Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-Learning ở Việt Nam: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0082
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 113-122
This paper is available online at
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO HÌNH THỨC E-LEARNING Ở VIỆT NAM
Nguyễn Văn Hiền
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, nhu cầu
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (GV) để đáp ứng yêu cầu mới là hết sức lớn. Triển khai bồi
dưỡng GV theo hình thức e-learning sẽ có lợi thế về khả năng nhân rộng, tiết kiệm chi phí
mà vẫn đảm bảo chất lượng. Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm và khảo
sát, nghiên cứu của tác giả tập trung trả lời 3 câu hỏi sau: Bồi dưỡng GV theo hình thức
e-learning ở Việt Nam có khả thi? Việc tổ chức bồi dưỡng theo hình thức này nên được tiến
hành như thế nào? Phản ứng của GV với hình thức học tập này ra sao? Qua thực tế triển
khai với kết quả khảo sát 439 học viên - GV tham gia học 4 khóa e-learning cho thấy: Bồi
dưỡng GV theo...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-Learning ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0082
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 113-122
This paper is available online at
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO HÌNH THỨC E-LEARNING Ở VIỆT NAM
Nguyễn Văn Hiền
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, nhu cầu
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (GV) để đáp ứng yêu cầu mới là hết sức lớn. Triển khai bồi
dưỡng GV theo hình thức e-learning sẽ có lợi thế về khả năng nhân rộng, tiết kiệm chi phí
mà vẫn đảm bảo chất lượng. Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm và khảo
sát, nghiên cứu của tác giả tập trung trả lời 3 câu hỏi sau: Bồi dưỡng GV theo hình thức
e-learning ở Việt Nam có khả thi? Việc tổ chức bồi dưỡng theo hình thức này nên được tiến
hành như thế nào? Phản ứng của GV với hình thức học tập này ra sao? Qua thực tế triển
khai với kết quả khảo sát 439 học viên - GV tham gia học 4 khóa e-learning cho thấy: Bồi
dưỡng GV theo hình thức e-learning ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi; các GV đã có thái
độ hết sức tích cực đối với hình thức bồi dưỡng này. Trong đó, hình thức tổ chức học tập
kết hợp có hiệu quả cao hơn hình thức học e-learning thuần túy.
Từ khóa: CNTT trong giáo dục và đào tạo; e-learning; bồi dưỡng giáo viên.
1. Mở đầu
Người giáo viên (GV), với đặc thù nghề nghiệp của mình, việc tự bồi dưỡng và được bồi
dưỡng chuyên môn là hết sức quan trọng. Do đó, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, công tác bồi
dưỡng, phát triển thường xuyên chuyên môn của GV luôn được quan tâm và triển khai đa dạng.
Ở Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh triển khai Nghị quyết 29 – NQ/TW về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, việc bồi dưỡng, đào tạo lại một số lượng lớn giáo viên các cấp
học là một nhu cầu tất yếu. Bởi trước những yêu cầu mới, người GV cũng phải có những phẩm
chất và năng lực mới.
Trong mọi tình huống, công tác đào tạo và bồi dưỡng được tiến hành trực tiếp là hình thức
tốt nhất. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng GV cần được đặt trong hệ quy chiếu với nhiều yếu tố cần cân
nhắc. GV là học viên người lớn, là người có kinh nghiệm nhưng việc học tập thường bị chi phối
bởi nhiều hoạt động khác [1]. Trong khi đó, công tác bồi dưỡng, đào tạo phải có tác động đủ liều
mới đưa đến sự thay đổi ở người GV (Gulamhussein [5]. Bên cạnh đó, kinh phí để triển khai bồi
dưỡng trên một diện rộng lại tốn kém. . . Trước thực tế trên, việc ứng dụng và tối ưu hóa ưu điểm
của công nghệ thông tin trong công tác tập huấn, bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning hứa hẹn
nhiều thuận lợi và hiệu quả mới.
E-learning là thuật ngữ được xuất hiện đầu tiên vào những năm cuối thập niên 90 của thế
kỉ XX [2]. Một cách chung nhất, nó được hiểu là hoạt động học tập với máy vi tính được kết nối
Ngày nhận bài: 10/1/2015. Ngày nhận đăng: 10/4/2015.
Liên hệ: Nguyễn Văn Hiền, e-mail: hiennv@hnue.edu.vn.
113
Nguyễn Văn Hiền
mạng, cho phép người học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi [3]. E-learning là hình thức học tập đã
được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và ưu điểm của nó cũng đã được khẳng định.
Nghiên cứu của Looms [7] cho thấy, e-learning đáp ứng được các phong cách học tập khác nhau.
Đây là nền tảng học tập luôn sẵn sàng 24/7 nên nó mang lại cơ hội học tập cho một lượng lớn học
viên. E-learning cũng tạo điều kiện cho người học tự học theo trình độ, tốc độ của mình; cung cấp
thêm nhiều lựa chọn ứng với sở trường, nhu cầu và kĩ năng của mỗi người [10]. Một hiệu ứng đặc
biệt nữa của e-learning đó là nó mang lại cho người học cảm giác học tập “an toàn, thoải mái” khi
được học tại nhà [9]. Theo đó, e-learning cũng đã mở ra cơ hội và hình thức bồi dưỡng chuyên
môn mới cho GV, khác với mô hình bồi dưỡng trực tiếp mặt đối mặt. Nghiên cứu của McNamara
và cộng sự [8] cũng đã chỉ ra hiệu quả của hình thức bồi dưỡng này đối với việc phát triển chuyên
môn của GV. Trong đó, GV đánh giá cao về đặc điểm thuận lợi, tự chủ và phân hóa của e-learning.
Nó còn có đặc tính nổi trội đó là kích thích những suy ngẫm sâu của GV, đặc biệt khi họ được chia
sẻ với cộng đồng chuyên môn ở trên mạng. Trong luận án tiến sĩ của mình, Duaglas (2008) [4] đã
nghiên cứu về hiệu quả của e-learning với hoạt động bồi dưỡng GV dựa trên 6 lĩnh vực của chuẩn
đảm bảo chất lượng đào tạo tại New York. Kết quả cho thấy, e-learning đáp ứng được về phong
cách học, về mức độ hiểu biết và thực hiện; và về nghiên cứu, khai thác dữ liệu. Riêng chuẩn về
tương tác, cộng tác và kiểm tra, đánh giá chưa được GV ghi nhận cao. Trong đó, theo các GV đã
dự học e-learning, lĩnh vực cần cải thiện nhiều trong quá trình học đó là cần hỗ trợ sự tương tác và
cộng tác của họ hơn nữa.
Ở Việt Nam, e-learning cũng đã được triển khai thực tế trong những năm gần đây. Trong
đó, có thể kể đến tổ hợp giáo dục Topica (https://topica.edu.vn). Đây hiện là một trong những đơn
vị triển khai các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân trực tuyến tại Việt Nam và một số nước ở
khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên có thể thấy, việc bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning ở Việt
Nam hầu như chưa được triển khai.
Vậy liệu việc bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning ở Việt Nam có khả thi hay không?
Việc tổ chức bồi dưỡng theo hình thức này nên được tiến hành như thế nào? Phản ứng của GV với
hình thức học tập này ra sao? Bài báo này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi trên dựa trên kết quả
nghiên cứu và thực tế triển khai công tác bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning tại Việt Nam
thời gian qua.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi (Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Học liệu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
đã phối hợp với Vụ Giáo dục Trung học, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục tổ chức
thí điểm 4 khóa bồi dưỡng GV các cấp trên phạm vi cả nước theo hình thức E – learning. Trước
khi kết thúc mỗi khóa bồi dưỡng, chúng tôi gửi tới các học viên phiếu khảo sát trực tuyến để thu
nhận phản hồi của người học đối với khóa học. Phiếu gồm 4 câu hỏi ở dạng thang likert và 2 câu
hỏi mở. Hình ảnh phiếu khảo sát trực tuyến được trình bày trong Hình 1.
Các dữ liệu khảo sát được lưu trữ và xử lí tự động qua công cụ Google Form. Thông tin về
khóa bồi dưỡng này được trình bày trong Bảng 1.
114
Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-learning ở Việt Nam
Hình 1. Hình ảnh phiếu khảo sát trực tuyến
Bảng 1. Bốn khóa bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning
Khóa Nội dung Thời gian Đối tượng Địa bàn Biện pháptổ chức học
1.
Bồi dưỡng GV về
"Phương pháp Bàn tay
nặn bột"
14/8 đến
24/8/2013 150 GV THCS
Hải Dương,
Hòa Bình, Thái
Nguyên, Yên
Bái
Học kết hợp
2.
Bồi dưỡng GV về
"Phương pháp Bàn tay
nặn bột"
15/10 đến
25/10/2013 100 GV THCS Vĩnh Phúc Học kết hợp
3.
Bồi dưỡng các Hiệu
trưởng về: "Quản lí giáo
dục giá trị sống và kĩ
năng sống"
10/10 đến
19/10/2013
120 Hiệu
trưởng các
trường Tiểu học
Hải Dương,
Hòa Bình, Thái
Nguyên, Yên
Bái
Học kết hợp
4.
Bồi dưỡng GV về: "Ứng
dụng CNTT trong dạy
học"
23/10 đến
08/11/2014
100 GV các
trường trung
cấp chuyên
nghiệp
Toàn quốc E-learningthuần túy
115
Nguyễn Văn Hiền
Trong đó, biện pháp tổ chức học kết hợp là tổ chức cho học viên những giai đoạn tự học
hoàn toàn trên mạng đan xen với những giai đoạn được trao đổi trực tiếp với GV hướng dẫn qua
hệ thống cầu truyền hình hoặc qua công cụ Diễn đàn, Thông báo trực tuyến hoặc điện thoại đường
dây nóng. Còn biện pháp tổ chức học e-learning thuần túy thì phần lớn thời gian người học tự học
một mình với các bài học được đóng gói sẵn, hầu như không có giai đoạn trao đổi trực tiếp với
người hướng dẫn [6].
Quy trình triển khai các khóa bồi dưỡng GV với biện pháp tổ chức học kết hợp về cơ bản
gồm các bước được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2. Tóm tắt các bước tổ chức một khóa bồi dưỡng GV
theo hình thức e-learning với biện pháp học tập kết hợp
TT Giai đoạn Hoạt động chủ yếu Kỹ thuật tổ chức
1. Khai giảng
- Định hướng người học về khóa
học;
- Cấp phát tài khoản, hướng dẫn làm
quen không gian lớp học;
- Giải đáp thắc mắc ban đầu (nếu
có).
- Sử dụng công nghệ Hội nghị
truyền hình (đã làm với khóa 1, 3);
- Hoặc cử GV hướng dẫn, thành
viên ban tổ chức gặp gỡ, trao đổi
trực tiếp (đã làm với khóa 2).
2.
Tổ chức
học
- Học viên tự học, làm bài tập theo
tiến độ của cá nhân;
- Học viên trao đổi, chia sẻ với nhau
và với GV hướng dẫn, ban tổ chức.
- Sử dụng Diễn đàn trực tuyến;
- Sử dụng điện thoại đường dây
nóng;
- Sử dụng tính năng Thông báo của
lớp học.
3. Tổng kết,
bế giảng
- Học viên có thể làm bài tập cuối
khóa;
- Học viên phản hồi về khóa bồi
dưỡng qua phiếu khảo sát trực
tuyến;
- Học viên báo cáo một số kết quả
điển hình;
- Học viên và giáo viên, BTC trao
đổi, giải đáp thắc mắc, đề xuất
những vấn đề mới.
- Sở GD&ĐT tổ chức và giám sát
bài làm cuối khóa;
- Sử dụng công nghệ Hội nghị
truyền hình (đã làm với khóa 1, 3);
- Hoặc cử GV hướng dẫn, thành
viên ban tổ chức gặp gỡ, trao đổi
trực tiếp (đã làm với khóa 2).
Minh họa về không gian lớp học và các khu vực chức năng của lớp học e-learning được
trình bày trong Hình 2.
(Trong đó: 1 – là khu vực quản lí lớp học, với các thanh điều hướng giúp người học di chuyển giữa
các phần chức năng khác nhau của lớp học; 2 – là khu vực học viên có thể tải về các tài liệu đọc
thêm; 3 – là khu vực hiển thị nội dung bài học, thường được thiết kế theo dạng chương trình hóa)
116
Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-learning ở Việt Nam
Hình 2. Hình minh họa không gian lớp học e–learning
2.2. Kết quả nghiên cứu và bình luận
Số lượng và tỉ lệ học viên đã trả lời khảo sát ở từng khóa học được trình bày trong Bảng 3.
Bảng 3. Tỉ lệ trả lời khảo sát trực tuyến ở 4 khóa học
Số lượng Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3 Khóa 4
Học viên trả lời 143 98 113 85
Học viên dự học 150 100 120 100
Tỉ lệ trả lời 95,3% 98% 94,2% 85%
Bảng 4. Kết quả phản hồi của người học về mức độ hài lòng đối với
hình thức bồi dưỡng theo e-learning (Số lượng (%))
Mức độ đồng ý Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3 Khóa 4
Rất không đồng ý 1 (0,7) 1 (1,0) 1 (0,9) 1 (1,2)
Không đồng ý 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 3 (3,5)
Bình thường 6 (4,2) 7 (7,1) 3 (2,7) 6 (7,1)
Đồng ý 80 (55,9) 52 (53,1) 56 (49,6) 45 (52,9)
Rất đồng ý 56 (39,2) 38 (38,8) 53 (46,9) 30 (35,3)
117
Nguyễn Văn Hiền
Biểu đồ 1. Mức độ hài lòng của học viên về hình thức khóa bồi dưỡng
Với nhận xét: Tôi muốn tham gia ở các khóa học theo hình thức e-learning tiếp theo, kết
quả phản hồi được trình bày trong Bảng 5 và Biểu đồ 2.
Bảng 5. Kết quả phản hồi của người học về mức độ sẵn sàng tham gia
các khóa học trong tương lai theo hình thức e-learning (Số lượng (%))
Mức độ đồng ý Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3 Khóa 4
Rất không đồng ý 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (0,9) 1 (1,2)
Không đồng ý 1 (0,7) 2 (2,0) 1 (0,9) 2 (2,4)
Bình thường 7 (4,9) 10 (10,2) 3 (2,7) 6 (7,1)
Đồng ý 93 (65,0) 48 (49,0) 68 (60,2) 35 (41,2)
Rất đồng ý 42 (29,4) 38 (38,8) 40 (35,4) 41 (48,2)
Biểu đồ 2. Mức độ của học viên sẵn sàng tham gia các khóa bồi dưỡng
tiếp theo trong tương lai theo hình thức e-learning
118
Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-learning ở Việt Nam
Như vậy, có thể thấy phần lớn GV tham gia các khóa bồi dưỡng đều có mức độ hài lòng
cao với khóa học (thấp nhất là 88% và cao nhất là 97% ở mức đồng ý và rất đồng ý). Đa số học
viên cũng bày tỏ mức độ sẵn sàng cao để tham các khóa bồi dưỡng tiếp theo theo hình thức này
(từ 88% đến 95% ở mức đồng ý và rất đồng ý). Dữ liệu khảo sát cũng cho thấy khoảng 10% học
viên ở khóa 4 cảm thấy bình thường hoặc chưa hài lòng, chưa sẵn sàng học tiếp các khóa tương tự.
Phản hồi này cho thấy, khóa bồi dưỡng được tổ chức theo biện pháp e-learning thuần túy (mức độ
tương tác giữa người học với người dạy không cao) sẽ làm học viên cảm thấy khó khăn hơn trong
quá trình tự học. Khó khăn này cũng phản ánh phần nào ở tỉ lệ người trả lời khảo sát ở khóa 4 là
thấp nhất, đạt 85% (Bảng 3).
Kết quả ở hai câu khảo sát này cũng phù hợp với những phản hồi của người học trong suốt
thời gian diễn ra các khóa bồi dưỡng cũng như khi trả lời các câu hỏi mở trong phiếu khảo sát.
Theo đó, các học viên đều rất ủng hộ, hứng khởi với hình thức bồi dưỡng này. Họ bình luận, ghi
nhận về việc họ đã được tích cực hóa ở mức cao nhất, tự chủ ở mức cao nhất: tự học, tự sắp xếp
thời gian học, tự học đi học lại nhiều lần và được trao đổi cũng như nhận phản hồi một cách thường
xuyên, tích cực.
Về nhận xét: Nội dung của khóa bồi dưỡng dễ hiểu, kết quả khảo sát được trình bày trong
Bảng 6 và Biểu đồ 3.
Bảng 6. Kết quả phản hồi của người học về mức độ dễ hiểu
của nội dung các khóa bồi dưỡng (Số lượng (%))
Mức độ đồng ý Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3 Khóa 4
Rất không đồng ý 1 (0,7) 1 (1,0) 2 (1,8) 1 (1,2)
Không đồng ý 0 (0,0) 1 (1,0) 0 (0,0) 0 (0,0)
Bình thường 13 (9,1) 24 (24,5) 12 (10,6) 15 (17,6)
Đồng ý 92 (64,3) 49 (50,0) 62 (54,9) 51 (60,0)
Rất đồng ý 37 (25,9) 23 (23,5) 37 (32,7) 18 (21,2)
Biểu đồ 3. Phản hồi về mức độ dễ hiểu của Nội dung khóa bồi dưỡng
119
Nguyễn Văn Hiền
Với nhận xét: Tôi có cơ hội được tiếp cận với thông tin tôi cần một cách nhanh chóng và đầy
đủ, kết quả phản hồi được trình bày trong Bảng 7 và Biểu đồ 4.
Bảng 7. Kết quả phản hồi của người học về mức độ
dễ tiếp cận thông tin (Số lượng (%))
Mức độ hài lòng Khóa 1 Khóa 2 Khóa 3 Khóa 4
Rất không hài lòng 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (1,8) 1 (1,2)
Không hài lòng 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (0,9) 1 (1,2)
Bình thường 7 (4,9) 5 (5,1) 7 (6,2) 15 (17,6)
Hài lòng 91 (63,6) 61 (62,2) 69 (61,1) 49 (57,6)
Rất hài lòng 45 (31,5) 32 (32,7) 34 (30,1) 19 (22,4)
Biểu đồ 4. Phản hồi về cơ hội của học viên trong việc
tiếp cận thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và đầy đủ
Như vậy, phần lớn học viên đồng ý rằng nội dung của các khóa bồi dưỡng là dễ hiểu (trên
80%). Điều đó cho thấy, học tập theo hình thức e-learning đã giúp GV chiếm lĩnh được kiến thức
một cách thuận lợi. Tuy nhiên, về cơ hội học viên được tiếp cận thông tin họ cần (hay chính là khả
năng tương tác trực tiếp) có mức độ hài lòng chưa cao. Đặc biệt, với khóa 4 (khóa học tổ chức
theo biện pháp e-learning thuần túy) có đến 20% người học cảm thấy chưa có nhiều cơ hội tiếp
cận thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và đầy đủ. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên
cứu của Douglas [4].
Ghi nhận ở các câu hỏi mở cũng cho thấy, các GV đều khẳng định lợi ích rõ ràng của hình
thức bồi dưỡng này đó là sự linh hoạt, họ có thể học bất cứ lúc nào phù hợp với điều kiện của mình.
Bên cạnh đó, phần lớn GV mong muốn được tiếp tục hỗ trợ trong quá trình vận dụng vào thực tiễn
giảng dạy. Và mong muốn này hoàn toàn có thể thực hiện được khi trong không gian lớp học đã
tích hợp Diễn đàn trực tuyến.
120
Bồi dưỡng giáo viên theo hình thức E-learning ở Việt Nam
3. Kết luận
Qua thời gian hơn hai năm triển khai bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning trên cơ sở sự
vận dụng các nền tảng lí luận phù hợp, chúng tôi bước đầu rút ra một số kết luận sau:
- Bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi. GV đã tham gia
học đều có thái độ tích cực đối với hình thức bồi dưỡng này và có mong muốn tiếp tục được bồi
dưỡng theo cùng phương thức trong tương lai.
- Biện pháp tổ chức học kết hợp đã mang lại hiệu quả cao hơn biện pháp học e-learning
thuần túy. Nền tảng công nghệ là quan trọng nhưng quy trình tổ chức, quản lí một khóa bồi dưỡng
còn quan trọng hơn. Người học trong quá trình học luôn cần được quản lí, đánh giá thường xuyên;
sự trao đổi thông tin thường xuyên, liên tục giữa các thành phần tham gia và tổ chức khóa bồi
dưỡng là hết sức cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chelry J. Polson, 1993. Teaching Adult Students. Idea Paper, No.29, Center for Faculty
Evaluation and Development (Hoa Kỳ).
[2] Cross, J., 2004. An informal history of eLearning. On the Horizon, Volume 12, Number 3,
pp. 103-110.
[3] Dewhurst, D., Macleaod, H. and Norris, T., 2000. Independent student learning aided
by computers: an acceptable alternative to lectures. Computers and Education, 35,
pp. 223 - 241.
[4] Douglas Faraci, Denise, 2008. A correlation study of six professional development domains
in e-learning teacher professional development. University of Pheonix, UMI Dissertation
Publishing.
[5] Gulamhussein, A, 2013. Teaching the Teachers: Effective Professional Development in an
Era of High Stakes Accountability. Center for Public Education (Hoa Kỳ).
[6] Henrich, A., Sieber, S., 2009. Blended learning and pure e-learning concepts for information
retrieval: experiences and future directions. Inf Retrieval, Springer Science+Business Media.
[7] Looms, P.O., 2002. Sailing into uncharted waters – the impact of new media use on
education, in A. Williamson, C. Gunn, A. Young and T. Clear, ed.: Winds of change in a
sea of learning. Proceedings from the 19th annual conference of the Australasian Society for
Computers in Learning in Tertiary Education. Ascilite Publication, pp. 5 – 16.
[8] McNamara, C.L., 2010. K-12 Teacher Participation in Online Professional Development.
University of California, UMI Dissertation Publishing.
[9] Sanders, D.W. and Morrison-Shetlar, A.I., 2001. Student attitudes towards web-enhanced
instruction in an introductory biology course. Journal of Computing in Education, 33,
pp. 251–262.
[10] Stanton, N.A., Porter, L.J. and Stroud, R., 2001. Bored with Point and Click? Theoretical
perspectives on designing learning environments. Innovations in Education and Teaching
International, 38, pp. 175 – 182.
121
Nguyễn Văn Hiền
ABSTRACT
Teacher professional development using e-learning in Vietnam
In the context of educational innovation in Vietnam today, there is a great need for
professional development of in-service teachers. The use of e-learning platforms to train in-service
teachers is a smart choice because it is inexpensive and it can be provided to a large number of
teachers at the same time. Implementing both quantitative and qualitative research methods (in
our pilot survey), our research was carried out in order to answer three following questions: Is
the use of e-learning to improve teaching ability of in-service teachers effective in Vietnam? How
should this kind of e-learning be provided? How do Vietnamese teachers respond to e-learning?
Based on the 439 responses of those whose took part in four e-learning courses, we concluded that
Vietnamese teachers can benefit by using e-learning. Most teachers willingly took part in these
e-learning courses and showed their satisfied with this way of learning. We found that blended
learning is more effective than pure e-learning.
Keywords: ICT in education; e-learning; professional development of teachers.
122
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3547_nvhien_4582_2193050.pdf