Tài liệu Biểu hiện của Gen Nox4 trên tế bào dây chằng nha chu người dưới tác động của hợp chất dung giải tế bào Porphyromonas Gingivalis: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 1
BIỂU HIỆN CỦA GEN NOX4 TRÊN TẾ BÀO DÂY CHẰNG
NHA CHU NGƯỜI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỢP CHẤT
DUNG GIẢI TẾ BÀO PORPHYROMONAS GINGIVALIS
Nguyễn Thu Thuỷ*, Sujiwan Seubbuk**, Rudee Surarit**
TÓM TẮT
Mở đầu: Porphyromonas gingivalis là vi khuẩn thường được xem là tác nhân gây bệnh quan trọng đối với
viêm nha chu. Gen NOX4 liên quan đến sự sản xuất gốc oxy tự do (ROS) trên tế bào người.
Mục tiêu: Đánh giá biểu hiện gen NOX4 trên tế bào dây chằng nha chu người dưới tác động của hợp chất
dung giải tế bào Porphyromonas gingivalis.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Tế bào dây chằng nha chu người (TBDCNCN) của Đơn vị cung
cấp tế bào nuôi cấy Hoa Kỳ (American Type Culture Collection, ATCC), được nuôi trong môi trường Dulbecco
biến đổi (Dulbecco’s Modified Eagle Medum, DMEM). Sau đó tế bào được cấy vào giếng chứa các nồng độ hợp
chất dung giải tế bào Porphyromonas gingivalis 20 μM và...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện của Gen Nox4 trên tế bào dây chằng nha chu người dưới tác động của hợp chất dung giải tế bào Porphyromonas Gingivalis, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 1
BIỂU HIỆN CỦA GEN NOX4 TRÊN TẾ BÀO DÂY CHẰNG
NHA CHU NGƯỜI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỢP CHẤT
DUNG GIẢI TẾ BÀO PORPHYROMONAS GINGIVALIS
Nguyễn Thu Thuỷ*, Sujiwan Seubbuk**, Rudee Surarit**
TÓM TẮT
Mở đầu: Porphyromonas gingivalis là vi khuẩn thường được xem là tác nhân gây bệnh quan trọng đối với
viêm nha chu. Gen NOX4 liên quan đến sự sản xuất gốc oxy tự do (ROS) trên tế bào người.
Mục tiêu: Đánh giá biểu hiện gen NOX4 trên tế bào dây chằng nha chu người dưới tác động của hợp chất
dung giải tế bào Porphyromonas gingivalis.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Tế bào dây chằng nha chu người (TBDCNCN) của Đơn vị cung
cấp tế bào nuôi cấy Hoa Kỳ (American Type Culture Collection, ATCC), được nuôi trong môi trường Dulbecco
biến đổi (Dulbecco’s Modified Eagle Medum, DMEM). Sau đó tế bào được cấy vào giếng chứa các nồng độ hợp
chất dung giải tế bào Porphyromonas gingivalis 20 μM và 50 μM. Thu lại dung dịch tế bào sau 2 giờ và 24 giờ để
thực hiện real-time PCR đánh giá biểu hiện gen NOX4.
Kết quả: Biểu hiện của NOX4 tăng lên theo thời gian tiếp xúc với P. gingivalis dù ở nồng độ thấp, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Với nồng độ cao hơn, biểu hiện của gen được duy trì ổn định theo thời gian, sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở thời điểm sau hai giờ so với thời điểm sau 24 giờ (p>0,05).
Kết luận: Dưới tác dụng của hợp chất dung giải tế bào P. gingivalis, biểu hiện gen NOX4 trên tế bào dây
chằng nha chu người tăng lên, tác động này thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nồng độ P. gingivalis.
Từ khoá: NOX4, stress oxy hóa, Porphyromonas gingivalis, tế bào dây chằng nha chu người.
ABSTRACT
EXPRESSION OF NOX4 IN HUMAN PERIODONTAL LIGAMENT CELLS UNDER EFFECT OF
PORPHYROMONAS GINGIVALIS LYSATE
Nguyen Thu Thuy, Sujiwan Seubbuk, Rudee Surarit
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 1 - 4
Background: Porphyromonas gingivalis is an important etiologic factor of periodontal diseases. NOX4 gene
is related to the production of reative oxygen species (ROS).
Objectives: The aim of this study was to investigate the expression of NOX4 in human periodontal ligament
cells under the effect of Porphyromonas gingivalis lysate.
Materials and methods: Primary human periodontal ligament cells (HPDLF) was cultured in growth
media under P. gingivalis lysate treatment in different concentrations for 2 and 24 hours. Following incubation,
the expression of NOX4 was evaluated by using Real-time PCR.
Results: The expression of NOX4 increased with time of exposure to P. gingivalis, even at low
concentrations significantly (p<0.05). At higher concentration, the expression of the gene was stable over time, the
difference was not statistically significant between after two hours and after 24 hours (p>0.05).
*Bộ môn Nha chu, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
**Bộ môn Sinh học miệng, Khoa Nha, Đại học Mahidol, Thái Lan
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thu Thuỷ ĐT: 01208505265 Email: ngthuthuy20@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 2
Conclusion: Under the effect of P. gingivalis lysate, NOX4 gene expression in HPDLF was increased, which
depended on time and P. gingivalis lysate concentration.
Key words: NOX4, oxidative stress, Porphyromonas gingivalis, human periodontal ligament cells.
MỞ ĐẦU
Bệnh nha chu ảnh hưởng đến 10-15% dân số
thế giới và là một trong những lý do hàng đầu
gây mất răng(1). Viêm nha chu về cơ bản là một
bệnh viêm, bắt đầu bằng màng sinh học dưới
nướu và thay đổi do phản ứng viêm/miễn dịch
cá nhân bất thường(4). Các bạch cầu đa nhân
(BCĐN) là những tế bào viêm nguyên phát trong
nướu và mô nha chu(11,12). Trong viêm nha chu,
BCĐN tự nhiên có khả năng sản xuất các gốc oxy
tự do (ROS) được cho là kích hoạt chức năng và
do đó làm tăng sản xuất ROS(5). Nhiều nghiên
cứu gần đây đã chỉ ra rằng các bệnh nha chu
mạn tính có liên quan với bạch cầu trung tính
phóng thích với sản xuất ROS gia tăng để đáp
ứng kích thích thụ thể Fc-gamma(2,7,3,9,10).
Porphyromonas gingivalis là vi khuẩn thường
được xem là tác nhân gây bệnh quan trọng đối
với viêm nha chu(11).
Nghiên cứu này nhằm đánh giá biểu hiện
gen NOX4 liên quan đến sự sản xuất ROS trên tế
bào dây chằng nha chu người dưới tác động của
hợp chất dung giải tế bào Porphyromonas
gingivalis ở các nồng độ khác nhau.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tế bào dây chằng nha chu người
(TBDCNCN) của Đơn vị cung cấp tế bào nuôi
cấy Hoa Kỳ (American Type Culture Collection,
ATCC), được nuôi trong môi trường Dulbecco
biến đổi (Dulbecco’s Modified Eagle Medum,
DMEM) chứa 90% DMEM, 10% huyết thanh
phôi thai bò (Fetal Bovine Sreum, FBS), 1%
kháng sinh.
Phương pháp nghiên cứu
Nuôi cấy tế bào
TBDCNCN của Đơn vị cung cấp tế bào nuôi
cấy Hoa Kỳ (American Type Culture Collection,
ATCC), được nuôi trong môi trường Dulbecco
biến đổi (Dulbecco’s Modified Eagle Medum,
DMEM) chứa 90% DMEM, 10% huyết thanh
phôi thai bò (Fetal Bovine Sreum, FBS), 1%
kháng sinh. Cấy chuyển khi mật độ tế bào dày
đặc, các tế bào kết dính với nhau.
Chuẩn bị
TBDCNCN được gieo vào bảng mẫu siêu
nhỏ 96 giếng với mật độ 3x103 tế bào/giếng.
Các bảng mẫu sau đó được ủ ấm trong máy ủ
CO2 (37o C, 5% CO2, độ ẩm 100%) trong 24 giờ
để đạt 80% mức bão hoà, sau đó đổi môi
trường nuôi cấy sang DMEM không có huyết
thanh chứa các nồng độ hợp chất dung giải tế
bào Porphyromonas gingivalis 20 µM và 50 µM.
H2O2 50 µM dùng làm nhóm chứng dương và
môi trường nuôi cấy không huyết thanh dùng
làm nhóm chứng âm. Thu lại dung dịch tế bào
sau 2 giờ và 24 giờ để thực hiện các thí nghiệm
tiếp theo.
Tách chiết RNA và tổng hợp cDNA
RNA tổng số được tách chiết bằng Trizol
(Invitrogen, Hoa Kỳ) và bộ tách chiết RNA (PureLink
RNA Mini Kit, Invitrogen, Hoa Kỳ), với sự loại bỏ
DNA bằng DNaseI (On-column PureLink DNase,
Invitrogen, Hoa Kỳ). Các mẫu RNA được kiểm tra
nồng độ bằng máy đo quang phổ (Biotek, Hoa Kỳ)
trước khi 1 µg RNA tổng được dùng để tổng hợp
cDNA bằng bộ tổng hợp cDNA (Invitrogen, Hoa Kỳ).
Quy trình thao tác được thực hiện theo hướng dẫn
của nhà sản xuất.
Real-time PCR định lượng và phân tích kết
quả
Tổng thể tích của mỗi phản ứng Real-time PCR
định lượng là 22 µl, bao gồm SYBR Green PCR
Master Mix (Thermo Scientific, Hoa Kỳ), khuôn
cDNA và một cặp primer thiết kế đặc hiệu cho
NOX4. Các phản ứng (lặp lại 3 mẫu cho mỗi thiết kế
thí nghiệm) được thực hiện bằng máy Realplex
Eppendorf (Đức). Chu trình chạy phản ứng bao gồm
2 phút ở 50°C, 15 phút ở 95°C tiếp theo là 40 chu kỳ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 3
của 90°C (15 giây) và 60°C (1 phút). Để kiểm tra số
sản phẩm được khuếch đại ở mỗi phản ứng, phân
tích đường cong nóng chảy DNA (dissociation
melting curves) được thực hiện bằng cách giữ ở nhiệt
độ 95°C trong 15 giây trước khi gia tăng nhiệt đều từ
60°C lên 95°C. Số lượng cDNA cụ thể đã được chuẩn
hóa với gen housekeeping 18S và biểu hiện cDNA
được tính như biểu hiện tương đối của sự kiểm soát
tương ứng. Biểu hiện NOX4 được chuẩn hóa theo
biểu hiện gen β-actin.
Xử lý thống kê
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần
mềm SPSS 20.0. Mức ý nghĩa thống kê p ≤ 0,05 và
phân tích thống kê bằng test one-way ANOVA và
post-hoc test.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Biểu hiện NOX4 sau 2 giờ
Dung dịch Tỉ lệ NOX4/ β-actin P
20 μM P. gingivalis 0,15 ± 0,09 p<0,05
1,
p>0,05
2
50 μM P. gingivalis 2,11 ± 0,98 p<0,05
1,2
Chứng dương 2,59 ± 0,79 p<0,05
1,2
Chứng âm 0,38 ± 0,11 p<0,05
1
1So sánh giữa các nhóm, test one-way ANOVA
2So sánh với nhóm chứng âm, post-hoc test
Bảng 2. Biểu hiện NOX4 sau 24 giờ
Dung dịch Tỉ lệ NOX4/ β-actin P
20 μM P. gingivalis 1,73 ± 0,65 p<0,05
1,2
50 μM P. gingivalis 2,87 ± 0,89 p<0,05
1,2
Chứng dương 2,69 ± 0,97 p<0,05
1,2
Chứng âm 0,23 ± 0,15 p<0,05
1
1So sánh giữa các nhóm, test one-way ANOVA
2So sánh với nhóm chứng âm, post-hoc test
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này có cùng kết quả với nghiên
cứu của Golz và cộng sự, trong đó tìm thấy biểu
hiện NOX4 tăng lên ở TNDCNCN dưới tác dụng
kích thích của P. gingivalis(5). Nhiều nghiên cứu
khác cũng cho thấy ảnh hưởng tác động qua lại
giữa NOX4 và hệ thống oxy hóa - kháng oxy hóa
trong cơ thể giữ vai trò quan trọng trong việc tạo
thành và hủy đi tác dụng của ROS, tác nhân giữ
vai trò quan trọng trong cơ chế gây bệnh của các
bệnh răng miệng, đặc biệt là bệnh nha chu(10,2).
Nghiên cứu này cho thấy biểu hiện của
NOX4 tăng lên theo thời gian tiếp xúc với P.
gingivalis dù ở nồng độ thấp, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05). Với nồng độ cao hơn,
biểu hiện của gen được duy trì ổn định theo thời
gian, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở
thời điểm sau hai giờ so với thời điểm sau 24 giờ
(p<0,05). Kết quả này phù hợp với nhận định về
vai trò của P. gingivalis trong bệnh sinh bệnh nha
chu theo Hajishengallis và cộng sự: P. gingivalis
là tác nhân chủ yếu trong bệnh sinh và tiến triển
viêm của bệnh nha chu(6).
Để có thể hiểu rõ hơn về vai trò của ROS và
tác động qua lại giữa các tác nhân oxy hóa -
kháng oxy hóa trong bệnh sinh bệnh nha chu,
cần nhiều nghiên cứu về các gen liên quan và các
kỹ thuật nghiên cứu phối hợp trong tương lai.
KẾT LUẬN
Dưới tác dụng của hợp chất dung giải tế bào
P. gingivalis, biểu hiện gen NOX4 trên tế bào dây
chằng nha chu người tăng lên, tác động này thay
đổi theo thời gian và phụ thuộc vào nồng độ P.
gingivalis.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Akalin FA, Işiksal E, Baltacioğlu E, Renda N, Karabulut E
(2008). Superoxide dismutase activity in gingiva in type-2
diabetes mellitus patients with chronic periodontitis. Arch Oral
Biol, 53: 44-52.
2. Battino M, Bullon P, Wilson M, Newman H (1999). Oxidative
injury and inflammatory periodontal diseases: the challenge of
anti-oxidants to free radicals and reactive oxygen species. Crit
Rev Oral Biol Med, 10: 458-476.
3. Chapple ILC, Brock GR, Milward MR, Ling N, Matthews JB
(2007). Compromised GCF total antioxidant capacity in
periodontitis: cause or effect? J Clin Periodontol, 34: 103-110.
4. Duarte PM, Napimoga MH, Fagnani EC (2012). The
expression of antioxidant enzymes in the gingivae of type 2
diabetics with chronic periodontitis. Arch Oral Biol, 57: 161-
168.
5. Gölz L, Memmert S, Rath-Deschner B, Jäger A, Appel T,
Baumgarten G, Götz W, Frede S (2014). LPS from P. gingivalis
and hypoxia increases oxidative stress in periodontal ligament
fibroblasts and contributes to periodontitis. Mediators Inflamm,
2014:986264.
6. Hajishengallis G, Darveau RP, Curtis MA (2012). The
keystone-pathogen hypothesis. Nat Rev Microbiol, 10:717-725.
7. Halliwell B (1999). Antioxidant defense mechanisms: from the
beginning to the end (of the beginning). Free Radic Res, 31: 261-
272.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 4
8. How KY, Song KP, Chan KG (2016). Porphyromonas gingivalis:
An overview of periodontopathic pathogen below the gum
line. Frontiers in Microbiology, 7: 53.
9. Kim SC, Kim OS, Kim OJ, Kim YJ, Chung HJ (2010).
Antioxidant profile of whole saliva after scaling and root
planing in periodontal disease. J Periodontal Implant Sci, 40:
164-171.
10. Li S, Tabar SS, Malec V, Eul BG, Klepetko W, Weissmann N,
Grimminger F, Seeger W, Rose F, Hänze J (2008). NOX4
regulates ROS levels under normoxic and hypoxic conditions,
triggers proliferation, and inhibits apoptosis in pulmonary
artery adventitial fibroblasts. Antioxid Redox Signal, 10: 1687-
1698.
11. Surdacka A, Ciężka E, Pioruńska-Stolzmann M (2011).
Relation of salivary antioxidant status and cytokine levels to
clinical parameters of oral health in pregnant women with
diabetes. Arch Oral Biol, 56: 428-436.
12. Trivedi S, Lal N, Mahdi AA, Mittal M, Singh B, Pandey S
(2014). Evaluation of antioxidant enzymes activity and
malondialdehyde levels in patients with chronic periodontitis
and diabetes mellitus. J Periodontol, 85: 713-720.
Ngày nhận bài báo: 28/01/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bieu_hien_cua_gen_nox4_tren_te_bao_day_chang_nha_chu_nguoi_d.pdf