Tài liệu Biểu tượng sông hằng trong sử thi Ramayana Ấn Độ - Lê Thị Bích Thủy: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0006
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 42-46
This paper is available online at
BIỂU TƯỢNG SÔNG HẰNG TRONG SỬ THI RAMAYANA ẤN ĐỘ
Lê Thị Bích Thủy
Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt. Sử thi Ramayana là một bức tranh hoàn chỉnh về cuộc sống của nhân dân Ấn
Độ cổ đại với những tư tưởng đạo đức, triết lí nhân sinh sâu sắc và những quan niệm tôn
giáo dưới hình thức kể chuyện người anh hùng trong quá khứ. Với thái độ, tình cảm của
bậc con cháu đối với “quá khứ tuyệt đối”, tác giả sử thi đã sử dụng một cách sáng tạo biểu
tượng nghệ thuật đặc thù là hình ảnh sông Hằng trong miêu tả nhân vật anh hùng để tạo
nên sức mạnh biểu đạt mới cho tác phẩm sử thi. Vì vậy, trải qua hàng ngàn năm tồn tại, sử
thi Ramayana vẫn chứa đựng một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với người đọc, người nghe ở
bất kì nơi đâu, trong bất kì thời đại nào.
Từ khóa: Biểu tượng, biểu tượng sông Hằng, sử thi Ramaya...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu tượng sông hằng trong sử thi Ramayana Ấn Độ - Lê Thị Bích Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0006
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 42-46
This paper is available online at
BIỂU TƯỢNG SÔNG HẰNG TRONG SỬ THI RAMAYANA ẤN ĐỘ
Lê Thị Bích Thủy
Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt. Sử thi Ramayana là một bức tranh hoàn chỉnh về cuộc sống của nhân dân Ấn
Độ cổ đại với những tư tưởng đạo đức, triết lí nhân sinh sâu sắc và những quan niệm tôn
giáo dưới hình thức kể chuyện người anh hùng trong quá khứ. Với thái độ, tình cảm của
bậc con cháu đối với “quá khứ tuyệt đối”, tác giả sử thi đã sử dụng một cách sáng tạo biểu
tượng nghệ thuật đặc thù là hình ảnh sông Hằng trong miêu tả nhân vật anh hùng để tạo
nên sức mạnh biểu đạt mới cho tác phẩm sử thi. Vì vậy, trải qua hàng ngàn năm tồn tại, sử
thi Ramayana vẫn chứa đựng một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với người đọc, người nghe ở
bất kì nơi đâu, trong bất kì thời đại nào.
Từ khóa: Biểu tượng, biểu tượng sông Hằng, sử thi Ramayana.
1. Mở đầu
Biểu tượng là thông số quan trọng nhất trong tác phẩm, tồn tại như một mã số, một ký hiệu
dễ tiếp nhận nhất trong tác phẩm. Biểu tượng là sự gắn bó và chuyển hóa giữa cái biểu đạt và cái
được biểu đạt. Biểu tượng khiến cho người ta dễ dàng hiểu được văn hóa của một dân tộc xa lạ một
cách nhanh chóng nhất. Hơn thế nữa, chúng lại dễ dàng kết nối những nền văn hóa tưởng chừng
khác xa nhau. Trong sử thi Ramayana của Ấn Độ, tác giả đã sử dụng vô vàn những biểu tượng
nghệ thuật đặc thù giàu tính ước lệ tượng trưng để khắc họa nhân vật anh hùng của mình. Giải
mã và huy động những năng lượng dồn nén trong các biểu tượng nghệ thuật đặc thù của sử thi
Ramayana trong việc thể hiện nhân vật anh hùng là vấn đề chúng tôi quan tâm nghiên cứu. Dưới
đây, chúng tôi sẽ đi sâu lí giải biểu tượng sông Hằng được miêu tả một cách có hệ thống và có
dụng ý nghệ thuật trong sử thi Ramayana.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Giới thuyết chung về biểu tượng
Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn lớn đồng thời cũng là một nhà tư tưởng.
Nhưng đó không phải là tư tưởng bằng tư duy lí luận mà bằng sức mạnh của ngôn từ. Đặc trưng
nghệ thuật của ngôn từ không chỉ được hình dung như chuyển tải nội dung mà bản thân nó có thể
làm nảy sinh tư tưởng. Những hình tượng nghệ thuật ra đời có sức sống sẽ vượt thoát lên trên ý
nghĩa biểu đạt và hình thành nên các biểu tượng nghệ thuật. Được khái quát và chưng cất từ thực
Ngày nhận bài: 15/11/2017. Ngày sửa bài: 2/1/2018. Ngày nhận đăng: 20/1/2018.
Liên hệ: Lê Thị Bích Thủy, e-mail: lebichthuyhcm@gmail.com.
42
Biểu tượng sông Hằng trong sử thi Ramayana Ấn Độ
tiễn, biểu tượng nghệ thuật vươn tới biểu đạt chiều sâu xúc cảm, nó sát nhập vào cái hữu hình,
cái phần vô hình được nhìn thấy một cách huyền bí. Biểu tượng là một phần của nghệ thuật và
góp phần tôn tạo nghệ thuật như một phương tiện không thể thiếu. Nó như một sự vật có hình ảnh
mang tính chất thông điệp.
Thuật ngữ biểu tượng đi vào đời sống xã hội một cách sâu sắc và trở thành một phần không
thể thiếu của nhiều ngành khoa học như Triết học, Tâm lí học, Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Văn
học. . . Ngay từ thời cổ đại, biểu tượng (symbol) đã được sử dụng và được đề cập bởi các triết gia
và các nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cho rằng biểu tượng ‘là hình ảnh mang lại ý nghĩa
tượng trưng, trong đó “hình ảnh mang ý nghĩa” là những hình ảnh có trong đời sống và ý nghĩa
tượng trưng mà hình ảnh mang lại có ý nghĩa khái quát hiện thực” [7; tr.31]. Trong nghĩa rộng, biểu
tượng là “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật” và theo nghĩa
hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật
đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa
thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời. . . Là một
phương thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu tượng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ, hoán dụ. Giống
với hoán dụ, ẩn dụ, biểu tượng được hình thành trên cơ sở đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối
tượng có những phương diện, khía cạnh, những đặc điểm gần gũi, tương đồng, nhằm làm nổi bật
bản chất, tạo ra một ý niệm cụ thể, sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó” [8; tr.24]. “Biểu tượng
là một hình thái của văn hóa, một kí hiệu hàm nghĩa. Biểu tượng sáng tạo ra để diễn đạt, giao lưu
theo phương thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý kia, nhằm nhận thức và khám phá ra những giá
trị trong đời sống nhân loại” [1].
Trong những lĩnh vực khoa học của thời đại, biểu tượng học được xem là một “ngành khoa
học tương đối trẻ, khai thác và tổng hợp dữ liệu của nhiều ngành khoa học khác” [2; tr.10]. Biểu
tượng chứa đựng một lượng thông tin tương đối đa dạng, phong phú, mở ra nhiều tiềm năng cho
con người thâm nhập và khám phá thực tế khách quan sinh động. Theo Heghen: “Sự phức hợp của
biểu tượng là do một nội dung có thể có nhiều hình thức nữa biểu hiện và ngược lại, một hình thức
lại biểu đạt nhiều nội dung khác nhau. Mỗi ý nghĩa biểu tượng lại nói lên một mặt biểu hiện của
đời sống xã hội, có bao nhiêu biểu hiện của đời sống xã hội là có bấy nhiêu tương ứng của từng
biểu tượng” [2; tr.31]. Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã khẳng định biểu tượng là “chị
em sinh đôi của lí trí, nguồn cảm hứng cho các khám phá và tiến bộ. . . Các biểu tượng nằm ở trung
tâm và là trái tim của cuộc sống giàu tưởng tượng. Chúng làm phát lộ những bí ẩn của vô thức, của
hành động, khai mở trí tuệ về cái chưa biết và cái vô tận” [2; tr.13].
Khái niệm Biểu tượng được biến đổi ý nghĩa đáng kể khi sử dụng và chú ý nhiều ở ý nghĩa
tượng trưng. Các nhà văn hóa đã rạch ròi khi phân biệt giữa hình ảnh tượng trưng và các lối diễn
đạt bằng hình ảnh như vật hiện, loại suy, ngụ ngôn, ẩn dụ. . . coi chúng chỉ là những dấu hiệu không
vượt quá mức độ của sự biểu hiện nghĩa, gợi cảm và năng động: “Biểu tượng báo hiệu một bình
diện ý thức khác với cái hiển nhiên lí tính; nó là mật mã của một bí ẩn, là cách duy nhất đề nói ra
được cái không thể nắm bắt bằng cách nào khác; nó không bao giờ có thể được cắt nghĩa một lần
là xong, mà cứ phải giải mã lại mãi, cũng giống như một bản nhạc không bao giờ chơi một lần là
xong, mà đòi hỏi một lối biểu diễn luôn luôn mới” [2; tr.18].
Biểu tượng luôn rộng lớn hơn với ý nghĩa được gán cho một cách nhân tạo, nó có sức vang
cốt yếu và tự sinh. Biểu tượng không dừng ở chỗ chỉ tạo nên những cộng hưởng mà còn “giục giã
một sự biểu đạt theo chiều sâu”. Biểu tượng luôn so sánh được với các dạng thức gây cảm xúc, có
tính “chức năng và động lực cao”. Đặc tính của biểu tượng là mãi mãi gợi cảm đến bất tận. Tính
chất biểu tượng của văn học được nhiều nhà phê bình hiện đại thừa nhận như một đặc tính không
bao giờ thay đổi được. Dưới góc nhìn văn học, biểu tượng được xem như một phương thức tư duy
43
Lê Thị Bích Thủy
nghệ thuật của nhà văn, mang đến những hình tượng cụ thể cảm tính – đa nghĩa được lặp đi lặp lại
và có giá trị nghệ thuật. Việc xây dựng hình tượng văn học – biểu tượng, trở thành một hình thức
tư duy độc đáo tạo nên một hiệu quả nghệ thuật cao. Thông qua sự tổ chức của tác giả, biểu tượng
đã tham gia vào kết cấu tác phẩm và được coi là tín hiệu thẩm mỹ mới, đa chức năng. “Nó giống
như mũi tên bay mà không bay, đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà lại không nắm bắt được” [2;
tr.14]. Biểu tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của những khu biệt văn hóa và xã hội nơi nó được hình
thành và phát triển.
2.2. Biểu tượng sông Hằng trong sử thi Ramayana
Trong ngôn ngữ biểu tượng của văn hóa thế giới, “hình ảnh dòng sông hay dòng chảy là
biểu tượng của tính lưu chuyển của mọi dạng thể, của cái chết và sự đổi mới... Dòng chảy trên cao
của các con sông là biểu tượng của nước thượng giới thanh lọc và tẩy uế tội lỗi ở trần gian, nó
cũng là biểu tượng của công cụ giải thoát” [2; tr.829]. Nếu như lửa có chức năng là “sự tẩy uế bằng
sự thấu hiểu, bằng ánh sáng và chân lí, đạt đến trạng thái thông tuệ siêu việt nhất” thì nước lại có
chức năng là “sự thanh tẩy dục vọng, hướng tới dạng thức cao thượng nhất, đó là lòng nhân từ” [2;
tr.548]. Trong sử thi Ramayana, hình ảnh dòng sông Hằng trở thành biểu tượng của sự linh thiêng
và kì vĩ.
Hình ảnh dòng sông trong văn hóa Hy Lạp được xem là có sức mạnh quyền năng. Nó vừa
mang lại sự màu mỡ, phì nhiêu nhưng đồng thời với những lời nguyền huyền bí có thể gây ra lụt
lội đối với đời sống của con người. Vì vậy, hình ảnh dòng sông gợi nên trong tâm trí con người vừa
tôn kính nhưng đồng thời cũng là sự sợ hãi.
Sông Hằng ở Ấn Độ nguyên được dịch từ tên gọi “Ganga”. Đây là con sông được xem như
một con sông linh thiêng, tượng trưng cho hình ảnh của nữ thần Găngơ - con gái Hymalaya - là vị
thần bảo hộ, là Mẹ vĩ đại của đất nước Ấn Độ. Theo truyền thuyết Ấn Độ, để cứu người dân trần
thế thoát khỏi nạn hạn hán kéo, thần Siva đã kéo một dòng của sông Hằng kiêu hãnh từ trên trời
cao cho chảy uốn éo qua đầu tóc mình hàng ngàn năm rồi mới cho đổ xuống trần thế qua 7 nguồn
từ sườn phía Đông Hymalaya, hai dòng khác của sông Hằng là sông Ngân Hà ở trên trời và một
dòng chảy dưới địa ngục. Trong kinh Vê đa cũng ca ngợi dòng sông Hằng linh thiêng với chức
năng hóa giải mọi tội lỗi, tẩy rửa mọi ô uế trong cuộc sống trần thế và trở thành điểm đến quan
trọng của những người hành hương từ nhiều thế kỷ nay.
Trong sử thi Ramayana, hình ảnh dòng sông Hằng được sử dụng như một biểu tượng nghệ
thuật có tính chất linh thiêng để diễn tả đời sống tâm linh của các nhân vật. Các nhân vật trong sử
thi luôn dành cho dòng sông này sự thành kính như lòng tôn kính đối với tổ tiên, thần thánh. Sông
Hằng được coi là khởi đầu của sự sống và là sự tẩy trần trong các nghi thức sám hối.
Hình ảnh dòng sông Hằng linh thiêng xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm là ở trong các bài
giảng dạy cho hai hoàng tử Rama và Lakmana của đạo sĩ Vioamitra. Sau khi ba thầy trò “trông
thấy con sông Gianhavi linh thiêng, nơi có những đàn thiên nga và sếu qua lại. Họ xuống sông tắm
gội rồi làm lễ cúng chư thần và vong hồn tổ tiên” [10; tr.61]. Rama mong muốn được biết vì sao
dòng sông Găngơ lại chảy theo ba hướng thì được đạo sĩ Vioamitra tường thuật lại một cách tỉ mỉ
ở hai chương trong tác phẩm là “Nguồn gốc sông Găngơ” và “Găngơ giáng trần” với câu chuyện
thần thoại về nguồn gốc của dòng sông Hằng và các nghi lễ thực hành. Hình ảnh một dòng sông
Hằng được hiện lên với màu sắc xanh nhạt trải rộng mênh mông, chảy nhịp nhàng với những gợn
sóng nhỏ bập bềnh, nối tiếp nhau tạo một cảm giác về một dòng sông hiền hòa, chảy bất tận như
mái tóc dài của các vị thần. Dòng sông như một bà mẹ hiền đang bao bọc, chở che cho đứa con
của mình bằng những cử chỉ âu yếm, nhẹ nhàng. Dòng sông Hằng cũng gắn liền với một nghi lễ
44
Biểu tượng sông Hằng trong sử thi Ramayana Ấn Độ
truyền thống của các tín đồ Hinđu giáo vẫn thực hiện từ bao đời nay.
Trong con mắt của người anh hùng Rama, dòng sông Hằng linh thiêng mang vẻ đẹp dịu
dàng nhưng cũng không kém phần dữ dội và kì vĩ: “Chàng thấy sông Hằng linh thiêng cuồn cuộn
chảy rầm rì sâu thẳm. Nơi kia nước sông Hằng trong như pha lê, lạnh và trong suốt như ngọc, và
những am đạo sĩ xinh đẹp dựng lên ở trên đôi bờ. Ở một vài nơi con sông giận dữ đánh vào núi đá
và tảng đá, ở nơi khác nó đang cười to và sủi bọt, ở một số nơi nó đang chảy như một bím tóc, và
ở đâu đó đầy những xoáy lốc” [10; tr.167].
Dòng sông Hằng linh thiêng trở thành biểu tượng linh thiêng cho sự sống bền bỉ, sự sinh sôi
và trù phú, sự hài hòa và phát triển. Khi thần Xakti Uma niệm thần chú trừng phạt chư thần “vì họ
mà thần bị nhỡ, không có được một đứa con, vậy thì vợ của họ cũng sẽ bị tuyệt tự” [10; tr.61] và
nguyền rủa Trái Đất “không bao giờ biết được thế nào là tình mẹ con” [10; tr.61- 62] dòng sông
Hằng đã nhận lời giúp đỡ chư thần hóa giải lời nguyền bằng cách hạ sinh một vị thủ lĩnh bằng sự
giao phối giữa nước và lửa, sự kết hợp hài hòa âm và dương: “Một người con của thần Lửa sẽ ra đời
từ lòng Manđakini – Găngơ linh thiêng. Đứa trẻ đó sẽ là thủ lĩnh của các người. Nàng Găngơ sẽ
thừa nhận đứa bé như là con của Uma em nàng, và nó được Uma quý như vàng. Chư thần bèn xin
thần Lửa phóng cường lực của Pasupati vào Manđakini, con sông linh thiêng bèn hóa thành một
người đàn bà xinh đẹp mang cường lực đó trong dạ con. Bị cường lực thần linh này khuất phục,
nàng trút nó ra gần núi Hymalaya, theo lời của thần Lửa. Lúc nó từ nàng thoát ra, nó lấp lánh như
một khối vàng nung chảy, sáng lóa mắt, khiến cho mọi vật ở chung quanh biến thành vàng và bạc.
Những vật xa hơn thì biến thành đồng và thép, chất bài tiết của nó thành chì” [10; tr.62].
Dòng sông Hằng được xem là một biểu tượng thiêng liêng mang đậm màu sắc tôn giáo
trong niềm tin của người Ấn Độ. Sông Hằng tham gia vào những sinh hoạt tâm linh, là nơi gột rửa
mọi tội lỗi, thanh lọc tâm hồn, đem lại sự thanh thản, siêu thoát và thánh thiện hóa cho linh hồn
con người. Khi vua Xagara sai sáu mươi ngàn người con của mình đi tìm kiếm con ngựa tế bị mất
trên toàn cõi thế gian, những người con này đã đào xới dọc ngang rất nhiều dặm đất và tìm thấy
con ngựa tế sinh ở sát cạnh Vaxuđêra mang hình Kapila và cho rằng Ngài đã ăn trộm ngưạ. Kapila
nổi giận và thiêu cháy tất cả các con của vua Xagara. Người cháu của vua là Angxumana muốn
làm lễ cúng nước nhưng nhận được lời khuyên: “Cháu đừng dâng nước cho họ mà phải làm lễ cúng
nước với nước linh thiêng của Găngơ. Được Găngơ tưới nhuần các tro than đây, cả sáu mươi ngàn
người con đó sẽ đi lên cõi trời.” [10; tr.64] Các thế hệ cháu chắt nhiều đời của vị vua tu luyện khổ
hạnh là Bhagirat đã cầu xin được Đấng Tối Cao Brahma ban cho nước của sông Hằng để cứu rỗi
linh hồn của tổ tiên: “Nước linh thiêng của thần tràn ngập đống tro xương của các con Xagara. Tội
lỗi của họ thế là được rửa sạch và ngay lập tức họ đạt đến cõi trời” [10; tr.66].
Dòng sông thiêng trong sử thi Ramayana còn là biểu tượng của sức mạnh, có thể chở che
cho con người và giúp con người vượt qua mọi khó khăn thử thách. Các nhân vật anh hùng trong
sử thi luôn cầu nguyện mong nhận được sự giúp đỡ, bảo vệ của nữ Thần sông Hằng: “Lakmana và
Gianaki vái lạy sông Hằng, và khi thuyền ra đến giữa giòng, Gianaki chắp tay cầu nguyện, “Ôi,
Găngơ, mong sao nhờ ân huệ của Người, hoàng tử thực hiện được yên ổn lời nguyền. Sau khi yên
ổn trở về, con sẽ vừa lòng mãn ý cầu cúng Thần. Mong sao anh ấy được cùng chúng tôi trở về
sau mười bốn năm sống trong rừng. Thần là vợ của Đại Dương, và Thần bao trùm các vùng của
Brahma. Hỡi nữ Thần, con xin vái Thần. Nếu Rama yên ổn trở về và lấy lại vương quốc, con sẽ
vì Người, thông qua người Bramana, phân phát mấy ngàn bò cái, ngựa, vò rượu và pillao. Con sẽ
cúng các thần cư ngụ trên bờ của Người, cùng các miếu thờ linh thiêng và các nơi hành hương
thiêng liêng khác ở trên đôi bờ của Người” [10; tr.170].
Trong quan niệm của người Ấn Độ, nữ thần sông Hằng được xem là vị thần bảo trợ cho
45
Lê Thị Bích Thủy
cuộc sống của con người, chi phối mọi sinh hoạt trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của người
dân nơi đây. Sử thi Ramayana đã tô đậm tính chất linh thiêng của dòng sông Hằng, mà dòng chảy
của nó là cội nguồn của cuộc sống nội tâm và năng lượng tinh thần. Do đó, hàng năm có rất nhiều
người lặn lội kéo nhau lên nơi thượng nguồn sông Hằng, đến Banares dâng hương, tắm gội tẩy trần
dù chỉ một lần trong đời và lấy nước Thánh ở thánh lễ “Asvames Yajna”. Mỗi người dân Ấn Độ
đều cầu mong được tắm và uống nước hoặc chết bên bờ sông Hằng, khi chết được gửi tro xuống
dòng sông Mẹ linh thiêng này để được tẩy rửa khỏi mọi sự ô uế vật chất và tinh thần, mong đạt
được cuộc sống vĩnh hằng trong cuộc sống mai hậu.
3. Kết luận
Sông Hằng (trong đó là nước) là một trong những biểu tượng đặc sắc, hoà quyện, giát viền
xung quanh cốt truyện của sử thi Ramayana, góp phần tô đậm vẻ đẹp của người anh hùng đạo đức
– tâm linh Ấn Độ. Đồng thời, việc sử dụng các biểu tượng nghệ thuật đặc thù trong Ramayana
cũng tạo nên sự phong phú cho hệ thống biểu tượng thiêng liêng của Hinđu giáo và làm nên tính
chất kì vĩ, đồ sộ sánh ngang cùng trời đất của sử thi Ấn Độ này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Lê Bảo, 2009. Chuyên đề Giải mã văn học từ mã văn hóa. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
[2] Chevalier Jean, Gheerbrant Alain, 1997. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh Cư
dịch. Nxb Đà Nẵng.
[3] Nhật Chiêu, 1997. Câu chuyện văn chương phương Đông. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4] Trương Đăng Dung, 2004. Tác phẩm văn học như là quá trình. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[5] Cao Huy Đỉnh, 1993. Văn hoá Ấn Độ. Nxb Văn hoá, Hà Nội.
[6] Đinh Trung Kiên, 1995. Ấn Độ, hôm qua và hôm nay. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[7] Nguyễn Lân, 1997. Từ điển từ và ngữ Tiếng Việt. Nxb Tác phẩm Hồ Chí Minh.
[8] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), 2010. Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
[9] Mahabharata, Cao Huy Đỉnh, Phạm Thuỷ Ba dịch, 1978. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[10] Ramayana tập 1, Phạm Thuỷ Ba dịch, 1988. Nxb Văn học, Hà Nội.
[11] Ramayana tập 2, Phạm Thuỷ Ba dịch, 1988. Nxb Văn học, Hà Nội.
[12] Ramayana tập 3, Phạm Thuỷ Ba dịch, 1988. Nxb Văn học, Hà Nội.
ABSTRACT
Ganges river symbol in Ramayana, Indian epic
Le Thi Bich Thuy
Institute of Culture and Development, Ho Chi Minh National Academy of Politics
Ramayana is a complete picture of the life of the ancient Indian people with its profound
ethical thoughts, philosophies of human life and religious concepts in the form of telling stories
about heroes in the past. With the descendant‘s attitude and affection for “the absolute past,” the
epic writer creatively used Ganges River, a specific artistic symbol to depict heroes and create a
new expressive power for the epic work. As a result, over thousands of years of its existence, the
epic Ramayana still holds a strong appeal for readers, listeners anywhere, in any era.
Keywords: Symbol, Ganges River symbol, Ramayana.
46
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5059_ltbthuy_6186_2123609.pdf