Tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh: SOẠN CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi 1: Điều kiện lịch sử xã hội nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
1.Khái niệm tư tưởng hồ chí minh:
- ĐH Đbiểu toàn quốc lần tứ 9 khẳng định tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm tồn diện về 1 vấn đề cơ bản của CMVN, là kết quả cùa sự vận dụng và phát triển CN Mác-Lênin vào điều cụ thể ở nước ta. Đĩ là tư tưởng về gpdt, gpgc, gp con người, gắn độc lập dân tộc với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Từ khẳng định trên của Đảng , các nhà KH , các nhà nghiên cứu lí luận đã bước đầu đưa ra định nghĩa TT.HCM là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản of dân tộc VN từ CMDTDC Ndân đến CMXHCN , là k/q of sự vận dụng sáng tạo và phát triển CNMác-Lênin vào đk cụ thể of nước ta , là sự kết tinh những tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc , giai cấp , con người .
2.Điều kiện lịch sử xã hội nguồn gốc hình thành tư tưởng...
10 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ câu hỏi ôn tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SOẠN CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi 1: Điều kiện lịch sử xã hội nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
1.Khái niệm tư tưởng hồ chí minh:
- ĐH Đbiểu toàn quốc lần tứ 9 khẳng định tư tưởng HCM là một hệ thống quan điểm tồn diện về 1 vấn đề cơ bản của CMVN, là kết quả cùa sự vận dụng và phát triển CN Mác-Lênin vào điều cụ thể ở nước ta. Đĩ là tư tưởng về gpdt, gpgc, gp con người, gắn độc lập dân tộc với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Từ khẳng định trên của Đảng , các nhà KH , các nhà nghiên cứu lí luận đã bước đầu đưa ra định nghĩa TT.HCM là một hệ thống toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản of dân tộc VN từ CMDTDC Ndân đến CMXHCN , là k/q of sự vận dụng sáng tạo và phát triển CNMác-Lênin vào đk cụ thể of nước ta , là sự kết tinh những tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc , giai cấp , con người .
2.Điều kiện lịch sử xã hội nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
A. Điều kiện lịch sử:
a. XHCNVN cuối TK19 đầu TK20:
- VN mất nước ,XHCNVN là một xã hội thuộc địa phong kiến nghèo nàn lạc hậu, bị ĐQ Pháp và bọn PK tay sai áp bức bĩc lột, nhân dân VN chịu cảnh nơ lệ lầm than, đĩi khổ.
- Hàng trăm phong trào đấu tranh yêu nước và những cuộc nổi dậy của nhân dân ta chống Pháp xâm lược để GPDT nhưng cuối cùng đều thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là khơng cĩ đường lối đúng đắn, khơng tập hợp được sức mạnh của nhân dân, khơng liên kết được với CM thế giới.
b.Quê hương và gia đình:
* Quê hương:
- Nghệ Tĩnh là quê hương của HCM. Đây là mảnh đất thiên nhiên rất khắc nghiệt, cũng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm.Mảnh đất này cũng sản sinh ra những anh hùng dân tộc như: Mai Thúc Loan, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…
- Ngay từ nhỏ HCM đã chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, áp bức bĩc lột của đồng bào ngay trên quê hương mình, đã chứng kiến những tội ác tày trời of bọn PK và thái độ ương hèn bạc nhược của bọn quan lại tay sai Nam Triều.
* Gia đình:
- HCM sinh ra trong một gia đình nghèo yêu nước. Thân phụ của HCM là cụ phĩ bảng Nguyễn Sinh Sắc, cụ là một nhà nho yêu nước thương dân, lao động cần cù, cĩ ý chí kiên cường vượt qua gian khổ khĩ khăn để đạt những mục tiêu chí hướng của mình. Những bản chất cao quý đĩ của người cha, đặt biệt lấy chủ trương “lấy dân làm gốc” cho mọi cải cách chính trị đã cĩ tác động sâu sắc đối với sự hình thành tư tưởng chính trị và nhân cách của HCM sau này
c.Thời đại:
- Thời đại mà HCM sống và chứng kiến là thời đại CNTB chuyển sang CNĐQ. Để làm giàu cho chính quốc của mình, CNĐQ đã tiến hành chiến tranh xâm lược rất dã man làm cho dân tộc trên TG trở thành nạn nhân đau khổ của chúng. CNĐQ mà HCM chứng kiến vừa tranh giành sâu xé để chiếm lĩnh thuộc địa, vừa về hùa với nhau để đàn áp nơ dịch.
-Thời đại này các cuộc đấu tranh gpdt ở các thuộc địa phát triển rộng khắp và mạnh mẽ. Khơng diễn ra riêng lẻ ở từng nước mà trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống CNTD. Cuộc đấu tranh đĩ cũng đã gắn chặt với cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản các nước TB.
- Thời đại này cũng chính là thời đại mà HCM đã đi tìm đường cứu nước. Quá trình tìm đường cứu nước, nghiên cứu thời đại của HCM diễn ra rịng rã hàng chục năm trời, đi qua gần 30 quốc gia và 4 châu lục. Đĩ là quá trình dày cơng học hỏi, nghiên cứu khảo biện và sàn lọc để tìm cho ra con đường cứu nước đúng đắn cho NDVN.
Tóm lại : Tư tưởng HCM chính là sự gặp gỡ lớn của trí tuệ lớn của Người với trí tuệ của dân tộc và thời đại mới.
B. Nguồn gốc tư tưởng HCM:
a. Tư tưởng và văn hố truyền thống VN:
- Là chủ nghĩa yêu nước và ý chí buất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước.
- Là tinh thần nhân nghĩa , truyền thống đồn kết tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong hoạn nạn
khó khăn .
- Dân tộc VN là một dân tộc cĩ truyền thống lạc quan, yêu đời. Truyền thống đĩ cĩ cội nguồn từ niềm tin vào sức mạnh của bản thân, tin vào sự chắc thắng của lẽ phải và chân lý.
- Dân tộc VN là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thơng minh sáng tạo trong SX và chiến đấu; là một dân tộc ham học hỏi và khơng ngừng mở cửa để đĩn nhận tinh hoa văn hố nhân loại
b. Tinh hoa văn hố nhân loại:
* Tư tưởng văn hố phương Đơng:
- Nho Giáo: bên cạnh phê phán những yếu tố duy tâm, lạc hậu trong nho giáo thì HCM rất coi trọng những yếu tố tích cực của nho giáo: những triết lý hành động, tư tưởng nhập thể, hành đạo giúp đời, về lý tưởng, về một xã hội bình trị, triết lý nhân sinh (tu thân dưỡng tính), đặt biệt trong nho giáo rất đề cao truyền thống hiếu học.
- Phật giáo: là một tơn giáo nên khĩ cĩ tránh khỏi những hạn chế yếu kém. Phật giáo đã vào VN rất lâu, và những mặc tích cực của nĩ đã để lại những yếu tố tích cực trong tư duy hành động ứng xử của con người VN. Một trong những tư tưởng là vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, xây dựng nếp sống cĩ đạo đức trong sạch giản dị, đề cao tính thần bình đẳng làm điều thiện.
- Ngồi nho giáo phật giáo, trong các bài viết bài nĩi của HCM cịn thể hiện quan điểm tư tưởng của Lão Tử, Mạnh Tử và đặc biệt là chủ nghĩa Tam dân của Tơn Trung Sơn ( Dân chủ dân tộc – Dân quyền tự do – Dân sinh hạnh phúc ). HCM đã biết khai thác những yếu tố tích cực của văn hĩa phương đơng phục vụ cho sự nghiệp CM của mình.
* Tư tưởng văn hố phương Tây:
- Ngay từ khi cịn đi học trường tiểu học Đơng Ba, Quốc Học Huế thì HCM sớm làm quen với văn hĩa Pháp và mong muốn tìm hiểu với đại CM Pháp. Trong quá trình tìm đường cứu nước HCM đã đến Mỹ, Anh và đặt biệt trong thời gian sống ở Pháp Người đã học đựơc phong cách dân chủ và cách làm việc dân chủ trong hoạt động khoa học, trong sinh hoạt chính trị của Đảng Cộng Sản Pháp.
Tĩm lại nhờ sự thúc mách, ĩc quan sát ham học hỏi và được rèn luyện trong phong trào cơng nhân Pháp trên hành trình cứu nước, HCM đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, của văn hố phương Đơng và Tây.
c. Chủ nghĩa Mác-Lênin cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM:
- Khi ra đi tìm đường cứu nứơc ở tuổi 20 HCM đã cĩ một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo. Do đĩ, Người quan sát phân tích tổng kết một cách độc lập tự chủ và sáng tạo khơng rơi vào sao chép giáo điều gập khuơn.
- HCM tiếp cận tư tưởng Mác-Lênin là để tìm đường cứu nước để gpdt, tức là xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của CM VN.
- HCM tiếp thu lý lụân Mác-Lênin là tiếp thu phương pháp nhận thức khoa học để nắm bắt tinh thần, bản chất của học thuyết này chứ khơng bị trĩi buộc trong câu chữ ngơn từ.
d. Những nhân tố chủ quan thuộc về nhân tố phẩm chất của HCM:
- Tư duy độc lập tự chủ sáng tạo và đầu ĩc phê phán tinh tường sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu.
- Sự khĩ cơng học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại , vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào CM thế giới.
- Ý chí nghị lực của một nhà yêu nước, 1 chiến sĩ cộng sản nhiệt thành CM, 1 trái tim yêu nước thương dân sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do hạnh phúc của đồng bào.
Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đĩ đã quyết định việc HCM tiếp nhận chọn lọc, chuyển hĩa, phát triển những tinh hoa của dân tộc, thời đại thành tư tưởng đặc sắc của mình.
C.Quá trình hình thành và phát triển of TT.HCM : Có thề tóm tắt là đã trải qua 5 giai đoạn như sau :
Giai đoạn 1 : Từ năm 1890 đến 1911 chính là giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước
và chí hướng CM.
Giai đoạn 2 : Tìm tòi và khảo nghiệm .
Giai đoạn 3 : Hình thành cơ bản tư tưởng con đường CM VN.
Giai đoạn 4 : Vượt qua khó khăn thử thách , kiên trì con đường đã chọn cho CMVN.
Giai đoạn 5 : Giai đoạn phát tiển thắng lợi và toả sáng .
Ở thuộc địa xảy ra các mâu thuẫn :
DTVN > Độc lập dân tộc .( Dân tộc ).
NDVN > Ruộng đất cho dân cày.( Giai cấp ).
Ngược lại ở chính quốc tình hình cũng ko khá gì hơn .
VS > Giai cấp .
Câu 2: Các luận điểm cơ bản của HCM về giải phĩng dân tộc
a. Về kẻ thù của CM thuộc địa và về định hướng phát triển của CM thuộc địa:
- Về kẻ thù của CM thuộc địa: đĩ chính là CNTB, CNTD, và bọn đế quốc. Chúng vừa là kẻ thù chung của gc cơng nhân và nhân dân lao động trên tồn thế giới, vừa là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm nhất của giai cấp cơng nhân lao động ở các nước thuộc địa khác.
- Từ việc xác định được kẻ thù, HCM cho rằng CMGPDT thuộc địa muốn giành thắng lợi triệt để phải đi theo đúng quỹ đạo CMVS thế giới. Đồng thời, Người cịn chỉ rõ nhiệm vụ mục tiêu định hướng phát triển đi lên của CM thuộc địa trước hết phải giương cao ngọn cờ chống ĐQ, gpdt để giành lại độc lập dân tộc và tiến lên XDCNXH để tiếp tục sự nghiệp giải phĩng giai cấp, giải phĩng con người thốt khỏi mọi áp bức bĩc lột khổ đau vươn tới cuộc sống hạnh phúc, ấm no, tự do thật sự cho mọi người.
b.Về lực lượng CM ở thuộc địa:
- Nguyễn Ái Quốc cho rằng CM gpdt ở thuộc địa muốn giành thắng lợi thì phải phát huy sức mạnh của khối đại đồn kết dân tộc, cơng nhân và nơng dân là lực lượng nồng cốt; tiểu tư sản trí thức (tiểu thương, tiểu chủ, cơng chức, trí thức, học sinh, sinh viên…) là những người bạn thân của CM. đồng thời, phải lợi dụng lơi kéo bộ phận trong tiểu địa chủ, tư sản dân tộc về phía CM.
- Theo HCM, phải XD khối liên minh cơng nơng trí làm cơ sở nền tảng cho khối đại đồn kết tồn dân tộc trong mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
c.Về mối quan hệ giữa CMVS ở chính quyền với CM gpdt ở thuộc địa:
- Theo Mác-Anghen-Lênin: CMVS ở chính quốc thành cơng thì CM gpdt ở thuộc địa được giải quyết.
- Theo HCM: HCM xác định giữa 2 loại hình thức CM nĩi trên cĩ mối quan hệ mật thiết với nhau bổ sung tác động qua lại nhau. Trong đĩ, CM thuộc địa cĩ tính độc lập chủ động khơng phụ thuộc vào CM chính quốc, nĩ cĩ thể nổ ra và giành thắng lợi trước CM của chính quốc.
d. Về đồn kết quốc tế:
- HCM xác định, CMVN là một bộ phận của CM thế giới. Tất cả những ai làm CM thế giới đều là đồng chí của nhân dân VN.
- CMVN muốn giành thắng lợi phải tăng cường đồn kết, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của tất cả lực lượng CM trên thế giới.
- CMVN muốn giành được thắng lợi phải nêu cao tinh thần độc lập tự chủ ý thức tự lập tự cường, khơng ỷ lại trong chờ vào sự giúp đỡ từ phía bên ngồi.
e.CM gpdt ở thuộc địa muốn giành thắng lợi thì phải theo con đường bạo lực khởi nghiã vũ trang:
- Khởi nghĩa vũ trang bao gồm 2 lực lượng: chính trị quần chúng và vũ trang nhân dân.
- Bước đi của khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.
f.CM gpdt ở thuộc địa muốn giành thắng lợi phải do Đảng của giai cấp cơng nhân _ĐCS lãnh đạo: Đảng cĩ vững mạnh thì CM mới thắng lợi. Đảng muốn mạnh trước hết và quan trọng hơn cả là phải cĩ học thuyết làm nịng cốt, làm nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động. Theo HCM đĩ là CN Mác-Lênin.
Câu 3: Trình bày quan niệm của HCM về bản chất và mục tiêu của CNXH ở Việt Nam?
Có 5 quan điểm về bản chất và mục tiêu of CNXH ở VN.
1.Quan điển thứ nhất :Về chính trị
CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH.
Nhà nước do công dân làm chủ thì mọi công dân có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan Nhà nước, có quyền kiểm soát đối với đại biểu của mình, có quyền bãi miễn các đại biểu, kể cả đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu đó tỏ ra không còn xứng đáng đối với nhân dân.
+) Về mối quan hệ giữa Chính phủ và nhân dân:
HCM cho rằng trong Nhà nước dân chủ mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân thì Chính phủ là đầy tớ của nhân dân – đầy tớ là phục vụ nhân dân, chăm lo hạnh phúc cho nhân dân.
+ ) Về vai trò và nghĩa vụ của người làm chủ (nhân dân):
Theo HCM đã là người chủ của Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà, phải tự biết lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ.
Để thực hiện vai trò đó HCM nhấn mạnh : mọi công dân trong XH đều có nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật đồng thời tích cực học tập, nâng cao trình độ để xứng đáng là người chủ.
2.Quan điểm thứ hai :Về nền kinh tế
CNXH có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất. Chủ yếu nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
Tuy nhiên ở thời kì quá độ, căn cứ vào tình cảnh nước ta HCM xác định : nền kinh tế trong thời kì quá độ tồn tại 4 hình thức sở hữu chính như sau :
Sở hữu của Nhà nước ( tức của toàn dân)
Sở hữu của hợp tác xã ( của tập thể, của người lao động)
Sở hữu của người lao động riêng lẻ ( sở hữu cá thể)
Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu nhà tư bản
Trong đó 4 hình thức sở hữu đó kinh tế Nhà nước (tức sở hữu toàn dân) giữ vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế quốc dân.
3.Quan điểm thứ ba:Về văn hóa
Theo HCM, CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em. Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.
Văn hóa, tư tưởng không phụ thuộc máy móc vào điều kiện vật chất, vào mức sống mà có khi cách mạng văn hóa phải đi trước một bước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp, cho kinh tế XH phát triển.
Nền văn hóa mà HCM chủ trương xây dựng là một nền VH lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở, văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Nói cách khác văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.
Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ nói trên : văn hóa phải XHCN về nội dung và dân tộc, về hình thức kết hợp với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại.
4.Quan điểm thứ tư:Về xã hội
Theo HCM, CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không được hưởng, các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
5.Quan điểm thứ năm:Về con người
Theo HCM, CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có những con người mới XHCN. Con người mới XHCN theo HCM, phải là con người có tinh thần và năng lực làm chủ. Có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có kiến thức KH – KT, nhạy bén với cái mới, có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có lý tưởng xã hội.
Do đó, HCM đặt lên hàng đầu là mục tiêu xây dựng con người vì đó là nguồng động lực quan trọng nhất để xây dựng thành công CNXH.
Tóm lại, quan niệm của HCM về bản chất và mục tiêu của CNXH là một quan niệm khoa học, toàn diện và hệ thống. Quan niệm đó dựa trên cơ sở học thuyết Mac – Lênin và có bổ sung thêm một số đặc trưng phản ánh truyền thống và đặc điểm Việt Nam.
Câu 4: Trình bày và phân tích những luận điểm của HCM về Đảng Cộng sản Việt Nam.
Có 7 luận điểm:
1. Đảng Cộng sản VN là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
Xuất phát từ những thất bại của phong trào đấu tranh yêu nước giải phóng dân tộc của cácthế hệ cha anh mà HCM đã chứng kiến. Từ thực tiễn đó đòi hỏi ở Việt Nam phải có một chính Đảng CM chân chính lãnh đạo thì sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta mới có thể giành được thắng lợi.
Xuất phát từ kinh nghiệm của cách mạng thế giới và căn cứ vào học thuyết Mác_Lênin về vai trò của ĐCS trong thời đại mới_thời đại cáchmạng vô sản, HCM cho rằng: cách mạng muốn thành công phải có sự lãnh đạo của một đảng các mạng chân chính đó là ĐCS.
Bản thân ĐCS VN là một Đảnh cách mạng chân chính, là người đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín để lãnh đạo cách mạng VN.
2. Đảng CS VN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Đây là một sự sáng tạo của HCM về sự ra đời của một ĐCS ở một nước thuộc địa nửa phong kiến. Với sáng tạo này đã giúp cho cách mạng VN giải quyết đúng đắn môí quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp đồng thời giúp cho cách mạng VN giương cao được ngọn cờ dân tộc và truyền thống yêu nước của nhân dân VN. Cũng chính từ lẽ đó mà ngay từ khi ra đời ĐCS VN đã thực sự là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, va( của cả dân tộc VN và được cả dân tộc thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
3. Đảng CS VN là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời là Đảng của dân tộc VN.
- Vì sao nói Đảng CS VN là Đảng của giai cấp công nhân ?(tức Đảng mang bản chất giai cấp công nhân)
Theo HCM cái quyết định bản chất giai cấp công nhân của một Đảng cách mạng không phải chỉ căn cứ vào thành phần xuất thân mà phải dựa vào các yếu tố sau đây:
Nền tảng tư tưởng của Đảng, đó là nền tảng tư tưởng gì? Có phải là chủ nghĩa Mác_Lênin hay không? àchủ nghĩa Mác_Lênin à mang bản chất giai cấp công nhân.
Dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu, đường lối của Đảng có thực sự vì độc lập và CNXH không? Có vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng con người hay không? à luôn chăm lo cho đời sống nhân dân.
Đảng có nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân hay không? Từ khi sáng lập à luôn luôn trung thành, tuân thủ đúng các nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân à Dựa vào các yếu tố nói trên, rõ ràng Đảng CS VN mang trong mình bản chất giai cấp công nhân.
- Vì sao nói Đảng CS VN là Đảng của dân tộc VN?
Sở dĩ nói như vậy là vì theo HCM Đảng CS VN là người đại biểu lợi ích của giai cấp, của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN. Ngoài lợi ích nói trên Đảng ta không có lợi ích naò khác. Chính vì vậy giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc VN đểu coi Đảng CS VN là Đảng của mình, Đảng của dân tộc mình.
Nói Đảng CS VN là Đảng của dân tộc còn vì lí do:
Mục tiêu lý tưởng của Đảng cũng là mục tiêu lý tưởng của cả dân tộc VN, độc lập dân tộc, rửa nỗi nhục mất nước là khát vọng của Đảng cũng là khát vọng của cả dân tộc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh là mong muốn cuả Đảng cũng là mng muốn của cả dân tộc. Rõ ràng Đảng, giai cấp, nhân dân lao động, dân tộc đều gặp nhau ở mục tiêu lý tưởng cách mạng.
4. Đảng CS VN phải lấy CN Mác Lênin làm nồng cốt (tức là nền tảng tư tưởng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, làm ánh sáng sôi đường cho CMVN).
- Học thuyết Mác Lênin là một học thuyết khoa học. Nó là 1 học thuyết khoa học vì học thuyết này là trí tuệ của cả nhân loại, nó giải thích tự nhiên, XH và tư duy theo quan điểm khoa học biện chứng có lý có tình. Nó là một học thuyết cách mạng, vì nó vạch ra con đường Cách Mạng triệt để nhằm giải phóng giai cấp Công Nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và giải phóng con người. Nó vạch ra hướng đi cho nhân loại tiến tới một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ, không có người bóc lột người, không có áp bức dân tộc, không có chiến tranh, nhân loại sống trong hòa bình, bác ái. Do đó theo Hồ Chí Minh, 1 Đảng cách mạng chân chính phải lấy học thuyết này làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
- Đảng lấy CN Mác Lênin làm nồng cốt, theo Hồ Chí Minh không có nghĩa là giáo điều theo từng câu, từng chữ theo học thuyết này mà phải nắm vững tinh thần, lập trường, phương pháp của CN Mác Lênin, đồng thời phải biết tiếp thu những tinh hoa, văn hóa của dân tộc và thời đại, tham khảo kinh nghiệm trong các nước, vận dụng sáng tạo vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở Việt Nam để đề ra đường lối, chính sách đúng đắn cho Cách Mạng Việt Nam.
5.Đảng CSVN phải được xây dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
Các nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân :
Tập trung dân chủ.
Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Tự phê bình và phê bình.
Kỉ kuật nghiêm minh và tự giác.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng.
6.Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đảng lãnh đạo dân làm chủ phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân.
Ở luận điểm này trước hết ta phải làm sáng tỏ tại sao nói vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân?
Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân do dân và vì dân. Đảng là người lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng đó vừa là người phục vụ nhân dân, chăm lo hạnh phúc cho nhân dân. Hồ Chí Minh nhắn mạnh là Đảng cầm quyền thì Đảng phải ý thức sâu sắc hơn nữa quan điểm đầy tớ nhân dân tức là phục vụ, chăm lo hạnh phúc cho nhân dân chứ không phải là người chủ của nhân dân, đứng trên nhân dân, đứng trên nhà nước, đứng trên pháp luật.
Tại sao Đảng phải thường xuyên chăm lo, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân?
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của nhân dân trong lịch sử dân tộc Việt Nam, cũng như trong lịch sử Cách Mạng Việt Nam. Người nói : “Nước lấy dân làm gốc rễ, dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”, “Gốc có vững, cây mới bền, xây lầu hạnh phúc trên nền nhân dân”..v..v.
Từ quan niệm trên về dân và sức mạnh của nhân dân cho nên Hồ Chí Minh nhấn mạnh Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, chỉ trên cơ sở đó mới tạo ra sức mạnh của Cách Mạng. Và theo người Đảng không ở trên dân, Đảng không ở ngoài dân mà Đảng ở trong dân, trong lòng dân, không phải chỉ có nước lấy dân làm gốc mà cả Đảng cũng phải lấy dân làm gốc vì chính cái gốc này mang lại nguồn sinh lực vô tận cho Đảng.
7.Đảng phải thường xuyên chỉnh đốn, tự đổi mới.
Theo Hồ Chí Minh, xuất phát từ vai trò nhiệm vụ quan trọng của Đảng đối với Cách Mạng – Đảng là người lãnh đạo Cách Mạng, để xứng đáng với vai trò và nhiệm vụ đó thì Đảng phải vững mạnh, Đảng phải thực sự vừa là đạo đức vừa là văn minh. Muốn vậy Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới.
Trong thực tiễn cuộc sống xã hội rất phức tạp, mỗi cán bộ, Đảng viên đều chịu ảnh hưởng cả cái tốt và cái xấu, cả cái hay và cái dở. Do đó chỉ trên cơ sở thường xuyên tự rèn luyện, tự chỉnh đốn thì mới phát huy được cái hay, lộc bỏ cái xấu, cái dở.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền thì tính hai mặt của quyền lực biểu hiện rất rõ. Một mặt quyền lực có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. Mặt khác quyền lực cũng có sức mạnh phá hoại rất ghê gớm. Vì rằng, con người khi nắm quyền lực có thể thoái hóa, biến chất rất nhanh chóng, nếu họ đi vào con đường tham nhũng, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, và khi có quyền lực rồi họ lợi dụng quyền lực lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền, đặc lợi, thu vén cá nhân và bất chấp dư luận.
Do đó HCM cho rằng Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng. Vừa để Đảng có năng lực và sức mạnh để lãnh đạo cách mạng vừa để hạn chế ngăn chặn và tẩy trừ mọi tệ nạn do thoái hóa, biến chất gây ra trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền.
Thực tiễn cách mạng luôn vận động, phát triển rất đa dạng và phong phú vừa có thuận lợi vừa có khó khăn. Do đó Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới để nâng cao năng lực, bản lĩnh, trí tuệ của mình để thực sự xứng đáng với vai trò người lãnh đạo cách mạng.
Câu 5: Trình bày và phân tích các quan niệm của HCM về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Có 4 phẩm chất cơ bản sau:
1.Trung với nước, hiếu với dân.
HCM đã phân biệt rõ giữa quan hệ đạo đức và phẩm chất đạo đức.
Về quan hệ đạo đức: mối quan hệ giữa con người đối với con người, với ndân và dtộc mình là mối qhệ lớn nhất.
Về phẩm chất đạo đức: trung với nước hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất.
Chữ “trung” (trước kia) có nghĩa là “trung quân” tức là trung với vua cũng là trung thành với nước vì vua là nước, nước là của vua, chứ không phải là của dân.
Chữ “hiếu” (trước kia) chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình nghĩa là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.
Trung với nước, hiếu với dân theo quan niệm của HCM:
“Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông. Nước theo HCM là của dân, dân là chủ nhân của đất nước. Rõ ràng trung với nước trong tư tưởng HCM đã có nội hàm mới: đó là trung thành với Tổ quốc, trung thành với tổ tiên, trung thành với dân và trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân. Từ nội hàm này giúp chúng ta hiểu được vì sao HCM lại nói đến dân, nhấn mạnh đến nhân dân nhiều đến vậy.
Câu nói của HCM về quan niệm trung với nước, hiếu với dân :“Bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Đảng và Chính phủ là đầy tớ của ndân chứ không phải là quan ndân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”
“Hiếu với dân” theo HCM là không chỉ thương dân mà phải hết lòng phục vụ ndân, chăm lo hạnh phúc cho ndân. Phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân. Dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc.
Để làm tốt chữ hiếu với dân HCM đã nhắc nhở người cách mạng và cán bộ lãnh đạo phải nắm vững và thực hiện 4 chữ “dân” như sau:
+ Phải nắm vững “dân tình”.
+ Phải hiểu rõ “dân tâm”
+ Phải thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện dân sinh.
+ Phải nâng cao dân trí.
Phẩm chất đạo đức trung với nước, hiếu với dân theo quan niệm HCM, nó vừa kế thừa giá trị truyền thống dtộc vừa được bổ sung để nâng lên tầm cao mới với những giá trị mới của nền đạo đức cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.
2.Yêu thương con người:
Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dtộc, tiếp thu tư tưởng nhân văn tiến bộ của nhân loại. HCM xác định: tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất trong thời đại mới.
Tình yêu thương con người là dành cho mọi đối tượng trong đó là dành cho những người cùng khổ, những người bị áp bức bóc lột để làm sao cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành và sung sướng.
Tình yêu thương con người còn thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, anh em và giữa người với người trong mối quan hệ hằng ngày.
Tình yêu thương con người còn được thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm, những người lầm đường lạc lối nay đã hối cải, kể cả đối với kẻ thù đã bị thương, bị bắt hoặc đã quy hàng.
Theo HCM chính tình yêu thương con người sẽ đánh thức những gì tốt đẹp ở trong con người mà HCM tin rằng ai cũng có hoặc ít hoặc nhiều.
Tình yêu thương con người là một phẩm chất đạo đức cao quý, nó được xây dựng trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân tình, nghiêm túc giữa người cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệp chung. Nó hoàn toàn xa lạ với thái độ không dám đấu tranh, bao che sai lầm, khuyết điểm cho nhau, càng xa lạ với thái độ “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, kéo bè kéo cánh.
3.Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Về cần, kiệm, liêm, chính:
Cần : là lao động siêng năng, lao động có kế hoạch sáng tạo, có năng suất cao, lao động vơí tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.
Kiệm : là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của, của dân, của nước, của bản thân mình, phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to.
Liêm : là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân, phải trong sạch không tham lam, không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm và ham tiến bộ.
Chính : nghĩa là không tà, chính là thẳng thắn, là đứng đắn.
Đối với mình : không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ.
Đối với người : không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà không dối trá, lừa lọc.
Đối với việc : để việc công lên trên, trước việc tư, việc nhà, đã phụ trách việc gì là quyết làm cho kì được, không ngại khó khăn, gian khổ. Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh.
Về chí công vô tư:
HCM cho rằng phải đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc. Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì phải nênđi sau, phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.
Theo HCM cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau. Trước hết cần, kiệm, liêm, chính sẻ dẩn đến chí công vô tư, một lòng vì nước vì dân vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính và có được nhiều tính tốt khác.
Cần mà không kiệm thì chẳng khác nào gió vào nhà trống, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì sản xuất được ít, không đủ dùng, không có phát triển.
Theo HCM, bồi dưỡng phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư sẽ làm cho con người vững vàng trước mọi thử thách, giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục.
4.Tinh thần quốc tế trong sáng
Đó là tinh thần đoàn kết với giai cấp vô sản các nước mà HCM đã nêu lên bằng câu nói “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Đó là tinh thần đoàn kết đối với các dân tộc bị áp bức, với ndân lao động các nước. Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới. Sự đoàn kết đó theo HCM là nhằm những mục tiêu lớn của thời đại: hòa bình, độc lập dtộc, dân chủ, tiến bộ XH, hợp tác hữu nghị với các nước các dtộc.
Tinh thần quốc tế trong sáng là phải gắn liền với tinh thần yêu nước chân chính. Nếu không trong sáng và chân chính thì sẽ dẫn đến chủ nghĩa hẹp hòi, ích kỉ, chủ nghĩa nước lớn, chủ nghĩa bành trướng bá quyền, kì thị chủng tộc v.v… Chính vì vậy tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo dức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc để thực hiện những mục tiêu to lớn của thời đại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TTHCM.doc