Biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên trong gia đình hiện nay

Tài liệu Biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên trong gia đình hiện nay: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0076 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 70-77 This paper is available online at BIỂU HIỆN XUNG ĐỘT TÂM LÍ GIỮA CHA MẸ VỚI CON TUỔI THIẾU NIÊN TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY Lê Minh Nguyệt Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nội dung bài báo đề cập tới mức độ, tần số xung đột tâm lí giữa cha/ mẹ với con tuổi thiếu niên và các biểu hiện đặc trưng của các xung đột đó diễn ra trong các lĩnh vực hoạt động của con: sinh hoạt của con với các thành viên trong gia đình; quan hệ với bạn bè; học tập và định hướng giá trị của con; đề cập tới sự tác động của xung đột tới đời sống của cha/mẹ và của con. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con diễn ra ở mức tương đối cao và thường xuyên ở cả ba lĩnh vực: nhận thức, thái độ và hành động. Xung đột đã ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lí của gia đình, làm phương hại khá lớn tới tâm lí, hoạt động và sinh hoạt của cả cha/mẹ và co...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên trong gia đình hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0076 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 70-77 This paper is available online at BIỂU HIỆN XUNG ĐỘT TÂM LÍ GIỮA CHA MẸ VỚI CON TUỔI THIẾU NIÊN TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY Lê Minh Nguyệt Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nội dung bài báo đề cập tới mức độ, tần số xung đột tâm lí giữa cha/ mẹ với con tuổi thiếu niên và các biểu hiện đặc trưng của các xung đột đó diễn ra trong các lĩnh vực hoạt động của con: sinh hoạt của con với các thành viên trong gia đình; quan hệ với bạn bè; học tập và định hướng giá trị của con; đề cập tới sự tác động của xung đột tới đời sống của cha/mẹ và của con. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con diễn ra ở mức tương đối cao và thường xuyên ở cả ba lĩnh vực: nhận thức, thái độ và hành động. Xung đột đã ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lí của gia đình, làm phương hại khá lớn tới tâm lí, hoạt động và sinh hoạt của cả cha/mẹ và con. Từ khóa: Xung đột, xung đột tâm lí, xung đột nhận thức, xung đột thái độ, xung đột hành động. 1. Mở đầu Trong các công trình nghiên cứu của L.X.Vưgotxki [18], J.Piaget [12], A.N.Leonchev [9,10], hoạt động và tương tác tâm lí-xã hội là nguyên lí phát triển của cá nhân. Trong tương tác giữa các cá nhân, theo Stephen Worchel - Wayne Shebillsue[15], Lê Minh Nguyệt [10], thường xuyên diễn ra hai quá trình chuyển hóa cho nhau: hợp tác và xung đột. Điều này được thể hiện rất rõ trong tương tác giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên - lứa tuổi phức tạp, mang tính đột biến và “ khó bảo”, “tuổi bất trị”, “tuổi khủng hoảng” (L.X. Vưgotxki [18]; S. Freud [2]; V.A. Cruchetxki [1]; Lê Văn Hồng [6]; R.V. Kail [7]). Trong quá trình tương tác với cha mẹ hoặc với người khác, theo R.V.Kail [7], Stephen Worchel- Wayne Shebillsue [15], Dương Thị Diệu Hoa [3], Lê Minh Nguyệt [10], ở tuổi thiếu niên thường xuất hiện sự xung đột tâm lí. Các kết quả nghiên cứu của Ngô Công Hoàn [5], Nguyễn Ánh Tuyết [17], Sontrork J.W. [13], GinottHaim [4],Thanh Sơn [14], Lê Minh Nguyệt [10] cho thấy, mâu thuẫn, xung đột tâm lí giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên là hiện tượng phổ biến và nếu giải quyết không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển tâm lí trẻ em và tới cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều bậc cha mẹ chưa có biện pháp giải quyết xung đột hiệu quả. Bài viết này góp phần làm sáng tỏ vấn đề các biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha/ mẹ với con tuổi thiếu niên hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu. Thực trạng xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên, được biểu hiện qua xung đột về nhận thức, thái độ và hành động của cha/ mẹ với con trong các lĩnh vực Ngày nhận bài: 11/1/2015. Ngày nhận đăng: 16/4/2015. Liên hệ: Lê Minh Nguyệt, e-mail: nguyet.daihocsuphamhanoi@gmail.com. 70 Biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên trong gia đình hiện nay hoạt động học tập, quan hệ với bạn, định hướng giá trị sống và giao tiếp, ứng xử hàng ngày với mọi người của con Khách thể nghiên cứu: 1350 cha/mẹ và 1350 học sinh THCS được nghiên cứu, thuộc các trường Trung học cơ sở ở Hà Nội, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa thiên - Huế, Đắc Lắc, TP Hồ Chí Minh và Kiên Giang. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát. Có hai loại bảng hỏi: một bảng hỏi dành cho cha/mẹ và một bảng hỏi dành cho học sinh. Mỗi bảng hỏi bao gồm 68 câu hỏi (item) dành cho việc đánh giá của cha/mẹ và của con về biểu hiện mức độ xung đột về nhận thức, thái độ và hành động giữa cha/mẹ với con trong học tập của con (10 câu); trong quan hệ bạn bè (10 câu); trong định hướng giá trị sống (10 câu); và trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày của con với các thành viên trong gia đình (10 câu); 10 câu về các tác động của xung đột tâm lí đến đời sống của cha/mẹ và của con Mỗi câu hỏi đánh giá xung đột tâm lí được xác định 5 mức theo điểm số: Xung đột ở mức rất cao: 5 điểm; xung đột ở mức cao: 4 điểm; khác nhau (về nhận thức, thái độ hay hành động), nhưng chưa tới mức xung đột, mức trung bình: 3 điểm; khác nhau ở mức mức thấp: 2 điểm; khác nhau ở mức rất thấp (gần như không khác nhau):1 điểm. Các câu hỏi về tác động của xung đột tâm lí đến đời sống của cha/mẹ và của con được xác định theo 3 mức: rất ảnh hưởng, có ảnh hưởng và ít ảnh hưởng. Kết quả xử lí các câu hỏi được tính theo điểm trung bình và phân theo các mức: Mức 5 (xung đột rất cao- xung khắc: điểm trung bình từ 4,3→5,0 điểm; Mức 4 (xung đột cao - đối lập): điểm trung bình từ 3,5→ 4,2 điểm; Mức 3 (trung bình - rất khác nhau): điểm trung bình từ 2,7→ 3,4 điểm; Mức 2 (xung đột thấp - khác nhau): điểm trung bình từ 1,9→ 2,6 điểm; Mức 1 (xung đột rất thấp - khác nhau rất ít: điểm trung bình từ 1,0→1,8 điểm. 2.1. Kết quả nghiên cứu biểu hiện xung đột giữa thiếu niên với cha/ mẹ và ảnh hưởng của xung đột đến đời sống của cha/ mẹ và của con tuổi thiếu niên 2.1.1. Mức độ xung đột tâm lí giữa cha/ mẹ với con tuổi thiếu niên Bảng 1. Mức độ và tần số xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên Mức độ % ý kiến đánh giá của cha/me % ý kiến đánh giá của con 1. Xung khắc 7,4 7,7 2. Mâu thuẫn 20,9 18,4 3. Khác nhau rõ rệt 27,9 29,7 4.Khác nhau 34,2 35,7 5.Khác nhau rất ít 9,6 8,5 Bảng 2. Tần số xung đột tâm lí giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên Mức độ % ý kiến đánh giá của cha/me % ý kiến đánh giá của con 1.Rất thường xuyên 16,5 21,2 2. Thường xuyên 32,4 28,5 3. Đôi khi 38,5 37,9 4. Ít khi 8,3 7,7 5.Rất ít 4,2 4,7 71 Lê Minh Nguyệt Trước khi tìm hiểu các biểu hiện về xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên,vấn đề đặt ra là giữa cha/mẹ với con có thường xuyên xảy ra xung đột tâm lí không, mức độ xung đột như thế nào. Kết quả khảo sát đánh giá của cha/mẹ và của con được tập hợp trong Bảng 1, 2. Các số liệu trong Bảng 1 và 2 cho thấy, có sự thống nhất tương đối giữa đánh giá của cha/mẹ và của con về mức độ và tần số xuất hiện xung đột giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên.Theo đó, hầu hết các cha/mẹ và con thường xảy ra xung đột ở mức khá nhau đến khác nhau rõ rệt. Số cha/mẹ và con thường xuyên xảy ra xung đột với mức cao (mâu thuẫn hoặc xung khắc) chiếm khoảng 1/4 số cha /mẹ và con được khảo sát. Trong đó, khoảng 7% rất thường xuyên xảy ra xung đột ở mức cao nhất (mức xung khắc). Chỉ có hơn 10% rất ít xung đột với mức khác nhau không đáng kể. Mặt khác, tần số xung đột giữa cha/ mẹ với con khá cao. Các kết quả khảo sát cho thấy gần 50% số cha/mẹ và con được khảo sát cho rằng thường xuyên xảy ra xung đột ở mức khác nhau. Điều này có thể là tác nhân ảnh hưởng đến quan hệ giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên. 2.1.2. Cách thể hiện của cha/ mẹ và của con khi xảy ra xung đột Vấn đề đặt ra là khi có xung đột, cha/mẹ và con thường cách thể hiện nào để người khác nhận ra được thái độ xung đột của mình. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 3. Bảng 3. Các cách thể hiện của cha/mẹ và của con khi xảy ra xung đột Cách thể hiện Số lượng cha/mẹ sử dụng Số lượng con sử dụng Số lượng % Số lượng % 1. Qua các dấu hiệu nét mặt, điệu bộ, cử chỉ 542 40,15 653 48,37 2. Qua lời nói 888 65,78 420 31,11 3. Hành động (mắng, chửi, đánh v.v) 174 12,88 76 5,63 4. Im lặng 110 8,15 557 41,30 5. Đi chỗ khác 66 4,88 352 26,07 Có sự khác nhau khá rõ cách thể hiện xung đột giữa cha/mẹ với con.Về phía cha/mẹ, cách thể hiện phổ biến là qua lời nói. Nói cách khác, nội dung và sắc thái ngôn ngữ của cha/mẹ là thông điệp phổ biến nhất để truyền đạt thái độ và hành động xung đột của mình tới con. Tiếp đến là hình thức thể hiện qua các dấu hiệu, điệu bộ, nét mặt, cử chỉ v.v. Hình thức hành động (đánh, mắng v.v), hay im lặng, tuy cũng được các cha/mẹ sử dụng nhưng số lượng không lớn, không đặc trưng. Về phía con, lựa chọn số một là thể hiện “qua các dấu hiệu nét mặt, điệu bộ, cử chỉ”, tiếp đến là im lặng, thể hiện qua lời nói cuồi cùng là bỏ đi chỗ khác. Rất ít (5,6%) số học sinh tuổi thiếu niên sử dụng cách thể hiện không phù hợp là đánh, mắng v.v. Có thể nói cách thể hiện thái độ và hành động xung đột của cả cha/mẹ và con về cơ bản phù hợp với vai trò và nhận thức của cả cha/mẹ và con. Trong đó, thể hiện qua ngôn từ và qua các điệu bộ cử chỉ là những cách phổ biến cả cha/mẹ và con. 2.1.3. Các biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha/ mẹ với con tuổi thiếu niên Trên thực tế, biểu hiện xung đột giữa thiếu niên với cha/ mẹ rất phong phú và diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào 3 biểu hiện đặc trưng: Xung đột về nhận thức; về thái độ và về hành động, xảy ra trong các hoạt động học tập, quan hệ với bạn, định hướng giá trị sống, giao tiếp và ứng xử hàng ngày của con. * Xung đột về nhận thức giữa cha mẹ với con trong các lĩnh vực hoạt động của con 72 Biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên trong gia đình hiện nay Bảng 4. Xung đột về nhận thức giữa cha mẹ với con trong các lĩnh vực hoạt động của con Các lĩnh vực hoạt động Đánh giá của cha/mẹ về xung đột Đánh giá của con về xung đột ĐTB Tỉ lệ % các mức độ ĐTB Tỉ lệ % các mức độ 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Học tập của con 2,63 10,6 37,7 33,8 12,8 5,1 2,54 15,8 33,0 34,5 12,3 4,4 Quan hệ với bạn của con 2,69 10,6 35,9 33,7 13,4 6,4 2,52 13,1 36,2 37,1 10,0 3,6 Định hướng giá trị của con 2,62 11,2 35,7 31,8 13,9 7,4 2,50 15,6 36,2 33,8 10,3 4,1 Giao tiếp và ứng xử 2,62 9,7 38,5 35,2 11,7 4,9 2,39 24,2 29,4 32,8 9,0 4,6 Chung 2,64 10,5 33,5 36,9 13,2 5,9 2,46 17,1 33,7 34,5 10,4 4,3 Nhìn chung, trong lĩnh vực nhận thức, xung đột giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên ở mức tương đối thấp. Nói cách khác, trong nhận thức giữa cha/ mẹ với con không có sự khác biệt một cách rõ ràng, mang tính đối lập. Bằng chứng là điểm trung bình xung đột theo đánh gía của cha/mẹ và của con tương đối thống nhất và đều đạt xấp xỉ mức 3 (2,64 điểm và 2,46 điểm). Một khía cạnh đáng quan tâm, các kết quả khảo sát cho thấy, các bậc cha/ mẹ đánh giá mức độ xung đột nhận thức cao hơn so với đánh giá của con (2,64 điểm > 2,46 điểm). Điều này có thể do đặc điểm tâm lí chung của các bậc cha/mẹ dễ bị ấn tượng bởi “sự mặc định ”, “cường điệu hóa” các phản ứng tâm lí của con đối với mình: con tuổi thiếu niên thường “khó bảo”, không nghe lời, có suy nghĩ khác với cha/mẹ, nên dễ quy kết, dẫn đến giữa cha/mẹ với con có sự xung đột. Dưới góc độ tỉ lệ % các cha/mẹ cũng như con ở các mức độ xung đột, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết ở mức 2,3,4, (Từ mức khác nhau đến đối lập), trong đó, mức 2 và 3 chiếm đa số (khác nhau và khác nhau rõ ràng). Số cha/mẹ và con đồng nhất nhau (khác nhau rất ít) hoặc xung khắc nhau về nhận thức chiếm tỉ lệ rất nhỏ. * Xung đột về thái độ giữa cha mẹ với con trong các lĩnh vực hoạt động của con Thái độ của cha/mẹ đối với con và thái độ của con đối với cha/ mẹ là chất keo kết dính các thành viên trong gia đình. Vì vậy, nếu có sự xung khắc nhau về thái độ đối với cái gì đó, sẽ rất khó tạo ra tiếng nói chung giữa cha/mẹ với con. Vấn đề đặt ra, trong thực tiễn hiện nay, giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên có xung khắc về thái độ đối với các hoạt động của con? Kết quả khảo sát cho thấy như trong Bảng 5. Bảng 5. Xung đột về thái độ giữa cha mẹ với con trong các lĩnh vực hoạt động của con Các lĩnh vực hoạt động Đánh giá của cha/mẹ về xung đột Đánh giá của con về xung đột ĐTB Tỉ lệ % các mức độ ĐTB Tỉ lệ % các mức độ 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Học tập của con 2,63 16,4 32,4 30,9 14,1 6,2 2,44 22,1 32,2 29,4 9,6 6,7 Quan hệ với bạn của con 2,66 12,0 37,9 26,6 17,1 6,4 2,42 23,8 31,0 31,3 8,2 5,7 Định hướng giá trị của con 2,59 16,8 35,2 25,8 16,4 5,8 2,42 20,4 34,8 32,1 6,5 6,2 Giao tiếp và ứng xử 2,65 14,3 33,8 30,8 14,6 6,5 2,39 23,5 34,2 28,7 7,4 6,2 Chung 2,63 14,8 34,8 28,5 15,7 6,2 2,42 22,4 33,0 30,3 7,9 6,4 Về cơ bản giữa cha/ mẹ với con tuổi thiếu niên được khảo sát có xung đột không cao về thái độ đối với các hoạt động của con, xét cả trên phương diện điểm trung bình và tỉ lệ %. Điểm trung bình xung đột theo đánh giá của cha/mẹ xấp xỉ mức trung bình, còn điểm đánh giá của con thấp 73 Lê Minh Nguyệt hơn đôi chút so với đánh giá của cha/ mẹ. Các đánh giá của cha/mẹ và của con hầu hết tập trung vào các mức 1,2,3. Số cha/mẹ và con đánh giá mức xung đột rất cao (xung khắc) chiếm tỉ lệ rất ít. Điều này chứng tỏ hầu hết số cha/ mẹ và con được khảo sát tuy có sự khác nhau về thái độ đối với việc học tập, quan hệ với bạn, định hướng giá trị sống và giao tiếp, ứng xử của con, nhưng sự khác nhau chưa tới mức đối lập, xung khắc. Mặt khác, giống xung đột về nhận thức, giữa cha/mẹ với con có sự khác nhau khi đánh giá mức xung đột về thái độ. Nhìn chung, cha/mẹ đánh giá xung đột ở mức cao hơn so với con, nhất là trong quan hệ với bạn và trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày của con. Trên thực tế, đây là các lĩnh vực giữa cha/mẹ với con dễ xảy ra “bất hòa”, mà nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm và sự thay đổi tâm lí lứa tuổi thiếu niên. (L.X. Vưgotxki [18]; V.A. Cruchetxki [1]; Lê Văn Hồng [6]; R.V. Kail [7]; Stephen Worchel- Wayne Shebillsue [15], Dương Thị Diệu Hoa [3], Lê Minh Nguyệt [10], Sontrork J.W. [13], GinottHaim [4]). * Xung đột hành động giữa cha mẹ với con trong các lĩnh vực hoạt động của con Các kết quả khảo sát xung đột về hành động giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên được tập hợp trong Bảng 6. Bảng 6. Xung đột về hành động giữa cha mẹ với con trong các lĩnh vực hoạt động của con Các lĩnh vực hoạt động Đánh giá của cha/mẹ về xung đột Đánh giá của con về xung đột ĐTB Tỉ lệ % các mức độ ĐTB Tỉ lệ % các mức độ 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Học tập của con 2,32 26,2 33,8 25,8 8,2 6,0 2,22 27,9 38,4 22,0 6,8 4,9 Quan hệ với bạn của con 2,32 24,6 36,6 25,3 9,1 4,4 2,21 28,4 39,6 18,1 8,7 5,2 Định hướng giá trị của con 2,23 29,4 33,2 22,3 10,2 4,9 2,15 28,1 40,3 21,9 6,1 3,6 Giao tiếp và ứng xử hàng ngày 2,30 26,4 33,6 25,5 9,3 5,2 2,13 30,2 36,1 22,7 7,6 3,4 Chung 2,29 26,7 34,3 24,7 9,2 5,1 2,19 28,6 38,6 21,1 7,3 4,4 So với nhận thức và thái độ, xung đột hành động giữa cha/ mẹ với con tuổi thiếu niên thấp hơn đáng kể, thể hiện ở cả điểm trung bình đánh giá của cha/mẹ và của con cũng như tỉ lệ % các mức độ, đều thấp hơn điểm trung bình và tỉ lệ % mức độ xung đột nhận thức và thái độ. Điều này phản ánh đặc trưng trong quan hệ tâm lí giữa cha/ mẹ với con tuổi thiếu niên, đặc biệt là về phía con. Một mặt, có sự khác nhau tương đối rõ giữa cha/mẹ với con về nhận thức và thái độ đối với các hoạt động của con trong cuộc sống, nhưng mặt khác, khi chuyển sang hành động, thì dường như sự khác biệt được giảm thiểu. Cả cha/mẹ và con đều “thỏa hiệp” trong hành động so với nhận thức và thái độ. Theo góc độ khác, về bản chất, xung đột là sự va chạm, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập (K. Marx [11], Thomas C. Schelling [16]). Biểu hiện cao nhất và rõ nhất của xung đột là sự va chạm về hành động, ta rất dễ nhận thấy điều này trong thực tế xã hội. Tuy nhiên, xung đột tâm lí giữa cha/ mẹ với con về bản chất không phải là đối lập hay xung đột về lợi ích cơ bản, lâu dài, mà chỉ là những khác biệt về nhận thức, quan niệm, thái độ giữa cha/mẹ với con về cái gì đó. Những khác biệt này phải được giải quyết trên cơ sở thay đổi nhận thức, thái độ của cả hai bên, chứ không thể bằng hành động. Điều này lí giải vì sao xung đột về hành động giữa cha/mẹ với con thấp hơn so với xung đột nhận thức và thái độ. * Đánh giá chung về các biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên Xuyên suốt các kết quả nghiên cứu biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha/ mẹ với con qua các lĩnh vực nhận thức, thái độ và hành động cho thấy một số điểm đáng chú ý: 74 Biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên trong gia đình hiện nay Thứ nhất: Hầu hết cha/mẹ và con tuổi thiếu niên được khảo sát đều có xung đột về nhận thức, thái độ và hành động trong các hoạt động học tập, quan hệ với bạn, định hướng giá trị sống và giao tiếp, ứng xử hàng ngày của con ở các mức độ khác nhau. Trong đó, phổ biến là khác nhau, cao hơn một chút là mâu thuẫn nhau. Số cha/mẹ và con có sự đồng nhất (rất ít xung đột) hoặc xung khắc nhau chiếm tỉ lệ không nhiều. Thứ hai: Trong số các biểu hiện đặc trưng, xung đột về nhận thức giữa cha/mẹ với con cao hơn, tiếp đến là xung đột về thái độ giữa cha/mẹ với con. Hai loại xung đột này ở mức tương đương nhau, còn xung đột về hành động giữa cha/ mẹ với con trong học tập, quan hệ với bạn, định hướng giá trị sống và giao tiếp, ứng xử của con thấp hơn so với xung đột nhận thức và thái độ. Điều này phù hợp với đặc trưng của xung đột tâm lí và phù hợp với quan hệ giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên Thứ ba: Trong tất cả các biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên, luôn có hiện tượng đánh giá của con về xung đột với cha/mẹ thấp hơn so với đánh gía của cha/mẹ xung đột với con. Nói cách khác, về phía con xung đột thấp hơn cha/mẹ với con. Điều này liên quan nhiều tới nhận thức, thái độ, sự kì vọng của cha/mẹ đối với con; phản ánh yêu cầu cao của cha/mẹ đối với các hoạt động của con trong cuộc sống. 2.1.4. Ảnh hưởng của xung đột tâm lí đến cha/mẹ và con trong cuộc sống Theo Thomas C.Schelling [16], xung đột có tính hai mặt: tích cực và tiêu cực.Trong khuôn khổ bài báo này,vấn đề đặt ra là xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến cha/mẹ và con trong cuộc sống. Các kết quả khảo sát thực tiễn về vấn đề này được tập hợp trong Bảng 7. Bảng 7. Ảnh hưởng của xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con đến cha/mẹ và con Các yếu tố ảnh hưởng Đánh giá của cha/mẹ và của con về mức độ ảnh hưởng Đánh giá của cha/mẹ Đánh giá của con ĐTB Tỉ lệ % các mức độ ĐTB Tỉ lệ % các mức độ 1 2 3 1 2 3 1. Bầu không khí tâm lí gia đình 2,29 43,0 43,4 13,6 2,46 58,5 32,7 8,8 2. Tâm lí cha mẹ 2,12 37,0 42,8 20,2 2,23 41,9 39,1 19,0 3. Tâm lí con 2,26 43,0 41,2 15.8 2,19 39,5 42,5 18,0 4. Quan hệ giữa cha mẹ với con 2,66 69,4 24,8 5,7 2,85 90,0 9,4 0,6 5. Sức khỏe của cha/ mẹ và của con 2,37 51,3 32,9 15,6 2,53 59,2 30,5 10,3 6. Hoạt động và phát triển của con 2,40 53,1 32,9 14,0 2,58 62,8 27,3 10,0 7. Hoạt động và phát triển của gia đình, nhà trường và cộng đồng 2,37 52,0 27,2 20,8 2,64 66,7 28,4 4,9 Tổng hợp 2,35 49,8 35,0 15,2 2,49 59,8 30,0 10,2 (Mức 1: Rất ảnh hưởng; Mức 2: Có ảnh hưởng; Mức 3: Ít ảnh hưởng) Điểm chung từ các tư liệu trong Bảng 7 là cả cha/mẹ và con đều thống nhất khẳng định xung đột tâm lí có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến cuộc sống của gia đình, cha/mẹ và con. Điều này thể hiện qua điểm trung bình về mức độ ảnh hưởng khá cao (ĐTB của cha/mẹ: 2,35/3; ĐTB của con: 2,49/3) và đa số cha/mẹ cũng như con đều khẳng định ở mức rất ảnh hưởng và ảnh hưởng. Tác động tiêu cực lớn nhất của xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con theo đánh giá của cả cha/mẹ và con là làm phương hại đến quan hệ giữa cha/mẹ với con. Tiếp đến là tác động đến hoạt 75 Lê Minh Nguyệt động và sự phát triển của con; đến sức khỏe thể chất, tâm lí của cha/mẹ và của con; ảnh hưởng đến hoạt động và phát triển của gia đình, nhà trường, cộng đồng. Có thể nhận thấy đây là những tác động tiêu cực rất hiển nhiên của xung đột tâm lí giữa cha/ mẹ với con. Bên cạnh đó, xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con còn tác động tiêu cực đến bầu không khí tâm lí gia đình, đến trạng thái tâm lí của cha mẹvà của con. Từ các số liệu Bảng 7 cũng cho thấy, điểm đánh giá của con về tác động tiêu cực do xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con rất cao (2,49/ 3 điểm) và cao hơn điểm đánh giá của cha/mẹ (2,49 điểm/2,35 điểm). Điều này chứng tỏ trẻ em tuổi thiếu niên khá nhạy cảm với xung đột tâm lí trong gia đình và tác động của nó tới cuộc sống của mình và của các thành viên khác. Vì vậy, để tránh tổn thương tâm hồn trẻ em, các bậc cha/mẹ nên giảm thiểu xung đột với con, nên tìm cách thấu hiểu, đồng cảm và hợp tác với các em. 3. Kết luận Xung đột tâm lí là hiện tượng phổ biến trong quá trình tương tác giữa cha/mẹ với con, đặc biệt là trong tương tác giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên. Xung đột tâm lí một mặt kích hoạt các chủ thể tích cực hoạt động. Vì vậy, mang lại giá trị nhất định, mặt khác, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa cha/mẹ với con, gây phương hại đến sự phát triển tâm lí của cả cha/mẹ lẫn con. Các kết quả nghiên cứu thực trạng đã cho thấy, giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên thường xảy ra xung đột tâm lí chủ yếu ở mức từ khác nhau đến mẫu thuẫn. Số cha/mẹ và con có sự đồng nhất nhau hoặc xung khắc nhau (mức cao nhất của xung đột) chiếm tỉ lệ nhỏ. Thực trạng xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con tuổi thiếu niên biểu hiện khá rõ trong xung đột về nhận thức, thái độ và hành động của cha/mẹ với nhận thức và thái độ và hành động của con trong học tập, quan hệ với bạn, định hướng giá trị và giao tiếp, ứng xử hàng ngày của con. Tuy nhiên, xung đột về hành động thấp hơn đáng kể so với xung đột về nhận thức và thái độ. Xung đột tâm lí tác động tiêu cực, làm phương hại đến quan hệ giữa cha/mẹ với con; tác động đến hoạt động và sự phát triển của con; đến sức khỏe thể chất, tâm lí của cha/mẹ và của con; ảnh hưởng đến hoạt động và phát triển của gia đình, nhà trường, cộng đồng. Đồng thời, xung đột tâm lí giữa cha/mẹ với con còn tác động tiêu cực đến bầu không khí tâm lí gia đình, đến trạng thái tâm lí của cha mẹ và của con. Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài: Xung đột tâm lí giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên trong các gia đình Việt Nam hiện nay: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp; Mã số: VI1.1- 2012.17; TS. Lê Minh Nguyệt làm chủ nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] V.A. Cruchetxki, 1982. Những cơ sở của tâm lí học sư phạm. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] S. Freud, 1970. Nhập môn phân tâm học. Nxb Khai trí, Sài Gòn. [3] Dương Thị Diệu Hoa (Chủ biên), 2007. Tâm lí học phát triển. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [4] Ginott Haim G., 2001. Ứng xử giữa cha mẹ và con cái tuổi mới lớn. Nxb Phụ nữ. [5] Ngô Công Hoàn, 1993. Tâm lí học gia đình. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [6] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, 1998. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nxb Giáo dục. [7] R.V. Kail, 2006. Nghiên cứu về sự phát triển con người. Nxb Văn hoá - Thông tin. [8] A.N. Leonchiev, 1989. Hoạt động - ý thức - Nhân cách. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [9] A.N. Leonchiev. Những vấn đề phát triển tâm lí. Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo [10] Lê Minh Nguyệt, 2012. Tương tác giữa cha mẹ và con với sự phát triển tâm lí trẻ em. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 76 Biểu hiện xung đột tâm lí giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên trong gia đình hiện nay [11] C. Mác và Ph. Ăng Ghen, Toàn tập¸Tập 5. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995. [12] G. Piagie, 1997. Tâm lí học trí khôn. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [13] Sontrork J.W., 2004. Tìm hiểu thế giới tâm lí của lứa tuổi vị thành niên. Nxb Phụ nữ, Hà Nội. [14] Thanh Sơn (Chủ biên), 2005. 101 điều sai lầm trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái. Nxb Hà Nội. [15] Stephen Worchel, Wayne Shebillsue, 2007. Tâm lí học (nguyên lí và ứng dụng). Nxb Lao động - Xã hội. [16] Thomas C. Schelling, 2007. Chiến lược xung đột. Nxb Trẻ. [17] Nguyễn Ánh Tuyết, 1997. Khi con đến tuổi dậy thì. Nxb Phụ nữ. [18] L.X. Vugotxki, 1997. Tuyển tập Tâm lí học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. ABSTRACT Demonstrations of psychological conflicts between parents and their teenage children in family at present The degree and frequency of psychological conflicts between parents and their teenage children and the typical demonstration of these conflicts occuring in the fields of the children’s activities: learninng, relationship with friends, orientation of life values and everyday life comunication and behavior; the impact of the conflicts on the life of parents and children are mentioned in this article. Research results have shown that psychological conflicts between parents and their teenage children occuring at a rather high level and frequently in three fields: consciousness, attitude, and actions. The conflicts have affacted the family psychological atmostphere, and spoilt greatly the psychology and daily activities of both parents and children. Keywords: Psychological conflicts, conscious conflicts, attirude conflicts, conflicts actions. 77

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3540_lmnguyet_2446_2193044.pdf
Tài liệu liên quan