Biểu hiện KI67 ở bướu nguyên bào men-liên quan lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh

Tài liệu Biểu hiện KI67 ở bướu nguyên bào men-liên quan lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học BIỂU HIỆN KI67 Ở BƯỚU NGUYÊN BÀO MEN- LIÊN QUAN LÂM SÀNG, X QUANG VÀ GIẢI PHẪU BỆNH Võ Đắc Tuyến*, Lê Đức Lánh*, Nguyễn Thị Hồng* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ biểu hiện Ki67 ở bướu nguyên bào men, phân tích liên quan với các đặc điểm lâm sàng, X quang, giải phẫu bệnh. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, gồm 70 BNBM điều trị tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM từ năm 2011 đến năm 2013. Qui trình nhuộm hóa mô miễn dịch Ki67 được thực hiện tại Bộ môn Giải Phẫu Bệnh - ĐHYD Tp. HCM. Kết quả: Tất cả 70 ca BNBM đều dương tính Ki67. Tỉ lệ biểu hiện Ki67 trung bình là 10,5 ± 7,6%. Biểu hiện Ki67 không có sự khác biệt giữa bướu dạng đặc (10,9 ± 8,5%) và bướu dạng nang (9,7 ± 5,6%) (p>0,05). Giữa biểu hiện Ki67 với giới tính và tuổi không có liên quan có ý nghĩa (p>0,05). Bướu nhiều hốc biểu hiện Ki67 (11,3 ± 7,9%) cao hơn có ý nghĩa so với bướu một hốc (7,0 ±4,7%) (...

pdf10 trang | Chia sẻ: Tiến Lợi | Ngày: 02/04/2025 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện KI67 ở bướu nguyên bào men-liên quan lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học BIỂU HIỆN KI67 Ở BƯỚU NGUYÊN BÀO MEN- LIÊN QUAN LÂM SÀNG, X QUANG VÀ GIẢI PHẪU BỆNH Võ Đắc Tuyến*, Lê Đức Lánh*, Nguyễn Thị Hồng* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ biểu hiện Ki67 ở bướu nguyên bào men, phân tích liên quan với các đặc điểm lâm sàng, X quang, giải phẫu bệnh. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, gồm 70 BNBM điều trị tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM từ năm 2011 đến năm 2013. Qui trình nhuộm hóa mô miễn dịch Ki67 được thực hiện tại Bộ môn Giải Phẫu Bệnh - ĐHYD Tp. HCM. Kết quả: Tất cả 70 ca BNBM đều dương tính Ki67. Tỉ lệ biểu hiện Ki67 trung bình là 10,5 ± 7,6%. Biểu hiện Ki67 không có sự khác biệt giữa bướu dạng đặc (10,9 ± 8,5%) và bướu dạng nang (9,7 ± 5,6%) (p>0,05). Giữa biểu hiện Ki67 với giới tính và tuổi không có liên quan có ý nghĩa (p>0,05). Bướu nhiều hốc biểu hiện Ki67 (11,3 ± 7,9%) cao hơn có ý nghĩa so với bướu một hốc (7,0 ±4,7%) (p<0,05); Bướu có đường viền không rõ có biểu hiện Ki67 (12,6 ± 8,2%) cao hơn có ý nghĩa so với bướu có đường viền rõ tụ cốt (6,3 ± 3,1%) và rõ không tụ cốt (6,1 ± 3,3%) (p<0,05); Bướu có thủng lớp vỏ xương có biểu hiện Ki67 (12,8 ± 8,6%) cao hơn có ý nghĩa so với bướu không thủng vỏ xương (7,7 ± 4,1%) (p<0,05). Có liên quan có ý nghĩa giữa biểu hiện Ki67 và các dạng mô bệnh học của bướu dạng nang, dạng trong vách của BNBM dạng nang biểu hiện Ki67 cao nhất (13,3 ± 5,4%) (p<0,05). Tuy nhiên, ở BNBM dạng đặc không có sự khác biệt giữa biểu hiện Ki67 và các dạng hình thái mô học của bướu (p>0,05). Hoạt động tăng sinh tế bào Ki67 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bướu tái phát và bướu nguyên phát. BNBM tái phát có tỉ lệ tăng sinh tế bào Ki67 (13,5 ± 6,0%) cao hơn so với BNBM nguyên phát (9,7 ± 7,8 %) (p<0,05). Kết luận: Ki67 có thể là một dấu ấn sinh học giúp dự đoán hoạt động tăng sinh tế bào, xâm lấn và khả năng tái phát tại chỗ của bướu nguyên bào men. Từ khóa: Ki67; Hóa mô miễn dịch; Bướu nguyên bào men; Tái phát. Từ viết tắt: PCNA (Proliferating cell nuclear antigen); AgNOR (Silver-staining Technique for Nucleolar Organizer Regions). ABSTRACT Ki-67 EXPRESSION IN AMELOBLASTOMAS: CORRELATION WITH CLINICAL, RADIOGRAPHIC AND HISTOPATHOLOGICAL PARAMETERS Vo Dac Tuyen, Le Duc Lanh, Nguyen Thi Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 155 - 164 Objectives: The aim of this study was to determine the immunohistochemical expression of Ki67 in ameloblastomas and to analyze correlate their expression with the clinical, radiographic and histopathologic characteristics. Materials and methods: A cross - sectional study was conducted on 70 patients of ameloblastoma who were treated at the National Hospital of Odonto-Stomatology at HCM city from 2011 to 2013. The clinical, radiographic, histopathological data of the patients were evaluated. Immunohistochemistry was performed with * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS. Võ Đắc Tuyến ĐT: 0903776429 Email: benhhocmieng04@yahoo.com Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 155 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 anti - Ki67 monoclonal antibody. Results: The Ki67 expression ranged between 1% and 40% with a mean of 10.5 ± 7.6%. Cellular proliferation activity assessed by Ki67 showed no differences between solid ameloblastoma (10.9 ± 8.5%) and unicystic ameloblastoma (9.7 ± 5.6%) (p>0.05). There was no significant correlation between Ki67 expression and clinical features, such as age, gender (p>0.05). Ki67 expression in multilocular ameloblastoma (11.3 ± 7.9%) was significantly higher in unilocular ameloblastoma (7.0 ±4.7%) (p<0.05); Ki67 expression in ameloblastoma with ill - defined edge (12,6 ± 8,2%) was significantly higher in ameloblastoma with well - defined edge (with and without slerosis) (6.3 ± 3.1% và 6.1 ± 3.3%) (p<0.05); Ki67 expression in ameloblastoma with cortical perforation (12.8 ± 8.6%) was significantly higher in ameloblastoma without cortical perforation (7.7 ± 4.1%) (p<0.05). Proliferative potential between different areas of unicystic ameloblastoma was different. The expression of Ki67 was lower in the luminal and intraluminal patterns and progressively increased in the mural pattern (13.3 ± 5.4%); the difference in incidence at these locations was statistically significant (p<0.05). However, proliferative potential assessed by Ki67 showed no significant differences among the different histological subtypes of the solid ameloblastoma. The cellular proliferation activity evaluated by ki67 in recurrent ameloblastoma (13.5 ± 6.0%) was significantly higher in primary ameloblastoma (9.7 ± 7.8 %) (p<0.05). Conclusions: Ki67 could be used as one of biomarker in evaluating proliferative, invasive and local recurrent ability of ameloblastoma Key words: Ki67; Immunohistochemistry; Ameloblastoma; Recurrence. ĐẶT VẤN ĐỀ men và nhiều loại bướu do răng khác. Ki67, là một protein nhân không histon biểu hiện trong Bướu nguyên bào men (BNBM) là một trong gần như tất cả các pha của chu kỳ tế bào (G1, S, những bướu do răng thường gặp nhất ở xương G2 và M), đánh giá hoạt động tăng sinh tế bào hàm. Bướu đa dạng về lâm sàng, hình ảnh X Ki67 được xem là yếu tố tiên lượng mới dự đoán quang, mô bệnh học và đặc biệt là diễn tiến sinh xâm lấn tại chỗ và khả năng tái phát của bướu học Mặc dù được xem là tân sinh lành tính nguyên bào men(3,5). nhưng bướu có tính phá hủy, xâm lấn tại chỗ và Mục tiêu của nghiên cứu: Xác định tỉ lệ biểu tỉ lệ tái phát cao. Một số trường hợp, có thể di hiện protein Ki67 bằng kỹ thuật hóa mô miễn căn và biến đổi ác tính. Cơ chế phân tử điều hòa dịch ở bướu nguyên bào men và khảo sát liên sự tăng sinh tế bào và xâm lấn tại chỗ cho đến quan giữa biểu hiện của Ki67 với các đặc điểm nay vẫn chưa được biết rõ. Những nghiên cứu lâm sàng, X quang, giải phẫu bệnh. gần đây trên thế giới cho thấy tiềm năng xâm lấn tại chỗ của BNBM liên quan đến các phân tử ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU hoạt động sinh học phá hủy chất nền ngoại bào, Nghiên cứu cắt ngang, mô tả, gồm 70 bệnh phóng thích và hoạt hóa các yếu tố tăng trưởng, nhân BNBM điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm các yếu tố phân bào gây tăng sinh tế bào và xâm Mặt Trung Ương Tp. HCM đáp ứng đủ tiêu (7,10,13) lấn của tế bào bướu . chuẩn chọn mẫu, thuộc mẫu được chọn trong Diễn tiến lâm sàng ở bệnh nhân BNBM rất thời gian nghiên cứu từ năm 2011 đến năm khó tiên lượng bởi vì rất ít các dữ liệu giúp đánh 2013. Tiêu chuẩn chọn mẫu: bệnh nhân đồng ý giá được biểu hiện sinh học của bướu. Những tham gia nghiên cứu, có đầy đủ hồ sơ bệnh án nghiên cứu gần đây cho thấy nhận diện hoạt và kết quả giải phẫu bệnh sau mổ là bướu động tăng sinh của tế bào bướu có thể giúp dự nguyên bào men. đoán biểu hiện sinh học của bướu. Ki67 thường Dữ liệu về lâm sàng, X quang và giải phẫu được sử dụng đánh giá tỉ lệ tăng sinh tế bào ở bệnh thu thập ở 70 ca BNBM bao gồm: 37 nam nhiều loại bướu, trong đó có bướu nguyên bào 156 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học (52,9 %) và 33 nữ (47,1%); Tuổi từ 0-19 (9 ca, phút); Máy tự động nhuộm bằng DAB Kit; Sau 12,9%), từ 20-39 tuổi (39 ca, 55,7%), từ 40-59 tuổi khi máy chạy xong, lấy tiêu bản ra và rửa bằng (15 ca, 21,4%), lớn hơn 60 tuổi (7 ca, 10%); BNBM xà phòng để loại bỏ lớp dầu LCS phủ trên tiêu dạng nang có 25 ca (35,7%) và BNBN dạng đặc bản. Sau đó nhuộm qua Hematoxylin. Dán có 45 ca (64,3%); BNBM nguyên phát có 55 ca lamen; Giữa các bước đều có quá trình rửa bằng (78,6%) và BNBM tái phát có 15 ca (21,4%); Bướu dung dịch đệm với thời gian 5 phút. thấu quang một hốc có 13 ca (18,6%) và bướu Đánh giá kết quả nhuộm Ki67 được thực nhiều hốc có 57 ca (81,4%); Bướu có đường viền hiện ở những vùng chọn lọc nhiều tế bào biểu rõ tụ cốt có 6 ca (8,6%), bướu có đường viền rõ mô ở bướu dạng đặc và dọc theo biểu mô lót không tụ cốt có 17 ca (24,3%) và bướu có đường hoặc vùng bướu xâm lấn vào trong lòng nang viền không rõ có 47 ca (67,1%); BNBM gây thủng hoặc và vách mô liên kết ở bướu dạng nang. Tỉ lệ vỏ xương có 41 ca (58,6%) và bướu không gây phần trăm tế bào bướu dương tính Ki67 trên thủng vỏ xương có 29 ca (41,4%); Có 61 ca có tổng số tế bào bướu được tính bằng cách sử chân răng nằm trong bướu, trong đó, có tiêu dụng camera kỹ thuật số Optikam Pro HDMI và chân răng (47 ca, 77,1%) và không tiêu chân răng phần mềm Optika Vision Lite chụp ảnh vi thể 5 (14 ca, 22,9%); Tiêu chân dạng dao cắt (28 ca, vùng chọn lọc có nhiều tế bào bướu (vật kính 59,6%), dạng gọt viết chì (11 ca, 23,4%), dạng 10x). Sau đó, hình ảnh trên màn hình vi tính nhiều mặt cắt (5 ca, 10,6%), dạng kết hợp dao cắt được chuyển vào lưới kẻ ô để dễ đếm số tế bào - gọt viết chì (3 ca, 6,4%); Có 17 ca có răng ngầm, dương tính (tế bào được xem là nhuộm dương 24,3% và 53 ca không có răng ngầm, 75,7%. Về tính Ki67 khi nhân tế bào bắt màu vàng nâu). đặc điểm vi thể của BNBM dạng nang: dạng ống (7 ca, 28%), dạng trong ống (3 ca, 12%), dạng trong vách (12 ca, 48%), dạng kết hợp trong vách - trong ống (3 ca, 12%). Về đặc điểm vi thể của BNBM dạng đặc: dạng túi tuyến (12 ca, 26,7%), dạng đám rối (13 ca, 28,9%), dạng gai (6 ca, 13,3%), dạng tế bào hạt (3 ca, 6,7%), dạng kết hợp túi tuyến - đám rối (11 ca, 24,4%) Qui trình nhuộm hóa mô miễn dịch đánh giá biểu hiện Ki67 được thực hiện tại Bộ môn Giải Phẫu Bệnh – ĐHYD Tp.HCM. Kỹ thuật nhuộm tự động bằng máy Benchmark XT của hãng Ventana được thực hiện qua các bước sau: Cắt mỏng mẫu mô 3μm, đặt vào lam có mang điện Hình 1: Ảnh chụp Vi thể trên Phần mềm Optika tích dương; Khởi động máy vi tính, máy nhuộm Vision Lite hoá mô tự động, máy in mã vạch; Chạy chương Xử lý số liệu trình điều khiển được cài đặt sẵn cho máy; Chọn Nhập dữ liệu và phân tích bằng phần mềm kháng thể nhuộm (kháng thể MIB-1, Ki67); Máy STATA12. sẽ khử parafin bằng dung dịch Ezpred (dung KẾT QUẢ dịch chuyên dụng cho máy Benchmart XT); Máy tiếp tục giai đoạn bộc lộ kháng nguyên bằng Tỉ lệ biểu hiện Ki67 ở tế bào bướu nguyên dung dịch CC1 ở 95 0 C trong thời gian 30 phút; bào men Cho kháng thể vào từng lam với loại kháng thể Tất cả 70 ca bướu nguyên bào men đều có thích hợp (độ pha loãng 1:50 và thời gian ủ 33 biểu hiện dương tính Ki67, Ki67 nhuộm dương Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 157 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Biểu hiện Ki67 ở tế bào bướu tính chủ yếu ở các tế bào ngoại vi của các đảo Giá trị p biểu mô bướu và dọc theo biểu mô lót thành TB ± ĐLC Trung vị Khoảng tứ vị nang. Các tế bào bướu trung tâm biểu hiện 0 – 19 9,8 ± 7,4 7,0 9,8 ± 7,4 20 – 39 11,5 ± 9,0 10,0 11,5 ± 9,0 dương tính Ki67 ít hơn so với tế bào ngoại vi. 40 – 59 10,1 ± 4,5 8,0 10,1 ± 4,5 Tỉ lệ biểu hiện của Ki67 thay đổi từ 1% đến 60+ 6,6 ± 1,8 7,0 6,6 ± 1,8 40%. Tỉ lệ biểu hiện protein Ki67 trung bình a: Phép kiểm phi tham số Mann-Whitney trung bình là 10,5 ± 7,6 %, trung vị 8% và khoảng b: Phép kiểm phi tham số Kruskal-Wallis tứ vị 5 - 15% Biểu hiện Ki67 và thể bệnh của bướu Biểu hiện Ki67 theo tuổi và giới tính nguyên bào men Bảng 1. Liên quan giữa biểu hiện Ki67 với tuổi và Bảng 2. Liên quan giữa biểu hiện Ki67 với thể bệnh giới tính của bướu nguyên bào men Biểu hiện Ki67 ở tế bào bướu Biểu hiện Ki67 ở tế bào bướu Giá trị p Giá trị p TB ± ĐLC Trung vị Khoảng tứ vị TB ± ĐLC Trung vị Khoảng tứ vị Giới tính 0,91a Dạng nang 9,7 ± 5,6 8,0 5,0 - 12,0 a Nam 10,5 ± 7,4 8,0 5,0 – 15,0 0,92 Dạng đặc 10,9 ± 8,5 8,0 5,0 -15,0 Nữ 10,5 ± 7,9 8,0 5,0 – 12,0 a b : Phép kiểm phi tham số Mann-Whitney Nhóm tuổi 0,91 Biểu hiện Ki67 và các yếu tố tiên lượng trong bướu nguyên bào men Bảng 3. Liên quan giữa biểu hiện Ki67 và các yếu tố tiên lượng của bướu nguyên bào men Biểu hiện Ki67 ở tế bào bướu Giá trị p TB ± ĐLC Trung vị Khoảng tứ vị Một hốc 7,0 ± 4,7 5,0 5,0 – 8,0 Thấu quang 0,03a Nhiều hốc 11,3 ± 7,9 10,0 6,0 – 15,0 Rõ tụ cốt 6,3 ± 3,1 5,5 5,0 – 7,0 Đường viền b Rõ không tụ cốt 6,1 ± 3,3 5,0 4,0 – 8,0 <0,001 bướu Không rõ 12,6 ± 8,2 10,0 7,0 – 16,0 Thủng vỏ Có 12,8 ± 8,6 12,0 8,0 – 15,0 a <0,001 xương Không 7,2 ± 4,2 7,0 5,0 – 8,0 Có 11,6 ± 8,5 10,0 6,0 – 15,0 Tiêu chân R 0,09a Không 7,7 ± 4,1 6,5 5,0 – 12,0 Dao cắt 12,6 ± 10,1 10,0 6,0 – 15,0 Kiểu tiêu Gọt viết chì 10,6 ± 5,2 10,0 8,0 – 15,0 b 0,23 chân răng Nhiều mặt cắt 6,2 ± 1,8 6,0 5,0 – 8,0 Dao cắt + gọt viết chì 14,7 ± 6,8 17,0 7,0 – 20,0 Có 8,7 ± 5,3 7,0 5,0 – 15,0 Răng ngầm 0,33a Không 11,1 ± 8,2 8,0 5,0 – 12,0 a: Phép kiểm phi tham số Mann-Whitney b: Phép kiểm phi tham số Kruskal-Wallis Biểu hiện Ki67 và giải phẫu bệnh của bướu nguyên bào men Bảng 4. Liên quan giữa biểu hiện Ki67 và giải phẫu bệnh của bướu nguyên bào men Biểu hiện Ki67 ở tế bào bướu Giá trị p TB ± ĐLC Trung vị Khoảng tứ vị Dạng ống 4,6 ± 1,8 5,0 4,0 – 5,0 BNBM dạng Dạng trong ống 6,0 ± 1,7 7,0 4,0 – 7,0 b 0,001 nang Dạng trong vách 13,3 ± 5,4 11,0 9,0 – 17,5 Trong vách + trong ống 11,0 ± 3,6 10,0 8,0 – 15,0 158 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Biểu hiện Ki67 ở tế bào bướu Giá trị p TB ± ĐLC Trung vị Khoảng tứ vị Dạng túi tuyến 7,5 ± 5,1 5,0 5,0 – 11,0 Dạng đám rối 11,7 ± 9,7 10,0 6,0 – 15,0 BNBM dạng b Dạng gai 14,0 ± 13,3 9,0 8,0 – 15,0 0,17 đặc Dạng tế bào hạt 6,3 ± 1,2 7,0 5,0 – 7,0 Dạng túi tuyến + đám rối 13,4 ± 7,5 12,0 7,0 – 17,0 b: Phép kiểm phi tham số Kruskal-Wallis Biểu hiện protein Ki67 và bướu nguyên bào Bướu nguyên bào men được quan tâm nhiều men nguyên phát/tái phát nhất, do bởi đây là loại bướu do răng thường gặp nhất và do biểu hiện sinh học đặc biệt của Bảng 5. Liên quan giữa biểu hiện Ki67 với bướu bướu, dù là tân sinh lành tính, nhưng bướu có nguyên bào men nguyên phát / tái phát Biểu hiện Ki67 ở tế bào bướu đặc điểm phá hủy, xâm lấn tại chỗ và tỉ lệ tái Giá trị p TB ± ĐLC Trung vị Khoảng tứ vị phát rất cao, thậm chí ngay cả khi điều trị cắt Nguyên phát 9,7 ± 7,8 8,0 5, 0 – 12,0 đoạn xương hàm. Cơ chế phân tử điều hòa tăng 0,006 a Tái phát 13,5 ± 6,0 12,0 8,0 – 18,0 trưởng tế bào và xâm lấn hiện nay chưa được a: Phép kiểm phi tham số Mann-Whitney biết rõ. Nhận biết hoạt động tăng sinh tế bào BÀN LUẬN trong bướu có ý nghĩa rất quan trọng giúp đánh giá biểu hiện sinh học của bướu như xâm lấn tại Đánh giá hoạt động tăng sinh tế bào trong chỗ, tái phát và di căn xa. MIB-1 là kháng thể có bướu, hiện nay được xem là một sự bổ sung thể phát hiện được kháng nguyên Ki67 ở mô đúc quan trọng cùng với khảo sát về mặt vi thể có khối paraffin, thường được sử dụng để xác định thể giúp dự đoán biểu hiện sinh học ở nhiều loại tỉ lệ tăng sinh tế bào ở nhiều loại bướu, bao gồm (3) bướu . Có nhiều phương pháp xác định mức độ bướu nguyên bào men và các bướu do răng hoạt động tăng sinh tế bào ở nhiều loại bướu khác. Ki67, là một protein nhân không histon khác nhau như phân tích chỉ số phân bào; đo biểu hiện trong gần như tất cả các pha của chu dòng chảy tế bào; nhuộm bạc (AgNOR) và kỹ trình tế bào (G1, S, G2 và M) trừ pha G0 và giai thuật hóa mô miễn dịch. Trong đó kỹ thuật hóa đoạn sớm của pha G1(4). Mức độ biểu hiện tăng mô miễn dịch được sử dụng nhiều nhất trong khi tế bào tiến hành tăng sinh, đặc biệt trong pha (4) nghiên cứu về bướu nguyên bào men . Đánh S và đạt đỉnh ở pha G2 và M. Protein này phân giá sự tăng sinh tế bào bằng hóa mô miễn dịch hủy rất nhanh sau giai đoạn phân bào. Trong có nhiều ưu điểm hơn các kỹ thuật khác bởi vì nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật hóa cấu trúc mô còn nguyên vẹn và sự tăng sinh tế mô miễn dịch xác định tỉ lệ biểu hiện Ki67 ở mô bào có thể được quan sát và đánh giá đồng thời bướu nguyên bào men và phân tích mối liên với các đặc điểm mô bệnh học khác của quan với các đặc điểm lâm sàng, X quang, giải ( ,16) bướu 8 . Nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật hóa phẫu bệnh. mô miễn dịch là dùng kháng thể để xác định sự 70 ca bướu nguyên bào men trong nghiên hiện diện của kháng nguyên trong mô hoặc tế cứu này tất cả đều có biểu hiện dương tính bào (bào tương, màng tế bào, nhân) dựa trên Ki67, Ki67 chủ yếu biểu hiện ở các tế bào phản ứng miễn dịch kháng nguyên - kháng thể. ngoại vị giống như một số nghiên cứu trước Kỹ thuật hóa mô miễn dịch được sử dụng rộng đây(5, 23,26). Tỉ lệ biểu hiện Ki67 trung bình là rãi trong các nghiên cứu cơ bản để xác định vị trí 10,5 ± 7,6%. Kết quả này tương tự như nghiên và sự phân bố của các protein, các dấu ấn sinh cứu của Ahlem và cs tỉ lệ tăng sinh Ki67 trong học phân tử trong các phần khác nhau của mẫu khoảng từ 2 đến 22%, trung bình 10,5%(3); sinh học(4) nghiên cứu của Hirayama và cs cũng cho thấy Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 159 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 tỉ lệ Ki67 trong khoảng từ 1,6 – 19,8%, trung thấy tế bào bướu thâm nhiễm trong xương xốp bình 8,2 ± 5,3%(9), nghiên cứu của Kiresur và cs khoảng cách từ 2 - 8mm, trung bình 4,5mm(6). cũng ghi nhận tỉ lệ Ki67 10,83 ± 1,76%(11). Bướu nguyên bào men có đường viền rõ tụ cốt Biểu hiện Ki67 và tuổi - giới tính. được xem là tiến triển chậm, trong trường hợp này xương lành xung quanh có một phản ứng Nghiên cứu của Bologna - Molina và cs mạnh tạo thành một đường viền xương xơ hóa không thấy có sự liên quan có ý nghĩa giữa biểu tụ cốt, có vai trò như lớp xương đặc hạn chế sự hiện Ki67 với tuổi và giới tính(5). Nghiên cứu của xâm lấn của tế bào bướu và rõ ràng tiên lượng Sandra và cs cho thấy tỉ lệ tăng sinh Ki67 ở bệnh tốt hơn.Trong khi đó, bướu có đường viền rõ nhân trẻ tuổi (≤20 tuổi) là thấp nhất, tiếp theo là nhưng không xơ hóa tụ cốt chứng tỏ vẫn ít nhiều ở tuổi trung niên (21-40 tuổi), và biểu hiện Ki67 có sự xâm lấn của bướu và tiên lượng cũng sẽ cao nhất ở lứa tuổi lớn hơn hơn (>40 tuổi)(23). không tốt. Bướu có đường viền không rõ được Ngược lại với Sandra và cs , trong nghiên cứu xem là có khả năng xâm lấn nhiều hơn các loại của Koizumi và cs, ở nhóm bệnh nhân ≤15 tuổi, khác và nên được điều trị triệt để hơn vì khả biểu hiện Ki67 trung bình 13,8% (thường gặp là năng tái phát rất cao. Li Y và cs cho rằng, ở bệnh dạng đám rối). Trong khi ở nhóm ≥60tuổi, biểu nhân BNBM, ngoài các thông số như kích thước hiện Ki67 trung bình là 8,5% (thường gặp là bướu, vị trí, tuổi, lâm sàng, mô bệnh học và một dạng túi tuyến), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê số thông số khác thì đường viền bướu trên phim (p<0,05)(12). Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng X quang có thể sử dụng như một thông số tham ghi nhận biểu hiện Ki67 ở lứa tuổi < 19 tuổi (9,8 ± khảo để chọn lựa kế hoạch điều trị tránh điều trị 7,4%) cao hơn lứa tuổi >60 tuổi (6,6 ± 1,8%) và quá mức gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cao nhất ở lứa tuổi từ 20-59 tuổi, tuy nhiên, sự cuộc sống của bệnh nhân(15). Trong nghiên cứu khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). này, tỉ lệ biểu hiện Ki67 ở nhóm bướu có đường Biểu hiện Ki67 và đặc điểm X quang viền rõ tụ cốt là 6,3 ± 3,1%, rõ không tụ cốt là 6,1 Nghiên cứu của Bologna-Molina cho thấy ± 3,3% và không rõ là 12,6 ± 8,2%. Có sự liên không có sự liên quan giữa biểu hiện Ki67 và đặc quan có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ tăng sinh tế điểm X quang của bướu nguyên bào men.Trong bào Ki67 và đặc điểm đường viền bướu, nhóm nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận bướu bướu có đường viền không rõ có biểu hiện tăng nguyên bào men có hình ảnh thấu quang nhiều sinh tế bào Ki67 cao hơn các nhóm còn lại hốc có biểu hiện Ki67 trung bình 11,3 ± 7,9% cao (p<0,05). Kết quả này tương tự như nghiên cứu hơn nhiều so với bướu thấu quang một hốc của Li Y và cs ghi nhận biểu hiện Ki67 ở BNBM (trung bình 7,0 ± 4,7%), sự khác biệt này có ý có đường viền không rõ là cao nhất so với bướu nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiên cứu của Ueno có đường viền rõ, tụ cốt hoặc không tụ cốt. Điều và cs trước đây cũng ghi nhận biểu hiện sinh học này có thể cho rằng BNBM có đường viền không của BNBM có liên quan đến đặc điểm X quang rõ biểu hiện kiểu tăng trưởng xâm lấn thâm của bướu, BNBM nhiều hốc thường có tiên nhiễm vào trong xương xốp và có nhiều tế bào lượng xấu hơn(25). với khả năng tăng sinh cao hơn(15). Đường viền bướu trên phim X quang cũng là Thủng vỏ xương là một trong những biểu một thông số có giá trị đánh giá tỉ lệ tăng trưởng hiện xâm lấn tại chỗ của bướu nguyên bào của bướu. Kramer cho rằng bướu nguyên bào men, tuy nhiên còn ít các nghiên cứu trong men có thể xâm lấn vào các khoang giữa các bè nước cũng như trên thế giới báo cáo về tỉ lệ xương ở xương xốp nhưng không xâm lấn vi thể thủng vỏ xương ở BNBM cũng như liên quan vào lớp xương đặc, dù bướu có thể ăn mòn lớp giữa tình trạng này với biểu hiện Ki67. Có thể xương này. Nghiên cứu của Carlson và cs cho là do đa số các nghiên cứu phân tích các đặc 160 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học điểm X quang trên phim toàn cảnh nên không nhận bướu dạng đặc biểu hiện Ki67 cao hơn có ý đánh giá được chính xác tình trạng phồng và nghĩa so với bướu dạng nang(14). Trong nghiên thủng lớp vỏ xương như trên phim CT. Trong cứu này, tỉ lệ biểu hiện Ki67 ở bướu dạng nang nghiên cứu này chúng tôi đánh giá tình trạng trung bình là 9,7 ± 5,6%, trong khi ở bướu dạng thủng lớp vỏ xương ở 70 ca BNBM trên phim đặc là 10,9 ± 8,5%, BNBM dạng đặc có tỉ lệ tăng CT và phân tích sự khác biệt về biểu hiện Ki67 sinh tế bào Ki67 cao hơn BNBM dạng nang, tuy ở nhóm bướu gây thủng vỏ xương và nhóm nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống không thủng vỏ xương. Kết quả nghiên cứu kê (p>0,05). Kết quả này tương tự nghiên cứu cho thấy ở BNBM có thủng xương, biểu hiện của Bologna - Molina, hoạt động tăng sinh tế bào Ki67 là 12,8 ± 8,6% cao hơn so với ở BNBM được đánh giá bởi Ki67 không có sự khác biệt có không thủng vỏ xương 7,2 ± 4,2% và sự khác ý nghĩa giữa bướu dạng nang (15,1%) và bướu biệt là có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,05). dạng đặc (12,8%)(5). Lý do có sự khác biệt giữa Nghiên cứu này cũng ghi nhận không có sự các nghiên cứu về biểu hiện Ki67 ở BNBM dạng khác biệt có ý nghĩa giữa biểu hiện Ki67 với nang và dạng đặc thì chưa rõ ràng, tuy nhiên, có tình trạng tiêu chân răng và răng ngầm trong thể là do sự khác nhau về phương pháp, đặc biệt bướu p>0,05). là về cách đếm tế bào. Một lý do nữa cũng cần Biểu hiện Ki67 và thể bệnh của bướu chú ý, đó là sự khác biệt về hình thái bướu, tỉ lệ tế bào biểu mô giữa BNBM dạng nang và BNBM nguyên bào men dạng đặc hoàn toàn khác nhau. Ở bướu dạng Hai thể bệnh học lâm sàng chính của BNBM nang, các tế bào trung tâm giống mạng lưới hình ở xương hàm là BNBM dạng đặc và BNBM dạng sao ít hơn so với bướu dạng đặc, vì vậy đa số các nang. Đa số các nhà khoa học đều cho rằng tế bào được đếm tương ứng với các tế bào ở lớp BNBM dạng nang có biểu hiện sinh học hoàn đáy và lớp cận đáy, đây là những tế bào có toàn khác so với BNBM dạng đặc với tỉ lệ tái khuynh hướng dương tính Ki67. phát thấp hơn. Tỉ lệ tái phát của BNBM dạng nang trong khoảng từ 6,7 % đến 35,7%, trong khi Biểu hiện Ki67 và giải phẫu bệnh của đó tỉ lệ tái phát của BNBM dạng đặc từ 17,7% BNBM dạng nang đến 27,3% khi điểu trị triệt để và từ 20% đến 90% Năm 1988, qua nghiên cứu 57 ca BNBM khi điều trị bảo tồn(16). Tuy nhiên, khi so sánh dạng nang, Ackermann và c.s đã phân loại hoạt động tăng sinh tế bào qua biểu hiện Ki67 BNBM dạng nang thành ba dạng hình thái mô giữa BNBM dạng đặc và BNBM dạng nang thì bệnh học khác nhau: dạng ống, dạng trong ống có những kết quả trái ngược nhau. Một vài tác và dạng trong vách(1). Nghiên cứu của Bologna- giả nhận thấy rằng tỉ lệ dương tính Ki67 cao hơn Molina và cs, ghi nhận tỉ lệ tăng sinh Ki67 cao ở bướu dạng đặc, tuy nhiên, một số khác lại có nhất ở dạng ống, kế đến mới là dạng trong ống kết quả BNBM dạng nang có tỉ lệ Ki67 dương và trong vách(5). Ngược lại, nghiên cứu của Li và tính cao hơn(4). Nghiên cứu của Meer và cs cho cs cho thấy, ở vị trí các đảo bướu xâm lấn vào thấy hoạt động tăng sinh tế bào được đánh giá vách mô liên kết có biểu hiện Ki67 cao hơn so với qua biểu hiện PCNA và ki67 có sự khác nhau ở vị trí biểu mô nhô vào trong lòng nang và ở lớp giữa các thể lâm sàng bệnh học của BNBM. biểu mô lót thành nang(14); nghiên cứu của Sah và BNBM dạng nang cho thấy chỉ số PCNA và Ki67 cs cũng ghi nhận giá trị trung bình Ki67 ở dạng cao hơn BNBM dạng đặc một cách có ý nghĩa(16). trong ống và dạng trong vách cao hơn so với Ngược lại, nghiên cứu của Sandra và cs trên 32 dạng ống(22). Một nghiên cứu khác của Merr và cs ca BNBM ghi nhận bướu dạng đặc có biểu hiện PCNA và Ki67 cao hơn so với bướu dạng nang cũng có kết quả tương tự, biểu hiện Ki67 ở dạng (p< 0,05)(23), nghiên cứu của Li và cs cũng ghi trong ống và dạng trong vách cao hơn so với Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 161 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 dạng ống(16). Sự khác biệt này có thể là do dạng Biểu hiện Ki67 và giải phẫu bệnh của ống ít các tế bào biểu mô giống mạng lưới hình BNBM dạng đặc sao hơn so với các dạng mô học khác của BNBM Về đặc điểm hình thái vi thể, BNBM dạng dạng nang. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đặc có hai dạng hình thái mô học chính là dạng nhận thấy có sự liên quan có ý nghĩa giữa tỉ lệ túi tuyến và dạng đám rối(21). Một số trường hợp, tăng sinh Ki67 và các dạng mô bệnh học của các tế bào trung tâm giống mạng lưới hình sao có bướu dạng nang, tỉ lệ biểu hiện Ki67 ở dạng ống thể được thay thế bởi tế bào gai, tế bào hạt hoặc (4,6 ± 1,8%) và trong ống (6,0 ± 1,7%) thấp hơn có tế bào đáy tạo nên các biến thể mô bệnh học ý nghĩa so với dạng trong vách 13,3 ± 5,4 khác như dạng gai, tế bào hạt và tế bào đáy. Sự (p<0,05). Nghiên cứu của Piattelli và cs đánh giá khác nhau về sinh học của tế bào tân sinh giữa biểu hiện Ki67 ở 3 dạng mô học của BNBM dạng dạng túi tuyến và dạng đám rối vẫn chưa được nang cũng có kết quả giống như nghiên cứu của sáng tỏ. Đã có nhiều nghiên cứu về biểu hiện của chúng tôi, trong đó dạng ống có biểu hiện Ki67 dấu ấn tăng sinh tế bào như PCNA và Ki67 (5,32 ± 0,86%) thấp hơn so với dạng trong ống nhằm dự đoán biểu hiện sinh học của tế bào (14,18 ± 1,06%) và dạng trong vách (16,5 ± 0,71%), bướu ở nhiều dạng mô bệnh học khác nhau của (9) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05)(19). bướu nguyên bào men dạng đặc . Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy dạng gai, dạng kết Những phát hiện này cho thấy khả năng tăng hợp túi tuyến - đám rối và dạng đám rối có biểu sinh của biểu mô lót nguyên bào men là khác hiện Ki67 cao hơn các dạng khác, tuy nhiên sự nhau ở mỗi dạng mô học của BNBM dạng nang khác biệt này không có ý nghĩa thống kê và đánh giá biểu hiện Ki67 ở BNBM dạng nang (p>0,05). Kết quả nghiên cứu này tương tự như có thể làm sáng tỏ biểu hiện sinh học khác nhau nghiên cứu của Migaldi và cs, không có sự khác của chúng. Tỉ lệ biểu hiện Ki67 ở dạng trong biệt có ý nghĩa về hoạt động tăng sinh tế bào vách cao hơn so với các dạng khác của BNBM giữa các thể mô bệnh học của BNBM dạng đặc(17). dạng nang khẳng định tiềm năng tăng sinh cao Tuy nhiên, nghiên cứu của Ong’uti và cs cho hơn của dạng mô bệnh học này. Trong nghiên thấy dạng túi tuyến có biểu hiện Ki67 cao hơn có cứu này chúng tôi cũng nhận thấy biểu hiện ý nghĩa so với dạng đám rối(18). Một nghiên cứu Ki67 ở dạng trong vách cũng tương tự như ở khác của Sandra và cs cũng ghi nhận dạng túi BNBM dạng đặc, kết quả này cũng phù hợp với tuyến có biểu hiện Ki67 cao hơn dạng đám rối, nghiên cứu của Younis và cs(26). Những nghiên nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống cứu gần đây, có những bằng chứng cho thấy bản kê(23). Ngược lại nghiên cứu của Hirayama và cs chất xâm lấn của BNBM dạng nang và nhiều tác lại ghi nhận biểu hiện Ki67 cao hơn có ý nghĩa ở giả cũng nhấn mạnh có sự giống nhau về biểu dạng đám rối so với dạng túi tuyến(9). hiện sinh học giữa dạng trong vách của BNBM Biểu hiện Ki67 và bướu nguyên phát - tái (2,6) dạng nang và BNBM dạng đặc . Dạng trong phát vách của BNBM dạng nang là dạng xâm lấn Trong nghiên cứu này, tỉ lệ biểu hiện Ki67 nhiều nhất, có tỉ lệ tái phát rất cao 35,7%(2,24). ở bướu nguyên phát là 9,7 ± 7,8 %, tỉ lệ biểu Nghiên cứu của Rastogi và cs đánh giá mức độ hiện Ki67 ở bướu tái phát là 13,5 ± 6,0%. Kết thâm nhiễm của mô bướu vào xương lành xung quả ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống quanh cho thấy BNBM dạng ống và dạng trong kê giữa biểu hiện Ki67 với bướu nguyên phát ống không có sự thâm nhiễm vào xương xung hoặc tái phát. BNBM tái phát có tỉ lệ tăng sinh quanh, ngược lại, BNBM dạng trong vách có sự tế bào cao hơn BNBM nguyên phát (p<0,05). thâm nhiễm của tế bào bướu vào xương lành Kết quả này tương tự như các nghiên cứu gần xung quanh khoảng 2,5 mm(20). 162 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học đây trên thế giới: nghiên cứu của Aziz và cs 7. Gomes C.C., Duarte A.P., Diniz.M.G., Gomes R.S. (2010), “Current concepts of ameloblastoma pathogenesis”, J Oral cũng ghi nhận có sự liên quan có ý nghĩa giữa Pathol Med, 39, 585-591. tỉ lệ tăng sinh Ki67 với bướu nguyên phát hoặc 8. Hegab A., Shuman M., Abd El-Akher M., Arwlan D. (2013), “ tái phát. BNBM tái phát có tỉ lệ tăng sinh tế Ki67 immunohistochemical expression in mandibular ameloblastoma: A prognostic indicator for local recurrence”, bào cao hơn BNBM nguyên phát (p<0,05). Open J Stomatol, 3, 520-526. Nghiên cứu của Migaldi và cs cũng ghi nhận tỉ 9. Hirayama T., Hamada T., Hasui K., Semba I., Murata F., lệ tăng sinh Ki67 có sự khác biệt có ý nghĩa Sugihara K. (2004), “Immunohistochemical Analysis of cell proliferation and suppression of ameloblastoma with special thống kê giữa bướu nguyên phát và bướu tái reference to plexiform and Follicular”, Acta Histochem phát(17). Phân tích biểu hiện Ki67 giữa ca tái Cytochem, 37(6), 391-398. 10. Jhamb T., Kramer J.M. (2014), “Molecular concepts in the phát và ca không tái phát cho thấy giá trị pathogenesis of ameloblastoma: Implications for trung bình của Ki67 ở nhóm tái phát cao hơn therapeutics”, Experimental and Molecular Pathology, 97, 345- có ý nghĩa so với nhóm không tái phát(8). 353. 11. Kiresur M.A., Kumar D.V., Hemavathy S. (2015), “Evaluation Nghiên cứu gần đây nhất của Ahlem và cs os epithelial Cell proliferation in ameloblastoma and cũng ghi nhận hoạt động tăng sinh tế bào keratocystic odontogenic tumor: A comparative study”, được đánh giá bởi Ki67 cao hơn có ý nghĩa ở Universal Research Journal Dentistry, 5(3), 180-184. 12. Koizumi Y., Kauzman A., Okada H., Kuyama K., McComb nhóm các bướu tái phát (p=0,000)(3). RJ. Yamamoto H. (2004), “Assessment of proliferative activity and angiogenesis in ameloblastoma: A comparison based on KẾT LUẬN patient age”, Int J Oral Med Sci, 3(1), 25-33. 13. Kumamoto H. (2010), “Molecular alterations in the Kết quả trong nghiên cứu cho thấy Ki67 có development and progression of odontogenic tumors”, Oral thể là một dấu ấn sinh học giúp dự đoán hoạt Med Pathol, 14, 121-130. động tăng sinh tế bào, xâm lấn và khả năng tái 14. Li T-J., Browne R.M., Matthews J.B.(1995), “Expression of proliferating cell nuclear antigen (PCNA) and Ki-67 in phát tại chỗ của bướu nguyên bào men. Đánh unicystic ameloblastoma”, Histopathology, 26, 219-228. giá biểu hiện Ki67 trong bướu nguyên bào 15. Li Y., Han B., Li L.J. (2012), “ Prognostic and proliferative men trước phẫu thuật có ý nghĩa quan trọng evaluation of ameloblastoma based on radiographic boundary”, Int J Oral Sci, 4, 30-33. giúp xây dựng kế hoạch điều trị thích hợp 16. Meer S., Galpin J.S., Altini M. (2003), “ Proliferating cell hiệu quả đối với bướu nguyên bào men. nuclear antigen and Ki67 immunoreactivity in ameloblastomas”, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol TÀI LIỆU THAM KHẢO Endo, 95, 213-221. 17. Migaldi M., Sartori G., Rossi G., Cittadini A., Sgambato A. 1. Ackerman G.L., Altini M., Shear M. (1988), “The unicystic (2006), “Tumor cell proliferation and microsatellite alterations ameloblastoma: a clinical pathological study of 57 cases”, J in human ameloblastoma”, Oral Oncol, 44, 50-60. Oral Pathol, 17, (9-10), 541-546. 18. Ong’uti M.N., Cruchley A.T., Howells G.L., Williams D.M. 2. Adeyemo W.L., Bamgbose B.O., Ladeinde A.L., Ogunlewe (1997), “ Ki-67 antigen in ameloblastomas: Correlation with M.O.(2007), “Surgical management of ameloblastomas: clinical and histological parameters in 54 cases from Kenya”, conservative or radical approach? A critical review of the Int J Oral Maxillofac Surg, 26, 376-379. literature”, Oral Surg, 1, 22-27. 19. Piattelli A., Lezzi G., Fioroni M., Santinelli A., Rubini C. 3. Ahlem B., Wided A., Amani L., Nadia Z., Amira A., Faten F. (2002), “ Ki67 Expression in Dentigerous cysts, Unicystic (2015), “Study of Ki67 and CD10 expression as predictive ameloblastomas, and Ameloblastomas arising from dental factors of recurrence of ameloblastoma”, European Annals of Cysts”, Journal of Endodontic, 28(2), 55-59. Otorhinolaryngology, Head and Neck Diseases,1-5. 20. Rastogi S., Pandilwar P.K., Maitra S. (2010), “Ameloblastoma: 4. Bologna-Molina R., Bedoya-Borella AM., Soria-Moreira L., an evidence based study”, J Maxillofac Oral Surg, 9(2), 173-177. Soria-Suarez S. (2013), “Molecular biomarkers of cell 21. Reichart P.A., Philipsen H.P. Sonner S. (1995), proliferation in ameloblastomas”, World J Stomatol, 2(4), 79-85. “Ameloblastoma: Biological profile of 3677cases ”, Oral Oncol, 5. Bologna-Molina R., Mosqueda-Taylor A., Lopez-Corella., Eur J Cancer, 31B(2), 86-99. Almeida O.P., Carrasco- Daza D., Garcia- Vazquez F., Farfan- 22. Sah P., Menon A., Kamath A., Chandrashekar C., Carnelio S., Morales J.E., Irigoyen- Camacho M.E., Damian- Matsumura P. Radhakrishnan R. (2013), “Role of immunomarkers in the (2008), “Syndecan-1 (CD138) and Ki-67 expression in different clinicalpathological analysis of unicystic ameloblastoma”, subtypes of ameloblastoma”, Oral Oncol, 44, 805-811. Disease Markers, 35, 481-488. 6. Carlson E. R., Marx R.E. (2006), “The ameloblastoma: Primary, 23. Sandra F., Mitsuyasu T., Nakamura N., Shiratsuchi Y., Ohishi curative Surgical Management”, J Oral Maxilofac Surg, 64, 488- M. (2001), “Immunohistochemical evaluation of PCNA and 494. Ki67 in ameloblastoma”, Oral Oncol, 37, 193-198. Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 163 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 24. Seintou A., Martinelli-KlayCP., Lombardi. (2014), “Unicystic ameloblastoma in children: systematic review of clinicopathological features and treatment outcomes”, Int J Ngày nhận bài báo: 05/01/2016 Oral Maxillofac Surg, 43, 405-412. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/02/2016 25. Ueno S., Mushimoto K., Shirasu R. (1989), “ Prognostic Evaluation of Ameloblastoma Based on Histologic and Ngày bài báo được đăng: 25/03/2016 Radiographic Typing”, J Oral Maxillofac Surg, 47, 11-15. 26. Younis W.H., Hussein A.G., Garib B.T.(2014), “Detection of Ki-67, BCL-2, Treminally apoptotic cells (Tunel assay), CD34 and VEGF in ameloblastoma”, Eur Sci J, 10, 284-298. 164 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbieu_hien_ki67_o_buou_nguyen_bao_men_lien_quan_lam_sang_x_qu.pdf