Tài liệu Biểu hiện và tinh sạch amidase aliphatic từ rhodococcus erythropolis PR4: Nguyễn Hà Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 35 - 40
35
BIỂU HIỆN VÀ TINH SẠCH AMIDASE ALIPHATIC
TỪ Rhodococcus erythropolis PR4
Nguyễn Hà Thu1*, Nguyễn Xuân Vũ1, Phạm Bằng Phương1,2
1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
2Viện Khoa học Sự sống – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Để phục vụ mục đích nghiên cứu mức độ biểu hiện trong vi khuẩn E. coli BL21 DE3 của gen mã
hóa amidase khuếch đại từ DNA hệ gen của vi khuẩn Rhodococcus erythropolis PR4, chúng tôi đã
tiến hành biểu hiện và tinh sạch amidase tái tổ hợp trong vi khuẩn E. coli chủng BL21 DE3.
Protein - enzyme amidase ở vi khuẩn này được mã hóa nhờ đoạn gen có kích thước 1038 bp đã
được giải trình tự và công bố trên ngân hàng gen với số hiệu ACNO01000111. Sau khi thiết kế
mồi và khuếch đại thành công đoạn gen, chúng tôi tiến hành tách dòng trên E. coli DH5α và biểu
hiện trên E. coli BL21 DE3 thông qua 2 loại vector tương ứng là pGEM-T và pET28a. Enzyme
amidase có kích thước xấp xỉ 38 kDa được b...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện và tinh sạch amidase aliphatic từ rhodococcus erythropolis PR4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hà Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 35 - 40
35
BIỂU HIỆN VÀ TINH SẠCH AMIDASE ALIPHATIC
TỪ Rhodococcus erythropolis PR4
Nguyễn Hà Thu1*, Nguyễn Xuân Vũ1, Phạm Bằng Phương1,2
1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
2Viện Khoa học Sự sống – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Để phục vụ mục đích nghiên cứu mức độ biểu hiện trong vi khuẩn E. coli BL21 DE3 của gen mã
hóa amidase khuếch đại từ DNA hệ gen của vi khuẩn Rhodococcus erythropolis PR4, chúng tôi đã
tiến hành biểu hiện và tinh sạch amidase tái tổ hợp trong vi khuẩn E. coli chủng BL21 DE3.
Protein - enzyme amidase ở vi khuẩn này được mã hóa nhờ đoạn gen có kích thước 1038 bp đã
được giải trình tự và công bố trên ngân hàng gen với số hiệu ACNO01000111. Sau khi thiết kế
mồi và khuếch đại thành công đoạn gen, chúng tôi tiến hành tách dòng trên E. coli DH5α và biểu
hiện trên E. coli BL21 DE3 thông qua 2 loại vector tương ứng là pGEM-T và pET28a. Enzyme
amidase có kích thước xấp xỉ 38 kDa được biểu hiện tối ưu ở điều kiện nuôi cấy 37oC, nồng độ
chất cảm ứng IPTG 1 mM trong thời gian 4 h. Sử dụng cột sắc ký trao đổi ion Macro-Prep High Q
(BIO-RAD) và cột superdexTM 200 10/300 (GE Healthcare), chúng tôi đã tinh sạch được amidase
tái tổ hợp từ dịch chiết tế bào.
Từ khóa: Amidase; Escherichia coli; Acrylamide; Enzyme tái tổ hợp; Vector biểu hiện
MỞ ĐẦU*
Amidase (EC 3.5.1.4) được tìm thấy bởi
Mohamed S. và cộng sự vào năm 1994, có
kích thước xấp xỉ 44,5 kDa (xác định bằng
SDS-PAGE) và điểm đẳng điện được ước
tính là pH 4.0. Trình tự aa N-terminal của
enzyme này được công bố như sau: M R H G
D I T S S P D T V G V A V [7].
Amidase được biết đến là enzyme xúc tác quá
trình thủy phân amit giải phóng các axit và
amoniac tương ứng [6]. Enzyme này có thể
được phân thành hai loại theo đặc tính bề mặt
của chúng [2], loại thứ nhất bao gồm các
amidase chỉ làm thuỷ phân các amit mạch
ngắn, loại thứ hai là các amidase thủy phân
chuỗi amit mạch trung bình, acrylamide và
heterocyclicamide như isobutyramide và
valeroamide [3]. Đến nay, đã có hơn 26 loại
amidase có nguồn gốc từ vi khuẩn được sàng
lọc và xác định [5]. Hầu hết trong đó, amidase
tồn tại ở loại thứ hai.
Amidase được ghi nhận là có mặt thường
xuyên ở chi Rhodococcus. Theo nghiên cứu
gần đây của Z. Xue và cs (2011) [6], amidase
tái tổ hợp có nguồn gốc từ vi khuẩn
*
Tel:01643 326153, Email: thunguyenty43@gmail.com
Rhodococcus erythropolis, một loài vi khuẩn
đặc trưng thuộc nhóm Actinobacteria có khả
năng biểu hiện đầy đủ hoạt tính của amidase
đặc biệt là khả năng tổng hợp chọn lọc bất đối
xứng hiệu quả với một phổ rộng các amit (nổi
bật là một số chất gây độc cho tế bào như
acetamide, propionamide, acrylamide, và
benzamide). Đồng thời trong vi khuẩn này,
gen mã hóa amidase có kích thước 1038 bp
đã được giải trình tự một cách đầy đủ và
công bố trên ngân hàng gen với số hiệu
ACNO01000111 từ nucleotide số 543918
đến nucleotide 544955 [7].
Amidase là loại enzyme thương mại có nhiều
ứng dụng quan trọng trong các ngành công
nghiệp, cụ thể là trong các quy trình liên quan
đến quản lý và xử lý chất thải có chứa
acrylamide, mặt khác sau khi thủy phân,
amidase tạo ra một số axit cacboxylic và dẫn
xuất amit có nhiều ý nghĩa quan trọng ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp
dược phẩm [4].
Do có nhiều tiềm năng quan trọng trong các
ngành công nghiệp, amidase đã được đầu tư
nghiên cứu rộng rãi ngay từ khi được phát
hiện. Nhưng khi nhu cầu ứng dụng trong công
nghiệp ngày càng tăng cao thì cần có nhiều
Nguyễn Hà Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 35 - 40
36
nghiên cứu tập trung và triệt để nhằm nâng
cao năng suất và hoạt tính amidase thông qua
khuếch đại gen và biểu hiện amidase tái tổ
hợp. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khuếch đại
đoạn gen mã hóa amidase bằng kỹ thuật PCR
từ chủng vi khuẩn Rhodococcus erythropolis
PR4, chọn dòng bằng vector pGEM T-easy,
biểu hiện qua vector pET28a trong vi khuẩn
E.coli và tinh sạch nhờ vào hệ thống sắc ký
ion Macro-Prep High Q (BIO-RAD).
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu:
- Mồi:
Chúng tôi sử dụng cặp mồi đặc hiệu để
khuếch đại gen amidase aliphatic (amiE).
Trình tự mồi được thiết kế dựa vào trình tự
gen amiE của Rhodococcus erythropolis PR4
đã công bố trên ngân hàng gen (Genbank) với
với số hiệu ACNO01000111 từ nucleotide số
543918 đến nucleotide 544955, được đặt mua
từ công ty Genotech.
Hai mồi mỗi đoạn dài 27 bp được thiết kế như sau:
Mồi xuôi amiE-F (EcoRI): GAATTC ATG
CGA CAC GGT GAC ATC TCC.
Mồi ngược amiE-R (SalI): GTCGAC TTA
AAC TTC GAT TGT CTT CTC.
- Chủng giống
Vi khuẩn Rhodococcus erythropolis PR4
được phân lập từ nước biển Thái Bình Dương
do trung tâm NITE Biological esource Nhật
Bản cung cấp.
Vi khuẩn E. coli DH5α, JM109 dùng cho tách
dòng và E. coli BL21 DE3 PlysS dùng cho
biểu hiện do Viện Khoa học Sự sống – Đại
học Thái Nguyên cung cấp.
Vector tách dòng pGEM-T easy thương mại
được cung cấp bởi Promega; vector biểu hiện
pET28a thương mại được cung cấp bởi
Novagen.
Phương pháp
- Khuếch đại và tinh sạch gen
Sử dụng bộ kit DNA purification của
Promega tách chiết DNA hệ gen của
Rhodococcus erythropolis PR4.
Khuếch đại gen amiE từ hệ gen của
Rhodococcus erythropolis PR4 theo quy trình
ExTaq DNA polymerase của Takara Biotech
Co. Ltd., Dalian, Trung Quốc.
Sản phẩm PCR được tinh sạch qua bộ kit
QAEX II gel extraction (Qiagen).
- Tách dòng và biểu hiện
Gắn nối đoạn gen đã được tinh sạch vào
vector tách dòng pGEM T-easy vector nhờ
enzyme T4 ligase (ủ trong 22oC trong 1 h).
Sản phẩm gắn nối được biến nạp vào E.coli
DH5α (JM109) và được cấy trải trên đĩa thạch
LB-Amp qua đêm (hoặc trong 16 h). Nuôi
lỏng khuẩn lạc và tách chiết plasmid từ dịch
nuôi (16 h hoặc qua đêm) bởi bộ kit
FavorPrepTM Plasmid extraction mini kit
(Favorgen). Sử dụng enzyme giới hạn EcoRI
và SalI cắt đoạn gen đã được tách dòng thành
công trên vector pGEM T-easy, gắn nối vào
vector biểu hiện pET28a và biến nạp vào
E.coli BL21 DE3PlysS. Cảm ứng biểu hiện
gen trong vi khuẩn E. coli bằng cách bổ sung
vào môi trường nuôi khuẩn isopropyl-β-
galactopyranoside (IPTG) với nồng độ 1 mM.
- Tinh sạch enzyme amidase tái tổ hợp
Chọn dòng vi khuẩn đã biểu hiện thành công
gen amiE. Bổ sung 1 mM (IPTG) khi nồng độ
OD600 của môi trường nuôi đạt ~ 0,6 nuôi
37
o
C
trong 4 h để kích hoạt vùng operon của
đoạn gen. Sau đó, li tâm dịch khuẩn ở 6000
vòng/phút trong 10 phút để thu tế bào. Phân
giải tế bào với Tris buffer (50 mM TrisHCl,
50 mM NaCl, pH 8,0). Sản phẩm sau khi
phân giải được thu lại bằng đặt vào màng lọc
đường kính 0,22 m và ly tâm 14000 vòng/
phút trong 20 phút ở 4C. Cho phần dịch chảy
qua cột sắc ký trao đổi ion Macro-Prep High
Q (BIO-RAD) với đệm đẩy Tris. Sau đó, sản
phẩm sẽ được rửa giải bằng dung dịch đệm
với các gradient nồng độ muối NaCl tăng dần
hoặc với gradient pH (nhờ sự bổ sung axit
lactic pH 4,5). Amidase tiếp tục được tinh
sạch bằng cách đưa vào cột superdexTM 200
10/300 (GE Healthcare). Sau khi qua các bước
ly trích và tinh sạch, sản phẩm đều được kiểm
tra lại độ tinh sạch của protein nhờ kỹ thuật
Nguyễn Hà Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 35 - 40
37
điện di trên gel SDS-PAGE 12,5% [1]. Tất cả
các bước đều được thực hiện ở 4°C để bảo vệ
hoạt tính của enzyme.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tách dòng và biểu hiện PR4 amidase
- Tách chiết DNA hệ gen của Rhodococcus
erythropolis PR4
Rhodococcus erythropolis PR4 được nuôi
trong môi trường NBRC 702. Ly tâm dịch
nuôi ở 13000 vòng/phút trong 1 phút để thu
cặn tế bào. Sau đó, tách chiết DNA hệ gen
bằng bộ kit do Promega cung cấp.
Hình 1. Tách chiết DNA hệ gen của Rhodococcus
erythropolis PR4. Giếng M: Lambda HindIII marker;
giếng PR4: DNA hệ gen của Rhodococcus
erythropolis PR4
Sau khi tách chiết DNA hệ gen, sản phẩm
được kiểm tra bằng cách điện di qua gel
agarose 1%. Kết quả điện di thể hiện trên hình
1 cho thấy, DNA hệ gen không bị đứt gãy, đủ
điều kiện để sử dụng cho các nghiên cứu về
khuếch đại gen.
- Khuếch đại gen mã hóa amidase
Phản ứng PCR được thực hiện với cặp mồi
amiE-F và amiE-R để khuếch đại đoạn gen
mã hóa amidase ở vi khuẩn Rhodococcus
erythropolis PR4. Kết quả điện di trên gel
agarose 0,8% cho thấy, sản phẩm PCR thu
được bằng điện di có kích thước như tính toán
lý thuyết khoảng 1 kb (hình 2a). Do có kết
quả này phù hợp với kích thước đoạn gen do
ngân hàng gen công bố nên sau khi được
khuếch đại thành công, đoạn gen được tiến
hành tinh sạch và điện di kiểm tra độ tinh
sạch (hình 2b).
a b
Hình 2. Khuếch đại đoạn gen amiE. a. Giếng M:
Lambda HindIII marker; giếng PR4: Sản phẩm
PCR khuếch đại amiE. b. Giếng PR4(1,2): Sản
phẩm PCR khuếch đại amiE đã tinh sạch
- Kết quả tách dòng trên vector pGEM T-
easy vector
Sản phẩm PCR đã tinh sạch được gắn nối vào
vector tách dòng pGEM T-easy (3000 bp) ở
25
o
C trong 1 h. Sản phẩm gắn nối được biến
nạp vào tế bào khả biến E.coli DH5α và cấy
trải trên môi trường LB có bổ sung ampicillin,
IPTG và X-gal.
Hình 3. Kết quả tách chiết plasmid.
Giếng M: Lambda HindIII marker;
giếng 1: Plasmid tách chiết từ khuẩn lạc xanh;
giếng 2-8: Plasmid tách chiết từ khuẩn lạc trắng
Sau khi nuôi qua đêm ở 37oC, thu được 23
khuẩn lạc xanh (KLX - gắn nối không thành
công) và 88 khuẩn lạc trắng (KLT - gắn nối
thành công). Chọn các dòng khuẩn lạc trắng
và xanh (đối chứng) nuôi tăng sinh trong LB
lỏng để tách chiết plasmid và kiểm tra kích
thước vector (hình 3).
4361 bp
2322 bp
2322 bp
2027 bp
564 bp
Nguyễn Hà Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 35 - 40
38
Hình 4. Sản phẩm cắt các dòng có khả năng mang
gen amiE với EcoRI và SalI. Giếng M: Lambda
HindIII marker. Giếng 1: Plasmid tách chiết từ
KLX; giếng 2, 3: Plasmid tách chiết từ KLT số 1
và 2 được cắt bởi EcoRI và SalI; giếng 4: Sản
phẩm PCR khuếch đại amiE đã tinh sạch
Những dòng khuẩn lạc cho plasmid có kích
thước lớn hơn so với đối chứng tiếp tục được
chọn lọc bằng enzyme giới hạn EcoRI và
SalI. Kết quả được thể hiện ở hình 4 cho thấy,
các dòng khuẩn lạc số 1 và 2 đều cho 2 băng
ứng với kích thước lý thuyết lần lượt xấp xỉ là
3000 bp của pGEM T-easy và 1000 bp của
amiE. Như vậy đã tách dòng thành công đoạn
gen amiE.
Hình 5. Đoạn gen amiE thu được sau khi thôi gel
và tinh sạch từ vector tách dòng pGEM-amiE.
Giếng M: Lambda HindIII marker; giếng 1 - 4:
Đoạn gen amiE thu được từ vector pGEM-amiE
Bằng phương pháp thôi gel tinh sạch, thu được
đoạn gen amiE (~1000 bp) từ vector tách dòng
pGEM-amiE (hình 5 - giếng 1, 2, 3) đủ điều
kiện để gắn nối vào vector biểu hiện.
- Gắn nối vào vector biểu hiện pET28a
Gắn nối đoạn gen amiE vào vector biểu hiện
pET28a (5369 bp) ở 16oC trong 16 h (hình 6).
Sản phẩm gắn nối được kiểm tra bằng phương
pháp điện di so sánh với các đoạn gen đã tách
dòng thành công và vector pET28 đã cắt mở
vòng bởi EcoRI và SalI.
Kết quả hình 6 cho thấy, tất cả các sản phẩm
gắn nối (5-8) đều có băng ở kích thước trên
6500 bp (kích thước dự kiến khi gắn nối
thành công gen vào vector là 6407 bp).
Hình 6. Gắn nối amiE vào pET28a. Giếng M:
Lambda HindIII marker; giếng 1,2: Đoạn gen
amiE thu được từ vector pGEM-amiE T-easy;
giếng 3, 4: pET28 được cắt mở vòng bởi EcoRI và
SalI; giếng 5-8: Sản phẩm gắn nối vào vector
pET28a
Sản phẩm nghi gắn nối thành công được biến
nạp vào tế bào khả biến E.coli XL1 blue và
cấy trải trên đĩa thạch nuôi ở 37oC qua đêm.
Các dòng khuẩn lạc được chọn lọc ngẫu nhiên
nuôi tăng sinh trong môi trường LB ở 37oC
qua đêm, tách chiết plasmid để sàng lọc các
dòng mang đoạn gen mong muốn.
Kết quả sàng lọc cho thấy, giếng 2, 3, 4 đều cho
băng cao hơn so với đối chứng là vector pET28a
không gắn gen (hình 7), do đó các plasmid này
tiếp tục được kiểm tra sự có mặt của đoạn gen
bằng enzyme giới hạn EcoRI và SalI.
Hình 7. Plasmid được tách chiết từ các dòng
khuẩn lạc có khả năng mang gen amiE; giếng M:
Lambda HindIII marker; giếng 1: pET28a; giếng
2, 3, 4: Plasmid nghi ngờ mang gen amiE
6557 bp
2027 bp
2027 bp
6557 bp
4361 bp
2322 bp
2027 bp
6557 bp
Nguyễn Hà Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 35 - 40
39
Hình 8 cho thấy, sau khi cắt kiểm tra với 2
enzyme giới hạn, các plasmid nghi ngờ mang
gen đều cho 2 băng ở đúng với kích thước lý
thuyết tương ứng với 5369 bp của pET28a và
1038 bp của gen amiE. Như vậy, đã gắn nối
thành công đoạn gen PR4 amidase vào đúng
vị trí trên vector pET28a.
Hình 8. Kiểm tra sự có mặt của đoạn gen ở các
plasmid có khả năng mang gen. Giếng M: Lambda
HindIII marker. Giếng 1: Sản phẩm PCR khuếch
đại amiE đã tinh sạch; giếng 2, 3, 4: Plasmid nghi
ngờ mang gen được cắt với EcoRI và SalI; giếng
5: pET28a; giếng 6: pET28a cắt mở vòng với
EcoRI và SalI
- Biểu hiện amiE trên E.coli BL21 DE3
Chuyển vector biểu hiện pET28-amiE vào tế
bào khả biến E.coli BL21 DE3PlysS cấy trải
trên đĩa thạch LB nuôi ở 37oC qua đêm và
cảm ứng biểu hiện gen bằng việc bổ sung
IPTG nồng độ 1 mM nuôi trong 4 h. Qua kết
quả điện di SDS-PAGE (hình 9) cho thấy,
phân đoạn protein thu được ở điều kiện thích
hợp có kích thước khoảng 38 kDa, phân đoạn
này không xuất hiện ở mẫu đối chứng không
cảm ứng bằng IPTG.
Hình 9. Cảm ứng biểu hiện amiE trong tế bào
E.coli BL21 DE3. Giếng M: Protein marker low
range M3913 Sigma; giếng 1: Đối chứng dương -
PR4amiE E.coli BL21 DE3 không bổ sung IPTG;
giếng 2-9: Cảm ứng biểu hiện amiE ở E.coli BL21
DE3 bằng IPTG
Tinh sạch amidase aliphatic PR4
Hình 10. Protein amidase đã tinh sạch bằng hệ
thống sắc ký ion Macro-Prep High Q (BIO-RAD).
Giếng M: Protein marker low range M3913 Sigma;
giếng 1: Amidase chưa tinh sạch; giếng 2: Đối
chứng dương; giếng 3,4: Amidase đã tinh sạch
Amidase sau khi được tinh sạch qua cột sắc
ký ion Macro-Prep High Q (BIO-RAD) và
kiểm tra bằng SDS-PAGE cho kết quả ở
giếng số 3 và 4, một băng duy nhất đúng kích
thước xấp xỉ 38 kDa của enzyme (hình 10).
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã thiết kế và khuếch đại thành
công đoạn gen amiE từ chủng Rhodococcus
erythropolis PR4. Đoạn gen amiE đã được
biểu hiện thành công qua vector pET28a
trong E.coli và thu nhận được protein amidase
tái tổ hợp có độ tinh sạch cao với kích thước
tương ứng xấp xỉ 38 kDa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hames B. D. (1998), Gel electrophoresis of
protein – practical approach, School of
Biochemistry and Molecular Biology University
of Leed LS2 9JT, UK.
2. Fournand D., Arnaud A. (2001), “Aliphatic
and enantioselective amidases: from hydrolysis
to acyl transfer activity”, J. Appl. Microbiol., 91,
pp. 381–393.
3. Ryabchenko L. E., Podchernyaev D. A.,
Kotlova E. K. and Yanenko A. S. (2006),
“Cloning the Amidase Gene from Rhodococcus
rhodochrous M8 and Its Expression in
Escherichia coli”, Russian Journal of Genetics,
Vol. 42, No. 8, pp. 886–892.
2027 bp
6557 bp
45 kDa
36 kDa
38 kDa
38 kDa
36 kDa
45 kDa
Nguyễn Hà Thu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 35 - 40
40
4. Mohamed S. Nawaz, Ashraf A. Khan, John E.
Seng, Julian E. Leakey, Paul H. Siitonen and Carl
E. Cerniglial (1994), “Purification and
Characterization of an Amidase from an
Acrylamide-Degrading Rhodococcus sp.”, Appl.
Environ Microbiol., 60, pp. 3343–3348.
5. Park H. J., Uhm K. N., Kim H. K. (2008), “R-
stereoselective amidase from R. erythropolis no. 7
acting on 4-chloro-3-hydro-xybutyramide”, J.
Microbiol Biotechnol, 18, pp. 552–559.
6. Zhiquan Xue, Yapeng Chao, Dexian Wang,
Meixiang Wang, Shijun Qian (2011), “Over
expression of a recombinant amidase in a complex
auto-inducing culture: purification, biochemical
characterization, and regio- and stereoselectivity”,
J. Ind. Microbiol Biotechnol, 38, pp. 1931–1938.
7. Hynek Strnad, Miroslav Patek, Jan Fousek,
Juraj Szokol, Pavel Ulbrich, Jan Nesvera, Vaclav
Paces, Cestmir Vlceka (2018), Genome Sequence
of Rhodococcus erythropolis Strain CCM2595, a
Phenol Derivative-Degrading Bacterium, truy cập
tại trang genomea.asm.org, truy cập ngày
10/01/2018.
SUMMARY
PLAN FOR EXPRESSION AND PURIFICATION ALIPHATIC AMIDASE
FROM Rhodococcus erythropolis PR4
Nguyen Ha Thu
1*
, Nguyen Xuan Vu
1
, Pham Bang Phuong
1,2
1University of Agriculture and Forestry – TNU
2Institute of Life Sciences – TNU
In order to investigate the expression level in E. coli BL21 DE3 of gene encoding amidase
amplified from Rhodococcus erythropolis PR4 DNA genome, we expressed and purified
recombinant amidase from E. coli BL21 DE3. 1038 bp amidase – encoding sequence was
published on Gene bank with its accession being ACNO01000111. After designing primer and
amplifying successfully gene, we cloned in E. coli DH5α and expressed in E.coli BL21 DE3 based
on using pGEM-T và pET28a vectors. Having a mass of approximately 38 kDa, amidase was
expressed optimally in E. coli using 1 mM IPTG as an inducer, at 37
o
C, for 4 h. We were
successful in purification of recombinant enzyme amidase using Macro-Prep High Q (BIO-RAD)
and superdexTM 200 10/300 (GE Healthcare) columns.
Keywords: Amidase; Escherichia coli; Acrylamide; Recombinant enzyme; Expression vector
Ngày nhận bài: 08/5/2018; Ngày phản biện: 05/6/2018; Ngày duyệt đăng: 31/7/2018
*
Tel: 01643 326153, Email: thunguyenty43@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 258_288_1_pb_7467_2127032.pdf