Biểu hiện da của bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Biểu hiện da của bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 33 BIỂU HIỆN DA CỦA BỆNH NHÂN CÓ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Loan*, Lê Thái Vân Thanh** TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp là bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, trong đó có biểu hiện trên da, là dấu hiệu gợi ý bệnh nhân bị bệnh lý về tuyến giáp và ngược lại. Mục đích nghiên cứu về những biểu hiện da trên bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp cũng như mối tương quan giữa biểu hiện da và mức độ rối loạn chức năng tuyến giáp nhằm giúp bác sĩ lâm sàng có định hướng chẩn đoán bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp dựa vào biểu hiện da. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu biểu hiện da của bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 108 bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp, trong đó có 93 trường hợp cường giáp và 15 trường hợp suy giáp. Không nhận vào những bệnh ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện da của bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 33 BIỂU HIỆN DA CỦA BỆNH NHÂN CÓ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Loan*, Lê Thái Vân Thanh** TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp là bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, trong đó có biểu hiện trên da, là dấu hiệu gợi ý bệnh nhân bị bệnh lý về tuyến giáp và ngược lại. Mục đích nghiên cứu về những biểu hiện da trên bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp cũng như mối tương quan giữa biểu hiện da và mức độ rối loạn chức năng tuyến giáp nhằm giúp bác sĩ lâm sàng có định hướng chẩn đoán bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp dựa vào biểu hiện da. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu biểu hiện da của bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 108 bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp, trong đó có 93 trường hợp cường giáp và 15 trường hợp suy giáp. Không nhận vào những bệnh nhân đã và đang điều trị bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc sử dụng thuốc làm rối loạn chức năng tuyến giáp. Kết quả: Bệnh cường giáp có biểu hiện da ẩm, lòng bàn tay đỏ, tổn thương móng, phù niêm trước xương chày, sạm da, rụng tóc, da khô. Bệnh suy giáp có da khô, tổn thương móng, da bị vàng, giảm lông 1/3 ngoài lông mày, dày sừng lòng bàn tay, rụng tóc, phù niêm mặt, sạm da. Có mối tương quan giữa số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân và nồng độ TSH như sau tương quan nghịch ở bệnh nhân cường giáp và tương quan thuận ở bệnh nhân suy giáp. Kết luận: Số lượng loại biểu hiện da trên một bệnh nhân có tương quan với nồng độ TSH. Từ khóa: Rối loạn chức năng tuyến giáp, biểu hiện da, nồng độ TSH [TSH], cường giáp, suy giáp. ABSTRACT DERMATOLOGIC MANIFESTATIONS IN PATIENTS WITH THYROID DYSFUNCTION IN UNIVERSITY MEDICAL CENTER AT HO CHI MINH CITY Le Thi Loan, Le Thai Van Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 1- 2018: 33 – 38 Background: Thyroid dysfunction is a disease which has a variety of clinical symptoms and signs, including cutaneous manifestations that suggest thyroid disease and vice versa. The purpose of this study was to investigate skin findings in patients with thyroid disorders as well as the correlation between dermatologic signs and severity of thyroid dysfunction to help clinical practitioners can be oriented to diagnose thyroid dysfunction based on skin findings. So that we have conducted a research to investigate dermatologic manifestations in patients with thyroid dysfunction. Study methods: A cross-sectional descriptive study of 108 patients with thyroid dysfunction disease, including 93 cases with hyperthyroidism and 15 cases with hypothyroidism. Do not admitted to patients who have been and are being treated for thyroid disorders or who use drugs that change the function of thyroid gland. Results: Hyperthyroidism (overactive thyroid) may present with hyperhidrosis (excessive sweating), palmar erythema (palmar redness), nail disorders (like nail thinning or brittle nail), pretibial myxedema (red and swollen * Học viên Cao học - Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP.HCM ** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: TS. BS Lê Thái Vân Thanh ĐT: 0903774310 Email: chamsocdadhyd@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 34 skin in anterior of tibia), melisma, alopecia (hair loss), xerodermatic (neurosis cutis, abnormal dry skin). Hypothyroidism (underactive thyroid) often has xerodermatic, nail disorders, jaundice (yellow skin), loss of outside 1/3 of eyebrows, palmoplantar hyperkeratosis (thickened skin on the palms and soles), alopecia (hair loss), myxedema (soft tissue swelling), and melisma. There is a correlation between the number of skin manifestations in one patient and TSH status: inversely correlated with hyperthyroidism and positively correlated with hypothyroidism. Conclusion: The number of dermatologic manifestations in one patient is correlated with TSH concentration. Keywords: thyroid dysfunction, dermatologic manifestations, TSH concentration [TSH], hyperthyroidism, hypothyroidism ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lý tuyến giáp thường xảy ra ở tất cả quốc gia trên thế giới. Cường giáp và suy giáp là 2 bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp khá phổ biến. Tỉ lệ mắc bệnh trên thế giới của cường giáp là 1,2% và suy giáp là 4,6%(11,1). Bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp biểu hiện lâm sàng đa dạng, không chỉ trên các cơ quan nội tiết mà còn tác động nặng nề lên các cơ quan toàn thân khác như: tim mạch, thần kinh, da Có nhiều nghiên cứu trên thế giới ghi nhận có mối liên quan giữa bệnh lý rối loạn chức năng tuyến giáp với các biểu hiện da trên lâm sàng như: da khô, phù niêm, tóc rụng, giòn dễ gãy, móng gồ ghề, tăng sắc tố ở các nếp, giãn mao mạch biểu hiện mặt đỏ và hồng ban lòng bàn tay (4,6). Các biểu hiện trên da nhiều khi là dấu hiệu gợi ý cho bác sĩ biết bệnh nhân bị bệnh lý về tuyến giáp và ngược lại. Có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài về mối liên hệ giữa bệnh lý tuyến giáp và biểu hiện da nhưng đa số chỉ nghiên cứu về các biểu hiện da riêng lẻ, chưa khái quát rõ ràng giữa mối liên hệ với các biểu hiện da trong cùng một nghiên cứu, trong khi đó tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào tương tự (9,8). Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu biểu hiện da của bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp tại bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, để hiểu rõ hơn về biểu hiện da của bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp, góp phần trong việc chẩn đoán và điều trị những bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp khi bệnh nhân có biểu hiện da liên quan hoặc giải quyết các vấn đề về da do rối loạn chức năng tuyến giáp gây ra nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tỷ lệ các loại biểu hiện da trên bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp. 2. So sánh sự khác biệt biểu hiện da của bệnh cường giáp, suy giáp và khảo sát mối liên quan giữa biểu hiện da với yếu tố dịch tễ trong bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp. 3. Khảo sát mối liên quan biểu hiện da và tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp thỏa tiêu chí chọn mẫu đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tiêu chí chọn vào Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn chức năng tuyến giáp. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại ra Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp: amidarone, corticoid, heparin, phenytoin, furosemide liều cao, dopamine, estrogen. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 35 Bệnh nhân đã hoặc đang điều trị bệnh RLCNTG. Phương pháp nghiên cứu Công thức tính cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức: 2 2 2 1 )1( d pp Zn Trong đó: n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có (96) Z1- : hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95% thì Z1- xác suất sai lầm loại 1 ( P: chỉ số mong muốn của tỷ lệ (Theo nghiên cứu Neerja Puri p = 0,5) d: độ chính xác (d=0.1). Thông tin khảo sát Nồng độ TSH (định lượng), nồng độ FT4 (định lượng), số lượng loại biểu hiện da trên một bệnh nhân (định lượng), lòng bàn tay đỏ (định tính), da khô (định tính), da ẩm ướt (định tính), rụng tóc (định tính), phù niêm (định tính), da bị vàng (định tính), dày sừng lòng bàn tay (định tính), giảm lông 1/3 ngoài lông mày (định tính), tổn thương móng (định tính), sạm da (định tính), bệnh da kèm theo (định tính), tuổi (định lượng), giới tính (nhị giá), nơi sinh sống (định tính), thể bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp (định tính), phân độ nặng bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp (định tính). Phân tích số liệu Số liệu thu thập được nhập bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, kiểm định Shapiro Wilk, phép kiểm Chi bình phương và Fisher, phân tích hồi qui/ tương quan, có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05 với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017 có 108 bệnh nhân tham gia nghiên cứu bao gồm 93 bệnh nhân cường giáp và 15 bệnh nhân suy giáp, chúng tôi thu được kết quả sau đây Tỉ lệ biểu hiện da của bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp Bảng 1: Tỷ lệ biểu hiện da của bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến giáp Biểu hiện da Cường giáp (n=93) (n,%) Suy giáp (n=15) (n,%) Phù niêm 34 (36,56) 4 (26,67) Da khô 11 (11,83) 15 (100) Da bị vàng 0 8 (53,33) Giảm lông 1/3 ngoài lông mày 0 7 (46,67) Dày sừng LBT 0 6 (40) Da ẩm ướt 65 (69,89) 0 LBT đỏ 57 (61,29) 0 Rụng tóc 26 (27,96) 5 (33,33) Sạm da 32 (34,41) 1 (6,67) Tổn thương móng 54 (58,06) 8 (53,33) Bệnh da kèm theo 16 (17,20) 4 (26,67) Trong bệnh cường giáp: biểu hiện da ẩm ướt chiếm tỉ lệ cao nhất là 69,89%. Còn bệnh suy giáp: biểu hiện da khô chiếm tỉ lệ cao nhất là 100%. Tỉ lệ vị trí phù niêm Phù niêm trước xương chày chiếm 36,56% trong cường giáp còn phù niêm mặt chiếm 26,67% trong suy giáp. Tỉ lệ vị trí sạm da Trong bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp thì sạm da toàn thân chiếm đa số, lần lượt là cường giáp chiếm 20,43% còn suy giáp là 6,67%. Tỉ lệ loại tổn thương móng Trong bệnh cường giáp: tỉ lệ móng lõm gồ ghề chiếm tỉ lệ cao nhất là 38,71%, còn bệnh suy giáp: tổn thương móng lõm gồ ghề chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,67%. Tỉ lệ bệnh da kèm theo Trong bệnh cường giáp: bệnh mày đay chiếm tỉ lệ cao nhất là 7,53%, còn trong bệnh suy giáp: bệnh viêm da cơ địa dị ứng chiếm tỉ lệ cao nhất là 20%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 36 Khảo sát số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân Bảng 2: Số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân Trung bình số biểu hiện da (TB ± ĐLC) Cường giáp 3,02 ± 0,15 Suy giáp 3,6 ± 0,56 Trong bệnh cường giáp: trung bình số lượng biểu hiện da là 3,02 ± 0,15, còn bệnh suy giáp: trung bình số lượng biểu hiện da là 3,6 ± 0,56. Tỉ lệ nhóm số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân Bảng 3: Tỷ lệ nhóm số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân Nhóm số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân Cường giáp (%) Suy giáp (%) 0 – 1 17,20 20 2 – 3 38,71 33,33 4 – 5 43,01 26,67 ≥ 6 1,08 20 Trong cường giáp: nhóm có 4 – 5 biểu hiện da chiếm tỉ lệ cao nhất là 43,01%, còn suy giáp: nhóm có 2 – 3 biểu hiện da chiếm tỉ lệ cao nhất là 33,33%. Sự khác biệt biểu hiện da của bệnh cường giáp, suy giáp Bảng 4: Sự khác biệt biểu hiện da của bệnh cường giáp, suy giáp Biểu hiện da Bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp (n=108) Cường giáp (n=93) (n,%) Suy giáp (n=15) (n,%) p Da khô 11 (11,83) 15 (100) < 0,001 LBT đỏ 57(61,29) 0 < 0,001 Da ẩm ướt 65 (69,89) 0 < 0,001 Da bị vàng 0 8 (53,33) < 0,001 Giảm lông 1/3 ngoài lông mày 0 7 (46,67) < 0,001 Dày sừng LBT 0 6 (40) < 0,001 Phù niêm Trước xương chày 34 (36,56) 0 0,003 Phù mặt 0 4 (26,67) 0,0002 Da vảy cá 0 2 (13,33) 0,018 Biểu hiện da: da khô, lòng bàn tay đỏ, da ẩm ướt, da bị vàng, giảm lông 1/3 ngoài lông mày, dày sừng lòng bàn tay, phù niêm trước xương chày, phù niêm mặt, da vảy cá có liên quan đến bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp. Mối liên quan giữa biểu hiện da và độ nặng của bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp Biểu hiện da: dày sừng lòng bàn tay (P=0,01), giảm lông 1/3 ngoài lông mày (P=0,02) có liên quan đến mức độ nặng của bệnh suy giáp. Nhóm số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân (P=0,01) có liên quan đến nhóm nặng của bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp. Mối tương quan giữa số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân và [TSH] trong cường giáp Tương quan giữa số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân và [TSH] trong cường giáp là tương quan nghịch, vừa (r=-0,368; p=0,003). Phương trình hồi qui tuyến tính: [TSH] = - 0,008 x số lượng loại biểu hiện da + 0,036. Mối tương quan giữa số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân và [TSH] trong suy giáp Tương quan giữa số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân và [TSH] trong SG là tương quan thuận, rất chặt chẽ (r=0,79; p=0,003). Phương trình hồi qui tuyến tính: [TSH] = 9,421 x số lượng loại biểu hiện da + 2,801. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 37 BÀN LUẬN Tỉ lệ biểu hiện da của bệnh nhân rối loạn chức năng tuyến giáp Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong cường giáp: tỉ lệ phù niêm trước xương chày là 36,56%, da ẩm ướt là 69,89%, lòng bàn tay đỏ là 61,29% tương tự tỉ lệ trong nghiên cứu của Neerja Puri và cộng sự (tỉ lệ phù trước xương chày là 42,8%, da ẩm ướt là 64,3%, lòng bàn tay đỏ 57,1%). Còn biểu hiện rụng tóc lan tỏa không sẹo chiếm tỉ lệ 27,96%, sạm da 34,41% trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với nghiên cứu Neerja Puri (rụng tóc lan tỏa không sẹo chiếm tỉ lệ là 71,4%, sạm da là 50%). Tổn thương móng trong nghiên cứu này là 58,06% cao hơn nhiều so với nghiên cứu Neerja Puri (tỉ lệ tổn thương móng là 28,6%)(9). Biểu hiện da trong suy giáp của nghiên cứu chúng tôi: da khô chiếm tỉ lệ là 100%, da bị vàng chiếm tỉ lệ là 53,33%, rụng tóc lan tỏa chiếm tỉ lệ là 33,33%, các tỉ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Neerja Puri (da khô, thô ráp chiếm tỉ lệ 100%, da bị vàng là 52,75%, rụng tóc lan tỏa là 33,3%). Còn biểu hiện da giảm lông 1/3 ngoài lông mày chiếm tỉ lệ là 46,67%, dày sừng lòng bàn tay chiếm tỉ lệ là 40%, cao hơn trong nghiên cứu của Neerja Puri (rụng 1/3 ngoài lông mày chiếm tỉ lệ là 22,2%, dày sừng lòng bàn tay là 33,3%)(9). Biểu hiện phù niêm mặt chiếm tỉ lệ 26,67% cao hơn trong nghiên cứu của Neerja Puri (tỉ lệ là 12%), nhưng tương đương với tỉ lệ trong nghiên cứu Keen MA và cộng sự là 28,68%(4). Tổn thương móng chiếm tỉ lệ 53,33% cao hơn trong nghiên cứu Neerja Puri (tỉ lệ 38,9%)(9). Sự khác biệt biểu hiện da của bệnh cường giáp, suy giáp Biểu hiện da khô chiếm tỉ lệ trong suy giáp cao hơn cường giáp trong nghiên cứu của chúng tôi. Mối liên quan giữa da khô và suy giáp cũng đã được Richard L. Dobson và cộng sự nghiên cứu(6). Trong nghiên cứu của chúng tôi, da ẩm ướt thường xảy ra trên bệnh cường giáp, tương đồng với nghiên cứu của Flávio Ramalho Romero và cộng sự, biểu hiện da ẩm ướt có liên quan đến bệnh cường giáp(10). Trong nghiên cứu biểu hiện da lòng bàn tay đỏ xuất hiện liên quan đến cường giáp. Để tìm mối liên quan này Weiss M và cộng sự thí nghiệm với máy laser Doppler và nội soi mao mạch ở móng. Kết quả đã cho thấy sự tăng lưu lượng máu phụ thuộc vào tình trạng của tuyến giáp(8). Trong nghiên cứu của chúng tôi biểu hiện rụng tóc, tổn thương móng có xuất hiện ở 2 nhóm bệnh nhân cường giáp và suy giáp nhưng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Còn giảm lông 1/3 ngoài lông mày có liên quan đến suy giáp. Hale và Ebling đã tiến hành nghiên cứu bằng cách tiêm T4 vào bụng của chuột, quan sát thấy có sự giảm cả 2 thời kỳ sinh trưởng của vòng phát triển lông (telogen và anagen). Thời gian mọc lại của lông bị ngắn lại 10%(2,3). Dày sừng lòng bàn tay có liên quan đến bệnh suy giáp trong nghiên cứu của chúng tôi. Mối liên quan này cũng thể hiện rõ trong nghiên cứu của Safer JD và cộng sự(13). Ở nghiên cứu của chúng tôi, biểu hiện da bị vàng có liên quan đến bệnh suy giáp. Theo Saadia Z và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 150 người, trong đó có 60 người bị suy giáp và 90 người chức năng tuyến giáp bình thường, kết quả tương đồng với nghiên cứu chúng tôi là nhóm suy giáp có tỉ lệ da bị vàng cao hơn(12). Trong nghiên cứu của chúng tôi phù niêm trước xương chày có liên quan đến cường giáp còn phù niêm mặt liên quan đến suy giáp. Theo Patil M và cộng sự đã ghi nhận trường hợp 1 bệnh nhân Graves 38 tuổi có phù niêm trước xương chày(7). Còn trong nghiên cứu của Saadia Z và cộng sự thấy phù mặt xảy ra ở bệnh suy giáp(12). Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các nghiên cứu trên. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 38 Mối tương quan giữa số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân và [TSH] trong cường giáp, suy giáp Trong nghiên cứu của chúng tôi tương quan giữa số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân cường giáp và [TSH] là tương quan nghịch, vừa có nghĩa là trên bệnh nhân cường giáp, thấy số lượng loại biểu hiện da tăng thì [TSH] thấp và ngược lại. Còn tương quan giữa số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân và [TSH] trong suy giáp là tương quan thuận, rất chặt chẽ nghĩa là số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân suy giáp tăng thì [TSH] tăng. Như vậy có sự liên kết rất chặt chẽ giữa số lượng biểu hiện da trên 1 bệnh nhân và [TSH] trong bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp. Có thể do nguyên nhân chủ yếu của cường giáp là rối loạn tự miễn dịch cơ quan đặc hiệu với sự xuất hiện của kháng thể kháng thụ thể tiếp nhận TSH. Kháng thể này có tác dụng kích thích tuyến giáp nên được gọi là kháng thể kích thích tuyến giáp- thyroid stimulating immunoglobulins (TSI) hay thyroid stimulating antibodies (TSAb), kháng thể này tác động như một chủ vận TSH làm tăng tổng hợp hormon giáp và làm tăng biểu hiện kháng nguyên tuyến giáp. Nguyên nhân của suy giáp chủ yếu là bệnh viêm giáp tự miễn liên quan đến tự kháng thể thụ thể TSH. Đa số bệnh nhân rối loạn chức năng tuyến giáp do cơ chế tự miễn dịch với thụ kháng thể [TSH]. Điều này có thể giải thích được có sự tương quan giữa số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân và [TSH](5). KẾT LUẬN Trong bệnh cường giáp biểu hiện da ẩm ướt có tỉ lệ cao nhất (69,89%), các biểu hiện da niêm thường gặp khác là lòng bàn tay đỏ, phù niêm trước xương chày; trung bình số lượng biểu hiện da là 3,02 ± 0,15. Trong bệnh suy giáp có tỉ lệ da khô cao nhất (100%), các biểu hiện da niêm thường gặp khác là giảm lông 1/3 ngoài lông mày và dày sừng lòng bàn tay (ở bệnh suy giáp nặng), da bị vàng, phù niêm mặt, da vảy cá; trung bình số lượng biểu hiện da là 3,6 ± 0,56. Bệnh nhân có 4 – 5 biểu hiện da chiếm tỉ lệ cao nhất trong rối loạn chức năng tuyến giáp trên lâm sàng. Số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân cường giáp tăng thì [TSH] giảm và ngược lại. Số lượng loại biểu hiện da trên 1 bệnh nhân suy giáp và [TSH] cùng tăng hoặc cùng giảm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Garber JR, Cobin RH, Gharib H, Hennessey JV, Klein I, et al (2012), Clinical Practice Guidelines for Hypothyroidism in Adults: Cosponsored by the American Association of Clinical Endocrinologists and the American Thyroid Association, Endocrine practice, 18(6), 988 – 1012. 2. Hanley K, et al (1997), “Epidermal steroid sulfatase and cholesterol sulfotransferase are regulated during late gestation in the fetal rat”, J Invest Dermatol, 10(8), 871. 3. Hanley K, et al (1997), “Hypothyroidism delays fetal stratum corneum development in mice”, Pediatr Res, 4(2), 610. 4. Keen MA, et al (2013), “A Clinical Study of the Cutaneous Manifestations of Hypothyroidism in Kashmir Valley”, Indian J Dermatol, 58(4), 326. 5. Mai Thế Trạch (2003). Cường giáp. Nội tiết học đại cương, tr.145-162, nhà xuất bản y học, TP HCM. 6. Means MA, et al (1963),” Cytological changes in the sweat gland in hypothyroidism”, JAMA, 18(6), 113. 7. Patil MM, et al (2015), “Pretibial myxedema”, QJM, 108(12), 985. 8. Pazos-Moura CC, Moura EG, Breitenbach MM, Bouskela E, (1998),” Nailfold capillaroscopy in hypothyroidism: blood flow velocity during rest and postocclusive reactive hyperemia”, Angiology 4(9), 471. 9. Puri N (2012), “A study on cutaneous manifestations of thyroid disease”, Indian J Dermatol, 57(3), 247-8. 10. Romero FR, Haddad GR, Miot, HA et al (2016), “Palmar hyperhidrosis: clinical, pathophysiological, diagnostic and therapeutic aspects”, An Bras Dermatol, 91(6), 716–725. 11. Ross DS, Burch HB, Cooper DS, Greenlee MC, et al (2016),” American Thyroid Association Guidelines for Diagnosis and Management of Hyperthyroidism and Other Causes of Thyrotoxicosis”, Thyroid, 26(10), 1343- 1421. 12. Saadia Z., Alzolibani AA, Robaee AA, et al (2010), “Cutaneous Manifestations of Hypothyroidism amongst Gynecological consultations”, Int J Health Sci (Qassim). 2010 Nov;4(2):168-77 13. Safer JD, et al (2001), “Topical triiodothyronine stimulates epidermal proliferation, dermal thickening and hair growth in mice and rats”, Thyroid, 11(7), 717–724. Ngày nhận bài báo: 14/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbieu_hien_da_cua_benh_nhan_co_roi_loan_chuc_nang_tuyen_giap.pdf
Tài liệu liên quan