Tài liệu Biểu hiện da của bệnh nhân có hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
52
BIỂU HIỆN DA CỦA BỆNH NHÂN CÓ HÌNH ẢNH
BUỒNG TRỨNG ĐA NANG TRÊN SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Phương Thảo*, Lê Thái Vân Thanh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hình ảnh buồng trứng đa nang (BTĐN) là một biểu hiện thường gặp trên siêu âm ở phụ nữ trong độ
tuổi sinh sản. 25% phụ nữ có hình ảnh BTĐN trên siêu âm nhưng không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào. Cho
đến nay, có rất ít nghiên cứu về biểu hiện da ở phụ nữ có hình ảnh BTĐN trên siêu âm. Mối liên quan giữa hình
ảnh BTĐN và các biểu hiện da vẫn chưa được hiểu rõ.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ các biểu hiện da ở phụ nữ có hình ảnh BTĐN trên siêu âm và mối
liên quan giữa những biểu hiện da này với đặc điểm của buồng trứng trên siêu âm tại Bệnh Viện Đại Học Y
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát đặc điểm lâm sàng của 82 bệnh nhân có hình
ảnh BTĐN trên siêu âm. M...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện da của bệnh nhân có hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
52
BIỂU HIỆN DA CỦA BỆNH NHÂN CÓ HÌNH ẢNH
BUỒNG TRỨNG ĐA NANG TRÊN SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Phương Thảo*, Lê Thái Vân Thanh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hình ảnh buồng trứng đa nang (BTĐN) là một biểu hiện thường gặp trên siêu âm ở phụ nữ trong độ
tuổi sinh sản. 25% phụ nữ có hình ảnh BTĐN trên siêu âm nhưng không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào. Cho
đến nay, có rất ít nghiên cứu về biểu hiện da ở phụ nữ có hình ảnh BTĐN trên siêu âm. Mối liên quan giữa hình
ảnh BTĐN và các biểu hiện da vẫn chưa được hiểu rõ.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ các biểu hiện da ở phụ nữ có hình ảnh BTĐN trên siêu âm và mối
liên quan giữa những biểu hiện da này với đặc điểm của buồng trứng trên siêu âm tại Bệnh Viện Đại Học Y
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát đặc điểm lâm sàng của 82 bệnh nhân có hình
ảnh BTĐN trên siêu âm. Mỗi bệnh nhân được đo các chỉ số nhân trắc, đánh giá tình trạng tăng tiết nhờn, rậm
lông, mụn trứng cá, rụng tóc và các biểu hiện da khác. Các đối tượng tham gia nghiên cứu cũng được định lượng
nồng độ testosterone toàn phần trong huyết thanh.
Kết quả: Mụn trứng cá là biểu hiện da thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ 90,24%, tiếp theo là da nhờn (67,07%), rậm
lông (42,68%), rụng tóc (39,02%) và gai đen (6,10%). Da nhờn có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tăng
nồng độ testosterone toàn phần trong huyết thanh. Tỉ lệ rậm lông và da nhờn cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm
có tăng thể tích buồng trứng.
Kết luận: Ở bệnh nhân có hình ảnh BTĐN trên siêu âm, da nhờn là một yếu tố gợi ý có tăng nồng độ
testosterone toàn phần trong huyết thanh. Tăng thể tích buồng trứng có thể được xem là một dấu chỉ gợi ý có da
nhờn và rậm lông trên nhóm đối tượng này.
Từ khóa: Biểu hiện da, hình ảnh buồng trứng đa nang, tăng thể tích buồng trứng
SUMMARY
CUTANEOUS MANIFESTATIONS IN PATIENTS WITH POLYCYSTIC OVARIAN MORPHOLOGY
AT UNIVERSITY MEDICAL CENTER HO CHI MINH CITY
Nguyen Phuong Thao, Le Thai Van Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 1- 2018: 52 – 57
Background: Polycystic ovarian morphology (PCOM) is a frequent finding on ultrasound sonography in
women of reproductive age. 25% of PCOM women have no other clinical signs. To date, there is a paucity of
studies about dermatologic characteristics in PCOM women. The relationship between PCOM and cutaneous
manifestations is still inexplicit.
Objectives: This study aims to elucidate cutaneous manifestations in PCOM patients and to correlate these
skin changes with ovarian features on ultrasound at University Medical Center Ho Chi Minh City.
Methods: A cross-sectional study was performed to investigate clinical presentations of 82 PCOM patients
* Học viên Cao học - Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP.HCM ** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. BS Lê Thái Vân Thanh ĐT: 0903774310 Email: chamsocdadhyd@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
53
that come to Medical University Center Ho Chi Minh City from October 1st 2016 to April 30th 2017. Each woman
underwent an anthropometric measurement as well as examination of seborrhea, hirsutism, acne, androgenetic
alopecia and acanthosis nigricans. The subjects were also evaluated for serum total testosterone.
Results: Of all the cutaneous manifestations acne was seen in the highest percentage (90.24%), followed by
seborrhea (67.07%), hirsutism (42.68%), androgenetic alopecia (39.02%) and acanthosis nigricans (6.10%).
Seborrhea had a positive association with serum total testosterone. The percentage of hirsutism and seborrhea was
found to be statistically higher among patients with enlarged ovaries.
Conclusion: In PCOM women, seborrhea can be a predisposing factor to high serum total testosterone level.
Ovarian enlargement should be considered as a marker of seborrhea and hirsutism.
Keywords: Cutaneous manifestations, polycystic ovarian morphology, increased ovarian volume
MỞ ĐẦU
Hình ảnh buồng trứng đa nang (BTĐN) trên
siêu âm là một biểu hiện có thể gặp ở khoảng
20% phụ nữ trong độ tuồi sinh sản. Những phụ
nữ chỉ có hình ảnh BTĐN trên siêu âm vẫn có
thể rụng trứng bình thường, có thể mang thai và
sinh con. Trái lại, bệnh nhân có hội chứng BTĐN
thường kèm nguy cơ mắc các bệnh đái tháo
đường, bệnh mạch vành, ung thư nội mạc tử
cung và vô sinh hiếm muộn(6). Theo các nghiên
cứu trên thế giới, có đến 25% bệnh nhân có hình
ảnh BTĐN trên siêu âm nhưng không có biểu
hiện lâm sàng khác(11). Cho đến nay, những
nghiên cứu khảo sát tỉ lệ các biểu hiện này ở
nhóm phụ nữ có hình ảnh BTĐN trên siêu âm,
cũng như mối liên quan giữa đặc điểm hình thái
buồng trứng và các biểu hiện da thì rất ít. Tại
Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về các vấn đề
này. Xuất phát từ những luận điểm trên, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ
các biểu hiện da ở bệnh nhân có hình ảnh BTĐN
trên siêu âm, cũng như đánh giá mối liên quan
giữa đặc điểm hình thái buồng trứng và các biểu
hiện này.
Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm biểu hiện da và mối liên
quan với độ tuổi, nồng độ testosterone toàn
phần trong huyết thanh ở bệnh nhân có hình
ảnh BTĐN trên siêu âm.
- Đánh giá mối liên quan giữa hình thái của
buồng trứng đa nang trên siêu âm với các biểu
hiện da.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện
trên 82 bệnh nhân có hình ảnh BTĐN đến khám
tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh từ ngày 1/10/2016 dến ngày 30/4/2017.
Bệnh nhân được chẩn đoán là có hình ảnh BTĐN
trên siêu âm khi có 1 trong 2 tiêu chuẩn theo
Rotterdam 2003(10) là buồng trứng có từ 12 nang
trứng kích thước 2-9 mm hoặc thể tích buồng
trứng tăng (>10mL). Tiêu chuẩn chọn vào gồm
những bệnh nhân được chẩn đoán có BTĐN trên
siêu âm, chưa từng được phát hiện đồng mắc các
bệnh lý khác có liên quan như có khối u tăng tiết
androgen, hội chứng Cushing, tăng sản tuyến
thượng thận bẩm sinh, tăng nồng độ prolactin
trong máu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu
chuẩn loại ra gồm bệnh nhân đang mang thai,
bệnh nhân có dùng thuốc ngừa thai hoặc các liệu
pháp điều trị nội tiết tố trong vòng 3 tháng gần
nhất hoặc bệnh nhân đang dùng những thuốc có
thể ảnh hưởng đến hình ảnh của buồng trứng
trên siêu âm như metformin, thuốc kháng
androgens. Dùng thang điểm Ferriman-Gallway
để đánh giá mức độ rậm lông, thang điểm GAGs
đánh giá độ nặng của mụn trứng cá và phân loại
Ludwig để phân độ tình trạng rụng tóc.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 13.
Sử dụng các thống kê trung bình, tần số, tỉ lệ.
Dùng phép kiểm Mann-Whitney U và phép
kiểm Kruskal – Wallis để so sánh các biến định
lượng không có phân phối chuẩn giữa các nhóm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
54
Dùng phép kiểm Chi bình phương và phép kiểm
chính xác Fisher để xét tương quan giữa các biến
định tính. Sự khác biệt được xem có ý nghĩa
thống kê khi p<0,05 với độ tin cậy 95%.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu hiện da thường gặp nhất là mụn
trứng cá 90,24%; kế đến là da nhờn và rậm
lông lần lượt là 67,07% và 41,64%; rụng tóc
chiếm tỉ lệ là 39,02% (Bảng 1).
Rậm lông thường gặp ở độ tuổi <30 và có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê với nhóm tuổi
(p<0,05) (Bảng 2).
Nồng độ testosterone toàn phần trong huyết
thanh và loại da liên quan có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) (Bảng 3).
Đa số bệnh nhân (64,63%) có hình ảnh BTĐN
phối hợp với tăng thể tích buồng trứng (Bảng 4).
Tỉ lệ da nhờn, rậm lông, mụn và rụng tóc ở
nhóm có tăng thể tích buồng trứng cao hơn so
với nhóm không tăng thể tích (Biểu đồ 1).
Sự khác biệt về da nhờn và rậm lông giữa
nhóm tăng và không tăng thể tích buồng trứng
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Biểu đồ 2).
Bảng 1. Tỉ lệ các biểu hiện da ở nhóm nghiên cứu
Biểu hiện da Tần số (%)
Loại da
Da nhờn 55 (67,07)
Da thường + da khô 27 (32,93)
Rậm lông
Không 47 (57,32)
Nhẹ 34 (41,46)
Trung bình 1 (1,22)
Mụn trứng cá
Không 8 (9,76)
Nhẹ 63 (76,83)
Trung bình 11 (13,41)
Rụng tóc
Không 50 (60,98)
Độ I 32 (39,02)
Biểu hiện da khác
Tàn nhang 16 (19,51)
Nám 10 (12,20)
Hori’s nevus 2 (2,44)
Gai đen 5 (6,10)
Rạn da 3 (3,66)
Sẹo mụn 27 (32,93)
Bảng 2. Mối liên quan giữa độ tuổi với các biểu hiện da
Rậm lông Mụn trứng cá Rụng tóc
Không Có Không Nhẹ Không Độ I
Phân
nhóm
tuổi
<20 4 12 2 14 9 7
≥20 đến <30 32 17 3 46 30 19
≥30 đến <40 10 6 2 14 11 5
≥40 1 0 1 0 0 1
P 0,022 0,090 0,579
Bảng 3. Mối liên quan giữa nồng độ testosterone toàn phần trong huyết thanh với các biểu hiện da
Loại da Rậm lông Mụn trứng cá Rụng tóc
Da nhờn
Da thường
+ Da khô
Có Không Có Không Độ I Không
Nồng độ testosterone toàn
phần trong huyết thanh
Tăng (n=24) 21 3 12 12 22 2 9 15
Không tăng (n=58) 34 24 23 35 52 6 23 35
P 0,019 0,389 1 1
Bảng 4. Đặc điểm các biểu hiện hình thái trên siêu âm
Tần số (%)
Hình ảnh đa nang đơn thuần 29 (35,37)
Hình ảng đa nang phối hợp với ít nhất 1
buồng trứng có V>10ml
53 (64,63)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
55
Biểu đồ 1. Tỉ lệ các biểu hiện da theo thể tích buồng trứng
Bảng 5. Mối liên quan giữa thể tích buồng trứng với các biểu hiện da
Loại da Rậm lông Mụn trứng cá Rụng tóc
Da nhờn
Da thường + Da
khô
Có Không Có Không Có Không
Tăng thể tích
buồng trứng
Có (n=53) 40 13 30 23 49 4 24 29
Không (n=29) 15 14 5 24 25 4 8 21
P 0,029* 0,001* 0,444** 0,116*
* Kiểm định chi bình phương ** Kiểm định Fisher
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số
bệnh nhân tham gia nghiên cứu có loại da
nhờn. Điều này phù hợp với cơ chế bệnh sinh
trong BTĐN là do sự tăng nồng độ hoặc tăng
mức nhạy cảm của các thụ thể androgen.
Chính các yếu tố này cũng dẫn đến tăng sinh
và tăng bài tiết của tuyến bã nhờn.
Rậm lông là một trong những biểu hiện da
thường gặp ở người có tình trạng cường
androgen. Chúng tôi ghi nhận có 42,68% bệnh
nhân có rậm lông, trong đó chủ yếu ở mức độ
nhẹ (41,46%). Không có BN nào rậm lông
nặng. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu
của Hasan 26,6%(4) và nghiên cứu của Clayton
14%(2). Sự khác biệt này có thể là do nhiều yếu
tố như nội tiết, chuyển hóa, thụ thể và gen làm
ảnh hưởng đến mức độ nhạy cảm của mô đích
với androgens, hoạt động của men 5α-
reductase và kiểu mọc lông. Ngoài ra, yếu tố
chủng tộc ảnh hưởng đến biểu hiện khác nhau
của tình trạng rậm lông đã được khẳng định
trong nhiều nghiên cứu.
Mụn trứng cá là một trong những biểu hiện
da thường thấy trên bệnh nhân có BTĐN và
cũng là một trong những lý do khiến bệnh nhân
đến khám. Có 90,24% bệnh nhân trong nghiên
cứu bị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ và trung
bình, trong đó tỉ lệ mức độ nhẹ là 76,83%. Kết
quả này cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ 35,9% và
21% bệnh nhân có mụn trứng cá trong các
nghiên cứu của Hassan(4) và Clayton(2). Sự khác
biệt này có thể được giải thích do mụn trứng cá
là bệnh lý có cơ chế bệnh sinh phức tạp. Ngoài
ra, tần suất mụn trứng cá còn phụ thuộc vào các
yếu tố dịch tễ như tuổi, giới, địa dư. Trong đó,
địa dư có thể ảnh hưởng đến việc xuất hiện mụn
trứng cá thông qua một số yếu tố (1) sự chiếu xạ
của tia UV, (2) độ ẩm. Việt Nam là nước có khí
hậu nóng ẩm, cường độ tia UV cao. Đây có thể là
nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ mụn trứng cá.
Trong nghiên cứu này, có 39,02% bệnh nhân
rụng tóc và tất cả đều thuộc độ I. Đã có một vài
nghiên cứu trước đây ghi nhận mối liên quan
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
56
giữa BTĐN và rụng tóc. Tỉ lệ có BTĐN ở bệnh
nhân rụng tóc là 60-67% theo nghiên cứu của
O’Driscoll(8) và Cela(1).
Ngoài ra, tỉ lệ sẹo mụn là 32,93%, mặc dù
thấp hơn so với 59,3% trong nghiên cứu của
Tchiu Bích Xuân(12) nhưng lại cao hơn rất nhiều
so với dân số chung theo nghiên cứu của
Cunliffe 1%(3). Như vậy, có thể trên phụ nữ có
BTĐN nếu bị mụn trứng cá thường để lại di
chứng sẹo mụn và điều này gây ảnh hưởng lớn
về mặt thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Bảng 2 cho thấy rậm lông thường gặp ở
nhóm tuổi < 30 và sự khác biệt về tỉ lệ rậm lông
giữa các nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê. Điều
này tương đồng với nghiên cứu của Keen(5) và
Li(7), có thể là do tình trạng cường androgen và
kháng insulin – hai đặc điểm sinh lý quan trọng
trong tuổi dậy thì - trở nên nặng hơn ở lứa tuổi
này. Thêm vào đó, nghiên cứu của chúng tôi
nhận thấy nồng độ testosterone toàn phần trong
huyết thanh liên quan có ý nghĩa thống kê với
tình trạng da nhờn, nhưng không có ý nghĩa
thống kê với các biểu hiện da khác. Điều này có
thể giải thích do ngoài sự gia tăng nồng độ nội
tiết tố thì mức độ nhạy cảm của nang lông với
nội tiết tố cũng là một yếu tố quyết định sự xuất
hiện của các biểu hiện trên.
Siêu âm buồng trứng qua ngả âm đạo hoặc
qua ngả hậu môn – trực tràng là một trong
những phương tiện không xâm lấn giúp phát
hiện hình ảnh đa nang của buồng trứng. Nghiên
cứu của chúng tôi có 64,63% bệnh nhân có hình
ảnh đa nang phối hợp với ít nhất một buồng
trứng có thể tích lớn hơn 10ml, tương đồng với
báo cáo của Turhan 67,2%(13) và Puzigaca 72,2%(9).
Tỉ lệ các biểu hiện da do cường androgen cao
hơn ở nhóm có tăng thể tích buồng trứng (biểu
đồ 1), trong đó, sự khác biệt về tỉ lệ da nhờn và
rậm lông ở 2 nhóm là có ý nghĩa thống kê. Chưa
có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa thể
tích buồng trứng với các biểu hiện da do cường
androgen. Trong tương lai cần nhiều nghiên cứu
hơn để đánh giá chính xác mối liên quan này.
KẾT LUẬN
Bệnh nhân có hình ảnh BTĐN trên siêu âm
thường có biểu hiện cường androgen ở mức độ
nhẹ, trong đó mụn là biểu hiện rất hay gặp. Ở
những bệnh nhân này, biểu hiện da nhờn là một
yếu tố giúp tiên đoán có tăng nồng độ
testosterone toàn phần trong huyết thanh.
Những BN có hình ảnh đa nang phối hợp tăng
thể tích buồng trứng trên siêu âm thì thường có
da nhờn và rậm lông. Như vậy, tăng thể tích
buồng trứng có thể được xem là dấu chỉ cho tình
trạng tăng tiết nhờn và rậm lông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cela E, Robertson C, Rush K, et al (2003), "Prevalence of
polycystic ovaries in women with androgenic alopecia", Eur J
Endocrinol 149, pp. 439-442
2. Clayton RN, Ogden V, Hodgkinson J, et al. (1992), "How
common are polycystic ovaries in normal women and what is
their significance for the fertility of the population?", Clin
Endocrinol 37, pp. 127-134
3. Cunliffe WJ, Gould DJ (1979), "Prevalence of facial acne
vulgaris in late adolescence and in adults", Br Med J 28, pp.
1109-1110
4. Hassan AM, Killick SR (2003), "Ultrasound diagnosis of
polycystic ovaries in women who have no symptoms of
polycystic ovary syndrome is not associated with
subfecundity or subfertility", Fertility and sterility, 80 (4), pp.
966-975
5. Keen MA, Shah IH, Sheikh G (2017), "Cutaneous
manifestations of polycystic ovary syndrome: A cross-
sectional clinical study", Indian Dermatol Online J, 8 (2), pp.
104-110
6. Lee AT, Lee TZ (2207), “Dermatologic Manifestations of
Polycystic Ovary Syndrome”, Am J Clin Dermato, 8 (4),pp.
201-219
7. Li L, Chen X, He Z, et al (2012), "Clinical and Metabolic
Features of Polycystic Ovary Syndrome among Chinese
Adolescents", J Pediatr Adolesc Gynecol, 25, pp. 390-395
8. O’Driscoll JB, Mamtora H, Higginson J, et al. (1994), "A
prospective study of the prevalence of clear-cut endocrine
disorders and polycystic ovaries in 350 patients presenting
with hirsutism or androgenic alopecia", Clinical
Endocrinology 41, pp. 231-236
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
57
9. Puzigaca Z, Prelevid GM, Stretenovic Z, et al (1991), "Ovarian
enlargement as a possible marker of androgen activity in
polycystic ovary syndrome", Gynecol. Endocrino, 5 (3), pp. 167-
174.
10. Rotterdam ESHRE/ASRM-Sponsored PCOS Consensus
Workshop Group (2004), "Revised 2003 consensus on
diagnostic criteria and long-term health risks related to
polycystic ovary syndrome", Fertil Steril 81 (1), pp. 19-25
11. Swanson M, Sauerbrei EE, Cooperberg PL (1981), "Medical
implications of ultrasonically detected polycystic ovaries", J
Clin Ultra-sound 9 (5), pp. 219-222
12. Tchiu Bích Xuân, Châu Văn Trở, Vũ Hồng Thá i(2013), "Đặc
điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh nhân mụn trứng cá
đến khám tại bệnh viện da liễu TP.HCM", Tạp chí y học TP. Hồ
Chí Minh, 17 (3), pp. 22-29.
13. Turhan NO, Senoz S, Gulekli B, et al (1993), "Clinical and
endocrine features of ultrasound diagnosed polycystic ovary
patients: The correlation between ovarian volume and
androgen activity", Journal of Pakistan Medical Association, 43
(4), pp. 4-6.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bieu_hien_da_cua_benh_nhan_co_hinh_anh_buong_trung_da_nang_t.pdf