Tài liệu Biểu hiện khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghệp: Lưu Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 155 - 160
155
BIỂU HIỆN KHÓ KHĂN TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP
Lưu Thị Thảo*
Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất trường Đại
học Lâm nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả phỏng vấn 283 sinh viên năm thứ nhất trường Đại
học Lâm nghiệp qua bảng hỏi. Kết quả đã chỉ ra, sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm
nghiệp gặp những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập trên ba khía cạnh: nhận thức, thái độ
và kỹ năng. Tiêu biểu là các khó khăn tâm lý như: tâm lý e ngại sợ mắc sai lầm trong học tập, chán
nản khi gặp những môn học khó và lo lắng quá mức về việc học. Từ thực trạng trên, tác giả đề
xuất giải pháp về phía nhà trường, Khoa, về phía giảng viên và về phía sinh viên nhằm giảm bớt
khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp.
Từ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lưu Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 155 - 160
155
BIỂU HIỆN KHÓ KHĂN TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP
Lưu Thị Thảo*
Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu biểu hiện khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất trường Đại
học Lâm nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả phỏng vấn 283 sinh viên năm thứ nhất trường Đại
học Lâm nghiệp qua bảng hỏi. Kết quả đã chỉ ra, sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm
nghiệp gặp những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập trên ba khía cạnh: nhận thức, thái độ
và kỹ năng. Tiêu biểu là các khó khăn tâm lý như: tâm lý e ngại sợ mắc sai lầm trong học tập, chán
nản khi gặp những môn học khó và lo lắng quá mức về việc học. Từ thực trạng trên, tác giả đề
xuất giải pháp về phía nhà trường, Khoa, về phía giảng viên và về phía sinh viên nhằm giảm bớt
khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp.
Từ khóa: Hoạt động học tập; Khó khăn tâm lý; kiểm định T-test; sinh viên năm thứ nhất; Trường
Đại học Lâm nghiệp
MỞ ĐẦU *
Học tập là một hoạt động chủ đạo của sinh
viên, thông qua hoạt động học tập sinh viên
tiếp thu được hệ thống tri thức khoa học và
hình thành các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng.
Nhưng không phải lúc nào hoạt động học tập
cũng diễn ra suôn sẻ mà có khi gặp khó khăn,
trì trệ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
Có hiện tượng này là do sự tác động của khó
khăn tâm lý nảy sinh trong chính hoạt động
học tập. Thực tế cho thấy, phần lớn sinh viên
năm thứ nhất tại các trường cao đẳng, đại học
nói chung và của trường Đại học Lâm nghiệp
nói riêng gặp phải khó khăn tâm lý này do các
em đang thực hiện bước chuyển tiếp từ môi
trường học tập bậc phổ thông sang môi
trường học tập bậc đại học với nhiều khác
biệt về khối lượng, nội dung tri thức, phương
pháp giảng dạy, hình thức học tập,vv.
Trong nghiên cứu này, tác giả tìm hiểu những
biểu hiện khó khăn tâm lý trên ba khía cạnh
(nhận thức, thái độ, kỹ năng), từ đó đề xuất
một số giải pháp góp phần giảm bớt khó khăn
tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp.
Mô hình nghiên cứu
Những khó khăn tâm lý trong quá trình học
tập của từng sinh viên Châu Á khi học tại các
trường Đại học của Úc [1]. Hai tác giả đã
khẳng định: sinh viên đến từ các nền văn hóa
*
Tel: 0977 365 696, Email: Luuthao.vfu@gmail.com
khác nhau thường đặt ra các mục tiêu khác
nhau trong cách nghĩ và cách học của họ. Các
tác giả kết luận: sinh viên cần phải có một sự
chuyển biến lớn giữa các nền văn hóa, kiến
thức khác nhau để thích ứng với môi trường
học tập mới. Trong một nghiên cứu tại Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho
thấy: Sinh viên năm thứ nhất thường gặp phải
một số khó khăn tâm lý tiêu biểu trong hoạt
động học tập như: tâm lý e ngại, sợ mắc sai
lầm trong học tập, chán nản khi học những
môn khó và lo lắng quá mức về việc học,
chưa kịp thích ứng với môi trường và cuộc
sống mới ở trường đại học. Nguyên nhân do
bản thân chưa có phương pháp học tập hợp lý,
do khối lượng kiến thức lớn và khó, do môi
trường học tập ở đại học khác biệt quá nhiều
so với bậc học phổ thông, do tính cách cá
nhân, do thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo
[2]. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học là
những khó khăn về mặt tinh thần chi phối quá
trình nhận thức, lĩnh hội tri thức của cá nhân.
Đây là một hiện tượng tâm lý phức tạp, nảy
sinh trong quá trình học tập của con người.
Trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa khái
niệm: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh, tồn
tại trong hoạt động học tập của người học làm
cản trở đến tiến trình và kết quả hoạt động
của họ, biểu hiện qua ba mặt: nhận thức; thái
độ; kỹ năng học tập [3]. Những biểu hiện khó
khăn tâm lý này được cụ thể trên bảng 1.
Lưu Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 155 - 160
156
Bảng 1. Biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
Nhận thức Thái độ Kỹ năng học tập
• Hiếu sự hiểu biết về trường Đại
học Lâm nghiệp
• Thiếu sự hiểu biết về chuyên
ngành
• Nhận thức động cơ HT chưa
rõ ràng
• Mơ hồ, thiếu hiểu biết về vị trí,
vai trò, tầm quan trọng của các
môn học trong chương trình học.
• Thiếu sự hiểu biết về nhiệm vụ
học tập và yêu cầu học tập của
mình
• Chưa thích ứng với phương thức tổ chức
học tập ở đại học.
• Tâm lý e ngại, sợ mắc sai lầm trong học
tập.
• Chán nản khi gặp những môn học khó.
• Lo lắng quá mức về việc học
• Rụt rè, nhút nhát trong việc học
• Chủ quan trong học tập
• Thiếu tự tin vào bản thân nên không cố gắng
học tập
• Thiếu kiên nhẫn trong học tập.
• Mất bình tĩnh khi gặp những vấn đề khó
trong hoạt động học tập.
Không biết hoặc không
rõ cách thực hiện, Thấy
không cần thiết, Vận
dụng không thành thạo
các kỹ năng:
• Đọc sách
• Nghe giảng và ghi
chép
• Kiểm tra đánh giá
• Thuyết trình, thảo luận
• Ôn tập
• Nghiên cứu khoa học
Bảng 2. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Tiêu chí
Khoa, Viện đào tạo trường Đại học Lâm nghiệp
Cơ điện
công
trình
Kinh tế
và
QTKD
Lâm
học
Quản
lý TNR
Viện
CN
gỗ
Viện
CNSH
Viện
KTCQ
Viện
QLĐ
Tổng
Giới
tính
nam 12 67 8 22 3 19 11 9 151
nữ 11 58 7 20 2 17 9 8 132
Chỗ ở
Nội trú 13 74 9 24 3 21 12 10 166
Ngoài KTX 10 51 6 18 2 15 8 7 117
Tổng 23 125 15 42 5 36 20 17 283
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chọn mẫu điều tra
Dung lượng mẫu chính thức: Nhóm nghiên
cứu áp dụng công thức xác định số mẫu trong
trường hợp đã biết tổng thể [1] như sau:
N: Tổng thể nghiên cứu
n: số mẫu được chọn
e: Sai số cho phép, thông thường để đảm
bảo mức độ tin cậy trong nghiên cứu 95%
thì sai số chấp nhận được là 5%
Trong nghiên cứu này số mẫu tối thiểu được
chọn là:
Để đạt được kết quả này, Tác giả tiến hành
khảo sát sinh viên các lớp K62 thông qua
phiếu khảo sát được thiết kế sẵn. Kết quả thu
được 283 câu trả lời đảm bảo yêu cầu. Tác giả
áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng kết
hợp với chọn mẫu ngẫu nhiên bao gồm: Khoa
đào tạo, giới tính, chỗ ở để thu thập thông tin
của 283 sinh viên chính quy đang học tại
trường Đại học Lâm nghiệp với cỡ mẫu thể
hiện trên Bảng 2:
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ
cấp: Tham khảo các công trình nghiên cứu,
sách, báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề
liên quan như: khó khăn tâm lý, hoạt động
học tập của sinh viênTừ đó hệ thống và
khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ
sở lý luận cho nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Thông
tin sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều
tra khảo sát thực tế. Nội dung phiếu điều tra
bao gồm: Thông tin về cá nhân sinh viên,
những biểu hiện khó khăn tâm lý trong học
tập của sinh viên trên ba khía cạnh: nhận
thức, thái độ và kỹ năng học tập. Nhóm
nghiên cứu cũng khảo sát để thu thập thông
tin về biểu hiện những khó khăn tâm lý của
sinh viên K62 trường Đại học Lâm nghiệp.
Để khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý của
sinh viên năm thứ nhất trường ĐHLN tác giả
đã tiến hành xây dựng bảng hỏi theo trình tự
Lưu Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 155 - 160
157
sau: tiến hành điều tra mở bằng hình thức
phát phiếu mở thăm dò ý kiến 30 sinh viên
năm thứ nhất với mục đích: nhằm tập hợp ý
kiến của sinh viên về những khó khăn tâm lý
trong hoạt động học tập của sinh viên để
người nghiên cứu tổng hợp lại, xây dựng nên
nội dung bảng điều tra chính thức về thực
trạng những khó khăn tâm lý của sinh viên
năm thứ nhất trường ĐHLN. Sau đó tiến hành
điều tra thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập của 283 em sinh viên năm thứ
nhất trường ĐHLN.
Phương pháp quan sát: Tác giả sử dụng
phương pháp này nhằm phát hiện những biểu
hiện khó khăn tâm lý về mặt thái độ của sinh
viên năm thứ nhất như: Chán nản khi gặp
những môn học khó, Rụt rè, nhút nhát trong
việc học, Thiếu tự tin vào bản thân nên không
cố gắng học tập, Mất bình tĩnh khi gặp những
vấn đề khó trong hoạt động học tập
Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: Tác
giả tiếp cận, trò truyện với sinh viên năm thứ
nhất thông qua các buổi sinh hoạt lớp được tổ
chức định kỳ hàng tháng. Trong buổi trò
chuyện, tác giả có đề cập đến các khó khăn về
mặt tâm lý mà các em gặp phải trong quá
trình học tập, đồng thời tác giả cũng đưa ra
những lời khuyên giúp các em khắc phục
những khó khăn đó.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt
động: Với đối tượng của nghiên cứu là sinh
viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm
nghiệp, tác giả nghiên cứu sản phẩm của việc
học bao gồm năng lực tiếp thu kiến thức của
sinh viên, kết quả các bài kiểm tra, kết quả
học tập của sinh viên từ đó tìm hiểu, phân tích
các sản phẩm này nhằm đưa ra những giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động học tập
của sinh viên.
Phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các
công cụ thống kê để làm rõ mức độ và tình
hình biến động của các số liệu, phản ánh các
khía cạnh thực trạng của khó khăn tâm lý
trong hoạt động học tập của sinh viên K62
trường Đại học Lâm nghiệp. Các thông số
được sử dụng để nghiên cứu thực trạng gồm:
trung bình (mean), độ lệch tiêu chuẩn (SD),
các kiểm nghiệm T, F cho giá trị trung bình.
Phương pháp thống kê so sánh: sử dụng các
số liệu thống kê để làm rõ mối liên hệ của các
khía cạnh về KKTL trong hoạt động học tập
của sinh viên K62 trường Đại học Lâm
nghiệp. Nghiên cứu sử dụng chương trình
Stata 14.2 để xử lý số liệu.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả phân tích kiểm định T, P
Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt
nhận thức và thái độ trong hoạt động học
tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại
học Lâm nghiệp.
Tác giả tiến hành khảo sát và thu về kết quả
283 câu trả lời đáp ứng yêu cầu của nghiên
cứu. Kết quả thực trạng khó khăn tâm lý biểu
hiện ở mặt nhận thức và thái độ trong hoạt
động học tập của sinh viên năm thứ nhất
(K62) trường Đại học Lâm nghiệp được thể
hiện qua bảng 3. Căn cứ vào điểm trung bình
mức độ xảy ra của các khó khăn tâm lý thì có
5 khó khăn tâm lý mà sinh viên năm thứ nhất
trường ĐHLN gặp phải ở mức độ tương đối
thường xuyên là: Chán nản khi gặp những
môn học khó (mean = 2,95); Lo lắng quá mức
về việc học (mean = 2,83); Thiếu kiên nhẫn
trong học tập (mean = 2,78); Rụt rè, nhút nhát
trong việc học (mean = 2,65); Mất bình tĩnh
khi gặp những vấn đề khó trong hoạt động
học tập (mean = 2,42). Như vậy, xét về các
khó khăn tâm lý mà sinh viên gặp phải ở mức
độ tương đối thường xuyên với điểm trung
bình khá cao, các khó khăn này đều thuộc
nhóm khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái
độ, xúc cảm. Điều này cũng phù hợp với kết
quả khi khảo sát mức độ xảy ra của các khó
khăn tâm lý theo từng nhóm. Khó khăn tâm lý
biểu hiện ở mặt nhận thức: mean = 2,10; Khó
khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái độ: mean =
2,59; Kết quả kiểm định T-test cho giá trị
trung bình (mean) của 2 mặt nhận thức, thái
độ cho thấy khó khăn tâm lý về mặt thái độ
của sinh viên năm nhất trường Đại học Lâm
nghiệp thực sự nhiều hơn khó khăn tâm lý về
mặt nhận thức, với mức ý nghĩa thống kê là
95%. Việc sinh viên năm thứ nhất trường Đại
học Lâm nghiệp có khó khăn tâm lý về mặt
thái độ nhiều hơn, thường xuyên hơn hoàn
toàn có thể lý giải. Bởi sinh viên năm thứ nhất
hầu hết là học sinh vừa rời ghế nhà trường
phổ thông để bước vào giảng đường đại học.
Họ phải đối mặt với rất nhiều sự khác biệt cần
phải thích ứng, và những điều kiện không
Lưu Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 155 - 160
158
thuận lợi đối với hoạt động học tập cần phải
nỗ lực khắc phục.
Qua kết quả trên, có thể kết luận, những sinh
viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm
nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu có tồn tại
những khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập. Các khó khăn tâm lý này được biểu hiện
ở cả hai mặt: nhận thức và thái độ, trong đó
cần quan tâm đến các khó khăn tâm lý biểu
hiện ở mặt thái độ vì chúng xảy ra với mức độ
tương đối thường xuyên hơn.
Kết quả so sánh điểm trung bình mức độ của
các nhóm khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập của sinh viên năm thứ nhất trường
Đại học Lâm nghiệp theo các tiêu chí Nơi
sống và giới tính được thể hiện qua bảng 4.
Kết quả cho thấy: yếu tố giới tính và Nơi sống
có ảnh hưởng đáng kể đến Khó khăn tâm lý
biểu hiện ở mặt nhận thức, nhưng lại không có
ảnh hưởng đáng kể đến Khó khăn tâm lý biểu
hiện ở mặt thái độ của sinh viên năm thứ nhất
trường Đại học Lâm nghiệp.
Yếu tố giới tính và Nơi sống có ảnh hưởng
đáng kể đến KKTL biểu hiện ở mặt nhận
thức, nhưng lại không có ảnh hưởng đáng kể
đến Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái độ
của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHLN.
Thực trạng KKTL biểu hiện ở kỹ năng học
tập của SV năm thứ nhất trường ĐHLN
Kết quả khảo sát các khó khăn tâm lý trong hệ
thống kỹ năng học tập nền được thể hiện qua
bảng 5. KKTL “không biết hoặc không rõ
cách thực hiện kỹ năng”: tỉ lệ sinh viên lựa
chọn ở mức độ trên 60%. Kết quả này phản
ánh thực trạng sinh viên năm thứ nhất có sự
hiểu biết rất hạn chế về những kỹ năng học
tập nền tảng phục vụ cho việc học tập hiệu
quả ở giảng đường đại học. Việc không có
những kiến thức bài bản, sự hiểu biết có hệ
thống về các kỹ năng học tập sẽ khiến sinh
viên tổ chức học tập một cách mày mò theo
phương thức kinh nghiệm vừa làm mất nhiều
thời gian mà hiệu quả học tập lại không cao.
Đặc biệt ở ba nhóm kỹ năng có tỉ lệ lựa chọn
khó khăn tâm lý này rất cao là: thuyết trình-
thảo luận (87,2%), đọc sách (81,7%), nghe
giảng và ghi chép (81,2%). Việc sinh viên
năm thứ nhất trường ĐHLN gặp khó khăn
tâm lý “không biết hoặc không rõ cách thực
hiện kỹ năng” ở ba nhóm kỹ năng này cũng
có thể được lý giải do có sự khác biệt quá lớn
về môi trường học tập ở bậc phổ thông và bậc
đại học. Khi còn là học sinh phổ thông, họ
làm việc theo cách thức đa phần là thầy đọc,
trò chép, cơ hội để làm việc nhóm hầu như
không có. Do đó, khi trở thành sinh viên, đa
số họ không biết hoặc biết không rõ cách thực
hiện các kỹ năng học tập này cũng là điều tất
yếu. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn sinh
viên đều có thái độ, sự đánh giá tương đối
tích cực về vai trò của các nhóm kỹ năng đối
với việc học tập, thể hiện qua tỉ lệ sinh viên
lựa chọn KKTL này tương đối thấp.
Bảng 3. Thực trạng mức độ KKTL biểu hiện ở mặt nhận thức và thái độ trong hoạt động học tập của
sinh viên năm thứ nhất (K62) trường Đại học Lâm nghiệp
STT CÁC KHÓ KHĂN TÂM LÝ MEAN SD
THỨ
HẠNG
I Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức
1 Thiếu sự hiểu biết về trường Đại học Lâm nghiệp 2,34 0,89 6
2 Thiếu sự hiểu biết về chuyên ngành 1,90 0,85 14
3 Nhận thức động cơ học tập chưa rõ ràng 2,07 0,86 11
4
Mơ hồ, thiếu hiểu biết về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của các môn học
trong chương trình học.
2,06 0,90 12
5 Thiếu sự hiểu biết về nhiệm vụ HT và yêu cầu học tập của mình 2,16 0,91 9
II Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái độ
1 Chưa thích ứng với phương thức tổ chức học tập ở đại học. 2,20 0,92 8
2 Tâm lý e ngại, sợ mắc sai lầm trong học tập. 2,33 1,02 7
3 Chán nản khi gặp những môn học khó. 2,95 0,85 1
4 Lo lắng quá mức về việc học 2,83 0,97 2
5 Rụt rè, nhút nhát trong việc học 2,65 0,95 4
6 Chủ quan trong học tập 2,16 1,09 10
7 Thiếu tự tin vào bản thân nên không cố gắng học tập 1,99 1,03 13
8 Thiếu kiên nhẫn trong học tập. 2,78 0,89 3
9 Mất bình tĩnh khi gặp những vấn đề khó trong hoạt động học tập. 2,42 0,98 5
Lưu Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 155 - 160
159
Bảng 4. So sánh thực trạng mức độ các nhóm khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
năm thứ nhất trường ĐHLN theo các tiêu chí
Nhóm khó khăn
tâm lý
Tiêu chí so sánh MEAN SD
Kiểm nghiệm
T P
Khó khăn tâm lý biểu
hiện ở mặt nhận thức
Giới tính
Nam 1,98 0,92
5,1631 0,000
Nữ 2,23 0,86
Nơi sống
Nội trú KTX 2,03 0,91
3,1463 0,0017
Ngoại trú 2,18 0,88
Khó khăn tâm lý biểu
hiện ở mặt thái độ
Giới tính
Nam 2,48 1
-0,4769 0,6335
Nữ 2,46 1,03
Nơi sống
Nội trú KTX 2,44 1,07
1,843 0,0654
Ngoại trú 2,51 0,95
Kiểm nghiệm T để so sánh trung bình mức độ KKTL của biến số giới tính, nơi sống. P: xác suất ý nghĩa
của kiểm nghiệm. Với mức xác suất sai lầm = 0,05, nếu P có sự khác biệt ý nghĩa
Bảng 5. Thực trạng khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập của sinh viên
năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp
Các kỹ năng học tập
Khó khăn tâm lý trong kỹ năng học tập
Không biết hoặc không rõ
cách thực hiện kỹ năng
Thấy không cần
thiết có kỹ năng.
Vận dụng không
thành thạo kỹ năng
f (%) f (%) f (%)
Đọc sách 231 81,7 81 28,6 262 92,6
Nghe giảng và ghi chép 230 81,2 114 40,3 267 94,3
Kiểm tra đánh giá 206 72,8 102 36,2 254 89,9
Thuyết trình, thảo luận 247 87,2 80 28,1 240 84,7
Ôn tập 187 66,2 72 25,3 203 71,9
Nghiên cứu khoa học 224 79 90 31,9 200 70,8
Khó khăn tâm lý “vận dụng kỹ năng không
thành thạo”: Ở khó khăn tâm lý này, kết quả
khi khảo sát cũng có sự chọn lựa rất cao ở
sinh viên. Kết quả này cũng phù hợp khi mà
khó khăn tâm lý “không biết hoặc không rõ
cách thực hiện kỹ năng” đã có tỉ lệ lựa chọn ở
mức độ khá cao. Ba kỹ năng sinh viên năm
thứ nhất gặp khó khăn tâm lý này rất cao là
kỹ năng đọc sách (92,6%), kỹ năng nghe
giảng và ghi chép (94,3%) và kỹ năng kiểm
tra đánh giá (89,9%). Đây cũng là những kỹ
năng mà sinh viên năm thứ nhất đánh giá là
không cần thiết phải có chiếm một tỉ lệ khá
cao so với những kỹ năng học tập khác.
Một số giải pháp
Về phía nhà trường, Khoa
Tăng cường cung cấp thông tin về trường, về
các ngành học, về yêu cầu của nghề giáo viên
cũng như tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt
nhằm giúp sinh viên năm thứ nhất giảm bớt
sự lo lắng, bỡ ngỡ khi bước chân vào giảng
đường ĐHLN, cụ thể: Tổ chức thêm các buổi
nói chuyện giới thiệu về trường, về khoa, về
ngành nghề để tăng cường sự hiểu biết của
SV năm thứ nhất về trường, về ngành nghề
mà mình đã chọn. Cấp kinh phí và hỗ trợ tổ
chức những buổi giao lưu giữa sinh viên năm
thứ nhất với sinh viên các khoá trước, đặc biệt
giới thiệu các sinh viên tiêu biểu trong học tập
và hoạt động phong trào nhằm chia sẻ kinh
nghiệm về học tập và đời sống sinh viên cho
SV năm thứ nhất.
Về phía giảng viên
Cần chú trọng công tác cố vấn học tập, công
tác cố vấn học tập phải thật sự là chiếc cầu
nối giữa sinh viên năm thứ nhất với giảng
viên. Các giảng viên cần nhiệt tình hơn trong
công tác giảng dạy. Cụ thể là bên cạnh
nhiệm vụ cung cấp tri thức các giảng viên
cần chú ý hướng dẫn về phương pháp học
tập, đặc biệt là phương pháp học tập môn
học nhằm tạo cho SV năm thứ nhất có khả
năng tự học hiệu quả.
Về phía sinh viên.
Nâng cao ý thức về ngành học lựa chọn, ý
nghĩa của việc học ngành lựa chọn đối với
bản thân, gia đình và xã hội. Xác định động
cơ, mục tiêu học tập cụ thể, phù hợp với bản
Lưu Thị Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 155 - 160
160
thân. Tập trung vào hoạt động học tập của
mình ngay từ khi bắt đầu bước chân vào
trường đại học, tránh chủ quan, trì hoãn việc
học tập chu đáo cho những năm học sau. Tích
cực trong việc học. Cụ thể là tích cực, chủ
động trao đổi với giảng viên về nội dung,
chương trình, nguyện vọng học tập của mình
để giảng viên có cơ sở điều chỉnh, phản hồi kịp
thời và phù hợp; tích cực trao đổi học tập trong
lớp với bạn bè. Mạnh dạn nhìn nhận những
điểm yếu trong quá trình học tập của mình để
tìm biện pháp khắc phục, tìm sự hỗ trợ từ thầy
cô, bạn bè, các anh chị sinh viên khoá trước
Chủ động tham gia các hoạt động, phong trào
của lớp, khoa, trường trong khả năng và điều
kiện của mình để tạo sự gắn bó với môi trường
học tập đồng thời giúp rèn luyện cho bản thân
một số kỹ năng sống độc lập.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, có thể kết
luận, những sinh viên năm thứ nhất trường
Đại học Lâm nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu có
tồn tại những KKTL trong hoạt động học tập,
tiêu biểu là các khó khăn tâm lý như: tâm lý e
ngại sợ mắc sai lầm trong học tập, chán nản
khi gặp những môn học khó và lo lắng quá
mức về việc học. Các KKTL nói chung được
biểu hiện ở cả hai mặt: nhận thức và thái độ.
Trong đó cần quan tâm đến các KKTL biểu
hiện ở mặt thái độ, hơn vì chúng xảy ra với
mức độ tương đối thường xuyên hơn. Sinh
viên năm thứ nhất trường ĐHLN cũng gặp
phải các khó khăn tâm lý ở kỹ năng học tập,
đặc biệt sinh viên có tỉ lệ lựa chọn khá cao ở
hai KKTL “không biết hoặc không rõ cách
thực hiện kỹ năng” và “vận dụng kỹ năng
không thành thạo” ở tất cả các kỹ năng nền
tảng của việc học đại học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ballard Brigid và Clanchy John (1984), Study
abroad: A manual for Asian students, Longman.
2. Nguyễn Thị Thiên Kim (2007), Khó khăn tâm
lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ
nhất trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh, Trường Đại học Sư phạm, Đại học TP Hồ
Chí Minh
3. Nguyễn Xuân Thức và Đào Thị Lan Hương
(2007), “Phân tích các biểu hiện khó khăn tâm lý
trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ
nhất sư phạm”, Tạp chí Tâm lý học, số 9(102), tr.
14-21.
4. Taro Yamane (1973), Statistics: An troductory
analysis, A Harper International Edition.
5. Lý Thị Minh Hằng (2014), Khó khăn tâm lý của
phụ nữ trong đấu tranh chống bạo lực gia đình, luận
án tiến sĩ chuyên ngành..., Viện Hàn lâm khoa học xã
hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội.
ABSTRACT
PSYCHOLOGICAL DIFFICULTIES IN LEARNING ACTIVITIES OF FIRST-
YEAR STUDENTS FROM VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF FORESTRY
Luu Thi Thao
*
Vietnam National University of Forestry
This research aimed to evaluate the psychological difficulties that cause psychological difficulties
for first-year students at the Forestry University. In this research, we surveyed 283 first-year
students of Vietnam National University of Forestry (VNUF) through the questionnaire survey. As
a result, VNUF’s first-year encountered psychological obstacles in studying activities (including
psychological fear of making mistakes in studying, feeling depression in facing difficulties and
excessive anxiety about learning). Substantial causes of these problems are lacking proper learning
methods; a large amount of difficult knowledge; the students’ individual problems, such as shy,
self-deprecating; lacking suitable methods of using the textbooks and references. From these
findings, the article proposes some recommendations to the university and first-year students
themselves to reduce psychological difficulties in learning activities.
Keywords: first year students, psychological difficulties, studying activity, T-test , Vietnam
National University of Forestry
Ngày nhận bài: 26/11/2018; Ngày hoàn thiện: 25/12/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018
*
Tel: 0977 365 696, Email: Luuthao.vfu@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62_92_1_pb_1877_2124486.pdf