học giáo dục ở mức trên trung bình, không có nội dung nào đạt điểm 4 (tương đương với
mức “khá” trong thang đo). Trong đó, nội dung “lợi ích của nghiên cứu khoa học giáo dục” được
5
Nguyễn Hoàng Đoan Huy và Tạ Thị Thu Hiên
đánh giá thấp nhất, tất cả các nội dung còn lại thuộc tiêu chí này đều không chênh lệch nhiều. Tuy
nhiên, con số này hầu như chưa thể phản ánh được chính xác năng lực của đội ngũ giáo viên tham
gia khảo sát bởi hầu hết các giáo viên tham gia trả lời phỏng vấn sâu lại bộc lộ những thiếu hụt rất
cơ bản về tri thức liên quan đến hoạt động nghiên cứu này.
* Các kĩ năng tiến hành nghiên cứu khoa học giáo dục
Bảng 1. Tự đánh giá của giáo viên về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục
TT Kĩ năng
Điểm
TB
cộng
Độ
lệch
chuẩn
1 Phát hiện hoặc nhận diện được vấn đề nghiên cứu xuất phát từ những tồn tạitrong thực tiễn công tác dạy học và giáo dục học sinh 2,85 1,041
2
Tích cực, chủ động chia sẻ, thảo luận trao đổi với các thành viên tham gia
nghiên cứu, với đồng nghiệp và những người quan tâm (nhà nghiên cứu, tư vấn
viên, nhà tài trợ...)
2,82 .899
3 Xác định câu hỏi nghiên cứu/ vấn đề nghiên cứu một cách chính xác và có ýnghĩa 2,73 .932
4 Xác định đầy đủ và chính xác các nguyên nhân dẫn đến hiện trạng của vấn đềnghiên cứu 2,70 .946
5 Hình thành các ý tưởng tác động để can thiệp và lựa chọn tác động phù hợp chonghiên cứu của mình 2,60 .997
6 Xây dựng giả thiết nghiên cứu chính xác 2,71 2,629
7
Tìm kiếm thông tin liên quan; sưu tầm, hệ thống hoá tài liệu phục vụ nghiên
cứu từ các nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí khoa học, các nguồn từ
Internet. . .
2,92 .952
8 Phân tích thông tin và đưa ra nhận định về những vấn đề liên quan đến đề tàinghiên cứu từ các nguồn thông tin đã thu thập 2,72 .840
9 Sử dụng được các kĩ thuật phân tích, đánh giá định lượng và định tính kết quảnghiên cứu thực tiễn 2,62 .937
10 Viết tổng quan vấn đề nghiên cứu một cách logic và khái quát được lịch sửnghiên cứu vấn đề 2,66 .928
11 Xác định đúng và chính xác tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiêncứu và khách thể nghiên cứu 2,92 1,034
12 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với nội dung nghiên cứu 2,80 1,032
13 Chọn mẫu nghiên cứu phù hợp với thực tế công tác dạy học của mình cũng nhưđảm bảo tính khoa học đối với một nghiên cứu 2,73 .952
14
Xác định đầy đủ và huy động tối đa nguồn lực nghiên cứu phù hợp, phát huy
tính tương tác cao trong mối quan hệ giữa giáo viên – giáo viên, giáo viên –
phụ huynh học sinh, giáo viên – cán bộ quản lí. . .
2,63 .899
15 Phát triển hệ thống nhân sự, cộng đồng phản biện tích cực để phục vụ quá trìnhnghiên cứu 2,49 .944
16 Tiến hành tác động/ can thiệp đúng quy trình, vào thời điểm thích hợp và đảmbảo đạo đức cơ bản trong nghiên cứu 2,64 .914
17 Có giám sát quá trình tác động/ can thiệp và điều chỉnh kịp thời những ảnhhưởng không phù hợp đến các đối tượng nghiên cứu 2,56 .894
18 Thiết kế được các phép đo, thang đo để thu thập dữ liệu nghiên cứu tác động(đo đầu, đo cuối. . . ) 2,48 .989
19 Sử dụng được các phần mềm phân tích, đánh giá định lượng kết quả nghiên cứutác động 2,52 1,045
6
Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên tại trường phổ thông
20 Sử dụng được các kĩ thuật phân tích, đánh giá định lượng và định tính kết quảnghiên cứu tác động 2,51 .969
21 Biết viết báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu một cách khoa học và logic 2,77 .939
22 Trình bày một cách thuyết phục báo cáo kết quả nghiên cứu tác động 2,74 .912
23
Lắng nghe tích cực và trả lời một cách đầy đủ, chính xác trong phạm vi tìm hiểu
vấn đề nghiên cứu của mình trước những câu hỏi phản biện của đồng nghiệp
trong quá trình báo cáo kết quả nghiên cứu
2.,77 1,007
24 Có rút kinh nghiệm cho bản thân và chia sẻ cho đồng nghiệp, những ngườiquan tâm về những vấn đề liên quan đến nghiên cứu 2,81 .965
25 Xác định những vấn đề nghiên cứu mới nảy sinh sau quá trình nghiên cứu tácđộng đã thực hiện 2,75 .928
26 Vận dụng kết quả nghiên cứu đã báo cáo vào thực tế công tác giảng dạy và giáodục của bản thân 2,77 .982
27 Chia sẻ và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tếgiảng dạy và giáo dục của họ 2,69 .970
28 Viết bài chia sẻ về kết quả nghiên cứu của mình và đăng tải ở các diễn đàn vềgiáo dục 2,36 1,071
29 Viết bài chia sẻ về kết quả nghiên cứu của mình và báo cáo tham luận tại hộithảo khoa học về giáo dục 2,28 1,076
30 Viết bài chia sẻ về kết quả nghiên cứu của mình và đăng tải trên tạp chí chuyênngành khoa học giáo dục 2,14 1,077
Quan sát Bảng 1 cho thấy, giáo viên tự đánh giá các kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo dục
của mình ở mức tương đối thấp (tương đương với mức “yếu” trong thang đo). Những nội dung được
đánh giá ở mức cao bao gồm: “Tìm kiếm thông tin liên quan; sưu tầm, hệ thống hoá tài liệu phục
vụ nghiên cứu từ các nguồn khác nhau như sách, báo, tại chí khoa học, các nguồn từ Internet”;
“Xác định đúng và chính xác tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và khách thể
nghiên cứu”; “Có rút kinh nghiệm cho bản thân và chia sẻ cho đồng nghiệp, những người quan tâm
về những vấn đề liên quan đến nghiên cứu”; “Tích cực, chủ động chia sẻ, thảo luận trao đổi với
các thành viên tham gia nghiên cứu, với đồng nghiệp và những người quan tâm (nhà nghiên cứu,
tư vấn viên, nhà tài trợ...)”. . . Bên cạnh đó, giáo viên đánh giá những nội dung sau ở mức độ thấp
hơn như: “Viết bài chia sẻ về kết quả nghiên cứu của mình và đăng tải trên tạp chí chuyên ngành
khoa học giáo dục”; “Viết bài chia sẻ về kết quả nghiên cứu của mình và báo cáo tham luận tại hội
thảo khoa học về giáo dục”; “Viết bài chia sẻ về kết quả nghiên cứu của mình và đăng tài ở các
diễn đàn về giáo dục”; “Thiết kế được các phép đo, thang đo để thu thập dữ liệu nghiên cứu tác
động (đo đầu, đo cuối. . . )”; “Phát triển hệ thống nhân sự, cộng đồng phản biện tích cực để phục
vụ quá trình nghiên cứu”. . .
Kết quả tự đánh giá về tiêu chí này kết hợp với những nội dung phỏng vấn mà nhóm nghiên
cứu đã thu thập được, chúng tôi cho rằng, đây là phản ánh tương đối chính xác thực trạng hiện nay
về năng lực của giáo viên phổ thông liên quan đến các kĩ năng tiến hành nghiên cứu khoa học giáo
dục. Các thầy, cô giáo hầu hết đều cho rằng bản thân chưa được trang bị và rèn luyện đủ tốt để
hình thành đầy đủ các kĩ năng này. Họ phát biểu rằng mặc dù rất tích cực tìm kiếm thông tin để
hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, xác định được các vấn đề nổi cộm, cấp thiết trong thực tiễn dạy
học và giáo dục của bản thân nhưng quá trình thực hiện nghiên cứu lại gặp khó khăn, đặc biệt là
những khâu liên quan đến thu thập số liệu và viết báo cáo cũng như công bố kết quả nghiên cứu
của mình.
7
Nguyễn Hoàng Đoan Huy và Tạ Thị Thu Hiên
* Kinh nghiệm về hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục
Trong số 277 giáo viên tham gia khảo sát, số lượng giáo viên chưa thực hiện bất kì một
nghiên cứu khoa học giáo dục này chiếm đến 26.7%. Điều này chứng tỏ rằng, hơn 1/4 trong đội
ngũ giáo viên hiện nay hoàn toàn không có kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động nghiên cứu khoa
học giáo dục. Với con số gần bằng như vậy, có khoảng 20% số giáo viên cho biết rằng họ mới đang
trong giai đoạn lập kế hoạch thực hiện một nghiên cứu dự định sẽ tiến hành trong thời gian sắp tới.
Biểu đồ 1. Kinh nghiệm của giáo viên về hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục
Ở một khía cạnh khác, những giáo viên được cho là đã thực hiện 1 hoặc nhiều hơn 1 đề tài
nghiên cứu khoa học giáo dục, tỉ lệ giáo viên áp dụng nghiên cứu của mình vào hoạt động dạy học
chiếm 43.7% trong khi hoạt động giáo dục học sinh chỉ chiếm 18.1%. Con số này cho thấy một
thực trạng về nhu cầu cần đổi mới trong dạy học cao hơn trong giáo dục. Một nguyên nhân nữa
cũng được các giáo viên tiết lộ qua trả lời phỏng vấn với nhóm khảo sát là họ cảm thấy hoạt động
dạy học dễ nghiên cứu hơn vì cho kết quả rõ ràng hơn, nhanh chóng hơn so với hoạt động giáo dục
vốn cần phải trải qua một quá trình tác động tương đối dài và kết quả cũng cần có thời gian mới có
thể đánh giá được.
Nói tóm lại, trên bình diện chung, ngoài những tri thức cơ bản về nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng được tập huấn từ các cấp (Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT, nhà trường), vẫn còn rất nhiều
giáo viên phổ thông tự đánh giá và bộc lộ sự thiếu hụt về kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến loại
hình hoạt động nghiên cứu này. Nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông là loại
hình nghiên cứu hành động, nếu bản thân giáo viên không tự mình trải nghiệm thông qua việc bắt
tay vào thực hiện để tìm hiểu và thay đổi thực tế dạy học và giáo dục của mình thì không thể nào
làm quen được với công tác nghiên cứu. Khoảng cách từ lí thuyết đến thực hành và khoảng cách từ
mục tiêu đặt ra với kết quả đạt được sẽ càng xa nếu thiếu đi quá trình trải nghiệm thực tiễn.
* Thái độ và giá trị khi tiến hành nghiên cứu khoa học giáo dục
Liên quan đến thành phần thái độ trong năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, chúng tôi
cũng đã tiến hành phỏng vấn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục ở các trường thuộc địa
bàn khảo sát. Đối với tiêu chí thứ nhất về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học giáo dục, phần
lớn giáo viên và cán bộ quản lí không nhận thức được đầy đủ những khía cạnh đạo đức cần phải
đảm bảo trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng và nghiên cứu khoa học
giáo dục nói chung. Hầu hết đều cho rằng vi phạm đạo đức trong nghiên cứu này chỉ dừng lại ở
hành vi đạo văn trong khi trên thực tế để thực hiện một nghiên cứu khoa học tác động cải tạo thực
tiễn họ vô tình đã phạm phải một số vấn đề đạo đức khác như: xin phép người giám hộ/phụ huynh
8
Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên tại trường phổ thông
học sinh về việc thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh phổ thông, đảm bảo tính bí mật về
thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu, sở hữu và đồng sở hữu kết quả nghiên cứu, chịu trách
nhiệm về chất lượng của nghiên cứu và kéo theo đó là ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
giáo dục...
Về thái độ cải tạo thực tiễn dạy học và giáo dục, thực tế cho thấy, phần lớn giáo viên thực
hiện nghiên cứu khoa học giáo dục chủ yếu là để đối phó với việc phải hoàn thành đầy đủ các tiêu
chí cho việc xếp hạng thi đua và thi giáo viên dạy giỏi; do đó, thái độ tích cực cải tạo thực tiễn dạy
học và giáo dục của họ vẫn còn tương đối hạn chế. Như thầy giáo Đ.H.H., Bí thư Đoàn trường –
Giáo viên giảng dạy môn Công nghệ - Trường THPTN.T. cho biết: “Tôi cũng như các đồng nghiệp
của mình chỉ đang làm để đối phó, mang tính hình thức nhằm hợp thức hoá các điều kiện thi đua
chứ không xuất phát từ mong muốn thay đổi phương pháp dạy học hay thực trạng giáo dục gì cả.
Chúng tôi làm để đánh giá chứ chưa thấy áp dụng vào thực tế. Nếu nghiên cứu để cải thiện thực tế
thì cần phải xuất phát từ sự tâm huyết và niềm đam mê. Tôi chưa thấy ai làm được điều đó.”
2.3. Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo
dục cho giáo viên tại trường phổ thông
Trước khi đi sâu vào phân tích về các biện pháp, chúng ta cần hiểu rõ về bản chất của hoạt
động bồi dưỡng là gì. Căn cứ vào Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 5.3.2010 của Chính phủ về đào
tạo, bồi dưỡng công chức đã đưa ra cách hiểu về bồi dưỡng như sau: “Bồi dưỡng là hoạt động trang
bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kĩ năng làm việc”. Hay nói cách khác, bồi dưỡng là quá trình bổ
sung một lượng kiến thức, kĩ năng và thái độ nhất định cho một đối tượng học tập cụ thể. Theo đó,
bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên là tổ hợp những hoạt
động trong đó người giáo viên được trang bị, cập nhật, rèn luyện và phát triển những kiến thức, kĩ
năng và thái độ liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của bản thân.
Nhận thức được ý nghĩa của việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo
viên phổ thông, các cấp quản lí trong ngành Giáo dục đã và đang thực hiện một số hoạt động bồi
dưỡng, tập huấn. Tuy nhiên, sự lan toả của hoạt động này đến mỗi giáo viên ở các trường THPT
và THCS vẫn còn hạn chế. Là người trực tiếp quản lí hoạt động chuyên môn của nhà trường, hơn
ai hết, hiệu trưởng của các trường phải là người tiên phong trong việc nhận thức được ý nghĩa của
việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên trong trường mình và từ đó
thực hiện các biện pháp phù hợp để bồi dưỡng những khía cạnh còn thiếu hụt, thay đổi hoặc bổ
sung những điều kiện hỗ trợ cho giáo viên nâng cao năng lực đó của mình. Theo đó, chúng tôi đề
xuất một số biện pháp dành cho cán bộ quản lí các trường phổ thông, cụ thể là hiệu trưởng, trong
việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tại trường.
2.3.1. Nâng cao nhận thức về nghiên cứu khoa học giáo dục và vai trò của hoạt động này
đối với công tác phát triển nghề nghiệp cho giáo viên
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới giáo
dục đó là “Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt
là khoa học giáo dục và khoa học quản lí” [4]. Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành
Trung ương Khóa IX cũng đã khẳng định cần phải “Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm
cung cấp cơ sở khoa học để hoàn thiện đường lối, chính sách giải quyết các vấn đề bức xúc trong
giáo dục”. Điều 31 trong Điều lệ trường trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học đã ghi rõ nhiệm vụ của giáo viên đó là phải “tham gia nghiên cứu khoa
9
Nguyễn Hoàng Đoan Huy và Tạ Thị Thu Hiên
học sư phạm ứng dụng” [1]. Điều 11 thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác thi đua,
khen thưởng trong ngành giáo dục có quy định một trong những điều kiện bắt buộc để giáo viên
đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” là phải “có sáng kiến, cải tiến để nâng cao chất lượng giảng
dạy hoặc giáo dục học sinh, được Hội đồng Khoa học, sáng kiến ngành giáo dục tỉnh đánh giá xếp
loại”; Điều 15 của thông tư này cũng ghi rõ việc có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
là một điều kiện cần để một tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” [2]. Và gần nhất, Bộ
giáo dục và đào tạo và Bộ nội vụ vừa ban hành thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập đã
xếp giáo viên theo ba hạng và tiêu chuẩn của cả ba hạng tuy khác nhau về mức độ nhưng nhìn
chung đều yêu cầu giáo viên phải có khả năng viết, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm và nghiên
cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đồng thời còn phải có khả năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu
khoa học [3]. Điều này cho thấy Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa
học của giáo viên phổ thông.
Nói như vậy để thấy rằng, đối với mỗi người giáo viên phổ thông ở Việt Nam, nghiên cứu
khoa học vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ mà họ phải hoàn thành trong quá trình công tác của
mình. Kết quả điều tra thực trạng đã chỉ ra rằng, nhận thức của giáo viên liên quan đến hoạt động
nghiên cứu khoa học giáo dục chỉ dừng lại ở mức trung bình, thậm chí nhiều giáo viên còn cho
thấy họ thiếu hụt rất nhiều kiến thức cơ bản liên quan đến hoạt động này.
Có nhiều cách để nâng cao nhận thức cho giáo viên phổ thông về hoạt động nghiên cứu
khoa học giáo dục. Với vai trò là nhà quản lí, người hiệu trưởng trường phổ thông cần nắm rõ được
mức độ nhận thức hiện tại của đội ngũ cán bộ mình đang quản lí; trên cơ sở đó, lựa chọn hình thức
trang bị kiến thức phù hợp và đầy đủ cho họ.
2.3.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo
viên theo tiếp cận nghiên cứu khoa học giáo dục
Trong hoạt động quản lí nhà trường của hiệu trưởng các trường phổ thông ở nước ta, nhiệm
vụ lập kế hoạch phát triển nhà trường là công việc đầu tiên và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các
hoạt động của cơ sở giáo dục đó. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo
dục cho giáo viên cần được hiệu trưởng các trường phổ thông đưa vào nội dung kế hoạch phát triển
nhà trường hàng năm.
Thông thường, để lập kế hoạch về một hoạt động chuyên biệt nào đó trong quản lí nhà
trường, cụ thể ở đây là kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, hiệu trưởng thường phải xác
định đầy đủ và chính xác những thành phần sau:
- Phân tích điều kiện hiện có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng;
- Xác định mục tiêu của kế hoạch bồi dưỡng;
- Xác định nội dung bồi dưỡng;
- Xác định hình thức tổ chức bồi dưỡng;
- Xác định phương pháp, phương tiện kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng;
- Xác định nguồn lực thực hiện hoạt động bồi dưỡng.
2.3.3. Tổ chức thực hiện, giám sát, điều chỉnh và đánh giá công tác bồi dưỡng nâng cao
năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên
Sau khi xây dựng được Bản kế hoạch bồi dưỡng hằng năm cho đội ngũ cán bộ giáo viên
trong nhà trường, hiệu trưởng cần phải ban hành quy định liên quan đến việc tham gia bồi dưỡng
10
Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên tại trường phổ thông
trong đó bao gồm quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ quản lí, giáo viên
tham gia vào công tác bồi dưỡng để làm căn cứ thi đua, khen thưởng và chế tài xử lí các trường
hợp vi phạm. Đồng thời, hiệu trưởng cũng cần thành lập bộ phận giám sát việc thực hiện kế hoạch
bồi dưỡng để thông qua bộ phận này, sự chỉ đạo của hiệu trưởng đến được từng thành viên trong
nhà trường, giúp cho hệ thống hoạt động nhịp nhàng và vận hành thuận lợi.
Trong trường hợp lựa chọn bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho
giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, hiệu trưởng cần thực hiện các công việc
như sau:
- Hiệu trưởng duyệt kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định kì, giao nhiệm vụ cho
tổ trưởng tổ chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề để
thống nhất trong toàn tổ những quy định như:
+ Yêu cầu đăng kí chuyên đề từ giáo viên toàn trường, đánh giá, lựa chọn chuyên đề phù
hợp với năng lực, nhu cầu cần bồi dưỡng của thành viên trong tổ.
+ Thống nhất số chuyên đề, tên chuyên đề, thời gian tiến hành từng chuyên đề, người chịu
trách nhiệm báo cáo. . .
+ Thống nhất về mục tiêu, yêu cầu từng chuyên đề phải đạt được sau buổi sinh hoạt chuyên
môn.
+ Thống nhất hình thức, phương pháp, phương tiện đánh giá ngay khi bắt đầu kế hoạch bồi
dưỡng: bảng tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đánh giá năng lực để giáo viên soi vào; đánh giá quá trình
hay đánh giá kết quả; đánh giá theo định hướng năng lực.
+ Trưng cầu ý kiến, lựa chọn hình thức sinh hoạt chuyên đề cho phù hợp: báo cáo, thảo
luận, làm việc nhóm hay cá nhân, mời chuyên gia hay đồng nghiệp. . .
+ Kiểm tra, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện các nghiên cứu của từng thành viên trong
tổ để đảm bảo tất cả thành viên đều thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, đúng tiến độ và đảm
bảo chất lượng trong từng khâu, từng bước nghiên cứu.
- Hiệu trưởng trực tiếp tham dự hoặc uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
giám sát, theo dõi, tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn để kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện
và chất lượng thực hiện các buổi sinh hoạt theo chuyên đề đó.
- Hiệu trưởng trực tiếp đánh giá, nhận xét về hiệu quả tổ chức sinh hoạt chuyên môn của
từng tổ bộ môn theo các chuyên đề nghiên cứu khoa học giáo dục cụ thể. Có thể đề xuất thi đua,
khen thưởng giữa các tổ trong trường để khuyến khích các tổ bộ môn cùng nhau phấn đấu hoàn
thành nhiệm vụ đồng thời phát triển liên tục năng lực nghiên cứu cho tổ viên của mình.
2.3.4. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa
học giáo dục cho giáo viên phổ thông
Trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên
phổ thông, các yếu tố khách quan đóng vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù bản thân người giáo
viên với trình độ chuyên môn, năng lực thực hiện và thái độ thực hiện giữ vai trò quyết định nhưng
những vấn đề liên quan đến các điều kiện hỗ trợ từ cơ chế quản lí tác động không nhỏ, thậm chí
trong một số trường hợp, chính khía cạnh này đã làm thui chột niềm tin và thái độ nghiên cứu của
người giáo viên.
Để phát huy được tối đa vai trò của các điều kiện khách quan, hiệu trưởng cần lưu ý đến
những vấn đề sau:
- Đảm bảo cho giáo viên có đủ thời gian để thực hiện nghiên cứu khoa học giáo dục.
11
Nguyễn Hoàng Đoan Huy và Tạ Thị Thu Hiên
- Bổ sung, nâng cấp cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo, đặc biệt là các tạp chí khoa học chuyên
ngành giáo dục để giáo viên có thể tham khảo, học hỏi cách thức thực hiện các đề tài khoa học
cũng như cập nhật các vấn đề, đề tài khoa học mới mẻ, có ý nghĩa.
- Thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các cơ sở giáo dục khác, các trường đại học, viện
nghiên cứu để yêu cầu sự giúp đỡ từ các chuyên gia trong việc hỗ trợ giáo viên thực hiện nghiên
cứu.
- Thúc đẩy việc đổi mới công tác đánh giá nghiên cứu của giáo viên bằng cách chuyển từ
tiếp cận đánh giá kết quả sang đánh giá quá trình kết hợp với nâng cao năng lực đánh giá của hội
đồng đánh giá đề tài nghiên cứu cấp trường.
- Tạo điều kiện tối đa về cơ chế xét duyệt, xếp loại thi đua các cấp để giáo viên tham gia
hoạt động nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu và mục đích tự thân thay vì ép buộc họ tham gia thực
hiện các đề tài chỉ để đảm bảo điều kiện thi đua.
- Khuyến khích xây dựng cộng đồng phản biện về nghiên cứu khoa học ngay trong nhà
trường, đồng thời phối kết hợp với các trường bạn để thiết lập mối quan hệ trao đổi, giao lưu khoa
học giữa đồng nghiệp với nhau.
3. Kết luận
Chất lượng giáo dục phổ thông phụ thuộc rất lớn vào năng lực chuyên môn nghiệp vụ của
người giáo viên. Là một bộ phận của năng lực phát triển nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu khoa
học giáo dục không những là một tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp bắt buộc bất kì giáo viên nào
cũng cần phải có mà tự thân nó sẽ giúp cho người giáo viên có thể tự mình phát hiện ra vấn đề tồn
tại cần giải quyết trong môi trường công tác của mình, xây dựng được kế hoạch nghiên cứu vấn đề
đó, tổ chức tác động/can thiệp/thay đổi thực trạng hiện có và cuối cùng là góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường. Thực tế cho thấy năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục ở giáo
viên phổ thông hiện nay vẫn chưa cao, thậm chí phần lớn giáo viên thực hiện hoạt động này một
cách hình thức. Họ thiếu hụt rất lớn về các vấn đề liên quan đến tri thức, kĩ năng thực hiện nghiên
cứu và thái độ, niềm tin đối với nghiên cứu vẫn còn ở mức chưa cao.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành một số hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên
cứu khoa học giáo dục cho giáo viên phổ thông tuy nhiên hiệu quả chưa rõ ràng. Là người trực
tiếp quản lí hoạt động chuyên môn của nhà trường, hơn ai hết, hiệu trưởng của các trường phải là
người tiên phong trong việc nhận thức được ý nghĩa của việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa
học giáo dục cho giáo viên trong trường mình và từ đó thực hiện các biện pháp phù hợp để bồi
dưỡng những khía cạnh còn thiếu hụt, thay đổi hoặc bổ sung những điều kiện hỗ trợ cho giáo viên
nâng cao năng lực đó của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường
trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012. Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ban hành hướng dẫn công
tác thi đua khen thưởng trong ngành giáo dục.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, 2015. Thông tư liên tịch số
23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo
viên THPT công lập.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo. Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII.
12
Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên tại trường phổ thông
[5] Nguyễn Thị Kim Dung (chủ biên), 2015. Đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình
thành năng lực nghề cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm. Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[6] Dự án Việt Bỉ về Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, truy cập tại trang web:
C0BE37B, vào ngày 25.05.2016.
ABSTRACT
Management measures of principle
to improve teachers’ educational research skill at secondary schools
1Nguyen Hoang Doan Huy and 2Ta Thị Thu Hien
1The Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education
2Dong Ha High school, Quang Tri Province
Secondary teachers’ educational research skill is considered as one important dimension of
teaching professional competences, a criteria of the teacher professional standards lauched by the
Ministry of Education and Training (MOET). Training activities to improve educational research
skill for teachers have been conducting under the management of MOET and DOET (Department
of Education & Training) for. . . years. However, these movements have been ignored by schools.
The article analysed the concept of secondary teachers’ educational research skill, pointed out
some reviews related to its situation in Vietnam. It also proposesed some management measures
for school principles to improve teachers’ educational research skill.
Keywords: Secondary teacher’s educational research skill, professional competences, action
research, training to improve teacher’s competences..
13
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4719_nhdhuy_0303_2130317.pdf