Bộ PLL tái cấu hình cho vô tuyến nhận thức

Tài liệu Bộ PLL tái cấu hình cho vô tuyến nhận thức: Kỹ thuật điện tử & Khoa học mỏy tớnh Vũ Lờ Hà, “Bộ PLL tỏi cấu hỡnh cho vụ tuyến nhận thức.” 50 Bộ PLL Tái Cấu Hình CHO Vô Tuyến NHận THức VŨ Lấ HÀ Túm tắt: Bài bỏo đề xuất một mụ hỡnh bộ Tổ hợp tần số (THTS) theo nguyờn lý vũng khúa pha (Phase-Locked Loop – PLL) cú thể tỏi cấu hỡnh để tăng tốc độ điều hưởng, khụng cần sử dụng bộ phỏt hiện khúa và được điều khiển bằng một thuật toỏn hoạt động trong cỏc chế độ khỏc nhau để tối ưu về tốc độ điều hưởng, năng lượng tiờu thụ hoặc cụng suất tiờu thụ đỉnh. Bộ PLL được sử dụng trong mụ hỡnh mỏy thu vụ tuyến nhận thức (Cognitive Radio – CR) thực hiện chức năng cảm nhận phổ (spectrum sensing). Từ khúa: PLL, Vụ tuyến nhận thức, Cảm nhận phổ, Điều hưởng nhanh, Tiết kiệm năng lượng 1. MỞ ĐẦU Vụ tuyến nhận thức (Cognitive Radio - CR) đang là một trong những xu hướng phỏt triển đầy hứa hẹn trong lĩnh vực thụng tin liờn lạc vụ tuyến thụng minh thế hệ mới. Một trong những đặc điểm chớnh của CR đú là khả năng thớch nghi với...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ PLL tái cấu hình cho vô tuyến nhận thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính Vũ Lê Hà, “Bộ PLL tái cấu hình cho vô tuyến nhận thức.” 50 Bé PLL T¸i CÊu H×nh CHO V« TuyÕn NHËn THøc VŨ LÊ HÀ Tóm tắt: Bài báo đề xuất một mô hình bộ Tổ hợp tần số (THTS) theo nguyên lý vòng khóa pha (Phase-Locked Loop – PLL) có thể tái cấu hình để tăng tốc độ điều hưởng, không cần sử dụng bộ phát hiện khóa và được điều khiển bằng một thuật toán hoạt động trong các chế độ khác nhau để tối ưu về tốc độ điều hưởng, năng lượng tiêu thụ hoặc công suất tiêu thụ đỉnh. Bộ PLL được sử dụng trong mô hình máy thu vô tuyến nhận thức (Cognitive Radio – CR) thực hiện chức năng cảm nhận phổ (spectrum sensing). Từ khóa: PLL, Vô tuyến nhận thức, Cảm nhận phổ, Điều hưởng nhanh, Tiết kiệm năng lượng 1. MỞ ĐẦU Vô tuyến nhận thức (Cognitive Radio - CR) đang là một trong những xu hướng phát triển đầy hứa hẹn trong lĩnh vực thông tin liên lạc vô tuyến thông minh thế hệ mới. Một trong những đặc điểm chính của CR đó là khả năng thích nghi với môi trường xung quanh, nơi mà các tham số như tần số, công suất tiêu thụ, phương thức điều chế, băng thông,..có thể thay đổi phụ thuộc vào môi trường, tình huống của người dùng, điều kiện mạng, vị trí địa lý,... CR hoạt động theo một chu trình khép kín thích nghi gọi là chu kỳ nhận thức (cognitive cycle) [6]. Trong chu kỳ nhận thức này, cảm nhận phổ (spectrum sensing) là một trong những chức năng quan trọng.Trong một công bố trước đó [21], tác giả bài báo đã đề xuất một mô hình bộ cảm nhận phổ băng rộng tốc độ nhanh cho CR. Trong mô hình đề xuất này, bộ PLL có nhiệm vụ tạo tần số dao động ngoại sai để đưa tín hiệu vô tuyến từ cao tần về băng gốc ở tuyến thu cảm nhận phổ. Tốc độ khóa tần số của bộ PLL là tham số ảnh hưởng lớn tới thời gian cảm nhận phổ tổng thể của hệ thống, đặc biệt đối với hệ thống thu dải rộng. Bên cạnh đó, trong ngữ cảnh CR, vấn đề tiết kiệm năng lượng tiêu thụ trở nên rất quan trọng [19]. Các khối chức năng nói chung hay bộ PLL nói riêng trong CR cần phải có khả năng tái cấu hình tham số hoạt động để tối ưu hóa hoạt động chung của CR [11]. Bài báo này đề xuất một mô hình bộ PLL bậc 3 kiểu bơm điện tích (Charge Pump) có thể tái cấu hình, hoạt động trong 3 chế độ khác nhau: (i) Khóa tần số nhanh, (ii) Tiết kiệm năng lượng, (iii) Giới hạn công suất tiêu thụ đỉnh. Nội dung các phần tiếp theo của bài báo như sau: Mục 2 trình bày tổng quan các nghiên cứu về bộ PLL có chế độ tăng tốc độ khóa tần số và tiết kiệm năng lượng. Mục 3 trình bày chức năng, mô hình và thuật toán điều khiển bộ PLL đề xuất. Mục 4 trình bày các kết quả mô phỏng. Các kết luận được đưa ra trong mục 5. 2. BỘ PLL ĐIỀU HƯỞNG NHANH VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG Kỹ thuật khóa nhanh bộ tổ hợp tần số là rất cần thiết đối với các hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, ví dụ như các hệ thống di động tế bào số, các hệ thu vô tuyến trên xe hay các hệ thống nhảy tần. Kỹ thuật này được chia ra thành 2 dạng: Kỹ thuật dịch băng thông bộ lọc vòng (Loop Filter - LF) và kỹ thuật tiền điều hưởng VCO, trong đó kỹ thuật dịch băng thông LF phổ biến hơn. Ý tưởng cơ bản đối với cơ chế dịch băng thông là sử dụng một băng thông LF lớn trong quá trình quá độ chuyển tần số (hay còn gọi là quá trình điều hưởng) để tăng tốc độ khóa, và dịch băng thông LF tới giá trị nhỏ hơn sau khi tần số đầu ra bộ PLL đã được khóa (hay còn gọi là giai đoạn khóa) để giữ ổn định tần số. Một cấu trúc điều khiển thích nghi dòng bơm điện tích và điện trở trong LF sử dụng các bộ đệm giữ chậm trong cấu trúc của Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 51 bộ PLL công nghệ CMOS được trình bày trong [14]. Bộ lọc vòng tích cực thích nghi được sử dụng trong [3] [10]. Thay vì việc sử dụng mạch phát hiện khóa (Lock Detector - LD) để điều khiểu chuyển mạch chế độ, một bộ phát hiện vi sai tần số [15] hoặc một bộ phát hiện pha (DAPP) [22] được thay thế. Một bộ PLL khóa nhanh với 2 vòng lặp làm việc song song được thiết kế trong [20]. Để tăng băng thông LF nhưng vẫn đảm bảo tần số tham chiếu lớn, thuật toán thay đổi thích nghi tần số tham chiếu được đề xuất trong [16] [17]. Tóm lại, kỹ thuật dịch băng thông bộ lọc vòng là kỹ thuật phổ biến nhất để tăng tốc độ khóa tần số. Để thực hiện chuyển tự động giữa giai đoạn điều hưởng và giai đoạn khóa, hoặc có thể sử dụng một mạch điện để điều khiển chuyển mạch băng thông, hoặc sử dụng một bộ đếm khả trình để điều khiển thời gian hoạt động của giai đoạn điều hưởng. Việc xác định chính xác thời điểm chuyển giai đoạn này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ khóa của bộ PLL. Nếu thời điểm chuyển quá sớm, hiệu quả về tốc độ khóa không cao khi không tận dụng được tốc độ của mạch khóa nhanh. Nếu thời điểm chuyển quá chậm, bộ PLL có thể rơi vào trạng thái mất ổn định hoặc mức nhiễu pha lớn, dẫn đến bộ PLL cần thêm thời gian để đưa tần số đầu ra về trạng thái khóa. Trong các nghiên cứu cải thiện tốc độ điều hưởng ở trên, các cơ chế phát hiện khóa đều được thực hiện bằng các cấu trúc mạch tương tự hoặc số bên trong hoặc bên ngoài chip PLL, mà phổ biến nhất là LD. Bộ LD thường có cấu trúc gồm một bộ lọc thông thấp và một mạch phát hiện ngưỡng. Đầu ra bộ LD sẽ có trạng thái 0 hoặc 1 ứng với trạng thái chưa khóa hoặc đã khóa của bộ PLL. Hiển nhiên việc có thêm một mạch LD (hoặc các mạch phát hiện sai pha khác) sẽ làm tăng độ phức tạp thiết kế, đồng thời cũng tăng dòng tiêu thụ tổng thể của bộ PLL. Một vấn đề nảy sinh nữa đối với việc sử dụng bộ LD là vấn đề phát hiện giả, khi bộ LD phát hiện sai do tạp âm hoặc hài bậc cao tạo ra từ các tín hiệu so sánh đầu vào. Khi đó việc sử dụng trạng thái đầu ra của bộ LD điều khiển chuyển khóa sẽ bị sai. Một số bài báo đề cập đến vấn đề chuyển mạch bằng phần mềm [13], [18] bằng hàm tuyến tính, nhị phân hoặc theo chuỗi Fibonacci, nhưng không có tính toán tham số cụ thể. Đối với việc tính toán thời gian khóa để thực hiện chuyển mạch đúng thời điểm bằng phần mềm chưa có những công bố chi tiết. Như đã phân tích về xu hướng phát triển của CR, bên cạnh mục tiêu sử dụng tài nguyên phổ tần số một cách hiệu quả, vấn đề tiết kiệm năng lượng nguồn tiêu thụ cho CR cũng rất quan trọng, đặc biệt đối với những thiết bị cầm tay sử dụng pin. Trong nhiều trường hợp, ví dụ như dung lượng nguồn pin gần cạn, CR cần phải tắt một số chức năng, hoặc khối chức năng không quan trọng, hoặc phải giảm tốc độ xung nhịp làm việc của hệ thống để tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, khi yêu cầu về sự tồn tại hoạt động của thiết bị (thời gian sống) cao hơn yêu cầu về hiệu năng hoạt động. Đối với các khối điện tử tương tự, cần phải có khả năng tái cấu hình để có thể hoạt động trong hai chế độ khác nhau: chế độ hiệu năng thực thi cao (high performance), và chế độ tiết kiệm năng lượng (energy saving) [11]. Về các phương pháp tiếp cận giải quyết bài toán tiết kiệm năng lượng hiện nay có thể phân chia thành hai xu hướng: (i) Tối ưu tại thời điểm thiết kế bằng các giải pháp thiết kế mạch hoặc công nghệ chế tạo IC để giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng, và (ii) Tối ưu trong khi hệ thống hoạt động bằng các thuật toán phần mềm điều khiển tái cấu hình. Các nghiên cứu tập chung nhiều vào bộ khuếch đại công suất, thường là khối tiêu thụ năng lượng lớn nhất trong thiết bị thu phát vô tuyến [4], [9], [12]. Đối với các bộ PLL, các nghiên cứu cho bài toán tiết kiệm năng lượng đều tập chung vào vấn đề thiết kế chip, như [1] thiết kế mạch quản lý nguồn cho PLL, [5] [7] thiết kế bộ PLL dải rộng công suất tiêu thụ thấp. Các nghiên cứu về bộ PLL có thể tái cấu hình như trên đã trình bày chỉ tập chung giải quyết bài toán tăng tốc độ khóa. Chưa thấy có các nghiên cứu về bộ PLL tái cấu hình giải quyết cả hai mục tiêu tăng tốc độ khóa và tiết kiệm năng lượng. Đây là mục tiêu bộ PLL đề xuất giải quyết. Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính Vũ Lê Hà, “Bộ PLL tái cấu hình cho vô tuyến nhận thức.” 52 3. MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT BỘ PLL Bộ PLL được đề xuất dựa trên nền tảng bộ PLL dạng bơm điện tích (CP) kinh điển, có những điểm mới: (i) Bộ CP-PFD và bộ lọc vòng được cấu hình động trong quá trình đưa bộ PLL về trạng thái khóa tần số; (ii) Bộ PLL không sử dụng bộ PD bằng phần cứng để giảm năng lượng tiêu thụ. (iii) Thuật toán điều khiển các khối chức năng có thể tái cấu hình (CP-FPD, LF) để tối ưu hóa một trong 3 tham số: tốc độ khóa, năng lượng tiêu thụ nguồn cung cấp, công suất đỉnh. Hình 1. Mô hình bộ PLL đề xuất, cấu hình động FPD và LF. Với mô hình này, các tham số đặc trưng cơ bản của bộ PLL bao gồm [8]: Hệ số khuếch đại của bộ PFD: / 2 PD C P K I  (ampe/radian), trong đó ICP là dòng điện đầu ra của bộ bơm điện tích (CP), được nạp vào các tụ điện của bộ lọc vòng thụ động (LF), với Cz và Rz là các tụ điện và điện trở xác định điểm zero, và CP là tụ điện xác định điểm cực của bộ LF. Tần số tự nhiên của bộ PLL: 2 CP VCO n Z I K NC    (radian). Hệ số tắt dần: 1 2 2 CP VCO z z Z I K R C NC    . Tần số cắt của bộ PLL: 2 CP VCO z Z c Z P I K R C N C C     . Thời gian kéo vào trạng thái khóa tương ứng với độ lệch tần số 2 f    ở đầu vào bộ tách sóng pha-tần số: 2 4z z pull in CP VCO CP VCO C C f T I K I K        (giây). Thời gian khóa: 2 lock n T    (giây), trong đó N là hệ số chia của bộ chia phản hồi, KVCO (radian/giây.V) là hệ số khuếch đại của bộ VCO. Trong bộ PLL, điện trở Rz của bộ lọc vòng và dòng ICP khối bơm điện tích được điều khiển đồng bộ để đảm bảo: (a) Hệ số  được giữ bằng hằng số để giữ ổn định cho bộ PLL; (b) Tần số n  đặt với trị số lớn trong giai đoạn điều hưởng để tăng tốc độ khóa, và giảm nhỏ trong giai đoạn đạt khóa để giữ ổn định tần số đầu ra. Để phát hiện thời điểm khóa trong chế độ tăng tốc và chuyển về chế độ giữ ổn định, thay vì sử dụng một bộ phát hiện khóa LD như các mô hình phổ biến hiện nay, bộ PLL được điều khiển bằng thuật toán phần mềm. Thời gian điều hưởng được tính toán và lưu trong bộ nhớ. Có thể thấy với một hệ số Kvco cố định, để đạt được thời gian điều hưởng nhanh thì cần một dòng Icp lớn. Tuy nhiên có hai nhược điểm khi tăng dòng Icp: (a) Tần số tự nhiên n  tăng, dẫn đến băng thông bộ lọc vòng tăng lên, kết quả là nhiễu, tạp nền và độ mất ổn định trong bộ PLL tăng lên. (b) Dòng Icp tăng đồng nghĩa với công suất tiêu thụ của mạch tăng lên. Đối với một bộ PLL khóa nhanh theo nguyên lý dịch băng thông LF, dòng ICP có Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 53 thể được đặt bằng một giá trị trong dải động [ICP_min, ICP_max]. Bộ PLL đề xuất hoạt động với mục tiêu xác định điểm làm việc của dòng ICP để đạt được các giá trị tối ưu trong các chế độ hoạt động khác nhau: (i) Hiệu năng cao: Ưu tiên tốc độ khóa nhanh, không có ràng buộc về năng lượng tiêu thụ, thời gian điều hưởng nhanh nhất có thể, TPLL_tune_opt. (ii) Tiết kiệm năng lượng: điểm làm việc mà năng lượng tiêu thụ là tối thiểu trong quá trình điều hưởng, EPLL_min. (iii) Giới hạn công suất tiêu thụ đỉnh: công suất tiêu thụ trong khi điều hưởng không được vượt quá giá trị PPLL_limit đặt trước. Để giải quyết bài toán này, cần xác định mối liên hệ của các tham số T, E và P với dòng bơm điện tích ICP. Gọi PPLL là công suất tiêu thụ tức thời của mạch PLL. Hàm quan hệ giữa PPLL và dòng ICP là  1 ,...PLL CPP f I . Với cấu trúc bộ PLL dạng bơm điện tích, công suất tiêu thụ trung bình của bộ PLL bằng tổng công suất tiêu thụ của mạch tạo nguồn dòng (PCP) và công suất tiêu thụ của các mạch khác (Pothers). Nguồn dòng ICP được tạo ổn định với điện áp nguồn VDD cố định, vì vậy PCP là một hàm bậc nhất với đối số ICP, vậy: PLL CP others CP P P P aI b    (1) trong đó a và b là hai hệ số cố định đối với từng mạch PLL cụ thể. Việc xác định giá trị của hai hệ số này có thể được thực hiện bằng mô phỏng cho từng cấu trúc mạch khác nhau. Từ (1) có: PLL CP P b I a   . Vì thời gian khóa 2 /lock nT   và / (2 ) n CP VCO Z I K NC  , nên mối quan hệ giữa Tlock và Icp là:   22 / / 2 8 / 1 /lock CP VCO Z Z VCO CPT I K NC NC K I    (2) Thời gian điều hưởng chuyển tần của bộ PLL là khoảng thời gian bộ PLL cần thực hiện để kéo tần số dao động đầu ra vào dải khóa, và sau đó thực hiện khóa, nên: _ _ _PLL tune PLL pull in PLL lock T T T    , trong đó: TPLL_tune là thời gian điều hưởng, TPLL_pull-in là thời gian kéo vào, TPLL_lock là thời gian khóa. Từ đó mối liên hệ giữa các tham số công suất tiêu thụ tức thời PPLL, độ lệch tần số đầu vào  và thời gian điều hưởng là:   2_ _ _ 4 / 8 / 1/PLL tune PLL pull in PLL lock z CP VCO Z VCO CPT T T C f I K NC K I      (3) Vậy:    _ 4 2 z Z PLL tune PLL VCO VCO PLL aC f aNC T P b K K P b          (4) Công thức (4) là công thức tổng quát tính toán thời gian TPLL_tune phù hợp để chuyển bộ PLL từ giai đoạn kéo và khóa tần số nhanh sang giai đoạn giữ ổn định tần số sau khi khóa. Như vậy để đạt tới trạng thái khóa khi làm việc ở chế độ khóa nhanh, năng lượng tiêu thụ của mạch PLL là:    _ 4 2 z PLL Z PLL PLL PLL tune PLL PLL VCO VCO PLL aC fP aNC E P T P P b K K P b           (5) Khi không có một ràng buộc nào về vấn đề tiết kiệm năng lượng tiêu thụ trong quá trình làm việc, bộ PLL sẽ đặt chế độ điều hưởng tần số nhanh nhất có thể, tức là đặt giá trị ICP cao nhất có thể được. Tuy nhiên khi có một ràng buộc về tiết kiệm năng lượng, dòng ICP cần phải được đặt tại điểm mà EPLL là tối thiểu hoặc tại giá trị PPLL_limit là ngưỡng tối đa được phép thiết lập. Để xác định được điểm làm việc tối ưu theo ràng buộc về mức năng lượng tiêu thụ, cần giải phương trình (5). Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính Vũ Lê Hà, “Bộ PLL tái cấu hình cho vô tuyến nhận thức.” 54 Đặt Q P b  , / z VCO A aC f K  , 4 / (2 ) Z VCO B aNC K , phương trình (5) được viết lại : 2 2 2 2PLL Q b Q b Ab Bb E A B A BQ Q Q Q Q         (6) Để xác định điểm cực tiểu của PLL E cần giải phương trình (6) với biến Q. Để đảm bảo tính toán thời gian thực nhanh, giải pháp là xây dựng các đường cong với các tham số xác định trước và lưu trữ trong bảng tham chiếu. Trong phương trình (6), tham số B là tham số đặc trưng riêng của cấu trúc mạch PLL, tham số A phụ thuộc vào cấu trúc mạch PLL và độ lệch tần số f đầu vào bộ PFD, vì vậy các đường cong cần được xác định trước theo các giá trị f khác nhau. Từ các công thức liên hệ giữa dòng ICP và các giá trị thời gian điều hưởng TPLL_tune_fast theo (3), công suất tiêu thụ trong thời gian tăng tốc PPLL_fast theo (1), và năng lượng tiêu thụ EPLL_fast trong thời gian tăng tốc theo (5), các đường đặc tính hoạt động tổng quát cho ba tham số T, P, E và phương pháp chọn điểm làm việc cho dòng ICP được thể hiện như Hình 2. Khi dòng ICP tăng, thời gian điều hưởng giảm, ngược lại công suất tiêu thụ tăng. Tuy nhiên đặc tính tăng/giảm đơn điệu không xảy ra đối với giá trị năng lượng tiêu thụ tổng cộng trong giai đoạn này. Tồn tại một điểm làm việc của dòng ICP mà năng lượng là nhỏ nhất, và đây là điểm làm việc tối ưu cho bộ PLL trong chế độ tiết kiệm năng lượng. Trong chế độ khóa nhanh, điểm làm việc tối ưu là tại IT_fast khi tại điểm này tốc độ khóa đạt nhanh nhất. Hình 2. Các đường đặc trưng theo T,P,E Trong chế độ tiết kiệm năng lượng, điểm làm việc được chọn tại IE_min vì tại điểm này năng lượng tiêu thụ tổng cộng là nhỏ nhất. Cuối cùng, nếu CR đưa ra một yêu cầu giới hạn về mức công suất đỉnh tại P_limit, điểm làm việc IP_limit được chọn. Đối với từng cấu trúc mạch PLL khác nhau, các đường đặc tính cần được khảo sát và lưu trong cơ sở dữ liệu và sẽ được thuật toán tham chiếu tới trong quá trình hoạt động. Thuật toán điều khiển bộ PLL: Ban đầu CR khởi tạo tham số hệ thống. Trong quá trình cảm nhận phổ, khi có yêu cầu chuyển kênh, thuật toán kiểm tra chế độ làm việc và tính toán ra các tham số cài đặt cho bộ PLL là dòng ICP và điện trở Rz bằng bảng tham chiếu. Bộ PLL được cài đặt các tham số trên và thực hiện chu trình khóa nhanh. Kết thúc thời gian khóa nhanh, thuật toán điều khiển chuyển mạch từ giai đoạn điều hưởng nhanh về giai đoạn khóa. Bộ PLL chuyển về hoạt động trong chế độ giữ ổn định tần số với các tham số ICP_lock và Rz_lock. Bộ PLL thực hiện khóa tần số điều hưởng tại kênh mới. Kết thúc chu trình thuật toán. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 55 4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG Để thực hiện các tính toán và mô phỏng, các tham số định lượng của từng khối chức năng như sau [2]: Tần số đầu ra VCO: fVCO_out=100 MHz; Hệ số chia: N=2; Điện áp nguồn cung cấp: VDD=1V; Hệ số khuếch đại bộ VCO: KVCO=1.57x10 9 rad/V.s; Dòng ICP thay đổi trong dải từ 10 μA đến 120 μA. Xây dựng đường các đặc tuyến của các tham số Ttune, P và E cho mô hình thiết kế: So sánh Hình 3 và Hình 2, các giá trị thực tế phản ánh đúng so với các kết quả tính toán lý thuyết. Tuy nhiên đối với từng cấu trúc mạch PLL khác nhau cần xây dựng tập dữ liệu đặc trưng riêng. Đối với giá trị công suất tiêu thụ, sẽ không phụ thuộc vào tham số Δf. Tuy nhiên đối với thời gian điều hưởng và năng lượng tiêu thụ tổng cộng thì phụ thuộc vào tham số này. Vì vậy cơ sở dữ liệu cần xây dựng cho hai tham số này sẽ là họ đường cong phụ thuộc vào tham số Δf trong dải hoạt động của bộ PLL. Vì Ttune và E có quan hệ tuyến tính với Δf. Nên các giá trị ứng với các Δf không nằm trong cơ sở dữ liệu có thể được tính toán từ các đường đặc tuyến lân cận. Hình 5 mô tả đặc tuyến thời gian điều hưởng TPLL_tune theo dòng ICP với các giá trị Δf từ 1MHz đến 100 MHz. Có thể thấy sự khác biệt lớn về thời gian này khi sử dụng dòng ICP nhỏ với các Δf khác nhau. Tại ICP bằng 20 μA cần 0,22 μs để kéo Δf bằng 1MHz, nhưng cần tới 0,64 μs để kéo Δf bằng 100MHz. Khi sử dụng dòng ICP lớn, sự khác biệt này giảm xuống. Để kéo Δf trong dải từ 1MHz đến 100 MHz, Hình 3. Đặc tuyến của TPLL_tune , PPLL , EPLL Hình 4. TPLL_tune với các giá trị độ lệch tần khác nhau Hình 5. EPLL trong thời gian điều hưởng Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính Vũ Lê Hà, “Bộ PLL tái cấu hình cho vô tuyến nhận thức.” 56 TPLL_tune thay đổi trong dải từ 0,08 μs đến 0,15 μs. Hình 6 mô tả năng lượng tiêu thụ EPLL trong thời gian điều hưởng ứng với các Δf từ 1 MHz đến 100 MHz. Có thể thấy năng lượng tiêu thụ tối thiểu đối với các Δf khác nhau xảy ra tại các giá trị ICP khác nhau. Với Δf bằng 1MHz, EPLL đạt EPLL_min tại ICP_1MHz bằng 30 μA, với Δf bằng 10MHz, EPLL nhỏ nhất tại ICP_10MHz bằng 36 μA, tương tự như vậy ICP_20MHz bằng 42 μA, ICP_100MHz bằng 88 μA. Các giá trị này sẽ được lưu trong CSDL để xác định điểm làm việc tối ưu về năng lượng tiêu thụ cho bộ PLL. Mô phỏng thời điểm chuyển mạch trong chế độ hiệu năng cao, điều hưởng nhanh: Hình 6. (a) chuyển mạch quá chậm (b) chuyển mạch quá nhanh So sánh thời gian khóa khi các thời điểm chuyển mạch khác nhau. Hình 6 mô phỏng phản ứng của mạch khi: (a) chuyển mạch quá trễ tại 5,6μs, và (b) chuyển mạch quá sớm tại 0,13 μs. Khi chuyển mạch quá trễ, giai đoạn điều hưởng đạt được trạng thái khóa tại 0,3 μs. Tuy nhiên, vì chưa chuyển sang trạng thái giữ, mạch có xu hướng mất ổn định, đến thời điểm 5,6 μs, mạch chuyển sang trạng thái khóa chậm, kéo tần số đầu ra về trạng thái khóa, và đạt được trạng thái khóa tại thời điểm 0,7 μs. Khi chuyển mạch quá sớm, mạch khóa nhanh chưa đưa tần số đầu ra về trạng thái khóa nhưng đã chuyển sang mạch giữ, tần số được khóa tại thời điểm 0,6 μs. Hình 7 mô phỏng phản ứng của mạch khi chuyển mạch đúng thời điểm tại 0,29 μs, khi mạch khóa nhanh vừa đưa tần số về trạng thái khóa, chuyển sang mạch giữ để giữ ổn định tần số. Thời gian khóa là nhỏ nhất, bằng 0,35 μs. Hình 7. Khi chuyển mạch đúng thời điểm 5. KẾT LUẬN Bài báo đã trình bày một mô hình bộ PLL khóa nhanh cho CR. Bộ PLL không cần sử dụng bộ phát hiện khóa, thay vào đó thời gian chuyển mạch được xác định bằng phần mềm. PLL được điều khiển bằng thuật toán tăng tốc độ thiết lập tần số với các chế độ hoạt động khác nhau để tối ưu về thời gian khóa, năng lượng tiêu thụ, hay công suất nguồn tiêu Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 57 thụ giới hạn, tùy theo trạng thái hoạt động của CR. Bộ PLL được sử dụng trong mô hình CR thực hiện chức năng cảm nhận phổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Austin Harney, Grzegorz Wawrzola, “Power Management Design for PLLs”, Analog Dialogue 45-09, September (2011). [2]. Baker R. Jacob , CMOS: Circuit Design, Layout and Simulation, John Wiley and Sons, (2011). [3]. Bishop A. J., Roberts G. W., Blostein M.L., “Adaptive phase locked loop for video signal sampling”, inProc. IEEE ISCAS’92,San Diego, May 1992, pp. 1664-1667. [4]. Hassani J.Y., Kamarei M., “A Flexible Method of LUT Indexing in Digital Predistortion Linearization of RF Power Amplifiers”, IEEE International Symposium on Circuits and Systems, vol.1, Sydney, pp. 53–56. (2001) [5]. Jan D., “Power Efficiency Optimization of Fully Integrated Dickson Charge Pumps”, Proceedings of the 9th WSEAS International Conference on Microelectronics, Nanoelectronics, (2009). [6]. Josef Mitola, "Cognitive Radio: An Integrated Agent Architecture for Software Defined Radio", Ph.D. dissertation, Royal Inst. of Tech., Sweden, May (2000). [7]. Kang C.W., “Low voltage charge pump circuit using 0.18 μm CMOS technology”, Électronique et transmission de l’information, (2013) . [8]. Keliu Shu, Edgar Sanchez-Sinencio (2005), CMOS PLL Synthesizers: Analysis and Design, 2005, Springer Science + Business Media, Inc. [9]. Koch R., “Linearization: Reducing distortion in power amplifiers”, IEEE Microw., vol. 2, pp. 37–49, (2001). [10]. Lee J., Kim B., “A low-noise fast-lock phase-locked loop with adaptive bandwidth control”, IEEE J. Solid-State Circuits,vol.35, pp.1137-1145, (2000) [11]. Liesbet V.P., Jan C., Antoine D, “Green Software Defined Radios - Enabling seamless connectivity while saving on hardware and energy”, Springer (2009). [12]. Park J., Park S. R., Roh H. J., Koo K. H., “Power Amplifier Back-off Analysis with AM-to-PM for Millimeter-wave OFDM Wireless LAN”, in Proc. IEEE Radio and Wireless Conference, Waltham, USA, pp. 189–192, (2001). [13]. Roh G., Lee Y., Kim B., “Optimum phase-acquisition technique for charge-pump PLL”, IEEE Solid-State Circuits,vol.32, pp. 729-740, Sept. 1997 [14]. Sidiropoulos S., Liu D., Kim J., Wei G., Horowitz M., “Adaptive bandwidth DLLs and PLLs using regulated supply CMOS buffers”, Symp. on VLSI Circuits Digest Technical Papers, Honolulu, HI, June 2000, pp. 124-127. [15]. Shirahama H., Taniguchi K., Nakashi K., “A new very fast pull-in PLL system with anti-pseudo-lock function”, in Proc. Symp. VLSI Circuits Dig. Tech. Papers, Kyoto, Japan, May 1993, pp. 75-76. [16]. Tang Y., Zhou Y., Bibyk S., Ismail M., “A low-noise fast settling PLL with extended loop bandwidth enhancement by new adaptation technique”, in Proc. IEEE ASIC/Soc Conf.,pp. 93-97, Sept. 2001. [17]. Tang Y., Ismail M., Bibyk S. (2002), “A new fast-settling gearshift adaptive PLL to extend loop bandwidth enhancement in frequency synthesizers”, in Proc. ISCAS’02, vol. 4, Phoenix, AZ, May 2002, pp. 787. [18]. Thoka S., “Fast-Switching Adaptive Bandwidth Frequency Synthesizer using a Loop Filter with Switched Zero Resistor Array”, 2005 IEEE. Kỹ thuật điện tử & Khoa học máy tính Vũ Lê Hà, “Bộ PLL tái cấu hình cho vô tuyến nhận thức.” 58 [19]. Vamshi Krishna Manthena, “Ultra Low Power CMOS Phase-Locked Loop Frequency Synthesizers”, PhD thesis, Nanyang University, Singapore, 2011. [20]. Vaucher C., “An adaptive PLL tuning system architecture combing high spectral purity and fast settling time”, IEEE Solid-State Circuits,vol. 35, pp. 490-502, 2000. [21]. Vũ Lê Hà, “Bộ cảm nhận phổ thích nghi cho hệ thống vô tuyến thông minh (cognitive radio)”, Tạp chí nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quân sự, Số 30, 04.2014, trang 46-52. [22]. Yang C., Yuan S., “Fast-switching frequency synthesizer with a discriminator- aided phase detector”, IEEE J. Solid-State Circuits,vol. 35, pp. 1445-1452, Oct. 2000. ABSTRACT RECONFIGURABLE PLL FOR COGNITIVE RADIO The article proposes a new model of reconfigurable fast-locking bandwidth gear-shift PLL frequency synthesizer block. Instead of a hardware-based lock detector, a software algorithm is used to determine the switching time and to optimize the frequency tunning speed, consuming energy or limited pick power. This PLL is used in cognitive radio for spectrum sensing function. Keywords: PLL, Cognitive radio, Fast locking, Energy saving Nhận bài ngày 18 tháng 11 năm 2014 Hoàn thiện ngày 15 tháng 01 năm 2015 Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 02 năm 2015 Địa chỉ: Viện Điện Tử / Viện KHCN Quân sự. Email: vulehuongha@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf08_ha_50_58_0754_2149193.pdf