Tài liệu Biểu hiện da trên bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 424
BIỂU HIỆN DA TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Trọng Hào*, Đường Chí Nhân**
TÓM TẮT
Mở đầu: Những thay đổi ở da khá phổ biến và gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy thận
mạn. Thương tổn da có thể đặc hiệu hoặc không đặc hiệu, cơ chế bệnh sinh chưa rõ, song có thể điều trị được.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ các biểu hiện da trên bệnh nhân suy thận mạn tại bệnh viện Nguyễn
Tri Phương.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trong khoảng thời gian từ 1/11/2017
– 01/05/2018. Bệnh nhân suy thận mạn được khám da, xác định các tình trạng thay đổi ở da dựa vào lâm sàng và
một số xét nghiệm khi cần thiết.
Kết quả nghiên cứu: Có 400 bệnh nhân suy thận mạn được đưa vào nghiên cứu. 75,76% có biểu hiện ít
nhất 1 tình trạng thay đổi da. Các biểu hiện ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện da trên bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 424
BIỂU HIỆN DA TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Trọng Hào*, Đường Chí Nhân**
TÓM TẮT
Mở đầu: Những thay đổi ở da khá phổ biến và gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy thận
mạn. Thương tổn da có thể đặc hiệu hoặc không đặc hiệu, cơ chế bệnh sinh chưa rõ, song có thể điều trị được.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ các biểu hiện da trên bệnh nhân suy thận mạn tại bệnh viện Nguyễn
Tri Phương.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trong khoảng thời gian từ 1/11/2017
– 01/05/2018. Bệnh nhân suy thận mạn được khám da, xác định các tình trạng thay đổi ở da dựa vào lâm sàng và
một số xét nghiệm khi cần thiết.
Kết quả nghiên cứu: Có 400 bệnh nhân suy thận mạn được đưa vào nghiên cứu. 75,76% có biểu hiện ít
nhất 1 tình trạng thay đổi da. Các biểu hiện da thường gặp là xanh xao (17,8%), khô da (12%), tàn nhang
(11,8%), tăng sắc tố da lan tỏa (10%), móng “half and half” (7,8%). Một số biểu hiện da có liên quan tới các yếu
tố của bệnh nhân như dịch tễ, độ nặng của bệnh thận mạn, bệnh đồng mắc, thuốc.
Kết luận: Đa số bệnh nhân suy thận mạn đều có tình trạng thay đổi ở da. Cần chẩn đoán và điều trị sớm để
cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Từ khóa: suy thận mạn, biểu hiện da
ABSTRACT
CUTANEOUS MANIFESTATIONS OF PATIENTS WITH CHRONIC RENAL FAILURE
AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITAL, HCMC
Nguyen Trong Hao, Duong Chi Nhan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 424-429
Background: Cutaneous manifestations in chronic renal failure (CRF) are quite common and impair
patients’ quality of life. They include specific and non-specific abnormalities. Their pathophysiology is unclear;
however, they can be treated effectively.
Objective: To study the patterns of cutaneous disorders and their prevalence in CRF patients at Nguyen Tri
Phuong Hospital.
Methods: A cross-sectional study of CRF patients, from 1/11/2017 to 01/05/2018. Diagnosis was mainly
based on clinical features and certain tests was done if needed.
Results: A total of 400 patients were included in this study, of whom 75.76% had at least one cutaneous
abnormality. The high prevalent findings were pallor skin (17.8%); xerosis (12.0%), freckle (11.8%), diffuse
hyperpigmentation (10.0%), and “half and half” nails (7.8%). Furthermore, there were associations between some
cutaneous maniestations and CRF patients’ epidemiological factors, severity of CRF, comorbidities and treaments.
Conclusions: Majority of CRF patients had cutaneous maniestations; therefore early diagnosis and
treatment is important to improve their quality of life.
*Bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh, Bộ môn Da Liễu Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
**Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Trọng Hào ĐT: 0903639234 Email: bshao312@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 425
Keywords: chronic renal failure, cutaneous manifestations, cutaneous abnomalities
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn là một vấn đề sức khỏe toàn
cầu, có tần suất tăng nhanh và đòi hỏi chi phí
điều trị khổng lồ. Bệnh gây suy chức năng thận
mạn tính, gây biến chứng lên các hệ cơ quan,
ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống bệnh
nhân. Những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn
cuối không điều trị thay thế thận hậu quả cuối
cùng là tử vong do các biến chứng đa cơ quan
của bệnh thận mạn.
Da hoạt động như một cửa sổ quan trọng
phản ánh những tình trạng rối loạn toàn thân,
trong đó có bệnh lý thận. Các nghiên cứu cho
thấy 50% – 100% bệnh nhân suy thận mạn có ít
nhất một triệu chứng về da(2,3). Biểu hiện ngoài
da có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của
bệnh thận từ lúc bắt đầu cho đến giai đoạn cuối
khi suy thận rõ trên lâm sàng. Các biểu hiện này
được chia thành 2 loại chính: đặc hiệu và không
đặc hiệu cho bệnh thận mạn. Các rối loạn về da
thường liên quan đến thời gian mắc và mức độ
nặng của bệnh thận, trong đó có nhiều tình trạng
khởi phát bởi thuốc điều trị, làm ảnh hưởng xấu
hơn đến chất lượng cuộc sống người bệnh thậm
chí gây tử vong(1,7).
Nhận biết sớm các triệu chứng da trên người
suy thận mạn giúp đánh giá tình trạng và tiên
lượng bệnh thận. Mặc dù sinh bệnh học của hầu
hết những triệu chứng da chưa rõ, vẫn có những
phương pháp điều trị hiệu quả nhằm cải thiện
chất lượng cuộc sống người suy thận mạn.
Trên thế giới đã có một số báo cáo liên quan
đến vấn đề này, tuy nhiên theo hiểu biết của
chúng tôi, tại Việt Nam có nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Phan Thúy về bệnh da trên người
chạy thận nhưng chưa có nghiên cứu khảo sát
các biểu hiện lâm sàng bệnh da trên người bệnh
thận mạn trước điều trị thay thế thận. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm
góp phần vào việc điều trị và chăm sóc toàn diện
cho những bệnh nhân suy thận mạn.
Mục tiêu
Xác định tỉ lệ các biểu hiện lâm sàng bệnh da
trên người suy thận mạn tại bệnh viện Nguyễn
Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân suy thận mạn điều trị ở Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương TPHCM từ tháng
01/11/2017 đến tháng 01/05/2018.
Tiêu chuẩn nhận vào
Bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mạn tại
phòng khám và khoa Thận niệu bệnh viện
Nguyễn Tri Phương. Bệnh nhân đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân đã điều trị thay thế thận: ghép
thận, chạy thận, lọc màng bụng.
Cỡ mẫu
Được tính theo công thức:
N: Cỡ mẫu tối thiểu
Độ tin cậy 95%, α = 0,05
Z(1-α)/2=1,96 (trị số phân phối chuẩn với độ tin cậy 95%).
d: Sai số tối đa cho phép của ước tính (0,05).
p: Tỉ lệ ước tính, chúng tôi chọn p = 0,5 (do chưa biết tỷ lệ
mắc tại Việt Nam).
Tính theo công thức trên, cỡ mẫu tối thiểu là
384 bệnh nhân. Để thuận tiện việc tính toán
chúng tôi chọn 400 bệnh nhân.
Tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân được hỏi bệnh, thu thập dữ liệu
về hành chính, thời điểm được chẩn đoán suy
thận mạn, giai đoạn bệnh hiện tại, vấn đề sử
dụng thuốc, tiền căn bệnh da. Bệnh thận được
phân độ theo hướng dẫn KDOQI 2002.
Khám tổng quát và khám cẩn thận da, niêm,
lông, tóc, móng. Mô tả sang thương, triệu chứng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 426
cơ năng đi kèm, từ đó đưa ra chẩn đoán. Hội
chẩn với giảng viên hướng dẫn, các bác sĩ
chuyên khoa kinh nghiệm tại Bệnh viện Da Liễu
TP. Hồ Chí Minh để chẩn đoán những trường
hợp bệnh cảnh lâm sàng không rõ ràng.
Các xét nghiệm như cạo tìm nấm, cấy vi
trùng, sinh thiết giải phẫu bệnh được thực hiện
để hỗ trợ chẩn đoán trong một số trường hợp.
Xử lý số liệu
Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm
thống kê SPSS 16.0. So sánh các tỉ lệ phần trăm
bằng phép kiểm Chi bình phương hoặc Fisher.
Độ mạnh tương quan được đánh giá bằng tỉ số
số chênh OR. Giá trị p <0,05 được xem là có ý
nghĩa thống kê.
Y đức
Nghiên cứu có sự đồng thuận của bệnh nhân
và được thông qua Hội đồng Y đức của Trường
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và bệnh viện
Nguyễn Tri Phương.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 400 bệnh
nhân suy thận mạn. Tuổi trung bình là 61,5 ±
15,55, nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam. Đa số bệnh
nhân đã hưu trí, sinh sống chủ yếu ở thành phố
Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được chẩn đoán suy
thận mạn gần nhất là 2 tháng và lâu nhất là 5
năm. Độ nặng suy thận mạn của bệnh nhân
được trình bày trong Bảng 1. Ngoài bệnh thận,
các bệnh nhân trong nghiên cứu còn đồng mắc
một số bệnh lý khác như tăng huyết áp (77,3%),
đái tháo đường (17,8%), thiếu máu mạn (16%)
Các bệnh nhân được điều trị với nhiều thuốc
khác nhau như sắt (49,8%), ức chế canxi (42,3%),
lợi tiểu (43,5%)
Bảng 1: Phân độ nặng suy thận mạn
Giai đoạn Tần số (N=400) Tỉ lệ (%)
Giai đoạn 1 97 24,3
Giai đoạn 2 110 27,5
Giai đoạn 3 108 27,0
Giai đoạn 4 49 12,3
Giai đoạn 5 36 9,0
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 76,75%
bệnh nhân suy thận mạn có ít nhất một tình
trạng thay đổi da. Tỉ lệ các biểu hiện da này
được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2: Tỉ lệ các biểu hiện da ở bệnh nhân suy thận
mạn
Biểu hiện da Tần số
(Tỉ lệ)
Biểu hiện da Tần số
(Tỉ lệ)
Nhóm thay đổi
màu sắc da
174
(43,5%)
Nhóm u lành tính ở
da
52 (13,0%)
Nevi 19 (4,8%) Kyst thượng bì 18 (4,5%)
Tàn nhang 47 (11,8%) Tăng sản tuyến bã 9 (2,3%)
Tăng sắc tố da
lan tỏa 40 (10%)
U tuyến mồ hôi 15 (3,8%)
Giảm sắc tố
hình giọt 0 (0%) Xanthelasma 11 (2,8%)
Xanh xao 71 (17,8%) Bệnh da khác
262
(65,5%)
Vàng da 12 (3,0%) Khô da 48 (12,0%)
Nhóm bệnh
nhiễm 70 (17,5%) Ngứa da 27 (6,8%)
Viêm nang lông
– Nhọt 9 (2,3%) Chàm 11 (2,8%)
Nấm da 8 (2,0%) Mụn trứng cá 7 (1,8%)
Nấm móng 4 (1%) Viêm da tiết bã 8 (2,0%)
Lang ben 7 (1,8%) Bạch biến 3 (0,8%)
Mụn cóc 6 (1,5%) Porphyria 1 (0,3%)
Nhóm rối loạn
tăng sinh 39 (9,5%) Lichen amyloidosis 2 (0,5%)
Da vảy cá 2 (0,5%) Lichen mucinosis 4 (1,0%)
Dày sừng nang
lông 15 (3,8%) Loét chân 2 (0,5%)
Vảy nến 3 (0,8%) Sẹo cũ 6 (1,5%)
Bệnh da tạo lỗ 18 (4,5%) Chai tay 2 (0,5%)
Nhóm rối loạn
mạch máu 24 (6,0%) Rụng tóc 5 (1,3%)
Xuất huyết
dưới da 15 (3,8%)
Móng “half and
half” 29 (7,3%)
Dãn tĩnh mạch
nông ở chân 11 (2,8%)
Đường Beau ở
móng 8 (2,0%)
Bảng 3: Mối liên quan giữa biểu hiện da và độ nặng
bệnh thận
Biểu hiện da
Giai đoạn bệnh thận
Chỉ số p
GĐ 1 GĐ2 GĐ3 GĐ4 GĐ5
Tăng sắc tố
da lan tỏa 11 25 36 22 24 <0,001*
Khô da 0 4 9 21 14 <0,001**
Bệnh da tạo lỗ 1 1 2 5 9 <0,001*
Móng “half
and half” 1 6 6 9 4 0,003*
Đường Beau
ở móng 0 0 8 0 0 <0,001**
*Phép kiểm Chi bình phương **Phép kiểm Fisher
Chúng tôi tiến hành kiểm định mối liên quan
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 427
giữa các biểu hiện da trên với các một số yếu tố
liên quan. Về các yếu tố dịch tễ, chúng tôi ghi
nhận bệnh nhân nam có tỉ lệ bị tăng sắc tố da lan
tỏa thấp hơn bệnh nhân nữ (OR=0,62, p=0,033);
trong khi tỉ lệ có biểu hiện ngứa da lại cao hơn so
với các bệnh nhân nữ (OR=2,75, p=0,013). Tuổi
của bệnh nhân cũng có mối liên quan với một số
biểu hiện da như tỉ lệ biểu hiện mụn trứng cá
cao ở nhóm bệnh nhân dưới 26 tuổi (p<0,001)
hay tỉ lệ biểu hiện xuất huyết dưới cao ở nhóm
bệnh nhân trên 60 tuổi (p=0,006, phép kiểm
Fisher). Bên cạnh đó chúng tôi cũng ghi nhận có
một số biểu hiện da liên quan với độ nặng của
bệnh thận mạn, cụ thể được mô tả trong Bảng 3.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phép kiểm Chi
bình phương để kiểm định mối liên quan của
từng bệnh đồng mắc với từng nhóm biểu hiện
da, chỉ số p được ghi nhận cụ thể trong Bảng 4.
Như vậy, tình trạng tăng huyết áp, đái
tháo đường, rối loạn lipid máu có liên quan
với các biểu hiện da thuộc nhóm u lành da và
rối loạn tăng sinh ở da. Hay tình trạng thiếu
máu mạn và viêm gan siêu vi có liên quan với
biểu hiện da nhóm thay đổi màu sắc da. Thực
hiện tương tự, chúng tôi cũng ghi nhận mối
liên quan giữa các thuốc điều trị bệnh nhân
đang sử dụng với các biểu hiện da. Cụ thể,
nhóm thuốc lợi tiểu và sắt có liên quan với tình
trạng thay đổi màu sắc ở da (p<0,001 và
p=0,012, phép kiểm Chi bình phương).
Bảng 4: Mối liên quan giữa biểu hiện da và bệnh đồng mắc
Bệnh đồng mắc
Nhóm biểu hiện da
Thay đổi
màu sắc
U lành ở da Bệnh nhiễm
Rối loạn tăng
sinh
Rối loạn
mạch máu
Bệnh da khác
Tăng huyết áp 0,068 0,039 0,673 0,043 0,463 0,082
Đái tháo đường 0,177 0,063 0,222 0,044 0,886 0,121
Rối loạn lipid máu 0,542 <0,001 0,468 0,031 0,078 0,323
Thiếu máu mạn <0,001 0,897 0,131 <0,001 0,63 0,494
Viêm gan siêu vi <0,001 0,505 0,788 0,078 0,418 0,805
Bệnh khác 0,472 0,834 0,543 0,820 0,276 0,484
BÀN LUẬN
Suy thận mạn là một bệnh nội khoa mạn
tính, có biến chứng lên nhiều cơ quan, gây ảnh
hưởng nhiều chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Trong đó, các biểu hiện da cũng góp phần gây
suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 76,75%
bệnh nhân suy thận mạn có biểu hiện ít nhất 1
tình trạng thay đổi ở da. Y văn trước đây ghi
nhận tỉ lệ này là từ 50-100%. Trong đó, các biểu
hiện da chiếm tỉ lệ cao bao gồm xanh xao
(17,8%), khô da (12%), tàn nhang (11,8%), tăng
sắc tố da lan tỏa (10%), móng “half and half”
(7,8%). Các biểu hiện da này cũng được ghi nhận
chiểm tỉ lệ cao ở bệnh nhân bệnh thận mạn trong
các nghiên cứu trước đây(6,8).
Nhóm rối loạn sắc tố da chiếm tỷ lệ cao nhất
(43,5%), đứng đầu là tàn nhang và tăng sắc tố da
lan toả. Tàn nhang là tình trạng tăng sắc tố da do
quá trình sản xuất thừa melanin. Lâm sàng là
những đốm nâu ở tay và mặt do rối loạn nội tiết,
độc tố từ bệnh suy thận mạn dưới tác động của
ánh nắng mặt trời. Tỉ lệ này tương đối cao do
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt
ở TP. Hồ Chí Minh với ánh nắng cả ngày có thể
gặp cả hai mùa trong năm. Tăng sắc tố da lan toả
là tình trạng gia tăng sắc tố mắc phải thường do
một số thuốc điều trị suy thận mạn, ảnh hưởng
trên những vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Lâm sàng điển hình với tăng sắc tố da màu nâu,
lan tỏa ở trán, gò má, ngực, tay.
Tình trạng khô da trong nghiên cứu của
chúng tôi chiếm 12%, trong khi trong nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thị Phan Thúy, tỉ lệ này lên
đến 54,9%. Điều này có thể vì nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thị Phan Thúy tiến hành trên bệnh
nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận
nhân tạo, còn các bệnh nhân trong nghiên cứu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 428
của chúng tôi bị suy thận mạn ở các giai đoạn
sớm hơn, chưa điều trị thay thế thận(5). Cơ chế
bệnh sinh của khô da trên bệnh nhân suy thận
mạn cho tới nay cũng chưa được biết rõ. Một số
tác giả gợi ý rằng khô da ở bệnh nhân suy thận
mạn có thể là thứ phát do sự giảm lượng nước ở
lớp thượng bì. Đánh giá lâm sàng và mô học
nhận thấy có giảm toàn bộ thể tích nước trên
những bệnh nhân hội chứng urê huyết cao cùng
với teo tuyến bã. Tăng tạo vitamin A, thường
xảy ra ở bệnh nhân suy thận mạn những giai
đoạn sau, cũng được coi là có vai trò trong
nguyên nhân gây khô da, vì thay đổi da này
tương tự với những thay đổi gây ra bởi retinoid.
Các biểu hiện da ở bệnh nhân bệnh thận
mạn thường được chia làm 2 nhóm: không đặc
hiệu và đặc hiệu của bệnh thận mạn. Các biểu
hiện da không đặc hiệu như rối loạn sắc tố,
ngứa, khô da; các biểu hiện da đặc hiệu như
bệnh da tạo lỗ, calciphylaxis Nghiên cứu
chúng tôi cũng ghi nhận một số trường hợp biểu
hiện da đặc hiệu như bệnh da tạo lỗ (4,5%)(4).
Các bệnh calciphylaxis, bệnh da bóng
nước, hoại thư da, rối loạn da liên quan tới
thuốc như rậm lông, phản ứng dị ứng hay liên
quan tới bệnh thận nguyên phát như viêm
mạch da không gặp trong nghiên cứu này có
thể do khác biệt về di truyền, xã hội, môi
trường. Ngoài ra, thiết kế nghiên cứu này là
mô tả cắt ngang, ở thời điểm quan sát có thể
chưa xuất hiện các bệnh da nói trên. Mặc dù
tình trạng calciphylaxis, hoại thư da... không
gặp trong nghiên cứu này, nhưng theo y văn
thì đây là những bệnh có tiên lượng dè dặt,
bệnh nhân tử vong vì nhiễm trùng, suy đa cơ
quan. Do đó, các bác sĩ điều trị nên chú ý
nhằm phát hiện kịp thời và phối hợp cùng bác
sĩ chuyên khoa da liễu để có hướng giải quyết
nhanh và đúng đắn ngay từ đầu.
Nghiên cứu cũng ghi nhận mối liên quan
giữa các biểu hiện da với một số yếu tố như dịch
tễ, độ nặng bệnh thận, các bệnh đồng mắc và các
thuốc nội khoa đang sử dụng. Về độ nặng của
bệnh, các tình trạng tăng sắc tố da lan tỏa và
đường Beau ở móng chiếm tỉ lệ cao ở giai đoạn
3. Trong khi đó, tình trạng khô da, bệnh da tạo lỗ
và móng kiểu “half and half” thường gặp hơn ở
giai đoạn 4, 5 của suy thận mạn. Điều này có thể
do tình trạng rối loạn chuyển hóa, ứ đọng chất
độc, dinh dưỡng kém, rối loạn miễn dịch trên
bệnh nhân bệnh thận mạn ở các giai đoạn nặng,
gây nên các tổn thương da, móng kể trên. Đối
với bệnh đồng mắc, các bệnh lý tăng huyết áp,
đái tháo đường, rối loạn mỡ máu có liên quan
với các biểu hiện thuộc nhóm u lành da và rối
loạn tăng sinh như xanthelasma, dày sừng nang
lông, vảy nến Mối liên quan này không chỉ ở
bệnh nhân suy thận mạn, mà cũng được ghi
nhận cả trong các dân số bình thường. Trong khi
đó, các bệnh lý như thiếu máu mạn, viêm gan
siêu vi có liên quan với tình trạng thay đổi sắc tố
da. Điều này có thể do tình trạng thiếu máu mạn
gây tình trạng xanh xao ở các bệnh nhân bệnh
thận mạn. Bên cạnh đó, nghiên cứu chúng tôi
cũng ghi nhận mối liên quan giữa việc sử dụng
sắt và thuốc lợi tiểu với nhóm biểu hiện thay đổi
sắc tố da. Đây cũng là các thuốc được sử dụng
nhiều ở bệnh nhân suy thận mạn. Sắt là thuốc
được bổ sung nhằm điều trị và phòng ngừa tình
trạng thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn.
Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều có thể gây ứ đọng,
và biểu hiện sạm da.
KẾT LUẬN
Tình trạng thay đổi da được ghi nhận ở đa
số bệnh nhân suy thận mạn. Các biểu hiện này
khá đa dạng, chủ yếu là tình trạng tăng sắc tố
da, khô da, ngứa da, tổn thương móng dạng
“half and half” hay đường Beau Các biểu
hiện da này không chỉ liên quan với độ nặng
của bệnh thận, mà còn liên quan với các bệnh
đồng mắc và các thuốc đã sử dụng. Do đó,
chúng tôi kiến nghị tiếp cận toàn diện ở bệnh
nhân suy thận mạn, chẩn đoán và điều trị sớm
các bệnh lý da, nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdelbaqi-Salhab M, Shalhub S, Morgan MB (2003). A current
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 429
review of the cutaneous manifestations of renal disease. J Cutan
Pathol, 30:pp.527.
2. Bencini PL, Montagnino G, Citterio A, Graziani G, Crosti C,
Ponticelli C (1985). Cutaneous abnormalities in uremic patients.
Nephron, 40:pp.316–21.
3. Gilchrest B, Rowe JW, Mihm MC (1975). Bullous dermatosis of
hemodialysis. Ann Intern Med, 83:pp.480–3.
4. Hari-Kumar KV, Prajapati J, Pavan G, Parthasarathy A, Jha R,
Modi KD. (2010). Acquired perforating dermatoses in patients
with diabetic kidney disease on hemodialysis. Hemodial Int,
14(1):pp.73–77
5. Nguyễn Thị Phan Thúy (2008). Tỉ lệ lâm sàng bệnh da trên bệnh
nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo. Luận văn thạc sĩ Đại Học
Y Dược TP Hồ Chí Minh.
6. Rashpa RS et al (2018). Mucocutaneous Manifestations in
Patients with Chronic Kidney Disease: A Cross-sectional Study.
Indian Dermatol Online J, 9(1):pp.20–26.
7. Robles-Mendez JC,Vazquez-Martinetz O, Ocampo-Candiani J
(2015). Skin manifestations of chronic kidney disease. Actas
Dermo-Sifiliograficas, 106(8):pp.609-622.
8. Thomas EA, Pawar B, Thomas A (2012). A prospective study of
cutaneous abnormalities in patients with chronic kidney
disease. Indian J Nephrol., 22(2):pp.116-120.
Ngày nhận bài báo: 12/02/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/02/2019
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bieu_hien_da_tren_benh_nhan_suy_than_man_tai_benh_vien_nguye.pdf