Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu người Việt - Vũ Thị Tuyết

Tài liệu Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu người Việt - Vũ Thị Tuyết: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0096 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 118-125 This paper is available online at BIỂU TRƯNG CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN VÀ CÔNG CỤ SẢN XUẤT TRONG CA DAO TÌNH YÊU NGƯỜI VIỆT Vũ Thị Tuyết Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Ca dao tình yêu của người Việt là một loại hình văn học dân gian đặc sắc. Từ ngữ trong loại hình văn học này rất đa dạng và phong phú. Phương tiện và công cụ sản xuất là một trong những đối tượng cơ bản của ca dao tình yêu. Trong ca dao các đối tượng này phần lớn đều trở thành các biểu trưng, biểu tượng với một hệ số ý nghĩa đa dạng. Những cung bậc, trạng thái, cảm xúc, phương thức, triết lí của tình yêu,. . . là những ý nghĩa biểu trưng mà các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu mang lại. Từ khóa: Biểu trưng, ca dao, tình yêu, phương tiện và công cụ sản xuất. 1. Mở đầu Việc nghiên cứu về ngữ nghĩa của vẫn còn được tiếp tục như một xu hư...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu người Việt - Vũ Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0096 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 118-125 This paper is available online at BIỂU TRƯNG CỦA CÁC TỪ NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN VÀ CÔNG CỤ SẢN XUẤT TRONG CA DAO TÌNH YÊU NGƯỜI VIỆT Vũ Thị Tuyết Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Ca dao tình yêu của người Việt là một loại hình văn học dân gian đặc sắc. Từ ngữ trong loại hình văn học này rất đa dạng và phong phú. Phương tiện và công cụ sản xuất là một trong những đối tượng cơ bản của ca dao tình yêu. Trong ca dao các đối tượng này phần lớn đều trở thành các biểu trưng, biểu tượng với một hệ số ý nghĩa đa dạng. Những cung bậc, trạng thái, cảm xúc, phương thức, triết lí của tình yêu,. . . là những ý nghĩa biểu trưng mà các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu mang lại. Từ khóa: Biểu trưng, ca dao, tình yêu, phương tiện và công cụ sản xuất. 1. Mở đầu Việc nghiên cứu về ngữ nghĩa của vẫn còn được tiếp tục như một xu hướng tất yếu của khoa học nghiên cứu ngôn ngữ. Nghiên cứu nghĩa biểu trưng trong văn chương nghệ thuật là một trong những hướng nghiên cứu rất được quan tâm trong những năm gần đây và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đã có rất nhiều công trình viết về biểu trưng ở các mức độ đậm nhạt khác nhau như các công trình của Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Trần Văn Nam, Nguyễn Thị Nhàn,. . . [1, 10, 13, 14, 19],... Mỗi công trình trên lại có sự khai thác nghĩa biểu trưng ở các phương diện khác nhau: biểu trưng trong ca dao Nam Bộ, biểu trưng của vật thể nhân tạo trong ca dao Việt Nam,. . . Có thể nhận thấy rằng chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu biểu trưng trong ca dao tình yêu người Việt nói chung và biểu trưng của các từ chỉ phương tiện, công cụ sản xuất nói riêng. Vì vậy, đây chính là mảnh đất còn “để ngỏ” để tác giả bài viết nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, bài viết sau đây sẽ vận dụng lí thuyết về nghĩa biểu trưng vào nghiên cứu một phạm trù ngôn ngữ của ca dao tình yêu. Đó là các từ ngữ thuộc chỉ phương tiện và công cụ sản xuất. Các từ ngữ chỉ này xuất hiện với tần số cao trên cả hai phương diện lời và lượt. Tìm hiểu nghĩa biểu trưng của các từ ngữ này sẽ mang lại những tri thức phong phú và cũng góp phần làm sáng tỏ một vài nét đặc trưng trong tư duy văn hóa người Việt xưa. Điều này cũng góp phần làm rõ một phần nào đó đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ trong ca dao tình yêu và cũng là sự tiếp nối cho một xu hướng nghiên cứu của ngôn ngữ. Ngày nhận bài: 15/1/2017. Ngày sửa bài: 28/3/2017. Ngày nhận đăng: 20/7/2017 Liên hệ: Vũ Thị Tuyết, e-mail: vutuyet1989sp2@gmail.com 118 Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu người Việt 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về nghĩa biểu trưng Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có nêu “Biểu tượng còn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. . . trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn học nghệ thuật”. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật có khả năng truyền cảm lớn. . . ” và biểu tượng còn là “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu tượng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ và hoán dụ” [8;tr.24]. Tác giả Nguyễn Đức Tồn trong cuốn sách Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy đã định nghĩa biểu trưng như sau “Biểu trưng là lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện có tính chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đó khác mang tính trừu tượng. Đó là hiện tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với các dân tộc và phản ánh quan niệm “ngây thơ”, dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hóa trong ngôn ngữ. Khi một sự vật, hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó (và kèm theo là tên gọi của nó) sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững” [17;tr.378]. Theo quan niệm của L. HjemSlev, tín hiệu ngôn ngữ trở thành cái biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ mang giá trị biểu trưng. Điều này có nghĩa là, nghĩa biểu trưng bao giờ cũng được xây dựng trên nghĩa gốc, nghĩa bản thể của tín hiệu ngôn ngữ. Khi trở thành tín hiệu thẩm mĩ thì hai mặt cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ sẽ trở trở thành cái biểu đạt của tín hiệu thẩm mĩ. Vì vậy giữa nghĩa gốc và nghĩa biểu trưng tất yếu phải có mối quan hệ chặt chẽ. Nói cách khác, nghĩa biểu trưng có quan hệ chặt chẽ với đặc điểm sự vật được định danh bằng ngôn ngữ. Biểu trưng có hai mặt “cái biểu đạt” và “cái được biểu đạt”. Hai mặt này được kết hợp theo sự liên tưởng và theo một quan hệ ước lệ nào đó. Biểu trưng bao giờ cũng có: tính chất biểu hiện một cái gì đó bằng sự vật có hình ảnh; đại diện cho một cái gì đó, nhằm gợi lên một cái gì theo liên tưởng; tính ước lệ; mã (kí hiệu); biểu hiện những “giá trị” mang tính nhân văn. Về mặt chức năng, biểu trưng còn mang tính thay thế (vật mô giới). Sự thay thế trong ca dao thường diễn ra một cách ước lệ và ẩn dụ. Qua đó, thể hiện một giá trị, một tư tưởng thẩm mĩ hay những tâm tư tình cảm tế nhị của con người. Biểu trưng một mặt có sự liên hệ chặt chẽ với nghĩa bản thể, nguyên mẫu với các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan nhưng mặt khá nó mang tính tượng trưng (tính biểu trưng) biểu đạt về một giá trị, mang tính trừu tượng, phi hiện thực, khó cảm nhận. Hai mặt này có sự mâu thuẫn nhưng luôn thống nhất với nhau vì giữa chúng có một sợi dây liên hệ chặt chẽ. Biểu trưng có thể đưa chúng ta vào một lĩnh vực có cảm giác “phi lí” nhưng đồng thời lại là phương tiện để khái quát về một giá trị, một ý nghĩa nào đó của hiện thực. Biểu trưng không chỉ biểu thị mặt bảo thủ mà còn biểu thị mặt năng động của cuộc sống. “Biểu trưng có quan hệ với đối tượng của nó chỉ qua một nghĩa có tính chất ước lệ mà người ta gán cho nó trong một hoàn cảnh nào đó. . . Nghĩa đó là do con người trong cộng đồng đặt ra mà thôi” [17;tr.86]. Biểu trưng, môt mặt có tính hình tượng cụ thể, cái biểu hiện là một đối tượng nào đó được quy chiếu từ hiện thực. Mặt khác, là ý nghĩa xã hội nào đó được cả cộng đồng chấp nhận. Đặc tính này còn cho thấy, mỗi cộng đồng có một lối tư duy, suy nghĩ, quan niệm xã hội riêng,. . . Từ đó, hình thành ý nghĩa xã hội nào đó và được cộng đồng đó chấp nhận. Ý nghĩa biểu trưng có mối quan hệ chặt chẽ với đặc điểm bản thể. Từ những đặc điểm bản thể được phản ánh vào bình diện ngôn từ “các từ ngữ trở thành các tín hiệu thẩm mĩ có vai trò biểu đạt đời sống tinh thần của chủ thể văn hóa, phản ánh những nội dung tinh thần mà con người đã phóng chiếu, dự đoán, kì tích từ sự trải nghiệm tự nhiên và xã hội của chính mình.” [10;tr.616-623]. 119 Vũ Thị Tuyết Mỗi biểu trưng đôi khi không chỉ có một nghĩa. Trong quá trình sử dụng, trong bối cảnh nghệ thuật, dân gian không ngừng mở rộng đối tượng nhận thức qua các biểu trưng. Những ý nghĩa mới ấy có thể rất bất ngờ, rất “mới” những quá trình hành chức, người tiếp nhận vẫn có thể lí giải được bởi giữa các nhân vật giao tiếp có một tiền giả định bách khoa chung. Và dù biểu trưng gì đi nữa thì nó vẫn chứa cái “lõi” ngữ nghĩa cơ bản. Các biểu trưng luôn mang giá trị thẩm mĩ rõ rệt. Biểu trưng là sự kết tụ của những giá trị, tinh hoa, kinh nghiệm ngàn đời trong cuộc sống. Các biểu trưng, biểu tượng góp phần tạo nên bộ mặt của một nền văn hóa với những đường nét cơ bản, sắc nét nhất. Đó là một thế giới có sức hấp dẫn đặc biệt, quy tự nhiều tính chất dường như đối lập nhau: vừa hiển hiện, vừa tiềm ẩn; vừa bộc lộ, vừa che giấu; vừa rõ ràng, vừa mông lung,. . . Sự tác động, mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới con người, những ý nghĩa hàm ẩn mà biểu tượng khơi gợi ra như một quy ước thẫm mĩ của cộng đồng. . . là những vấn đề lí thú mà người ta vẫn mong muốn có thể lí giải được nhờ vào nỗ lực của tư duy logic. Nghĩa biểu trưng của các từ ngữ chỉ vật thể nhân tạo nói chung và của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất nói riêng trong ca dao tình yêu rất đa dạng, phong phú. Đó là những kí hiệu ngôn ngữ được lặp đi, lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu hiện các ý nghĩa sâu xa. Biểu trưng trong ca dao là những hình ảnh đã được chọn lọc, thử thách qua năm tháng, thể hiện những đặc trưng truyền thống của folklore. Những hiểu biết về các đặc điểm khác nhau về các phương tiện và công cụ sản xuất là cơ sở trọng yếu để nhận thức các ý nghĩa biểu trưng. Đó là những hiểu biết về thời gian, không gian tồn tại, đặc điểm, hình dáng, chất liệu, tính chất, công dụng,. . . 2.2. Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất 2.2.1. Sự xuất hiện của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất Phương tiện và công cụ sản xuất là “đồ dùng để lao động sản xuất” [16;283]. Đây nhóm vật dụng có tần số xuất hiện không hề nhỏ với 35 loại khác nhau: thuyền, đò, ghe, buồm, cuốc, cày, cần câu, cung tên, xe, thuổng,... Các vật dụng này phục vụ cho nhiều ngành nghề khác nhau. Sự xuất hiện của chúng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1. Tỉ lệ, tuần suất xuất hiện của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất STT Từ ngữ chỉ phương tiệnvà công cụ sản xuất Số lời ca dao có từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất Tỉ lệ % Tần suất Tỉ lệ % 1 Thuyền 185 41.57 269 46.78 2 Ghe 23 5.17 25 4.35 3 Đò 72 16.18 90 15.65 4 Mái chèo 16 3.60 18 3.13 5 Tàu 13 2.92 14 2.43 6 Buồm 18 4.04 20 3.48 7 Cần câu 15 3.37 16 2.78 8 Con sào 13 2.92 14 2.43 9 Lưới 14 3.15 15 2.61 10 Cái cày/ cái bừa 12 2.70 14 2.43 11 Cái cuốc 7 1.57 8 1.39 12 Liềm 5 1.12 5 0.87 13 Ná/ cung/ tên 11 2.47 13 2.26 14 Đục/ bào/ cưa/ búa 8 1.80 8 1.39 120 Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu người Việt 15 Gàu 4 0.90 4 0.70 16 Lờ 7 1.57 9 1.57 17 Xe 5 1.12 10 1.74 18 Phao, thuổng, rìu 4 0.90 4 0.70 19 Nơm, bay, xà lan, xe ngựa,kiệu, bè, đó, đằng, cần 13 2.92 19 3.30 Tổng số 445 1 00 575 100 Hình 1. Biểu đồ so sánh tần số xuất hiện của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất 2.2.2. Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất Trong các phương tiện và công cụ sản xuất, tiêu biểu nhất là ba loại phương tiện hoạt động trên sông nước: thuyền (có mặt trong 185 lời ca, 269 lượt), đò (72 lời ca, 90 lượt), ghe (23 lời ca, 25 lượt). Các loại phương tiện này xuất hiện nhiều hơn so với các loại khác là do mức độ ảnh hưởng của chúng với đời sống con người. Nguyên nhân một phần là do đất nước ta sông dài, biển rộng, kênh mương chằng chịt nên cần đến các phương tiện này để di chuyển cũng như phục vụ cho quá trình lao động sản xuất. Sông nước cũng là nơi buôn bán, gặp gỡ và trao đổi, buôn bán hàng hóa. Cuộc đời người Việt xưa gắn liền với sông nước và các phương tiện di chuyển trên môi trường đó. Đó là nơi ghi dấu bao nhiêu kỉ niệm, hồi ức. Hình ảnh con thuyền, con đò hay ghe đã in sâu vào tâm khảm, tiềm thức mỗi con người. Sự tương tác mạnh mẽ đến mức hình ảnh của chiếc thuyền và những người chèo thuyền còn xuất hiện trên mặt trống đồng, hiện vật tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn. Đó là một giai đoạn cực thịnh của thời đại đồng thau của đất nước ta. Thậm chí những dấu ấn ấy còn đến ngày hôm nay. Chúng xuất hiện trong các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc. Nên có thể khẳng định trong số các phương tiện di chuyển trên môi trường sống nước, con thuyền đã trở thành mô típ trang trí phổ biến trong dân gian và trở thành đối tượng của văn học. Các đặc tính về hoạt động, công dụng, tính chất đã tham gia vào quá trình biểu trưng hóa cho các ý nghĩa thẩm mĩ về tình yêu trong ca dao tình yêu của người Việt. Những ý nghĩa biểu trưng của các loại phương tiện này khá phong phú và đa dạng song đều có liên quan ít nhiều đến các nghĩa gốc. Khi chưa hành chức, ba loại phương tiện này được từ điển định nghĩa như sau: - Thuyền: Phương tiện giao thông trên mặt nước, thường nhỏ và thô sơ, hoạt động bằng sức 121 Vũ Thị Tuyết người, sức gió [16;tr.1255]. - Đò: Thuyền nhỏ chở khách trên sông nước theo những tuyến nhất định [16;tr.435]. - Ghe: thuyền gỗ có mui [16;496]. Đây đều là các phương tiện vận chuyển trên mặt nước. Chúng là các phương tiện quan trọng trong đời sống con người, có mặt trong nhiều mặt của đời sống. Chúng đã trở thành một phần của cuộc sống và hết sức quen thuộc với con người. Vì vậy, các vật dụng này có hệ ý nghĩa thẩm mĩ phong phú. Tuy nhiên trong các vật dụng đó thuyền xuất hiện nhiều nhất, sau đó là đò và cuối cùng là ghe. Thuyền và đò là hai loại phương tiện có mặt ở khắp mọi nơi. Trong khi đó, ghe lại chủ yếu có mặt ở phương Nam. Bởi lẽ ở nơi, hệ thống kênh rạch chằng chịt nên ghe là phương tiện khá thuận lợi cho sự di chuyển. Cũng có thể thấy để di chuyển trên sông nước thì có thể có rất nhiều loại phương tiện khác nhau: thuyền, đò, ghe, xuồng, thúng,. . . song ba loại phương tiện nêu trên lại chiếm ưu thế hơn cả về sự xuất hiện cũng như ưu thế đối với cuộc sống. Đây cũng là các loại phương tiện mang đậm dấu ấn văn hóa của người Việt Nam. Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng người Việt cổ “lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền”. Các sách Trung Hoa thời Hán thường diễn đạt ngắn gọn là “Nam di chu, Bắc di mã”. Đó là sự khác biệt trong việc di chuyển của người phương Bắc (Trung Quốc) và người phương Nam (Việt Nam). Các loại phương tiện này xuất hiện chủ yếu trên không gian sông nước, được miêu tả ở nhiều thời điểm khác nhau. Thuyền – đò – ghe cũng được đồng hiện cùng nhiều vật thể nhân tạo khác. Cùng với đó, các từ ngữ chỉ con người, tâm tư tình cảm con người cũng xuất hiện. Chính sự kết hợp ngang, dọc này đã góp phần dồn tụ để tạo nên các ý nghĩa biểu trưng phong phú. Các loại phương tiện mang những đặc trưng riêng. Có những khi chúng được miêu tả với nghĩa thực nhưng phần lớn chúng được dùng với mục đích nghệ thuật. Chúng thường được xuất hiện với tư cách là cách hình ảnh ẩn dụ để biểu trưng cho một ý nghĩa nào đó. Xuất phát từ đặc tính di chuyển, không cố định, mang nghĩa biểu trưng cho thuộc tính dương, thuyền được dùng để biểu trưng cho người đàn ông trong quan hệ với bến – người phụ nữ: Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền [11;tr.2093]. Người phụ nữ đợi chờ thủy chung cũng giống như nỗi nhớ mong giữa thuyền và bến. Ý nghĩa biểu trưng này xuất phát từ sự liên tưởng tương đồng về sự chuyển di của giới tính nam và thuyền. Thuyền – đò – ghe là các phương tiện di chuyển trên mặt nước. Với các đặc điểm mang tính dương tính của sự vật vận động xông pha, vững vàng vượt qua khó khăn, thử thách, phong ba bão táp với những tay chèo đã trở thành trụ cột của gia đình, bảo vệ gia đình, bảo vệ tình yêu. Chúng bắt cặp với bến để trở thành một cặp sóng đôi tiêu biểu. Cũng có khi thuyền lại biểu trưng cho người phụ nữ: Anh về cho nhớ mai sang/ Coi chi bỏ chiếc thuyền vàng lênh đênh [11;163]. Như vậy, có thể khẳng định rằng “Người cũng như phương tiện”. Thuyền cũng là phương tiện được dùng với nghĩa biểu trưng cho sự yêu thương thủy chung, kiên định của nhân vật trữ tình: Thuyền ai mà đậu bến ta/ Mui phên rách nát, sương sa lạnh lùng/ Lạnh lùng anh đắp áo cho/ Em nghe lời ai dỗ, giày vò áo anh [11;tr.2085]. Thuyền được coi như một “mẫu đề” thuộc loại tiêu biểu nhất trong ca dao và dân ca. Trong ca dao tình yêu, thuyền là phương tiện xuất hiện nhiều nhất với nhiều biến thể khác nhau: thuyền thúng, thuyền nan, thuyền tình, thuyền ván, thuyền rồng,. . . Các bộ phận của thuyền cũng được đặc tả như: mui thuyền, mũi thuyền, mạn thuyền, bánh lái thuyền,. . . Một tín hiệu đặc biệt trong nhóm này là kết hợp “thuyền tình”, xuất hiện trong 15 lời ca với 16 lượt. Giả đò neo chiếc thuyền tình/ Bạn bè mối lái tơ mành gấp ghe [11;tr.1029]; Phận em giả tỉ như chiếc thuyền tình/ Mười hai bến nước linh đinh/ Biết đâu trong đục nương mình gửi thân [11;tr.1726],. . . Hình ảnh thuyền tình được dùng để các nhân vật trữ tình thể hiện tình cảm của mình. Thuyền tình chính là con thuyền 122 Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu người Việt của tình yêu, của hạnh phúc. Đó là con thuyền chở tình yêu vượt qua khó khăn, giông bão của cuộc đời. Với đặc tính di chuyển trên sông nước, nhưng với các loại thuyền khác nhau thì sự di chuyển dễ dàng hay khó khăn của chúng là không đồng nhất. Có loại dễ đi nhưng có loại thì khá bập bềnh khó đi. Dựa trên đặc tính này, ca dao tình yêu đã dùng các loại thuyền để nói thay cho nỗi lòng mình: Em chê thuyền thúng chẳng đi/ Em đi thuyền ván có khi gập ghềnh!/ Ba chìm bảy nổi lênh đênh/ Có khi để ngả để nghiêng thiệt thòi! [11;tr.931]. Cũng với tính chất không vững chắc trên sông nước mà hình ảnh con thuyền còn được dùng để biểu trưng cho số phận người đàn ông chưa vợ hay người phụ nữ không chồng: Em có chồng rồi như ngựa đủ yên/ Anh đây chưa vợ như chiếc thuyền nghiêng giữa vời [11;tr.929]; Gương không có thủy gương mờ/ Thuyền không có lái lửng lơ giữa dòng/ Mong sao nghĩa thủy tình chung/ Cho thuyền gặp bến, gương trong ngàn đời [11;tr.1025]; Chòng chành như nón không quai/ Như thuyền không lái như ai không chồng,. . . Hình ảnh con thuyền cũng chứa đựng ý niệm về cuộc sống “vững chắc là dương tính, bập bềnh, chòng chành là âm tính”. Thuyền luôn cần có lái, nếu không sẽ trôi đi một cách vô định, không biết sẽ đi đâu về đâu. Điều này cũng giống như phụ nữ và đàn ông sinh ra là để dành cho nhau. Đó cũng là quy luật của tạo hóa. Người phụ nữ chưa chồng hay người đàn ông chưa vợ, cuộc sống vô định, mất phương hướng. Đây cũng là triết lí nhân sinh mà dân gian gửi gắm trong ca dao tình yêu. Các triết lí về cuộc sống cũng được kí thác qua các phương tiện: Em ơi anh bảo em này/ Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi [11;tr.968]. Các phương tiện cũng là nơi hẹn hò đầy lãng mạn, là nhân chứng cho các cuộc tình: Gác chèo ngồi tựa mạn thuyền/ Trăng in mặt nước, càng nhìn càng say [11;tr.995]. Các phương tiện cũng biểu trưng cho sự xa cách về khoảng cách địa lí. Nhưng với những trái tim đang yêu khoảng cách cũng chỉ là phương thức để họ chứng minh tình cảm của mình: Gần thì chẳng bén duyên cho/ Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi [11;tr.1016]. Các phương tiện cũng gắn liền và biểu trưng cho sự đổi thay trong tình yêu: Trăm năm dầu lỗi hẹn hò/ Cây đa bến cũ con đò khác xưa [11;tr.2158]. Các ý nghĩa thẩm mĩ của các phương tiện này đều có quan hệ nhất định với “mẫu gốc” trong văn hóa thế giới về thuyền và đò “con thuyền là biểu tượng của cuộc hành trình, cuộc vượt qua do người sống hoặc người chết thực hiện” [4;tr.910]. Các phương tiện và công cụ sản xuất được đề cập đến trong ca dao tình yêu người Việt thuộc về nhiều nghề khác nhau nhưng chủ yếu liên quan đến hai nghề là nghề làm ruộng và nghề sông nước. Trong ca dao tình yêu, các công cụ và phương tiện ấy nghĩa thực đã bị mờ nhạt mà thay vào đó là các ý nghĩa thuộc về đời sống tâm lí, tình cảm. Hay nói cách khác, chúng đã chuyển từ trường nghĩa chỉ vật thể sang trường nghĩa chỉ con người. Đôi khi, chúng còn đồng nhất với chính con người. Cơ sở của sự biểu trưng hóa nằm trong mối liên tưởng giữa hoạt động lao động sản xuất với hành vi, tâm lí và tình cảm của con người. Đối tượng và cách thức của hoạt động lao động sản xuất được hiểu là đối tượng, cách thức của những tác động tâm lí, tình cảm,. . . Sự hóa thân sâu sắc của con người vào các công cụ và phương tiện sản xuất làm cho các từ ngữ chỉ các vật thể này trở nên sinh động hơn bao giờ hết. Ngoài thuyền, đò, ghe còn có rất nhiều các phương tiện khác. Mỗi phương tiện lại biểu trưng cho những ý nghĩa nhất định. Nhưng do khuôn khổ của bài viết nên chúng tôi chỉ tập trung làm rõ nghĩa của thuyền, đò, ghe với tư cách là những đối tượng có tần số xuất hiện cao nhất. 123 Vũ Thị Tuyết 3. Kết luận Khả năng biểu trưng hóa của các từ ngữ chỉ các phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu người Việt là một đặc trưng nổi bật. Đó cũng là xu hướng cơ bản của sự miêu tả các từ ngữ trong ca dao. Đại đa số các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất đều có sự chuyển trường để khắc họa những ý nghĩa thẩm mĩ phong phú. Ngôn ngữ ca dao tình yêu luôn chứa đựng các cung bậc cảm xúc, các triết lí nhân sinh về tình yêu và cuộc sống. Chính sự biểu trưng này đã góp phần khắc họa rõ nét dấu ấn văn hóa và tư duy của người Việt xưa về tình yêu cũng như cách thức thể hiện vấn đề này trong cuộc sống cũng như cách ứng xử trong tình yêu. Bài viết chỉ tập trung làm rõ một số từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất có tần số xuất hiện cao trong ca dao tình yêu. Đó là các vật thể có mối quan hệ thiết thân, gắn bó với đời sống con người. Khi phân tích các từ ngữ này, chúng tôi làm rõ sự xuất hiện, sự chuyển trường và luôn đặt chúng trong tương quan với các từ ngữ thuộc các trường nghĩa khác. Với sự phân tích đa chiều như vậy hi vọng sẽ làm sáng tỏ phần nào đặc trưng ngữ nghĩa có một nhóm từ trong ca dao tình yêu người Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Vân Anh, 2015. Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam Trung Bộ. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. [2] Diệp Quang Ban, 2010. Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo). Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Wallace L. Chafe, 1998. Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ (Nguyễn Lai dịch). Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Chevalier, J. Gheerbrant, A, 1997. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Nxb Đà Nẵng. [5] Đỗ Hữu Châu, 1997. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [6] Đỗ Hữu Châu, 2007. Đại cương ngôn ngữ học (Ngữ dụng học), tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [7] Đỗ Hữu Châu, 2007. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [8] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 1999. Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [9] Hoàng Văn Hành, 1991. Từ ngữ tiếng Việt trên con đường hiểu biết và khám phá. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [10] Nguyễn Thị Ngân Hoa, 2002. “Biểu tượng nhìn từ cấp độ văn hóa, ngôn ngữ”. Ngữ học trẻ, Hội ngôn ngữ học Việt Nam. [11] Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên), 2001. Kho tàng ca dao người Việt. Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội. [12] Nguyễn Xuân Kính, 2007. Thi pháp ca dao. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [13] Trần Văn Nam, 2003. Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ. Luận án tiến sĩ ngữ văn, Thành phố Hồ Chí Minh. [14] Trương Thị Nhàn, 1991. Giá trị biểu trưng nghệ thuật của một số vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam. Tạp chí văn hóa dân gian, số 3, tr 46 - 52. [15] Lê Trí Quế, 2001. Văn học dân gian Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [16] Hoàng Phê, 2014. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. [17] Nguyễn Đức Tồn, 2010. Đặc trưng Văn hóa - Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [18] Nguyễn Như Ý, 2003. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [19] Nguyễn Thùy Vân, 2013. Một số biểu trưng trong ca dao Việt Nam (nhóm chất liệu là thế giới các hiện tượng thiên nhiên). Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội. [20] Phạm Thu Yến 1998. Những thế giới nghệ thuật ca dao. Nxb Giáo dục, Hà Nội,. 124 Biểu trưng của các từ ngữ chỉ phương tiện và công cụ sản xuất trong ca dao tình yêu người Việt ABSTRACT Logo of words which indicate the tools and means of production in folk songs about love of Vietnamese Vũ Thị Tuyết Falcuty of Philology, Hanoi University of Education 2 Summary: Folk songs about love of Vietnamese is a special sort of folk literature. Words in this type of literature are diverse and rich. The tools and means of production are one of the basic objects of the folk songs about love. In folk songs, most of these objects become logos, symbols with a variety of meaning coefficient. The states, the mood, the mode, the philosophy of love, etc... are the symbolic meanings that the words which indicate the tools and means of production that the folk songs about love bring. Keywords: Logo, folk, songs, love, the tools and means of production. 125

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4990_vttuyet_732_2127511.pdf
Tài liệu liên quan