Tài liệu Biểu tượng tự do và cách mạng trong thơ ca của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù đế quốc (giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX) - Phạm Văn Đại: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0063
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 64-70
This paper is available online at
BIỂU TƯỢNG TỰ DO VÀ CÁCHMẠNG TRONG THƠ CA
CỦA CÁC CHIẾN SĨ YÊU NƯỚC TRONG NHÀ TÙ ĐẾ QUỐC
(GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX)
Phạm Văn Đại
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng
Tóm tắt. Để xây dựng thế giới nghệ thuật riêng của mình, nhà văn cần phải sử dụng nhiều
thủ pháp, biện pháp nghệ thuật với nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có biểu tượng nghệ
thuật. Đối với thơ ca, biểu tượng có ý nghĩa đặc biệt góp phần không nhỏ trong việc thể
hiện nội dung, tư tưởng, giúp tác phẩm thơ hiện lên một cách cô đọng nhưng cũng giàu
hàm ý. Trong các thể loại văn học, có lẽ thơ ca là thể loại sử dụng biểu tượng nhiều nhất
và hay nhất. Các sáng tác thơ ca của các chiến sĩ trong nhà tù đế quốc, ta thấy hiện lên hai
loại biểu tượng chính là: biểu tượng về tự do và biểu tượng về cách mạng.
Từ khóa: Biểu tượng tự do, biểu tượng cách mạng, văn học nhà tù trại gia...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu tượng tự do và cách mạng trong thơ ca của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù đế quốc (giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX) - Phạm Văn Đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0063
Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 64-70
This paper is available online at
BIỂU TƯỢNG TỰ DO VÀ CÁCHMẠNG TRONG THƠ CA
CỦA CÁC CHIẾN SĨ YÊU NƯỚC TRONG NHÀ TÙ ĐẾ QUỐC
(GIAI ĐOẠN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX)
Phạm Văn Đại
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng
Tóm tắt. Để xây dựng thế giới nghệ thuật riêng của mình, nhà văn cần phải sử dụng nhiều
thủ pháp, biện pháp nghệ thuật với nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có biểu tượng nghệ
thuật. Đối với thơ ca, biểu tượng có ý nghĩa đặc biệt góp phần không nhỏ trong việc thể
hiện nội dung, tư tưởng, giúp tác phẩm thơ hiện lên một cách cô đọng nhưng cũng giàu
hàm ý. Trong các thể loại văn học, có lẽ thơ ca là thể loại sử dụng biểu tượng nhiều nhất
và hay nhất. Các sáng tác thơ ca của các chiến sĩ trong nhà tù đế quốc, ta thấy hiện lên hai
loại biểu tượng chính là: biểu tượng về tự do và biểu tượng về cách mạng.
Từ khóa: Biểu tượng tự do, biểu tượng cách mạng, văn học nhà tù trại giam.
1. Mở đầu
Quá trình tiếp nhận cho hay, mỗi tác phẩm văn học, không phải khi nào nội dung, tư tưởng
cũng hiện rõ qua từng câu chữ mà nó còn thể hiện ở trạng thái “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời)
như cổ nhân đã nói. Nhờ biểu tượng, tác giả không cần đến sự diễn giải dài dòng mà độc giả vẫn
có thể nắm bắt được những tư tưởng và tình cảm trong tác phẩm đó. Biểu tượng được nhiều học
giả đề cao, bởi lẽ nó mang trong mình năng lượng có sức dồn nén, ẩn chứa những dòng chảy sâu
kín, những vỉa tầng kí ức của mỗi cá nhân hay cả một cộng đồng dân tộc. Biểu tượng có sức khái
quát sâu rộng hơn từng hình tượng văn học.
Thơ ca của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù đế quốc chiếm một phần quan trọng trong
văn học cách mạng và mang giá trị nghệ thuật độc đáo, nhưng hiện nay còn ít công trình nghiên
cứu chuyên sâu về những thành tựu này. Đây đó chỉ có một số công trình nhắc đến văn học cách
mạng hoặc chỉ giới thiệu một vài tác gia, tác phẩm chứ chưa làm nổi bật loại hình nghệ thuật thi
ca của những người chiến sĩ cách mạng như một phẩm chất tinh thần độc đáo trong lịch sử đấu
tranh vì tự do độc lập cho Tổ quốc. Một cây bút có nhiều trăn trở với văn học yêu nước trong nhà
tù đế quốc và có nhiều công trình viết về bộ phận văn học này là nhà văn Lê Văn Ba. Ông đã xuất
bản hàng loạt các công trình mang tính tư liệu như: Thơ viết trong nhà tù Hỏa Lò (Nxb Văn hóa
- Dân tộc, 2006), Nhà tù Hỏa Lò, trường học yêu nước và cách mạng (Nxb Hà Nội, 2009). Hay
cuốn Chiến sĩ cách mạng – Nhà văn Việt Nam trong nhà tù thực dân, đế quốc, tập 1 (Nxb Văn hóa
Ngày nhận bài: 15/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2017
Liên hệ: Phạm Văn Đại, e-mail: phamvandai.btghp@gmail.com
64
Biểu tượng tự do và cách mạng trong thơ ca của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù đế quốc...
Thông tin, 2011) [1] và mới đây nhất là cuốn Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược [2]
(Nxb Hội Nhà văn, 2015). Tuy nhiên, tác giả Lê Văn Ba mới chỉ dừng ở việc tập hợp, giới thiệu
các nhà văn Việt Nam cùng các tác phẩm của họ sáng tác trong hoàn cảnh bị tù đày chứ chưa đi
sâu vào nghiên cứu bộ phận văn học này. Vì vậy, bài báo này là hướng tiếp cận khá mới mẻ về văn
học yêu nước trong nhà tù trại giam nói chung hay cụ thể ở đây là thơ ca yêu nước trong nhà tù đế
quốc (giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX) nói riêng từ khía cạnh biểu tượng nghệ thuật.
Qua các sáng tác của những người chiến sĩ yêu nước trong nhà tù quân xâm lược, ta thấy
nổi lên hai loại biểu tượng: cách mạng và tự do như hai điểm sáng trong nghệ thuật thơ ca thời
máu lửa. Những biểu tượng cách mạng và tự do xuất hiện với tần suất lớn trở thành sợi chỉ đỏ
xuyên suốt nhiều tác phẩm thơ ca yêu nước trong nhà tù đế quốc, mang linh hồn của người nghệ sĩ
- chiến sĩ giàu sức biểu cảm. Các biểu tượng này, giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về tâm hồn
tư tưởng tài năng của những người chiến sĩ cách mạng làm thơ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Biểu tượng trong tác phẩm văn học
Để xây dựng thế giới nghệ thuật đặc sắc, nhà văn cần phải sử dụng nhiều biện pháp nghệ
thuật khác nhau, trong đó có biểu tượng nghệ thuật. Nó là sự mã hóa cảm xúc của nhà văn và cũng
chính là phương tiện hữu hiệu có sức khai mở rất lớn trong sự tiếp nhận của độc giả. Biểu tượng
trong tác phẩm văn học được biểu đạt qua mã ngôn từ, mã kí hiệu thành biểu tượng nghệ thuật.
Xét ở góc độ chung nhất, tìm hiểu biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật tức là khai phá những năng
lực sáng tạo đặc biệt của người nghệ sĩ cũng như nghiên cứu giá trị từ bản thân tác phẩm.
Trong Từ điển Thuật ngữ văn học, “biểu tượng” được hiểu là: “khái niệm chỉ một giai đoạn,
một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc
sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [6; 23]. Hiểu một cách khái quát nhất,
biểu tượng là hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan hình thành khi đã được tri
giác, tri nhận ở mức độ nhất định. Biểu tượng là cái tượng trưng gợi cảm và năng động, là một
dạng thức gây xúc cảm, có thể tác động đến toàn bộ tâm trí con người. Nó được coi là một phương
thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một hình tượng nghệ thuật đặc biệt. Xét ở một số khía cạnh,
biểu tượng có khả năng khái quát được bản chất của vấn đề, đồng thời thể hiện một quan niệm,
một tư tưởng hay một triết lí nhân sinh nào đó.
Biểu tượng bao giờ cũng mang tính đa nghĩa, tính khái quát cao độ. Khi bước vào tác phẩm
nghệ thuật, nó mang theo toàn bộ sức nặng ngữ nghĩa mà nó tích lũy được qua nhiều thế kỉ. Theo
T. Todorov: Từ một lượng tin cụ thể, xác định, biểu tượng tạo nên trường liên tưởng cấp số nhân, là
sự ứ tràn nội dung ra ngoài hình thức biểu đạt của nó. Biểu tượng như một khối tinh thể với nhiều
nguồn sáng khác nhau mà mỗi mặt, ta có thể thấy nó đang chuyển động và biến đổi. Tiếp cận biểu
tượng nghệ thuật cần chú ý tới yếu tố truyền thống. Bởi lẽ, quá trình tạo nghĩa của mỗi biểu tượng
thường trải qua một thời kì lịch sử dài, nó gắn liền với quá trình hình thành thế giới quan, nhân
sinh quan. Biểu tượng nghệ thuật luôn có xu hướng tái sinh về mặt ý nghĩa trên cơ sở lưu trữ trong
mình những nét nghĩa đã có từ trước đó. Bên cạnh những yếu tố truyền thống thì biểu tượng nghệ
thuật luôn có xu hướng đổi mới, hoặc là bổ sung ý nghĩa cho biểu tượng cũ, hoặc là tạo ra những
biểu tượng hoàn toàn mới. Bởi vậy, biểu tượng nghệ thuật có thể khơi gợi chiều sâu tâm tưởng,
đồng thời mang đến những cảm hứng mới mẻ, thú vị cho cả tác giả lẫn độc giả.
Biểu tượng nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà văn, mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo
65
Phạm Văn Đại
riêng của họ. Giải mã những biểu tượng nghệ thuật không chỉ đơn thuần sử dụng khối óc, lí trí mà
đòi hỏi cần có sự nhạy cảm, vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú để khám phá, tìm hiểu
và trải nghiệm. Đồng thời, ta phải thực sự thâm nhập vào hoàn cảnh và khuynh hướng sáng tác và
toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhất là với bộ phận văn học đặc biệt như văn học của các
chiến sĩ trong nhà tù quân xâm lược. Người chiến sĩ cách mạng khi sáng tác, chủ yếu là thể hiện
ý chí, tinh thần và khát vọng, nhưng họ cũng quan tâm đến những hình thức biểu đạt thích hợp để
cảm hứng của mình được diễn tả trọn vẹn hơn.
Đối với thơ ca, biểu tượng có ý nghĩa đặc biệt, giúp tác phẩm thơ hiện lên một cách cô đọng,
giàu hàm ý. Trong các thể loại văn học thì thơ ca là thể loại sử dụng nhiều biểu tượng nhất và linh
hoạt nhất, do tính tạo hình và biểu cảm chi phối để khái quát những vấn đề lớn lao. Nhưng tùy vào
mục đích, nội dung thể hiện, phương thức biểu hiện, ý đồ nghệ thuật mà mỗi loại hình thơ ca có
một hệ thống biểu tượng riêng và thơ ca nhà tù là một minh chứng về việc sử dụng các biểu tượng.
Thơ ca của người chiến sĩ yêu nước trong nhà tù quân xâm lược (giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX), cho
thấy hai loại biểu tượng đó là: tự do và cách mạng. Hai biểu tượng ấy rực sáng trong thơ ca nhà tù
như những ngọn hải đăng trên biển cả đêm đêm.
2.2. Thơ ca yêu nước trong nhà tù đế quốc gắn liền với biểu tượng tự do và cách
mạng
2.2.1. Biểu tượng tự do
Trong các bài thơ ta thấy sự trở đi trở lại của các biểu tượng gắn với tự do như “cánh chim”,
“làn gió”, “hương thơm”, hình tượng “mây trời”, “biển cả”, “ánh trăng”; “ánh nắng” cùng với đó
là các hình tượng về tình yêu, hạnh phúc, sinh sôi với tần suất khá cao. Chẳng hạn, những cơn gió
tự do, phóng túng, đi ngang dọc khắp nơi nơi trong thơ Trần Mai Ninh: “Ơ cái gió Tuy Hòa/ Cái
gió chuyên cần / Và phóng túng./ Gió đi ngang đi dọc/ Gió trẻ lại – lưng chừng” (Nhớ máu) [2;
988].
Những bức tường cao dày đặc dây thép gai hay song sắt nhà tù không thể ngăn được những
làn gió “phóng túng” cũng như thể không kìm hãm được ý chí và tâm hồn của những người chiến
sĩ yêu nước với trái tim sục sôi, nhiệt thành. Các hình ảnh về gió (phong), về cánh chim bằng, chim
nhạn, mây trời, biển cả không hiếm gặp trong thơ ca cổ điển nhưng với thơ ca yêu nước trong nhà
tù quân xâm lược (nửa đầu thế kỉ XX) thì chúng vẫn có những nét riêng, gắn với những tâm tư
riêng.
Không chỉ có gió mà “nắng” cũng tràn ngập trong nhà lao để tìm người tù: “Sáng nay nắng
tưới lưng tường/ Thếp vàng cửa ngục, đốt bừng hoa đăng/ . . . ./ Nắng vàng, nắng lửa, nắng thơ/
Một ngày tắm nắng tôi mơ một đời/ Nắng reo. . . nắng múa. . . nắng cười/ Một ngày tắm nắng suốt
đời còn yêu” (Nắng tù – Trần Mai Ninh) [2; 987-988].
Nắng xuyên qua nơi ngục tối, xua tan hết khói sương để mang lại sinh khí, sự quang đãng
và nụ cười cho người chiến sĩ trong bài Tảo tình của Hồ Chí Minh: “Nắng sớm xuyên qua nơi ngục
thất, / Đốt tan khói đặc với sương dày/ Đất trời phút chốc tràn sinh khí/ Tù phạm cười tươi nở mặt
mày” [7; 136].
Nắng còn hiện lên với một vẻ đẹp yêu kiều, say sưa của người thiếu nữ đang dạo chơi ngoài
trời tự do. Nó không hề bị trói buộc hay đúng hơn là không thể bị trói buộc: “Nắng lục rắc hương
trên lá sữa/ Mâng mâng nhành mới nựng chồi tơ/ Đường hoa thiếu nữ say sưa lội/ Để cỏ hôn hoài
chân ước mơ” (Xuân tương lai – Hồng Trang) [9; 535].
66
Biểu tượng tự do và cách mạng trong thơ ca của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù đế quốc...
Cùng với nắng và gió, hương hoa cũng len qua song sắt nhà tù lạnh ngắt, vào làm bạn tâm
tình với thi nhân, chẳng thế mà trong bài Vãn cảnh, Hồ Chí Minh viết: “Hoa hương thấu nhập lung
môn lí” (Hương hoa bay thấu vào trong ngục)” [7; 192]. Và người chiến sĩ ấy làm thơ xong thường
gác ngọn bút để: “Tòng lung môn vọng tự do thiên” (Nhìn qua cửa tù ngóng trời tự do) [9; 198].
Quả nhiên, thân thể tuy bị giam hãm nhưng tâm trí người chiến sĩ vẫn hướng ra phía ngoài cao
xanh tự do: “Ôi náo nức/ Ngoài xa/ Vang tiếng pháo/ Hương đời xông ngào ngạt vạn hoa tươi/ Cây
đầu xanh kiêu hãnh mạnh đâm chồi/ Triều nhựa nóng tưng bừng reo nắng ấm” (Xuân nở trong tù
– Chu Hà) [2; 877].
Một biểu tượng tự do khác của thơ ca yêu nước trong nhà tù thực dân đế quốc mà ta không
thể không nhắc đến đó là ánh trăng. Nếu như ban ngày, ánh nắng len lỏi vào trong nhà tù xua tan
đi cái không khí ảm đạm, chết chóc, tử khí thì ban đêm ánh trăng hiền từ, mát lạnh cũng chiếu rọi
vào trong xà lim tìm người bầu bạn, là cảm hứng cho các tâm hồn thi sĩ. Chẳng hạn: khi bị bắt
giam tại ngục Hỏa Lò, Trần Cung đã có những câu thơ hay về trăng và tình cảnh của mình: “Trăng
thu thơ thẩn trên không/ Tìm ai trăng cứ dòm song sắt vào/ Phải chăng tìm khách ba đào/ Đêm
đêm mạo hiểm tìm vào gặp nhau” [2; 799].
Ánh trăng rọi vào ngục thất khiến người chiến sĩ nhớ về người bạn tâm giao, nhớ về tri kỉ
của mình, thi hứng phút chốc nảy nở bật lên thành những vần thơ: “Xà lim bóng nguyệt rọi vào
song/ Nhớ bạn tâm giao luống chạnh lòng” (Khuyết danh) [2; 635].
Ngoài ra, khát vọng tự do còn được thể hiện qua sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và lãng
mạn. Đọc các các bài thơ ta thấy bên cạnh hiện thực khắc nghiệt, man rợ trong xà lim, nhà lao còn
có một tinh thần lạc quan, lãng mạn cách mạng, luôn hướng tới ngày mai. Hoàng Văn Thụ viết bài
Nhắn bạn trước khi ra pháp trường, Hồ Chí Minh viết Vọng nguyệt (Ngắm trăng), Lan Khai viết
Dòng huyết lệ, Tố Hữu viết Tâm tư trong tù, Xuân Thủy viết Không giam được trí óc. . . Chất hiện
thực và lãng mạn đan bện, hòa quyện với nhau tạo nên những bức tranh đặc sắc. Có khi hiện thực
đó đơn giản chỉ là giấc “mộng” trong nhà lao vào buổi trưa, nhưng người chiến sĩ cách mạng lại
mơ thấy mình cưỡi rồng bay lên trời: “Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới/ Tỉnh ra nằm giữa chốn
lao này” (Nguyễn Sĩ Lâm) [7; 19].
Hay tâm hồn lãng mạn của thi nhân không thể hững hờ trước cảnh đẹp đêm trăng, thân thể
bị giam cầm trong ngục tối nhưng tâm hồn vẫn tự do bay bổng; hiện thực tàn bạo, khắc nghiệt
chốn lao tù không cách nào trói buộc được hồn thơ.
Như đã từng nêu ở trên, biểu tượng có sức dồn nén cô đọng, có tính đa nghĩa và thể hiện
cá tính sáng tạo của nhà văn. Những biểu tượng như “ánh trăng”, “nắng”, “hương hoa”,. . . không
đơn thuần chỉ là hình ảnh của thiên nhiên mà hơn cả nó còn là biểu tượng của cái đẹp, sự sống, của
tự do và tinh thần lạc quan yêu đời ở người chiến sĩ.
2.2.2. Biểu tượng cách mạng
Bên cạnh những biểu tượng về khát vọng tự do, một biểu tượng ám ảnh sâu sắc tâm hồn
người chiến sĩ yêu nước, đó là cách mạng trở thành niềm tin lòng tự hào về Đảng, về lí tưởng tự do
trong thơ ca của người chiến sĩ trong nhà tù thực dân đế quốc. Sự xuất hiện hàng loạt những biểu
tượng như “máu đỏ”, “cờ đào”, “búa liềm”, “sao vàng năm cánh”. . . làm rạng rỡ thơ ca. Chẳng
hạn, bài Hát mừng cách mạng Tháng Mười, tác giả Chu Hà khi đang bị Pháp giam ở nhà lao Nam
Định có viết: “Này suối tự do, này nguồn giải phóng/ Nào xây xã hội, nào chống chiến tranh/
Ngước trông lên ai khéo họa hình/ Cờ liềm búa long lanh như gấm dệt” [9; 505].
Từ thực tiễn sự gắn kết công nông thành lực lượng, hình ảnh búa và liềm trên nền cờ đỏ là
67
Phạm Văn Đại
biểu tượng cho liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hình ảnh búa liềm giao nhau thể
hiện sự liên minh những người lao động, cùng đoàn kết đấu tranh xây dựng chế độ mới. Đây là
biểu tượng được hình thành từ cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917. Lá cờ búa liềm đã
thành biểu tượng lien minh hai giai cấp lớn nhất trong lịch sử đấu tranh cách mạng, là nguồn động
viên to lớn cho các dân tộc bị áp bức, các thuộc địa vùng lên giành lại độc lập, tự do. Lá cờ đỏ
búa liềm cũng chính là lá cờ của Đảng Cộng sản, biểu tượng của niềm tin, ý chí, của tinh thần tiến
công cách mạng. Hình ảnh búa liềm đã trở thành nguồn cảm hứng thơ ca cho người chiến sĩ giữa
chốn gông cùm và thôi thúc, động viên họ vững tin vào tương lai, để xây dựng một xã hội mới tốt
đẹp hơn, không còn áp bức, bóc lột. Chính vì vậy nhà thơ cách mang Tố Hữu đã từng viết: “Búa
liềm không sợ súng gươm bạo tàn” (Ba mươi năm đời ta có Đảng).
Một biểu tượng quan trọng khác của cách mạng cần phải nói đến chính là lá cờ đỏ sao vàng.
Hình tượng đó xuất hiện với tần suất dày đặc trong các sáng tác thơ ca yêu nước trong nhà tù thực
dân đế quốc. Lá cờ đỏ được ví như ánh mặt trời mang lại nguồn sáng cho vạn vật, cho đời sống
con người, là nguồn cảm hứng cho người chiến sĩ – thi sĩ: “Cách mạng ngày mai giống ánh trời/
Rực hồng cờ đỏ ở nơi nơi” (Ở Hội An giải lên tỉnh – Trương Văn Chấn) [9; 496].
Lá cờ là biểu tượng khích lệ chiến đấu, là chỗ dựa tinh thần và tiếp thêm nguồn sức mạnh to
lớn không chỉ cho người chiến sĩ mà còn cho nhân dân cả nước, từ Bắc chí Nam, triệu người như
một, nhất tề đứng lên: “Hồn nước dậy theo cờ giải phóng/ Lòng dân đương sôi sục chí tiêm cừu/
Kìa Nam Bộ đã treo gương vũ dũng/ Đây Bắc Hà không thẹn với trào lưu” (Xông giáp chiến – Chu
Hà) [9; 514].
Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng thiêng liêng của cách mạng, của phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc, là hồn nước Việt Nam, là niềm tự hào, tự tôn bất khả xâm phạm. Có lẽ vì vậy mà
nhiều chiến sĩ yêu nước thà chịu đòn roi tra tấn dã man của kẻ thù, thà chết chứ không chịu nghe
lời giặc xé cờ, bước qua cờ. Lá cờ có nền đỏ tượng trưng cho cách mạng và cũng là máu đỏ của
hàng triệu người Việt Nam, là máu của chiến sĩ, đồng bào cả nước cùng tô thắm cho màu cờ (Hình
tượng ngôi sao vàng năm cánh giúp người ta có thể liên tưởng về sự đoàn kết của nhiều tầng lớp
trong xã hội) bởi thế thơ ca của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù thực dân, ta thấy hình ảnh lá cờ
đỏ sao vàng luôn hiện lên với khí thế sôi nổi, dậy đất trời: “Sục sôi máu đỏ nghiêng trời đất/ Phấp
phới cờ đào vạch núi sông” (Viếng mồ chiến sĩ – Hồ Tùng Mậu) [2; 385].
Hay: “Cờ đỏ nâng cao/ Màu đỏ máu/ Với sao vàng tung rực rỡ/ Mắt hoàn cầu đã họp những
tia xanh” (Nhớ máu – Trần Mai Ninh) [2; 990].
Cờ đỏ sao vàng là biểu tượng cho cách mạng, cho hào quang chiến thắng, cho một xã hội
mới tự do, là niềm hân hoan chung của quần chúng cần lao, của mọi giai tầng yêu nước: “Chen vai
gánh vác với đời,/ Đổi danh vị cũ, mở trời đất chung/ May gặp hội làm xong công việc/ Cờ năm
sao mở tiệc hoan nghênh” (Lời tuyên cáo của Việt Nam Quang Phục hội) [2; 305].
Màu cờ với Hồng Trang là màu máu của biết bao chiến sĩ đã ngã xuống trên sa trường, đã
đem hồn mình gửi vào bóng cờ để tiếp tục kề vai sát cánh chiến đấu cùng chiến sĩ, đồng bào: “Màu
cờ đỏ đã ứa trào máu đỏ/ Quằn quại lên đây những linh hồn/ Những sa trường từ biển lên non/
Những chiến sĩ quyết xây đài chiến thắng” (Màu cờ – Hồng Trang) [9; 539].
Người chiến sĩ dù thịt nát xương tan nhưng không hề nao núng, vẫn dành hết tâm trí để đọ
sức cùng quân thù, miệng vẫn ngâm thơ – những câu thơ của ý chí, của lí tưởng sống và chiến đấu
ngoan cường vì màu cờ thắm tươi: “Thịt rơi máu chảy, thân dầu nát/ Sóng thét trào tuôn, miệng
vẫn thơ./ Đọ trí thi gan cùng quỷ sứ,/ Cho xuân thêm đỏ thắm màu cờ” (Đón giao thừa trên vũng
68
Biểu tượng tự do và cách mạng trong thơ ca của các chiến sĩ yêu nước trong nhà tù đế quốc...
máu – Nguyễn Mạnh Hoan) [9; 527].
Lá cờ tung bay trong gió như là một biểu tượng của tự do, luôn hiện hữu thường trực trong
tâm tưởng của người tù yêu nước. Lá cờ là biểu trưng của khát vọng chiến thắng, của niềm tin bất
diệt, của ngày mai sáng tươi, huy hoàng: “Khi ấy xuân về muôn vẻ tươi/ Nhân dân hớn hở đón xuân
đời/ Cờ hồng phấp phới tung theo gió/ Tràn ngập không gian tiếng nói cười” (Xuân dưới bóng từ
bi – Văn Tiến Dũng) [2; 915].
Hay: “Bóng cờ hồng chiến thắng rợp sao vàng/ Xuân tự do tràn ngập ánh huy hoàng” (Xuân
mãnh liệt – Chu Hà) [9; 512].
Dưới bóng cờ, tất thảy những người con yêu nước khắp mọi miền, khắp năm châu cùng
đến tề tựu, cùng chung trận tuyến, dấn thân mình tiến lên đánh tan giặc thù. Trong cuộc tranh đấu
cách mạng giải phóng dân tộc, những người chiến sĩ, những người con trung kiên của cách mạng
không hề đơn độc. Lá cờ giờ đây còn là biểu tượng cho sự quy tụ sức mạnh của cách mạng, của
toàn dân: “Con dấn thân ra dưới bóng cờ/ Mẹ đừng lầm tưởng con bơ vơ” (Con đây rồi – Hồng
Chương) [9;542].
Có thể nói những biểu tượng cách mạng xuất hiện trong các bài thơ đã giúp người đọc hình
dung những nghĩ suy và thế giới nội tâm phong phú, lí tưởng cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng
trong hoàn cảnh bị giam hãm tù đày. Các biểu tượng đã khiến cho thơ ca của người chiến sĩ có
những nét riêng, độc đáo trong dòng chảy chung của nền văn học yêu nước và cách mạng.
3. Kết luận
Trên hành trình cách mạng của người chiến sĩ - thi sĩ đầy khó khăn gian khổ, thơ ca đã góp
phần chắp thêm đôi cánh để tâm hồn họ được bay cao bay xa hơn về lí tưởng tự do và độc lập dân
tộc. Mỗi nhà thơ – chiến sĩ dường đã tìm cho mình những hình ảnh và những biểu tượng để thể
hiện tất cả những xúc cảm và lí tưởng tươi sáng của mình. Người chiến sĩ – thi sĩ trong nhà tù quân
xâm lược đã lựa chọn những biểu tượng thể hiện những phẩm chất cao đẹp nhất của dân tộc và
thời đại tạo nên vẻ đẹp lớn của thơ ca. Hình tượng lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ búa liềm được khái quát
cao độ đã thể hiện ý chí và tinh thần cách mạng của dân tộc; cùng với các biểu tượng như “gió”,
“nắng” “bão tố” càng hiện lên khát vọng vượt thoát khỏi chốn lao tù hướng tới tự do. Lá cờ đỏ sao
vàng năm cánh, lá cờ đỏ búa liềm không chỉ là biểu tượng cách mạng trong đời sống mà đã trở
thành biểu tượng nghệ thuật của thơ ca cách mạng gắn với những vần thơ dạt dào cảm xúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Văn Ba, 2011. Chiến sĩ cách mạng – Nhà văn Việt Nam trong nhà tù thực dân, đế quốc (tập
1). Nxb Văn hóa Thông tin.
[2] Lê Văn Ba, 2015. Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược. Nxb Hội Nhà văn.
[3] Hoàng Thị Dậu – Nguyễn Đức Đàn, 1973. Thơ ca cách mạng 1925 -1945. Nxb Khoa học Xã
hội.
[4] Hoàng Dung – Huỳnh Lý – Nguyễn Đăng Mạnh, 1980. Hợp tuyển thơ văn yêu nước: Thơ văn
cách mạng (1930 – 1945). Nxb Văn học.
[5] Hà Minh Đức, 1977. Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca (tiểu luận – phê bình). Nxb Văn
học.
[6] Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, 2009. Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb Giáo
dục.
69
Phạm Văn Đại
[7] Hồ Chí Minh, 2011. Nhật kí trong tù. Nxb Văn học.
[8] A. Naudop, 1978. Tâm lí học sáng tạo văn học. Nxb Văn học.
[9] Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, 2000. Tổng tập văn học Việt Nam (trọn bộ
42 tập) - tập 35. Nxb Khoa học Xã Hội.
[10] Văn thơ yêu nước cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, 1974. Nxb Văn học.
ABSTRACT
The Symbols of freedom and revolution in the poetry of soldiers
in the imperial prison (early half of twentieth century)
Pham Van Dai
Committee Propaganda Hai Phong Party Committee
To create art world, the writer should use measures including art symbol. For poetry, the
symbols have special meaning significant contribution in presenting the content, ideas, makes
poems succinctly but also rich in implications. In the literature category, perhaps poetry is the
genre most used symbol and best. Reading the poems composed by the soldiers in the imperial
prison, we see two symbols appear are: symbol of the revolution and freedom.
Keywords: Symbol of the revolution, symbol of the freedom, literature prison.
70
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4865_pvdai_5587_2127466.pdf