Tài liệu Bộ sạc pin mặt trời hiệu suất cao với mạch điều khiển công suất cực đại: TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 11 tháng 11-2016
18
BỘ SẠC PIN MẶT TRỜI HIỆU SUẤT CAO
VỚI MẠCH ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT CỰC ĐẠI
CHARGER HIGH EFFICIENCY PV SOLAR
WITH THE CIRCUIT CONTROL MAXIMUM POWER
Nguyễn Thế Vĩnh
1
, Đinh Văn Cƣờng
1
, Nguyễn Duy Trung
2
1
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh,
2
Trường Đại học Điện lực
Tóm tắt:
Bài báo trình bày một bộ sạc ắc quy sử dụng năng lượng mặt trời hiệu suất cao với mạch điều khiển
công suất cực đại. Để đạt được hiệu suất cao của pin mặt trời cần dùng hệ thống “tìm điểm công
suất cực đại” nhằm thu hiệu suất của pin là lớn nhất. Vấn đề đề cập đến các nội dung như sau: mô
hình pin năng lượng mặt trời, giải thuật điều khiển dò tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời,
bộ biến đổi DC/DC và mạch sạc acquy hiệu suất cao. Kết quả mô hình hóa và mô phỏng bộ sạc sẽ
được trình bày.
Từ khóa:
Pin năng lượng mặt trời, bộ biến đổi DC/DC, mạch sạc ắc q...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ sạc pin mặt trời hiệu suất cao với mạch điều khiển công suất cực đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 11 tháng 11-2016
18
BỘ SẠC PIN MẶT TRỜI HIỆU SUẤT CAO
VỚI MẠCH ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT CỰC ĐẠI
CHARGER HIGH EFFICIENCY PV SOLAR
WITH THE CIRCUIT CONTROL MAXIMUM POWER
Nguyễn Thế Vĩnh
1
, Đinh Văn Cƣờng
1
, Nguyễn Duy Trung
2
1
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh,
2
Trường Đại học Điện lực
Tóm tắt:
Bài báo trình bày một bộ sạc ắc quy sử dụng năng lượng mặt trời hiệu suất cao với mạch điều khiển
công suất cực đại. Để đạt được hiệu suất cao của pin mặt trời cần dùng hệ thống “tìm điểm công
suất cực đại” nhằm thu hiệu suất của pin là lớn nhất. Vấn đề đề cập đến các nội dung như sau: mô
hình pin năng lượng mặt trời, giải thuật điều khiển dò tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời,
bộ biến đổi DC/DC và mạch sạc acquy hiệu suất cao. Kết quả mô hình hóa và mô phỏng bộ sạc sẽ
được trình bày.
Từ khóa:
Pin năng lượng mặt trời, bộ biến đổi DC/DC, mạch sạc ắc quy hiệu suất cao, thuật toán tìm điểm
công suất cực đại của pin mặt trời.
Abstract:
This article presents a battery charger using solar high performance with the circuit controller
maximum power. To achieve high efficiency of PV solar system should use "maximum power point
search" to obtain the performance of the battery is the largest. The problem refers to the contents
as follows: model solar batteries, the control logic detects the maximum power point of the solar
cell, piezoelectric transducer DC/DC battery charger and high performance vessels. Results modeling
and simulation will be presented charger.
Keywords:
PV solar, DC/DC converters, circuit recharge battery high performance, methode for maximum power
point tracking.
1. GIỚI THIỆU3
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công
trình nghiên cứu về hệ thống pin mặt trời
3
Ngày nhận bài: 4/1/2016, ngày chấp nhận
đăng: 30/5/2016, phản biện: TS. Nguyễn Văn
Tiềm.
và những ứng dụng của nó như [1], [2],
[3], [4], [5], [6]. Việc phát điện bằng
hệ thống quang điện mặt trời (PV
photovoltaic) đã phát triển nhanh như một
dạng phát điện phân tán hiệu quả. Bất lợi
lớn của việc phát điện PV là chi phí năng
lượng tương đối cao. Do vậy, việc tối đa
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 11 tháng 11-2016
19
hóa hiệu quả phát điện trong ứng dụng
thực tiễn là một yêu cầu quan trọng. Các
mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện
(I-V), công suất và điện áp (P-V) của các
tấm pin có các đặc tính phi tuyến bị ảnh
hưởng bởi các hệ số như cường độ
bức xạ, nhiệt độ làm giảm chất lượng
thiết bị [1]. Đối với một mức độ bức xạ
nhất định, có một điểm hoạt động duy
nhất được gọi là điểm công suất cực đại
của tấm tế bào quang điện mặt trời
(Maximum Power Point - MPP).
Pin mặt
trời
Điều khiển
bám công
suất cực
đại
Bộ biến đổi
DC/DC
Acquy
Điều
chế
xung
Ipv,upv In,un
Hình 1. Cấu trúc của bộ sạc acquy sử dụng pin
năng lƣợng mặt trời
Người ta đã rất nỗ lực nghiên cứu về hoạt
động điều khiển dò tìm điểm hoạt động có
công suất tối ưu của hệ thống nguồn điện
tế bào quang điện mặt trời (Maximum
Power Point Tracker - MPPT) [2], [3],
[4], [5], [6]. Các phương pháp điều khiển
như vậy thường điều chỉnh điện áp đầu
cuối của bảng điều khiển PV tức là điện
áp đầu vào tới bộ biến đổi DC/DC. Rất
nhiều phương pháp điều khiển đã được
phát triển cùng với MPPT, ví dụ phương
pháp bảng tra cứu (LUT) [2], phương
pháp máy phát điện PV dựa trên điện
áp/dòng điện [3], phương pháp làm nhiễu
và quan sát (Perturbation and Observation
- P&O) [4] cùng các phương pháp khác.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn bài báo đề
xuất bộ nạp acquy sử dụng năng lượng
mặt trời hiệu suất cao sử dụng thuật toán
P&O có cấu trúc như hình 1.
2. BỘ SẠC PIN NĂNG LƢỢNG MẶT
TRỜI VỚI THUẬT TOÁN MPPT
2.1. Mô hình pin mặt trời
Qua nghiên cứu [6] việc xây dựng được
đặc tính mô hình pin mặt trời trên phần
mềm Matlab như hình 2.
Đặc tính làm việc của pin mặt trời sẽ thay
đổi phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
như cường độ ánh sáng, nhiệt độ Các
yếu tố này sẽ làm cho điểm công suất cực
đại của dàn pin năng lượng mặt trời thay
đổi dẫn tới công suất đầu ra thay đổi và
không ổn định. Bài toán đặt ra lúc này là
ta phải tìm ra thuật toán dò tìm bám điểm
công suất cực đại (MPPT) của pin mặt
trời với mục đích luôn luôn tạo ra điểm có
công suất cực đại.
Hình 2. Mô hình hóa pin mặt trời bằng phần
mềm Matlab
2.2. Thuật toán điều khiển bám công
suất cực đại (MPPT)
MPPT là phương pháp dò tìm điểm làm
việc có công suất tối ưu của hệ thống
nguồn điện pin mặt trời qua việc điều
khiển chu kỳ đóng, mở khoá điện tử dùng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 11 tháng 11-2016
20
trong bộ DC/DC. Phương pháp MPPT
được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống
pin mặt trời làm việc độc lập và đang dần
được áp dụng trong hệ quang điện làm
việc với lưới. MPPT bản chất là thiết bị
điện tử công suất ghép nối nguồn điện PV
với tải để khuếch đại nguồn công suất ra
khỏi nguồn pin mặt trời khi điều kiện làm
việc thay đổi và từ đó có thể nâng cao
được hiệu suất làm việc của hệ. MPPT
được ghép nối với bộ biến đổi DC/DC và
một bộ điều khiển.
Có nhiều thuật toán điều khiển MPPT
được đề xuất trong tài liệu [1], [2], [3],
trong đó hai thuật toán cơ bản chính yếu
là thuật toán độ dẫn gia tăng (IncCond) và
thuật toán quan sát và nhiễu loạn (P&O).
Thuật toán P&O là một thuật toán mang
tính thương mại vì tính dễ thực hiện của
nó. Trong thuật toán này điện áp hoạt
động của pin mặt trời bị nhiễu bởi một gia
số nhỏ ΔV và kết quả làm thay đổi công
suất, ΔP được quan sát theo tài liệu [4],
[5]. Hình 3 mô tả nguyên lý hoạt động
của thuật toán P&O, từ đó có thể suy ra
cách thức hoạt động của thuật toán.
Hình 3. Đƣờng đặc tính P-V và thuật toán P&O
Hình 4. Lƣu đồ thuật toán P&O cho bộ sạc
Thuật toán P&O như mô tả hình 4: Bộ
điều khiển MPPT sẽ đo các giá trị dòng
điện I và điện áp V, sau đó tính toán độ
sai lệch ∆P, ∆V và kiểm tra:
Nếu ∆P. ∆V > 0 thì tăng giá trị điện áp
tham chiếu Vref.
Nếu ∆P. ∆V < 0 thì giảm giá trị điện áp
tham chiếu Vref.
Sau đó cập nhật các giá trị mới thay cho
giá trị trước đó của V, P và tiến hành
đo các thông số I, V cho chu kỳ làm việc
tiếp theo.
2.3. Bộ biến đổi DC/DC
Có rất nhiều bộ biến đổi DC/DC theo tài
liệu [7], [8], trong bài báo nhóm tác giả
lựa chọn bộ biến đổi DC/DC đảo áp buck-
boost. Bộ biến đổi buck-boost như mô tả
ở hình 5 có rất nhiều ưu điểm, trong đó ưu
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 11 tháng 11-2016
21
điểm lớn nhất là giá trị điện áp đầu ra có
thể thay đổi nhỏ hơn, bằng, hay lớn hơn
giá trị điện áp vào. Với các thông số đầu
vào của pin mặt trời thay đổi thông qua
mạch điều khiển điểm công suất cực đại
sẽ điều khiển trực tiếp chu kỳ nhiệm vụ
để kích mở khóa điện tử cho bộ biến đổi
DC/DC đảo áp buck-boost hoạt động. Bộ
biến đổi buck-boost hoạt động dựa trên
nguyên tắc: khi khóa đóng, điện áp ngõ
vào đặt lên điện cảm L, làm dòng điện
trong điện cảm tăng dần theo thời gian.
Khi khóa ngắt, điện cảm có khuynh
hướng duy trì dòng điện qua nó sẽ tạo
điện áp cảm ứng đủ để diode1 phân cực
thuận. Tùy vào tỷ lệ giữa thời gian đóng
khóa IGBT và ngắt khóa mà giá trị điện
áp ra có thể nhỏ hơn, bằng, hay lớn hơn
giá trị điện áp vào. Trong mọi trường hợp
thì dấu của điện áp ra là ngược với dấu
của điện áp vào, do đó dòng điện đi qua
điện cảm sẽ giảm dần theo thời gian.
Hình 5. Bộ biến đổi buck-boost
2.4. Kết quả mô phỏng trên matlab
Qua quá trình khảo sát và phân tích đặc
tính của pin mặt trời, nhóm tác giả đã tìm
được các điểm công suất cực đại ứng với
các yếu tố đầu vào là cường độ ánh sáng
và nhiệt độ khác nhau. Kết quả các giá trị
được thể hiện trong bảng 1, đặc tính I-V
(hình 6) và đặc tính P-V (hình 7).
Sau khi xây dựng được mô hình pin mặt
trời, mô hình thuật toán P&O, mô hình bộ
biến đổi buck-boost ta có sơ đồ tổng thể
bộ sạc hiệu suất cao với mạch điều khiển
công suất cực đại (hình 8).
Bảng 1. Bảng các thông số của pin mặt trời
khi cƣờng độ ánh sáng và nhiệt độ thay đổi
Cường
độ ánh
sáng
(W/m
2
)
Nhiệt
độ
(
o
C)
Công
suất
tại
điểm
MPP
(W)
Điện
áp
tại
điểm
MPP
(V)
Dòng
điện tại
điểm
MPP(A)
1000 60 68.4 12 5.7
800 45 64 14 4.6
600 30 55 16 3.4
400 25 37 17 2.2
200 15 18 18 1
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 11 tháng 11-2016
22
Hình 6. Họ đặc tính I-V khi cƣờng độ ánh sáng
và nhiệt độ thay đổi
Hình 7. Họ đặc tính P-V khi cƣờng độ ánh sáng
và nhiệt độ thay đổi
Hình 8. Bộ sạc hiệu suất cao với mạch điều
khiển công suất cực đại
Trên hình 9 kết quả mô phỏng tìm điểm
công suất cực đại theo thuật toán P&O
với nguồn pin năng lượng mặt trời dựa
trên quy luật cường độ ánh sáng và nhiệt
độ giảm phụ thuộc vào môi trường. Các
điểm công suất cực đại được đưa trực tiếp
vào bộ biến đổi DC/DC như hình 10
chuyển đổi năng lượng đưa đến để sạc
cho ắc quy, do đó hiệu suất tổng thể của
bộ sạc được cải thiện khi làm việc ở các
điểm công suất lớn nhất của nguồn pin.
Hình 9. Công suất cực đại theo thuật toán P&O
khi cƣờng độ ánh sáng và nhiệt độ thay đổi
Hình 10. Công suất đầu ra
của bộ biến đổi buck-boost
So sánh giữa công suất đo được tại điểm
MPP theo bảng 1 và kết quả mô phỏng
bám điểm công suất cực đại theo hình 9 ta
thấy: sai số khoảng 0,05%, thời gian bám
0,04s. Tín hiệu điều khiển cho bộ sạc và
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 11 tháng 11-2016
23
điện áp sạc cho ắc quy được thể hiện trên
hình 11 và hình 12. Ngoài ra, để tạo ra
một bộ sạc thực tế hoàn chỉnh với chất
lượng tốt theo yêu cầu đặc tính của ắc quy
tương ứng với nguồn pin năng lượng mặt
trời, công việc này nhóm tác giả sẽ nghiên
cứu và công bố ở các bài báo tiếp theo.
Hình 11. Tín hiệu xung điều khiển (duty)
tới khóa chuyển mạch IGBT
Hình 12. Điện áp đầu ra của bộ biến đổi
buck-boost trong bộ sạc ắc quy
3. KẾT LUẬN
Kết quả đạt được của bài báo đúng với
yêu cầu đặt ra là có thể nâng cao hiệu suất
của bộ sạc acquy với những điểm công
suất lớn nhất của nguồn pin mặt trời tăng
hiệu suất trong quá trình nạp thông qua bộ
biến đổi lên đến 95%. Trên cơ sở đó tiếp
tục phát triển và ứng dụng các giải thuật
dò tìm điểm công suất cực đại để nhanh
chóng bám sát điểm cực đại và nâng cao
hiệu suất của bộ sạc. Bộ sạc thực tế hoàn
chỉnh với chất lượng tốt sẽ được ứng
dụng rộng rãi cho các nguồn sản xuất
năng lượng tái tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] D. L. King, et al., “Dark Current-Voltage Measurements on Photovoltaic Modules as a Diagnostic
or Manufacturing Tool,” 26th IEEE PVSC Proceedings, 1997, pp. 1125-1128.
[2] C.-X. Liu and L.-Q. Liu, “Research into maximum power point tracking method of photovoltaic
generate system,” in Proceedings of the International Workshop on Intelligent Systems and
Applications (ISA '09), May 2009.
[3] Y.-C. Kuo, T.-G. Liang, J.-F. Chen, “Novel maximum-power-point tracking controller for
photovoltaic energy conversion system”, IEEE Trans. Ind. Electron, 48 (3) (2001), pp. 594-601.
[4] Z. Yan, L. Fei, Y. Jinjun, D. Shanxu, “Study on realizing MPPT by improved incremental
conductance method with variable step-size”, in Proc IEEE ICIEA (2008), pp. 547-550.
[5] C.C. Hua and C. M. Shen, “Study of maximum power tracking techniques and control of dc-dc
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 11 tháng 11-2016
24
converters for photovoltaic power system,” Proceedings of 29th annual IEEE Power Electronics
Specialists Conference, vol. 1, 1998, pp. 86-93.
[6] M. Veerachary, T. Senjyu, and K. Uezato, “Voltage-based maximum power point tracking
control of PV system,” IEEE Transactions on Aerospace and Electronic Systems, vol. 38, no. 1,
2002, pp. 262-270.
[7] Y.F. Liu and P.C. Sen. “A general unified large signal model for current programmed dc-to-dc
converters. Power Electronics”, IEEE Transactions on, 9(4) :414424, Jul 1994.
[8] Nguyen The Vinh, Petit Pierre, Aillerie Michel, Salame Chafic, Charles Jean-Pierre. “Efficiency of
magnetic coupled boost DC-DC converters mainly dedicated to renewable energy systems:
Influence of the coupling factor”. International Journal of Circuit Theory and Applications,
pp1042–1062, vol 43, Aug 2015.
Giới thiệu tác giả:
Tác giả Nguyễn Thế Vĩnh tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật điện tại
Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên năm 2001. Tốt nghiệp
thạc sĩ chuyên ngành thiết bị, mạng và nhà máy điện tại Trường Đại học
Thái Nguyên năm 2008. Nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành điện tại Trường Đại
học Lorraine, Cộng hòa Pháp. Hiện là giảng viên Khoa Điện, Trường Đại học
Công nghiệp Quảng Ninh.
Lĩnh vực quan tâm: Mô hình hóa hệ thống các nguồn điện phân tán, nguồn
năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng gió, tối ưu các quá trình chuyển đổi
năng lượng trong những cấu trúc hệ thống năng lượng mặt trời; mô hình hóa
hệ thống điện từ sử dụng mô hình các bài toán nhỏ - ứng dụng tới các thiết
bị điện từ có cấu trúc mỏng (vỏ máy biết áp trong các bộ biến đổi về các giải
pháp nâng cao hiệu suất; nghiên cứu về các giải pháp công nghệ trong chế
tạo cuộn cảm có mạch từ và máy biến áp.
Điện thoại: 0912224112 Email: vinhnt@qui.edu.vn
Tác giả Nguyễn Duy Trung tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện khí hóa
cung cấp điện tại Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên năm
2001. Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành tự động hóa tại Trường Đại học Giao
thông Vận tải Hà Nội năm 2011. Từ năm 2013 đến năm 2017 là nghiên cứu
sinh chuyên ngành tự động hóa tại Giao thông Vận tải Hà Nội. Năm 2013
nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh của Trường Đại học
Bulanca, Philippin. Hiện là giảng viên Trường Đại học Điện lực.
Hướng nghiên cứu: tự động hóa và điều khiển; nghiên cứu hệ thống giám
sát và điều khiển DCS và SCADA cho nhà máy thủy điện, nhiệt điện, trạm
biến áp 110 kV, 220 kV; mô hình hóa hệ thống các nguồn điện phân tán,
nguồn năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng gió, tối ưu các quá trình
chuyển đổi năng lượng trong những cấu trúc hệ thống năng lượng mặt trời;
giải pháp điều khiển ngôi nhà thông minh; lưới điện thông minh; tích hợp
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 11 tháng 11-2016
25
công nghệ giám sát và điều khiển cho dây chuyền công nghệ của nhà máy,
Hệ thống điều khiển giám sát cho máy công cụ.
Tác giả Đinh Văn Cường tốt nghiệp đại học ngành tự động hóa công
nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên năm 2012. Năm
2014 là học viên cao học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Hiện là giảng viên Khoa Điện, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.
Lĩnh vực quan tâm: mô hình hóa hệ thống các nguồn điện phân tán, nguồn
năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng gió, tối ưu các quá trình chuyển đổi
năng lượng trong những cấu trúc hệ thống năng lượng mặt trời.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pdf_2018m010d028_19_27_30_8109_2118908.pdf