Tài liệu Biểu hiện gen mã hóa leucoanthocyanidin reductase phân lập từ chè trung du xanh (camellia sinensis var. macrophylla) trong vi khuẩn e. coli: Hoàng Thị Thu Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 129 - 135
129
BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA LEUCOANTHOCYANIDIN REDUCTASE
PHÂN LẬP TỪ CHÈ TRUNG DU XANH (Camellia sinensis var. macrophylla)
TRONG VI KHUẨN E. COLI
Hoàng Thị Thu Yến1*, Huỳnh Thị Thu Huệ2
1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên,
2Viện Nghiên cứu hệ gen - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TÓM TẮT
Hàm lượng polyphenol quyết định đến màu sắc, độ chát và hương vị của nước chè, catechins và
dẫn xuất của nó chiếm khoảng 70% polyphenol tổng số. Leucoanthocyanidin reductase (LAR) là
một trong hai enzyme chìa khóa tham gia vào con đường sinh tổng hợp catechins ở chè. Gen mã
hóa LAR có 3 locus trên hệ gen (CsLAR1, CsLAR2, CsLAR3) trong đó CsLAR1 được chứng minh
tham gia sinh tổng hợp catechin và gallocatechin từ leucoanthocyanidin. Chè Trung du từ lâu đã
được coi là khởi thủy của cây chè Việt Nam, có 2 dòng chính là Trung du xanh và Trung du tím.
Gen CsLAR1 được phân lập từ chè Trung du...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện gen mã hóa leucoanthocyanidin reductase phân lập từ chè trung du xanh (camellia sinensis var. macrophylla) trong vi khuẩn e. coli, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 129 - 135
129
BIỂU HIỆN GEN MÃ HÓA LEUCOANTHOCYANIDIN REDUCTASE
PHÂN LẬP TỪ CHÈ TRUNG DU XANH (Camellia sinensis var. macrophylla)
TRONG VI KHUẨN E. COLI
Hoàng Thị Thu Yến1*, Huỳnh Thị Thu Huệ2
1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên,
2Viện Nghiên cứu hệ gen - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TÓM TẮT
Hàm lượng polyphenol quyết định đến màu sắc, độ chát và hương vị của nước chè, catechins và
dẫn xuất của nó chiếm khoảng 70% polyphenol tổng số. Leucoanthocyanidin reductase (LAR) là
một trong hai enzyme chìa khóa tham gia vào con đường sinh tổng hợp catechins ở chè. Gen mã
hóa LAR có 3 locus trên hệ gen (CsLAR1, CsLAR2, CsLAR3) trong đó CsLAR1 được chứng minh
tham gia sinh tổng hợp catechin và gallocatechin từ leucoanthocyanidin. Chè Trung du từ lâu đã
được coi là khởi thủy của cây chè Việt Nam, có 2 dòng chính là Trung du xanh và Trung du tím.
Gen CsLAR1 được phân lập từ chè Trung du xanh có một số khác biệt về trình tự amino acid so
với các trình tự đã công bố, một số sai khác nằm trong các vùng quy định chức năng của CsLAR1.
Nghiên cứu này trình bày kết quả tạo CsLAR1 tái tổ hợp. Gen CsLAR1 được gắn vào vecotor biểu
hiện pET32a(+), sau đó biến nạp vào vi khuẩn E. coli chủng Rosetta, sử dụng IPTG cảm ứng biểu
hiện CsLAR1 tái tổ hợp. CsLAR1 thu được tồn tại ở cả dạng không tan và dạng tan.
Từ khóa: chè Trung du, chè Trung du xanh, Leucoanthocyanidin reductase, catechins, catechin,
gallocatechin, CsLAR1
MỞ ĐẦU*
Chất lượng sản phẩm chè được đánh giá chủ
yếu dựa trên thành phần hóa học có trong chè.
Theo thống kê của Harbowy (1997) [5], thành
phần hóa học chính trong chất rắn chiết xuất
từ chè xanh là polyphenol, chiếm 30-40%
khối lượng, tiếp theo là các hợp chất chứa N
có khoảng 15% bao gồm caffein (khoảng 2-
5%), protein (6%) và các amino acid (5%).
Điều đặc biệt là ngoài các amino acid phổ
biến, theanine là amino acid chỉ có ở trong
chè chiếm đến 3%. Thành phần hydratcacbon
ở chè có khoảng 11% bao gồm các
polysaccharide, pectin và các gốc đường tự
do. Ở chè có khoảng 3-4% lipid, tuy nhiên
khả năng hòa tan của lipid trong dịch chiết
xuất là thấp hơn. Ngoài ra, trong chè còn có
axit hữu cơ, các vitamin, muối khoáng, các
sắc tố như chlorophyll, carotene đặc biệt là
tinh dầu và các hợp chất dễ bay hơi liên quan
đến tạo hương vị trong chế biến chè chỉ chiếm
một phần rất nhỏ.
*
Tel: 0982 752153, Email: yenhtt@tnus.edu.vn
Hàm lượng polyphenol quyết định đến màu
sắc, độ chát của nước chè và góp phần tạo
hương vị của chè. Hầu hết các đặc tính có lợi
cho sức khỏe con người đã được chứng minh
là do các hợp chất polyphenol có trong chè
[5]. Catechins và dẫn xuất của nó còn được
gọi là các flavan-3-ol chiếm khoảng 70%
polyphenol tổng số [18]; [20]; [23]. Catechins
có nhiều lợi ích sức khỏe cho con người như
khả năng chống oxi hóa [10], các hoạt tính
phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt và buồng
trứng [2]; [14], chống ung thư và bệnh tiểu
đường [8]; [21]; [25], ngăn chặn bệnh tim
mạch [3]; [25]; đặc biệt catechins có thể cũng
đóng vai trò trong chống lại tác nhân gây
bệnh [11]. Thành phần catechins bao gồm
Epicatechin (EC), Epicatechin gallate (ECG),
Epigallocatechin (EGC), Epigallocatechin
gallate (EGCG), catechin (C) và
Gallocatechin (GC) [26]. Các nghiên cứu gần
đây chỉ ra rằng cả thành phần và sự tích lũy
catechins có tương quan cao với mức độ biểu
hiện của các gen [7]; [13]; [19]; [24] (hình 1).
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 129 - 135
130
C4H
Naringenin chalcone
4-Coumaroyl coA
CHS
CHI
F3H
Phenylalanine Cinnamic acid 4-Coumaric acid
PAL
4CL
leucodelphinidin
DFR
Leucocyanidin
Catechin (C)
LAR
Epicatechin (EC)
ANS
Cyanidin Leucoanthocyanin
Gallocatechin (GC)
Delphinidin
Epigallocatechin (EGC)
LARANR
ANR
Epicatechin gallate
(ECG)
Epigallocatechin gallate
(EGCG)
FGS
FGS
ANS
flavanones
Dihydroflavonol
Leucoanthocyanidin
Hình 1. Con đường sinh tổng hợp catechins ở chè [9]; [19]
PAL (phenylalanine ammonialyase); 4CL (4-coumarate: CoA ligase); C4H (cinnamate 4-hydroxylase);
CHI (chalcone isomerase); CHS (chalcone synthase); DFR (dihydroflavonol reductase); F3H (flavanone
3β-hydroxylase); LAR (leuacoanthocyanidin reductase); ANR (anthocyanidin reductase); ANS
(anthocyanin synthase); FGS (flavan-3-ol gallate synthase)
Catechins của chè được tổng hợp theo các
nhánh khác biệt dưới sự xúc tác trực tiếp của
2 enzyme leucoanthocyanidin reductase
(LAR) và anthocyanidin reductase (ANR).
Hai enzyme này đóng vai trò chìa khóa xác
định thành phần catechins bao gồm:
Catechins được epimer hóa còn gọi là
epicatechin (EGCG, ECG, EGC và EC) và
catechins không được epimer hóa (GC và C)
[11]; [12]; [22]. LAR xúc tác chuyển hóa
leucocyanidin, leucoanthocyanin thành C và
GC. Trong khi ANR xúc tác tổng hợp EC và
EGC từ anthocyanin. Sau đó, EC và EGC
được ester hóa tạo thành ECG và ECCG [1];
[15]; [16]; [23]. Tuy nhiên, nghiên cứu gần
đây chỉ ra rằng sự biểu hiện của LAR
(CsLAR1) ở thuốc lá cho kết quả tích lũy
epicatechin cao hơn catechin, điều này cho
thấy LAR có thể cũng có thể tham gia vào sự
tổng hợp epicatechin [11].
LAR là hợp chất không màu, dễ dàng bị oxy
hóa và ngưng tụ hình thành sắc tố trong quá
trình lên men chè và thuộc siêu họ
dehydrogenase [23]. Bằng phương pháp tiếp
cận di truyền ngược, các nhà nghiên cứu đã
chỉ ra LAR có ba locus gen được đặt tên là
CsLAR1, CsLAR2, CsLAR3 và đăng kí trên
GenBank với mã số tương ứng KY615698,
KY615700, KY615699. cDNA đầy đủ của
ba gen CsLAR1, CsLAR2 và CsLAR3 là
1518, 1401 và 1595 bp với khung đọc mở
(ORFs) tương ứng 1029, 984 và 1197 bp. Kết
quả nghiên cứu cho thấy CsLAR1, CsLAR2
và CsLAR3 có sự tương đồng trình tự amino
acid 99; 82; 74% so với gen CsLAR được
công bố trên GenBank mang mã số
GU992401. Trong các locus gen mã hóa
LAR, thì CsLAR1 đã được nghiên cứu biểu
hiện ở E. coli và trên cây thuốc lá [4]; [11];
[17]. Gen CsLAR1 được phân lập từ chè
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 129 - 135
131
Trung du xanh có một số sai khác về trình tự
amino acid so với các trình tự đã công bố,
một trong số các sai khác đó nằm trong các
vùng quy định chức năng của LAR [6]. Do đó
trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục tiến
hành tạo CsLAR1 tái tổ hợp từ gen phân lập
từ chè Trung du xanh nhằm tạo nguyên liệu
nghiên cứu làm sáng tỏ chức năng của
enzyme này.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nguyên liệu
Vector tạo dòng pJET1.2 mang gen CsLAR1
từ chè Trung du xanh (pJET1.2 _CsLAR1) và
vector biểu hiện pET32a(+) được lưu giữ tại
Phòng Đa dạng sinh học hệ gen, Viện nghiên
cứu hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và công
nghệ Việt Nam.
Phương pháp
Thiết kế cấu trúc biểu hiện gen CsLAR1
Từ kết quả nghiên cứu bản đồ cắt giới hạn của
gen CsLAR1 công bố trên GenBank
(GU992401), sơ đồ cấu tạo của vector tách
dòng pJET1.2 (Thermo scientific) và vector
biểu hiện pET32a(+) (Novagen), cho thấy hai
điểm cắt của enzyme cắt giới hạn BamHI và
XhoI không có trong trình tự gen CsLAR1, có
trong vùng đa tách dòng của vector pJET1.2
và pET32a(+). Chính vì vậy, các đoạn nhận
biết của các enzyme cắt giới hạn được thiết kế
thêm vào đầu 5’ của mồi để khuếch đại gen từ
cDNA chè Trung du xanh. Trên cơ sở đó, mô
hình cấu trúc biểu hiện gen CsLAR1 trong
vector pET32a(+) được mô tả như hình 2.
Tạo vector biểu hiện gen CsLAR1
Vector pJET1.2 mang gen CsLAR1 từ giống
chè Trung du xanh đã được cắt bằng hai
enzyme giới hạn BamHI và XhoI để thu đoạn
gen CsLAR1 có kích thước 1026 bp. Đồng
thời, phản ứng cắt bằng BamHI và XhoI cũng
được tiến hành với vector pET32a(+). Tiếp
sau đó, phản ứng lai gen CsLAR1 vào vector
pET32a(+) được tiến hành ở điều kiện 22oC
trong 1 giờ. Sản phẩm của quá trình lai được
biến nạp vào tế bào vi khuẩn E. coli DH10B.
Sau khi biến nạp bằng phương pháp sốc nhiệt,
dịch tế bào này được nuôi trên đĩa LB có bổ
sung ampicillin. Sau đó, một số khuẩn lạc
được chọn và nuôi trong môi trường LB có bổ
sung kháng sinh ampicillin ở điều kiện 37oC,
nuôi lắc 200 vòng/phút, qua đêm để tách
plasmid. Plamid thu được được phân tích
bằng enzyme giới hạn và PCR.
Biểu hiện gen CsLAR1
Cấu trúc biểu hiện gen mã hóa CsLAR1 trong
vector pET32a(+) được biến nạp vào 2 chủng
tế bào biểu hiện là Rosetta1, Rosetta2 theo
phương pháp sốc nhiệt (Novagen). Dịch nuôi
tế bào được cấy trải trên đĩa LB có bổ sung
kháng sinh ampicillin, nuôi qua đêm ở điều
kiện 37oC. Tiếp theo, cảm ứng biểu hiện gen
CsLAR1 trong các chủng biểu hiện ở nồng độ
IPTG 0,05 mM dưới điều kiện 37oC trong 5
giờ. Sau đó, các tế bào được thu và xử lý
trước khi kiểm tra protein tổng số trên gel
polyacrylamide 14%.
Trx.tagRBS Histag-Stag-Thrombin-Entorokinase
Gen CsLAR1
His tag
AUG - 109 aa 54 aa 342 aa
STOP
6 aa 5 aa - TAA
BamHI XhoI
Hình 2. Mô hình cấu trúc biểu hiện gen CsLAR1
RBS: Trình tự nhận biết của ribosome; Trx.tag giúp tăng cường protein tái tổ hợp ở dạng tan trong nước,
Histag, Stag là trình tự giúp phát hiện và tinh chế protein tái tổ hợp, Thrombin và Enterokinase là trình tự
giúp cắt chuỗi amino acid của protein tái tổ hợp
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Biến nạp cấu trúc biểu hiện mang gen CsLAR1 vào vi khuẩn E. coli DH10b
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 129 - 135
132
Đoạn gen CsLAR1 từ giống chè Trung du
xanh đã được tạo dòng trong vector
pJET1.2, plasmid tái tổ hợp này được cắt
bằng hai enzyme giới hạn BamHI và XhoI
để thu đoạn gen CsLAR1 có kích thước
1026 bp. Đồng thời, phản ứng cắt bằng
BamHI và XhoI cũng được tiến hành với
vector pET32a(+) (Hình 3).
Kb M 1 2
1,0
6,0
3,0
Hình 3. Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm cắt
plasmid bằng BamHI và XhoI
1: Sản phẩm cắt enzyme giới hạn từ dòng
plasmid pJET1.2_CsLAR1 2 và vector pET32a(+)
bằng BamHI và XhoI
Trên hình 3 cho thấy, plasmid tái tổ hợp bị cắt
thành hai đoạn: Một đoạn lớn có kích thước
tương ứng với kích thước vector pJET1.2 (~
3,0 kb) và một đoạn nhỏ hơn có kích thước
khoảng 1,0 kb tương ứng đoạn gen CsLAR1.
Trong khi đó, vector pET32a(+) đã được mở
vòng có kích thước ~5,9 Kb. Tiếp theo, chúng
tôi thực hiện phản ứng lai gen CsLAR1 vào
vector pET32a(+), biến nạp vào tế bào vi
khuẩn E. coli DH10B và nuôi trên môi trường
LB chọn lọc. Plasmid được tách từ các dòng
khuẩn lạc thu được và kết quả điện di được
trình bày ở hình 4.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 (-)
Hình 4. Kết quả điện di kiểm tra plasmid tách từ
các khuẩn lạc
(-): vector pET32a(+) không mang đoạn chèn, 1 –
15: 15 dòng plasmid
Kết quả điện di kiểm tra plasmid hình 4 cho
thấy, trong 15 dòng thu được chỉ có duy nhất
dòng số 07 thấp hơn đối chứng là vector
pET32a(+) không mang đoạn chèn. Do đó,
chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên một số dòng
plasmid cao hơn đối chứng để phân tích chọn
vector biểu hiện pET32a(+)_CsLAR1.
Chọn lọc dòng plasmid mang gen CsLAR1
Các dòng plasmid được tiến hành phản ứng cắt
kiểm tra bằng hai enzyme giới hạn BamHI và
XhoI, sản phẩm của phản ứng cắt được điện di
kiểm tra trên gel agarose 0,8% (Hình 5).
Kb M 1 2 3
1,0
6,0
3,0
5,9 kb
~1,0 kb
1,0
0,5
3,0
Kb M 1 2 3 (+) (-)
1,0 kb
A B
Hình 5. Kết quả điện di kiểm trả sản phẩm cắt kiểm tra plasmid pET32a(+)_CsLAR1 bằng BamHI và XhoI
và PCR khuếch đại gen
Hình 5A (M: Maker 1kb, 1 - 3: Sản phẩm cắt enzyme giới hạn từ 3 dòng plasmid pET32a(+)_CsLAR1);
hình 5B (M: Maker 1 kb, (+): Sản phẩm PCR từ đối chứng dương là plasmid pJET1.2_CsLAR1, (-): Sản
phẩm PCR đối chứng âm là H2O; 1 - 3: Sản phẩm PCR từ plasmid pET32a(+)_CsLAR1)
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 129 - 135
133
Trên hình 5A cho thấy plasmid, plasmid tách
chiết được cắt kiểm tra bằng enzyme giới hạn
BamHI và XhoI, DNA plasmid bị cắt thành
hai đoạn: Một đoạn lớn có kích thước tương
ứng với kích thước vector pET32a(+) (5,9 kb)
và một đoạn nhỏ hơn có kích thước khoảng
1,0 kb tương ứng với đoạn gen CsLAR1. Như
vậy, chúng tôi đã tạo được vector pET32a(+)
mang gen CsLAR1. Để chắc chắn hơn, chúng
tôi thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi nhân
gen CsLAR1. Sản phẩm PCR từ 3 dòng
plasmid đều lên băng đậm và rõ nét có kích
thước khoảng 1,0 kb tương ứng với kích
thước của đoạn gen CsLAR1 (hình 5B). Như
vậy, chúng tôi đã tạo được dòng biến nạp vào
E. coli DH10B mang đúng plasmid
pET32a(+)_CsLAR1.
Biểu hiện gen CsLAR1
Gen mã hóa CsLAR1 từ giống chè Trung du
xanh phân lập có kích thước 1,029 kb, mã hóa
337 amino acid. Kết quả này giống với kích
thước gen CsLAR1 của các mẫu chè đã được
nghiên cứu và công bố [4]; [11]. Hệ số tương
đồng di truyền trình tự amino acid giữa chè
Trung du xanh với các trình tự đã công bố và
đăng ký trên ngân hàng GenBank. CsLAR1
thuộc siêu họ dehydrogenase, đã được phân
tích có chứa 3 motif bảo thủ giữa các loài:
Motif RFLP, ICCN và THD. CsLAR1 có 2
vùng chức năng chính, vùng liên kết với
NADP giàu glycine ở đầu N (vị trí 18-24);
vùng xác định sự đặc hiệu cơ chất chứa các
amino acid ở vị trí 118H, 133Y và 136K [17].
CsLAR1 phân lập từ chè Trung du xanh có
tính bảo thủ ở các amino acid liên kết với cơ
chất, còn vùng liên kết với NADP tất cả các
mẫu công bố đều là S, còn mẫu chè Trung du
xanh là C. Motif RFLP và THD có tính bảo
thủ cao, trong khi motif ICCN của CsLAR1
từ chè Trung du xanh có 1 vị trí amino acid
khác biệt so với các trình tự còn lại [6].
Sau khi thiết kế thành công, vector tái tổ hợp
pET32a(+)_CsLAR1 được biến nạp vào 2
chủng tế bào biểu hiện là Rosetta1, Rosetta2
và kiểm tra biểu hiện CsLAR1 trong các
chủng mang vector tái tổ hợp này. Để lựa
chọn chủng biểu hiện thích hợp nhất, chúng
tôi chọn ngẫu nhiên một khuẩn lạc trên mỗi
đĩa biến nạp và tiến hành cảm ứng biểu hiện
gen CsLAR1. Kết quả kiểm tra protein tổng số
được thể hiện ở Hình 6.
Hình 6. Kết quả điện di sản phẩm protein CsLAR1
M: Thang protein chuẩn của Fermentas, (-): Đối
chứng âm là chủng không được cảm ứng, ts:
protein tổng số, tan: Protein thu được ở pha tan,
tủa: Protein thu được ở pha tủa
Gen CsLAR1 có độ dài 1026 bp tương ứng
với sản phẩm protein lý thuyết là khoảng
37,62 kDa cùng với đoạn trình tự TrxA mã
hoá cho protein thioredoxin (11,8 kDa), His-
Taq (1,68 kDa), S-Taq (1,7 kDa), thrombin
(0,63 kDa), enterkinase (0,61 kDa). Như vậy,
protein tái tổ hợp thu được có kích thước lý
thuyết khoảng 54,04 kDa. Hình ảnh điện di
protein tổng số cho thấy sản phẩm điện di của
các chủng Rosetta1, Rosetta2 có xuất hiện
một băng protein đậm khác biệt so với đối
chứng là chủng không được cảm ứng. Băng
protein này nằm ở khoảng kích thước tương
đương với kích thước của protein CsLAR1 và
các phần của vector pET32a(+) (27,72 kDa)
trên lý thuyết. Trong đó, băng protein
CsLAR1 ở chủng Rosetta1 to và đậm hơn so
với chủng Rosetta2 thể hiện lượng protein thu
được nhiều hơn. Đồng thời chúng tôi cũng
đánh giá độ tan của protein CsLAR1 ở cả 2
chủng Rosetta1, Rosetta2 trong môi trường
nước. Chúng tôi nhận thấy rằng, ở cả 2 chủng,
protein CsLAR1 hầu hết biểu hiện ở dạng
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 129 - 135
134
không tan, chỉ một lượng nhỏ ở dạng tan.
Như vậy, chúng tôi đã biểu hiện thành công
vector tái tổ hợp pET32a(+)_CsLAR1 trong
các chủng Rosetta1, Rosetta2.
KẾT LUẬN
Gen CsLAR1 phân lập từ chè Trung du xanh
được gắn vào vecotor biểu hiện pET32a(+) và
biến nạp vào vi khuẩn E. coli chủng Rosetta.
CsLAR1 tái tổ hợp được biểu hiện trong E.
coli tồn tại ở cả dạng không tan và dạng tan.
Lời cảm ơn
Công trình được thực hiện tại Phòng Di
truyền phân tử và tế bào, Khoa Công nghệ
Sinh học (Trường Đại học Khoa học - Đại
học Thái Nguyên); Phòng Đa dạng sinh học
hệ gen, Viện nghiên cứu hệ gen (Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với
hỗ trợ kinh phí từ đề tài cấp Bộ Giáo dục và
Đào tạo: "Nghiên cứu tạo thư viện
cDNA/EST, giải mã và phân tích sự biểu hiện
các gen liên quan đến quá trình tổng hợp
polyphenol ở chè trồng tại Thái Nguyên", mã số
B2016-TNA-24.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ashihara H., Deng W. W., Mullen W. &
Crozier A. (2010), "Distribution and biosynthesis
of flavan-3-ols in Camellia sinensis seedlings and
expression of genes encoding biosynthetic
enzymes", Phytochemistry, 71(5-6), pp. 559-566.
2. Bemis D. L., Katz A. E. & Buttyan R. (2006)
"Clinical trials of natural products as
chemopreventive agents for prostate cancer". Expert
Opin. Investig Drugs, 15(10), pp. 1191-1200.
3. Bordoni A., Hrelia S., Angeloni C., Giordano
E., Guarnieri C., Caldarera C. M. & Biagi P. L.
(2002), "Green tea protection of
hypoxia/reoxygenation injury in cultured cardiac
cells", J. Nutr. Biochem., 13(2), pp. 103-111.
4. Chen C., Wei K., Wang L., Ruan L., Li H.,
Zhou X., Lin Z., Shan R. & Cheng H. (2015),
"Expression of Key Structural Genes of the
Phenylpropanoid Pathway Associated with
Catechin Epimerization in Tea Cultivars", Front
Plant Sci., 8, pp. 702-712.
5. Harbowy M. E. & Balentine D. A. (1997), "Tea
chemistry", Critical Reviews ill Plant Sciences,
16(5), pp. 415-480.
6. Hoàng Thị Thu Yến, Dương Trung Thành,
Phạm Thị Hằng, Dương Trung Dũng & Huỳnh
Thị Thu Huệ (2018) "Phân lập và mô tả trình tự
các gen mã hóa leucoanthocyanidin reductase và
anthocyanidin reductase từ chè Trung du xanh
Thái Nguyên (Camellia sinensis)", Tạp chí Công
nghệ Sinh học, 16(3), tr. 234-242.
7. Jiang X., Liu Y., Li W., Zhao L., Meng F.,
Wang Y., Tan H., Yang H., Wei C., Wan X., Gao
L. & Xia T. (2013), "Tissue-specific,
development-dependent phenolic compounds
accumulation profile and gene expression pattern
in tea plant (Camellia sinensis)". PLoS One, 8(4),
pp. 62315-62329.
8. Kao Y. H., Chang H. H., Lee M. J. & Chen C.
L. (2006), "Tea, obesity, and diabetes". Mol. Nutr.
Food Res., 50(2), pp. 188-210.
9. Liu M., Tian H. L., Wu J. H., Cang R. R., Wang
R. X., Qi X. H., Xu Q. & Chen X. H. (2015),
"Relationship between gene expression and the
accumulation of catechin during spring and
autumn in tea plants (Camellia sinensis L.)".
Hortic. Res., 2, pp. 15011-15019.
10. Luximon-Ramma A., Neergheen V. S.,
Bahorun T., Crozier A., Zbarsky V., Datla K. P.,
Dexter D. T. & Aruoma O. I. (2006), "Assessment
of the polyphenolic composition of the organic
extracts of Mauritian black teas: a potential
contributor to their antioxidant functions".
Biofactors, 27(1-4), pp. 79-91.
11. Pang Y., Abeysinghe I. S., He J., He X.,
Huhman D., Mewan K. M., Sumner L. W., Yun J.
& Dixon R. A. (2013), "Functional
characterization of proanthocyanidin pathway
enzymes from tea and their application for
metabolic engineering", Plant Physiol, 161(3), pp.
1103-1116.
12. Punyasiri P. A., Abeysinghe S. B. & Kumar V.
(2005), "Preformed and induced chemical
resistance of tea leaf against Exobasidium vexans
infection", J. Chem. Ecol., 31(6), pp. 1315-1324.
13. Rani A., Singh K., Ahuja P. S. & Kumar S.
(2012), "Molecular regulation of catechins
biosynthesis in tea [Camellia sinensis (L.) O.
Kuntze]", Gene, 495(2), pp. 205-210.
14. Ravindranath M. H., Saravanan T. S.,
Monteclaro C. C., Presser N., Ye X., Selvan S. R.
& Brosman S. (2006), "Epicatechins Purified from
Green Tea (Camellia sinensis) Differentially
Suppress Growth of Gender-Dependent Human
Cancer Cell Lines", Evid. Based Complement
Alternat Med., 3(2), pp. 237-247.
15. Singh K., Rani A., Paul A., Dutt S., Joshi R.,
Gulati A., Ahuja P. S. & Kumar S. (2009),
"Differential display mediated cloning of
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 129 - 135
135
anthocyanidin reductase gene from tea (Camellia
sinensis) and its relationship with the
concentration of epicatechins", Tree Physiol,
29(6), pp. 837-846.
16. Tanner G. J., Francki K. T., Abrahams S.,
Watson J. M., Larkin P. J. & Ashton A. R. (2003),
"Proanthocyanidin biosynthesis in plants.
Purification of legume leucoanthocyanidin
reductase and molecular cloning of its cDNA". J.
Biol. Chem., 278(34), pp. 31647-31656.
17. Wang P., Zhang L., Jiang X., Dai X., Xu L., Li
T., Xing D., Li Y., Li M., Gao L. & Xia T. (2017),
"Evolutionary and functional characterization of
leucoanthocyanidin reductases from Camellia
sinensis", Planta, 247, pp. 139-154.
18. Wang Y. S., Gao L. P. & Shan Y. (2012),
"Influence of shade on flavonoid biosynthesis in
tea (Camellia sinensis (L.) O.Kuntze)", Sci. Hort,
141, pp. 7–16.
19. Wei K., Wang L., Zhang C., Wu L., Li H.,
Zhang F. & Cheng H. (2015), "Transcriptome
Analysis Reveals Key Flavonoid 3'-Hydroxylase
and Flavonoid 3',5'-Hydroxylase Genes in
Affecting the Ratio of Dihydroxylated to
Trihydroxylated Catechins in Camellia sinensis".
PLoS One, 10(9), pp. 137925-137937.
20. Winkel-Shirley B. (2001), "Flavonoid
biosynthesis. A colorful model for genetics,
biochemistry, cell biology, and biotechnology".
Plant Physiol, 126(2), pp. 485-493.
21. Wolfram S., Wang Y. & Thielecke F. (2006),
"Anti-obesity effects of green tea: from bedside to
bench", Mol. Nutr. Food Res., 50(2), pp. 176-187.
22. Wu Z. J., Li X. H., Liu Z. W., Xu Z. S. &
Zhuang J. (2014), "De novo assembly and
transcriptome characterization: novel insights into
catechins biosynthesis in Camellia sinensis", BMC
Plant Biol., 14, pp. 277-292.
23. Xie D. Y., Sharma S. B., Paiva N. L., Ferreira
D. & Dixon R. A. (2003), "Role of anthocyanidin
reductase, encoded by BANYULS in plant
flavonoid biosynthesis", Science, 299(5605), pp.
396-399.
24. Xiong L., Li J., Li Y., Yuan L., Liu S., Huang
J. & Liu Z. (2013), "Dynamic changes in catechin
levels and catechin biosynthesis-related gene
expression in albino tea plants (Camellia sinensis
L.)", Plant Physiol Biochem., 71, pp. 132-143.
25. Yang T. T. & Koo M. W. (2000), "Inhibitory
effect of Chinese green tea on endothelial cell-
induced LDL oxidation", Atherosclerosis, 148(1),
pp. 67-73.
26. Zhen Y. S., Chen Z. M., Cheng S. J. & Chen
M. L. (2002), Tea: bioactivity and therapeutic
potential, London, Taylor & Francis, pp. 280.
SUMMARY
EXPRESSION OF GENE ENCODING LEUCOANTHOCYANIDIN REDUCTASE
ISOLATED FORM GREEN TRUNG DU TEA
(Camellia sinensis var. macrophylla) IN E. COLI
Hoang Thi Thu Yen
1*
, Huynh Thi Thu Hue
2
1 TNU-University of Sciences
2Institute of genome research - Vietnam Academy of Science and Technology
The content of polyphenol determines the color, harshness and favor of tea, catechins and its
derivatives account for about 70% of total polyphenols. Leucoanthocyanidin reductase (LAR) is
one of two key enzymes involved in the biosynthesis pathway of catechins in tea. Gene encoding
LAR has three loci on genome (CsLAR1, CsLAR2, CsLAR3) in which CsLAR1 confirmed that the
formation of C and GC proceeded from leucoanthocyanidins. Trung du tea has been considered as
the origin of Vietnamese for a long time and has two major clones: the green and purple Trung du
tea. CsLAR1 gene isolated from the green Trung du tea has some of distinct amino acids when
compared to published sequences, some of them belong to function domains. This study presents
the results of producing recombinant CsLAR1. CsLAR1 gene is ligated into pET32a(+) and then
transfered to E. coli stain Rosetta, using IPTG induce expression of CsLAR1. Recombinant
CsLAR1 obtained in both insoluble and soluble forms.
Key words: Trung du tea, green Trung du tea, Leucoanthocyanidin reductase, catechins,
catechin, gallocatechin, CsLAR1
Ngày nhận bài: 15/10/2018; Ngày phản biện: 23/10/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018
*
Tel: 0982 752153, Email: yenhtt@tnus.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 235_246_1_pb_9029_2127020.pdf